Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Luận án tiến sĩ tư tưởng hồ chí minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – nội dung và giá trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 174 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ THỊ KIỀU LY

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ KẾT HỢP GIỮA ĐẠO ĐỨC
VÀ PHÁP LUẬT TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN,
DO DÂN, VÌ DÂN – NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội - 2018

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ THỊ KIỀU LY

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ KẾT HỢP GIỮA ĐẠO ĐỨC
VÀ PHÁP LUẬT TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN,
DO DÂN, VÌ DÂN – NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ
Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số:
62 31 02 04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TRẦN NGỌC LIÊU
2. PGS.TS. DỖN THỊ CHÍN



XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ
CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CẤP ĐHQG
T/M tập thể hướng dẫn

Chủ tịch Hội đồng đánh giá
Luận án tiến sĩ

PGS.TS. Trần Ngọc Liêu

GS.TS. Phùng Hữu Phú

Hà Nội - 2018

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các tư liệu,
trích dẫn trong luận án đảm bảo tính trung thực. Những kết luận khoa học của luận
án là kết quả của quá trình nghiên cứu độc lập và chưa từng được công bố trong
các nghiên cứu trước đây.
Tác giả luận án

Vũ Thị Kiều Ly

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC

Trang
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ........................ 9
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................................ 9
1.1. Tình hình nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa đạo đức và
pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân ................................................... 9
1.2. Tình hình nghiên cứu giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp
luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân ............................................................ 22
1.3. Đánh giá khái quát tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục
nghiên cứu ...................................................................................................................... 29
Chương 2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ KẾT HỢP GIỮA ĐẠO ĐỨC VÀ
PHÁP LUẬT TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN –
KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH ......................................................................... 34
2.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................................... 34
2.2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật
trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân ......................................................... 50
Chương 3. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ KẾT HỢP GIỮA ĐẠO
ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN,
VÌ DÂN .................................................................................................................................... 75
3.1. Mục tiêu, bản chất và vai trò của sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng
nhà nước của dân, do dân, vì dân ...................................................................................... 75
3.2. Nội dung sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân,
do dân, vì dân ................................................................................................................. 84
3.3. Nguyên tắc của sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của
dân, do dân, vì dân ....................................................................................................... 106
Chương 4. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ KẾT HỢP GIỮA ĐẠO
ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN,
VÌ DÂN GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .................................................................................... 113
4.1. Bối cảnh và những yêu cầu về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây
dựng nhà nước hiện nay ............................................................................................... 113
4.2. Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây

dựng nhà nước hiện nay ............................................................................................... 119
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 155
DANH MỤC NHỮNG CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................................................... 157
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 158

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

XHCN: Xã hội chủ nghĩa
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
NXB: Nhà xuất bản
KHXH: Khoa học xã hội
ĐH:

Đại học

TCN:

Trước cơng ngun

SL:

Sắc lệnh

NQ:


Nghị quyết

PCTN: Phịng chống tham nhũng
TW:

Trung ương

WTO: Tổ chức thương mại thế giới

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Đạo đức và pháp luật là những yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng trong mỗi
hình thái kinh tế - xã hội, có mối quan hệ biện chứng và chịu sự tác động bởi cơ sở
hạ tầng; là những giá trị chuẩn mực, công cụ tổ chức và quản lý xã hội, điều chỉnh
các quan hệ xã hội và giữ gìn ổn định, trật tự xã hội.
Kết hợp đạo đức và pháp luật vào quá trình xây dựng nhà nước là một trong
những nội dung quan trọng, phản ánh tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Ở
Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước, nhiều triều đại phong kiến chịu
nhiều ảnh hưởng của Nho giáo, Phật giáo nên đạo đức giữ vị trí, vai trị chủ đạo
trong quản lý và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, cịn pháp luật thì bị xem
nhẹ. Tuy nhiên, thời kỳ Tiền Lê, vua Lê Thánh Tông (1442-1497) đã kết hợp
nhuần nhuyễn đạo đức và pháp luật trong thuật trị nước, đem lại sự bình yên,
thịnh trị cho xã hội Việt Nam. Dưới thời kỳ Pháp thuộc, sự hà khắc và tàn bạo
của chế độ thực dân đã làm cho người dân xa lánh luật pháp, quyền con người

không được pháp luật bảo vệ, các giá trị đạo đức truyền thống bị bóp méo. Vượt
lên bối cảnh lịch sử đó, Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường giải phóng dân tộc,
xây dựng nhà nước “đại diện cho số đông”, khẳng định vai trò, giá trị của pháp
luật trong dựng nước và giữ nước trên nền tảng đạo đức truyền thống của dân
tộc. Ở cương vị 24 năm làm Chủ tịch nước, Người đã lãnh đạo thành công và là
một tấm gương mẫu mực trong việc kết hợp giữa đạo đức và pháp luật vào xây
dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp
luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, chúng ta sẽ nắm bắt một
cách hệ thống những quan điểm của Người về vấn đề này trong các mặt đảm
bảo quyền lực, quyền lợi, cách thức tổ chức và hoạt động quản lý của nhà nước
qua các giai đoạn lịch sử, thấy được giá trị to lớn của tư tưởng đó đối với việc
xây dựng lý luận về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà
nước của dân, do dân, vì dân và góp phần làm phong phú thêm giá trị của tư

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tưởng về kết hợp đạo đức và pháp luật trong lịch sử dân tộc, nhân loại và đặc
biệt là của chủ nghĩa Mác-Lênin; đồng thời chúng ta cũng có điều kiện cụ thể
để học tập, vận dụng, phát triển một hệ thống vấn đề về mục tiêu, vai trò, bản
chất, nội dung, nguyên tắc và giá trị của sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật
theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn xây dựng nhà nước của dân, do dân,
vì dân giai đoạn hiện nay.
Ngày nay, sau hơn 30 năm đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, việc kết hợp đạo đức và pháp luật vào xây dựng nhà nước của
dân, do dân, vì dân đã đạt được những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc,
khẳng định vị thế của nước ta trên chính trường quốc tế. Tuy nhiên, quá trình kết

hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước hiện nay đã và đang phải đối
diện với khơng ít khó khăn và những hạn chế, bất cập như: Tình trạng suy thối
về đạo đức, lối sống và không tuân thủ pháp luật, nhũng nhiễu nhân dân của một
số cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước vẫn còn diễn ra nghiêm trọng;
“nhiều văn bản luật được ra đời nhưng thiếu tính hệ thống, thiếu đồng bộ, thiếu
thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống” [58]; quyền lực và quyền
lợi của nhân dân trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội chưa được
đảm bảo, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Từ thực tế đó, đặt ra cho Đảng và Nhà nước cần phải quán triệt và thấm
nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây
dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt
Nam như: Văn kiện Đại hội lần thứ VIII (1996) của Đảng đã chỉ rõ sự cần thiết
phải “xây dựng nhà nước pháp quyền, quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời
coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức” [31, tr.129]; Hiến pháp năm 2013 khẳng
định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý
xã hội bằng hiến pháp và pháp luật” [18]; tiếp đó Báo cáo Chính trị tại Đại hội
lần thứ XII (2016) nhấn mạnh việc “hoàn chỉnh hệ thống pháp luật” và xác định
phương hướng, nhiệm vụ trong những năm tới phải “đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp
luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nhà

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bảo đảm pháp luật vừa là công cụ để nhà nước
quản lý xã hội, vừa là công cụ để nhân dân làm chủ, kiểm tra, giám sát quyền lực
nhà nước. Quản lý đất nước theo pháp luật, đồng thời coi trọng xây dựng nền
tảng đạo đức xã hội” [35, tr.176-177] để trên cơ sở đó, Chính phủ và các cơ quan
tư pháp, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải cách tư pháp, tăng cường hiệu lực

và hiệu quả các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp phù hợp với yêu cầu
của thực tiễn đặt ra. Trước thực tế đó, địi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải không
ngừng nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức cách mạng, ý thức tuân
thủ pháp luật theo tư tưởng Hồ Chí Minh để tiếp tục xây dựng và hồn thiện nhà
nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề nghiên cứu: “Tư tưởng
Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước
của dân, do dân, vì dân - Nội dung và giá trị” làm đề tài luận án Tiến sĩ, ngành
Chính trị học - Chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu một cách hệ thống nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh
về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân,
vì dân, từ đó rút ra giá trị của tư tưởng này đối với việc xây dựng nhà nước giai
đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt mục đích nghiên cứu trên, luận án thực hiện những nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
- Nghiên cứu các cơng trình liên quan đến đề tài luận án, từ đó rút ra nhận xét,
đánh giá và xác định các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu;
- Làm rõ một số khái niệm: Đạo đức và pháp luật; sự kết hợp giữa đạo đức và
pháp luật; nhà nước của dân, do dân, vì dân; tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp
giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân;

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Làm rõ cơ sở hình thành và những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí

Minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của
dân, do dân, vì dân;
- Luận giải giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa đạo đức và
pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống quan điểm Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật
trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh và những tư liệu lịch sử về sự
chỉ đạo thực tiễn của Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân
được tập hợp trong bộ Hồ Chí Minh tồn tập (15 tập) do Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia xuất bản, Hà Nội, năm 2011 ấn hành và các cơng trình nghiên cứu của các
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến luận án;
- Nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa đạo đức và
pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân;
- Phân tích giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp đạo đức và pháp
luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam giai đoạn hiện
nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về sự
kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.
4.2. Phương pháp nghiên cứu

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Dưới góc độ Hồ Chí Minh học, luận án sử dụng linh hoạt các phương
pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, so
sánh và các phương pháp liên ngành khoa học xã hội… để làm sáng tỏ những
vấn đề cần được nghiên cứu trong phạm vi của luận án. Cụ thể, trong từng
chương, tác giả sử dụng các phương pháp sau:
Thứ nhất, phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, phương pháp lơgíc - lịch
sử nhằm làm rõ: tổng quan tình hình nghiên cứu; nội hàm các khái niệm liên quan;
cơ sở hình thành; nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa đạo đức
và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Thứ hai, phương pháp liên ngành khoa học xã hội nhân văn, trong đó sử
dụng chủ yếu các phương pháp phân tích; so sánh; tổng hợp để luận giải giá trị của
tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà
nước của dân, do dân, vì dân giai đoạn hiện nay.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án có những đóng góp mới như sau:
Một là, nêu rõ một số khái niệm và chỉ ra cơ sở trực tiếp tác động tới việc
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây
dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân;
Hai là, phân tích, làm sáng tỏ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí
Minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do
dân, vì dân;
Ba là, luận giải giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa đạo đức
và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân giai đoạn hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần hệ thống và luận giải nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về
sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì

7


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


dân; đồng thời, rút ra giá trị của tư tưởng này đối với việc xây dựng nhà nước của
dân, do dân, vì dân giai đoạn hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ
nghiên cứu, giảng dạy và học tập các chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức,
về pháp luật, về nhà nước trong các trường Đại học, Cao đẳng và trong công tác xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận án gồm 4 chương cụ thể như sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật
trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – Khái niệm và cơ sở hình thành
Chương 3. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa đạo đức và
pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân
Chương 4. Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp
luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân giai đoạn hiện nay

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về sự
kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân
nói riêng những năm gần đây được nhiều nhà khoa học trong nước và ngồi nước
quan tâm, nghiên cứu. Ở góc độ tiếp cận Hồ Chí Minh học, tác giả tập trung vào
khái qt một số cơng trình đã cơng bố có nội dung gần với hướng nghiên cứu của
đề tài luận án như sau:
1.1. Tình hình nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa đạo
đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân
Bàn về đạo đức, pháp luật và nhà nước đến nay đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu, đề cập ở những góc độ khác nhau khi nhìn từ hình thái ý thức xã hội,
cơng cụ quản lý xã hội cho đến giá trị chuẩn mực xã hội để từ đó luận giải vấn đề
mà mình quan tâm, nghiên cứu.
Về kết hợp giữa đạo đức và pháp luật được nghiên cứu trong nhiều cơng
trình của các tác giả Vũ Khiêu, Thành Duy (2000), “Đạo đức và pháp luật trong
triết lý phát triển ở Việt Nam” [19]; Hoàng Thị Kim Quế (2002), “Mối quan hệ giữa
pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội ở nước ta hiện nay”; Cao Văn Liên
(2004), “Pháp luật các triều đại Việt Nam và các nước” [75]; Nguyễn Minh Đoan
(2008), “Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội” [38]; Tạ Thị Thu Đơng
(2010), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và pháp luật” [41]; “Kết hợp đạo đức
với pháp luật – cơ sở và giải pháp trong việc quản lý xã hội, xây dựng con người
mới ở nước ta hiện nay” [42]; Trần Nghị (2014), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp
luật và việc vận dụng trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam” [116],v.v.. Các cơng
trình đều khẳng định đạo đức và pháp luật là những giá trị chuẩn mực, công cụ quản
lý và điều chỉnh hành vi của con người, trong đó, có nhấn mạnh về sự kết hợp
không tách rời giữa giáo dục đạo đức với giáo dục pháp luật, với giáo dục chính trị.

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân hiện nay đang là mối quan
tâm lớn của giới nghiên cứu khoa học. Nhiều cơng trình nghiên cứu đã luận giải
từ góc độ khái niệm cho đến quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm xây
dựng và hoàn thiện nhà nước Việt Nam trên cơ sở phát huy các giá trị đạo đức
truyền thống của dân tộc như các tác giả: Hồng Văn Hảo (1995), “Tư tưởng
Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới – sự hình thành và phát triển” [49]; Nguyễn
Anh Tuấn (chủ biên), Nguyễn Xuân Tế, Bùi Ngọc Sơn (2003) “Tư tưởng Hồ
Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới ở Việt Nam” [154]; Song Thành
(2004) “Hồ Chí Minh – Nhà tư tưởng lỗi lạc” [129]; Đào Trí Úc (2005) “Xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
– Vấn đề lý luận và thực tiễn” [117]; Lê Tuấn Huy (2006) “Triết học chính trị
Montesquieu với việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam”; Nguyễn Minh
Đoan (2011; 2012) “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong
bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” [39;40],v.v... đã
làm rõ khái niệm, mô hình, đặc trưng phương thức tổ chức quản lý của nhà
nước cho đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo quyền
con người trên cơ sở khẳng định giá trị truyền thống của dân tộc dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bên cạnh đó, một số cơng trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đề cập
đến đạo đức và pháp luật với mục đích hướng tới những giá trị chuẩn mực trong
quản lý xã hội và nhà nước như: Tác giả G.Bandzeladze (1970), “Đạo đức học” (do
tác giả Hoàng Ngọc Hiến dịch) (Nxb Giáo dục, 1985); Yassin El-Ayouty, Kevin J.
Ford, Mark Davies (2000), “Government Ethics and Law Enforcement: Toward
Global Guidelines” (Đạo đức chính phủ và thực thi pháp luật: Hướng tới những chỉ
dẫn mang tính tồn cầu) [181]; David Lyons (1984), “Ethics and the rule of law”
(đạo đức và nhà nước pháp quyền) [180]; Đây là nhóm cơng trình bàn tới đạo đức là
gì và đạo đức trong mối liên hệ với các hình thái ý thức xã hội khác, trong đó có
pháp luật, đồng thời coi đạo đức và pháp luật là những giá trị căn bản trong việc xây


10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


dựng những cơng cụ mang tính chỉ dẫn để thực hiện cơng tác phịng chống tham
nhũng và các tệ nạn xã hội trong Chính phủ, trong nhà nước pháp quyền.
Về sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp giữa đạo đức và pháp
luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân
Trong các cơng trình nghiên cứu của mình, nhiều tác giả đề cập đến cơ sở
hình thành của vấn đề nghiên cứu như tác giả: Nguyễn Ngọc Minh (1980), “Nghiên
cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật” [105]; Hoàng Văn Hảo
(1995), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới – sự hình thành và phát
triển” [49]; Nguyễn Xuân Tế (1999), “Tìm hiểu Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà
nước và Pháp luật” [127]. Nhóm cơng trình này đề cập đến đạo đức và pháp luật
trong việc hình thành các quan điểm về xây dựng nhà nước và pháp luật theo tư
tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời luận chứng rõ cơ sở hình thành đạo đức và pháp luật
trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc và quá trình Hồ Chí Minh tìm đường cứu nước,
xác định một mơ hình nhà nước và trực tiếp là người đứng đầu nhà nước đó.
Tác giả Vũ Khiêu, Thành Duy (2000) khi nghiên cứu về “Đạo đức và pháp
luật trong triết lý phát triển ở Việt Nam” [19] đã tập trung vào phân tích những nét
đặc trưng của triết lý phát triển trên lĩnh vực đạo đức (đức trị) và pháp luật (pháp
trị) trong sự hình thành từ lâu đời của lịch sử dân tộc và đang biến đổi do tác động
của các nhân tố phát triển xã hội. Theo đó, tác giả khẳng định đạo đức không
chỉ biến đổi qua các thời đại mà còn khác nhau từ dân tộc này đến dân tộc khác,
từ thời kỳ này sang thời kỳ khác. Cịn trong xã hội có giai cấp, thì tác giả cho
rằng pháp luật luôn phụ thuộc vào nhà nước và pháp luật là ý chí của giai cấp
thống trị được thể hiện thành luật lệ. Do đó, trong mỗi chế độ xã hội, mỗi nhà
nước chỉ có một hệ thống pháp luật của giai cấp nắm chính quyền nhất định.
Đây là những nhận định quan trọng của nhóm tác giả khi “thử nhìn lại” nguồn

gốc của đạo đức và pháp luật trong lịch sử phát triển xã hội Việt Nam từ cách
mạng tháng Tám năm 1945 đến nay.

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Tác giả Nguyễn Đăng Dung (chủ biên), Bùi Ngọc Sơn, Nguyễn Mạnh Tường
(2007) trong cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền” [20] lại
luận giải sâu sắc những mốc son trong quá trình hình thành và phát triển tư
tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền thơng qua các tác phẩm của Hồ
Chí Minh như: Việt Nam yêu cầu ca (1922); Bản án chế độ thực dân Pháp
(1925); Tuyên ngôn độc lập (1945); Hiến pháp (1946) nhằm khẳng định tư duy
pháp lý của Hồ Chí Minh. Đây là những minh chứng cụ thể để nhóm tác giả
luận giải quá trình hình thành tư tưởng về nhà nước pháp quyền, tuy nhiên
nhóm tác giả cũng đánh giá cao các yếu tố đạo đức và pháp luật chi phối trong
hình thành nhà nước pháp quyền theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tác giả Văn Thị Thanh Mai (2011) trong cuốn “Chủ tịch Hồ Chí Minh với
Quốc hội (1946 – 1969)” [82], ngồi việc khái qt hóa, hệ thống hóa những tư
liệu đã có và bổ sung những tư liệu mới, tác giả đi sâu vào nghiên cứu hoạt
động của Hồ Chí Minh đối với việc xây dựng Quốc hội qua ba giai đoạn: Từ
tháng 1/1946 đến tháng 12/1946; từ tháng 12/1946 đến tháng 5/1960 và từ
tháng 5/1960 đến cuối năm 1969; phân tích những điều kiện cụ thể, những
quyết nghị của Hồ Chí Minh và Quốc hội trong việc thực hiện chức năng lập
hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước qua các giai
đoạn lịch sử nhằm làm rõ vai trị của Hồ Chí Minh đối với việc sáng lập nhà
nước, xây dựng cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao
nhất là Quốc hội, xây dựng hệ thống pháp luật đáp ứng với yêu cầu của cách
mạng. Tuy tác giả chưa đề cập đến vấn đề kết hợp đạo đức và pháp luật trong

hoạt động của Quốc hội, nhưng những cứ liệu mà tác giả đưa ra, trích dẫn là
nguồn tài liệu tham khảo quan trọng của đề tài luận án trong việc nghiên cứu cơ
sở, quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp đạo đức và pháp luật
trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Về vai trị của sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Tác giả Nguyễn Đình Lộc (1998) trong nghiên cứu về: “Tư tưởng Hồ Chí
Minh về nhà nước kiểu mới – Một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân”; và
bài viết về “Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tư tưởng trăm điều phải có thần linh pháp
quyền và việc xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam”(số 52, năm 2005) đăng
trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật được tác giả tiếp cận và tham chiếu vai trò
của pháp luật trên cơ sở phải có một thiết chế dân chủ và cần một Hiến pháp,
pháp luật dân chủ để bảo vệ quyền tự do, dân chủ cho nhân dân, đồng thời
khẳng định Hiến pháp (1946, 1959) là cơ sở hiến định để nhân dân ta xây dựng
miền bắc, đấu tranh thống nhất đất nước và tiến tới hoàn thiện hệ thống pháp
luật đồng bộ, bảo vệ quyền lợi thiết thực của người dân. Tác giả còn đặt “pháp
quyền Hồ Chí Minh” trong các bối cảnh lịch sử cụ thể để thấy được những
nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình định hình, phát triển các định chế cơ
bản của một nền pháp quyền ở Việt Nam. Do đó, theo tác giả trong nhà nước
pháp quyền của dân, do dân, vì dân, “muốn có pháp quyền trước hết phải có
pháp luật, thiếu nhiều luật, hệ thống pháp luật khơng hồn chỉnh – mà với một
hệ thống văn bản chủ yếu chỉ tồn nghị định, chỉ thị, thơng tư, thơng báo – thì
khơng thể nói gì đến pháp quyền”, vì tư tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, khơng
có một thứ pháp luật chung chung, mà các đạo luật phải được ban hành bởi

một cơ quan đại diện do cử tri trực tiếp bầu ra, để bảo đảm và bảo vệ được
quyền tự do dân chủ của nhân dân. Tính pháp quyền của đời sống xã hội trực
tiếp bị chi phối bởi bản chất dân chủ của việc tổ chức bộ máy nhà nước. Tuy
nhiên, theo quan điểm của tác giả Vũ Khiêu và Thành Duy lại không luận giải
vai trò của đạo đức và pháp luật dưới mọi khía cạnh của xã hội, nhưng tác giả
đã làm rõ được những vấn đề trọng tâm như: Đặc điểm và vai trò của đạo đức
và pháp luật trong triết lý phát triển xã hội, đồng thời khẳng định “hai lĩnh vực
đạo đức và pháp luật” nói trên “cùng tồn tại như hai hình thái ý thức có những
đặc điểm và quy luật riêng, nhưng lại có quan hệ gắn bó với nhau, chi phối lẫn
nhau như sự chi phối giữa tồn tại vật chất và tinh thần của bản thân con
người” [19, tr.129].

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Tác giả Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong (đồng chủ biên-2003) trong cuốn
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam”
[1], đã tập trung phân tích vị trí, vai trị của pháp luật như là cơ sở để thiết lập và
củng cố quyền lực nhà nước; là phương tiện để nhà nước quản lý kinh tế, bảo đảm
trật tự xã hội và tạo dựng các mối quan hệ mới theo tư tưởng của Hồ Chí Minh.
Đồng thời cơng trình nghiên cứu đã trích lược những bài nói, bài viết của Hồ Chí
Minh liên quan đến vấn đề này.
Tác giả Nguyễn Minh Đoan (2008) trong “Vai trò của pháp luật trong đời
sống xã hội” [38] tiếp tục khẳng định vai trò của pháp luật và pháp luật với đạo
đức; trong đó, làm rõ pháp luật là công cụ quản lý xã hội không thể thiếu, đặc
biệt quan trọng và có hiệu quả, nhưng cần phải tích cực đổi mới nhận thức và tạo
ra sự phù hợp của pháp luật đối với các vấn đề của xã hội. Bên cạnh đó, cơng
trình cũng luận giải vai trị của đạo đức trong xã hội khơng chỉ là cơ sở để xây

dựng pháp luật mà nó còn tạo điều kiện cho pháp luật được mọi người tự giác
thực hiện đầy đủ, nghiêm minh. Tuy nhiên, dưới góc nhìn Hồ Chí Minh về vấn
đề này, tác giả mới chỉ đề cập ở phương diện quản lý xã hội, còn trong xây dựng
nhà nước của dân, do dân, vì dân tác giả chưa đề cập sâu sắc.
Tác giả Tạ Thị Thu Đông (2010) trong đề tài thạc sĩ: “Tư tưởng Hồ Chí Minh
về đạo đức và pháp luật” [41] cũng đã khái quát vấn đề đạo đức và pháp luật theo
suốt chiều dài lịch sử dân tộc và đặc biệt tác giả đã nhấn mạnh những điểm mốc
quan trọng, đánh dấu tư tưởng về đạo đức và pháp luật trong hoạt động của Hồ Chí
Minh trên con đường tìm ra chân lý cho thời đại. Cơng trình nghiên cứu thể hiện
tầm nhìn của tác giả về tư tưởng đạo đức và pháp luật trong quan điểm của Hồ Chí
Minh đối với việc quản lý xã hội và qua đó rút ra các bài học, giải pháp vận dụng tư
tưởng của Hồ Chí Minh vào xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay.
Tác giả Trần Nghị (2014) trong nghiên cứu về “Tư tưởng Hồ Chí Minh về
pháp luật và việc vận dụng trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay” [116] đã
phân tích pháp luật như là yếu tố chí phối q trình tìm đường cứu nước và luận giải

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nhiều nội dung cốt lõi và cơ bản nhất về tư tưởng pháp luật của Hồ Chí Minh; đó là
những quan điểm về bản chất của pháp luật kiểu mới ở Việt Nam; về mối quan hệ
giữa pháp luật với nhà nước, với dân chủ; về vấn đề xây dựng pháp luật, tổ chức
thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật trước những yêu cầu mới của xã hội. Đặc
biệt là tác giả khẳng định theo quan điểm của Hồ Chí Minh: “Pháp luật phải bảo vệ
đạo đức”; “Pháp luật và đạo đức đều là những chuẩn mực giá trị định hướng cho
hành động của con người. Đạo đức là nền thì pháp luật phải ghi nhận và bảo đảm
cho các chuẩn mực đạo đức được thực hiện và bảo vệ nếu chúng bị vi phạm”[116,
tr.150].

Về nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết giữa đạo đức và pháp luật trong
xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân
Nhiều cơng trình nghiên cứu (nêu trên) đã đề cập và bình luận khi đặt đạo
đức và pháp luật như là những giá trị chuẩn mực, công cụ trực tiếp tham gia quản lý
xã hội và vào xây dựng nhà nước. Từ những góc độ nghiên cứu này, có thể thấy nội
dung sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong tư tưởng Hồ Chí Minh được thể
hiện ở các cơng trình nghiên cứu sau:
Cơng trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KX.02, Đề tài: KX - 02 – 13,
“Nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật” (1993), do Viện
Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp chủ trì [8]. Đây là chương trình tập hợp nhiều nhà
nghiên cứu như: Luật học, sử học, kinh tế học, triết học tham gia. Cơng trình là sản
phẩm thứ ba của đề tài, ghi nhận lại kết quả của cuộc hội thảo và các bài nghiên cứu
chuyên đề của một số thành viên về nhà nước và pháp luật theo tư tưởng Hồ Chí
Minh. Trong đó, có bài viết của tác giả Song Thành nghiên cứu về: “Tư tưởng pháp
quyền Hồ Chí Minh, sự thống nhất giữa đức trị và pháp trị”; tác giả Đức Vượng,
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật thể hiện trong Bộ Hồ Chí Minh
tồn tập” rất có giá trị. Đây là những bài viết tập trung vào khẳng định “đức trị và
pháp trị” trong quản lý xã hội của nhà nước, đặc biệt tác giả Đức Vượng đã khẳng
định: “Thực hành nghiêm chỉnh pháp trị là ta đã đạt tới trình độ cao của đức trị.

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đức trị là biểu hiện ở sự bình đẳng, pháp trị cũng biểu hiện sự bình đẳng. Đây là
chỗ gặp nhau giữa đức trị và pháp trị. Xây dựng một hệ thống lý luận pháp luật dựa
trên quyền lợi của nhân dân là tư tưởng vững chắc của Hồ Chí Minh” [8, tr.178],
đặc biệt tác giả còn đưa ra nhận định “Hồ Chí Minh là một mẫu mực của sự kết hợp
đức trị và pháp trị, luôn luôn chú trọng giáo dục đạo đức nhưng cũng không ngừng

nâng cao vai trị, sức mạnh của đạo đức” [8, tr.206]. Có thể nói, những bài viết này
là “kim chỉ nam” cho luận án kế thừa và tiếp tục nghiên cứu sự kết hợp giữa đạo
đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước thời kỳ Hồ Chí Minh và trong thực tiễn
quản lý xã hội ở nước ta.
Cuốn “Pháp quyền - nhân nghĩa Hồ Chí Minh” (2001) [49] của tác giả Vũ
Đình Hịe là một cơng trình nghiên cứu thể hiện sự hồi tưởng của tác giả về những
hoạt động tư pháp trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Sự hồi tưởng này, chính là sự ghi nhận những cống hiến của Hồ Chí Minh
trong q trình lãnh đạo xây dựng nhà nước như: Chú trọng đến mối quan hệ giữa
đạo đức và pháp luật; mối quan hệ pháp luật với dân chủ và tư tưởng hiến chính.
Theo tác giả phân tích và khẳng định thì vấn đề tư pháp, cũng như những vấn đề
khác, xét cho cùng, là vấn đề ở đời và làm người. Ở đời và làm người là phải
thương nước, thương dân, thương nhân loại bị áp bức. Vì vậy, trong quan điểm của
tác giả Vũ Đình Hịe thì pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh đã góp phần đưa
cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng và cũng là những chỉ dẫn quan trọng cho
công cuộc xây dựng nhà nước trong thời gian qua.
Cơng trình nghiên cứu của Văn phịng Quốc hội (2002) về “Chủ tịch Hồ Chí
Minh với Quốc hội và Hội đồng nhân dân” [177] đã sưu tầm, tuyển chọn, tập hợp
các bài nói, bài viết và các diễn văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Quốc hội, Hội
đồng nhân dân từ năm 1945 đến năm 1969, hai bản Hiến pháp 1946, 1959 và các
sắc lệnh, sắc luật, luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Hội đồng
nhân dân được Người ký ban hành. Đây là những tư liệu quý, có ý nghĩa lịch sử và
có giá trị lý luận, thực tiễn trong việc nghiên cứu di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nhà nước và pháp luật. Tuy nhiên, đề cập đến việc kết hợp giữa đạo đức và pháp

luật trong hoạt động quản lý của Quốc hội và Hội đồng nhân dân thì cuốn sách
chưa có sự phân tích, bình luận nào, mà chỉ liệt kê các sự kiện liên quan đến hoạt
động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Trong khi đó, quan điểm của tác
giả Phạm Ngọc Anh và Bùi Đình Phong (2003) trong nghiên cứu về “tư tưởng Hồ
Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam” lại tập trung
phân tích tập nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh như: Sự thống nhất giữa đạo
đức và pháp luật trong quan niệm về nhà nước pháp quyền kiểu mới và nhận định:
“Theo Hồ Chí Minh, pháp luật cũng nhằm mục đích thực hiện mục tiêu, lý tưởng
cách mạng, do đó phải giáo dục cho con người có ý thức tự giác, có đạo đức cách
mạng mới làm cho luật pháp được thực hiện” và “đạo đức là cơ sở để xây dựng,
thực hiện pháp luật; nền pháp quyền của ta là nền pháp quyền hợp đạo đức, có
nhân tính”[1, tr.122] và cùng thống nhất trên cơ sở nguyên tắc có lý, có tình. Chính
ngun tắc có lý, có tình chi phối mọi hành vi ứng xử của Hồ Chí Minh, tơn trọng
cái lý, đề cao cái tình, tùy từng trường hợp và tình huống cụ thể mà Hồ Chí Minh
nhấn mạnh mặt này hay mặt khác của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền của
dân, do dân, vì dân.
Trong Hội thảo kỷ niệm 115 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh của
Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp (2005) về “Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự
nghiệp xây dựng và phát triển ngành tư pháp” [72]. Hội thảo đã thu hút nhiều sự
quan tâm, tham gia của các nhà khoa học trong và ngoài ngành tư pháp. Nhiều bài
viết hướng tới mục đích là quyền con người phải được luật pháp bảo vệ và những
người làm cán bộ tư pháp phải thật sự “phụng công, thủ pháp, chí cơng vơ tư” như
lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn với ngành Tư pháp. Trong đó, có bài viết của tác
giả Vũ Khiêu về “Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật” [72,
tr.143] đã phân tích khi tham chiếu vấn đề đạo đức và pháp luật qua các triều đại
lịch sử Việt Nam dưới góc nhìn của Hồ Chí Minh và mối quan hệ giữa chúng cho
đến nay để thấy được tầm quan trọng của đạo đức và pháp luật như là một phương
tiện, giá trị chuẩn mực trong xây dựng nhà nước. Bài viết tỏ rõ sự trăn trở một cách

17


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


khách quan những trở ngại lâu dài trong việc thực hiện theo tư tưởng của Hồ Chí
Minh về nhà nước và ý thức tuân thủ pháp luật trong đời sống xã hội. Có thể nói,
đây cũng là vấn đề quan trọng được Đảng và Nhà nước ta đã nêu lên trong thời gian
qua để từ đó đề ra phương hướng, giải pháp tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà
nước pháp quyền Việt Nam hiện nay.
Tác giả Trịnh Đức Thảo, Tào Thị Quyên (2006) trong đề tài nghiên cứu khoa
học cấp Bộ về “Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật, pháp chế và sự vận dụng trong
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” [131] đã đưa
ra kết luận một cách cô đọng về pháp luật theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là pháp
luật bao giờ cũng có chữ tâm và càng sâu đậm chữ tâm thì pháp luật càng được chấp
hành nghiêm minh, quản lý xã hội hiệu quả. Đề tài cịn phân tích một số u cầu
khách quan cho việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật trong điều kiện
thực tế xã hội hiện nay và đưa ra một số giải pháp thiết thực để thực hiện hiệu quả
các giải pháp này. Tuy nhiên, trong những phân tích của mình, tác giả có kiến giải
cơ bản về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong tư tưởng Hồ Chí Minh xuất
phát từ sự kết hợp giữa lập trường của người theo chủ nghĩa Mác - Lênin trong pháp
trị với lập trường của người Á Đông vốn thấu hiểu bản chất và giới hạn của pháp trị,
thấu hiểu cái gốc đạo đức trong đời sống xã hội, nên tư tưởng Hồ Chí Minh về sự
kết hợp giữa đạo đức và pháp luật là sự kết hợp biện chứng, thống nhất trong quản
lý xã hội.
Tác giả Hồng Thị Kim Quế (2007) trong các cơng trình nghiên cứu về:
“Đọa đức và pháp luật” [168]; “Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong nhà
nước pháp quyền và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay” [171]; “Bản
chất đích thực của mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức” [169], v.v.. cũng đã ghi
nhận những nội dung cơ bản của đạo đức và pháp luật trong quan điểm của Hồ Chí
Minh để tham chiếu vào công tác quản lý xã hội và quản lý nhà nước, đặc biệt là tác

giả tập trung phân tích mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật và nêu lên nhiều nhận
xét quan trọng như: Tính tất yếu khách quan và những giải pháp chủ yếu nhằm quản

18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


lý xã hội bằng pháp luật kết hợp với phát huy đạo đức truyền thống dân tộc và đạo
đức mới tiến bộ; đạo đức (đức trị) là trị nước bằng tình, pháp luật (pháp trị) là trị
nước bằng lý; thực hành nghiêm chỉnh pháp trị là ta đã đạt tới trình độ cao của đạo
đức. Điều đó, cho thấy các cơng trình nghiên cứu của tác giả thấm đậm chất nhân
văn của nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây
dựng nhà nước.
Tác giả Vương Thanh Huyền (2009); Tạ Thị Thu Đông (2010) trong cơng
trình nghiên cứu thạc sĩ về “Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa pháp luật
và đạo đức”; “Tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và pháp luật” [41] tập trung phân
tích về vai trị, chuẩn mực, nguyên tắc của đạo đức và đặc điểm, bản chất, vai trò
của pháp luật, những điều kiện đảm bảo pháp luật được thực thi trong quản lý xã
hội và bước đầu tác giả cũng luận giải giữa đạo đức và pháp luật có mối quan hệ
khăng khít với nhau. Pháp luật bao giờ cũng là biện pháp hữu hiệu nhất để khẳng
định một chuẩn mực đạo đức nào đó nhằm biến nó thành thói quen, nếp sống của mỗi
người. Chuẩn mực đạo đức càng khó, rộng, thậm chí trừu tượng khó định lượng bao
nhiêu thì vai trị của pháp luật càng quan trọng bấy nhiêu. Do vậy, pháp luật được coi là
đạo đức tối thiểu, còn đạo đức được coi là pháp luật tối đa. Vì có những vi phạm đạo
đức mà pháp luật không thể xét xử nhưng con người vẫn khơng thốt khỏi sự trừng
phạt của lương tâm, của dư luận xã hội. Tìm được những hiện tượng tương giao trong
mối quan hệ qua lại giữa đạo đức và pháp luật để kết hợp và xử lý vấn đề, đó cũng là
nét tinh tế, độc đáo ở Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tác giả Lương Hồng Quang (2012) trong đề tài luận án tiến sĩ nghiên cứu về

“Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội và sự
vận dụng trong thời kỳ đổi mới” [157] đã tập trung vào phân tích hình thức, đặc
trưng phương thức kết hợp pháp luật và đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh về
quản lý xã hội ở từng khía cạnh tổ chức và hoạt động của chủ thể quản lý; ở từng
mặt của quá trình quản lý, cũng như ở cơ chế quản lý thể hiện trong mối quan hệ
giữa Đảng - Nhà nước - Nhân dân. Cụ thể, trong hoạt động của hệ thống chính trị,

19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa pháp luật với đạo đức bám sát vào đặc
điểm của từng thiết chế, coi đó là phương thức tối ưu cho việc thực hiện quyền lực
của nhân dân. Trong hoạt động tham gia quản lý xã hội của nhân dân, tư tưởng này
bám sát theo quyền và nghĩa vụ của cơng dân, coi đó là phương thức cơ bản đảm
bảo cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội,v.v.. Đây là
cơng trình điển hình có nội dung nghiên cứu gần với đề tài luận án nhất. Do vậy, nội
dung của luận án mà tác giả Lương Hồng Quang nghiên cứu sẽ là cơ sở dữ liệu
quan trọng cho đề tài luận án kế thừa và phát triển trong điều kiện xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, luận án mới chỉ
dừng lại ở việc đề xuất một số giải pháp vận dụng vào thực tiễn quản lý xã hội Việt
Nam thời kỳ đổi mới, mà chưa khẳng định trong việc xây dựng nhà nước của dân,
do dân, vì dân.
Nhóm bài viết đăng trên tạp chí chun ngành của các tác giả: Triệu Vũ về
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ biện chứng giữa đức trị và pháp trị trong
quản lý xã hội” [179]; Hoàng Thị Kim Quế về “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về
pháp luật và đạo đức” [161]; Trần Nghị về “Nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật

(số 12, năm 2009). Nhóm tác giả chủ yếu tập trung vào bàn về vấn đề đạo đức và
pháp luật trong quản lý xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh và khẳng định: Đạo đức
là Gốc, pháp luật là Chuẩn. Đạo đức giữ vững thì phép nước mới nghiêm. Có luật
pháp nhưng khơng có đạo đức thì sẽ bất chấp pháp luật, đồng thời các tác giả cũng
soi vấn đề này vào thực tiễn và thông qua thực tiễn, đánh giá thực tiễn để giáo dục
và xây dựng ý thức, lối sống tuân theo pháp luật trong giai đoạn hiện nay. Bài viết
của tác giả Nguyễn Đình Bắc về “Đức trị và pháp trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh
về xây dựng nhà nước” [6] và “Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa đạo
đức và pháp luật trong quản lý xã hội” [7]. Về cơ bản, tác giả đã đặt mối quan hệ
giữa đức trị (đạo đức) và pháp trị (pháp luật) trong xây dựng nhà nước và quản lý xã
hội. Xem mối quan hệ này là những bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội, là giá

20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trị chuẩn mực và là phương tiện để xây dựng và củng cố nhà nước. Trên cơ sở đó,
tác giả cũng nhận định đạo đức và pháp luật ln có sự thống nhất hữu cơ trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về quản lý xã hội.
Một số cơng trình của các tác giả người nước ngồi cũng có những nghiên
cứu về Hồ Chí Minh và các quan điểm của Hồ Chí Minh trong quá trình hoạt động
cách mạng Người như: Giáo sư Singo Sibata - Nhật Bản (1972) trong cuốn “Hồ
Chí Minh, một nhà tư tưởng” - Betomomuto Shiro momodoj [188]; X.Aphonin và
E.Cobelep – Nga (1980), “Đồng chí Hồ Chí Minh” [187]; William Duiker - Mỹ
(2000), “Hồ Chí Minh - Một cuộc đời” [182]; Hellmut Kapfenberger - nhà báo
người Đức, “Hồ Chi Minh”; Furuta Motoo - Nhật (1997), “Hồ Chí Minh giải phóng
dân tộc và đổi mới” [186];v.v.. với các cơng trình này đều khẳng định Hồ Chí
Minh là một trong những nhà cách mạng kiệt xuất, đã cống hiến cho dân tộc và
nhân dân bị áp bức những kinh nghiệm quý, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ từng

thời kỳ lịch sử. Hồ Chí Minh là hiện thân của sự kết hợp hài hịa giữa lịng u
nước chân chính với tinh thần quốc tế, kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại, từ trong tư duy cũng như trong hành động, trong mọi đường lối, chủ
trương và “những cống hiến của Hồ Chí Minh đã thực sự mở ra một giai đoạn mới
trong những lý luận về dân tộc và thuộc địa”. Điều này khơng chỉ có ý nghĩa đối
với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc trong quá khứ, mà vẫn còn
nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay. Bên cạnh đó, cịn
nhiều bài báo, bài viết, phim tư liệu về Hồ Chí Minh của các tác giả nước ngồi,
nhưng chủ yếu là tập trung vào tìm hiểu về phẩm chất, phong cách và thái độ chính
trị của Hồ Chí Minh mà chưa thực sự đi sâu vào nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
nói chung và chưa có bất cứ sự đề cập nào vế sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật
trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Vì vậy, thơng qua việc tổng hợp những cơng trình nghiên cứu liên quan
đến nội dung của luận án, có thể thấy các cơng trình nghiên cứu về sự kết hợp
giữa đạo đức và pháp luật trong tư tưởng Hồ Chí Minh được đề cập chủ yếu là

21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ở góc độ quản lý xã hội, coi đạo đức và pháp luật như là những phương tiện,
công cụ, chuẩn mực quản lý xã hội, còn ở phương diện xậy dựng nhà nước thì
chưa được đề cập sâu sắc. Tuy nhiên, các cơng trình trên là những tư liệu quan
trọng để cho luận án kế thừa, tiếp thu và tiếp tục nghiên cứu vấn đề này trong
điều kiện xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.
1.2. Tình hình nghiên cứu giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa đạo đức
và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân
Khẳng định giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa đạo đức và
pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân là nội dung quan trọng

của luận án. Cho nên việc nghiên cứu, tổng hợp tài liệu liên quan đến giá trị của tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này được tác giả tổng hợp như sau:
Cơng trình nghiên cứu về “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việ Nam” của tác giả Đào Trí Úc (chủ biên, 2005), do Nxb Chính trị Quốc gia ấn
hành. Đây là cơng trình thuộc Chương trình KHXH.05.05 về xây dựng nhà nước
pháp quyền của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Kết quả nghiên
cứu của cơng trình này chủ yếu tập trung vào mục tiêu làm rõ những chủ trương,
giải pháp, điều kiện cần thiết cho việc đảm bảo, duy trì bản chất của nhà nước của
dân, do dân, vì dân. Vì vậy, nhóm tác giả đã dành cả chương V để luận giải tư
tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về pháp luật là nguồn gốc căn bản cho việc xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Thơng qua điều đó, nhóm tác giả
gián tiếp khẳng định giá trị lý luận trong tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc xây
dựng nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Tác giả Nguyễn Văn Mạnh (2006) trong bài viết, “Quan điểm và giải pháp
tiếp tục quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật và pháp chế” đăng trên Tạp
chí Lịch sử Đảng (số 6, 2006) đã nhấn mạnh vấn đề nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh về pháp luật phải gắn với hoạt động thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong
lĩnh vực xây dựng nhà nước, xây dựng và thực hiện pháp luật, tăng cường pháp chế.
Bài viết cũng đề xuất một số giải pháp quán triệt và thực hiện đầy đủ các quan điểm

22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×