Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt các bài thi Olympic Tiếng Anh trên Internet (IOE)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 18 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP
1. Lời giới thiệu
Như chúng ta đã biết, đất nước ta đang trên đà phát triển hội nhập với thế giới
về mọi mặt. Xu thế phát triển này đòi hỏi mỗi chúng ta phải không ngừng học tập để
bắt kịp với những thay đổi, những yêu cầu ngày càng cao và khắt khe của thời đại
cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa, thời đại công nghệ thông tin.
Một trong số những yêu cầu cấp thiết là ngoại ngữ. Trong đó Tiếng Anh đóng vai
trị rất quan trọng. Nó được ví như chiếc chìa khóa giúp chúng ta mở mang tầm nhìn
và có thể đi khắp mọi nơi trên thế giới, vươn tới mọi lĩnh vực trong cuộc sống .
Nắm bắt được yêu cầu tất yếu đó, trong những năm gần đây, nền giáo dục nước
ta đã và đang thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh nhằm phát triển
nhân cách của con người đáp ứng với những yêu cầu của thời đại. Trong các mơn học
của chương trình tiểu học địi hỏi giáo viên phải giúp học sinh phát triển nhân cách,
trí tuệ một cách tồn diện. Bộ mơn Tiếng Anh góp phần khơng nhỏ phát triển trí tuệ
và năng lực tư duy, sự hiểu biết xã hội của học sinh. Bởi vậy việc đưa chương trình
Tiếng Anh vào dạy trong chương trình tiểu học đã được thực hiện trong nhiều năm
qua để tạo nền tảng cho học sinh nắm bắt với xu thế của thời đại và tạo đà phát triển
cho các em sau này.
Hầu hết trẻ em học sinh trên cả nước từ thành thị đến nông thôn, phần lớn đều
được làm quen với bộ môn Tiếng Anh từ rất sớm thông qua việc giảng dạy trong các
trường phổ thơng. Bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết được diễn ra đồng thời trong quá
trình dạy và học ngoại ngữ. Đối với học sinh tiểu học các em mới bước đầu làm quen
với chương trình tiếng Anh nên các em còn hạn chế trong cách giao tiếp dù các em
vẫn hiểu bài, nắm được cấu trúc câu nhưng muốn diễn đạt ý cịn ngại ngùng, lúng
túng khi nói. Để đáp ứng được yêu cầu học sinh phải sử dụng được ngữ liệu đã học
vào hoạt động giao tiếp một cách hiệu quả.
Những bài học Tiếng Anh ở bậc Tiểu học có thể xem như những bước đi đầu
tiên trên con đường học tập ngôn ngữ của một đứa trẻ. Việc rèn cho các em có thói
quen học tập và hình thành các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết là cơng việc đòi hỏi
1




người giáo viên phải có sự đầu tư cao. Đặc biệt với kỹ năng nói, học sinh có đủ tự tin
nói Tiếng Anh trong đời sống hằng ngày khơng? Câu hỏi này chắc chắn giáo viên nào
cũng luôn đặt ra trong đầu và tìm tịi nghiên cứu câu trả lời cho phù hợp và mục đích
cuối cùng của người học cũng như người dạy là tiến tới khả năng giao tiếp tốt. Qua
nhiều năm giảng dạy tiếng Anh và tích lũy kinh nghiệm của bản thân và đồng nghiệp
tôi xin được chia sẻ với quý đồng nghiệp “Biện pháp khuyến khích tính tích cực,
chủ động và sáng tạo của học sinh tiểu học trong q trình học kĩ năng nói Tiếng
Anh”.
2.Tên giải pháp
Biện pháp khuyến khích tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh
tiểu học trong quá trình học kĩ năng nói Tiếng Anh
3. Lĩnh vực áp dụng của giải pháp
- Áp dụng trong dạy học Tiếng Anh tại trường tiểu học
4.Ngày giải pháp được áp dụng lần đầu tiên
5.Mô tả bản chất của giải pháp
5.1. Nội dung của giải pháp
5.1.1. Giúp học sinh tiểu học tập trung nghe giảng và tham gia tích cực vào các
hoạt động trong tiết học.
5.1.1.1. Giáo viên cần sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh một cách linh hoạt, để các em
ngồi thoải mái, khơng gị bó.
- Học sinh tiểu học ở độ tuổi cịn ham chơi, các em chưa có được sự tập trung cao độ
theo yêu cầu mà giáo viên đề ra. Điều đó địi hỏi mỗi giáo viên cần có cách bố trí chỗ
ngồi một cách hợp lý, linh hoạt nhất sao cho các em vui vẻ học tập và hoạt động một
cách tích cực, hiệu quả. Khơng thể bắt học sinh tiểu học ngồi nghiêm túc như một
bức tượng ngay cả khi thực hành nói cặp hay làm việc nhóm.
- Giáo viên dựa vào năng lực học tập, giới tính, cá tính cũng như thể chất của học
sinh để xếp chỗ ngồi cho các em sao cho các em luôn hứng thú học tập và tham gia
các hoạt động với tinh thần thoải mái, tự tin và mạnh dạn nhất. Ví dụ:


2


+ Xếp học sinh theo nhóm đối tượng: học sinh giỏi, khá, trung bình ngồi theo ba dãy
khác nhau. Từ đó, giáo viên dễ dàng giao bài theo nhóm cá thể hóa.
+ Xếp học sinh khá, giỏi ngồi cạnh học sinh trung bình, yếu để các em khá giỏi giúp
đỡ, kèm cặp các em học trung bình yếu.
+ Xếp những em hiếu động ngồi cạnh những em trầm tính, ngoan để hạn chế học sinh
làm việc riêng và dung hòa cá tính hiếu động của các em.
5.1.1.2. Giáo viên áp dụng các hình thức thi đua cho học sinh.
Thi đua, khen thưởng là một hình thức tạo hứng thú học tập cho học sinh một cách rõ
rệt nhất. Giáo viên có thể cho các tổ thi đua xem tổ nào các bạn hăng hái phát biểu
nhất, tổ nào các bạn nói Tiếng Anh tốt nhất, tổ nào nhớ nhiều từ mới nhất, hay tổ nào
hát, kể chuyện bằng Tiếng Anh hay nhất. Hình thức này vừa có tác dụng với mỗi cá
nhân, vừa có hiệu quả với cả tập thể. Các em học sinh biết “ mình vì mọi người, mọi
người vì mình”.
5.1.1.3. Giáo viên trở thành tấm gương cho học sinh noi theo.
Học sinh có thích học mơn Tiếng Anh hay khơng phụ thuộc hồn tồn vào giáo viên
trực tiếp giảng dạy Tiếng Anh trên lớp. Người Thầy tốt sẽ sản sinh ra những học trò
tốt. Các em học sinh có hứng thú học Tiếng Anh và tham gia một cách tích cực vào
các hoạt động hay khơng phụ thuộc vào cách dạy, cách truyền đạt, hình thức tổ chức
của giáo viên Tiếng Anh. Những giáo viên luôn trau dồi kiến thức, kĩ năng, phương
pháp giảng dạy của mình sẽ thu hút được học sinh u thích mơn học.
5.1.2.Tạo mơi trường nói tiếng Anh ngay trong lớp học.
5.1.2.1. Giáo viên tiếng Anh phải là người nói tiếng ANH ngay từ đầu để tạo phản
xạ nhanh bằng tiếng Anh cho học sinh.
Ngay khi được giao nhiệm vụ dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 3 tơi đã lường
trước khó khăn mà mình sẽ gặp phải trong quá trình dạy kĩ năng nói cho các em, đó
là làm sao tạo cho các em thói quen nói tiếng Anh trong giờ học. Đây là một vấn đề

khơng hề nhỏ, địi hỏi sự kiên trì khơng mệt mỏi của giáo viên chúng ta. Nguyên tắc
của tôi là không được nản, không được bỏ cuộc khi học sinh khơng hiểu cơ giáo đang
nói cái gì. Tơi nói tiếng Anh khi bắt đầu vào lớp, từ những câu chào hỏi hàng ngày
cho đến nội dung bài học. Tôi dạy học sinh lớp 3 những câu mệnh lệnh đơn giản
3


thường được sử dụng trong lớp học để các em quen và thực hiện mệnh lệnh khi tơi
nói bằng tiếng Anh thay vì phải nói tiếng Việt. Mặc dù có những em học sinh không
thể nhớ và làm theo mệnh lệnh của tôi ngay nhưng dần dần ở các tiết học sau các em
đã có thể nhớ và áp dụng. Hình thành phản xạ, tạo thói quen nói tiếng Anh cho các
em quan trọng hơn bắt các em phải viết các câu tiếng Anh ra vở mà không hiểu và
không biết áp dụng.
5.12.2. Khích lệ các em học sinh nói tiếng Anh trong giờ học
Thái độ ảnh hưởng tích cực đến hành động. Trong một lớp học có khá nhiều
em học sinh nhút nhát và tư duy chưa nhanh nhạy nhưng khơng có nghĩa những em
này nói tiếng Anh khơng tốt. Vấn đề là sự khuyến khích, khích lệ của giáo viên chúng
ta tới học sinh để các em không mặc cảm và có thái độ tích cực học tập. Hãy khuyến
khích học sinh nói theo chủ điểm của từng bài học và kiên trì sửa lỗi sai phát âm, lỗi
sai về dùng từ cho các em mà khơng có lời quát mắng hay trách móc. Dùng sự nhẹ
nhàng, tinh tế, tình cảm song cũng thật kiên trì giáo viên chúng ta mới có thể giúp
học sinh có tư tưởng tốt, vững vàng, có thái độ tích cực đến việc học nói tiếng Anh.
Theo tơi, làm được như thế chúng ta cũng sẽ thu được kết quả như mong đợi.
5.1.2.3. Phối hợp với liên đội tổ chức các sân chơi nhỏ giúp các em học sinh tự tin
nói tiếng Anh trước nhiều người.
Khi còn là học sinh Trung học phổ thông, tôi từng được tham gia câu lạc bộ
tiếng Anh của trường. Trong mơi trường đó tơi thấy mình mạnh dạn và tự tin hơn rất
nhiều khi giao tiếp bằng tiếng Anh với chính các Thầy Cơ giáo dạy tiếng Anh trong
trường. Bây giờ, là một giáo viên tiếng Anh tiểu học, tôi luôn muốn truyền sự tự tin
ấy cho các em học sinh của mình, giúp các em phát huy được triệt để tính tích cực,

chủ động sáng tạo của bản thân để có thể nói tiếng Anh ngày một tốt hơn. Chính vì
vậy, tơi thường tổ chức những cuộc thi nhỏ cho học sinh toàn trường như Telling
stories in English (Kể chuyện bằng tiếng Anh), Singing in English (Hát bằng tiếng
Anh), reading poems in English (Đọc thơ bằng tiếng Anh). Tất nhiên các cuộc thi
này ln có sự phối hợp chặt chẽ với liên đội của nhà trường để có được sức hút, sự
lan tỏa, để các em học sinh toàn trường thấy được tầm quan trọng của việc học nói
tiếng Anh ngay tại trường tiểu học.
4


5.1.3. Sử dụng các kĩ thuật dạy nói một cách linh hoạt gắn với các trị chơi
khuyến khích tính tích cực của học sinh
Cho học sinh chơi trò chơi trong tiết học Tiếng Anh khơng phải là sự lãng phí thời
gian, vơ bổ, hay có ảnh hưởng đến chất lượng tiết học đó theo quan niệm của một số
người. Thực tế đó là sự vận dụng một số kỹ thuật dạy học theo tinh thần đổi mới
phương pháp dạy học. Những kỹ thuật dạy học gắn với việc tổ chức cho học sinh
chơi các trò chơi là cách thức tốt thúc đẩy khả năng tư duy và vận dụng kiến thức vừa
học của học sinh vào các trị chơi đó, không chỉ tạo cho các em sự hứng thú học tập,
tạo khơng khí sơi nổi trong giờ học, mà cịn tạo ra một sân chơi có sự ganh đua giữa
các nhóm từ đó khuyến khích các em tích cực chủ động hơn trong hoạt động học tập
của mình.
5.1.3.1. Simon says
- Trò chơi này thường được giáo viên áp dụng trong phần Warm up.
- Giáo viên yêu cầu cả lớp chơi bằng cách đọc các câu mệnh lệnh, học sinh phải làm
theo mệnh lệnh của giáo viên nếu trong câu của giáo viên có từ Simon says. Ngược
lại, nếu trong câu của giáo viên khơng có từ Simon says mà học sinh thực hiện mệnh
lệnh thì học sinh đó thua cuộc và phải dừng cuộc chơi.
-Tiếp tục trò chơi cho đến khi tìm được người thắng cuộc.
- giáo viên cần chú ý nói mệnh lệnh phải thật nhanh tạo cho trị chơi vui hơn hoặc
buộc học sinh phải chú ý và phản xạ nhanh hơn.

Demonstration:
English 5 – Unit 7: How do you learn English?
Lesson 1 : 4-5-6 (P. 47)
Mục tiêu: giúp HS ơn tập lại các động từ nói về cách học Tiếng Anh.
-Tuân thủ các bước đúng luật chơi.
- Các mệnh lệnh được sử dụng: speak English, listen to music, write English, write
emails, read English books, sing English songs.
5.1.3.2. Sentence Arranging
- Giáo viên chuẩn bị sẵn một số câu cần ôn tập và viết mỗi từ của các câu này lên
những tấm bìa hoặc tấm thẻ.
5


- Chia lớp thành 2 đội. Tùy theo số từ của mỗi câu để gọi số học sinh của mỗi đội lên
trước lớp.
- Giáo viên xáo trộn các từ trong câu trước khi phát cho số học sinh được gọi lên
bảng, mối em một từ.
- Trong khoảng thời gian nhất định, những học sinh này phải đưa từ của mình ra phía
trước và tự sắp xếp trong đội để có được một câu hoàn chỉnh và đúng.
- Đội nào sắp xếp đúng và nhanh nhất sẽ ghi được 2 điểm. giáo viên tổng kết, đội nào
nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc.
Demonstration:
English 5 – Unit 7: How do you learn English?
Lesson 2 : 4-5-6 (P. 49)
Mục tiêu: giúp HS luyện tập mẫu câu nói lý do học Tiếng Anh.
- Tuân thủ đúng các bước ở trên.
- Các câu được giáo viên xáo trộn cho học sinh luyện tập.
+ I learn English because I want to watch English cartoons on TV.
+ I learn English because I want to read English comic books.
+ I learn English because I want to talk with my foreign friends.

5.1.3.3. Picking Apples
- Trò chơi Picking Apples được thiết kế trên phần mềm Powerpoint tạo hứng thú rất
lớn cho học sinh tiểu học. Trò chơi này thường áp dụng sau khi học sinh đã luyện tập
xong mẫu câu phần Point and Say.
- Chia lớp thành 2 đội Cat and Mouse. Gọi 2 học sinh chơi Rock, Paper, Scissors để
tìm ra đội nào chơi trước.
- Đại diện của mỗi đội sẽ chọn các con số, mỗi con số tương ứng với 1 bức tranh, học
sinh vừa chọn số sẽ đặt câu hỏi liên quan đến bức tranh và gọi hs đội kia trả lời. Nếu
trả lời đúng sẽ được số quả táo tương ứng trong con số vừa chọn.
- Làm lần lượt cho tới hết các con số, đội nào hái được số táo nhiều hơn sẽ chiến
thắng.

6


Demonstration:
English 5 – Unit 6: How many lessons do you have today?
Lesson 1 : 1-2-3 (P. 40)
Mục tiêu: giúp HS luyện tập mẫu câu hỏi và trả lời về số lượng các tiết học.
- Tuân thủ đúng các bước ở trên.
7


- Các bức tranh chứa trong 4 con số để học sinh đặt câu hỏi và đưa ra câu trả lời.

+ Number 1:

+ Number 2:

+ Number 3:


+ Number 4:
5.1.3.4. Chinese whisper
- Giáo viên chuẩn bị một số câu cần kiểm tra, chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm gồm
5 em xếp thành hang dọc.
- Giáo viên gọi 2 em đứng đầu mỗi nhóm lên trên bảng và nói thầm một câu nào đó
vào tai hai bạn. Sau khi nghe rõ câu nói của giáo viên, 2 học sinh này chạy về nhóm
của mình và thì thầm vào tai bạn thứ hai, bạn thứ hai nghe xong lại thì thầm vào tai
bạn thứ 3. Làm như vậy cho đến bạn cuối hàng.
- Bạn cuối hàng có nhiệm vụ đọc to câu mà mình đã nghe được từ các bạn trong đội
của mình.
- Đội nào đọc trước và đúng thì ghi được 1 điểm. Đội nào đọc trước nhưng sai thì
quyền trả lời dành cho đội còn lại.
- Trò chơi lại tiếp tục với những câu khác cho đến khi hết số câu mà giáo viên cần
kiểm tra hoặc hết thời gian mà giáo viên quy định thì trị chơi dừng lại.
8


Demonstration:
English 5 – Unit 8: What are you reading?
Lesson 1 : 1-2-3 (P. 52)
Mục tiêu: giúp HS luyện tập mẫu câu nói ai đó đang đọc cuốn sách/truyện gì.
- Tn thủ đúng các bước ở trên.
- Các câu được giáo viên chuẩn bị cho 2 đội chơi.
+ I’m reading The Fox and the Crow.
+ I’m reading The Story of Mai An Tiem.
+ I’m reading Aladdin and the Magic Lamp.
+ I’m reading Snow White and the Seven Dwarfs.
5.1.3.5. Throwing sticker ball
- Giáo viên thiết kế 5 vòng tròn với 5 màu khác nhau, mỗi vòng tròn tương ứng 1 câu

hỏi hoặc 1 bức tranh để học sinh đặt câu hỏi.
- Chia lớp thành 2 đội.
- Đại diện mỗi đội ném Sticker Ball vào các vòng tròn, để lấy tranh đặt câu hỏi cho
đội bạn hoặc trả lời câu hỏi của GV.
- Nếu trả lời đúng, sẽ ghi được số điểm tương ứng được thiết kế sẵn ở các vòng tròn.
- Kết thúc trò chơi, đội nào ghi được nhiều điểm sẽ chiến thắng.
Demonstration:
English 5 – Unit 8: What are you reading?
Lesson 2 : 1-2-3 (P. 54)
Mục tiêu: giúp HS luyện tập mẫu hỏi và trả lời về tính cách nhân vật trong các câu
chuyện hoặc cuốn sách.
- Tuân thủ đúng các bước ở trên.
- Các câu hỏi và số điểm được giáo viên chuẩn bị ở mỗi vòng tròn:

9


+Purple: What’s An Tiem like? -

30

points
+Blue: What’s Snow White like? – 20
points
+White: What’s The Fox like? – 40
points
+Orange: What’s Tam like? – 30 points
+Green: What’s Harry Potter like? – 10
points
5.1.3.6. Magic Wheel

- Giáo viên thiết kế trên phần mềm Powerpoint giống như Chiếc Nón Kì Diệu trên
VTV3 để lơi cuốn học sinh.
- Chia lớp làm 2 đội, đại diện mỗi đội lên quay Magic Wheel để lấy Stars
- Sau khi quay Magic Wheel xong, HS phải trả lời câu hỏi tương ứng
- Nếu trả lời đúng sẽ nhận được số Stars vừa quay, nếu sai, quyền trả lời thuộc về đội
bạn.
- Kết thúc trò chơi, đội nào ghi được nhiều Stars đội đó chiến thắng.
Demonstration:
English 5 – Unit 10: When will Sports Day be?
Lesson 2 : 4-5-6 (P. 67)
Mục tiêu: giúp HS luyện tập trả lời câu hỏi sau phần Write about you.
- Tuân thủ đúng các bước ở trên.
- Các câu hỏi được chuẩn bị:

10


1.When will Sports Day be at your
school?
2. Where will it be?
3.What are you going to do?
4. What are your classmates going to
do?

5.1.4. Phát triển khả năng tự học của học sinh thông qua hướng dẫn học sinh tự
học kĩ năng nói tại nhà bằng các phần mềm offline hoặc online
5.1.4.1. Phần mềm luyện nghe – nói tiếng Anh của English4u
Đây là phần mềm độc quyền của English4u và công cụ hữu hiệu nhất. Ưu điểm
của phần mềm là các em có thể luyện tập nghe – nói mọi lúc mọi nơi với chiếc điện
thoại hoặc máy tính có internet và các em có thể hồn tồn thực hành nói với người

bản ngữ dễ dàng. Học sinh chỉ cần nhập hội thoại, chọn nhân vật và bắt đầu cuộc trị
chuyện. Có 2 phần để các em lựa chọn là luyện nghe nói độc thoại và luyện nghe nói
hội thoại. Ngồi ra bạn có thể kết hợp với phần mềm nhận diện phát âm sẽ giúp học
sinh luyện nói chuẩn nhất.

Phần mềm luyện nghe – nói tiếng Anh của English4u
5.1.4.2. English Grammar (Phầm mềm này dành cho học sinh giỏi)
11


English Grammar là công cụ tự học tiếng Anh cho 4 kỹ năng : nghe, nói, đọc,
viết từ trình độ cơ bản đến nâng cao. Với hệ thống tự vựng phong phú sẽ giúp học
sinh ghi nhớ từ vựng dễ dàng. Hơn thế nữa, phần mềm còn giúp các em nâng cao
kiến thức ngữ pháp tiếng Anh cơ bản với 357 mục ngữ pháp và 338 bài đọc từ đơn
giản đến nâng cao. English Grammar cũng là phần mềm hữu ích cho việc học tiếng
Anh giao tiếp với 2003 bài luyện nói giao tiếp cũng như các tình huống thực tế ở
nhiều lĩnh vực khác nhau.

Phần mềm English Grammar
5.1.4.3. Phần mềm luyện nói tiếng Anh – Elsa Speak

Phần mềm phiên âm tiếng Anh chuẩn này giúp bạn luyện phát âm tiếng Anh với khả
năng nhận diện và phân tích giọng nói nhằm tăng khả năng tương tác thực tế với
người học.
12


Bạn có thể luyện tập các câu với nhiều chủ đề đa dạng. Bạn để phần mềm phát âm
tiếng Anh ELSA đọc trước và sau đó nhấn vào biểu tượng micro để thu âm giọng
mình. Qua bài kiểm tra ELSA sẽ cho bạn biết đã phát âm giống người bản ngữ bao

nhiêu phần trăm từ đó biết trình độ của mình. Các level cao hơn như nhấn trọng âm
từ, trọng âm câu, phát âm các âm sao cho chuẩn sẽ được cung cấp và các bài tập sẽ
ngày càng tốt hơn lên.
5.1.4.4.Phần mềm nói tiếng Anh – Talk English
Talk English là phần mềm học nghe nói tiếng Anh cung cấp hơn 200 bài học gồm
tiếng Anh đàm thoại, nghe cơ bản, từ vựng phổ thông và thực hành đối thoại với
người máy. Talk English là một trong các app luyện nghe nói tiếng Anh hiệu quả nhất
hiện nay, cực kỳ phù hợp có nhu cầu tự học kĩ năng nói.

5.1.4.5. Ứng dụng luyện nói tiếng Anh – Hello English
Tính đến thời điểm hiện tại, Hello English đã có hơn 25 triệu lượt tải về trên Google
Play. Ứng dụng luyện nói tiếng Anh này cung cấp 475 bài học miễn phí với nội dung
về các cuộc đàm thoại tiếng Anh, ngữ pháp, từ vựng cơ bản. Ngồi ra, bạn cũng có
thể kết hợp việc học tiếng Anh cùng các trò chơi thú vị.

13


5.1.5. Đổi mới, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Đổi mới kiểm tra đánh giá được coi là bước đột phá trong đổi mới phương
pháp dạy và học. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm xác định
thành tích học tập, mức độ chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng của các em. Từ đó giáo viên
sẽ điều chỉnh q trình dạy học của mình theo hướng phát triển năng lực và các kỹ
năng cho học sinh.
Nếu như cứ theo lối mòn cũ, gọi học sinh lên nảng viết từ mới hay đơn thuần
viết mẫu câu lên bảng sẽ vơ tình làm cho học sinh sợ bộ mơn Tiếng Anh nếu các em
chưa có sự chuẩn bị kĩ bài. Vậy thay vào đó chúng ta nên có những hình thức đổi mới
hơn mà vẫn có thể đánh giá được khả năng nói Tiếng Anh của các em học sinh, đồng
thời phát huy được tính tính cực, sáng tạo của các em học sinh.
- Cho các em chuẩn bị nội dung theo nhóm, rèn kĩ năng phân tích, thuyết trình

- Các em nói nhóm đơi, tặng Stickers khen thưởng cho những cặp học sinh mạnh dạn
nói, hăng hái giơ tay phát biểu.
5.2. Khả năng áp dụng của giải pháp
Các giải pháp được tôi sử dụng hàng ngày trong các tiết học Tiếng Anh với tất
cả các khối lớp mà tôi giảng day. Hiệu quả của các giải pháp rất khả thi, có tính ứng
dụng khá cao. Điều đó được thể hiện ở chất lượng tiết học. Các em học sinh hăng hái,
tích cực nói Tiếng Anh và đặc biệt phát âm Tiếng Anh của các em tiến bộ rất nhiều.
Nhiều em học sinh khơng cịn đọc ngọng l/n cũng như biết đọc âm cuối của từ, biết
14


nói câu có ngữ điệu lên, xuống, trầm, bổng rất hay. Khơng cịn sự rụt rè, thay vào đó
là sự mạnh dạn, tự tin trình bày các chủ điểm quen thuộc bằng ngôn ngữ Tiếng Anh.
Không chỉ vậy, các bài chant, bài hát, đọc thơ, câu chuyện bằng Tiếng Anh giờ đây
cũng khơng làm khó được các em học sinh của tơi. Các em có thể biểu diễn một cách
điêu luyện trước tồn thể thầy cơ giáo và các bạn học sinh tồn trường. Chính vì vậy,
có thể khẳng định được hiệu quả của các biện pháp khuyến khích tính tích cực, chủ
động sáng tạo của các em học sinh trong q trình học nói Tiếng Anh là vơ cùng lớn.
6. Những thơng tin cần được bảo mật (nếu có)
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp
*Về phía giáo viên giảng dạy Tiếng Anh
- Giáo viên phải có kiến thức ngữ âm Tiếng Anh thật vững chắc, phải là người nói
Tiếng Anh chuẩn, trơi chảy.
- Giáo viên phải là người hiểu tâm lí học sinh tiểu học, có kĩ năng sư phạm tốt, như
vậy mới dễ uốn nắn chỉnh sửa phát âm trong khi các em học sinh học và luyện tập kĩ
năng nói trong các tiết học.
- Giáo viên phải biết tổ chức, quản lý một lớp học thông qua sử dụng tiếng Anh trong
lớp học.
- Giáo viên phải biết tạo khơng khí thoải mái trong lớp học, giúp học sinh tự tin nói
tiếng Anh trong các tiết học.

- Giáo viên phải biết linh hoạt sử dụng các kĩ thuật dạy học, các trò chơi, bài hát, bài
chants, kể chuyện tiếng Anh giúp học sinh có tinh thần, thái độ học tập tốt, nắm vững
ngữ liệu của bài học và giao tiếp với nhau một cách trôi chảy.
- Giáo viên phải không ngừng học hỏi, trau dồi bản thân để có thể nâng cao chun
mơn nghiệp vụ, phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp trồng người.
- Các tiết dạy Tiếng Anh giáo viên sử dụng nhiều các loại tranh, ảnh trong SGK hoặc
sưu tầm tranh ảnh, các bài hát, đoạn trích, videoclip...... nên giáo viên có thể xuống
thư viện, phịng thiết bị hoặc tìm kiếm trên mạng Internet.
- Tăng cường thiết kế các bài giảng điện tử Powerpoint hoặc phần mềm Activinspire
để tăng sự hứng thú,tập trung và để cho học sinh phát huy hết năng lực, sở trường
của mình nói Tiếng Anh tự tin nhất.
15


*Về phía nhà trường
- Nhà trường cần tăng cường bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ
cho giảng dạy bộ môn Tiếng Anh.
- Ban giám hiệu nhà trường cần tạo điều kiện ủng hộ, cổ vũ tinh thần và vật chất cho
giáo viên tham gia các lớp tập huấn về kĩ năng Tiếng Anh, về ngôn ngữ Tiếng Anh,
phương pháp dạy học để giáo viên nâng cao chun mơn nghiệp vụ, nâng cao tay
nghề.
*Về phía phụ huynh học sinh
- Phụ huynh học sinh phải là những người đầu tiên tôn trọng giáo viên Tiếng Anh,
thấu hiểu nỗi vất vả của giáo viên Tiếng Anh khi trực tiếp giảng dạy cho các con của
họ trên lớp học.
- Phụ huynh phải tạo điều kiện cho các con, luyện tập phát âm, luyện tập thực hành
nói Tiếng Anh với các con tại nhà để các con củng cố lại phần phát âm, phần kiến
thức đã được cô giáo Tiếng Anh dạy trên lớp.
- Phụ huynh cần dành thời gian cũng như tự học hỏi thêm các ứng dụng, phần mềm
free hoặc đầu tư cho các con một số phần mềm bổ ích phục vụ cho việc học phát âm

Tiếng Anh của các con tại gia đình.
- Phụ huynh phải là người khuyến khích tinh thần cho các con để các con phát huy
hết năng lực, sở trường, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của mình trong việc
học nói Tiếng Anh cũng như các kĩ năng khác.
*Về phía các em học sinh
- Các em học sinh cần mang đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập trong các tiết học Tiếng
Anh
- Học sinh cần có ý thức tự học, tự luyện tập ngay cả trên lớp lẫn ở nhà.
- Học sinh phải mạnh dạn trong giao tiếp, không biết, chưa rõ phải hỏi giáo viên
Tiếng Anh.
- Học sinh phải rèn cho mình kĩ năng làm việc nhóm để có thể trao đổi, thuyết trình
các chủ điểm bằng Tiếng Anh một cách tích cực trên lớp.
8. Đánh giá lợi ích thu được của giải pháp

16


- Trước đây, khi chưa áp dụng các biện pháp khuyến khích tính tích cực, chủ động
sáng tạo của các em học sinh trong q trình học nói Tiếng Anh, các em cịn phát âm
sai rất nhiều. Hầu hết khơng biết đọc âm cuối của từ, còn nhầm lẫn giữa âm của chữ
cái này với chữ cái khác. Các em cũng không biết đọc ngữ điệu câu, đọc bằng bằng
như Tiếng Việt.
- Sau một thời gian khá dài áp dụng các giải pháp trên , các em học sinh nói Tiếng
Anh tốt hơn, tơi nhận thấy được có sự biến chuyển rất lớn. Thứ nhất, đó là ý thức học
tập của học sinh. Các em chăm học hơn, vì khơng cịn sợ phát âm sai, nói sai, nên các
em mạnh dạn và tự tin hơn rất nhiều. Thứ hai, các em nói Tiếng Anh tốt hơn, trơi
chảy hơn, có ngữ điệu khá hay. Thứ ba, các em lớp trên về nhà đã có thể giúp em trai,
em gái mình học lớp dưới tự học Tiếng Anh tại nhà cũng như thực hành cùng nhau
một số chủ điểm quen thuộc. Thứ tư, khơng chỉ phát âm tổt, nói hay, các em giờ đây
cịn có thể biẻu diễn bài hát, điệu nhảy, câu chuyện Tiếng Anh như những nghệ sĩ nhỏ

tuổi.
-Là một giáo viên Tiếng Anh tiểu học, cũng đồng thời là một người ln u thích,
có nhiều đam mê với bộ môn này, trong những năm qua, việc dạy học kết hợp nhiều
yếu tố tích cực đã thúc đẩy tơi ln tìm tịi, sáng tạo để các tiết học của tơi ln có
sức hút, lơi cuốn được các em học sinh. Trong đề tài này, vấn đề nêu ra có thể
khơng lớn, khơng sâu nhưng nếu thực hiện được thì trước tiên người giáo viên phải
tâm huyết với nghề, phải yêu thích mơn Tiếng Anh mà mình đang dạy và dạy cho
học sinh của mình cũng biết u thích mơn Tiếng Anh như mình. Và đặc biệt, giáo
viên phải là người nắm chắc hệ thống ngữ âm trong Tiếng Anh. Như thế, giáo viên
sẽ dạy học sinh phát âm một cách chính xác nhất, dạy học sinh nói Tiếng Anh trơi
chảy nhất, giáo viên và học sinh sẽ có sự phối hợp đồng bộ giữa người dạy và người
học một cách dễ dàng. Tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh cũng được
phát huy một cách tối đa.
Trong suốt quá trình dạy học các giải pháp được lồng ghép liên tục và sử dụng bất cứ
khi nào có thể nhằm mang lại kết quả cao nhất trong mỗi một tiết dạy. Sau một
khoảng thời gian dài học tập, nghiên cứu và giảng dạy tôi đã đúc kết lại cho mình một
số biện pháp khuyến khích tính tích cực, chủ động sáng tạo của các em học sinh trong
17


q trình học nói Tiếng Anh. Trong q trình giảng dạy, áp dụng các biện pháp này
tôi thấy tiết học tiếng Anh trở nên sinh động hơn, học sinh chủ động và tích cực hơn.
Học sinh của tơi thực sự được vận động, được tư duy để tiếp nhận và sử dụng ngữ
liệu mới. Các em thực sự phát huy được khả năng nói tiếng Anh của mình. Các em
phát âm Tiếng Anh chính xác hơn rất nhiều. Đó là điều mà tơi thực sự tâm huyết và
hài lịng với những biện pháp mình đã áp dụng cho các em học sinh tiểu học thân yêu
của tôi.

18




×