Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.3 KB, 4 trang )

Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về
lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại
1.

Trong nhận thức và thực tiễn cần phải coi trọng cả hai loại chỉ tiêu về phương

diện chất và lượng, tạo nên sự nhận thức tồn diện về sự vật, hiện tượng
Vì bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng có phương diện chất và lượng tồn tại trong
tính quy định lẫn nhau, tác động và chuyển hoá lẫn nhau. Những sự thay đổi về
chất của sự vật, hiện tượng có cơ sở tất yếu từ những sự thay đổi về lượng của sự
vật, hiện tượng và ngược lại, những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng lại
tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng trên các phương diện
khác nhau.
Ví dụ như sự tăng hoặc sự giảm nhiệt độ trong khoảng giới hạn từ 0°C đến 100°C,
nước nguyên chất vẫn ở trạng thái lỏng. Nếu nhiệt độ nước giảm xuống dưới 0°C
thì nước thể lỏng chuyển thành thể rắn. Như vậy, với một lượng nhiệt độ nhất định,
chất của nước sẽ thay đổi. Ta cần coi trọng cả lượng và chất của nước để có thể có
nhận thức tồn diện về nước và từ đó áp dụng trong nghiên cứu, thực tiễn có hiệu
quả.
2. Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, tuỳ theo mục đích cụ thể, cần từng bước
tích luỹ về lượng để có thể làm thay đổi về chất; đồng thời có thể phát huy tác
động của chất mới theo hướng làm thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng
Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích luỹ dần
dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất.
Do đó, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn chúng ta phải biết từng
bước tích luỹ về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật. Trong hoạt động của
mình, ơng cha ta đã rút ra những tư tưởng sâu sắc như “tích tiểu thành đại”, “năng
nhặt, chặt bị”, “góp gió thành bão”,... Hoặc như để trở thành cử nhân đại học, sinh
viên cần tích luỹ đủ lượng kiến thức, tín chỉ thì mới đạt được “chất” – có bằng đại
học và ra trường đúng thời hạn quy định - mà mình muốn.



Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật, tạo ra những biến
đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng. Lượng vận động với tốc độ mới, quy mô
mới, phương diện mới. Vì thế, khi có chất mới ra đời, ta cần phát huy chất đó theo
hướng thay đổi lượng của sự vật, hiện tượng. Ví dụ như lồi vượn cổ sau khi thành
con người nhờ lao động (sự biến đổi về chất) thì vẫn tiếp tục quá trình lao động
từng bước phát triển tư duy, sáng tạo ra máy móc, cơng nghệ mới với nhiều tiến bộ
vượt bậc từng ngày, phục vụ sản xuất
3. Sự thay đổi về lượng chỉ có thể dẫn tới những biến đổi về chất của sự vật, hiện
tượng với điều kiện lượng phải được tích luỹ tới giới hạn điểm nút. Nếu lượng
chưa đủ đến một mức nhất định thì chất của sự vật, hiện tượng sẽ khơng có sự
biến đổi thực sự. Vì thế, trong công tác thực tiễn cần phải khắc phục tư tưởng
nôn nóng tả khuynh. Tả khuynh chính là hành động bất chấp quy luật, chủ quan,
duy ý chí, “đốt cháy giai đoạn”, khơng tích luỹ về lượng mà chỉ chú trọng thực
hiện những bước nhảy liên tục về chất. Điều này sẽ làm mất đi bản chất cần có
và ảnh hưởng xấu đến quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ như khi ta đọc sách, vì muốn nhanh chóng nắm được tri thức mà đọc lướt
qua, không chú trọng việc ngẫm và hiểu mà dẫn đến việc dù đọc hết quyển
nhưng vẫn chưa thực sự có tri thức tồn vẹn, đầy đủ từ cuốn sách đó.
Hoặc như nhiều sinh viên trong 4 năm đại học khơng chịu tích luỹ tri thức, kĩ
năng mà chỉ tập trung vào việc làm sao để qua môn, không chú trọng thực hành,
cho nên dù có ra trường nhưng vẫn khơng có việc do chưa đạt được u cầu của
4.

nhà tuyển dụng.
Quy luật của tự nhiên và quy luật của xã hội đều có tính khách quan. Song quy
luật của tự nhiên diễn ra một cách tự phát, còn quy luật của xã hội chỉ được thực
hiện thông qua ý thức của con người. Theo tính tất yếu của quy luật thì khi
lượng đã được tích đến giới hạn điểm nút sẽ tất yếu có khả năng diễn ra bước
nhảy về chất của sự vật, hiện tượng. Vì thế, trong công tác thực tiễn cần phải

khắc phục tư tưởng bảo thủ hữu khuynh. Hữu khuynh là sự biểu hiện tư tưởng


bảo thủ, trì trệ, khơng dám thực hiện bước nhảy mặc dù lượng đã tích luỹ tới
điểm nút và quan niệm phát triển chỉ đơn thuần là sự tiến hoá về lượng. Nếu bảo
thủ, hữu khuynh thì sẽ khơng có sự phát triển, sự thay đổi về lượng đều là vơ
nghĩa, khơng đem lại kết quả cuối cùng.
Đó là khi cử nhân dù đã tích đủ kiến thức, tri thức cần thiết nhưng không biết
cách nắm bắt, không muốn, không chủ động trong cuộc sống, trong cơng việc,
do dó khơng có cơng việc đúng ngành, đúng nghề, dẫn đến thất nghiệp (khơng
có sự chuyển hố về chất từ người tốt nghiệp đại học sang người đi làm theo
5.

ngành đã được đào tạo)
Trong hoạt động thực tế của mình chúng ta cịn phải biết vận dụng linh hoạt các
hình thức của bước nhảy. Sự vận dụng linh hoạt đó sẽ tuỳ thuộc vào việc phân
tích đúng đắn những điều kiện khách quan và những nhân tố chủ quan cũng như
sự hiểu biết sâu sắc quy luật này. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, từng điều
kiện cụ thể hay quan hệ cụ thể chúng ta sẽ lựa chọn hình thức bước nhảy phù
hợp để đạt tới chất lượng và hiệu quả hoạt động của mình. Đó có thể là bước
nhảy nhanh và chậm, lớn và nhỏ, cục bộ và toàn bộ, tự phát và tự giác,... Đặc
biệt, cần phải nâng cao tính tích cực, chủ động của chủ thể để thúc đẩy q trình
chuyển hố từ lượng đến chất một cách có hiệu quả nhất.
Ví dụ như việc học tập và thi cử của sinh viên, để có thể kết thúc một mơn học
nào đó (thay đổi về chất) thì sau khi có lượng kiến thức cần thiết, sinh viên cần
qua bài kiểm tra (bước nhảy) để kết thúc học phần. Tuy nhiên tuỳ vào từng giai
đoạn của môn học mà họ cần có bước nhảy cho phù hợp. Để có thể hoàn toàn
thay đổi về chất (bước nhảy toàn bộ) thì trước hết phải có sự thay đổi chất của
những mặt, những yếu tố riêng lẻ của môn học (bước nhảy cục bộ). Ở đây,
những bài kiểm tra thành phần và điểm chuyên cần là bước nhảy cục bộ, chiếm

40%; cịn bài kiểm tra cuối kì là bước nhảy tồn bộ, chiếm 60%. Vậy là khơng
chỉ bài cuối kì có yếu tố quyết định mà các điểm thành phần cũng có ảnh hưởng
đến kết quả sau cùng (chất). Tuy nhiên, lựa chọn bước nhảy chưa đủ, sinh viên


cịn cần có thái độ tích cực, chủ động trong việc ơn bài, nghiên cứu, áp dụng thì
6.

q trình học tập, tiếp thu, vận dụng mới thực sự đạt kết quả.
Sự thay đổi về chất của sự vật còn phụ thuộc vào sự thay đổi phương thức liên
kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật. Do đó, trong hoạt động của mình chúng ta
phải biết cách tác động vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật
trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật, kết cấu của sự vật đó. Chẳng hạn, trên cơ
sở hiểu biết đúng đắn về gen, con người có thể tác động vào phương thức liên
kết giữa các nhân tố tạo thành gen làm cho gen biến đổi.



×