Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Luận án tiến sĩ mỹ cảm aware trong văn học nhật bản qua tiểu thuyết truyện genji của murasaki shikibu và ngàn cánh hạc của kawabata yasunari

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 168 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG THỊ MỸ NHỊ

MỸ CẢM AWARE TRONG VĂN HỌC NHẬT BẢN QUA
TIỂU THUYẾT TRUYỆN GENJI CỦA MURASAKI SHIKIBU
VÀ NGÀN CÁNH HẠC CỦA KAWABATA YASUNARI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI - 2018

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG THỊ MỸ NHỊ

MỸ CẢM AWARE TRONG VĂN HỌC NHẬT BẢN QUA
TIỂU THUYẾT TRUYỆN GENJI CỦA MURASAKI SHIKIBU
VÀ NGÀN CÁNH HẠC CỦA KAWABATA YASUNARI

Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài
Mã số:

62 22 02 45

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS NGUYỄN ĐỨC NINH

HÀ NỘI - 2018

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng: luận án này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
kết quả đƣợc trình bày trong luận án là trung thực và chƣa đƣợc ai khác cơng bố
trên bất kì cơng trình nghiên cứu nào.
Tác giả

Hoàng Thị Mỹ Nhị

i

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Lời cảm ơn
Trong q trình thực hiện luận án, tơi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ và
động viên của các thầy cô giáo, đồng nghiệp và ngƣời thân.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Khoa Văn học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất đối với nghiên cứu
sinh trong học tập và nghiên cứu tại trƣờng.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Viện nghiên cứu Đơng Nam Á đã ủng
hộ nhiệt tình trong thời gian học tập và nghiên cứu để tôi hồn thành luận án.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất tới GS.TS Nguyễn Đức Ninh, ngƣời
thầy đã tận tình hƣớng dẫn trong thời gian nghiên cứu sinh thực hiện luận án cũng
nhƣ khơi gợi niềm đam mê và nhiệt huyết cho tơi khi đến với văn hóa và văn học
Nhật Bản.
Cuối cùng, tơi xin tỏ lịng biết ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã động
viên, khích lệ để tơi có thể hồn thành luận án này.
Tác giả

Hoàng Thị Mỹ Nhị

ii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
LờI CAM ĐOAN ........................................................................................................ I
LờI CảM ƠN .............................................................................................................. II
MỤC LỤC .................................................................................................................III
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................9
1.1. Các nghiên cứu về mỹ cảm aware .......................................................................9
1.2 Các nghiên cứu về mỹ cảm aware trong Truyện Genji ......................................21
1.3 Các nghiên cứu về mỹ cảm aware trong Ngàn cánh hạc ...................................27
1.4 Các nghiên cứu so sánh aware trong Truyện Genji và Ngàn cánh hạc ..............33
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH MỸ CẢM AWARE .......................................39
2.1 Ảnh hƣởng của văn hóa - xã hội Nhật Bản đối với sự hình thành aware ...........39
2.2 Khái niệm aware và các quan niệm thẩm mỹ khác ............................................60
2.3 Murasaki và Kawabata từ cuộc đời đến tác phẩm ..............................................66
CHƢƠNG 3. SẮC THÁI BỀN VỮNG CỦA AWARE QUA TRUYỆN GENJI VÀ

NGÀN CÁNH HẠC ...................................................................................................73
3.1 Aware trƣớc sự biến đổi của thời gian ................................................................73
3.2 Aware trƣớc vẻ đẹp của con ngƣời .....................................................................81
3.3 Aware trƣớc vẻ đẹp thiên nhiên ..........................................................................90
CHƢƠNG 4. NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA AWARE QUA TRUYỆN GENJI VÀ NGÀN
CÁNH HẠC .............................................................................................................109
4.1 Aware với thân phận con ngƣời ........................................................................109
4.2 Aware từ dòng chảy nội tâm đến dòng ý thức ..................................................121
KẾT LUẬN .............................................................................................................145
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ...............................................................................................................149
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................150
PHỤ LỤC ................................................................................................................150

iii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhật Bản là quần đảo có đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên, lịch sử và con
ngƣời trở nên huyền bí và uy lực không chỉ trong tâm thức ngƣời Nhật mà còn trong
sự ngƣỡng mộ của cả thế giới. Nơi đây đƣợc bao bọc bởi bốn bề đại dƣơng mênh
mông. Đất nƣớc có bốn mùa đầy hoa trái ngọt ngào và cũng tiềm ẩn nhiều hiểm họa
khôn lƣờng của thiên nhiên. Một quốc đảo huyền thoại và thiêng liêng đƣợc biết
đến qua lịch sử hàng ngàn năm xây dựng đất nƣớc thần kỳ và với câu chuyện bầu
rƣợu trƣờng sinh về ngọn núi Phú Sĩ ngàn năm tuyết phủ. Mảnh đất nuôi dƣỡng
những con ngƣời với tâm hồn mềm mại nhƣ cánh đào mong manh trong gió xn và
khí chất sắc lạnh nhƣ ánh sáng của thanh bảo kiếm. Những đặc điểm đó đã sản sinh

một nền văn hóa phong phú và giàu bản sắc dân tộc cũng nhƣ có thành tựu văn học
nghệ thuật độc đáo.
Nhật Bản là một quốc gia có nền văn hóa lớn và riêng biệt ở Châu Á. Đất
nƣớc có q trình phát triển lịch sử tƣ tƣởng lâu đời và hệ thống mỹ học hình thành
từ rất sớm. Ngay từ thuở hồng hoang, ngƣời Nhật đã chú trọng đến tính thẩm mỹ
trong đời sống và đề cao cái đẹp trong nghệ thuật. Do vậy, mỹ học Nhật Bản đƣợc
xem bắt đầu định hình từ thời kỳ Heian với các quan niệm thẩm mỹ cơ bản nhƣ
aware, yugen, wabi-sabi, miyabi, okashi, trong đó aware là mỹ cảm đặc trƣng nhất.
Cho đến nay, việc xây dựng khái niệm mỹ học trên cịn có nhiều tranh luận sơi nổi
trong giới nghiên cứu bởi vì đây là những khái niệm rất khó lí giải cặn kẽ. Hơn thế,
trải qua nhiều thời kì văn hóa khác nhau, các mỹ cảm có những biến đổi nhất định
và khó có thể đƣa ra một cách hiểu chính xác nhất và các định nghĩa chỉ mang tính
tƣơng đối. Việc xác định lại một khái niệm mỹ học là việc làm cần thiết để làm rõ
hơn những giá trị của quan niệm thẩm mỹ của ngƣời Nhật trong quá khứ. Bên cạnh
đó, từ khi ra đời, các quan niệm thẩm mỹ ảnh hƣởng trở lại đối với đời sống văn
hóa và mang tính định hƣớng cho toàn bộ hoạt động nghệ thuật. Vậy nên, có thể từ
các tác phẩm văn học để định giá lại biểu hiện của một khái niệm thẩm mỹ.
Chính vì thế, luận án lựa chọn hai tác phẩm văn học tiêu biểu Truyện Genji
và Ngàn cánh hạc ở hai thời kỳ cổ đại và hiện đại nhằm làm rõ những phạm trù của

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


aware. Trong thời kỳ Heian, văn hóa Nhật Bản có quá trình phát triển hƣớng nội
mạnh mẽ và đạt nhiều thành tựu. Mỹ cảm aware là đại diện tiêu biểu cho tƣ duy
nghệ thuật thuần Nhật thời kỳ này. Dấu ấn của aware khơng chỉ có ở trong âm nhạc,
thƣ pháp, hội họa, thơ ca mà còn đƣợc lƣu giữ trong văn học. Có thể xem Truyện
Genji (源氏物語, Genji Monogatari) của nhà văn Murasaki Shikibu là cuốn tiểu

thuyết vô song chứa đựng xúc cảm thẩm mỹ tiêu biểu này. Trong xã hội hiện đại,
sau thế chiến thứ hai, xã hội Nhật có nhiều bất ổn khơng chỉ về kinh tế - xã hội mà
cịn có sự xáo trộn và phân tầng lớp tri thức theo nhiều trƣờng phái khác nhau. Đối
với Kawabata, bên cạnh nêu cao tinh thần quốc học và Tân cảm giác, nhà văn có
thái độ gạn đục khơi trong qua việc tiếp thu văn học phƣơng Tây và tơn vinh giá trị
văn hóa truyền thống Nhật Bản. Do đó, trải qua thời gian dài sau đó, tác giả
Kawabata Yasunari vẫn muốn làm sống lại tinh thần aware trong các tác phẩm văn
học, đặc biệt là Ngàn cánh hạc (千羽鶴, Senbazuru). Sự gặp gỡ kì diệu này đã đƣợc
chính nhà văn lớn Kawabata khẳng định khi ơng cho rằng các tác phẩm của ơng có
sự tiếp thu những giá trị độc đáo của Truyện Genji bởi ông muốn làm sống lại tinh
thần dân tộc thông qua cách làm mới của mình. Có thể xem, Ngàn cánh hạc là một
trong bộ ba tác phẩm đạt giải Nobel văn học phản ánh đặc trƣng tinh thần dân tộc
qua thấu kính hiện đại. Một trong những yếu tố làm nên sự thành cơng đó vẫn là
tinh thần aware trong những xúc cảm mới. Do đó, việc lựa chọn hai tác phẩm trên
để làm rõ những đặc điểm cơ bản và biến đổi của aware trong thời cổ đại và hiện
đại là xác đáng.
Trong bối cảnh hội nhập văn hóa quốc tế, Nhật Bản đƣợc biết đến không chỉ
bởi thành tựu nền kinh tế mà cịn là một nền văn hóa lớn. Sự khác biệt và cuốn hút
của nền văn hóa và con ngƣời Nhật Bản làm cho các dân tộc khác có sự kính trọng,
mến mộ và có khát vọng tìm hiểu sâu sắc hơn. Thực tế là, hơn một thập kỷ qua, với
việc Nhật thực hiện chính sách hƣớng Nam đến các nƣớc Đơng Nam Á thì Việt
Nam vẫn là nƣớc ít có sự hiểu biết về văn hóa Nhật Bản, đặc biệt đối với nền văn
học Nhật. Vì thế, đề tài chúng tôi tập trung nghiên cứu mỹ cảm aware sẽ làm rõ
đƣợc những giá trị văn hóa nguồn đƣợc tiếp nối trong văn hóa hiện đại, nhằm hiểu
sâu sắc hơn về đặc trƣng văn hóa và con ngƣời Nhật Bản từ quá khứ đến hiện tại.

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Với những lí do trên, việc thực hiện đề tài “Mỹ cảm aware trong văn học
Nhật Bản qua tiểu thuyết Truyện Genji của Murasaki Shikibu và Ngàn cánh hạc của
Kawabata Yasunari” có tính cấp thiết và thực tiễn ứng dụng cao. Đề tài sẽ là tài liệu
tham khảo đối với những ngƣời nghiên cứu liên quan đến văn hóa nói chung và văn
học Nhật Bản nói riêng ở trƣờng đại học và các cơ sở nghiên cứu. Luận án sẽ cung
cấp những hiểu biết về đất nƣớc và con ngƣời Nhật góp phần thúc đẩy hiểu biết lẫn
nhau giữa hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận án nhằm phân tích những cơ sở hình thành mỹ cảm aware
thơng qua yếu tố xã hội, tơn giáo và tín ngƣỡng, truyền thống văn học nhằm làm rõ
khái niệm mỹ cảm aware. Bên cạnh đó, luận án đƣa ra những vấn đề liên quan đến
cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Murasaki và Kawabata để thấy đƣợc những ảnh
hƣởng của đời sống cá nhân nhà văn đối với cảm quan thẩm mỹ của tác giả trong
quá trình sáng tác.
Từ việc làm rõ khái niệm và nội dung của aware, luận án tập trung làm rõ
đặc điểm cơ bản của xúc cảm thẩm mỹ aware trƣớc vẻ đẹp của con ngƣời và thiên
nhiên qua Truyện Genji và Ngàn cánh hạc.
Cuối cùng, luận án sẽ làm rõ các điểm khác biệt của aware trong Truyện
Genji và Ngàn cánh hạc qua quan niệm về đời sống xã hội và đời sống cá nhân, tập
trung vào vấn đề thân phận con ngƣời và chiều sâu nội cảm trong dòng ý thức của
nhân vật.
Để đạt đƣợc mục đích trên, nhiệm vụ của đề tài là khảo sát, đánh giá và phân
tích các yếu tố nhƣ: thời gian, nhân vật, thiên nhiên, kết cấu, biểu tƣợng … trong
Truyện Genji và Ngàn cánh hạc. Bên cạnh đó, thơng qua việc phân tích bối cảnh
nƣớc Nhật thời kỳ Heian và xã hội hiện đại Nhật Bản nhằm đƣa ra những lý giải về
sự ảnh hƣởng của yếu tố thời đại làm biến đổi quan niệm thẩm mỹ aware. Đề tài
còn sử dụng những so sánh và đối chiếu những biểu hiện giống và khác nhau của
aware qua hai tác phẩm để thấy đƣợc sự kế thừa và phát huy đầy sáng tạo của các
nhà văn khi hấp thu những tinh hoa văn hóa dân tộc qua nghệ thuật ngơn từ.


3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu chính của luận án là sự vận động và biến đổi của
aware qua hai tác phẩm Truyện Genji và Ngàn cánh hạc.
Phạm vi văn bản đƣợc sử dụng chính trong luận án gồm hai tác phẩm Truyện
Genji và Ngàn cánh hạc qua bản dịch tiếng Việt và tiếng Anh.
Đối với Truyện Genji, tác giả sử dụng bản dịch tiếng Việt Truyện kể Genji
(1991) do Nguyễn Đức Diệu chịu trách nhiệm xuất bản và bản dịch tiếng Anh The
Tale of Genji (1992) của Edward G.Seidensticker dịch từ tiếng Nhật. Việc dùng bản
dịch tiếng Anh nhằm bổ sung hai chƣơng 50 (東屋-Azumaya- Eastern Cottage) và
51 (浮舟-Ukifune-A Drifting Boat) chƣa đƣợc đƣa vào trong bản dịch tiếng Việt.
Đối với tác phẩm Truyện Genji bằng tiếng Nhật, hiện nay có rất nhiều phiên bản
khác nhau và với khả năng tiếng Nhật có hạn, nghiên cứu sinh sử dụng rất ít trong
việc tra từ chỉ chức danh các quan trong triều và các bài thơ nhằm đối chiếu ngữ
nghĩa với bản dịch tiếng Việt.
Đối với Ngàn cánh hạc, luận án sử dụng văn bản tiếng Việt Ngàn cánh hạc
trong quyển sách Tuyển tập tác phẩm Kawabata Yasunari (2005) và bản dịch tiếng
Anh Thousand Cranes (1984) do Edward G.Seidensticker dịch từ tiếng Nhật. Việc
sử dụng bản dịch tiếng Anh nhằm so sánh và đối chiếu với bản dịch tiếng Việt liên
quan đến nội dung trong tác phẩm.
Việc lựa chọn bản dịch tiếng Anh Truyện Genji và Ngàn cánh hạc của dịch
giả Edward G.Seidensticker cũng có nhiều lý do. Trƣớc hết, dịch giả này đƣợc đánh
giá cao ở Mỹ và tác phẩm dịch của ông đƣợc sử dụng nhiều trong giới nghiên cứu
Nhật và trên thế giới. Ơng có sự am hiểu về ngơn ngữ và văn hóa Nhật sâu rộng và
các tác phẩm dịch của ông đều từ nguyên bản tiếng Nhật.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Căn cứ vào đối tƣợng nghiên cứu chính trong luận án, chúng tôi sử dụng
cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu chính sau:
Đối với mỹ cảm aware, luận án sử dụng cách tiếp cận mỹ học: Aware là
quan niệm thẩm mỹ rộng khơng chỉ gói gọn trong nghệ thuật mà cịn có ở những sự
vật hiện tƣợng khách quan trong đời sống xã hội, thiên nhiên và con ngƣời. Vậy

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nên, có thể tiếp cận aware từ nhiều phƣơng diện nhƣ là một hiện tƣợng thẩm mỹ, là
một đối tƣợng của mỹ học nhằm xác định các nội dung của aware khi xác định nội
dung nghiên cứu của đề tài.
Nhìn từ hiện tƣợng thẩm mỹ, aware là quan niệm thẩm mỹ thì nó có những
đặc điểm nhƣ: tính độc đáo thẩm mỹ của ngƣời Nhật, mối tƣơng quan giữa tƣ tƣởng
và thẩm mỹ của con ngƣời. Điều này có nghĩa là aware cũng có những đặc điểm
thẩm mỹ của phƣơng Đơng và trên thế giới. Aware cịn là đối tƣợng thẩm mỹ thể
hiện đời sống xã hội của con ngƣời. Vậy nên, con ngƣời là đối tƣợng trung tâm của
nghệ thuật và xúc cảm con ngƣời là nhân tố cơ bản trong sự phản ánh của hình
tƣợng nghệ thuật.
Nhìn từ góc độ nghệ thuật, aware là một dạng thức tƣ tƣởng và quan niệm
nghệ thuật của ngƣời nghệ sỹ. Quan niệm này có mối mối liên quan đến hiện thực
cuộc sống bởi vì ngƣời nghệ sỹ lấy chất liệu hiện thực để cảm nhận và sáng tạo lại
thành những tác phẩm nghệ thuật dƣới sự ảnh hƣởng của aware. Ngƣợc lại, khi
muốn hiểu đƣợc tƣ tƣởng của con ngƣời thì có thể giải mã các hình tƣợng nghệ
thuật và quan niệm thẩm mỹ. Hơn thế, muốn hiểu xã hội nói chung thì có thể tiếp
cận con ngƣời vì con ngƣời là chủ thể của xã hội mà nó tạo ra. Tác phẩm văn học là
một thành tố của nghệ thuật, tƣ tƣởng thẩm mỹ aware trong văn học phản ánh mối

quan hệ giữa cuộc sống, nhà văn và tác phẩm một cách biện chứng và sâu sắc. Điều
này thể hiện rõ nét khi aware chú trọng phản ánh cảm xúc của con ngƣời chính là tƣ
tƣởng và tình cảm của con ngƣời khi nhận thức về cuộc sống.
Nhìn từ đối tƣợng mỹ học, có thể xem tồn bộ đời sống thẩm mỹ và nghệ
thuật là đối tƣợng nghiên cứu của mỹ học. Vậy nên, việc tìm hiểu aware là nghiên
cứu mối quan hệ thẩm mỹ của con ngƣời đối với thực tại thể hiện qua tác phẩm
nghệ thuật. Hay nói cách khác, từ tác phẩm Truyện Genji và Ngàn cánh hạc trong
mối quan hệ với nhà văn Murasaki và Kawabata có thể làm rõ quan niệm thẩm mỹ
aware. Nhƣ vậy, tìm hiểu mối quan hệ thẩm mỹ là phải có sự tham gia của đối
tƣợng thẩm mỹ và chủ thể thẩm mỹ là cách làm mang tính biện chứng, hợp với quy
luật sáng tạo nghệ thuật thể hiện qua những đặc điểm cơ bản của chủ thể thẩm mỹ
nhƣ: tính tinh thần, tính xã hội, tính cảm tính, tình tình cảm. Bên cạnh đó, vì mối

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


quan hệ thẩm mỹ đặc trƣng là có tính hình tƣợng thể hiện nhƣ trong tác phẩm nghệ
thuật nên tác phẩm văn học là dạng thức biểu hiện tập trung cao độ của mối quan hệ
thẩm mỹ. Cho nên, nghiên cứu mỹ học không thể không nghiên cứu văn học.
Từ lý thuyết mỹ học trên có thể xác định đƣợc các nội dung nghiên cứu cơ
bản của luận án. Trƣớc hết, làm rõ sự hình thành mỹ cảm aware phải dựa trên đời
sống văn hóa và xã hội Nhật Bản. Tiếp đến, đề tài sẽ làm rõ đối tƣợng của aware là
gì? Từ đó, chỉ ra đặc điểm chung nhất của aware thế kỷ XI và XX. Cuối cùng, làm
rõ chủ thể thẩm mỹ chính là nhà văn và nhân vật thể hiện trong tác phẩm qua ý thức
thẩm mỹ, cảm xúc thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, quan điểm thẩm mỹ, lý tƣởng thẩm
mỹ ảnh hƣởng gì đối với aware. Đồng thời, đƣa ra những so sánh về sự khác biệt
của aware trong thế kỷ XX và đề xuất khái niệm mới.
Đối với tác phẩm Truyện Genji và Ngàn cánh hạc, luận án sử dụng cách tiếp

cận văn hóa học hay nói cách khác tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn văn hóa.
Các phƣơng diện biểu hiện văn hóa trong tác phẩm nhƣ tơn giáo, nghệ thuật, triết
học thơng qua các mã văn hóa tồn tại bên trong tác phẩm và bên ngoài tác phẩm.
Từ cách tiếp cận này có thể dựa vào các mã văn hóa trong tác phẩm để lí giải
và phát hiện về các giá trị nội dung, tƣ tƣởng, quan niệm thẩm mỹ và cấu trúc văn
bản của hai tiểu thuyết. Bên cạnh đó, có thể đánh giá đƣợc vị trí, phong cách, quan
niệm thẩm mỹ của tác giả và giá trị tác phẩm. Nhƣ vậy, tiếp cận tác phẩm văn học
từ góc nhìn văn hóa trong Truyện Genji và Ngàn cánh hạc là tìm ra các đặc tính
thẩm mỹ aware trong thời kỳ Heian và thời Showa thông qua các mã văn hóa trong
tác phẩm nhƣ hệ thống biểu tƣợng, huyền thoại-mẫu gốc, kí hiệu đặc biệt và mã văn
hóa ngồi tác phẩm nhƣ thời đại nhà văn đang sống, vốn sống và năng lực nhà văn.
Do đó, xã hội học-lịch sử và phân tâm học là cách tiếp cận chính và linh hoạt trong
việc triển khai nội dung luận án.
Sau khi xác định cách tiếp cận trên, luận án sẽ sử dụng các phƣơng pháp chủ
đạo để triển khai nội dung.
Phƣơng pháp nghiên cƣ́u liên ngành : Trong quá trình triển khai, luận án vận
dụng các kiến thức về tôn giáo, triết học, tâm lý học và lịch sử để lý giải các cơ sở
hình thành mỹ cảm aware cũng nhƣ biểu hiện đặc trƣng của mỹ cảm này trong

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Truyện Genji và Ngàn cánh hạc. Tùy theo từng vấn đề để áp dụng các kiến thức
theo mức độ rộng, hẹp khác nhau nhằm đem đến một nhận thức khoa học chung về
mỹ cảm aware. Việc tìm hiểu đặc điểm văn hóa, xã hội và bối cảnh lịch sử Nhật
Bản cổ đại và hiện đại nhằm góp phần làm rõ hơn các nội dung biểu hiện của aware
trong hai giai đoạn lịch sử khác nhau trong quá khứ.
Phƣơng pháp nghiên cứu thi pháp học, tập trung vào phƣơng pháp cấu trúchình thức đƣợc sử dụng chính để giải mã hai tác phẩm văn học và tìm ra biểu hiện

của mỹ cảm aware. Trƣớc hết, đối tƣợng của thi pháp học là tính văn học và các thủ
pháp tạo nên tác phẩm. Mục đích của phƣơng pháp này là giải mã văn bản (ngôn
ngữ) dựa vào so sánh sự phát triển của hệ thống thi pháp nhƣ thể loại, cốt truyện,
kết cấu, tác giả, nhân vật, không gian, thời gian, điểm nhìn, đã làm nên giá trị thẩm
mỹ của văn bản (tác phẩm văn học). Bên cạnh đó, luận án áp dụng nghiên cứu thi
pháp về phƣơng diện lịch sử. Đây là một lý thuyết xây dựng trên cơ sở nghiên cứu
so sánh lịch sử phƣơng thức tạo nên tác phẩm văn học. Đó chính là cách sử dụng
các phƣơng thức cảm nhận và đánh giá văn bản căn cứ vào hoàn cảnh ra đời và phát
triển của chúng trong những trƣờng hợp cụ thể và lịch sử nhất định. Việc sử dụng
phƣơng pháp này nhằm làm rõ sự phát triển lịch sử của các phƣơng thức, phƣơng
tiện tạo nên mỹ cảm aware nói chung và trong Truyện Genji và Ngàn cánh hạc nói
riêng. Mục tiêu cuối cùng là đặt aware trong tiến trình lịch sử văn học để xác định
những đặc điểm, sự cách tân và bản sắc độc đáo của mỹ cảm. Bên cạnh đó, phƣơng
pháp này cho phép đề tài dễ dàng tìm ra nguyên nhân hình thành, sự tồn tại và phát
triển của mỹ cảm trong hai giai đoạn lịch sử mỹ học cụ thể thông qua văn học. Từ
đó, tập trung làm rõ ý thức nghệ thuật, nhận thức thẩm mỹ, quan niệm về cái đẹp của
con ngƣời thể hiện tập trung nhất trong mỹ cảm aware trong mối quan hệ chặt chẽ
với tác phẩm. Để thực hiện phƣơng pháp này cần thực hiện các thao tác nhƣ phân
tích, miêu tả, so sánh, phân loại…
5. Đóng góp của luận án
Về mặt nội dung, việc làm rõ một quan niệm thẩm mỹ thông qua tác phẩm
văn học là cách làm mới của luận án. Đề tài sẽ xác định lại nội dung biểu hiện của
mỹ cảm aware từ góc nhìn văn học qua hai trƣờng hợp nghiên cứu điển hình Truyện

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Genji và Ngàn cánh hạc. Từ những cơ sở hình thành, đặc tính bền vững và biến đổi

của aware trong các tác phẩm Truyện Genji và Ngàn cánh hạc cho thấy đƣợc đặc
điểm cơ bản của mỹ cảm aware vào thời kỳ Heian và đầu thế kỷ XX. Bên cạnh đó,
có thể xem q trình sáng tạo của ngƣời nghệ sỹ là sự kết tinh của nhiều yếu tố, đặc
biệt từ lý tƣởng thẩm mỹ trong sự hòa giao các giá trị truyền thống và đƣơng đại
trong mạch ngầm văn hóa dân tộc làm nên giá trị riêng có của mỗi tác phẩm văn
chƣơng. Ngƣợc lại, có thể thấy quan niệm thẩm mỹ của nhà văn ở bất cứ thời kỳ
nào đều hấp thu những tinh hoa văn hóa truyền thống trong đó có văn học.
Về mặt lí luận, đề tài sẽ xác định lại khái niệm và nội dung biểu hiện của
aware thời kỳ Heian và đƣa ra một định nghĩa mới cũng nhƣ nội dung của aware
nhƣ là một phạm trù trong hệ thống mỹ học Nhật Bản hiện đại, đầu thế kỷ XX. Bên
cạnh đó, làm rõ mối quan hệ giữa mỹ học cổ đại và hiện đại và sự ảnh hƣởng của nó
trong văn học ra sao? Làm rõ hơn tƣ tƣởng ngƣời Nhật Bản nhƣ thế nào qua đại
diện tầng lớp trí thức tiêu biểu qua nhà văn Murasaki và Kawabata. Nhƣ vậy, luận
án xem aware là một trƣờng hợp điển hình nhằm làm rõ hơn mối quan hệ thẩm mỹ
giữa chủ thể thẩm mỹ và đối tƣợng thẩm mỹ, đồng thời xác định đƣợc phạm trù cơ
bản nhất của mỹ học Nhật Bản là gì? Từ đó, chỉ ra đƣợc những nét độc đáo và riêng
biệt của quan niệm thẩm mỹ ngƣời Nhật so với các quan niệm thẩm mỹ của các
quốc gia có nền văn hóa lớn khác.
Đối với thực tiễn nghiên cứu khoa học, những năm gần đây, việc nghiên cứu,
đào tạo và giới thiệu văn hóa và văn học Nhật Bản ở Việt Nam đã có những tiến
triển nhất định song vẫn còn thiếu rất nhiều tƣ liệu, chuyên đề, sách chuyên khảo
bằng tiếng Việt. Vậy nên, luận án góp phần bổ sung thêm nguồn tƣ liệu phục vụ cho
quá trình nghiên cứu và giảng dạy văn hóa và văn học Nhật Bản tại các Trƣờng đại
học và các Viện nghiên cứu ở Việt Nam.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, cấu trúc luận án gồm có 04 chƣơng.
Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2: Cơ sở hình thành mỹ cảm aware
Chƣơng 3: Sắc thái bền vững của aware qua Truyện Genji và Ngàn cánh hạc
Chƣơng 4: Những biến đổi của aware qua Truyện Genji và Ngàn cánh hạc


8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở xác định mục đích, đối tƣợng và phạm vi cũng nhƣ lựa chọn cách
tiếp cận, lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu, luận án đi đến khảo sát và đánh giá
các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến các luận điểm chính mà trong phần mục
tiêu đã đƣa ra. Các cơng trình tập trung vào ba nội dung nhƣ mỹ cảm aware, aware
trong Truyện Genji, aware trong Ngàn cánh hạc và so sánh aware trong hai tác
phẩm này. Từ các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu, có thể tìm ra những nội dung có
đề cập đến các vấn đề trên ở các mức độ khác nhau và chỉ ra sự kế thừa và khoảng
trống trong từng vấn đề nghiên cứu của luận án.
1.1. Các nghiên cứu về mỹ cảm aware
1.1.1 Aware đƣợc sinh ra từ nền văn hóa Nhật Bản
Trước hết, xúc cảm aware khởi nguồn từ quan niệm thẩm mỹ của ngƣời
Nhật cổ đại, đặc biệt sản sinh ra từ vẻ đẹp Nhật Bản.
Trong cuốn Mỹ học Nhật Bản hiện đại, Michele Marra giới thiệu bài Cái
Đẹp là gì của Tsubouchi Shoyo [111,48-65] và Aware của Onishi Yoshinori
[111,122-141]. Trên cơ sở bàn luận về cái đẹp và aware của hai tác giả trên,
Michele đƣa ra kết luận rằng: aware là hình thức đặc biệt của cái đẹp, là tinh thần
của thời kỳ Heian, đƣợc phát triển qua các giai đoạn và đƣợc bồi đắp nhiều lý luận
hơn từ kể từ khi học giả Norinaga xuất bản cơng trình nghiên cứu về aware. Trong
một cơng trình khác tác giả cho rằng “Nhật Bản nhƣ một bảo tàng nghệ thuật lƣu
giữ các giá trị truyền thống, đồng thời luôn hấp thu đầy sáng tạo các quan niệm mỹ
học nƣớc ngoài, đặc biệt là phƣơng Tây” [112,123]. Cơng trình này đã đƣa ra những
tranh luận của các nhà nghiên cứu mỹ học và quan điểm chung của các nhà nghiên
cứu rằng cái đẹp là mục tiêu trung tâm của hình tƣợng nghệ thuật đến mức ngƣời

nghệ sỹ Nhật đƣợc xem là những ngƣời có tinh thần duy mỹ.
Bên cạnh các cơng trình của các học giả nƣớc ngồi, các cơng trình ở Việt
Nam cũng đặc biệt làm rõ cái đẹp là trung tâm của văn hóa và nghệ thuật ở Nhật.
Trong số đó, phải kể đến cơng trình nghiên cứu của Nhật Chiêu qua Văn học Nhật
Bản từ khởi thủy đến năm 1868 [8,7]. Quyển sách đã trình bày khá cụ thể nhiều khái
niệm mỹ học Nhật nhƣ aware, yugen, sabi, wabi, karumi. Bên cạnh đó, tác giả làm

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


rõ đặc trƣng của cái đẹp trong văn hóa Nhật thông qua văn học từ thời cổ đại đến
thời cận hiện đại. Ơng khẳng định: “văn hóa Nhật Bản thiên về tình cảm và cái đẹp.
Cảm thức hầu nhƣ đƣợc đƣa lên hàng đầu. Ngƣời ta đánh giá một ai đó khơng chỉ
dựa vào tài năng mà cịn xét đến tiêu thức, nghĩa là sự biểu hiện cái đẹp ngay ở con
ngƣời” [8,66]. Cũng có cách lý giải về cái đẹp trong nghệ thuật Nhật Bản, Khƣơng
Việt Hà đã khẳng định: “Và đó cịn là nghệ thuật Nhật Bản, một nền nghệ thuật
“khơng thích sự hồn tất mà hƣớng về vô tận”, một nền nghệ thuật tôn thờ cái đẹp
của sự giản dị bằng lộ trình tàng ẩn kiêu sa mỹ lệ, một nền nghệ thuật sẵn sàng vinh
danh cái đẹp mà vƣợt lên thành kiến trần tục của ngƣời đời vốn coi những gì đi
ngƣợc lại những điều cấm kỵ của tôn giáo và đạo đức là vô luân” [20,23]. Nhƣ vậy,
tác giả đã khẳng định cái đẹp có tính thuần khiết và chân thành đến mức tuyệt đối
hóa và mang tính duy mỹ. Đối với nghệ thuật Nhật Bản, cái đẹp là chuẩn tắc và mục
tiêu hƣớng tới cao nhất đối với ngƣời nghệ sỹ.
Để khái quát về cái đẹp ngƣời Nhật, Hoàng Long đã soi chiếu trong nhà văn
hiện đại với Quan niệm về cái đẹp của những nhà văn Nhật Bản hiện đại. Tác giả
cho rằng “Cái đẹp là cái kích thích tình cảm, cảm giác, tri giác, gợi lên cho ta những
khoái cảm bên trong… là những thứ đƣợc giải thoát khỏi mối quan tâm lợi hại cá
nhân, mang tính xã hội, khách quan, tất nhiên, phổ biến hơn… tìm kiếm cái đẹp

khiến sinh mệnh chúng ta vƣợt lên trên sự thuần túy sinh tồn” [49]. Nhƣ vậy, cái
đẹp thuần khiết, cái đẹp tuyệt đối trong quan niệm của ngƣời Nhật có mãnh lực lớn
tác động mạnh mẽ cảm hóa hồn ngƣời và cũng là đích đến cho nghệ thuật ngơn từ.
Cũng bàn về cái đẹp, các cơng trình khác cho rằng quan niệm về cái đẹp của
ngƣời Nhật và aware cũng hấp thu tinh thần đó từ bản nguồn tơn giáo Nhật Bản.
Trần Tố Loan đã chỉ ra rằng: “Ngƣời Nhật làm nên bản sắc của mình bằng những
“tiêu chuẩn” riêng gắn với tơn giáo” 47,68. Theo quan niệm Thần đạo thì cái đẹp
gắn với: vẻ tự nhiên, sự thông minh và sự giản dị; cịn Phật giáo thì quan niệm cái
đẹp chứa đựng vẻ: quyến rũ, tuyệt vời và dƣ tình. Từ sự dung hợp giữa hai yếu tố
trên, chỉ cần nói cái đẹp trong một thuật ngữ cô đọng là aware là đủ và bản sắc của
ngƣời Nhật là ở aware. “Aware chảy từ suối nguồn tình cảm, tƣ tƣởng và quan niệm
của ngƣời Nhật, đồng thời là một nhân tố góp phần tạo nên sự vĩ đại của hệ thống lý

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


luận văn học và mỹ học phƣơng Đông” [48,256]. Để minh chứng cho nhận định
trên, tác giả đã đƣa ra các luận điểm để lý giải tính đại điện và tiêu biểu của aware
để trở thành đặc trƣng của mỹ học Nhật. Cùng quan điểm trên, Nguyễn Thị Mai
Liên với Những mỹ học then chốt trong văn học cổ trung đại Nhật Bản đã phân tích
các thuật ngữ dùng để chỉ quan niệm từ aware, yugen, wabi, sabi và có cái nhìn
xuyên suốt từ Vạn diệp tập, Truyện Genji đến thơ nhằm làm rõ hơn sự ảnh hƣởng
quan niệm trong quá trình sáng tạo của nhà thơ nhà văn trong văn bản cụ thể. Tác
giả khẳng định “Các thi nhân, văn nhân, các nhà mỹ học Nhật Bản bằng mỹ cảm
tinh tế của cá nhân đƣợc khơi nguồn từ dòng chảy mỹ học độc đáo của dân tộc đã
sáng tác những áng thiên cổ kỳ bút tôn vinh những cái đẹp cao cả trong thiên nhiên
và trong đời sống con ngƣời. Không những thế, với khả năng tƣ duy khái quát cao,
họ đã quy tụ những vẻ đẹp tồn tại cụ thể trong thực tại thành những phạm trù mang

tính khái quát, hình thành một hệ thống phạm trù, từ đó trở lại góp phần định hƣớng
thị hiếu cho độc giả nhất là những độc giả trẻ tuổi. Đó là lý do vì sao những vẻ đẹp
mà văn học Nhật Bản tôn vinh lại cũng là những phƣơng thức sống đƣợc ngƣời
Nhật thực hành trong đời sống hàng ngày, hình thành một phong cách sống Nhật
Bản rất đƣợc bạn bè thế giới ngƣỡng mộ và đánh giá cao” [44,56]. Từ nhận định
trên, bài báo đã chỉ ra sự ảnh hƣởng trở lại của các quan niệm mà cốt lõi là cái đẹp
nằm trong thiên nhiên và con ngƣời, trong việc định hình tƣ tƣởng của ngƣời nghệ
sỹ khi sản sinh ra tác phẩm nghệ thuật của mình. Bên cạnh đó, trong đời sống, cái
đẹp luôn là đặc điểm cơ bản để xã hội hƣớng tới. Theo Lauren Prusinski, “Bằng
việc xác định cái đẹp thông qua những phạm trù thẩm mỹ cụ thể, ngƣời Nhật thể
hiện sự nhận biết vẻ đẹp của tự nhiên khơng có tính đặc thù trong bất cứ xã hội nào
khác, đặc biệt là trong hoàn cảnh biến động của những sắc màu đô thị. Nhật Bản
luôn là quốc gia chú trọng vào cái đẹp làm trung tâm trong lĩnh vực văn hóa nghệ
thuật nhƣ thơ, thƣ pháp, lễ nghi và trong cuộc sống hiện đại của ngƣời Nhật, hàng
tiêu dùng và kiến trúc. Với cách nhìn sắc sảo về sự vật hiện tƣợng, ngƣời Nhật đã
có những biến đổi theo bản nguồn tự nhiên với những gì nổi bật nhất hơn là thu nhỏ
sự hiện diện bên ngoài của xã hội” [123,67].

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Từ đó có thể thấy, sau khi đƣợc hình thành nhƣ là một khái niệm mỹ học,
quan niệm thẩm mỹ cũng ảnh hƣởng trở lại đối với quan niệm về cái đẹp trong nghệ
thuật và đời sống của ngƣời Nhật. Donald Richie với Luận về mỹ học Nhật Bản
[127] đã đƣa ra các khái niệm mỹ học cơ bản của Nhật và aware tỏa bóng xuống
lịch sử văn hóa, là đại diện tiêu biểu của vẻ đẹp Nhật Bản. Bên cạnh đó, Nancy G.
Hume chủ biên cơng trình Văn hóa và mỹ học Nhật Bản [104] đã có phân tích
những cảm thức thẩm mỹ đã tác động đến nghệ thuật Nhật Bản nhƣ thơ và kịch. Hai

cơng trình này đã có khẳng định rằng: quan niệm thẩm mỹ chi phối khá lớn đối với
quá trình sáng tạo của ngƣời nghệ sỹ và cái đẹp là hạt nhân của mỹ học Nhật và
aware. Bên cạnh đó, từ những phân tích cụ thể về nguồn gốc và ảnh hƣởng của
quan niệm thẩm mỹ trong sáng tạo nghệ thuật, các tác giả đã chỉ ra mối quan hệ
quan hệ giữa tôn giáo, mỹ học và văn học là không thể tách rời. Nhƣ vậy, mỹ cảm
này thốt thai từ nền văn hóa và là đại diện tiêu biểu cho mỹ học Nhật Bản thời cổ
đại.
Có thể xem những cơng trình trên đã chỉ ra đƣợc đặc tính duy mỹ và duy
cảm, quan niệm về cái đẹp mang màu sắc tơn giáo đã có những ảnh hƣởng lớn đối
với quan niệm thẩm mỹ của ngƣời Nhật và sự hình thành mỹ cảm aware. Ngƣợc lại,
các quan niệm thẩm mỹ khi xuất hiện có sự tác động mang tính định hƣớng cho đời
sống văn hóa, đặc biệt là quá trình sáng tạo nghệ thuật của ngƣời nghệ sỹ. Đây là
đặc điểm độc đáo của nghệ thuật sáng tạo Nhật Bản so với các nền văn hóa khác.
Ngƣời nghệ sỹ có thể tự lựa chọn cho mình một phong cách riêng thơng qua việc
lựa chọn việc sáng tác theo quan niệm thẩm mỹ nào.
Thứ hai, sự hình thành và phát triển của aware chịu ảnh hƣởng của hồn
cảnh xã hội, tơn giáo và tín ngƣỡng, đặc biệt là Thần đạo và Phật giáo đại thừa.
Trƣớc hết, những thay đổi của xã hội từ thời kỳ Nara đến Heian đã ảnh
hƣởng đến sự phát triển văn hóa Nhật nói chung và sự hình thành mỹ cảm aware
nói riêng. Theo Antanas Andrijiauskas với Mỹ học trung cổ truyền thống Nhật đã
khẳng định: đặc điểm thời kỳ Heian đã thúc đẩy q trình hình thành văn hóa đậm
đà bản sắc dân tộc Nhật Bản. Tác giả viết “Sau khi hấp thu nhiều thành tựu của văn
hóa vật chất và tinh thần của Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc, ngƣời Nhật dần dần

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trở về với truyền thống dân tộc. Một bƣớc ngoặt quan trọng trong sự phát triển của

tƣ tƣởng và nghệ thuật Heian đã xuất hiện cuối thế kỷ thứ IX, khi những sự kết nối
chính thức bị gián đoạn với Trung Quốc để trở thành một phần tách biệt của văn
hóa Nhật Bản… Vào đầu thế kỷ X, tiếng Nhật bắt đầu thay thế tiếng Hán thể hiện
trong ngôn ngữ văn học và cuối cùng chi phối cả văn và thơ. Những xu hƣớng khác
của bản địa hóa thể hiện rất sinh động trong lĩnh vực tôn giáo và tranh thế tục, điêu
khắc, thi pháp và mỹ thuật ứng dụng” [95]. Bên cạnh đó, khi kinh tế xã hội đang
phát triển ở đỉnh cao, đời sống xa hoa hƣởng lạc dẫn đến đời sống văn hóa cũng
đƣợc dung dƣỡng với cầm, kỳ, thi, họa của giới quý tộc. Đây là “Thời của hịa bình
và phát triển các quan niệm thẩm mỹ, thời kỳ Heian đã thoát ra bùng nổ và chú
trọng vào “nghệ thuật cảm thụ”, phát triển “đời sống tình cảm” thay vì đời sống
chính trị và ln lý” [96,56]. Nhƣ vậy, có thể hiểu rằng, aware đƣợc hình thành
trong giai đoạn phát triển đặc biệt của văn hóa, trên cơ sở yếu tố văn hóa bên trong
lẫn bên ngoài Nhật Bản thể hiện đậm đặc qua sự tiếp biến văn hóa nói chung và sự
dung hịa tơn giáo và tín ngƣỡng nói riêng.
Thực tế là, tơn giáo và tín ngƣỡng bản địa đã có những tác động lớn đối với
văn hóa thời kỳ Heian. Theo Lauren Prusinski, hầu hết các tƣ tƣởng Nhật Bản đều
bắt nguồn từ tôn giáo bản địa Thần đạo và “vấn đề cốt lõi của nó là sự sùng bái thần
thánh đối với thiên nhiên đầy hiểm họa ở đây” [123,53]. Cũng có quan điểm nhƣ
trên, theo Oonishi Yoshinori, “Vẻ đẹp của thiên nhiên thời kỳ Heian đƣợc xem là
yếu tố gợi nên sự phát triển xúc cảm” [113,325]. Bên cạnh đó, trong khi Shinto
cung cấp nền tảng cơ bản cho mỹ học cổ, thì theo Andrijiauskas, “đạo phật, đạo lão,
đạo khổng, mật tơng, và thiền tơng” có “sự định hình và làm giàu thêm với những ý
niệm mới”, nhƣng nguồn cội của mỹ học Nhật Bản đƣợc gìn giữ từ những yếu tố cơ
bản trong sự ý thức sùng bái tự nhiên” [95,201].
Bên cạnh Thần đạo, Phật giáo cũng đóng vai trị quan trọng trong hình thành
mỹ học Nhật Bản và aware. Theo nhà triết học Izutsu Toshiko, thời kỳ Heian có đời
sống xã hội rất tao nhã và giàu sang nhƣng khi thiền tông xuất hiện đã làm biến đổi
những giá trị cao sang đó thành những đặc điểm giản dị và mộc mạc hơn. Thực tế là

13


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


“Thiền đã bổ sung một số đặc tính làm cơ sở cho sự phát triển mỹ học. Các yếu tố
tâm linh, sự khổ hạnh, tính thanh nhã và giản dị…. sự khơng cân xứng, khơng hồn
hảo, và thơ mộc trở nên có giá trị cao nhƣ di sản của mỹ học khác với sự tôn vinh
những ƣớc vọng đƣợc tôn thờ trƣớc đây nhằm làm chuẩn hóa những dạng thức của
cái đẹp [139,198]. Dù aware và wabi-sabi đƣợc xem là vẻ đẹp cung đình thời kỳ
Heian, về sau, cả hai vẫn cịn đóng vai trị nổi bật trong nghệ thuật thiền. Aware
trong thời kỳ Heian đƣợc kết hợp bởi cảm xúc buồn bã và nhận thức về hạnh phúc
của cuộc sống ngắn ngủi. Thiền bắt đầu định hƣớng nó để nhấn mạnh vẻ đẹp đƣợc
tạo ra bởi chính nó. Nhƣ vậy, aware tiếp thu tinh thần của Thần đạo và mỹ học
Thiền rõ nét.
Từ những khảo sát các cơng trình tiêu biểu trên, có thể tìm thấy các nhân tố
cơ bản hình thành nên mỹ cảm aware nhƣ xúc cảm thẩm mỹ, quan niệm về cái đẹp
của ngƣời Nhật. Bên cạnh đó, các yếu tố hồn cảnh xã hội, tơn giáo, tín ngƣỡng đều
có ảnh hƣởng nhất định đối với nội dung của aware. Tuy vậy, cho đến nay, những
công trình chỉ đƣa ra những phân tích và kết luận ban đầu mà vẫn chƣa có những
dẫn chứng đầy đủ nhằm chứng minh sự ảnh hƣởng của văn hóa Nhật đối với sự
hình thành mỹ cảm aware. Một số cơng trình nhƣ trên chỉ đƣa ra các nội dung ảnh
hƣởng của Thần đạo về quan niệm thế giới, thiên nhiên và sự bổ sung của Thiền đối
với đặc điểm mỹ học Nhật. Các thành tố văn hóa khác nhƣ xã hội, tín ngƣỡng, văn
học vẫn chƣa đƣợc làm rõ.
1.1.2 Aware trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu đời
Trước hết, xúc cảm thẩm mỹ aware (哀れ) xuất hiện từ rất sớm trong nền
văn hóa cổ đại Nhật Bản nhƣng ít mang tính lý luận và chƣa đƣợc định hình bởi các
thuật ngữ mỹ học. Theo Donald Keene, thuật ngữ aware xuất hiện sớm, ít nhất thế
kỷ VIII. Nó đƣợc nhắc đến trong văn học cổ và thơ với nghĩa là sự hài lịng, dễ chịu
và thƣ giãn. Đó cũng có thể là sự thỏa mãn, thƣ thái trƣớc vẻ đẹp xung quanh, cảm

giác nhƣ buông tiếng thở dài thật khoan khoái khi con ngƣời cảm khái trƣớc vẻ đẹp.
Tác giả đã xác định những biểu hiện của aware manh nha trong Vạn diệp tập qua

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


âm thanh của thiên nhiên gợi nên vẻ đẹp mềm mại và uyển chuyển. Vẻ đẹp ấy khiến
ngƣời thƣởng lãm có những xúc cảm mãnh liệt đƣợc gọi tên aware [106].
Thứ hai, từ thời kỳ Heian, một số quan niệm thẩm mỹ đƣợc hình thành và
aware là một trong những mỹ cảm đầu tiên góp phần hình thành hệ thống mỹ học
Nhật Bản. Aware là khái niệm dùng để chỉ phạm trù thẩm mỹ và có q trình hình
thành và phát triển sớm trong lịch sử mỹ học Nhật. Đây là thuật ngữ phức tạp và
khó có thể cắt nghĩa rõ ràng nên cho đến nay vẫn cịn có nhiều tranh luận.
Theo quan điểm của Donald Keene qua việc khảo sát cơ bản về ngôn ngữ
của thơ, kịch và tiểu thuyết để hiểu về văn hóa và văn học Nhật Bản trong cuốn
sách Những điều thú vị về văn học Nhật Bản [107], khó có thể định nghĩa đƣợc khái
niệm aware trong Truyện Genji đối với một ngƣời tiếp nhận phƣơng Tây. Tiếp đến,
Donald Keene cũng đã có khảo sát kỹ và cụ thể hơn từ những tác phẩm văn học cổ
khác nhau, tập trung vào Truyện Genji trong cuốn Hạt giống tâm hồn: Văn học
Nhật từ thời kỳ đầu đến cuối thế kỷ XVI. Nếu trƣớc thời kỳ Heian, aware chỉ mang
nghĩa cảm xúc thƣởng lãm trƣớc vẻ đẹp với sự ngạc nhiên, thích thú thì đến thời kỳ
Heian, do ảnh hƣởng của Phật giáo nên aware còn thể hiện nỗi buồn trƣớc vẻ đẹp
chóng tàn bởi sự ám ảnh của cái chết đang đến gần [106].
Thứ ba, bàn về khái niệm aware, trong Bách khoa thư Triết học Nhật Bản có
phần Chìa khóa để hiểu trái tim và tâm hồn Nhật Bản cho rằng “Aware là một khái
niệm dùng trong văn học và mỹ học xuất hiện vào thời kỳ Heian. Nội dung chủ đạo
của khái niệm nhằm lý giải và nhấn mạnh một cách sâu sắc về vẻ đẹp mong manh,
ngắn ngủi của tự nhiên và sự phức tạp của cuộc đời. Bởi vậy, nó hàm chứa một nỗi

buồn nào đó nhƣng tùy theo trƣờng hợp và thời điểm thì có thể là sự tán thƣởng,
sùng kính hay niềm vui” [134,34]. Cũng làm rõ nội hàm của khái niệm aware, phần
Mỹ học Nhật Bản cũng thuộc công trình này đã trình bày khá đầy đủ về aware trong
tiến trình phát triển thành khái niệm mới mono no aware. Tác giả Graham Parkes
cũng cho rằng: quan niệm aware hình thành từ mối liên kết giữa cái đẹp và vô
thƣờng (無常, mujo). Đây là ý thức về sự phù du của cái đẹp, mang đến nỗi buồn
cho con ngƣời. Minh chứng rõ cho sự hiện diện của cảm thức này trong tâm hồn
ngƣời Nhật chính là lễ hội ngắm hoa anh đào, một cách chiêm ngƣỡng vẻ đẹp tồn

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tại trong khoảnh khắc quá ngắn ngủi khiến con ngƣời thảng thốt trƣớc bƣớc đi của
thời gian. Bên cạnh đó, David Barnhill đã khẳng định mỹ cảm có ảnh hƣởng sâu
rộng đối với việc sáng tác văn học và đƣa ra nhận định về aware. Có sự tồn tại của
aware và các quan niệm thẩm mỹ khác trong văn học Nhật Bản. “Văn học Nhật Bản
đƣợc định hình bởi một số thuật ngữ cơ bản. Những thuật ngữ nhƣ aware, yugen, và
sabi là trọng tâm hƣớng đến của các nhà văn từ thời kỳ Heian. Có lẽ định nghĩa đơn
giản nhất của aware là nỗi u sầu bởi sự tồn tại ngắn ngủi của cái đẹp” [99].
Mỹ cảm aware không chỉ thể hiện sự thƣởng lãm cái đẹp mà còn là sự hòa
điệu của cảm xúc con ngƣời với cái đẹp tạo hóa. Theo Andrijausakas, trong thời kỳ
Heian, aware đã trở thành nổi bật và chứa đựng “khả năng nhận thức và phát hiện
sự quyến rũ độc đáo của thế giới ẩn chứa bên trong của sự vật hiện tƣợng, khám phá
chính ngƣời thƣởng lãm qua sự nhận thức về sự vật, từ đó thể hiện sự đồng cảm với
những vẻ đẹp huyền bí” [94,205]. Theo tác giả, mono no aware thể hiện sự duyên
dáng trong sự hòa hợp cảm xúc và những suy lí trong trạng thái tràn ngập xúc cảm
(aware) của những dòng chảy suy tƣ trƣớc cảnh vật” [94,206]. Cùng hƣớng đến nội
dung cảm xúc thẩm mỹ, Lauren Prusinski cho rằng: “Ngƣời Nhật không đơn giản tô

màu và rung động hay kéo dài những hạnh phúc, còn hơn thế, họ dƣờng nhƣ nhận
ra vẻ đẹp tồn tại trong chốc lát, sự hiểu biết đầy đủ về khoảnh khắc vô định cái mà
đi cùng với sự xa hoa. Cảm giác vẻ đẹp nhất thời này và sự u sầu có thể chạm tới
đƣợc khi du khách ngắm Kinkuji trong một ngày mƣa” [123].
Hơn thế, William J. Puett trong cuốn Hướng dẫn tìm hiểu Truyện Genji [124]
đề cập khái niệm aware đƣợc hiểu trong nhiều hoàn cảnh, trên nhiều phƣơng diện
và từ nhiều ý kiến tranh luận khác nhau. Từ đó, tác giả xác định về sự tồn tại của
aware trong Truyện Genji. Theo William, các tác giả Morris, Valey, Tsunoda,
Keene, De Bary, Miner, Cranston, Anesaki đều có cách định nghĩa về khái niệm
aware và họ cũng có những điểm chung bổ sung cho nhau cùng đi đến thống nhất
về khái niệm và cách biểu hiện của mỹ cảm. Tác giả chỉ ra rằng: có hai nguyên lý
đang vận hành trong Truyện Genji. Tiểu thuyết lấy cớ miêu tả đời sống cung đình từ
thời kỳ Heian để khéo léo thể hiện đề tài của mình về tình yêu ngắn ngủi, cuộc sống

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tao nhã và vẻ đẹp Heian. Cuối cùng, tác giả khẳng định tiểu thuyết này viết về
aware và nỗi buồn.
Nhƣ vậy, qua một số cơng trình tiêu biểu có thể thấy aware đƣợc sử dụng
nhƣ là quan niệm thẩm mỹ bắt đầu vào thời kỳ Heian, biểu hiện tập trung trong
Truyện Genji. Aware thuật ngữ dùng để chỉ xúc cảm gợi nên từ sự cảm kích trƣớc
vẻ đẹp vơ thƣờng của sự vật mang màu sắc Phật giáo. Cảm xúc thƣờng diễn ra ngắn
ngủi, thảng thốt và có thể là buồn, vui nhƣng luôn ẩn chứa nhiều lo âu về quy luật
đƣợc mất ở trần thế. Xúc cảm aware gợi nên nhiều cảm xúc mãnh liệt, dồn nén bên
trong và bộc lộ ngắn ngủi ra bên ngoài. Vẻ đẹp trong cảm thức aware thƣờng dự
cảm những âu lo với hiện tại và tƣơng lai. Đối tƣợng aware hƣớng tới là vẻ đẹp nữ
tính tồn tại nơi chốn cung đình xa hoa với những câu chuyện tình yêu ngang trái,

con ngƣời trải qua khơng ít khổ đau và kết thúc cuộc đời chóng vánh.
Thứ tư, vào thế kỷ XVII, khi aware có sự thay đổi hơn trƣớc và đƣợc thay
thế bằng cụm từ mới mono no aware bởi Motoori Norinaga thì tình lý luận và ý
nghĩa của nó lại một lần nữa đƣợc bàn luận sôi nổi trong giới nghiên cứu. Một cơng
trình có thể xem có đóng góp nhất đối với mỹ học Nhật Bản của Motoori Norinaga
với cuốn Thi học của Motoori Norinaga: Một hành trình chú giải học [118]. Trong
cơng trình này, tác giả đã có có những phân tích sâu sắc về aware qua việc định
nghĩa lại khái niệm bằng cách làm rõ hơn lớp nghĩa và q trình hình thành của cảm
xúc aware. Do đó, thuật ngữ mono no aware sẽ là thích hợp để chỉ đúng bản chất
của aware là nỗi buồn trƣớc sự vật. Xúc cảm của aware chính là vấn đề của con
tim. Con ngƣời cần phải sống bằng con tim rung động chân thành, hƣớng thiện có
nghĩa là biết mono no aware. Đó chính là đặc điểm khác nhau giữa con ngƣời và
các sinh vật khác. Từ việc xác định những đặc tính cơ bản của mỹ cảm, nhà văn đã
làm rõ hơn nghĩa của khái niệm này qua từng mốc thời gian khác nhau. Cho đến khi
tác giả khẳng định sự thay thế của mono no aware thì ý nghĩa của nó đồng thời có
sự biến đổi tập trung vào những tác động của thế giới bên ngoài hơn là xúc cảm bên
trong. Từ đó, địi hỏi mỗi trái tim ln ln phải biết hịa nhập với vũ trụ và tập
trung tri nhận để thể hiện cảm xúc. Do đó, thế giới mênh mông, vũ trụ bao la đƣợc
thu lại trong những sự vật nhỏ bé.

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trong thời cận đại này, mono no aware có biểu hiện cơ bản là xúc cảm trầm
buồn. Theo Momokawa Takahito, “… Mono no aware trở thành yếu tố cơ bản của
sự đoàn kết và sự cứu rỗi trong xã hội vơ thần cận đại Nhật Bản” [113,12]. Chính vì
thế, nó đại diện cho tinh thần Nhật Bản trong thời đại mới và vẫn có mối liên hệ với
hình ảnh hoa anh đào tức là vẫn có sự kết nối với tinh thần aware thời Heian. Học

giả Garcia Chambers cũng cho rằng aware thể hiện xúc cảm ngƣời Nhật trƣớc sự
mong manh của kiếp hoa trong thời khắc viên mãn và chóng tàn phai [102]. Ngồi
ra, Motoori cho rằng “Nếu tơi đƣợc hỏi về tinh thần ngƣời Nhật là gì tơi sẽ nói đó là
những bơng hoa anh đào hoang dã nở rực rỡ trong ánh nắng ban mai. Những bông
hoa nở chỉ sau mùa đông dài lạnh giá, viên mãn, tỏa sáng trong thời gian ngắn ngủi
và nhanh chóng tàn phai. Nhƣ vậy, những bơng hoa đã trở thành “hình ảnh ẩn dụ
cho tính chất vơ thƣờng của cuộc sống trong văn hóa Nhật Bản, sự trân trọng sự
lộng lẫy và vẻ đẹp ngắn ngủi và là cảm hứng cho nhiều tranh vẽ, thơ ca và âm nhạc”
[118, 113]. Nhƣ vậy, có sự đồng nhất về nội dung biểu hiện xúc cảm aware từ thời
Heian cho đến cận đại thông qua các nghiên cứu trên.
Có thể nói cho rằng, aware là xúc cảm nhất thời và trải qua quá trình phát
triển suy lý bên trong bộ não, dƣới sự ảnh hƣởng sâu rộng của ngoại giới. Xúc cảm
aware là kết quả của quá trình vận động của nhận thức về thế giới của con ngƣời
mang lại. Theo Michele Marra, aware nhƣ một trải nghiệm đầu tiên của cảm xúc, là
những rung động của tâm lí sau khi có những chiêm nghiệm về nhân tình thế thái và
dƣới sự ảnh hƣởng của tôn giáo [112,177]. Để hiểu đƣợc aware, Michele dẫn ra
năm bƣớc phát triển cảm xúc của Onishi Yoshinori “Thứ nhất, xét từ đặc điểm tâm
lí học, nỗi buồn là một cảm xúc đặc trƣng nhất của aware. Thứ hai, nghĩa chung
nhất của mỹ cảm đƣợc xem là kinh nghiệm của cảm xúc đƣợc mở rộng bởi những
giới hạn trong bƣớc đầu tiên. Thứ ba, trong ý nghĩa đó xuất hiện sự tự nhận thức
cùng với cảm nhận bằng trực giác và đƣa ra quan điểm rõ ràng trƣớc sự tri nhận
thực tế khách quan. Chủ thể trực tiếp cảm nhận về cái đẹp cái mà làm cho anh ta có
cảm giác buồn thực sự, cái mà aware vẫn có trong bƣớc đầu và bƣớc thứ hai. Thứ
tư, ý nghĩa cơ bản là sự trải qua quá trình trực giác và tri nhận đối với mục tiêu cụ
thể thay thế cho quan điểm siêu hình và thần bí khi bàn về bản chất sự tồn tại của

18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



thế giới nói chung. Thứ năm, aware nhƣ là khái niệm của cái đẹp gồm có nguồn
gốc, nội dung cái đẹp và xúc cảm aware. Xúc cảm trƣớc sự vật là nhận thức của
trực giác thông qua hội chứng tâm lí đƣợc thể hiện qua sự đồng cảm. Qua việc
bàn về cái chết, sự ra đi, biến mất khỏi thế giới nhƣ là biểu tƣợng biểu đạt cuộc
sống con ngƣời” [112,176].
Theo nhà nghiên cứu Nhật Bản Minami Hiroshi, cảm xúc aware mang lại là
nỗi buồn thâm trầm, là cảm xúc tâm lí phổ biến ở Nhật. Trong quan niệm về cái đẹp
của sự dịu dàng, đáng yêu, quyến rũ vẫn phảng phất nỗi buồn [113,181]. Để lý giải
cho nỗi buồn đó, Watsuji Tetsuroo cho rằng: “Aware bao gồm những cảm xúc thần
bí về nguồn gốc của nhân thế trong đó bắt nguồn từ nỗi sợ hãi của con ngƣời đối
với thế giới thực bên ngoài khi con ngƣời đối mặt với những bí ẩn của vũ trụ” hay
“cái mà chúng tôi gọi mono no aware là cảm giác vô cùng, cái mà hƣớng đến cái vô
cực. Cái mà đƣợc gọi tên mono no aware đều tồn tại trong tâm hồn của mỗi chúng
ta” [113,243]. Nhƣ vậy, từ thời kỳ khoa học chƣa phát triển, những bí ẩn của vũ trụ
chƣa đƣợc nhận thức rõ ràng thì nỗi sợ hãi và âu lo luôn thƣờng trực trong tâm thức
của con ngƣời và gợi nên những u sầu nhân thế. Đây cũng là quá trình tri nhận hiện
thực khách quan qua đối tƣợng mang tính thẩm mỹ.
Trong cuốn sách Nhật Bản học, tác giả Dƣơng Ngọc Dũng đã nêu khái niệm
aware nhƣ là một thuật ngữ phổ biến, là một phạm trù mỹ học thể hiện đặc trƣng
cảm thức của ngƣời Nhật, là và nền tảng của văn học và thi ca Nhật Bản. Aware
tƣợng trƣng cho “giọt lệ dƣới ánh trăng”, còn takatakashi thể hiện “nét cao siêu
hùng vĩ”. Về sau, chúng kết hợp với nhau tạo nên một phong cách mới qua mỹ cảm
yugen (u huyền), một cảm xúc thẩm mỹ nền tảng của kịch Nô [12,14-17].
Từ quan điểm của Motoori, Michele, Minami và Dƣơng Ngọc Dũng có thể
thấy rằng, mono no aware là khái niệm mới tập trung làm rõ hơn đối tƣợng tác động
đến cảm xúc thẩm mỹ là sự vật. Hay nói cách khác, khơng phải sự vật nào cũng có
thể chứa đựng xúc cảm aware mà chỉ có những vẻ đẹp đặc trƣng mới có đặc điểm
gợi nên xúc cảm bi ai trần thế. Bên cạnh đó, phải có sự tƣơng thơng giữa xúc cảm
bên trong chủ thể thẩm mỹ và ngoại cảnh tác động thì rung cảm aware mới bắt đầu.


19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Để làm rõ hơn nội dung biểu hiện aware, Nhật Chiêu đã chỉ ra hai nội dung
cơ bản nhất của aware là nỗi buồn trƣớc thiên nhiên và con ngƣời. Xúc cảm của
aware “chính là rung động của con tim, hay là cách con ngƣời cảm nhận vẻ đẹp
ngoại giới. Trong đó nỗi buồn và cảm xúc yêu đƣơng là rung động sâu xa, tận cùng
của tình cảm con ngƣời. Đó chính là thấu đạt mono no aware, là cảm xúc sâu sắc,
mãnh liệt dồn nén và trào dâng, cũng là trực cảm nhạy bén và tinh tế của đặc trƣng
hồn cốt của ngƣời Nhật. Vậy nên, aware dƣới hình thức những xúc cảm nguyên sơ
và rất đỗi con ngƣời, những xúc cảm đƣợc thể hiện dung dị và hồn nhiên trong thuở
ban sơ của văn hóa Phù Tang” [8,26]. Những ảnh hƣởng của Phật giáo, đặc biệt là
cảm thức Thiền đã ảnh hƣởng lớn đến những xúc cảm aware. Từ đó, có thể thấy thế
giới quan và nhân sinh quan mang đậm màu sắc tôn giáo ảnh hƣởng rất lớn đến nội
dung biểu hiện của mỹ cảm aware.
Qua một số cơng trình tiêu biểu trên, các nhà nghiên cứu đã có những nhận
định về thời gian xuất hiện của aware từ thứ VIII và phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ
XI thời kỳ Heian và đƣợc định nghĩa lại vào thế kỷ XVII. Đây là mỹ cảm thể hiện
đặc trƣng đời sống tinh thần ngƣời Nhật cổ đại và cận đại. Aware đƣợc hình thành
từ xúc cảm đặc biệt, từ những rung động sâu xa, dƣới sự tác động bởi ngoại vật.
Cho nên, vẻ đẹp dƣới cảm quan aware khơng chỉ nằm ở sự vật mà cịn ở những tâm
hồn và lí trí biết khơi gợi, đồng cảm và rung động trƣớc cái đẹp. Những tác động từ
sự vật bên ngoài và khả năng nhận thức thẩm mỹ bên trong của con ngƣời đóng vai
trị quan trọng đối với sự xuất hiện xúc cảm thẩm mỹ aware. Về cơ bản, các cơng
trình đã chỉ ra q trình vận động của cảm xúc aware trƣớc vẻ đẹp của thiên nhiên
và con ngƣời. Xúc cảm chủ đạo đƣợc gợi nên là nỗi buồn thâm trầm dƣới sự chi
phối của thế giới quan và nhân sinh quan nhà văn, dƣới sự ảnh hƣởng của cảm quan

tơn giáo và hồn cảnh xã hội.
Cho đến nay, vẫn còn nhiều tranh luận khác nhau về nội dung biểu hiện của
aware. Tác giả luận án sẽ tập trung vào các khái niệm aware của các nhà nghiên
cứu Donald Keene, Motoori Norinaga và Nhật Chiêu làm cơ sở để tìm hiểu nội
dung biểu hiện của mỹ cảm này trong Truyện Genji và Ngàn cánh hạc. Từ đó, có
thể thấy rõ là việc xác định khái niệm aware và ở thế kỷ XI và XVII làm cơ sở để

20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×