Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

(TIỂU LUẬN) quản trị nguồn vốn qua phát hành cổ phiếu của công ty cổ phn hàng không vietjet air

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.81 KB, 22 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA TÀI CHNH

BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I

ĐỀ TÀI: Quản trị nguồn vốn qua phát hành cổ phiếu của
Công ty Cổ phn Hàng không Vietjet Air

Giảng viên hướng dẫn

: Bùi Thị Lan Hương

Nhóm lớp học phần

: FIN02A06

Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 9

Hà nội, ngày 22 tháng 3 năm 2022

M;C L;C


MỞ ĐẦU

1

PHẦN I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1
1. Khái niệm cổ phiếu................................................................................................1
2. Các loại hình doanh nghiệp được phát hành cổ phiếu...........................................1


3. Các loại cổ phiếu...................................................................................................2
3.1. Cổ phiếu thường.................................................................................................2
3.1.1 Khái niệm.........................................................................................................2
3.1.3. Các hình thức phát hành cổ phiếu thường.......................................................3
3.1.4. Những lợi thế khi huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu thường mới ra
công chúng.................................................................................................................3
3.1.5. Những hạn chế khi phát hành cổ phiếu thường...............................................3
3.1.6. Ý nghĩa của việc phát hành cổ phiếu thưDng..............................................4
3.2. Phát hành cổ phiếu ưu đãi..................................................................................5
3.2.1. Khái niệm cổ phiếu ưu đãi...............................................................................5
3.2.2. Đặc điểm của cổ phiếu ưu đãi.........................................................................5
3.2.3. Lợi thế và hạn chế của cổ phiếu ưu đãi...........................................................5
3.2.4. Các loại cổ phiếu ưu đãi..................................................................................6
3.3. So sánh cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi......................................................8
PHẦN II. LIÊN HỆ THỰC TẾ 9
1. Giới thiệu về VietJet Air........................................................................................9
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định phát hành cổ phiếu ra công chúng của
doanh nghiệp.............................................................................................................9
2.1. Nhu cầu về vốn...................................................................................................9
2.2. Đặc điểm của tổ chức phát hành.......................................................................10
2.3. Điều kiện của thị trường...................................................................................11
3. Các hình thức phát hành cổ phiếu........................................................................11
3.1. Cổ phiếu để trả cổ tức.......................................................................................11
3.2. Cổ phiếu quỹ.....................................................................................................12
3.3. Cổ phiếu ESOP.................................................................................................12


4. Thực trạng phát hành cổ phiếu giai đoạn 2019 – 2021 (Công ty Cổ phần Hàng
không VIETJET).....................................................................................................13
4.1.Năm 2019..........................................................................................................13

4.2.Năm 2020..........................................................................................................14
4.3. Năm 2021.........................................................................................................14
5. Lg do phát hành cổ phiếu....................................................................................16
5.1. Tại sao Vietjet quyết định phát hành cổ phiếu?................................................16
5.2. Ưu, nhược điểm................................................................................................16
6. Khuyến nghị........................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO

18


MỞ ĐẦU
Có thể nói, vốn ln là một yếu tố tất yếu để quyết định sự hình thành và
phát triển của một doanh nghiệp. Vì thế, quản trị nguồn vốn có g nghĩa vơ cùng
quan trọng trong quản lg tài chính doanh nghiệp. Trong quản trị nguồn vốn, chúng
ta thường đề cập đến các hình thức huy động vốn. Hiện nay, có rất nhiều hình thức
huy động vốn trong đó phải kể đến phát hành cổ phiếu - một kênh huy động vốn
quan trọng có thể thu hút lượng vốn rất lớn, đáp ứng được nhu cầu vốn cần thiết
trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh đại dịch như hiện nay vốn là một yếu tố cực kỳ nhạy cảm với
sự biến đổi kinh tế, với ngành hàng khơng cịn có đặc thù như chi phí cố định lớn,
chi phí vận hành cao và bị kiểm soát chặt chẽ bởi các cơ quan quản lg nhưng cầu
tiêu thụ lại khó xác định. Vì thế, đối với Vietjet - một doanh nghiệp hàng không
lớn việc quản trị nguồn vốn trở nên vô cùng quan trọng. Sau đây nhóm chúng em
xin tìm hiểu về việc quản trị nguồn vốn qua phát hành cổ phiếu của Vietjet.
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Khái niệm cổ phiếu
Cổ phiếu (Tiếng Anh: Stocks) được hiểu là giấy chứng nhận cổ phần của một
công ty, thể hiện sự sở hữu với công ty đó. Đơn vị phát hành cổ phiếu là các cơng
ty cổ phần, người nắm giữ cổ phiếu là cổ đông của công ty và sẽ được chia lợi

nhuận hoặc chịu lỗ với công ty theo tỷ lệ cổ phần mà họ nắm giữ. Giá trị cổ phần
của công ty được thể hiện qua giá cổ phiếu trên thị trường chứng khốn.
Nói một cách dễ hiểu, cổ phiếu là chứng khốn đại diện cho một phần sở hữu
trong một công ty. Đối với các công ty, phát hành cổ phiếu là một cách để huy
động tiền để tăng trưởng và đầu tư vào hoạt động kinh doanh của họ. Đối với các
nhà đầu tư, cổ phiếu là một cách để tăng lượng tiền của họ và tránh được lạm phát
theo thời gian. Khi một người sở hữu cổ phiếu trong một cơng ty, người đó là cổ
đơng và sẽ chia sẻ lợi nhuận của cơng ty.
2. Các loại hình doanh nghiệp được phát hành cổ phiếu

1


Theo Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu
bằng cách chào bán ra công chúng. Với đặc điểm vốn điều lệ được chia thành các
phần bằng nhau và tự do chuyển nhượng. Đây là là loại hình cơng ty có khả năng
huy động vốn rất dễ dàng.
Ngồi ra, Cơng ty trách nhiệm hữu hạn cũng được phát hành cổ phiếu.
Nhưng công ty TNHH chỉ được phát hành cổ phiếu riêng lẻ để chuyển thành công
ty cổ phần.
3. Các loại cổ phiếu
3.1. Cổ phiếu thưDng
3.1.1 Khái niệm
Cổ phiếu thường là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở
hữu đối với một phần vốn cổ phần thường của công ty cổ phần. Cổ phiếu thường là loại
cổ phiếu bắt buộc phải có trong cơng ty cổ phần.
Ví dụ: Một cơng ty cổ phần có vốn điều lệ là 10 tỷ đồng, với mệnh giá cổ
phần là 10.000 đồng, nếu công ty này khơng có cổ phiếu ưu đãi thì tồn bộ 100
triệu cổ phiếu đang lưu hành là cổ phiếu phổ thơng.
Ví dụ về đầu tư cổ phiếu:

Nhà đầu tư đang sở hữu 2.000 cổ phiếu với giá trị tại thời điểm phát hành là
50.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy giá trị cổ phiếu sẽ là: 2.000 x 50.000 = 100.000.000
đồng.
Sau đó nếu cơng ty phát hành hoạt động tốt và có lợi nhuận cao, khả năng mệnh
giá cổ phiếu sẽ tăng lên 55.000 đồng/cổ phiếu. Khi đó giá trị bạn sở hữu sẽ là 2.000 x
55.000 = 110.000.000 đồng.
3.1.2. Đặc điểm
Đây là loại chứng khốn vốn, tức là cơng ty huy động vốn chủ sở hữu. Cổ phiếu
thường khơng có thời gian đáo hạn hồn trả vốn gốc, vì đây khơng phải khoản nợ của
công ty. Cổ tức chi trả cho cổ đơng phụ thuộc vào kết quả kinh doanh và chính sách cổ
tức của công ty. Cổ đông thường (chủ sở hữu) có các quyền đối với cơng ty như: Quyền

2


trong quản lg, quyền đối với tài sản, quyền chuyển nhượng cổ phần, quyền mua cổ phiếu
mới, quyền khởi kiê Šn về những hành vi sai trái.
Trách nhiệm của cổ đông thường: Bên cạnh việc được hưởng các quyền lợi, họ
cũng phải gánh chịu những rủi ro mà công ty gặp phải tương ứng với phần vốn góp và
chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong giới hạn phần vốn góp của mình vào cơng ty.
3.1.3. Các hình thức phát hành cổ phiếu thưDng
Việc phát hành thêm cổ phiếu mới nhằm huy động tăng vốn có thể thực hiện theo
các hình thức sau:
Thứ nhất, phát hành cổ phiếu mới với việc dành quyền ưu tiên mua cho các cổ
đông hiện hành.
Thứ hai, phát hành cổ phiếu mới bằng việc chào bán cổ phiếu cho người thứ ba, là
những người có quan hệ mật thiết với cơng ty như nhà cung cấp, khách hàng, nhà quản lg
công ty…
Thứ ba, phát hành rộng rãi cổ phiếu mới ra công chúng.
3.1.4. Những lợi thế khi huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu thưDng mới ra công

chúng
Một là, làm tăng vốn đầu tư dài hạn nhưng cơng ty khơng có nghĩa vụ bắt buộc
phải trả lợi tức cố định nó phụ thuộc vào kết quả kinh doanh, dẫn đến công ty không có
nghĩa vụ pháp lg phải trả lợi tức cố định, đúng hạn.như là sử dụng vốn vay, dẫn đến giảm
bớt nguy cơ phải tổ chức lại hoặc phá sản công ty.
Hai là, cổ phiếu thường khơng có thời gian đáo hạn vốn, nên cơng ty khơng phải
hồn trả vốn gốc theo kỳ hạn cố định, điều này giúp công ty chủ động sử dụng vốn linh
hoạt trong kinh doanh không phải lo “gánh nặng” nợ nần.
Ba là, làm tăng hệ số vốn chủ sở hữu, tăng tỷ lệ đảm bảo nợ của công ty, tăng
thêm khả năng vay nợ và tăng mức độ tín nhiệm, giảm rủi ro tài chính.
Bốn là, trong một số trường hợp, chẳng hạn khi công ty làm ăn phát đạt, lợi nhuận
cao, cổ phiếu thường dễ bán hơn so với cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu nên nhanh chóng
hồn thành đợt phát hành huy động vốn.

3


3.1.5. Những hạn chế khi phát hành cổ phiếu thưDng
Một là, chia sẻ quyền quản lg và kiểm sốt cơng ty cho các cổ đơng mới, gây khó
khăn cho việc quản lg và điều hành kinh doanh của công ty, chia sẻ quyền phân chia thu
nhập cao cho các cổ đông mới, gây bất lợi cho các cổ đông cũ khi cơng ty có triển vọng
kinh doanh tốt trong tương lai.
Hai là, chi phí phát hành cổ phiếu thường, nhìn chung cao hơn chi phí phát hành
của cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu, do đầu tư vào có mức độ rủi ro cao hơn nhiều so với
đầu tư vào các loại chứng khoán khác. Lợi tức cổ phần thường không được trừ ra khi xác
định thu nhập chịu thuế, dẫn đến chi phí sử dụng vốn cổ phiếu thường cao hơn nhiều so
với chi phí sử dụng nợ vay.
Ba là, việc phát hành thêm cổ phiếu thường ra công chúng cũng sẽ dẫn đến hiện
tượng “Loãng giá” cổ phiếu của cơng ty.
Ngồi ra, cần phải cân nhắc các yếu tố mang tính chất điều kiện như sau: sự ổn

định của doanh thu và lợi nhuận trong tương lai, Tình hình tài chính hiện tại của cơng ty,
đặc biệt là kết cấu nguồn vốn,y êu cầu giữ nguyên quyền quản lg và kiểm sốt cơng ty
của cổ đơng thường và chi phí phát hành cổ phiếu thường mới.
3.1.6. Ý nghĩa của việc phát hành cổ phiếu thưDng
Hiện nay, thị trường có rất nhiều doanh nghiệp đã niêm yết thực hiện chia cổ tức
bằng cổ phiếu (hay còn gọi cổ phiếu thường) và chia tách cổ phiếu theo các tỷ lệ đang
ngày càng được thu hút nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn đang chưa hiểu rõ được bản chất tài
chính thật sự của các nghiệp vụ trên. Thực chất đây chỉ là nghiệp vụ chia tách cổ phiếu,
nó khơng phát sinh bất kỳ dòng tiền mới nào giúp doanh nghiệp gia tăng nội lực của
mình.
Nhìn chung thì cổ phiếu thưởng đóng vai trị trong việc có lợi hay khơng của chính
sách này đối với cổ đông được quyết định bởi sự thành công của kế hoạch đầu tư mới.
Thế nên ta thấy nếu kế hoạch này đem lại lợi nhuận cao, lượng tiền đầu tư của cổ đông sẽ
được sử dụng hiệu quả, tổng giá trị của công ty sẽ tăng lên và trong trường hợp ngược lại,
điều này sẽ có ảnh hưởng không chỉ tới phần cổ phiếu mới được nhận thêm mà cả phần
cổ phiếu các cổ đông đã nắm giữ trước đây.

4


Việc sử dụng thuật ngữ “cổ phiếu thường” theo nghĩa thứ hai thực chất là dùng sai.
Điều này cũng gây ra rất nhiều tranh cãi, nhất là gần đây, khi Bộ Tài chính quyết định
đánh thuế chứng khốn, và “cổ phiếu thưởng” cũng là một trong các hạng mục bị đánh
thuế. Nếu hiểu theo nghĩa thứ nhất thì việc đánh thuế là hợp lg, còn hiểu theo nghĩa thứ
hai là bất hợp lg.
3.2. Phát hành cổ phiếu ưu đãi
3.2.1. Khái niệm cổ phiếu ưu đãi
Cổ phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty cổ phần, đồng
thời cho phép người nắm giữ loại cổ phiếu này được hưởng một số quyền lợi ưu đãi hơn
so với cổ đông thường (cổ phiếu độc quyền).

3.2.2. Đặc điểm của cổ phiếu ưu đãi
Cổ phiếu ưu đãi thể hiện quyền sở hữu đối với công ty. Cổ phiếu ưu đãi là loại cổ
phiếu mà người chủ của nó có quyền nhận lợi tức hàng năm cố định, không phụ thuộc
vào kết quả hoạt động của công ty.
Cổ đông ưu đãi có thứ tự ưu tiên thanh tốn trước các cổ đông thường đối với
phần lợi nhuận và thu nhập còn lại và được thanh khoản các khoản lợi tức cổ phần hiện
tại hay trong quá khứ chưa được trả. Khi giải thể hay thanh lg cơng ty thì cổ đơng ưu đãi
được thanh tốn giá trị cổ phiếu của họ trước các cổ đông thường. Đối với cổ phiếu ưu
đãi tích lũy, cơng ty có thể tun bố hỗn trả lợi tức cổ phần ưu đãi khi gặp khó khăn
trong kinh doanh và số cổ tức đó được tích lũy lại (cộng dồn) và chuyển sang kỳ kế tiếp.
Số cổ phiếu này phải được trả cho các cổ đông ưu đãi trước khi công ty công bố trả cổ
tức cho các cổ đơng thường.
Cổ phiếu ưu đãi có thời hạn hoặc hoặc khơng có thời hạn. Nếu như cổ phiếu
thường khơng có thời hạn, trái phiếu có thời hạn thì cổ phiếu ưu đãi có hoặc khơng có
thời hạn tùy thuộc vào lúc phát hành thì cơng ty đã cam kết với cổ đông ưu đãi như thế
nào.
Cổ phần ưu đãi có thể chuyển thành cổ phần phổ thơng.
3.2.3. Lợi thế và hạn chế của cổ phiếu ưu đãi

5


*Lợi thế
Đối với công ty phát hành: Việc sử dụng cổ phiếu ưu đãi để đáp ứng nhu cầu tăng
vốn giúp cơng ty tránh được việc chia phần kiểm sốt cho cổ đông mới; không phải chia
phần lợi nhuận cao cho cổ đơng ưu đãi khi cơng ty có triển vọng thu được lợi nhuận cao
trong kinh doanh. Sử dụng cổ phiếu ưu đãi có tính chất mềm dẻo, linh hoạt hơn trái phiếu
vì khi phát hành cổ phiếu ưu đãi không bắt buộc công ty phải thế chấp, cầm cố tài sản,
lập quỹ thanh toán. Hơn nữa, loại cổ phiếu này cịn cho phép cơng ty có thể trì hỗn trả
lợi tức sang kỳ sau mà khơng để lại hậu quả xấu nào về mặt pháp lg. Điều này giúp công

ty không bị đe dọa phá sản khi gặp khó khăn.
Đối với nhà đu tư: Người sở hữu cổ phiếu ưu đãi được xem là cổ đông ưu đãi của
cơng ty và có quyền lợi được hưởng tỷ lệ cổ tức cao hơn so với các cổ phiếu phổ thơng.
Ngồi ra, cổ phiếu ưu đãi được quyền nhận lại vốn góp nếu khơng may cơng ty phá sản
hay giải thể. Bên cạnh đó, cổ phiếu ưu đãi cũng giúp mang lại quyền biểu quyết cao hơn
cổ phiếu phổ thông. Cổ phiếu ưu đãi cũng rất linh hoạt khi có khả năng chuyển đổi thành
cổ phiếu phổ thông. Nhờ vậy, các nhà đầu tư có thể tự do chuyển nhượng và kiếm lời khi
giá cổ phiếu có lợi cho các nhà đầu tư.
*Hạn chế
Đối với công ty phát hành: Lợi tức của cổ phiếu ưu đãi không được trừ vào thu
nhập chịu thuế của cơng ty. Chính vì vậy làm cho chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi cao
hơn chi phí sử dụng trái phiếu, địi hỏi cơng ty cân nhắc khi phát hành. Ngồi ra, cơng ty
cũng phải có trách nhiệm bồi hồn cho các cổ đơng ưu đãi trong trường hợp giải thể hay
phá sản.
Đối với nhà đu tư: Cổ phiếu ưu đãi không được phép tự do chuyển nhượng nên
việc kiếm lợi nhuận sẽ gặp nhiều hạn chế. Ngoài ra, người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi
khơng có quyền biểu quyết như cổ đơng thường. Khi phát hành cổ phiếu ưu đãi quá mức
cũng sẽ làm giảm giá trị cổ phiếu và lợi ích của các cổ đơng ít nhiều bị ảnh hưởng.
3.2.4. Các loại cổ phiếu ưu đãi
*Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết:

6


Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết là cổ phần phổ thơng có nhiều hơn phiếu biểu quyết so
với cổ phần phổ thông khác; số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do
Điều lệ công ty quy định. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập
được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đơng sáng lập
có hiệu lực trong 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng kg doanh
nghiệp. Quyền biểu quyết và thời hạn ưu đãi biểu quyết đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết

do tổ chức được Chính phủ ủy quyền nắm giữ được quy định tại Điều lệ công ty. Sau thời
hạn ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có quyền sau đây: Biểu quyết về các
vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết. Quyền khác
như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 điều 116 Luật Doanh nghiệp
2020.
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó
cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tịa án đã có
hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.
*Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại:
Cổ phiếu ưu đãi hồn lại là cổ phần được cơng ty hồn lại vốn góp theo u cầu
của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn
lại và Điều lệ cơng ty.
Cổ đơng sở hữu cổ phần ưu đãi hồn lại có quyền như cổ đơng phổ thơng.
Cổ đơng sở hữu cổ phần ưu đãi hồn lại khơng có quyền biểu quyết, dự họp Đại
hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, trừ trường hợp
quy định tại khoản 5 Điều 114 và khoản 6 Điều 148 của Luật Doanh nghiệp 2020
*Cổ phiếu ưu đãi cổ tức:
Cổ phiếu ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ
tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm
cổ tức cố định và cổ tức thưởng, cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh
của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi
rõ trong cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.

7


Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có quyền sau đây: Nhận cổ tức theo quy
định, nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty sau khi
công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hồn lại khi cơng ty giải thể hoặc

phá sản. Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3
Điều này.
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức khơng có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội
đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm sốt.
*Ngồi ra còn cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ cơng ty và pháp
luật về chứng khốn.
3.3. So sánh cổ phiếu thưDng và cổ phiếu ưu đãi
*Điểm giống:
- Khơng có thời gian đáo hạn.
- Lợi tức cổ phần ưu đãi khơng có tác dụng làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Cung thể hiện quyền sở hữu đối với cơng ty.
- Khi cơng ty gặp khó khăn trong kinh doanh, lợi nhuận ít hoặc khơng có lợi nhuận
thì có thể trì hỗn trả lợi tức cổ phần ưu đãi mà không đe dọa nguy cơ phá sản.
* Điểm khác
Cổ phiếu thưDng

Cổ phiếu ưu đãi

Thời
hạn

Khơng có thời hạn

Có thể có thời hạn

Cổ
tức

Khơng cố định, phụ thuộc
vào lợi nhuận hằng năm và

chính sách chi trả cổ tức
của cơng ty

Cố định đối với cổ
phiếu ưu đãi cổ tức

Quy
ền
lợi
của
cổ
đông

- Bỏ phiếu biểu quyết các
vấn đề quan trọng của cơng
ty
- Quyền truy địi cuối cùng
đối với tài sản của cơng ty

- Khơng có quyền biểu
quyết, trừ cổ phiếu ưu
đãi biểu quyết
- Ưu tiên chia cổ tức,
tài sản trước cổ phiếu
thường khi công ty
thanh lg, giải thể...

8



PHẦN II. LIÊN HỆ THỰC TẾ
1. Giới thiệu về VietJet Air
Cơng ty Cổ phần Hàng khơng VietJet hay cịn được gọi với tên VietJet Air là
hãng hàng không tư nhân giá rẻ đầu tiên của Việt Nam vận hành theo mơ hình hàng
khơng thế hệ mới, chi phí thấp với những chặng bay đơn điểm, tập trung khai thác các
đường bay ngắn với tần suất chuyến bay cao. Bên cạnh hoạt động vận chuyển hàng
khơng, doanh nghiệp cịn cung cấp các nhu cầu tiêu dùng, hàng hóa, dịch vụ thơng qua
các hệ thống công nghệ thương mại điện tử được phát triển phục vụ cho khách hàng.
Người đề xuất ra đề án thành lập Vietjet Air là bà Nguyễn Thị Phương Thảo, nữ tỷ
phú tự thân người Việt Nam. Được cấp phép hoạt động năm 2007, VietJet Air thành lập
từ 3 cổ đơng chính là Tập đồn T&C, Sovico Holdings và HDBank với vốn điều lệ ban
đầu là 600 tỷ VNĐ (tương đương 37.5 triệu USD tại thời điểm góp vốn). Sau đó, Sovico
của vợ chồng bà Nguyễn Thị Phương Thảo chính thức mua lại cổ phần từ tay T&C, trở
thành nhà đầu tư lớn nhất vào Vietjet Air. Vietjet Air được niêm yết và giao dịch trên Sở
Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) từ tháng 02/2017.
Hiện nay, VietJet Air đang dẫn đầu thị phần vận chuyển hàng không nội địa và
đang phát triển mạnh mạng bay quốc tế. VietJet trở thành thành viên chính thức của Hiệp
hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) với Chứng nhận An toàn Khai thác (IOSA) và
lọt top 50 “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á” năm 2020 của HR Awards.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định phát hành cổ phiếu ra công chúng của
doanh nghiệp.
2.1. Nhu cầu về vốn
Đây là lg do quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định phát hành cổ phiếu ra công
chúng của doanh nghiệp. Cơng ty càng phát triển thì nhu cầu về vốn để phục vụ hoạt
động sản xuất kinh doanh ngày càng lớn. VietJet ngày càng khẳng định được vị thế của
mình trên thị trường hàng khơng Việt Nam và quốc tế. Sự xuất hiện của VietJet đã giúp
thị trường hàng khơng Việt Nam nằm trong nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới ở cả thị
trường nội địa và thế giới. Sau hơn 10 năm hoạt động, VietJet trở thành một trong những

9



hãng chiếm thị phần chủ yếu và tiếp tục dẫn đầu trong những năm gần đây: Theo báo cáo
thường niên năm 2020 được công bố vào ngày 20/5/2021, năm 2020 VietJet chiếm đến
40% thị phần tại Việt Nam. Chính vì vậy, nhu cầu về vốn của VietJet ngày càng tăng lên,
Vietjet cho biết việc tăng vốn sẽ giúp nâng cao năng lực tài chính, quy mơ hoạt động,
nhất là trong bối cảnh đại dịch và cạnh tranh mạnh mẽ của ngành hàng khơng. Doanh
nghiệp sẽ thu được nhiều lợi ích khi phát hành cổ phiếu ra công chúng, tuy nhiên, hầu hết
các tổ chức phát hành chứng khốn ra cơng chúng trước hết nhằm mục đích tăng vốn.
2.2. Đặc điểm của tổ chức phát hành
Đây là nhân tố để quyết định có nên thực hiện phát hành ra cơng chúng khơng.
Một số tiêu chí sau sẽ biểu hiện trạng thái của tổ chức phát hành:
Mức độ phát triển cả công ty ảnh hưởng quyết định đến việc cơng ty có nên trở
thành công ty đại chúng không. Nếu một công ty có mức độ tăng trưởng vượt q mức
trung bình ngành hứa hẹn sẽ hấp dẫn và thu hút được sự chú g của cơng chúng đầu tư.
VietJet với chính sách chiến lược kinh doanh vé giá rẻ đã thu hút được lượng lớn khách
hàng, gây ấn tượng mạnh mẽ với sự phát triển nhanh chóng trong thị trường hàng khơng.
Chính vì vậy, VietJet đã và đang là một doanh nghiệp nhiều tiềm năng thu hút được nhiều
đầu tư và tạo được sự hấp dẫn khi phát hành cổ phiếu ra thị trường.

Sự ổn định về mặt tăng trưởng là yếu tố quan trọng khi quyết định phát hành. Kinh
nghiệm cho thấy những công ty thành công khi phát hành ra công chúng là những công ty
đã chứng minh được khả năng ổn định về sự phát triển ở cả khía cạnh lợi nhuận qua vài
năm trước đó. Vietjet chính thức niêm yết trên HOSE từ ngày 28/2/2017. Trước khi chính
thức niêm yết trên sàn HOSE, VietJet đã chứng minh và lấy được sự tin tưởng của các

10


nhà đầu tư bằng cách: Sau 5 năm cất cánh, Vietjet là hãng hàng khơng có thị phần nội địa

đứng thứ 2 tại Việt Nam, chỉ sau Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam
Airlines). Đây cũng là hãng hàng khơng có mức tăng trưởng cao nhất trên tồn thị
trường. Năm 2016, Vietjet đạt hơn 27. 232 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng trưởng 38,7%
so với năm trước.
Sản phẩm hay dịch vụ của cơng ty có thu hút được người sử dụng và nhà đầu tư
khơng. Vì vậy, trước khi quyết định phát hành cần xem xét doanh số bán hàng trong vài
năm gần nhất. Với nền tảng tài chính vững mạnh được tích lũy trong giai đoạn trước đó
và sự nỗ lực, chủ động ứng phó với đại dịch Covid – 19, kết quả kinh doanh 6 tháng đầu
năm 2020 của VJC được đánh giá là tích cực so với các hãng hàng không trên thế giới do
ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu. Đối mặt với đại dịch COVID-19, Công ty đã thực hiện
một số giải pháp trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh để vượt qua giai đoạn
khó khăn hiện tại. Song song với đó, Cơng ty tiếp tục tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nhà cung
cấp và đối tác kinh doanh để giải quyết các vấn đề về dịng tiền.
Trình độ quản lg của bộ máy lãnh đạo phải tốt đảm bảo tiến độ và chất lượng
chuẩn bị hồ sơ, thủ tục phát hành, tiến hành gặp gỡ các khách hàng tiềm năng, các nhà
phân tích. Những hoạt động này góp phần thu hút sự tin tưởng của nhà đầu tư.
2.3. Điều kiện của thị trưDng
Nhu cầu của nhà đầu tư đối với cổ phiếu phát hành ra công chúng phụ thuộc vào
điều kiện chung của thị trường, quan điểm thị trường với cổ phiếu đó, trạng thái kinh tế,
thay đổi cơng nghệ... yêu cầu về niêm yết, các tiêu chuẩn, các qui định về giao dịch, cơng
bố thơng tin, thanh tốn... khác nhau.
Ngồi ra do mỗi thị trường có cấu trúc và cơ chế giao dịch khác nhau. Vì vậy, cần
phải chọn được thị trường phù hợp với điều kiện của công ty.
3. Các hình thức phát hành cổ phiếu
3.1. Cổ phiếu để trả cổ tức
Cổ phiếu để trả cổ tức là lượng cổ phiếu phát hành thêm để trả cổ tức cho cổ đông.
Việc phát hành thêm cổ phiếu sẽ không làm thay đổi vốn chủ sở hữu hay tỉ lệ nắm giữ cổ

11



phần của cổ đông.
Vietjet thực hiện chia cổ tức theo tỷ lệ 100:20 (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ
được nhận 20 cổ phiếu mới). Hội đồng quản trị Vietjet đã thông qua ngày đăng kg cuối
cùng trả cổ tức bằng cổ phiếu là ngày 2/7/2018, tương ứng ngày giao dịch không hưởng
quyền là 29/6/2018. Sau khi trả cổ tức, vốn điều lệ của của Vietjet sẽ tăng từ 4.513 tỷ
đồng lên hơn 5.416 tỷ đồng. Việc Vietjet lựa chọn trả cổ tức bằng cổ phiếu cho thấy công
ty đang có nhu cầu cao trong việc giữ lại lợi nhuận để đầu tư phát triển tiếp. Lúc này
Vietjet vừa niêm yết cổ phiếu VJC trên Sàn Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí
Minh được 1 năm (2017) và giai đoạn này kết quả kinh doanh của Vietjet cũng tăng
trưởng mạnh (Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2018 trước kiểm tốn của
Cơng ty cho biết tổng doanh thu đạt 52.400 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước và đạt
103% so với kết hoạch; tổng lợi nhuận trước thuế đạt 5.830 tỷ đồng. Doanh thu vận tải
hàng không đạt 33.815 tỷ đồng, tăng 49% so với năm trước và đạt 112% so với kế hoạch.
Doanh thu phụ trợ tăng trưởng 57% so với cùng kỳ, trong đó cơ cấu doanh thu phụ trợ có
sự chuyển dịch từ 25% năm 2017 lên gần 27% năm 2018).
3.2. Cổ phiếu quỹ
Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu đã được công ty cổ phần đại chúng phát hành và được
chính cơng ty phát hành đó mua lại bằng nguồn vốn hợp pháp.
Trong thời gian từ 26/07/2019-23/08/2019, CTCP Hàng không Vietjet đã tiến hành
mua 17,77 triệu cổ phiếu quỹ trong tổng số 25 triệu cổ phiếu quỹ đăng kg mua trước đó.
Sau giao dịch trên, số cổ phiếu đang lưu hành của Vietjet giảm từ 541,61 triệu cổ phiếu
xuống còn 523,84 triệu cổ phiếu. Trước đó Vietjet cho rằng, thị giá cổ phiếu VJC đang ở
mức tốt và giá thị trường chưa phản ánh đúng giá trị vị thế dẫn đầu và tiềm năng tăng
trưởng của công ty. Trong thời gian Vietjet mua cổ phiếu quỹ, VN-Index giảm hơn 1%
trong khi giá cổ phiếu VJC gần như khơng đổi. Vì vậy, việc mua lại cổ phiếu nhằm giảm
lượng cổ phiếu đang lưu hành, hỗ trợ giao dịch và tăng giá trị cho cổ đông.
3.3. Cổ phiếu ESOP
Cổ phiếu ESOP (Employee Stock Ownership Plan) hay còn gọi là cổ phiếu


12


thưởng, được các doanh nghiệp lớn phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao
động trong cơng ty. Cổ phiếu này thường được phát hành với giá ưu đãi kèm theo một số
chính sách đặc biệt.
Sau cuộc họp hội đồng cổ đông thường niên diễn ra vào sáng ngày 29/06/2021,
Hội đồng quản trị CTCP Hàng không Vietjet thông qua chương trình ESOP cho giai đoạn
2021-2023 với tổng cộng 10 triệu cổ phiếu ESOP (cổ phiếu dành cho người lao động),
tương đương 1.9% tổng số cổ phiếu đang lưu hành với giá phát hành là 10.000 đồng/ cổ
phiếu, bằng chưa đầy 1/10 thị giá cổ phiếu VJC, và thời gian hạn chế giao dịch là 3 năm.
Tổng số tiền thu được từ các đợt ESOP này là 100 tỷ đồng, dự kiến được dùng để bổ sung
vốn cho các hoạt động kinh doanh chung của Vietjet như: tăng vốn đầu tư tài sản, mở
rộng kinh doanh dịch vụ hàng không, đầu tư tài chính, phát triển cơ sở hạ tầng, góp vốn
vào cơng ty con, cơng ty liên doanh,...Việc phát hành cổ phiếu ESOP cũng giúp Vietjet
giữ lại những người lao động nhiều cống hiến, giữ lại một số tiền thưởng lớn trở thành
vốn để quay vòng, phục vụ tái đầu tư, mở rộng trong thời gian dịch COVID-19 làm
ngành hàng không bị ngưng trệ rất lâu.
4. Thực trạng phát hành cổ phiếu giai đoạn 2019 – 2021 (Công ty Cổ phần Hàng
không VIETJET)
4.1.Năm 2019
Vốn cổ phần được duyệt và phát hành của công ty năm 2019 là

6 tháng đầu năm, Vietjet cũng ghi nhận nguồn vốn chủ sở hữu đạt 15.622 tỷ đồng,
tăng trưởng 32% so với cùng kỳ năm trước. Tổng tài sản đạt 44.461 tỷ đồng, tăng 30% so
với cùng kỳ năm trước; trong đó tài sản dài hạn là 21.955 tỷ đồng, chiếm 49% trong tổng
tài sản. Chỉ số Nợ vay/ Vốn chủ sở hữu chỉ có 0,5 lần. Đại hội cổ đơng thường niên vào
tháng 4 đã quyết định chi trả cổ tức năm 2018 với tỷ lệ 55%, cao hơn kế hoạch 50%

13



thông qua tại Đại hội cổ đông thường niên năm trước.
VietJet Air mua vào gần 1,74 triệu cổ phiếu SGN của SAGS, nâng sở hữu
lên 3,07 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 9,13% cổ phiểu SGN và trở thành cổ đơng
lớn của doanh nghiệp. SAGS có chức năng khai thác kết cấu hạ tầng, trang thiết bị
của cảng hàng không, sân bay; cung ứng dịch vụ bảo dưỡng tàu bay, phụ tùng,
thiết bị hàng không; cung ứng dịch vụ phục vũ kỹ thuật thương mại mặt đất.
4.2.Năm 2020
Tại đại hội, các cổ đơng đã thơng qua Tờ trình báo cáo phân phối lợi nhuận theo
Nghị quyết 01-2020 tại Đại hội cổ đông năm 2020 và kế hoạch phân phối lợi nhuận năm
2021. Theo đó, HĐQT tiếp tục thực hiện chia cổ tức 25% bằng cổ phiếu theo Nghị quyết
01-2020, tập trung nguồn lực cho vận tải hàng không và giao HĐQT quyết định kế hoạch
phân phối lợi nhuận năm 2021.
Nhằm đảm bảo cho Vietjet chuẩn bị nguồn lực để phát triển an toàn và hiệu quả
khi thị trường quay trở lại, đại hội đã thông qua và giao HĐQT quyết định phương án
tăng vốn điều lệ thông qua phát hành chào bán cổ phần riêng lẻ tối đa 15% vốn điều lệ và
phương án phát hành trái phiếu quốc tế 2021-2022 trị giá 300 triệu USD tăng cường giá
trị nội tại cho phép Vietjet thực hiện thành công chiến lược nâng cao năng lực tài chính,
tiếp tục phát triển bền vững.
Đại hội cũng thông qua phương án chào bán 10 triệu cổ phiếu cho người lao
động để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khích lệ tinh thần làm việc và sự gắn bó lâu dài
của người lao động góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Vietjet.
Tại ngày 25/06/2020, Tập đoàn nhận số cổ phiếu với giá trị là 15 tỷ Đồng,
tương ứng 1,5 triệu cổ phần (mỗi cổ phần có mệnh giá là 10.000 Đồng). Tại ngày
31/12/2020, Tập đồn có tổng số cổ phần tại Cơng ty Cổ phần Nhà ga Quốc tế
Cam Ranh là 7,5 triệu cổ phần, tương ứng 10% vốn điều lệ của công ty này.
4.3. Năm 2021
Vốn cổ phần của Công ty Cổ phần Hàng Không Vietjet Air năm 2021:


14


(Theo báo cáo tài chính, Cổ phiếu phổ thơng có mệnh giá là 10.000 VND. Mỗi cổ
phiếu phổ thông tương ứng với một phiếu biểu quyết tại các cuộc họp cổ đông của Công
ty. Các cổ đông được nhận cổ tức mà Công ty công bố vào từng thời điểm. Tất cả cổ
phiếu phổ thơng đều có thứ tự ưu tiên như nhau đối với tài sản còn lại của Công ty. Các
quyền lợi của các cổ phiếu đã được Công ty mua lại đều bị tạm ngừng cho tới khi chúng
được phát hành lại)
Từ 30/03/2021 - 22/04/2021, CTCP Hàng khơng Vietjet (HOSE: VJC) đã
bán tồn bộ gần 17.8 triệu cổ phiếu quỹ theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận
trên sàn với giá bán bình quân là 132,248 đồng/cổ phần, ước tính tổng giá trị thu
về hơn 2,350 tỷ đồng.
Năm 2021, Vietjet cũng ghi nhận những giao dịch cổ phiếu của người nội
bộ và có liên quan đến người nội bộ cụ thể như: Trong tháng 1, công ty cổ phần
SOVICO AVIATION - cổ phiếu người có liên quan của người nội bộ, với trị giá
giao dịch 10.000.000 cổ phiếu /shares và giao dịch cổ phiếu của người nội bộ của
công ty đại chúng với cá nhân là ông Tô Việt Thắng, Số lượng cổ phiếu là 50.000
cổ phiếu / shares. Đến 23/4/2021, ông Tô Việt Thắng bán ra 118.000 cổ phiếu/
shares tung cổ phiếu ra thị trường. Tiếp đến 2/6/2021: Giao dịch cổ phiếu của
người nội bộ của công ty đại chúng với cá nhân là ông Tô Việt Thắng, với chức vụ
Phó tổng giám đốc, Số lượng cổ phiếu là 70.000 cổ phiếu / shares.
Ngoài ra với mục đích tăng nguồn vốn lưu động, Vietjet Air cũng đã thông
qua phương án bán cổ phiếu quỹ và hủy bỏ phương án đặt ra năm 2020, bán ra

15


17.772.740 cổ phiếu, mệnh giá 10.000đ/ cổ phiếu
5. Lr do phát hành cổ phiếu

5.1. Tại sao Vietjet quyết định phát hành cổ phiếu?
Vietjet là doanh nghiệp có quy mơ vốn lớn; nhiều cổ đơng và có cơ chế huy động
vốn rất linh hoạt. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp ln địi hỏi một
lượng vốn rất lớn. Từ đó cần huy động nguồn vốn từ bên ngồi cũng như trong nội bộ
cơng ty. Trong đó, huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu thì một trong những hình thức
huy mà Vietjet sử dụng bởi: nguồn vốn huy động đó khơng cấu thành một khoản nợ mà
cơng ty phải có trách nhiệm hồn trả cũng như áp lực về khả năng cân đối thanh khoản
của công ty sẽ giảm rất nhiều, trong khi sử dụng các phương thức khác như phát hành trái
phiếu công ty, vay nợ từ các tổ chức tín dụng ...thì hồn tồn ngược lại.
5.2. Ưu, nhược điểm
* Ưu điểm:
Giúp Vietjet tăng thêm số vốn tự có của mình, đồng thời khơng bị ràng buộc bởi
nghĩa vụ phải trả lợi tức cố định.
Khi doanh thu chưa cao, đặc biệt trong thời kỳ dịch Covid-19 khó khăn thì cũng
giúp Vietjet giảm bớt được nguy cơ phá sản trong trường hợp bị mất khả năng chi trả nợ
Khi tình trạng lạm phát xảy ra thì các loại cổ phiếu thường sẽ có sức hấp dẫn, hiệu
quả đầu tư tối ưu hơn so với các loại cổ phiếu ưu đãi hay trái phiếu khác.
Cổ phiếu thường là một loại chứng khốn có vốn khơng kỳ hạn, vì thế cơng ty
không phải lo đến vấn đề khi đến kỳ đáo hạn phải trả nợ.
Mở rộng quy mô tăng sức cạnh tranh của Vietjet so với các đối thủ trong ngành
hàng không do tiếp thu được các nguồn lực mới cả về tài chính, cơng nghệ, thị trường,
kinh nghiệm và bản lĩnh kinh doanh cũng như các tiềm lực phát triển khác từ cổ đông và
các đối tác mới trong và ngoài doanh nghiệp trong và ngoài nước.
* Nhược điểm:
Đối với khi phát hành cổ phiếu thường, quyền lực của các cổ đông sẽ san sẻ nhỏ
hơn, làm giảm khả năng kiểm soát doanh nghiệp của chủ sở hữu. Đây là điều các cổ đông

16



cũ không muốn bởi thu nhập từ cổ phần của họ sẽ bị giảm đi khi phải chia bớt theo các cổ
phần của các cổ đông mới.
Mức thuế tương đối cao vì ngồi thuế, cơng ty phải thực hiện nghĩa vụ với ngân
sách nhà nước, các cổ đơng cịn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ
phần theo quy định của nhà nước.
Khả năng thay đổi phạm vi kinh doanh kém linh hoạt do phải tuân thủ theo những
quy định trong Bản Điều Lệ của công ty.
6. Khuyến nghị
Việc phát hành cổ phiếu cũng có nghĩa là bán một phần quyền sở hữu cơng ty cho
người mua cổ phiếu. Điều này có thể dẫn đến thay đổi vị thế của từng cổ đông trong cơng
ty và vì vậy có thể thay đổi cơ cấu quản lg và kiểm sốt cơng ty. Do đó, Vietjet cần cân
nhắc nếu như khơng muốn có sự xáo trộn lớn giữa quyền và lợi ích giữa các cổ đơng
trong cơng ty.
Trong hai năm qua, thị trường chứng khốn đã có bước tăng trưởng rất mạnh mẽ
và đã đạt được những đỉnh cao mới. Sự phát triển của thị trường chứng khoán cũng là kỳ
vọng và mong muốn của các nhà đầu tư. Họ tin tưởng nền sản xuất sẽ phục hồi và phát
triển nhanh chóng trong giai đoạn tới. Đây được xem là cơ hội cho các doanh nghiệp nói
chung và Vietjet nói riêng có thể phát hành các cổ phiếu bổ sung để gia tăng nguồn vốn.
Việc sớm phát hành cổ phiếu sớm là giải pháp bền vững nhất cho Vietjet trong
chiến lược trung và dài hạn bởi đây là cơ hội tốt nhất để tìm nguồn vốn rẻ. Đồng thời
cũng là cơ hội vàng để tái cấu trúc lại công ty, giúp công ty phát triển và hội nhập mạnh
mẽ hơn với cộng đồng doanh nghiệp quốc gia và sớm vươn ra cộng đồng doanh nghiệp
quốc tế.
Thay vì phát hành cổ phiếu Vietjet có thể phát hành các loại giấy tờ có giá như
trái phiếu doanh nghiệp. Vừa tạo được nguồn vốn dài hạn vừa làm giảm được những rủi
ro tiềm ẩn trong việc huy động vốn và cịn khơng ảnh hưởng đến vị thế của các cổ đông
trong công ty.

17



KẾT LUẬN
Là một công ty cổ phần hàng không lớn với bề dày kinh nghiệm hoạt động lâu
năm Vietjet là một trong những doanh nghiệp có nhiều thành tích nổi bật trong lĩnh vực
hàng không. Thành công của công ty đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của đất
nước. Đứng trước bối cảnh đại dịch như hiện nay, trong giai đoạn phát triển Vietjet cũng
như những doanh nghiệp khác gặp phải nhiều thách thức. Để có thể quản trị tốt nguồn
vốn của mình, Vietjet cần phải có những chiến lược thơng minh. Qua nghiên cứu tình
hình thực tế của công ty, chúng em cho rằng việc huy động vốn qua hình thức phát hành
cổ phiếu là vơ cùng hiệu quả và cần thiết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 2020
2. Cơng bố thơng tin của Vietjet:

/>3. Báo cáo thưDng niên năm 2017:
4. />5. Báo cáo tài chính kiểm tốn riêng năm 2017:
/>%20nam%202017%20-%20Cong%20ty%20me.pdf
6. Báo cáo thưDng niên năm 2020:
/>7. Năm 2020:
/>
18


%E1%BB%81%20k%E1%BA%BFt%20qu%E1%BA%A3%20kinh
%20doanh,nh%E1%BA%A5t%20%C4%91%E1%BA%A1t%2068%20t
%E1%BB%89%20%C4%91%E1%BB%93ng.
8. Huy động vốn năm 2021:
/>%AB%20%C4%91%E1%BA%A7u%20n%C4%83m%202021%2C
%20Vietjet,chi%E1%BA%BFm%2065%25%20t%E1%BB%95ng%20t

%C3%A0i%20s%E1%BA%A3n.
9. năm 2021 - 6 tháng đầu năm:
/>10. năm 2021- cả năm:
/>11. />12.

13. />%20News%20Vie%200719%20VJC.pdf

19



×