Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

(TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU THẢO LUẬN môn LUẬT KINH tế 1 đề tài trình bày thủ tục giải thể và phá sản hợp tác xã giải quyết tình huống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.76 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI THẢO LUẬN
MƠN : LUẬT KINH TẾ 1
Đề tài : “Trình bày thủ tục giải thể và phá sản hợp tác xã”
“Giải quyết tình huống”

Mã lớp học phần : 2214PLAW0321
Nhóm thực hiện : 09
Giáo viên hướng dẫn : Ths. Hoàng Thanh Giang

Hà Nội – 2022

1


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, nhóm 9 xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Thương mại
đã đưa mơn Luật kinh tế 1 vào trương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến giảng viên bộ mơn - Cơ Hồng Thanh Giang đã dạy dỗ, truyền đạt những
kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian
tham gia lớp học Luật kinh tế 1 của cơ, nhóm 9 đã có thêm cho mình nhiều kiến thức
bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức
quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này.
Bộ môn Luật kinh tế 1 là môn học thú vị, vơ cùng bổ ích và có tính thực tế cao.
Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy
nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế cịn nhiều bỡ
ngỡ. Mặc dù nhóm đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài thảo luận khó có thể tránh
khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ cịn chưa chính xác, kính mong cơ xem xét và góp ý
để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.


Chúng em xin chân thành cảm ơn!

2


I. Câu hỏi lý thuyết: “Trình bày thủ tục giải thể và phá sản hợp tác xã ”
Một số khái niệm
Hợp tác xã: Theo Khoản 1 Điều 3 Luật hợp tác xã 2012:” Hợp tác xã là tổ chức
kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện
thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc
làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách
nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.”
Giải thể: Giải thể là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp khơng cịn hoặc
khơng đủ điều kiện để tồn tại như một chỉnh thể nữa. Theo đó chủ doanh nghiệp phải
tiến hành thực hiện các thủ tục pháp lý để chấm dứt tư cách pháp nhân các quyền và
nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký doanh nghiệp.
Phá sản: Theo Khoản 2 Điều 4 Luật phá sản 2014:” Phá sản là tình trạng của
doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh tốn và bị Tịa án nhân dân ra quyết định
tuyên bố phá sản.”
1.Thủ tục giải thể hợp tác xã
Căn cứ pháp lý: Luật hợp tác xã 2012
1.1 Giải thể tự nguyện hợp tác xã
Trình tự thực hiện
* Trường hợp đăng ký trực tiếp:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Tiến hành đại hội thành viên và ra nghị quyết về việc giải thể tự nguyện.
- Đại hội thành viên thành lập và quy định trách nhiệm, quyền hạn, thời hạn hoạt
động của hội đồng giải thể. Hội đồng giải thể bao gồm: đại diện hội đồng quản trị, ban
kiểm soát hoặc kiểm soát viên, ban điều hành, đại diện của thành viên.
- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đại hội thành viên ra quyết định thành lập hội

đồng giải thể phải thực hiện các công việc sau:
+ Thông báo về việc giải thể tới Phịng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân
dân cấp huyện đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã; đăng báo địa phương nơi
hợp tác xã hoạt động trong 03 số liên tiếp về việc giải thể.
+ Thông báo tới tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã về thời hạn
thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng; thực hiện việc xử lý tài sản, vốn của hợp tác xã.
+ Tiến hành thủ tục chấm dứt hoạt động của các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa
điểm kinh doanh của hợp tác xã tại Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân

3


dân cấp huyện nơi đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa
điểm kinh doanh của hợp tác xã.
Bước 2: Nộp hồ sơ
- Sau khi hoàn thành việc giải thể, hội đồng giải thể gửi 01 bộ hồ sơ về việc giải
thể hợp tác xã tới Phịng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi
hợp tác xã đặt trụ sở chính.
- Người có thẩm quyền cần có bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá
nhân (Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam
cịn hiệu lực đối với cơng dân Việt Nam; Hộ chiếu nước ngồi hoặc giấy tờ có giá trị
thay thế hộ chiếu nước ngồi cịn hiệu lực đối với người nước ngoài).
- Trường hợp được ủy quyền thì phải có thêm giấy tờ sau: (1) Bản sao hợp lệ một
trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân
dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam cịn hiệu lực đối với cơng dân Việt Nam; Hộ chiếu nước
ngồi hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngồi cịn hiệu lực đối với người
nước ngoài); (2) Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ
nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ
sơ, nhận kết quả; hoặc Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết
quả theo quy định của pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng

thực.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
- Hồ sơ giải thể tự nguyện hợp tác xã được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ
thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ giải thể tự nguyện hợp tác xã, Phịng Tài chính – Kế
hoạch trao Giấy biên bản nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
Bước 4: Xử lý hồ sơ.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phịng Tài
chính – Kế hoạch tiến hành ra xác nhận về việc giải thể của hợp tác xã và ra quyết
định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
- Hợp tác xã phải nộp lại bản gốc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã khi nhận
giấy xác nhận về việc giải thể hợp tác xã và quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng
ký hợp tác xã.
- Nếu không thực hiện đăng ký giải thể cho hợp tác xã thì Phịng Tài chính – Kế
hoạch thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho hợp tác xã biết.
* Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng (trong trường
hợp được ứng dụng)
Bước 1: Nộp hồ sơ

4


- Người có thẩm quyền hoặc người đại diện theo ủy quyền kê khai thông tin, tải
văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ giải thể tự nguyện điện tử theo quy trình trên Hệ
thống thơng tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã.
- Trường hợp người được cá nhân có thẩm quyền ủy quyền thực hiện thủ tục giải
thể tự nguyện hợp tác xã thì người được ủy quyền kê khai thông tin, tải văn bản điện
tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử theo quy trình trên Hệ thống thơng tin quốc gia về
đăng ký hợp tác xã.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

- Hồ sơ giải thể tự nguyện hợp tác xã qua mạng điện tử hợp lệ khi đảm bảo đầy đủ
các yêu cầu sau: (1) Có đầy đủ các giấy tờ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy
đủ theo quy định như hồ sơ bằng bản giấy và được chuyển sang dạng văn bản điện tử.
Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản
giấy; (2) Các thông tin được nhập đầy đủ và chính xác theo thơng tin trong các văn bản
điện tử; (3) Hồ sơ giải thể tự nguyện qua mạng điện tử phải được xác thực bằng chữ ký
số công cộng của một trong các chủ thể sau đây: (3a) Cá nhân có thẩm quyền ký văn
bản thông báo giải thể theo quy định; (3b) Người được cá nhân có thẩm quyền ký văn
bản thơng báo giải thể theo quy định ủy quyền thực hiện thủ tục liên quan đến giải thể
tự nguyện hợp tác xã.
- Trường hợp được ủy quyền thì phải có giấy tờ sau: (1) bản sao hợp lệ một trong
các giấy tờ chứng thực cá nhân (Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân
hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam; Hộ chiếu nước
ngồi hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngồi cịn hiệu lực đối với người
nước ngồi); (2) Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ
nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ
sơ, nhận kết quả; hoặc Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết
quả theo quy định của pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng
thực.
- Thời hạn để hợp tác xã sửa đổi, bổ sung hồ sơ giải thể tự nguyện qua mạng điện
tử là 60 ngày kể từ ngày Phịng Tài chính - Kế hoạch ra Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ
sung hồ sơ. Sau thời hạn nêu trên, nếu không nhận được hồ sơ sửa đổi, bổ sung của
hợp tác xã, Phịng Tài chính - Kế hoạch sẽ hủy hồ sơ theo quy trình trên Hệ thống
thơng tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã.
- Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ giải thể tự nguyện qua mạng điện tử, cá nhân
có thẩm quyền hoặc người được cá nhân có thẩm quyền ký ủy quyền sẽ nhận được
giấy biên nhận hồ sơ qua mạng điện tử.
Bước 3: Xử lý hồ sơ
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Tài chính - Kế hoạch gửi thơng báo qua
mạng điện tử cho cá nhân có thẩm quyền ký hoặc người được cá nhân có thẩm quyền

ký ủy quyền để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

5


- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phịng Tài
chính
- Kế hoạch tiến hành ra xác nhận về việc giải thể của hợp tác xã và ra quyết định
thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã. Hợp tác xã phải nộp hồ sơ giải thể tự
nguyện bằng văn bản để đối chiếu và lưu hồ sơ. Đồng thời, hợp tác xã phải nộp lại bản
gốc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã khi nhận giấy xác nhận về việc giải thể hợp
tác xã và quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
- Nếu không thực hiện đăng ký giải thể cho hợp tác xã thì Phịng Tài chính - Kế
hoạch thơng báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho hợp tác xã biết.
Cách thức thực hiện
Hình
thức nộp

Thời hạn
giải quyết

Phí, lệ phí

Mơ tả

Trực tiếp

3 ngày

Lệ phí: Đồng (Mức lệ phí cụ thể do Hội đồng Trực tiếp

nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương quyết định (căn cứ quy định tại Thông tư
số 250/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ
Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc
thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương))

Trực
tuyến

3 ngày

Lệ phí: Đồng (Mức lệ phí cụ thể do Hội đồng
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương quyết định (căn cứ quy định tại Thông tư
số 250/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ
Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc
thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương))

Qua mạng
điện tử trong
trường hợp
Hệ thống
thông tin
quốc gia về
đăng ký hợp
tác xã được
phát triển.


Thành phần, số lượng hồ sơ
Bao gồm:
Tên giấy tờ

Số lượng

Thông báo về việc giải thể hợp tác xã

Bản chính: 1
Bản sao: 0

Nghị quyết của đại hội thành viên về việc giải thể hợp tác xã

6

Bản chính: 1


Bản sao: 0
Biên bản hoàn thành việc giải thể hợp tác xã

Bản chính: 1
Bản sao: 0

Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu của hợp Bản chính: 1
tác xã
Bản sao: 0
Giấy biên nhận của cơ quan thông tin đại chúng về việc nhận
đăng thông báo về việc giải thể hợp tác xã hoặc bản in 03 số báo
liên tiếp đã đăng thông báo về việc giải thể hợp tác xã.


Bản chính: 1
Bản sao: 0

Đối tượng thực hiện: Tổ chức nước ngoài, Hợp tác xã
Cơ quan thực hiện: Phịng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện
Kết quả thực hiện: Giấy xác nhận về việc giải thể hợp tác xã
Tên mẫu đơn, tờ khai: Thông báo về việc giải thể (Phụ lục số I-13 Thông tư số
07/2019/TT BKHĐT)
Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Hợp tác xã phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động của
các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của mình trước khi thực
hiện thủ tục đăng ký giải thể.
Căn cứ pháp lý
- Luật Hợp tác xã ngày 20/11/2012 (Luật Hợp tác xã);
- Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định chi tiết một số điều của
Luật Hợp tác xã (Nghị định số 193/2013/NĐ-CP);
- Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26/05/2014 hướng dẫn về đăng ký hợp
tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã (Thông tư số 03/2014/TTBKHĐT);
- Thông tư số 07/2019/TT-BKHĐT ngày 08/4/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của
hợp tác xã (Thông tư số 07/2019/TT-BKHĐT).
1.2 Giải thể bắt buộc hợp tác xã
1.2.1 Trường hợp giải thể bắt buộc
Khoản 2, Điều 54, Luật hợp tác xã 2012 quy định: Ủy ban nhân dân cùng cấp với
cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quyết

7



định giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
a) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không hoạt động trong 12 tháng liên tục;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không bảo đảm đủ số lượng thành viên tối thiểu
theo quy định của Luật này trong 12 tháng liên tục;
c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không tổ chức được đại hội thành viên thường
niên trong 18 tháng liên tục mà không có lý do;
d) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký;
đ) Theo quyết định của Tòa án;
1.2.2 Thủ tục giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã
Căn cứ vào Khoản 3,4,5,6 Điều 54 luật hợp tác xã 2012, thủ tục giải thể bắt buộc
đối với hợp tác xã như sau:
Bước 1: Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã lập và trình hồ sơ giải
thể bắt buộc cho UBND cùng cấp
Bước 2: Ủy ban nhân dân cùng cấp với cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng
ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra quyết định giải thể và thành lập hội đồng giải thể.
Chủ tịch hội đồng giải thể là đại diện của Ủy ban nhân dân; ủy viên thường trực là đại
diện của cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký; ủy viên khác là đại diện của
cơ quan nhà nước chuyên ngành cùng cấp, tổ chức đại diện, liên minh hợp tác xã tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương (nếu hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là thành viên của
liên minh), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
đóng trụ sở, hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, thành viên, hợp tác
xã thành viên;
Bước 3: Trong vòng 60 ngày kể từ ngày có quyết định giải thể bắt buộc, hội đồng giải
thể có trách nhiệm thực hiện các cơng việc:
- Hồ sơ giải thể bắt buộc gồm quyết định giải thể bắt buộc và giấy chứng nhận
đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Đăng báo địa phương nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký trong 03 số
liên tiếp về quyết định giải thể bắt buộc;
- Thơng báo tới các tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp

hợp tác xã về việc giải thể và thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng;
- Xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Điều
49 của Luật Hợp tác xã;
- Lập biên bản hoàn thành việc giải thể;
- Kinh phí giải thể được lấy từ các nguồn tài chính cịn lại của hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã. Trường hợp khơng đủ thì sử dụng nguồn tài chính từ ngân sách địa phương
cùng cấp với cơ quan đăng ký hợp tác xã.

8


Bước 4: Ngay sau khi hoàn thành việc giải thể, hội đồng giải thể phải nộp 01 bộ hồ sơ
về việc giải thể, con dấu và bản gốc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp
tác xã tới cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký. Việc xử lý các tài liệu khác thực
hiện theo quy định của pháp luật.
Bước 5: Cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp
tác xã phải xóa tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong sổ đăng ký.
Bước 6: Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải thể bắt buộc, hợp tác xã,
liên hiệp hợp tác xã có quyền khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc
khởi kiện ra Tòa án theo quy định của pháp luật
2. Thủ tục phá sản hợp tác xã
Căn cứ pháp lý: Luật phá sản 2014
Bước 1: Nộp và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
*Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là yêu cầu của chủ nợ đề nghị Toà án mở thủ tục
phá sản đối với hợp tác xã mất khả năng thanh toán nợ. Phá sản chỉ được Tòa án xem
xét, giải quyết trên cơ sở có yêu cầu mở thủ tục phá sản. Nộp đơn yêu cầu tuyên bố
phá sản là thủ tục bắt buộc đầu tiên của trình tự giải quyết yêu cầu phá sản hợp tác xã.
Chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy định cụ
thể trong Luật Phá sản. Theo quy định tại Điều 5 Luật Phá sản năm 2014, các đối

tượng sau đây có quyền nộp đơn u cầu Tồ án mở thủ tục phá sản để xem xét và giải
quyết việc phá sản của một hợp tác mất khả năng thanh tốn nợ:
Thứ nhất, đó là các chủ nợ khơng có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần. Mục
đích của Luật Phá sản trước tiên là nhằm bảo vệ quyền tài sản cho các chủ nợ, vì vậy
các chủ nợ là đối tượng đầu tiên có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp tác
xã để thu hồi các khoản nợ của mình. Tuy nhiên, khơng phải tất cả các chủ nợ đều có
quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản mà chỉ có chủ nợ khơng có bảo đảm và chủ
nợ có bảo đảm một phần mới có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản hợp tác xã.
Các chủ nợ có bảo đảm không được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản vì
khoản nợ của họ đã được bảo đảm bằng tài sản của hợp tác xã con nợ hay bảo lãnh của
bên thứ ba.
Thứ hai, những người lao động, cơng đồn cơ sở, cơng đồn cấp trên trực tiếp cơ
sở ở những nơi chưa thành lập công đồn cơ sở có quyền nộp đơn u cầu mở thủ tục
phá sản. Các đối tượng này cũng được phép nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi
hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác
đến hạn đối với người lao động mà hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Người lao động, suy cho cùng, cũng chính là chủ nợ của hợp tác xã đối với các khoản
nợ lương nếu lương của người lao động khơng được thanh tốn đầy đủ.

9


Thứ ba, người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Như vậy, đối với hợp tác
xã mất khả năng thanh tốn thì việc nộp đơn khơng chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ.
Quy định này nhằm giúp hợp tác xã mắc nợ có cơ sở để tự giải thốt mình khỏi tình
trạng mất khả năng thanh tốn, giải quyết một cách hợp pháp các quan hệ nợ nần hoặc
dưới sự giám sát của Toà án, hợp tác xã mắc nợ có thể cùng với các chủ nợ thỏa thuận
các biện pháp hoà giải, tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế thiệt hại.
Thứ tư, thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã

thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi
hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh tốn.
Ngồi ra, Luật Phá sản năm 2014 cũng quy định rõ nghĩa vụ của tổ chức tín dụng
nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng sau khi Ngân hàng nhà nước có
văn bản chấm dứt kiểm sốt đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp
dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn mất khả năng
thanh tốn.
* Thụ lý đơn yêu cầu giải quyết phá sản
Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản yêu cầu giải quyết phá sản được hiểu là
việc Toà án nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, vào sổ thụ lý để giải quyết vụ việc
phá sản.
Nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản cũng như trách nhiệm của Tòa án trong quá trình tiến hành giải quyết vụ việc phá
sản, Luật Phá sản năm 2014 đã có những quy định cụ thể về thụ lý đơn yêu cầu giải
quyết phá sản. Cụ thể, khi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được nộp lên Tòa án, Thẩm
phán được phân công xử lý vụ việc trong thời hạn ba ngày sẽ xem xét và xử lý đơn về
các nội dung sau:
- Nếu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Thẩm phán thông báo cho người nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản,
trừ trường hợp khơng phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;
- Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản chưa đầy đủ, Thẩm phán sẽ thông
báo cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn;
- Nếu thấy thẩm quyền giải quyết vụ việc thuộc Toà án khác, Thẩm phán sẽ làm
thủ tục chuyển đơn lên Tịa án đó;
- Trong một số trường hợp nhất định, Thẩm phán phải trả lại đơn xin yêu cầu mở
thủ tục phá sản.
Thông báo việc xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải bằng văn bản và gửi
cho người nộp đơn và hợp tác xã mất khả năng thanh toán biết.

10



Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc khi có đơn yêu cầu giải quyết phá sản hợp
pháp của đương sự và sau khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm
ứng chi phí phá sản (trừ trường hợp khơng phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí
phá sản).
Ngồi ra, khơng phải trong mọi trường hợp Tòa án đều thụ lý đơn u cầu mở thủ
tục phá sản, Tồ án có quyền trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong các trường
hợp pháp luật quy định, như người nộp đơn khơng có thẩm quyền, khơng sửa đổi, bổ
sung đơn theo quy định, khơng nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản v.v. hoặc
Tồ án khác đã mở thủ tục phá sản đối với hợp tác xã (Điều 35 Luật Phá sản năm
2014).
Bước 2: Mở thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản
Việc mở thủ tục giải quyết u cầu phá sản có vai trị quan trọng trong tiến hành
vụ việc phá sản. Quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản là cơ sở pháp lý để
tiến hành giải quyết phá sản một hợp tác xã; là căn cứ để áp dụng các biện pháp bảo
toàn tài sản của hợp tác xã; là căn cứ để tính thời điểm bắt đầu cho thời hạn một số
hoạt động trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản.
Theo pháp luật phá sản, nếu hợp tác xã khơng có khả năng thanh tốn các khoản
nợ đến hạn khi chủ nợ có u cầu thì các chủ nợ có quyền u cầu Tồ án mở thủ tục
phá sản đối với các hợp tác xã đó. Thẩm phán là người ra quyết định mở thủ tục phá
sản khi hợp tác xã mất khả năng thanh toán (Khoản 2 Điều 9 và khoản 2 Điều 42 Luật
Phá sản năm 2014).
Để đảm bảo tính khách quan, chính xác khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, Tồ
án có thể triệu tập phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu
cầu mở thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức có liên quan để xem xét, kiểm tra các căn cứ
chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh tốn. Nếu có đầy đủ căn cứ
để chứng minh rằng doanh nghiệp, hợp tác xã đã mất khả năng thanh tốn, thì Thẩm
phán ra quyết định mở thủ tục phá sản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn

yêu cầu mở thủ tục phá sản. Quyết định mở thủ tục phá sản của Toà án phải được gửi
cho người nộp đơn, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, chủ nợ, Viện kiểm sát nhân
dân cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh
nơi hợp tác xã có trụ sở chính và đăng cổng thơng tin điện tử của Toà án và 02 số báo
địa phương liên tiếp nơi hợp tác xã mất khả năng thanh tốn có trụ sở chính.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày người tham gia thủ tục phá sản, Viện
kiểm sát nhân dân cùng cấp nhận được quyết định mở hay không mở thủ tục phá sản,
quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản của Tồ án có thể bị đề nghị xem xét lại
hoặc bị kháng nghị. Thẩm quyền xem xét đơn đề nghị hay kháng nghị về quyết định
mở hay không mở thủ tục phá sản thuộc về Toà án cấp trên của Tịa án ra quyết định
mở hay khơng mở thủ tục phá sản.

11


Cùng với việc ra quyết định mở thủ tục phá sản, trong thời hạn 03 ngày làm việc
kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có trách nhiệm chỉ định Quản
tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để làm nhiệm vụ quản lý, thanh lý
tài sản của hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
Sau khi mở thủ tục phá sản, hợp tác xã có thể tiến hành các hoạt động sản xuất,
kinh doanh bình thường. Tuy nhiên, hợp tác xã bị cấm thực hiện một số hoạt động
như: cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản; thanh toán khoản nợ khơng có bảo đảm, trừ
khoản nợ khơng có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho
người lao động trong hợp tác xã theo quy định của pháp luật; từ bỏ quyền đòi nợ;
chuyển khoản nợ khơng có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần
bằng tài sản của hợp tác xã (Điều 48 Luật Phá sản năm 2014).
Hợp tác xã sau khi mở thủ tục phá sản đều phải chịu sự quản lý và giám sát của
Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Quản lý, giám sát
hoạt động của các hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản là việc làm cần
thiết để đảm bảo các hợp tác xã này không tiếp tục mắc sai lầm, tạo cơ sở cho việc xây

dựng thành công phương án sản xuất, kinh doanh sau này.
Bước 3: Hội nghị chủ nợ
Mặc dù không phải là thủ tục bắt buộc trong mọi trường hợp giải quyết phá sản,
song Hội nghị chủ nợ có vai trị quyết định trong việc doanh nghiệp mắc nợ có được
áp dụng thủ tục phục hồi hay khơng, là hình thức pháp lý quan trọng nhất để các chủ
nợ thơng qua đó bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trong tố tụng phá sản. Những
vấn đề pháp lý của Hội nghị chủ nợ gồm:
* Quyền và nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ
Quyền tham gia Hội nghị chủ nợ trước hết thuộc về chủ nợ. Những chủ nợ có tên
trong danh sách chủ nợ đều được quyền tham gia Hội nghị chủ nợ. Họ cũng có thể ủy
quyền bằng văn bản cho người khác để đại diện cho mình nếu bản thân khơng thể trực
tiếp tham gia Hội nghị chủ nợ. Với các trường hợp hợp tác xã mất khả năng thanh toán
và nợ lương người lao động thì những người lao động này là chủ nợ của hợp tác xã.
Trong trường hợp đó, đại diện người lao động, đại diện cơng đồn được người lao
động ủy quyền sẽ tham gia Hội nghị chủ nợ. Trường hợp hợp tác xã được người thứ ba
bảo lãnh cho các giao dịch phát sinh nghĩa vụ tài sản, thì những người bảo lãnh, sau
khi đã trả nợ thay cho hợp tác xã mất khả năng thanh toán trở thành chủ nợ khơng có
bảo đảm của các hợp tác xã đó.
Tham gia Hội nghị chủ nợ là nghĩa vụ đối với chính những hợp tác xã mất khả
năng thanh toán và người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trường hợp khơng
tham gia được thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ
nợ và người được uỷ quyền có quyền, nghĩa vụ như người uỷ quyền. Trường hợp
người đại diện hợp tác xã mất khả năng thanh toán cố ý vắng mặt khơng có lý do chính

12


đáng thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có văn bản đề nghị Tồ
án xử lý theo quy định của pháp luật.
* Nội dung và thể thức hoạt động của Hội nghị chủ nợ

Để Hội nghị chủ nợ được tiến hành, cần số lượng chủ nợ tham dự chiếm ít nhất
51% tổng số nợ khơng có bảo đảm của hợp tác xã bị mất khả năng thanh tốn. Chủ nợ
khơng có bảo đảm là những người yếu thế nhất trong các chủ nợ, khoản nợ của họ nằm
cuối trong thứ tự ưu tiên thanh toán các khoản nợ và không được đảm bảo bằng tài sản
của hợp tác xã. Do vậy, chủ nợ khơng có bảo đảm phải là thành phần không thể thiếu
của Hội nghị chủ nợ. Pháp luật phá sản ln có quy định về tỷ lệ chủ nợ khơng có đảm
bảo tham gia Hội nghị chủ nợ. Theo pháp luật phá sản hiện hành, nếu số lượng chủ nợ
chiếm ít hơn 51% tổng số nợ khơng có bảo đảm tham dự, thì Hội nghị chủ nợ bị hỗn
vì khơng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Việc hoãn Hội nghị chủ nợ phải
được thông báo đến những người tham gia thủ tục phá sản. Trong thời hạn 30 ngày kể
từ ngày hoãn Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất, Thẩm phán phải triệu tập lại Hội nghị chủ
nợ. Việc triệu tập Hội nghị chủ nợ lần thứ hai mà vẫn không đủ điều kiện như điều
kiện áp dụng cho việc triệu tập Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thì Thẩm phán lập biên
bản và quyết định tuyên bố phá sản.
Khác với quy định của Luật Phá sản năm 2004, điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ
nợ theo Luật Phá sản năm 2014 chỉ căn cứ trên số nợ. số chủ nợ tham gia hội nghị
không phải là điều kiện để coi Hội nghị chủ nợ có hợp lệ hay khơng. Điều này có
nghĩa là Hội nghị chủ nợ có thể họp lệ khi chỉ cần một chủ nợ tham gia mà đại diện
cho ít nhất 51% số nợ khơng có bảo đảm.
Việc tham gia Hội nghị chủ nợ thể hiện thiện chí của cả hai bên trong việc tìm ra
giải pháp để khắc phục tình hạng mất khả năng thanh toán của hợp tác xã. Tuy nhiên,
nếu những người có quyền lợi khơng tham gia Hội nghị chủ nợ thì có thể hiểu là họ
khơng có thiện chí tìm ra cách thức cải thiện tình trạng của hợp tác xã mất khả năng
thanh tốn hoặc khơng tin tưởng vào khả năng phục hồi của các hợp tác xã đó. Trong
trường hợp này, việc tuyên bố phá sản hợp tác xã ngay là phù hợp, nhằm tiết kiệm thời
gian, công sức, tiền bạc của các bên liên quan.
Cùng với việc quy định thành phần tham gia Hội nghị chủ nợ, pháp luật phá sản có
những quy định về nội dung của Hội nghị chủ nợ (Điều 81 Luật Phá sản năm 2014).
Hội nghị chủ nợ chủ yếu thảo luận, bàn bạc và quyết nghị các nội dung được pháp luật
quy định. Hội nghị chủ nợ thảo luận về các vấn đề liên quan đến tình trạng của hợp tác

xã đang mất khả năng thanh tốn, thơng qua nghị quyết về các vấn đề đó. Nghị quyết
của Hội nghị chủ nợ được thơng qua khi có q nửa tổng số chủ nợ khơng có bảo đảm
có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ khơng có bảo đảm trở lên biểu quyết tán
thành. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các chủ nợ,
và quyết định được ra theo một trong các hướng sau:

13


Thứ nhất, nghị quyết Hội nghị chủ nợ có thể đưa ra kết luận đề nghị Tồ án đình
chỉ giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu kể từ ngày Toà án ra quyết định mở thủ
tục phá sản đến trước ngày ra quyết định tuyên bố hợp tác xã phá sản hợp tác xã đó
khơng mất khả năng thanh tốn.
Thứ hai, Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra nghị quyết đề nghị áp dụng biện pháp
phục hồi hoạt động kinh doanh đối với hợp tác xã. Trường hợp này, Hội nghị chủ nợ
thấy rằng hợp tác xã có khả năng trả được nợ nếu áp dụng các biện pháp khắc phục để
cứu vãn tình trạng làm ăn thua lỗ và mất khả năng thanh toán.
Thứ ba, Hội nghị chủ nợ có thể ra nghị quyết đề nghị Toà án tuyên bố hợp tác xã
phá sản nếu thấy khơng cịn khả năng cứu vãn, kể cả trường hợp có áp dụng các biện
pháp phục hồi hoạt động kinh doanh.
Pháp luật phá sản đề ra cơ chế đề nghị, kiến nghị xem xét lại và giải quyết đề nghị,
kiến nghị xem xét lại nghị quyết của Hội nghị chủ nợ. Theo đó, trường hợp khơng
đồng ý với nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được nghị quyết của Hội nghị chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ tham gia
Hội nghị chủ nợ có quyền gửi đơn đề nghị, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền
kiến nghị với Chánh án Toà án nhân dân đang giải quyết phá sản xem xét lại nghị
quyết của Hội nghị chủ nợ. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn
bản đề nghị, kiến nghị, Chánh án Toà án nhân dân đang giải quyết phá sản xem xét và
ra một trong các quyết định không chấp nhận đề nghị, kiến nghị hoặc tổ chức lại Hội
nghị chủ nợ. Quyết định giải quyết đề nghị, kiến nghị xem xét lại nghị quyết của Hội

nghị chủ nợ là quyết định cuối cùng (Điều 85 Luật Phá sản năm 2014).
Bước 4: Phục hồi hoạt động kinh doanh của hợp tác xã mất khả năng thanh toán
nợ đến hạn
Phục hồi hoạt động kinh doanh là nội dung thể hiện quan điểm tiến bộ, tính nhân
đạo của pháp luật phá sản hiện đại đối với hợp tác xã mất khả năng thanh toán nợ đến
hạn. Việc áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh đem lại cho hợp tác xã mất
khả năng thanh toán những cơ hội và điều kiện để tổ chức lại hoạt động kinh doanh
Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 chưa chú trọng đến vấn đề phục hồi hoạt
động kinh doanh của hợp tác xã mất khả năng thanh tốn, chưa có những quy định cụ
thể về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh như điều kiện, nội dung, thời hạn thực
hiện phương án phục hồi kinh doanh... Khắc phục nhược điểm này, Luật Phá sản năm
2004 và Luật Phá sản năm 2014 đã đề cao vai trò của các chế định liên quan đến phục
hồi hoạt động của hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Đặc biệt, Luật Phá sản năm
2014 đã tiến thêm một bước nữa khi quyết định tách riêng thủ tục phục hồi hoạt động
kinh doanh thành một chương riêng với những quy định khá chi tiết. Hoạt động phục
hồi kinh doanh của hợp tác xã mất khả năng thanh toán bao gồm những giai đoạn sau:
* Xây dựng và thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh

14


Hợp tác xã mất khả năng thanh toán là chủ thể nắm rõ các hoạt động kinh doanh
của mình nhất nên pháp luật phá sản yêu cầu họ phải xây dựng phương án phục hồi
hoạt động kinh doanh để những người có trách nhiệm xem xét trước khi trình lên để
Hội nghị chủ nợ thông qua. Hội nghị chủ nợ là chủ thể thông qua phương án phục hồi
hoạt động kinh doanh vì phương án này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các chủ
nợ.
Theo trình tự mà Luật Phá sản quy định, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hội
nghị chủ nợ thơng qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh
doanh thì hợp tác xã mất khả năng thanh tốn phải xây dựng phương án phục hồi hoạt

động kinh doanh và gửi cho Thẩm phán, chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý,
thanh lý tài sản cho ý kiến.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án phục hồi hoạt
động kinh doanh của hợp tác xã thì chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh
lý tài sản gửi ý kiến cho hợp tác xã để hoàn thiện phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh. Ngay sau khi nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh đã được
hợp tác xã bổ sung hoàn thiện, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có
nhiệm vụ báo cáo Thẩm phán. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được phương
án phục hồi hoạt động kinh doanh của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý
tài sản, Thẩm phán xem xét trước khi đưa phương án ra Hội nghị chủ nợ xem xét
thông qua.
Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh khi được q nửa tổng số chủ nợ khơng có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ
65% tổng số nợ khơng có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành và có hiệu lực ràng
buộc đối với tất cả các chủ nợ. Trường hợp phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
có sử dụng tài sản bảo đảm thì phải quy định rõ thời gian sử dụng tài sản có bảo đảm,
phương án xử lý tài sản bảo đảm và phải được chủ nợ có bảo đảm bằng tài sản đó đồng
ý. Trường hợp khơng tổ chức lại được Hội nghị chủ nợ hoặc Hội nghị chủ nợ không
thông qua được nghị quyết về việc thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh thì Tồ án tun bố hợp tác xã phá sản.
Sau khi phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của hợp tác xã được Hội nghị
chủ nợ thơng qua, theo quy trình, Thẩm phán sẽ ra quyết định công nhận nghị quyết
của Hội nghị chủ nợ để phương án phục hồi hoạt động kinh doanh đó đi vào triển khai
trong thực tế. Nghị quyết này, khi được thơng qua và cơng nhận, sẽ có hiệu lực đối với
tất cả người tham gia thủ tục phá sản có liên quan.
* Nội dung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của hợp tác xã mất khả năng thanh toán
phải nêu rõ các biện pháp để phục hồi hoạt động kinh doanh; các điều kiện, thời hạn và
kế hoạch thanh toán các khoản nợ. Các biện pháp để phục hồi hoạt động kinh doanh
gồm: huy động vốn; giảm nợ, miễn nợ, hoãn nợ; thay đổi mặt hàng sản xuất, kinh


15


doanh; đổi mới công nghệ sản xuất; tổ chức lại bộ máy quản lý, sáp nhập hoặc chia
tách bộ phận sản xuất; bán cổ phần cho chủ nợ và những người khác; bán hoặc cho
thuê tài sản và các biện pháp khác không trái quy định của pháp luật.
Thời hạn để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh thực hiện theo
nghị quyết của Hội nghị, chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Và trong trường hợp nghị quyết của Hội nghị chủ nợ khơng xác định thời hạn thì thời
hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là không quá 03 năm kể từ
ngày Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
* Giám sát thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
Trong giai đoạn tiến hành các hoạt động phục hồi sản xuất kinh doanh, hợp tác xã
chịu sự giám sát của những người có trách nhiệm liên quan bao gồm Quản tài viên,
doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và chủ nợ của chính họ. Điều này là cần thiết và
để đảm bảo các mục tiêu đặt ra trong kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh được
thực hiện hiệu quả, và hợp tác xã không thể tùy tiện thực hiện các hoạt động kinh
doanh theo ý muốn chủ quan của mình. Ngồi ra, pháp luật phá sản cịn quy định, sáu
tháng một lần, hợp tác xã phải lập báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi
hoạt động kinh doanh của mình cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài
sản và họ có trách nhiệm báo cáo Thẩm phán và thông báo cho chủ nợ (Khoản 2 Điều
93 Luật Phá sản năm 2014). Điều này là cần thiết nhằm giúp các chủ nợ có thể theo
dõi được quá trình thực hiện và triển khai kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của
con nợ.
* Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
Phục hồi hoạt động kinh doanh là một hoạt động được hợp tác xã thực hiện trong
thời gian không quá ba năm với mục đích đưa hợp tác xã thốt khỏi tình trạng mất khả
năng thanh tốn. Kết quả của q trình này là hợp tác xã có thể phục hồi thành công
hoặc thất bại. Dù thành công hay thất bại, việc đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động

kinh doanh của hợp tác xã cũng sẽ được thực hiện. Thẻo quy định của pháp luật, Thẩm
phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của hợp tác xã mất
khả năng thanh toán nếu thuộc một trong các trường hợp: hợp tác xã đã thực hiện
xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh; hợp tác xã không thực hiện được
phương án phục hồi hoạt động kinh doanh; hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi
hoạt động kinh doanh nhưng hợp tác xã vẫn mất khả năng thanh toán (Điều 95 Luật
Phá sản năm 2014).
Bước 5: Tuyên bố hợp tác xã bị phá sản
* Các trường hợp Tòa án tuyên bố phá sản
Theo quy định của Luật Phá sản năm 2014, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố hợp
tác xã bị phá sản trong các trường hợp sau đây:

16


Thứ nhất, trường hợp tuyên bố hợp tác xã phá sản khi Hội nghị chủ nợ không
thành.Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả họp Hội nghị chủ
nợ, Toà án nhân dân ra quyết định tuyên bố hợp tác xã phá sản trong các trường hợp:
(i) Triệu tập Hội nghị chủ nợ lần hai mà vẫn không đủ số chủ nợ tham gia đại diện cho
ít nhất 51% tổng số nợ khơng có bảo đảm, thì Tồ án có thể ra quyết định tun bố
hợp tác xã phá sản; (ii) Hội nghị chủ nợ khơng thơng qua được nghị quyết vì khơng có
đủ q nửa tổng số chủ nợ khơng có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số
nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành; (iii) không tổ chức lại được Hội
nghị chủ nợ hoặc Hội nghị chủ nợ không thông qua được nghị quyết trong đó quyết
định phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của hợp tác xã mất khả năng thanh
toán.
Thứ hai, trường hợp tuyên bố hợp tác xã phá sản sau khi có nghị quyết Hội nghị
chủ nợ. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết của Hội nghị chủ nợ
đề nghị tun bố phá sản thì Tồ án nhân dân xem xét quyết định tuyên bố hợp tác xã
phá sản.

Ngoài ra, sau khi Hội nghị chủ nợ thơng qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ
tục phục hồi hoạt động kinh doanh, Toà án nhân dân quyết định tuyên bố hợp tác xã
phá sản trong các trường họp: (i) hợp tác xã không xây dựng được phương án phục hồi
hoạt động kinh doanh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua
nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh; (ii) Hội nghị
chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của hợp tác xã;
(iii) hợp tác xã không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Quyết định tuyên bố hợp tác xã phá sản phải có các nội dung theo quy định của
pháp luật (Điều 108 Luật Phá sản năm 2014) và có hiệu lực thi hành từ ngày ra quyết
định.
* Đề nghị xem xét lại, kháng nghị và giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định
tuyên bố phá sản.
Hợp tác xã mất khả năng thanh tốn, các chủ nợ, người nộp đơn có quyền đề nghị
xem xét lại quyết định phá sản hợp tác xã của Toà án. Quyền kháng nghị quyết định
tuyên bố phá sản hợp tác xã thuộc về Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với Toà án ra
quyết định tuyên bố phá sản. Thời hạn đề nghị xem xét lại, kháng nghị là 15 ngày kể
từ ngày nhận được quyết định hoặc được thông báo hợp lệ quyết định tuyên bố hợp tác
xã phá sản. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị xem xét lại,
kháng nghị, Toà án đã ra quyết định tuyên bố hợp tác xã phá sản phải gửi hồ sơ vụ việc
phá sản kèm theo đơn đề nghị, kháng nghị cho Toà án cấp trên trực tiếp để xem xét,
giải quyết.
Sau khi nhận được hồ sơ về phá sản kèm theo đơn đề nghị, kháng nghị, Toà án
nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định một tổ gồm 03 Thẩm phán xem xét, giải quyết.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản kèm theo đơn đề

17


nghị, kháng nghị, Tổ Thẩm phán phải tổ chức phiên họp và ra một trong các quyết
định: (i) Không chấp nhận đơn đề nghị, kháng nghị và giữ nguyên quyết định tuyên bố

hợp tác xã phá sản; (ii) sửa quyết định tuyên bố hợp tác xã phá sản; (iii) huỷ quyết
định tuyên bố hợp tác xã phá sản và giao hồ sơ cho Tồ án nhân dân cấp dưới có thẩm
quyền giải quyết lại (Điều 112 Luật Phá sản năm 2014).
Trước đây, Điều 92 Luật Phá sản năm 2004 quy định: “Quyết định giải quyết
khiếu nại, kháng nghị của Tòa án cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng và có hiệu
lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định Tuy nhiên, trong thực tiễn giải quyết có những
quyết định giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định tuyên bố hợp tác xã phá sản
của Tòa án cấp trên trực tiếp có thể -mắc phải sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng
pháp luật hoặc có tình tiết mới. Để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân, đồng thời khơng làm mất lịng tin của người dân và xã hội vào hoạt
động của Tòa án, Luật Phá sản năm 2014 đã quy định về việc xem xét đơn đề nghị,
kháng nghị theo thủ tục đặc biệt (Điều 113 Luật Phá sản năm 2014). Theo đó, trong
thời hạn 15 ngày kể từ ngày Tồ án nhân dân cấp trên trực tiếp ra quyết định giải quyết
đề nghị, kiến nghị mà có đơn đề nghị xem xét lại của người tham gia thủ tục phá sản,
kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc kiến nghị của Tịa án nhân dân thì
Chánh án Toà án nhân dân tối cao xem xét lại quyết định đó khi có một trong các căn
cứ như: (i) Có vi phạm nghiêm trọng pháp luật về phá sản; hoặc (ii) phát hiện tình tiết
mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định tuyên bố phá sản mà Tòa án nhân
dân, người tham gia thủ tục phá sản khơng thể biết được khi Tồ án nhân dân ra quyết
định.
Khi có một trong các căn cứ nêu trên, Tòa án nhân dân tối cao sẽ xem xét giải
quyết và trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, kiến nghị, Chánh
án Toà án nhân dân tối cao có quyền ra một trong các quyết định sau:
- Không chấp nhận đề nghị xem xét lại, kiến nghị và giữ nguyên quyết định của
Toà án nhân dân cấp dưới.
- Huỷ quyết định tuyên bố hợp tác xã phá sản của Tòa án nhân dân cấp dưới, quyết
định giải quyết đề nghị xem xét lại, kiến nghị của Toà án nhân dân cấp trên trực tiếp và
giao hồ sơ về phá sản cho Toà án nhân dân cấp dưới giải quyết lại.
Quyết định giải quyết đơn đề nghị, kiến nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối
cao là quyết định cuối cùng và có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.

Bước 6: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản hợp tác xã
* Xác định tài sản phá sản của hợp tác xã
Xác định tài sản phá sản của hợp tác xã mất khả năng thanh tốn nợ đến hạn có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc xử lý tài sản. Đây là một trong những căn cứ để xác
định một hợp tác xã liệu đã bị mất khả năng thanh toán nợ hay chua. Mặt khác, nó chi
phối việc lựa chọn thủ tục tố tụng trong quá trình giải quyết phá sản và áp dụng hàng

18


loạt các biện pháp bảo tồn tài sản có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các chủ nợ
và hợp tác xã mắc nợ. Luật Phá sản ở hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển đều
đưa ra khái niệm tài sản phá sản nhằm xác định khối tài sản của con nợ đang bị giải
quyết phá sản. 0 Việt Nam, Luật Phá sản năm 2014 không có điều luật quy định riêng
về khái niệm tài sản phá sản mà chỉ quy định theo hướng liệt kê các loại tài sản của
hợp tác xã mất khả năng thanh toán tại Điều 64 Luật Phá sản năm 2014, theo đó:
- Tài sản của hợp tác xã mất khả năng thanh toán gồm: Tài sản và quyền tài sản
mà hợp tác xã có tại thời điểm Tồ án nhân dân quyết định mở thủ tục phá sản; tài sản
và quyền tài sản có được sau ngày Tồ án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản;
giá trị của tài sản bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm mà hợp tác xã phải thanh
toán cho chủ nợ có bảo đảm; giá trị quyền sử dụng đất của hợp tác xã được xác định
theo quy định của pháp luật về đất đai; tài sản thu hồi từ hành vi cất giấu, tẩu tán tài
sản của hợp tác xã; tài sản và quyền tài sản có được do thu hồi từ giao dịch vô hiệu;
các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp hợp tác xã bị tuyên bố phá sản thì việc xử lý tài sản không chia được
thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp tác xã.
So với Luật Phá sản năm 2004, quy định của Luật Phá sản năm 2014 đã mở rộng
thêm một số đối tượng là tài sản của hợp tác xã mất khả năng thanh toán như: Tài sản
thu hồi từ hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản hay tài sản và quyền tài sản cổ được sau
ngày Toà án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản. Quy định thêm như vậy đã dự

liệu và bao quát được rộng hơn các loại tài sản của hợp tác xã. Phương pháp liệt kê các
loại hình tài sản như trên có ưu điểm là giúp các cơ quan tố tụng cũng như các bên liên
quan đánh giá được cụ thể về tình hình tài sản của hợp tác xã nhưng khó có thể bao
hàm hết tồn bộ khối tài sản, gây khó khăn cho việc tính tốn, kiểm sốt, phân chia số
tài sản này.
* Thủ tục thi hành quyết định tuyên bố phá sản
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, cơ
quan thi hành án dân sự có hách nhiệm chủ động ra quyết định thi hành, phân công
Chấp hành viên thi hành quyết định tuyên bố phá sản. Sau khi nhận được quyết định
phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên thực hiện các
nhiệm vụ sau:
- Mở một tài khoản tại ngân hàng đóng tên cơ quan thi hành án dân sự có thẩm
quyền thi hành quyết định tuyên bố phá sản để gửi các khoản tiền thu hồi được của
hợp tác xã phá sản;
- Giám sát Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện thanh lý
tài sản;
- Thực hiện cưỡng chế để thu hồi tài sản, giao tài sản cho người mua được tài sản
trong vụ việc phá sản theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;

19


- Sau khi nhận được báo cáo của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài
sản về kết quả thanh lý tài sản, Chấp hành viên thực hiện phương án phân chia tài sản
theo quyết định tuyên bố hợp tác xã phá sản.
Về thứ tự phân chia tài sản: Tương tự Luật Phá sản năm 2004, Luật Phá sản năm
2014 cũng tách riêng quy định về xử lý các khoản nợ có bảo đảm và các khoản nợ này
được xử lý trước khi hợp tác xã bị tuyên bố phá sản (trừ trường hợp tài sản bảo đảm
không đủ để trả nợ cho các khoản nợ có bảo đảm). Đối với các khoản nợ khơng có bảo
đảm, việc thanh toán chỉ được thực hiện khi Thẩm phán ra quyết định tuyên bố hợp

tác xã phá sản, theo thứ tự: (i) Chi phí phá sản; (ii) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc,
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng
lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết; (iii) Khoản nợ phát sinh sau khi mở
thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của hợp tác xã; (iv)
Nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước; khoản nợ khơng có bảo đảm phải trả cho chủ nợ
trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh tốn do giá trị tài sản
bảo đảm khơng đủ thanh tốn nợ (Điều 54 Luật Phá sản năm 2014).
Trường hợp giá trị tài sản của hợp tác xã sau khi đã thanh tốn đủ các khoản quy
định nêu trên mà vẫn cịn thì phần cịn lại này thuộc chủ sở hữu của hợp tác xã. Nếu
giá trị tài sản không đủ để thanh tốn thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được
thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
II.Giải quyết tình huống
Đề bài tình huống
Phan, Hồng và Tùng cùng góp vốn thành lập cơng ty TNHH Phan Hoàng Tùng,
ngành nghề sản xuất và kinh doanh các sản phẩm gốm, sứ và vật liệu chịu lửa. Cơng ty
Phan Hồng Tùng được cấp đăng ký kinh doanh ngày 03/11/2008. Theo Điều lệ công
ty, Tùng là Chủ tịch hội đồng thành viên, Phan làm giám đốc và là người đại diện theo
pháp luật của cơng ty, Hồng là Phó giám đốc cơng ty.
Sau khi cơng ty Phan Hồng Tùng hoạt động được một thời gian, đã xảy ra những
bất đồng giữa Phan và Tùng trong quản trị công ty. Với tư cách là chủ tịch Hội đồng
thành viên và là người giữ nhiều vốn nhất trong vốn điều lệ của công ty, Tùng đã ra
quyết định cách chức giám đốc của Phan và bổ nhiệm Hoàng làm giám đốc công ty.
Phan không chấp hành quyết định của Tùng và khơng giao lại con dấu của cơng ty.
Sau đó, trên danh nghĩa người đại diện theo pháp luật của công ty, Phan đã tự ý ký
hợp đồng bán một số tài sản của công ty cho ông Mạnh (ông Mạnh là bố nuôi hợp
pháp của Phan) nhưng chưa kịp thực hiện thì đã bị Hồng và Tùng phát hiện và phản
đối.
Câu hỏi:
1. Quyết định của Tùng về việc cách chức giám đốc của Phan và bổ nhiệm
Hoàng làm giám đốc của cơng ty Phan Hồng Tùng?

2. Hợp đồng mua bán mà Phan đã giao kết với Mạnh?
BÀI LÀM

20


1. Quyết định của Tùng về việc cách chức giám đốc của Phan và bổ nhiệm Hoàng làm
giám đốc của cơng ty Phan Hồng Tùng?
“Quyết định của Tùng về việc cách chức giám đốc của Phan và bổ nhiệm
Hoàng làm giám đốc của cơng ty Phan Hồng Tùng là Sai”
Theo Điểm đ) Khoản 2 Điều 55 Luật doanh nghiệp 2020: Quyền và nghĩa vụ của
Hội đồng thành viên
“đ) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ
nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên và người quản lý khác quy định tại Điều lệ
công ty;”
Điểm c khoản 2 điều 59
Khoản 2 điều 56
=> Việc quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối
với Giám đốc cụ thể là việc quyết định cách chức giám đốc Phan thuộc quyền của
Hội đồng thành viên. Vì vậy việc bất đồng với ông Phan trong quản trị công ty, ông
Tùng với tư cách là chủ tịch Hội đồng thành viên và là người giữ nhiều vốn nhất trong
vốn điều lệ của cơng ty, khơng có quyền ra quyết định cách chức giám đốc của
Phan và bổ nhiệm Hồng làm giám đốc cơng ty.
2. Hợp đồng mua bán mà Phan đã giao kết với Mạnh?
*Hợp đồng mua bán của Phan với Mạnh là:
Theo Khoản 1 Điều 12 luật doanh nghiệp 2020: Người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp
“1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh
nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại

diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn,
bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền,
nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”.
=> Theo đó, anh Phan là người đại diện theo pháp luật của công ty nên anh Phan là
người được ký kết hợp đồng bán một số tài sản của công ty cho ông Mạnh.
Tuy nhiên căn cứ theo Khoản 1,2 Điều 67 Luật doanh nghiệp 2020: Hợp đồng, giao
dịch phải được Hội đồng thành viên chấp thuận
“1. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với đối tượng sau đây phải được Hội đồng
thành viên chấp thuận:

21


a) Thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên, Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc, người đại diện theo pháp luật của cơng ty;
b) Người có liên quan của người quy định tại điểm a khoản này;
c) Người quản lý cơng ty mẹ, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý cơng ty
mẹ;
d) Người có liên quan của người quy định tại điểm c khoản này.”
“2. Người nhân danh công ty ký kết hợp đồng, giao dịch phải thông báo cho các
thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm sốt viên về các đối tượng có liên quan và lợi
ích có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó; kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc nội
dung chủ yếu của giao dịch dự định tiến hành. Trường hợp Điều lệ cơng ty khơng quy
định khác thì Hội đồng thành viên phải quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận
hợp đồng, giao dịch trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo và thực
hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 59 của Luật này. Thành viên Hội đồng thành viên
có liên quan đến các bên trong hợp đồng, giao dịch khơng được tính vào việc biểu
quyết.”
Tại đây, theo Điểm đ Khoản 23 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020:
"Người có liên quan là Vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ

chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh
rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý cơng ty, người đại diện theo pháp luật,
Kiểm sốt viên, thành viên và cổ đơng sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;"
=>Vì vậy, hợp đồng, giao dịch giữa cơng ty với người có liên quan của người đại
diện pháp luật (ông Mạnh - bố nuôi hợp pháp của Phan) phải được Hội đồng thành
viên chấp thuận. Theo đó, Người nhân danh cơng ty ký kết hợp đồng, giao dịch phải
thông báo cho các thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm sốt viên về các đối tượng có
liên quan và lợi ích có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó; kèm theo dự thảo hợp
đồng hoặc nội dung chủ yếu của giao dịch dự định tiến hành. Anh Phan đã tự ý ký kết
hợp đồng mua bán tài sản cơng ty mà khơng có sự đồng ý của Hội đồng thành viên, do
đó việc tự ý ký kết hợp đồng mua bán của Phan với Mạnh là khơng hợp pháp.
Bên cạnh đó theo Điểm b Khoản 5 Điều 50 Luật doanh nghiệp 2020:
“5. Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi sau đây:
b) Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác khơng nhằm phục vụ lợi ích của công ty
và gây thiệt hại cho người khác”
Và Điểm b Khoản 1 điều 71 Luật doanh nghiệp 2020:
“1. Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý
khác, người đại diện theo pháp luật, Kiểm sốt viên của cơng ty có trách nhiệm sau
đây:

22


b) Trung thành với lợi ích của cơng ty; khơng lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng
thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của cơng ty để tư lợi hoặc phục vụ
lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;”
=> Do đó Phan phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với công ty về việc Phan đã tự ý
ký hợp đồng bán một số tài sản của công ty cho ông Mạnh mà không nhằm mục đích
lợi nhuận cho cơng ty.


Nếu muốn nó hợp pháp thì phải đưa ra hđtv để quyết định dựa trên tỷ lệ biểu
quyết.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật kinh tế, Trường Đại học Thương mại
2. Giáo trình Luật Thương mại, Đại học Luật Hà Nội
3. Giáo trình Luật Kinh doanh, Đại học Quốc Gia Hà Nội
4. Các văn bản Luật và văn bản hướng dẫn
5. Tạp chí Luật học, Đại học Luật Hà Nội
6. Tạp chí dân chủ và pháp luật, Bộ Tư Pháp

24


BIÊN BẢN HỌP NHĨM LẦN 1:
Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------o0o---------------

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 9 – LẦN 1
Học phần: Luật kinh tế 1
Mã lớp: 2214PLAW0321
Thki gian: 20h-21h
Địa điểm: Làm viê cˆ online trên google meet
Thành viên tham gia: Tất cả thành viên tham gia đầy đủ
Mục tiêu:
- Tìm hiểu đề tài, lên kế hoạch cụ thể.

- Nhóm trưởng phân cơng cơng viê ˆc.
Nôil dung công viê c:
l
- Các thành viên tham gia góp ý vào bài thảo luâ nˆ .
- Phân công công viê ˆc và ra hạn nô ˆp bài.
Hạn nôpl bài: Nô ˆp trước 30/03/2022
Đánh giá cuộc họp: Các thành viên có mă tˆ đầy đủ, các thành viên đều đóng góp ý
kiến.
Nhóm Trưmng
Đào Văn Phúc

25


×