Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Nghiên cứu cấu trúc rừng ngập mặn tại cồn trong cửa sông ông trang, huyện ngọc hiển, tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.4 MB, 162 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



HỨA MỸ NGỌC



NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC CÂY THÂN GỖ RỪNG NGẬP MẶN
TẠI CỒN TRONG CỬA SÔNG ÔNG TRANG,
HUYỆN NGỌC HIỂN, TỈNH CÀ MAU


Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 604260


LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VIÊN NGỌC NAM



Thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2011
i


Lời cảm ơn

Trong quá trình thực hiện khóa luận, tôi phải tiếp cận với những vấn đề
khá mới và bỡ ngỡ đối với tôi, thật may mắn khi tôi nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ từ thầy cô, anh chị, bạn bè. Khi bài viết này có thể hoàn tất, nghĩa là
tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ những người mà tôi rất trân
trọng.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tiến sĩ Viên Ngọc Nam,
người Thầy không những đã định hướng cho tôi khả năng tiếp cận và triển
khai đề tài của luận văn, Thầy đã tạo những điều kiện làm việc và nghiên cứu
tốt nhất cho tôi. Thầy còn là người cho tôi sự tự tin trong quá trình thực hiện
đề tài của mình và là người cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong cuộc sống
và lòng nhiệt huyết hăng say với công việc.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trong khoa Sinh học,
trường Đại học Khoa học Tự Nhiên (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh): TS. Trần
Triết, TS. Nguyễn Du Sanh, TS. Lê Xuân Thuyên, TS. Nguyễn Phi Ngà, cô Lê
Bạch Mai đã gợi ý, tạo điều kiện cho tôi tham gia và thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thanh Mai – khoa Công
nghệ Sinh học trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ trong lúc tôi
gặp khó khăn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Anh Tuấn (Phòng Thực vật), anh
Nguyễn Thái Minh Quân, anh Chung, chị Hương, chị Mai, chị Uyên, anh
Thắng (Phòng Sinh môi), anh Thế, anh Hiền, Trang, Phong, Sang, Quốc (lớp
sinh thái khóa 17) đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi cũng gửi đến các em Đỗ Thị Hường (lớp sinh thái khóa 18), Trung,
Trinh, Phúc, Hạnh …lời cám ơn. Các em đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình
thu thập số liệu.
Cám ơn dự án: “Động thái của vành đai rừng ngập mặn vùng cửa sông
Sài Gòn - Đồng Nai và ven biển Đồng bằng sông Cửu Long” đã tạo điều kiện để
ii


tôi hoàn thành đề tài.
Tôi xin cám ơn một người đã luôn động viên, chia sẻ và giúp tôi trong
những lúc tôi gặp khó khăn.
Cuối cùng, con xin cám ơn Cha, Mẹ đã luôn bên con, động viên con và
tạo mọi điều kiện để con có được ngày hôm nay.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 12 năm 2010
Hứa Mỹ Ngọc

































iii

TÓM TẮT

Đề tài: “Nghiên cứu cấu trúc rừng ngập mặn tại Cồn Trong cửa sông Ông
Trang, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau” được thực hiện trong thời gian từ tháng
10 năm 2009 đến tháng 10 năm 2010.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
- Xác định và mô hình hóa một số quy luật cấu trúc rừng ngập mặn và các yếu
tố môi trường tại Cồn Trong cửa sông Ông Trang, Huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà
Mau.
- Từ kết quả thu được đề xuất các biện pháp lâm sinh phù hợp.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
- Điều tra thu thập số liệu trong 20 ô tiêu chuẩn (10 m × 10 m) trên thực địa.
Dựa theo phương pháp nghiên cứu cấu trúc rừng ngập mặn của Cintron và
cộng sự (1984) trong cuốn phương pháp nghiên cứu cấu trúc rừng ngập mặn
của UNESCO (1984).
- Áp dụng các phương pháp định lượng trong thống kê toán học với sự hỗ trợ
của các phần mềm để xử lý và tính toán, đảm bảo độ chính xác trong nghiên

cứu khoa học.
Đề tài thu được những kết quả sau:
- Các yếu tố pH và độ ngập triều có khác nhau trên các tuyến nghiên cứu.
- Quan hệ giữa chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực (Hvn – D
1,3
) và
diện tích tán với đường kính ngang ngực (S
tán
– D
1,3
) có tương quan chặt chẽ
và được mô phỏng bằng phương trình tối ưu nhất.
- Kết cấu tổ thành loài trong phạm vi nghiên cứu có 4 loài: Đước đôi chiếm
36%, Mắm trắng chiếm 33%, Vẹt tách chiếm 24% và Bần trắng chiếm 7%.
- Phân bố loài trong phạm vi nghiên cứu đều là phân bố theo đám.
- Độ tàn che: Qua nghiên cứu cho thấy độ tàn che trung bình của khu vực là
63,72 ± 0,09%, cao nhất là 88,42% và thấp nhất là 13,47%.
- Tái sinh cây con: Cây con phát triển theo tỉ lệ nghịch với độ tàn che. Số cây
con tái sinh trung bình là 12.612 cây/ha.
iv

- Cấu trúc đứng: Mỗi tuyến nghiên cứu có phân bố số cây theo cấp chiều cao
theo những quy luật khác nhau. Nghiên cứu tổng thể cho thấy đường biểu
diễn của cả khu vực có quy luật phân bố số cây theo cấp chiều cao là đỉnh
lệch phải.
- Cấu trúc ngang: Quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính ngang ngực
khác nhau ở từng tuyến. Hầu hết các tuyến có đường biểu diễn quy luât phân
bố số cây theo cấp kính có đỉnh lệch trái.























v

ABSTRACT

Title: "Research on mangrove trees structure in Con Trong – Cua Ong Trang,
Ngoc Hien district, Ca Mau province" is carried out from October 2009 to
October 2010.
The objectives of the research are:
- Identify and modeling the structure rules of mangroves and other environmental
factors in Con Trong – Cua Ong Trang, Ngoc Hien district, Ca Mau province.

- From the results obtained suggest appropriate silvicultural treatments.
Methods of study:
- Data is collected in the 20 square plots (10 m × 10 m) on the field. Based on the
mangrove research method of forest structure of UNESCO (1984) to study the
structure of mangrove Gilberto Cintron et al (1984).
- Application of quantitative methods in mathematical statistics with the assistance
of software for processing and calculation, ensuring accuracy in scientific research.
The results are as followings:
- The pH and tidal flooding is different between transects.
- The relationship between height and diameter at breast height (H
vn
- D
1,3
), Canopy
area with diameter at breast height (S
tán
- D
1,3
) and correlated closely simulated by
the optimal equations.
- The structure of species is four species in studied areas are: Rhizophora occupied
of 36%, Avicennia alba (33%), Bruguiera paviflora (24%) and Sonneratia alba is
7% of total species.
- Species distribution in studied area is aggregated.
- Canopy coverage is 63.72 ± 0.09%, the highest was 88.42% and the lowest was
13.47%.
- Natural regeneration seedling: Seedlings developed in the thin canopy. Number of
regenerated seedlings is 12,612 trees/ha.
- Vertical structure: Each transect has tree frequency and height in different rules.
vi


But the research area indicated the distribution curve of tree frequency and height is
on the left of the height mean.
- Horizontal structure: The model of distribution of trees frequency by diameter at
breast height is differences in each transect. In most of the peaks of curve are in the
left of the diameter mean.





































vii

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN i
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC vii
CHỮ VIẾT TẮT xi
DANH MỤC BẢNG xiii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ xv
DANH MỤC HÌNH xvi
MỞ ĐẦU xviii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1
1.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN 1
1.1.1. Khái niệm về hệ sinh thái rừng ngập mặn 1
1.1.2. Phân bố rừng ngập mặn trên thế giới 2
1.1.2.1. Vị trí phân bố 2
1.1.2.2. Giới hạn về sự phân bố rừng ngập mặn 2

1.1.2.3. Thực trạng rừng ngập mặn trong những năm gần đây 4
1.1.3. Phân bố rừng ngập mặn ở Việt Nam 5
1.1.3.1. Vị trí phân bố 5
1.1.3.2. Diện tích rừng ngập mặn 5
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn 7
1.1.4.1. Khí hậu 7
1.1.4.2. Các yếu tố thủy văn 8
1.1.4.3. Chất hữu cơ trong đất 8
1.1.5. Thực vật rừng ngập mặn 9
1.1.6. Vai trò và chức năng của rừng ngập mặn 10
1.2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 11
1.2.1. Khái niệm cấu trúc hệ sinh thái rừng 11
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc rừng ngập mặn 12
viii

1.2.2.1. Diễn thế sinh thái thực vật và việc xây dựng trên đất liền 12
1.2.2.2. Các ảnh hưởng của địa mạo 12
1.2.2.3. Các dải hóa lý và sự phân vùng 12
1.2.2.4. Sự phát tán trụ mầm và sự phân bố 12
1.2.2.5. Cấu trúc rừng và sự tiêu thụ các trụ mầm 13
1.2.2.6. Cấu trúc rừng và sự cạnh tranh 13
1.2.3. Sự phân tầng trong rừng ngập mặn 14
1.2.4. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng ngập mặn trong và ngoài nước 14
1.2.4.1. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng ngập mặn trên thế giới 14
1.2.4.2. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng ngập mặn Việt Nam 18
1.3. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 20
1.3.1. Vị trí địa lý 21
1.3.2. Khí hậu 22
1.3.3. Yếu tố thủy văn 22
1.3.4. Địa hình 23

1.3.5. Tính chất đất 24
1.3.5.1. Kết cấu đất 24
1.3.5.2. Dung trọng đất 24
1.3.5.3. Độ mặn và các dạng đất mặn 24
1.3.6. Chất lượng nước 25
1.3.7. Thực vật ở Cà Mau 25
1.3.7.1. Thảm thực vật rừng ngập mặn 25
1.3.7.2. Diễn thế tự nhiên của các loài cây rừng ngập mặn chính thức 25
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. VỊ TRÍ THU MẪU 27
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 28
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 28
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.4.1. Thu thập dữ liệu 29
ix

2.4.2. Ngoại nghiệp 29
2.4.2.1. Các nhân tố vô sinh 29
2.4.2.2. Nhân tố hữu sinh 30
2.4.3. Nội nghiệp 32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38
3.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG 38
3.1.1. pH của đất 38
3.1.2. Chế độ ngập triều 40
3.2. TƯƠNG QUAN CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐIỀU TRA 41
3.2.1. Đặc điểm các nhân tố điều tra 41
3.2.2. Tương quan giữa chiều cao vút ngọn và
đường kính ngang ngực (H
vn
-D

1.3
) 44
3.2.2.1. Tương quan H
vn
- D
1.3
của loài Bần trắng 45
3.2.2.2. Tương quan H
vn
- D
1.3
của loài Mắm trắng 46
3.2.2.3. Tương quan H
vn
- D
1.3
của loài Đước đôi 47
3.2.2.4. Tương quan H
vn
- D
1.3
của loài Vẹt tách 49
3.2.2.5. Tương quan H
vn
- D
1,3
của cả khu vực 50
3.2.3. Tương quan giữa diện tích tán và đường kính ngang ngực (S
T
- D

1,3
) 52
3.2.3.1. Tương quan S
tán
- D
1,3
của loài Bần trắng 52
3.2.3.2. Tương quan S
tán
- D
1,3
của loài Mắm trắng 53
3.2.3.3. Tương quan S
tán
- D
1,3
của loài Đước đôi 54
3.2.3.4. Tương quan S
tán
- D
1,3
của loài Vẹt tách 56
3.2.3.5. Tương quan S
tán
- D
1,3
cả khu vực 57
3.3. CẤU TRÚC RỪNG NGẬP MẶN TẠI KHU VỰC CỒN TRONG CỬA
SÔNG ÔNG TRANG 58
3.3.1. Cấu trúc sinh thái 58

3.3.1.1. Tổ thành loài 58
3.3.1.2. Các chỉ số đa dạng sinh học 61
3.3.1.3. Phân tích mối quan hệ giữa các loài 64
x

3.3.1.4. Phân tích mối quan hệ giữa các quần xã 65
3.3.2. Phân bố loài 67
3.3.3. Xác định độ tàn che 67
3.3.4. Tình hình tái sinh cây con 69
3.3.5. Cấu trúc theo phương thẳng đứng (N – H
vn
) 70
3.3.5.1. Cấu trúc đứng (N – H
vn
) trên tuyến 1 70
3.3.5.2. Cấu trúc đứng (N – H
vn
) trên tuyến 2 71
3.3.5.3. Cấu trúc đứng (N – H
vn
) trên tuyến 3 72
3.3.5.4. Cấu trúc đứng (N – H
vn
) trên tuyến 4 73
3.3.5.5. Cấu trúc đứng (N – H
vn
) trên tuyến 5 74
3.3.5.6. Cấu trúc đứng (N – H
vn
) cả khu vực khảo sát 75

3.3.6. Cấu trúc theo phương nằm ngang (N –D
1,3
) 76
3.3.6.1. Cấu trúc ngang (N –D
1,3
) trên tuyến 1 77
3.3.6.2. Cấu trúc ngang (N –D
1,3
) trên tuyến 2 77
3.3.6.3. Cấu trúc ngang (N –D
1,3
) trên tuyến 3 78
3.3.6.4. Cấu trúc ngang (N –D
1,3
) trên tuyến 4 79
3.3.6.5. Cấu trúc ngang (N –D
1,3
) trên tuyến 5 80
3.3.6.6. Cấu trúc ngang (N –D
1,3
) cả khu vực khảo sát 81
3.3.7. Chỉ số phức tạp (Ic) 82
3.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC RỪNG VÀ
CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG 84
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
4.1. KẾT LUẬN 88
4.2. KIẾN NGHỊ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC





xi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

KÍ HIỆU NỘI DUNG
ARH Hỗn giao Mấm trắng – Đước đôi
AVI Mấm trắng
BRU Vẹt tách
C% Phần trăm độ tàn che
CNM Cây ngập mặn
D
1.3,
DBH Đường kính ngang ngực, đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m
ĐDSH Đa dạng sinh học
D
tán
Đường kính tán
F Hệ số F (Fisher)
G Tiết diện ngang
GPS Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu
H
DC
Chiều cao dưới cành
H
vn
Chiều cao vút ngọn
Ic Chỉ số phức tạp

Ln Logarit cơ số e (e = 2,7128)
N Số cây
OT Ông Trang
Pa Xác suất của tham số a của phương trình
Pb Xác suất của tham số b của phương trình
P
hàm
Xác suất của phương trình
PT Phương trình
R Hệ số tương quan
RHI Đước đôi
RNM Rừng ngập mặn
S
tán
Diện tích tán cây rừng
S Diện tích ô đo đếm
xii

SAV Hỗn giao Bần trắng – Mấm trắng
SE Sai số tiêu chuẩn
S
l
Thành phần loài
TS Tái sinh
V Thể tích cây

























xiii

DANH MỤC BẢNG

BẢNG TRANG
Bảng 1.1. Hiện trạng và quá khứ của rừng ngập mặn trên thế giới 4
Bảng 1.2. Số loài cây RNM theo nhiều tác giả 10
Bảng 1.3. Địa mạo – thổ nhưỡng ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau 23
Bảng 2.1. Đặc điểm và ký hiệu 5 tuyến đã khảo sát 28
Bảng 2.2. Phiếu đo đếm ngoài thực địa 32
Bảng 3.1. pH đất của các ô đo đếm ở tầng 10 cm và 40 cm 38

Bảng 3.2. Kết quả so sánh giá trị pH của các tuyến trong khu vực nghiên cứu
bằng LSD 95% 39
Bảng 3.3. Độ ngập triều tại các ô mẫu 40
Bảng 3.4. Đặc điểm các nhân tố điều tra 42
Bảng 3.5. Các phương trình biểu thị quy luật tương quan giữa H
vn
- D
1,3

của loài Bần trắng 45
Bảng 3.6. Các phương trình biểu thị quy luật tương quan giữa H
vn
- D
1,3

của loài Mấm trắng 46
Bảng 3.7. Các phương trình biểu thị quy luật tương quan giữa H
vn
- D
1,3

của loài Đước đôi 48
Bảng 3.8. Các phương trình biểu thị quy luật tương quan giữa H
vn
và D
1,3

của loài Vẹt tách 49
Bảng 3.9. Các phương trình biểu thị quy luật tương quan giữa H
vn

- D
1,3

cả khu vực nghiên cứu 50
Bảng 3.10. Các phương trình biểu thị quy luật tương quan giữa S
tán
- D
1,3

của loài Bần trắng 52
Bảng 3.11. Các phương trình biểu thị quy luật tương quan giữa S
tán
- D
1,3

của loài Mấm trắng 53
Bảng 3.12. Các phương trình biểu thị quy luật tương quan giữa S
tán
- D
1,3

của loài Đước đôi 55
xiv

Bảng 3.13. Các phương trình biểu thị quy luật tương quan giữa S
tán
- D
1,3

của loài Vẹt tách 56

Bảng 3.14. Các phương trình biểu thị quy luật tương quan giữa S
tán
- D
1,3

cả khu vực nghiên cứu 57
Bảng 3.15: So sánh thành phân loài và mật độ cá thể giữa các ô đo đếm
trong khu vực 60
Bảng 3.16. Các chỉ số ĐDSH của các ô đo đếm 62
Bảng 3.17. Phần trăm độ tàn che của các ô đo đếm 68
Bảng 3.18. Số cây tái sinh trên 1 ha 69
Bảng 3.19. Chỉ số phức tạp của các ô trong khu vực nghiên cứu 82




















xv

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

BIỂU ĐỒ TRANG
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ biểu thị mối tương quan giữa H
vn
- D
1,3

của loài Bần trắng 46
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ biểu thị mối tương quan giữa H
vn
- D
1,3

của loài Mấm trắng 47
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ biểu thị mối tương quan giữa H
vn
- D
1,3

của loài Đước đôi 48
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ biểu thị mối tương quan giữa H
vn
- D
1,3

của loài Vẹt tách 50

Biểu đồ 3.5. Biểu đồ biểu thị mối tương quan giữa H
vn
- D
1,3
khu vực nghiên cứu 51
Biểu đồ 3.6. Biểu đồ biểu thị mối tương quan giữa S
tán
- D
1,3

của loài Bần trắng 53
Biểu đồ 3.7. Biểu đồ biểu thị mối tương quan giữa S
tán
- D
1,3

của loài Mấm trắng 54
Biểu đồ 3.8. Biểu đồ biểu thị mối tương quan giữa S
tán
- D
1,3

của loài Đước đôi 55
Biểu đồ 3.9. Biểu đồ biểu thị mối tương quan giữa S
tán
- D
1,3

của loài Vẹt tách 56
Biểu đồ 3.10. Biểu đồ biểu thị mối tương quan giữa S

tán
- D
1,3

cả khu vực nghiên cứu 58
Biểu đồ 3.11. Đường cong ưu thế biểu thị tính đa dạng loài trong các quần xã 64
Biểu đồ 3.12. Mối quan hệ giữa các loài 65
Biểu đồ 3. 13. Mối quan hệ giữa các quần xã 66
Biểu đồ 3.14. Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N - H
vn
) của tuyến 1 70
Biểu đồ 3.15. Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N - H
vn
) của tuyến 2 71
Biểu đồ 3.16. Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N - H
vn
) của tuyến 3 72
xvi

Biểu đồ 3.17. Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N - H
vn
) của tuyến 4 73
Biểu đồ 3.18. Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N - H
vn
) của tuyến 5 74
Biểu đồ 3.19. Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N - H
vn
)
của khu vực nghiên cứu 75
Biểu đồ 3.20. Phân bố số cây theo cấp đường kính (N - D

1,3
) của tuyến 1 77
Biểu đồ 3.21. Phân bố số cây theo cấp đường kính (N - D
1,3
) của tuyến 2 78
Biểu đồ 3.22. Phân bố số cây theo cấp đường kính (N - D
1,3
) của tuyến 3 79
Biểu đồ 3.23. Phân bố số cây theo cấp đường kính (N - D
1,3
) của tuyến 4 80
Biểu đồ 3.24. Phân bố số cây theo cấp đường kính (N - D
1,3
) của tuyến 5 81
Biểu đồ 3.25. Phân bố số cây theo cấp đường kính (N - D
1,3
)
của khu vực nghiên cứu 82



















xvii

DANH MỤC HÌNH

HÌNH TRANG
Hình 1.1. Các vùng phân bố RNM trên thế giới 3
Hình 1.2. Phân bố các khu vực RNM ở Việt Nam 6
Hình 2.1. Vị trí ô mẫu được xác định bằng GPS 27
Hình 2.2. Mô tả cách đo các chỉ tiêu sinh trưởng cây 31
Hình 2.3. Mô tả cách xác định mật độ cây tái sinh 32
Hình 2.4. Mô tả phương pháp xác định độ tàn che 34






























xviii

MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề
Rừng ngập mặn (RMN) nằm ở vị trí tiếp giáp với biển, ở các vùng cửa sông
ven biển - một hệ sinh thái chuyển tiếp giữa môi trường biển và đất liền. Chúng
được tạo lập bởi nhiều loài thực vật có khả năng vừa chịu mặn vừa chịu ngập.
Những loài thực vật RNM có hệ thống rễ chằng chịt, thân cây chắc khoẻ, tán
to, sinh trưởng nhanh, chịu sóng, gió, chịu ngập nên có ý nghĩa rất lớn trong việc
bảo vệ và phát triển các vùng đất bồi tụ, hạn chế xói lở bờ, làm giảm tốc độ gió
sóng, tạo điều kiện để cố định bãi lầy, mở rộng diện tích cho sản xuất nông nghiệp
và định cư. Bên cạnh đó, RMN còn cung cấp các các nguyên vật liệu có giá trị như:
than, củi, gỗ, thuốc chữa bệnh…và là nơi bảo tồn, phát triển lý tưởng cho các loài

chim, hải sản và nhiều loài động vật có giá trị như: Khỉ, Lợn rừng, Kỳ đà, Chồn,
Trăn…
Rừng ngập mặn có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ môi trường, điều hoà khí
hậu. Ngày nay, với sự phát triển của ngành du lịch sinh thái thì RMN được xem là
nơi lý tưởng để thu hút khách du lịch tham quan và học tập nghiên cứu.
Tuy nhiên, do hậu quả chiến tranh để lại, sức ép của việc gia tăng dân số và
đặc biệt là sự ấm lên toàn cầu dẫn đến hiện tượng băng tan cùng với việc nhận thức
chưa đầy đủ của con người về vai trò và vị trí của RNM dẫn đến việc khai thác, tàn
phá quá mức (nuôi tôm không có kế hoạch, phá rừng để lấy đất làm sản xuất nông
nghiệp, làm ruộng muối, khu công nghiệp…) khiến rừng suy giảm cả về số lượng
lẫn chất lượng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và hệ sinh thái.
Hệ sinh thái RNM là một hệ sinh thái rất nhạy cảm và tương đối phức tạp
bao gồm nhiều thành phần với các quy luật sắp xếp khác nhau theo không gian và
thời gian. Do đó, để duy trì và ổn định được hệ sinh thái này đòi hỏi chúng ta phải
có những nghiên cứu và tìm hiểu sâu về chúng, trong đó việc nghiên cứu về đặc
điểm cấu trúc rừng thực sự cần thiết. Bên cạnh đó, hệ sinh thái RNM nằm ở vùng
ven biển, nơi các yếu tố môi trường thay đổi nhanh chóng (hoạt động của thuỷ triều,
xix

lưu lượng dòng chảy khiến cho đất bồi hoặc lở nhanh chóng…), đã ảnh hưởng trực
tiếp đến phân bố, thay thế loài, sinh trưởng và phát triển của các loài. Vì thế, để sử
dụng hệ sinh thái RNM một cách hiệu quả cần có sự hiểu biết cơ bản về cấu trúc và
các yếu tố tác động lên chúng. Chính vì sự cần thiết này mà chúng tôi tiến hành đề
tài: “Nghiên cứu cấu trúc cây thân gỗ rừng ngập mặn tại Cồn Trong cửa sông
Ông Trang, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau”. Đây là khu vực hệ sinh thái rừng
ngập mặn được xem là ít chịu tác động bởi con người do đó để nghiên cứu cấu trúc
rừng chọn Cồn Trong cửa sông Ông Trang rất thích hợp vì nơi đây đang diễn ra quá
trình diễn thế tự nhiên hết sức đặc sắc.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Nhằm xác định và mô hình hóa một số quy luật cấu trúc rừng ngập mặn và
các yếu tố môi trường tại Cồn Trong cửa sông Ông Trang, Huyện Ngọc Hiển, tỉnh
Cà Mau.

Ý nghĩa đề tài
Kết quả của việc tìm hiểu cấu trúc rừng ngập mặn để:
- Đề xuất các biện pháp lâm sinh phù hợp giúp các nhà quản lý có biện pháp
qui hoạch, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên RNM và có hướng bảo vệ, phục
hồi tốt hơn, đặc biệt là phát huy được khả năng phòng hộ, chống xói mòn và
bảo vệ môi trường sinh thái.
- Đề tài này đóng góp một phần vào nguồn tư liệu cho dự án: “Động thái của
vành đai rừng ngập mặn vùng cửa sông Sài Gòn - Đồng Nai và ven biển
Đồng bằng sông Cửu Long”.

Giới hạn đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu các đặc điểm về cấu trúc của các cây thân gỗ có
D
1,3
≥ 5 cm và một số các yếu tố môi trường như: pH đất, thuỷ triều ảnh hưởng đến
cấu trúc tại Cồn Trong cửa sông Ông Trang, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN
1.1.1. Khái niệm về hệ sinh thái rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái quan trọng của hệ thống đất
ngập nước. Là một hệ sinh thái đặc biệt với những điều kiện sinh thái đặc trưng: khí
hậu nóng, đất mặn ngập nước quanh năm, hoặc có thuỷ triều lên xuống, thường
xuyên thiếu khí và oxy khi ngập nước, đất chưa ổn định, với môi trường đó, một

quần hợp thực vật không họ hàng với nhau nhưng có những đặc tính sinh lý giống
nhau, thích nghi sinh thái giống nhau tạo nên một kiểu rừng được gọi là rừng ngập
mặn [1]. Các hệ sinh thái RNM mang lại lợi ích cho người dân sống ở vùng bờ biển
và giúp các nhà khoa học nghiên cứu đất ngập nước và các hệ sinh thái của chúng.
Saenger và cộng sự (1983) cũng đã mô tả rừng ngập mặn như là hệ cây rừng
ven biển của vùng duyên hải nhiệt đới và á nhiệt đới. Vì thế thuật ngữ rừng ngập
mặn "mangrove" đã được sử dụng để cho các cây sống trong bùn, đất ướt ở vùng
triều nhiệt đới và á nhiệt đới. Ngày nay nhiều nhà nghiên cứu còn gọi là rừng ven
biển "coastal woodland", rừng triều "tidal forest" như là rừng ngập mặn "mangrove
forest” [7].
Một cách tổng quát, rừng ngập mặn là những cây thân gỗ và cây bụi mọc
dưới mức triều cao của triều cường [22]. Vì vậy hệ thống rễ của chúng thường
xuyên bị ngập trong nước mặn, mặc dầu nước có thể được pha loãng do dòng nước
ngọt và chỉ ngập một hay hai lần trong năm [23].
Thuật ngữ "ngập mặn" dùng để chỉ một tập hợp của những cây nhiệt đới và
cây bụi mọc ở vùng triều. Rừng ngập mặn bao gồm khoảng 16 họ và 40 - 50 loài
(tùy theo phân loại). Theo Tomlinson (1986), các tiêu chuẩn sau đây được yêu cầu
cho một loài được chỉ định là một rừng ngập mặn "thực sự là rừng ngập mặn":
a. Bổ sung thực sự cho môi trường ngập mặn.
b. Đóng một vai trò quan trọng trong cấu trúc quần xã và có khả năng hình
2
thành cấu trúc quần thụ thực sự.
c. Sự biệt hóa hình thái để thích ứng với môi trường sống này.
d. Sự biệt hóa sinh lý để thích ứng với môi trường sống của chúng.
e. Phân loại tách biệt từ thân trên mặt đất [30].
Như vậy, rừng ngập mặn là thuật ngữ được sử dụng để mô tả sự đa dạng của
những loài thực vật thích nghi hoàn toàn với môi trường ẩm ướt và mặn. Rừng ngập
mặn có thể đặc trưng đối với một loại cá thể. Các thuật ngữ như quần xã rừng ngập
mặn, hệ sinh thái ngập mặn, rừng ngập mặn, rừng ngập mặn đầm lầy, và “Mangal”
được sử dụng thay thế cho nhau để mô tả toàn bộ quần xã rừng ngập mặn [30].

1.1.2. Phân bố RNM trên thế giới
1.1.2.1. Vị trí phân bố
Trên thế giới, RNM che phủ khoảng 22 triệu ha diện tích toàn cầu, nhưng
diện tích của chúng bị giảm sút do hoạt động của con người trong vài thập niên
trước. Snedaker (1993), Tuan và cộng sự. (2002) đã ghi nhận còn khoảng 15 triệu
ha RNM trên thế giới. Chúng được phân bố ở các vùng đầm lầy và cồn cát dọc theo
đường bờ biển, cửa sông, các vịnh nước nông và các đầm lầy gần biển trong các
khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới (Hình 1.1). Các khu RNM thường được định vị
giữa 32 độ vĩ Bắc và 28 độ vĩ Nam. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các khu rừng Đước
ở phía Bắc bán cầu từ 24 độ vĩ Bắc tới 32 độ vĩ Nam phụ thuộc vào nhiệt độ không
khí và nước tại khu vực đó. Số lượng loài RNM biến động theo khu vực địa lí, vị trí
cửa sông và vị trí dọc theo sườn vùng bờ biển giữa lúc triều lên và xuống [33].
1.1.2.2. Giới hạn về sự phân bố rừng ngập mặn
Sự phát triển mạnh mẽ của rừng ngập mặn xuất hiện tại cửa sông lớn như
sông Hằng ở Bangladesh, sông Fly ở Papua New Guinea và đồng bằng sông Cửu
Long tại Việt Nam. Amazon và Congo, hai con sông lớn nhất trên thế giới, không
có rừng ngập mặn. Các yếu tố sau đây được coi là yếu tố quyết định phân phối
chính của rừng ngập mặn:
a. Khí hậu. Rừng ngập mặn là rừng nhiệt đới và không chịu nhiệt độ đóng
băng. Giới hạn phân bố của chúng trên toàn thế giới thay đổi tùy theo không khí và
3
nhiệt độ nước. Sự phong phú của rừng ngập mặn cũng bị ảnh hưởng do sự khô cằn,
và phát triển mạnh mẽ dọc theo bờ biển có lượng mưa đầu vào cao.
b. Độ mặn. Muối nói chung không phải là một nhu cầu cấp thiết cho sự tăng
trưởng, vì hầu hết rừng ngập mặn có thể phát triển trong nước ngọt. Tuy nhiên,
chúng không phát triển trong môi trường sống nước ngọt hoàn toàn vì chúng phải
cạnh tranh với các loài nước ngọt khác. Vì thế, độ mặn đóng vai trò quan trọng
trong việc loại trừ các loài thực vật có mạch khác mà không thích nghi với sự phát
triển trong một môi trường sống mặn.
c. Sự ngập triều. Ảnh hưởng của thủy triều không những là một nhu cầu mà

còn đóng vai trò quan trọng gián tiếp:
 Sự ngập lụt bởi nước mặn sẽ giúp loại bỏ hầu hết các thực vật có
mạch và làm giảm sự cạnh tranh.
 Thủy triều mang nước mặn lên cửa sông để chống lại dòng chảy ra
của nước ngọt và mở rộng sự phát triển của rừng ngập mặn nội địa.
 Thủy triều vận chuyển trầm tích, chất dinh dưỡng và nước sạch ra môi
trường rừng ngập mặn, sản xuất carbon hữu cơ và giảm các hợp chất
lưu huỳnh.











Hình 1.1. Các vùng phân bố RMN trên thế giới [33].

4
 Ở nơi sự bốc hơi cao, triều cường giúp đất giải phóng và độ mặn
giảm.
d. Trầm tích và năng lượng sóng. Rừng ngập mặn phát triển tốt nhất trong
một môi trường trầm tích với năng lượng sóng thấp. Sóng cao ngăn chặn: Cây con
hình thành, hệ thống rễ và ngăn chặn tích tụ trầm tích có ích [30].
1.1.2.3. Thực trạng rừng ngập mặn trong những năm gần đây
Do rất nhiều nguyên nhân: Sự canh tranh đất nuôi trồng thủy sản, nông
nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, du lịch và sự biến đổi khí hậu, sử dụng sai mục

đích của RNM mà diện tích của chúng đã giảm đi đáng kể trong những thập kỷ qua.
Trước thực trạng đó, RNM đã thu hút được nhiều sự quan tâm, tuy nhiên diện tích
rừng vẫn không ngừng bị mất nhưng với tỉ lệ thấp hơn. Cụ thể, từ con số 187.000 ha
bị mất hàng năm trong những năm 1980 (chiếm 1,04%/ năm) giảm xuống còn
102.000 ha/năm (chiếm 0,66%) trong khoảng thời gian (2000 – 2005). Các số liệu
cho thấy trong 25 năm qua khoảng 3.600.000 ha đã bị mất (chiếm khoảng 20% diện
tích RNM toàn cầu năm 1980). Trong đó khu vực Châu Á bị thiệt hại nặng nhất. Số
liệu được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.1. Hiện trạng và quá khứ của rừng ngập mặn trên thế giới [24].
Diện tích RNM
những năm gần
nhất

1980

1990
Sự thay đổi hàng
năm
1980-1990

2000
Sự thay đổi hàng
năm
1990-2000

2005
Sự thay đổi hàng
năm
2000-2005


Vùng
1000ha Năm 1000ha 1000ha 1000ha % 1000ha 1000ha % 1000ha 1000ha %
Châu
Phi
3243 1997 3670 3428 -24 -0,68 3218 -21 -0,63 3160 -12 -0,36
Châu Á
6048 2002 7769 6741 -103 -1,41 6163 -58 -0,89 5858 -61 -1,01
Bắc và
Trung
Mỹ
2358 2000 2951 2592 -36 -1,29 2352 -24 -0,97 2263 -18 -0,77
Đại
Dương
2019 2003 2181 2090 -9 -0,42 2012 -8 -0.38 1972 -8 -0,39
Nam
Mỹ
2038 1992 2222 2073 -15 -0,69 1996 -8 -0,38 1978 -4 -0,18
Thế
giới
15705 2000 18794 16925 -187 -1,04 15740 -118 -0,72 15231 -102 -0,66

5
1.1.3. Phân bố RNM ở Việt Nam
1.1.3.1. Vị trí phân bố
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, giữa 23
0
22’ tới 8
0
30’ vĩ Bắc và
102

0
10’ đến 109
0
24’ vĩ Tây. Việt Nam có đường biên giới giáp với phía Bắc Trung
Hoa, phía Tây và Nam giáp với biển Đông của Việt Nam và phía Tây giáp với Lào
và Campuchia. Tổng diện tích đất khoảng 320 ngàn km
2
và chiều dài đường bờ biển
là 3.260 km [33].
Rừng ngập mặn Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi
trường. Chúng cũng hỗ trợ kinh tế cho nông dân, những người sống ở vùng cửa
sông và miền duyên hải. Từ Bắc tới Nam, rừng ngập mặn xuất hiện ở 4 vùng địa lý
[26]:
 Vùng I từ Cái Mơn tới Đồ Sơn.
 Vùng II từ Đồ Sơn tới Lạch Tường.
 Vùng III từ Lạch Tường tới Vũng Tàu.
 Vùng IV từ Vũng Tàu tới Hà Tiên (Hình 1.2).
1.1.3.2. Diện tích rừng ngập mặn
RNM Việt nam đã từng bao phủ diện tích khoảng 400.000 ha vào năm 1943.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà diện tích RNM giảm đi rất nhanh.
Trong vòng 57 năm (1943 – 2000) đã mất đi 253.210 ha, chiếm 62% tổng diện tích
RNM năm 1943. Điều này cho thấy tốc độ mất RNM ở Việt Nam là rất cao, khoảng
4.400 ha/năm. Cụ thể tính đến tháng 12/2000, tổng diện tích RNM khoảng 155.290
ha, trong đó RNM tự nhiên chỉ có 32.402 chiếm 21%, diện tích RNM trồng là
122.892 ha chiếm 79% [12].
Ở Việt Nam, RNM khá phong phú về số lượng các loài thực vật: 37 loài cây
ngập mặn chính thức, trên 70 loài cây tham gia RNM. Trong số đó có 30 loài cây
cho gỗ, 14 loài cây cho tanin, 24 loài cây dùng làm phân xanh, 21 loài được sử dụng
làm thuốc, 21 loài cho mật nuôi ong, 1 loài cho nhựa để sản xuất nước giải khát,
đường, cồn [12].


×