Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

(Luận án tiến sĩ) tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng tư tưởng đó vào thực hiện chính sách đoàn kết tôn giáo ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 198 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------

NGUYỄN XUÂN TRUNG

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỒN KẾT TƠN GIÁO
VÀ SỰ VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG ĐĨ VÀO THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH ĐỒN KẾT TƠN GIÁO Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------

NGUYỄN XUÂN TRUNG

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỒN KẾT TƠN GIÁO
VÀ SỰ VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG ĐĨ VÀO THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH ĐỒN KẾT TƠN GIÁO Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC


Chuyên ngành : CNDVBC và CNDVLS
Mã số

: 62.22.80.05
Người hướng dẫn:
PGS.TS. PHẠM NGỌC ANH
PGS.TS. NGUYỄN THÚY VÂN

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu trích
dẫn trong luận án có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Các kết quả trình bày trong luận án
là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.

Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2014
Tác giả luận án

Nguyễn Xuân Trung


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành cảm ơn
PGS.TS Phạm Ngọc Anh và PGS.TS Nguyễn Thúy Vân đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ
bảo và động viên trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận án để tác giả có thể hồn
thành luận án này.
Xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy, cơ giáo Khoa Triết học, Phịng Đào tạo
sau Đại học của Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN; các thầy,
cô và cán bộ thƣ viện của Học viện Chính trị hành chính - Quốc gia Hồ Chí Minh, Thƣ

viện Quân đội, Thƣ viện Quốc gia Hà Nội…đã tận tình giúp đỡ tác giả tìm nguồn tƣ
liệu trong quá trình thực hiện luận án.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, cơ quan và bạn
bè đã động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện luận án.
Tác giả luận án

Nguyễn Xuân Trung


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết đầy đủ

01

Ban Chấp hành Trung ƣơng

BCHTW

02

Chủ nghĩa tƣ bản

CNTB

03

Chủ nghĩa xã hội


CNXH

04

Chủ nghĩa duy vật biện chứng

CNDVBC

05

Chủ nghĩa duy vật lịch sử

CNDVLS

06

Dân tộc dân chủ nhân dân

DTDCND

07

Đảng Cộng sản Việt Nam

ĐCSVN

08

Hà Nội


HN

09

Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

ĐHKHXH & NV

10

Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐHQGHN

11

Nhà xuất bản

Nxb

12

Ủy ban Trung ƣơng

UBTW

13

Xã hội chủ nghĩa


XHCN

Chữ viết tắt


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….......

3

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN………………………………………………………..

7

1.1. Những cơng trình nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tín ngƣỡng, tơn
giáo……………………………………………………………………………….

7

1.2. Những cơng trình nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân
tộc, đồn kết tơn giáo…………………………………………………………….

12

1.3. Những cơng trình nghiên cứu sự vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tơn
giáo, đồn kết tơn giáo trong thực hiện công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc
ta………………………………….........................................................................


17

Chƣơng 2: TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỒN KẾT TƠN
GIÁO…………………………………………………………………………….

27

2.1. Cơ sở hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đồn kết tơn giáo……………..

27

2.2. Những quan điểm cơ bản về đồn kết tơn giáo theo tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh……………………………………………………………………………...

39

Chƣơng 3: SỰ VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỒN KẾT
TƠN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC VÀO THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH ĐỒN KẾT TƠN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY...........................

82

3.1. Sự vận dụng của Đảng, Nhà nƣớc thông qua các chủ trƣơng, chính
sách……………………………………………………………………………….

82

3.2. Những kết quả đạt đƣợc và ngun nhân của những kết quả đó trong thực
hiện chính sách đồn kết tơn giáo ở Việt Nam hiện nay theo tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh………………………………….................................................................


103

3.3. Một số hạn chế và ngun nhân của những hạn chế đó trong thực hiện
chính sách đồn kết tơn giáo ở Việt Nam………………………………………..
Chƣơng 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM TĂNG CƢỜNG KHỐI ĐỒN
KẾT TƠN GIÁO THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH Ở VIỆT NAM
1

112


HIỆN NAY………………………………………………………………………

120

4.1. Bài học kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra trong thực hiện chính sách
đồn kết tơn giáo ở Việt Nam hiện nay…………………………………………..

120

4.2. Phƣơng hƣớng và một số giải pháp cơ bản nhằm củng cố khối đoàn kết tơn
giáo theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện nay…………………………..

127

KẾT LUẬN……………………………………………………………………...

142


DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN…………………………………………………………………

145

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………...

147

PHỤ LỤC………………………………………………………………………..

2

159


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tơn giáo là một hình thái ý thức xã hội. Từ khi ra đời đến nay, nó ln là lĩnh
vực nhạy cảm và đƣợc nhiều ngƣời quan tâm, nghiên cứu. Với tƣ cách là một hiện
tƣợng xã hội, tơn giáo ln có ảnh hƣởng nhất định đến đời sống văn hóa, đạo đức,
tinh thần, tâm linh và cả tƣ tƣởng chính trị của nhiều cộng đồng dân cƣ trên toàn thế
giới. Trong lịch sử hình thành và phát triển, tơn giáo đã trải qua nhiều thăng trầm và
biến đổi. Đã có nhiều cách lý giải về sự ra đời và tồn tại của tôn giáo, tuy nhiên, chỉ
đến khi chủ nghĩa C.Mác - V.I.Lênin ra đời thì nguồn gốc kinh tế - xã hội, bản chất
của tơn giáo trong xã hội lồi ngƣời mới đƣợc vạch chỉ một cách xác đáng, đồng thời
vai trị, tác động trở lại của tơn giáo đối với xã hội cũng đƣợc làm rõ.
Có một thời gian dài, nhiều ngƣời nhìn nhận khơng đúng về vai trị, vị trí của
tơn giáo. Họ cho rằng cùng với sự phát triển chín muồi của CNXH, tơn giáo sẽ nhanh

chóng mất đi. Nhƣng thực tế đã chứng minh ngƣợc lại: Tôn giáo không những không
mất đi mà trong những năm tháng cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, tôn giáo ở nhiều
nơi đã hồi sinh trở lại và phát triển mạnh mẽ, kèm theo đó là những vấn đề phức tạp
cần đƣợc giải quyết nhƣ: những xung đột dân tộc, tộc ngƣời, tôn giáo liên quan đến xu
thế khu vực hóa, quốc tế hóa, đụng chạm đến những vấn đề bảo tồn, giữ gìn truyền
thống văn hóa của các cộng đồng dân tộc quốc gia. Đã xuất hiện nhiều hiện tƣợng tơn
giáo cuồng tín, phản động dẫn đến những khủng bố mang tính huỷ diệt, khiến cả thế
giới phải sửng sốt. Ở nhiều quốc gia, các tổ chức tôn giáo ngày càng muốn tham dự
sâu hơn vào đời sống chính trị dƣới nhiều hình thức khác nhau, gây ra cuộc đấu tranh
nội bộ, giành giật quyền lực không kém phần gay go, khốc liệt.
Tình hình phát triển tơn giáo ở Việt Nam cũng không phải là trƣờng hợp ngoại
lệ, đặc biệt là những năm gần đây, cùng với quá trình đổi mới, dân chủ hóa, sinh hoạt
tơn giáo bắt đầu hồi sinh và có xu hƣớng phát triển mạnh hơn trƣớc với nhiều màu sắc
mới. Sự phát triển mạnh mẽ của tôn giáo tất yếu sẽ nảy sinh những vấn đề phức tạp về
văn hóa - xã hội, an ninh quốc gia… địi hỏi chúng ta phải có đƣờng lối, chủ trƣơng,
chính sách phù hợp. Hơn nữa, trong sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nƣớc
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh hiện nay, một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến
lƣợc đặt ra là phải đồn kết dân tộc, đồn kết tơn giáo, đồng thuận xã hội nhằm phát
3


huy sức mạnh của khối đoại đoàn kết toàn dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chống
mọi âm mƣu chia rẽ dân tộc, lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch, phản động
chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
Đảng và Nhà nƣớc ta xác định, đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu quan trọng nhất
của đồn kết tơn giáo. Vì thế, nội dung cơ bản nhất của cơng tác tơn giáo chính là công
tác vận động, thuyết phục quần chúng thực hiện tốt các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về tơn giáo, làm sao đồn kết đƣợc đồng bào
tơn giáo vào trong khối đại đồn kết dân tộc, coi đồng bào tôn giáo cũng là một lực
lƣợng cách mạng quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc. Từ chủ

trƣơng đó, bƣớc vào quá trình đổi mới, Đảng và Nhà nƣớc ta đã rất quan tâm đến vấn
đề tơn giáo, có nhiều chủ trƣơng, chính sách đối với tơn giáo, giúp cho các tôn giáo
đồng hành cùng dân tộc trên con đƣờng phát triển, tạo điều kiện cho đồng bào tôn giáo
thể hiện quyền tự do tín ngƣỡng, tơn giáo của mình, qua đó cũng nhằm đồn kết đƣợc
đơng đảo đồng bào tơn giáo vào khối đại đồn kết dân tộc.
Để xây dựng chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, pháp luật đối với tôn giáo, nền
tảng tƣ tƣởng lý luận mà Đảng và Nhà nƣớc ta dựa vào chính là chủ nghĩa C.Mác V.I.Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan
điểm lý luận toàn diện, sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam,
trong đó có vấn đề đồn kết tơn giáo, đại đồn kết dân tộc. Trên cả bình diện lý luận và
thực tiễn, Hồ Chí Minh đã có những quan điểm độc đáo, đặc sắc, những cách làm hiệu
quả, thiết thực để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đồn kết tơn giáo ở Việt Nam.
Những quan điểm và cách làm sáng tạo này tạo nên di sản quý báu mà Hồ Chí Minh
để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta. Cần phải biết kế thừa, phát huy qua các giai đoạn
cách mạng, nhất là ở những giai đoạn có nhiều thay đổi có tính chất bƣớc ngoặt, nhiều
vấn đề xuất hiện về tôn giáo nhƣ hiện nay. Thực tế thực hiện công tác tôn giáo ở nƣớc
ta, mặc dù đã đạt đƣợc nhiều thành tích đáng ghi nhận, nhƣng chúng ta cũng đang gặp
phải không ít những khó khăn, hạn chế trong cơng tác tơn giáo, đặc biệt là vấn đề đồn
kết tơn giáo trong bối cảnh mới. Những vấn đề nổi cộm này đòi hỏi phải đƣợc nhận
thức và giải quyết thấu đáo, nhất là từ phƣơng diện lý luận.
Vì thế, nghiên cứu một cách hệ thống và tồn diện tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về
đồn kết tơn giáo, qn triệt sâu sắc tƣ tƣởng này vào các chủ trƣơng, chính sách và
4


công tác tôn giáo của Đảng, Nhà nƣớc ta trong thời kỳ đổi mới là vấn đề có ý nghĩa lý
luận và ý nghĩa thực tiễn cấp bách. Xuất phát từ những lý do cấp thiết trên, tôi đã chọn
đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết tơn giáo và sự vận dụng tư tưởng đó vào
thực hiện chích sách đồn kết tơn giáo ở Việt Nam hiện nay làm luận án Tiến sĩ triết
học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án

2.1. Mục đích
Luận án nghiên cứu một cách hệ thống tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đồn kết tơn
giáo; sự vận dụng những quan điểm đó của Đảng và Nhà nƣớc ta trong giai đoạn hiện
nay, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng, củng cố khối đồn kết tơn
giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
- Khái quát, hệ thống hóa những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
về đồn kết tơn giáo.
- Đánh giá thực trạng vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đồn kết tơn giáo của
Đảng và Nhà nƣớc ta vào thực hiện chính sách đồn kết tơn giáo ở Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất giải pháp thực hiện tốt đồn kết tơn giáo theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh,
nhằm củng cố và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn hiện
nay
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đồn kết tơn giáo và sự vận
dụng tƣ tƣởng này vào thực hiện đồn kết tơn giáo ở Việt Nam hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung vào tìm hiểu nội dung tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh về đồn kết tơn giáo (chủ yếu là giai đoạn 1945 - 1969), tìm hiểu mối quan
hệ giữa tơn giáo và dân tộc, giữa đồn kết tơn giáo với khối đại đoàn kết dân tộc cũng
nhƣ các thành quả đã đạt đƣợc của Đảng, Nhà nƣớc ta trong quá trình vận dụng tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh về đồn kết tơn giáo vào công cuộc đổi mới ở nƣớc ta giai đoạn từ
1990 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

5


- Cơ sở lý luận: Luận án đƣợc thực hiện trên cở sở lý luận là triết học C.Mác V.I.Lênin, cụ thể là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về tôn giáo.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa

duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, nhƣ: phƣơng pháp logic - lịch sử
phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, kết hợp với các phƣơng pháp đối chiếu - so sánh và
phân tích tình huống… để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận án.
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án góp phần hệ thống hóa những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về
đồn kết tơn giáo (đặc biệt là nội dung đoàn kết đồng bào trong nội bộ mỗi tôn giáo) từ
cách tiếp cận triết học.
- Luận án góp phần làm rõ thực trạng vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đồn
kết tơn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta vào thực hiện chính sách đồn kết tơn giáo ở
Việt Nam, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, những vấn đề đặt ra và đề xuất một
số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách đồn kết tơn giáo ở nƣớc ta hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về lý luận: Luận án góp phần khẳng định tính cách mạng và khoa học của tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh về đồn kết tơn giáo và ý nghĩa chỉ đạo của tƣ tƣởng này trong
công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta hiện nay. Luận án cũng góp phần tổng kết
việc thực hiện quan điểm đồn kết tơn giáo theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh của Đảng và
Nhà nƣớc ta.
- Về thực tiễn: Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên
cứu, giảng dạy và học tập tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo hoặc làm luận cứ cho
việc hoạch định các chủ trƣơng, chính sách về cơng tác tơn giáo trong tình hình hiện
nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận án gồm 4
chƣơng và 10 tiết.

6


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết nói chung và đồn kết tơn giáo nói riêng
là một nội dung quan trọng và có ý nghĩa trong hệ thống tƣ tƣởng của Ngƣời. Đây
cũng là nội dung đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm, tập trung nghiên cứu. Tùy theo
đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, các tác giả đã đề cập, khai thác dƣới những góc độ
khác nhau tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đồn kết tơn giáo. Các cơng trình đƣợc tiếp cận,
trình bày ở hình thức khác nhau nhƣ giáo trình, sách, bài báo, luận án, luận văn,
v.v…Có thể khái quát kết quả nghiên cứu của các tác giả ở một số nội dung cơ bản
dƣới đây:
1.1. Những cơng trình nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tín ngƣỡng,
tơn giáo
Tơn giáo, tín ngƣỡng là một trong những nội dung quan trọng đƣợc đề cập đến
trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Những suy tƣ của Ngƣời trong quan niệm về tơn giáo, tín
ngƣỡng mang những nội dung nhận thức mới, đặc biệt là cách ứng xử với hiện tƣợng
xã hội này trong quá trình tồn tại và phát triển của nó. Có thể kể ra một số cơng trình
tiêu biểu chun nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tơn giáo, tín ngƣỡng nhƣ sau:
Năm 1988, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản cuốn Thập giá và lưỡi
gươm của tác giả Trần Tam Tỉnh, Viện sĩ Viện hàn lâm Hoàng gia Canada, Giáo sƣ
Đại học Laval tỉnh Quebec (Canada), một nhà nghiên cứu lịch sử công giáo, bằng
những cứ liệu lịch sử trung thực, khách quan và những nhận xét tinh tế, đúng đắn, tác
giả đã thể hiện đƣợc những tình cảm chân thực của Hồ Chí Minh đối với đồng bào
Cơng giáo trong những giai đoạn lịch sử nóng bỏng và hết sức nhạy cảm. Linh mục
Trần Tam Tỉnh khẳng định: “Đối với giáo hội Cơng giáo, cụ Hồ Chí Minh đã tỏ ra hết
sức có tình có lý. Chỉ hai tháng sau ngày độc lập, linh mục Lê Hữu Từ đƣợc phong
làm trƣởng đồn Chính phủ gồm bốn vị bộ trƣởng đến tham dự, trong đó có những cán
bộ cao cấp nhất của Việt Minh là ông Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp và vị cố
vấn tối cao của Ngƣời là cựu Hoàng Bảo Đại. Trong thƣ chúc mừng giám mục mới,
ngƣời tỏ sự vui sƣớng vì có một nhà lãnh đạo mới của ngƣời Công giáo đi theo chân
đức Giêsu chịu đóng đinh hầu giúp giáo dân biết hy sinh và chiến đấu bảo vệ tự do và
7



độc lập của đất nƣớc. Ngày 25/2/1946, chính Ngƣời đích thân đi một mình khơng có
đồn bảo vệ, đến ngày Phát Diệm để long trọng tuyên bố: “Từ nay, giám mục Lê Hữu
Từ sẽ là Cố vấn tối cao của Chánh phủ” [Trích theo 138, tr. 27].
Đây thực sự là một tài liệu có giá trị cho những nhà nghiên cứu quan điểm Hồ
Chí Minh đối với tơn giáo nói chung, Cơng giáo nói riêng.
Cũng chủ đề này, cịn nhiều tác giả đề cập đến và nêu bật lên những quan điểm
của Ngƣời đối với tơn giáo. Đó cũng là biểu hiện cụ thể trong ứng xử kiên trì, mềm
dẻo, sắc sảo, tùy cơ ứng biến nhƣng không một chút nghiêng ngả về lập trƣờng nguyên
tắc. Điều đó cho thấy rõ quan điểm “Dĩ bất biến ứng vạn biến” của Ngƣời trong vấn đề
tơn giáo. Tất cả những điều đó đã đƣợc tác giả Ngô Phƣơng Bá thể hiện trong bài viết:
Những biểu hiện sinh động của tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo, tín ngưỡng in trong
cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc, tơn giáo và đại đoàn kết trong cách mạng Việt
Nam, do Nxb Quân đội ấn hành năm 2003.
Cuốn sách Hồ Chí Minh về tơn giáo, tín ngưỡng của Viện nghiên cứu tơn giáo,
Nxb Khoa học xã hội xuất bản lần đầu năm 1996; xuất bản lần thứ hai năm 1998 có tái
bản bổ sung. Cuốn sách đã đề cập đến quan điểm của Hồ Chí Minh về tơn giáo, tín
ngƣỡng thơng qua những giai đoạn lịch sử nhất định cũng nhƣ thông qua cách giải
quyết vấn đề tôn giáo trong cách mạng giải phóng dân tộc ở nƣớc ta.
Cuốn sách Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam của Viện
nghiên cứu Tôn giáo, Nxb Khoa học xã hội, 1998, là cơng trình tập thể của các nhà
khoa học đề cập đến tƣ tƣởng tơn giáo tín ngƣỡng của Hồ Chí Minh. Tác giả Phạm
Nhƣ Cƣơng đã đặt Hồ Chí Minh trong sự so sánh với các nhà kinh điển của chủ nghĩa
C.Mác - V.I.Lênin về vấn đề tôn giáo để làm nổi rõ sự vận dụng sáng tạo và phát triển
lý luận về tín ngƣỡng, tơn giáo của Hồ Chí Minh, nhất là vấn đề phƣơng pháp luận,
vấn đề sử dụng một cách tài tình, linh hoạt phép biện chứng của C.Mác. Cũng trong
cuốn sách này, tác giả Đỗ Quang Hƣng còn cho rằng, Nguyễn Ái Quốc đã phác họa
những đƣờng nét khá cơ bản về tính cách, bản chất, đặc tính một số tơn giáo, nhân vật
tơn giáo của ngƣời Việt Nam và Á Đông. Viên ngọc sáng nhất trong tư tưởng Hồ Chí

Minh về tơn giáo, tín ngưỡng là nhìn nhận vấn đề tơn giáo trên bình diện văn hóa đạo đức, tơn giáo là vấn đề con người chứ không chỉ là vấn đề nhận thức luận, ý thức
hệ.
8


Đề cƣơng bài giảng Chủ nghĩa C.Mác - V.I.Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về
tơn giáo (Chƣơng trình sau đại học chuyên ngành khoa học về tín ngƣỡng và tơn giáo)
do Trung tâm khoa học về tín ngƣỡng và tơn giáo - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh ấn hành năm 1999. Tập bài giảng này đã giới thiệu những nội dung cơ bản
trong quan điểm của Chủ nghĩa C.Mác - V.I.Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tơn giáo.
Bên cạnh đó, sách cũng giới thiệu một số tác phẩm của các nhà kinh điển chủ nghĩa
C.Mác nhƣ: Phê phán triết học pháp quyền của Hêghen; Lút - Vích Phoi - Ơ - Bắc và
Sự cáo chung của triết học cổ điển Đức; Chống Đuy Rinh…. Và một số tác phẩm của
Hồ Chí Minh nói về tơn giáo. Tập bài giảng đã cung cấp những cứ liệu khoa học tốt
cho những ai quan tâm tới vấn đề này.
Năm 2001, Tổng cục Chính trị - Thƣ viện quân đội cho ấn hành tài liệu nghiên
cứu phục vụ lãnh đạo mang tên: Tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo do Nguyễn Đăng
Vịnh tổng thuật. Nội dung của sách trình bày ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu gồm ba phần
chính: Phần một, thái độ Hồ Chí Minh đối với tơn giáo. Phần hai, tƣ tƣởng đồn kết
hịa hợp dân tộc - khơng phân biệt tín ngƣỡng, tơn giáo của Hồ Chí Minh. Phần ba, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh về tơn trọng quyền tự do tín ngƣỡng.
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta bàn về tôn giáo do
Mã Giang tổng hợp cũng là một ấn phẩm do Tổng cục chính trị - Thƣ viện quân đội in
ấn và lƣu hành năm 2003. Cuốn sách đã trình bày những nội dung cơ bản của tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh về tín ngƣỡng, tơn giáo; quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và
Nhà nƣớc ta về tín ngƣỡng, tơn giáo; vấn đề tơn giáo trong Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX và Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ƣơng
khóa IX.
Nhân kỷ niệm 112 năm ngày sinh của Hồ Chí Minh, Học viện chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc hội thảo: Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí

Minh về tơn giáo và công tác tôn giáo. Các bài viết tham gia hội thảo này đƣợc Nxb
Tôn giáo ấn hành thành cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo và cơng tác tôn
giáo (2003) do GS.TS Lê Hữu Nghĩa và TS Nguyễn Đức Lữ đồng chủ biên. Cuốn
sách gồm một đề dẫn và 18 tham luận của các nhà khoa học đến từ nhiều cơ quan, ban
ngành khác nhau đƣợc chia thành hai phần: Phần thứ nhất gồm các bài viết Hồ Chí
Minh về tơn giáo. Phần thứ hai, gồm các bài tham luận Hồ Chí Minh về cơng tác tơn
9


giáo. Cuốn sách đã trở thành tài liệu tham khảo tốt cho những ngƣời nghiên cứu tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và hoặc làm công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo.
Trong luận văn khoa học lịch sử Hồ Chí Minh với luật pháp tơn giáo (Khoa
Lịch sử, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Hà Nội, 2005), tác giả Đào
Thị Hạnh đã phân tích vai trị của tơn giáo và pháp luật tơn giáo trong xã hội Việt Nam
kể từ năm 1945 đến nay. Qua sự phân tích của tác giả, đã cho thấy q trình hình
thành, hồn thiện pháp luật tơn giáo ở Việt Nam có tầm ảnh hƣởng và đóng góp rất lớn
của Hồ Chí Minh - với tƣ cách là ngƣời đặt nền móng cho pháp luật tơn giáo ở Việt
Nam. Cũng bàn về chủ đề này, trƣớc đó, trên Tạp chí Nghiên cứu tơn giáo, số 3, năm
2002, GS.TS Đỗ Quang Hƣng đã có bài viết: Hồ Chí Minh và nền tảng luật pháp tôn
giáo ở nước ta. Bài viết đã nêu ra một số nét về cống hiến xây dựng luật pháp tơn giáo
của Hồ Chí Minh và những cứ liệu chứng minh cho những đóng góp đó của Ngƣời
trong lịch sử.
Trong luận án tiến sĩ triết học: Quan điểm Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tơn giáo
(Viện nghiên cứu tôn giáo - Viện khoa học Xã hội Việt Nam, 2007) tác giả Phạm Hữu
Xuyên đã phân tích cơ sở hình thành và quá trình phát triển, nội dung quan điểm tín
ngƣỡng, tơn giáo của Hồ Chí Minh. Từ đó, tác giả đi vào phân tích, trình bày sự vận
dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về tín ngƣỡng tôn giáo của ĐCSVN giai đoạn từ
1969 đến nay. Luận án là nguồn tài liệu tham khảo tốt cho những ngƣời nghiên cứu và
hoạt động tôn giáo. Tuy nhiên, quan điểm của Hồ Chí Minh về tín ngƣỡng, tơn giáo thì
rất rộng, vì vậy khi tác giả để cập sự vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về tín

ngƣỡng tơn giáo của ĐCSVN giai đoạn từ 1969 đến nay thực chất là sự vận dụng về
công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta. Luận án này chƣa đề cập sâu đƣợc đến
vấn đề đồn kết tơn giáo trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng tƣ tƣởng đó của
Đảng và Nhà nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay.
Năm 2008, Viện nghiên cứu tôn giáo và tín ngƣỡng, thuộc Học Viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh đã có báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu khoa
học đề tài cấp bộ 2007: Tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo và việc vận dụng ở Việt
Nam hiện nay do PGS.TS Nguyễn Đức Lữ làm chủ nhiệm. Đề tài gồm hai phần: Phần
một, nội dung cơ bản tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tơn giáo. Phần hai, vận dụng tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh về tơn giáo. Cơng trình này đã khắc hoạ đƣợc một số tƣ tƣởng cơ bản
10


của Hồ Chí Minh về tơn giáo, về vai trị, vị trí và ảnh hƣởng của tơn giáo trong đời
sống xã hội. Đề tài cũng chỉ ra sự vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tơn giáo trong
ứng xử với tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta hiện nay. Đây là những nghiên cứu rất
giá trị, có ý nghĩa tham khảo quan trọng đối với luận án.
Ngoài những cuốn sách, cơng trình tiêu biểu liên quan trực tiếp đến tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh về tín ngƣỡng, tơn giáo nhƣ đã trình bày, cịn có những bài nghiên cứu
trên các tạp chí, các cuộc hội thảo khoa học, đặc biệt là tạp chí chun ngành tơn giáo.
Về tác giả nƣớc ngồi, mặc dù chƣa có tác giả nào trực tiếp viết về Hồ Chí
Minh với tơn giáo nhƣng có nhiều tác giả nƣớc ngoài viết về cuộc đời hoạt động cách
mạng của Hồ Chí Minh có liên quan đến vấn đề tơn giáo đã có những ý kiến nhận xét
rất có giá trị. Khi nhận xét về thái độ của Hồ Chí Minh với tơn giáo, Xanhtơni - Cao
ủy viên Pháp nhiều năm ở Đông Dƣơng đã từng gặp, làm việc với Chủ tịch Hồ Chí
Minh viết: “Về phần tơi, phải nói rằng chƣa bao giờ tơi có cơ sở để nhận thấy trong
các chƣơng trình của cụ Hồ Chí Minh một dấu vết nào, dù nhỏ nhất của sự cơng kích
đa nghi, hoặc chế diễu đối với một tôn giáo bất kỳ nào” [Dẫn theo 138, tr. 80]. Cuốn
sách của tác giả ngƣời Trung Quốc là Hoàng Tranh có tên: Hồ Chí Minh với Trung
Quốc, Nxb Sao mới, Bắc Kinh, 1990, cung cấp nhiều tƣ liệu để chúng ta hiểu rõ tƣ
tƣởng đại đồn kết của Hồ Chí Minh, Ngƣời khơng chỉ đồn kết dân tộc mà cịn đoàn

kết mọi tầng lớp nhân dân lao động trên toàn thế giới, khơng phân biệt chính kiến, tơn
giáo trong cuộc đấu tranh chống thực dân, đế quốc xâm lƣợc giành độc lập dân tộc.
Hay nhƣ trong bài báo của nhà báo Xơ viết Ơxíp Manđenxtam đăng trên báo “Ngọn
lửa nhỏ” (1923) đã cho chúng ta thấy quan điểm của học giả nƣớc ngồi về Hồ Chí
Minh về vấn đề tơn giáo là: “Ở Việt Nam khơng có tơn giáo theo cách nghĩ của ngƣời
châu Âu”.
Cuốn sách Đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1995 của tác giả
Xô viết Epghênhi Cơbêlép cũng có những nhận xét rất có giá trị: “Nguyễn Ái Quốc đã
nhiều lần kiên trì yêu cầu đảng viên phải có thái độ tỉnh táo đối với tơn giáo cũng nhƣ
tín ngƣỡng khác của nhân dân... đã khiến cho những ngƣời cộng sản Việt Nam trong
thời kỳ cách mạng đề ra đƣợc đƣờng lối đúng đắn, có hiệu quả trong lĩnh vực hết sức
quan trọng này và cho phép họ thu hút về phía cách mạng đơng đảo tín đồ của hai tơn
giáo đơng nhất ở Việt Nam là đạo Phật và đạo Gia tô... ” [17, tr. 49].
11


1.2. Những cơng trình nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết
dân tộc, đồn kết tơn giáo
Trong các cơng trình có liên quan đến Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc,
đầu tiên cần phải kể đến cơng trình Chiến lược đại đồn kết Hồ Chí Minh, do Phùng
Hữu Phú (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995; Một số nội dung cơ bản
trong tư tưởng đại đồn kết Hồ Chí Minh của các tác giả: Nguyễn Khánh Bật, Bùi
Đình Phong, Hồng Trang, Nxb Nghệ An, 1995; Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn
kết và mặt trận đoàn kết dân tộc của tác giả Nguyễn Bích Hạnh và Nguyễn Văn
Khoan, Nxb Lao động, Hà Nội, 2001; Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết với vấn
đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ đổi mới, Học viện Chính
trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004...
Trong những cơng trình trên, các tác giả đã nêu và phân tích khá sâu sắc có sức
thuyết phục các nội dung nhƣ: Cơ sở hình thành chiến lƣợc đại đồn kết Hồ Chí Minh;
chiến lƣợc đại đồn kết Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc và trong sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN; những nội dung cơ bản trong chiến lƣợc
đại đồn kết Hồ Chí Minh. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết và một số nội dung
trong tƣ tƣởng của Ngƣời nhƣ: Vấn đề tôn giáo trong tƣ tƣởng đại đồn kết Hồ Chí
Minh; phát huy tiềm năng cách mạng của đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn
kết toàn dân tộc, phƣơng pháp đoàn kết tơn giáo theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh... Và xem
đây là một bộ phận, một khía cạnh để thực hiện chiến lƣợc đại đoàn kết dân tộc.
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đồn kết tơn giáo thì trong phần lớn các cơng trình
khoa học, sách, bài báo... mà tác giả đã khảo cứu và trình bày trong mục Tư tưởng Hồ
Chí Minh về tín ngưỡng, tơn giáo trên đây thì đều đã ít nhiều, trực tiếp hay gián tiếp có
nói đến tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đồn kết tơn giáo. Ngồi ra, cịn có một số cơng
trình đề cập tới vấn đề này một cách chuyên sâu, chuyên biệt, hệ thống nhƣ:
Cơng trình Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc, tơn giáo và đại đồn kết trong
cách mạng Việt Nam, Đỗ Quang Hƣng (chủ biên), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội,
2003. Trong cơng trình này, các tác giả đã nghiên cứu có hệ thống các vấn đề nhƣ:
Vấn đề dân tộc, tơn giáo; đại đồn kết dân tộc; những nhiệm vụ cấp bách của Nhà
nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa sau cách mạng tháng Tám. Theo các tác giả, vấn đề
dân tộc, tôn giáo là những vấn đề lớn, rất nhạy cảm, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác
12


của xã hội và đến nhiều quốc gia, trong đó, Việt Nam không là một ngoại lệ. Nhận
thức rõ vấn đề này, sau khi giành đƣợc chính quyền trong cách mạng tháng Tám, Đảng
ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã giải quyết thành cơng vấn đề dân tộc, tơn
giáo và đại đồn kết dân tộc. Đó là cơ sở lý luận, thực tiễn quan trọng thực hiện chiến
lƣợc đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết lƣơng giáo để “kháng chiến kiến quốc” thắng lợi.
Cơng trình Khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với sự nghiệp bảo
vệ Tổ quốc do Nguyễn Mạnh Hƣởng (chủ nhiệm), Viện Khoa học xã hội nhân văn
quân sự, Hà Nội 2003, đã phân tích việc khắc phục ảnh hƣởng tiêu cực của tôn giáo
đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của vấn đề nghiên
cứu; tập trung làm rõ quan điểm cơ bản của chủ nghĩa C.Mác - V.I.Lênin, tƣ tƣởng Hồ

Chí Minh và ĐCSVN về tôn giáo và khắc phục ảnh hƣởng tiêu cực của nó trong cách
mạng XHCN. Đề tài nhấn mạnh, một trong những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến cách
mạng thành cơng là do đồn kết đƣợc đơng đảo lực lƣợng cách mạng vào khối đồn
kết chung của dân tộc, trong đó các đồng bào tơn giáo chiếm vị trí rất quan trọng. Vì
thế, việc coi trọng vấn đề tơn giáo, chính sách tơn giáo hƣớng tới đồn kết đồng bào
tơn giáo, nhằm khắc phục những ảnh hƣởng tiêu cực của tôn giáo đối với sự nghiệp
bảo vệ Tổ quốc XHCN hiện nay là hết sức cần thiết và ý nghĩa.
Trong cuốn Củng cố mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam trong bối
cảnh hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh của TS Vũ Văn Hậu, Nxb Chính trị - Quốc
gia, Hà Nội 2009, đã cho thấy mối quan hệ biện chứng sâu sắc giữa dân tộc và tôn giáo
trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và trong bối cảnh hiện nay. Từ đó, trên cơ sở vận dụng tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh về đồn kết tơn giáo, tác giả đã nêu bốn nội dung cần thực hiện để
củng cố mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo ở nƣớc ta hiện nay: Thứ nhất, vấn đề tôn
giáo cần đặt trong mối quan hệ chặt chẽ và đồng thuận với dân tộc và CNXH. Thứ hai,
khai thác và phát huy yếu tố văn hóa trong tơn giáo. Thứ ba, phải chống sự lợi dụng
tôn giáo của các thế lực thù địch. Thứ tư, đổi mới nhận thức và hành động về vấn đề
tôn giáo. Cũng trong cuốn sách này, tác giả đã đi sâu vào phân tích trƣờng hợp cụ thể:
“Quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo - nghiên cứu qua trƣờng hợp Phật giáo”. Tóm lại,
theo tác giả, hoạt động tơn giáo và chính sách tơn giáo phải nhằm tăng cƣờng đồn kết
đồng bào các tơn giáo trong khối đại đồn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng
13


hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì
mục tiêu dân giàu nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng văn minh.
Trong số các luận văn thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề này, trƣớc hết phải kể đến
luận văn Vấn đề đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh của Lý Thị
Bích Hồng, luận văn thạc sĩ khoa học Tơn giáo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội, 2001. Luận văn đã trình bày những nét chính thống từ cơ sở hình thành
cho đến nội dung, phƣơng pháp đồn kết tơn giáo trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Từ đó

tác giả nêu ra thực trạng vấn đề đồn kết tơn giáo theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và đề
xuất các giải pháp. Logic của luận văn rất hợp lý, tuy nhiên, do luận văn trình bày theo
hệ quy chiếu của chun ngành tơn giáo học nên đã không thấy hết đƣợc mối quan hệ
biện chứng giữa tôn giáo với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, đặc biệt là với
chính trị, vì thế, không thấy hết đƣợc tầm ảnh hƣởng của tôn giáo đến các lĩnh vực
đó…
Đến năm 2008, tác giả Nguyễn Xuân Trung đã tiếp nối, kế thừa đề tài này trong
luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Triết học của mình tại Khoa Triết học, Trƣờng
ĐHKHXH & NV, Hà Nội) với đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết tơn giáo và
sự vận dụng tư tưởng đó vào cơng cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Tác giả đã trình
bày vấn đề này dƣới góc độ, quan điểm biện chứng của triết học C.Mác. Tuy nhiên, do
giới hạn, khuôn khổ yêu cầu của một luận văn thạc sĩ nên tác giả đã khơng trình bày
kỹ lƣỡng đƣợc những vấn đề liên quan đến tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đồn kết tơn
giáo. Đây chính là tiền đề, cơ sở để tác giả triển khai tiếp những nội dung chƣa đƣợc
đề cập này vào trong luận án tiến sĩ của mình khi tiếp tục nghiên cứu đề tài này.
Tơn giáo bao giờ cũng là vấn đề nhạy cảm và phức tạp, liên quan đến mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội. Nó ln bị kẻ thù và các giai cấp thống trị phản động lợi
dụng để chống phá cách mạng. Viết về vấn đề này, tác giả Đỗ Xuân Hiển đã có luận
văn thạc sĩ theo chun ngành tơn giáo học: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chống
địch lợi dụng tôn giáo vào công tác bảo đảm an ninh trật tự ở nước ta hiện nay (Học
viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2008). Tác giả đã đi sâu
vào phân tích hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch và thực trạng việc
vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chống địch lợi dụng tơn giáo ở Việt Nam. Từ đó,
tác giả đã đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc vận dụng tƣ tƣởng Hồ
14


Chí Minh về đấu tranh chống địch lợi dụng tơn giáo trong công tác đảm bảo an ninh
trật tự. Nổi lên trên, làm nền tảng cho những chính sách đó, chính là những giải pháp
về đồn kết tơn giáo, củng cố khối đồn kết dân tộc, khơng để kẻ thù lợi dụng vấn đề

tôn giáo để chia rẽ lƣơng, giáo, ảnh hƣởng tới khối đại đoàn kết dân tộc, ảnh hƣởng tới
an ninh trật tự ở Việt Nam…
Ngồi ra, cịn một số luận văn thạc sĩ khác viết về đoàn kết tơn giáo trong tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh dƣới các góc độ, lát cắt, đối tƣợng, khơng gian và thời gian nghiên
cứu khác nhau nhƣ: Nâng cao hiệu quả công tác vận động tín đồ Cơng giáo ở Kon
Tum hiện nay, Trần Thị Tuyết Hà, luận văn thạc sĩ khoa học Tơn giáo học, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2001; Cơng tác vận động quần chúng tín đồ
tơn giáo ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay, Nguyễn Đức Thịnh, luận văn thạc sĩ khoa học Tôn
giáo học, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2001; Cơng tác vận động
quần chúng tín đồ công giáo ở tỉnh Nam Định từ năm 1990 đến nay, Hồ Xuân Định,
luận văn thạc sĩ khoa học Tôn giáo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội, 2004; Hồ Chí Minh với vấn đề đồn kết lương giáo trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp 1945 - 1954 (Khảo sát tình hình các tỉnh phía Bắc),Trần Thị Mai
Thanh, luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử, Trƣờng ĐHKHXH & NV, Hà Nội, 2005…
Những đề tài này đã đề cập tới vấn đề đồn kết tơn giáo trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
trong những trƣờng hợp cụ thể của từng hoàn cảnh và địa phƣơng dƣới lăng kính của
các ngành khoa học khác nhau.
Các luận án tiến sĩ nghiên cứu về vấn đề này thời gian gần đây, trƣớc hết phải
kể đến luận án: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết lương giáo trong thực
hiện chính sách tơn giáo ở Việt Nam hiện nay, Nguyễn Văn Siu, luận án tiến sĩ chuyên
ngành CNXHKH, Học viện Chính trị - Bộ quốc phịng, Hà Nội 2011. Trong luận án
này, chủ yếu tác giả đã đi sâu vào phân tích thực chất và thực trạng việc vận dụng tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh về đồn kết lƣơng giáo ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, tác giả đƣa ra
những kiến nghị, giải pháp để thực hiện tốt hơn chính sách tơn giáo theo tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh về đoàn kết lƣơng giáo. Do yêu cầu giới hạn phạm vi nghiên cứu mà luận án
đề cập, nên trong luận án này chƣa nói lên đƣợc một vấn đề rất quan trọng, đó chính là
nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đồn kết tơn giáo. Khi đề cập đến sự vận dụng của
Đảng và Nhà nƣớc về đoàn kết lƣơng giáo theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh thì thực chất tác
15



giả mới chỉ trình bày đến vấn đề vận dụng về công tác tôn giáo mà chƣa đi sâu vào vấn
đề đoàn kết lƣơng giáo cũng nhƣ việc chỉ ra vai trị của đồn kết lƣơng giáo trong khối
đại đồn kết dân tộc.
Luận án tiến sĩ Triết học: Quan điểm của Hồ Chí Minh về tơn giáo và sự vận
dụng quan điểm đó vào việc xây dựng khối đồn kết toàn dân tộc ở nước ta hiện nay
của Lê Bá Trình, chuyên ngành CNVBC & CNDVLS, Học viện Khoa học Xã hội Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội, 2012. Trong luận án này, tác giả đi sâu vào
tìm hiểu quan điểm của Hồ Chí Minh về tơn giáo, về đoàn kết dân tộc và sự vận dụng
quan điểm tơn giáo của Hồ Chí Minh vào xây dựng khối đoàn kết dân tộc ở nƣớc ta
hiện nay. Luận án này đã trình bày đƣợc những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh về tơn giáo. Tuy nhiên, quan điểm của Hồ Chí Minh về tơn giáo thì rất rộng, vì
thế, luận án chƣa làm nổi bật đƣợc tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đồn kết tơn giáo trong tƣ
tƣởng của Ngƣời về tôn giáo. Hơn nữa, giữa việc trình bày nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh về tôn giáo và nội dung việc vận dụng quan điểm đó vào xây dựng khối đại đồn
kết dân tộc ở nƣớc ta hiện nay có vẻ chƣa thực sự logic, bởi lẽ, muốn vận dụng vào
thực hiện khối đoàn kết dân tộc thì trƣớc hết cần phải đồn kết đƣợc đồng bào tơn
giáo, từ đó sẽ đóng góp, củng cố vào khối đại đồn kết dân tộc.
Ngồi những cơng trình khoa học, cuốn sách tiêu biểu liên quan trực tiếp đến tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh về đồn kết tơn giáo đã trình bày, cịn có những bài nghiên cứu
trên các tạp chí, cuộc hội thảo khoa học, đặc biệt là tạp chí chun ngành tơn giáo. Tác
giả Nguyễn Đức Lữ với bài “Tư tưởng tín ngưỡng tự do lương giáo đồn kết ở Hồ Chí
Minh”, Tạp chí Dân vận, số 6 - 2003; Về tư tưởng đoàn kết lương giáo của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, NCS. Lê Đại Nghĩa, tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số 1- 2001; Hồ Chí
Minh về mối quan hệ giữa tơn giáo với một số lĩnh vực của đời sống xã hội, TS
Nguyễn Đức Lữ, tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số 6 - 2002; Tư tưởng Hồ Chí Minh về
điểm tương đồng đồn kết lương giáo và vận dụng vào tình hình hiện nay, Thƣợng tá,
TS Nguyễn Mạnh Hƣởng, tạp chí Giáo dục lý luận Chính trị quân sự, số 3 - 2003; Hồ
Chí Minh với vấn đề tự do tín ngưỡng và đồn kết tơn giáo, Văn Thanh Mai, tạp chí
Tƣ tƣởng - văn hóa, số 2 - 2005; Quan điểm của Hồ Chí Minh về đề cao sự tương
đồng, tơn trọng sự khác biệt giữa tôn giáo và chủ nghĩa xã hội, Phạm Hữu Xun, tạp

chí Nghiên cứu Tơn giáo, số 5 - 2006; Vận dụng quan điểm tôn giáo của Hồ Chí Minh
16


để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong cách mạng Việt Nam, Lê Bá Trình, tạp chí
Nghiên cứu Tơn giáo, số 8 - 2011; Hồ Chí Minh về tôn giáo, tư duy sáng tạo và độc
đáo, PGS.TS Nguyễn Đức Lữ, tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số 5 - 2011; Thái độ nhân
văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết tơn giáo, Nguyễn Xn Trung, tạp chí Lý
luận chính trị và truyền thơng, số 10 - 2013; Bối cảnh và cơ sở hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh về đồn kết tơn giáo, Nguyễn Xn Trung, tạp chí Giáo dục lý luận, số 204 2013; Mẫu số chung của việc đồn kết tơn giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nguyễn
Xuân Trung, tạp chí Nghiên cứu tơn giáo, số 6 - 2013…
1.3. Những cơng trình nghiên cứu sự vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về
tơn giáo, đồn kết tơn giáo trong thực hiện cơng tác tôn giáo của Đảng và Nhà
nƣớc ta
Trong công tác tôn giáo và quản lý các hoạt động của tôn giáo, từ khi đổi mới
đến nay, Đảng và Nhà nƣớc ta ln chú trọng vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh để xây
dựng, ban hành các chủ trƣơng, nghị quyết, chỉ thị... cũng nhƣ việc thực hiện nó trong
thực tiễn. Liên quan đến nội dung nghiên cứu này, có thể liệt kê một số cơng trình tiêu
biểu sau:
Đất nƣớc ta bắt đầu đổi mới từ Đại hội VI năm 1986, nhƣng nhận thức và
chính sách đối với tơn giáo chỉ thực sự đổi mới vào năm 1990. Điển hình cho dấu mốc
đó là Nghị quyết số 24 - NQ/TW của Bộ chính trị Về tăng cường cơng tác tơn giáo
trong tình hình mới (Nghị quyết số 24). Sau hai thập kỷ, vấn đề tơn giáo đã có nhiều
biến đổi tích cực, góp phần tăng cƣờng sự nhất trí và đồn kết dân tộc. Để đánh giá về
ý nghĩa của Nghị quyết số 24, Trung tâm Nghiên cứu tôn giáo, thuộc viện CNXHKH
đã tổ chức hội thảo khoa học phạm vi cấp Viện (đã xuất bản thành kỷ yếu) với chủ đề
Giá trị lý luận và thực tiễn của Nghị quyết số 24 - NQ/TW của Bộ Chính trị về tơn giáo
sau hai mươi năm đổi mới. Các bài tham luận đã đi sâu vào phân tích đánh giá những
giá trị lý luận và thực tiễn của Nghị quyết số 24 qua hai thập niên thể hiện sự quán triệt
và vận dụng sâu sắc tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tơn giáo sau hai mƣơi năm đổi mới,

nhằm đề xuất một số quan điểm mới bổ sung trong thời gian tới.
Luận án phó Tiến sĩ của Nguyễn Đức Lữ (Học viện Nguyễn Ái Quốc, năm
1992) với đề tài: Vấn đề tự do tín ngưỡng và tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng ở Việt
Nam đã đề cập tới vấn đề cần tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng ở Việt Nam, đặc điểm
17


tự do tín ngƣỡng ở Việt Nam và những chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta về vấn đề
này trên cơ sở vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong quan niệm về tôn giáo và công
tác tôn giáo.
Năm 1994, Nxb Tôn giáo ấn hành cuốn Một số tôn giáo ở Việt Nam của
Nguyễn Thanh Xuân. Xuất phát từ nền tảng lý luận là chủ nghĩa C.Mác - V.I.Lênin và
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, cuốn sách đã cung cấp cho ngƣời đọc một cách nhìn nhận
khách quan về các tơn giáo, làm rõ nguồn gốc, sự hình thành, phát triển; các quy định,
nghi thức, phƣơng thức hành đạo; cấu trúc về tổ chức của các tôn giáo nhƣ: Phật giáo,
Cơng giáo, Tin lành, Hồi giáo, Phật giáo Hịa hảo và Cao đài ở Việt Nam, đồng thời
đƣa ra các phụ lục về tổ chức các tôn giáo tƣơng ứng trên thế giới, một số dữ liệu về
tôn giáo của thế giới và của Việt Nam.
Trong cuốn Những vấn đề tôn giáo hiện nay của tác giả Đặng Nghiêm Vạn,
Phạm Nhƣ Cƣơng, Vũ Khiêu, Trần Đình Hƣợu, Hà Văn Tấn do Nxb Khoa học xã hội
xuất bản năm 1994, trên nền tảng những tƣ tƣởng về tôn giáo của các nhà kinh điển và
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, cuốn sách đã đƣa ra những nhận thức về tơn giáo nói chung và
một số vấn đề tôn giáo đang đƣợc quan tâm ở Việt Nam trong giai đoạn đó.
Năm 2001, Nxb Công an nhân dân xuất bản cuốn Quản lý Nhà nước đối với
hoạt động tôn giáo trong điều kiện xây dựng Nhà nước dân chủ, pháp quyền Việt Nam
hiện nay do Nguyễn Hữu Khiển chủ biên. Cuốn sách đã đề cập tới những vấn đề chung
nhất của tôn giáo; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tơn giáo; về tình hình tơn giáo ở Việt
Nam... Đặc biệt, cơng trình này đã trình bày khá hệ thống quan điểm của ĐCSVN về
cơng tác tôn giáo và những nguyên tắc trong quản lý các hoạt động tôn giáo; những
nội dung chủ yếu của quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo từ sự vận dụng tƣ

tƣởng Hồ Chí Minh… Từ đó, tác giả đề xuất giải pháp triển khai cho hoạt động công
tác tôn giáo hiện nay ở Việt Nam.
Năm 2001, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn Lý luận về tơn giáo
và tình hình tơn giáo ở Việt Nam của Đặng Nghiêm Vạn. Cuốn sách là bản tổng kết
những nghiên cứu của các tác giả ở đề tài KHXH - 04-06 về những vấn đề lý luận và
thực tiễn liên quan đến tơn giáo và tín ngƣỡng ở Việt Nam. Nội dung cuốn sách đã
khái quát đầy đủ nhất những vấn đề lý luận chung về tơn giáo, vai trị của tơn giáo
trong đời sống xã hội, thực trạng và chính sách tơn giáo ở Việt Nam trên cơ sở vận
18


dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tơn giáo và đồn kết tơn giáo…. của Đảng và Nhà
nƣớc.
Năm 2001, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung tâm khoa học tín
ngƣỡng về tơn giáo đã ra mắt kỷ yếu đề tài nhánh: Đổi mới chính sách tơn giáo và Nhà
nước quản lý tôn giáo hiện nay - những bài học kinh nghiệm và kiến nghị cụ thể thuộc
đề tài cấp Nhà nƣớc: Xu hướng phát triển tôn giáo hiện nay ở nước ta và những vấn đề
đặt ra cho công tác lãnh đạo, quản lý. Kỷ yếu đã đề cập, phân tích: Các quan điểm,
chính sách, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc đối với tôn giáo qua các thời kỳ cách
mạng về cơ bản là sự vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tơn giáo, tín ngƣỡng, về đồn
kết tơn giáo cũng nhƣ thực trạng và bài học kinh nghiệm đƣợc rút ra từ công tác quản
lý tôn giáo ở một số địa phƣơng đƣợc nghiên cứu nhƣ: Thanh Hóa, Đắk Lăk, Cần
Thơ…
Đề tài độc lập cấp Nhà nƣớc: Xu hướng phát triển tôn giáo hiện nay ở nước ta
và những vấn đề đặt ra cho công tác lãnh đạo, quản lý do GS.TS Lê Hữu Nghĩa làm
chủ nhiệm, đơn vị chủ trì là Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã đƣợc
nghiệm thu năm 2003. Trên cơ sở tổng kết các kết quả đã đạt đƣợc của ba đề tài
nhánh: Đề tài nhánh thứ nhất, Đổi mới chính sách tơn giáo và Nhà nước quản lý tôn
giáo hiện nay - những bài học kinh nghiệm và kiến nghị cụ thể. Đề tài nhánh thứ hai,
Công tác tổ chức quần chúng và xây dựng lực lượng chính trị cách mạng trong các

vùng có tôn giáo tập trung ở nước ta hiện nay. Đề tài nhánh thứ ba, Bức tranh tổng
qt tình hình tơn giáo trên thế giới và trong nước thời gian gần đây. Cơng trình đã
trình bày một cách khá đầy đủ, hệ thống, khoa học về các vấn đề liên quan đến tình
hình tơn giáo Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI. Trên cơ sở đó, các tác giả của đề
tài đã chỉ ra tầm quan trọng, vai trò sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc đối với vấn đề
tôn giáo của Việt Nam cũng nhƣ những thành tựu và hạn chế của việc hoạch định
chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta thời gian qua, đặc biệt là việc phải quán
triệt việc vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đồn kết tơn giáo trong việc xây dựng và
ban hành các chủ trƣơng, chính sách đối với công tác tôn giáo. Từ thực trạng, thành
tựu, hạn chế đó, các tác giả đã đƣa ra những phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nƣớc đối với tôn giáo ở nƣớc ta
hiện nay.
19


Tơn giáo và chính sách tơn giáo ở Việt Nam là cuốn sách đƣợc Ban tơn giáo
Chính phủ xuất bản năm 2006 (tái bản lần thứ nhất có sửa chữa, bổ sung năm 2009).
Cơng trình đã trình bày một cách hệ thống, khái qt, chính thống về tình hình tơn
giáo và chính sách của Nhà nƣớc Việt Nam đối với tôn giáo và quan điểm của Nhà
nƣớc Việt Nam về quan hệ quốc tế của các tôn giáo xuất phát từ lập trƣờng của chủ
nghĩa C.Mác - V.I.Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tơn giáo. Cũng năm 2006, Nxb
Tôn giáo xuất bản cuốn Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín ngưỡng, tơn giáo của
Ban tơn giáo Chính phủ. Cuốn sách gồm hai phần: Phần I: Các văn bản pháp luật về
tín ngƣỡng tơn giáo. Phần II: Một số văn bản pháp luật liên quan đến tín ngƣỡng, tôn
giáo. Cuốn sách này là sự thể hiện rõ nhất sự vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tơn
giáo và đồn kết tơn giáo trong việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật liên
quan đến việc điều chỉnh, quản lý tơn giáo, tín ngƣỡng.
Để góp phần hệ thống lại những nét chủ yếu về lý luận và thực tiễn trong công
tác tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta, năm 2008, Nxb Lý luận chính trị tái bản cuốn
sách Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam - lý luận và thực tiễn của Đỗ Quang

Hƣng (xuất bản lần đầu năm 2005). Tác giả đã làm rõ các nội dung: Bối cảnh quốc tế
của vấn đề tôn giáo ở Việt Nam thế kỷ XX; chủ nghĩa C.Mác - V.I.Lênin, tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh về tôn giáo và bƣớc đầu nhận thức về vấn đề tôn giáo của ĐCSVN (giai
đoạn 1924 - 1945); sự phát triển quan điểm và đƣờng lối tôn giáo của ĐCSVN từ cách
mạng DTDCND đến cách mạng XHCN; xây dựng, từng bƣớc hồn thiện và thực thi
chính sách tơn giáo của Đảng, Nhà nƣớc ta từ 1945 đến nay trên cơ sở vận dụng quan
điểm về tôn giáo của các nhà tƣ tƣởng C.Mác - V.I.Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.
Nhằm cung cấp cho những nhà nghiên cứu, những ngƣời làm công tác quản lý
tôn giáo và những ngƣời hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp những kiến thức cơ bản về
pháp luật liên quan đến tín ngƣỡng, tơn giáo, năm 2008, Nxb Tôn giáo đã xuất bản
cuốn Hỏi - đáp pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tơn giáo của Ban tơn giáo chính
phủ. Cuốn sách đƣợc viết dƣới dạng hỏi và đáp gồm 45 câu về ba lĩnh vực lớn thể hiện
sự quán triệt của Đảng và Nhà nƣớc ta từ tƣ tƣởng Hồ Chí Minh để ứng xử với các tôn
giáo và hoạt động tôn giáo.
Lý luận về tơn giáo và chính sách tơn giáo ở Việt Nam (tái bản có bổ sung) do
PGS.TS Nguyễn Đức Lữ chủ biên đã đƣợc Nxb Tôn giáo xuất bản năm 2011. Cuốn
20


×