Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn tả cảnh1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.18 KB, 21 trang )

1 . MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Người ta thường nói “Học văn là học cách làm người”, bởi văn học là nhân
học, Tiếng việt giúp con người biết nói và viết đúng với chuẩn mực giao tiếp của
xã hội. Chính vì vậy, Tiếng Việt có thể coi là môn học có nhiệm vụ hình thành
nhân cách và phát triển năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh, giúp học
sinh lĩnh hội hệ thống kiến thức, kĩ năng cơ bản về tiếng Việt, góp phần trang bị
cho thế hệ trẻ khả năng sử dụng tiếng Việt để học tập ở tiểu học và các bậc học
cao hơn, để suy nghĩ và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Ngoài những kiến thức, kĩ năng cần thiết, môn Tiếng Việt còn bồi dưỡng cho
học sinh tình yêu cái đẹp, cái thiện, lòng trung thực, lẽ phải và sự công bằng
trong xã hội. Đồng thời, giáo dục cho các em lòng yêu mến và thói quen giữ gìn
sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con
người Việt Nam hiện đại.
Phân môn Tập làm văn ở Tiểu học đã nối kết một cách tự nhiên các phân môn
khác nhau của môn Tiếng Việt nhằm giúp học sinh có một năng lực mới, năng
lực sản sinh ngôn bản. Nhờ năng lực này, các em biết cách sử dụng Tiếng việt
làm công cụ tư duy, giao tiếp và học tập. Bản thân mỗi giáo viên đều biết phân
môn Tập làm văn đòi hỏi học sinh phải huy động vốn từ, vốn kiến thức của
nhiều mặt. Từ những hiểu biết về cuộc sống đến các tri thức về văn hoá, khoa
học thường thức. Nhưng học sinh không chỉ vận dụng những hiểu biết đó vào
việc viết văn là xong mà các em còn phải thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình
khi làm bài để bài viết của các em có cá tính, có hồn, làm rung động được người
đọc.
Thể loại văn miêu tả là một thể loại có số lượng lớn trong chương trình Tập
làm văn ở Tiểu học. Văn miêu tả là loại văn mà học sinh phải dùng ngôn ngữ để
tái hiện cảnh vật, sự vật, sự việc... mà mình quan sát được, mình cảm nhận được
để giúp cho người đọc có thể hình dung ra đối tượng mà người viết sẽ miêu tả
một cách rõ nét, cụ thể như nó vốn có trong cuộc sống. Một bài văn miêu tả hay
không những phải thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động đối tượng miêu tả mà
còn thể hiện trí tưởng tượng, cảm xúc, đánh giá của người viết đối với đối tượng


được miêu tả.
Các bài văn miêu tả ở Tiểu học chỉ yêu cầu tả những đối tượng quen thuộc ở
xung quanh các em. Mặc dù là những đối tượng miêu tả khá quen thuộc, gần gũi
với các em, song các em gặp rất nhiều khó khăn cả về tri thức và phương pháp,
hiểu biết về cảm xúc, về đối tượng miêu tả. Những khó khăn về nội dung miêu
tả càng được nhân lên do các em chưa nắm được phương pháp quan sát, bố cục
bài văn, sử dụng ngôn ngữ để diễn tả những điều mình quan sát được. Ở một số
em tìm được từ ngữ miêu tả thì lại vụng về trong cách diễn đạt hoặc dùng từ tối
ý, hoặc từ không gợi tả, gợi cảm khiến cho bài văn miêu tả mang tính kể lể sự
việc là chính. Còn có nhiều em rất lúng túng khi viết văn, không biết sắp xếp ý
1


như thế nào cho phù hợp để có một bài văn hoàn chỉnh và nhiều học sinh cho
rằng phân môn Tập làm văn rất khó. Từ đó các em sinh ra ngại viết văn.
Đặc biệt là với chương trình sách giáo khoa hiện nay, để có một bài văn hoàn
chỉnh, các em phải học qua một số tiết Tập làm văn. Mỗi tiết Tập làm văn chỉ
thực hành rèn luyện một vài kỹ năng cơ bản nào đó của quá trình làm văn. Vậy
các em phải kết nối mạch kiến thức đó như thế nào để có một bài văn hoàn
chỉnh, một bài văn hay, giàu cảm xúc…
Từ thực tế trên đây, tôi nhận thấy vấn đề dạy bồi dưỡng kiến thức và cách làm
văn cho học sinh là rất cần thiết. Do đó, trong quá trình dạy bản thân tôi luôn
trăn trở, suy nghĩ phải làm thế nào để giúp học sinh yêu thích và có khả năng
làm văn miêu tả tốt hơn. Vì vậy, trong phạm vi hẹp của đề tài này, tôi xin được
mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ của mình về “Một số biện pháp giúp
học sinh lớp 5 làm tốt bài văn tả cảnh”.
1.2.Mục đích nghiên cứu:
Nhằm giúp học sinh lớp 5 của trường Tiểu học Mỹ lộc:
- Có kĩ năng quan sát, tìm ý, biết dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp, biết liên kết
các câu thành đoạn, các đoạn văn thành bài với bố cục rõ ràng.

- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, biết trân trọng những cảnh vật
xung quanh từ đó làm phong phú thêm tâm hồn và tình cảm.
- Yêu thích môn Tiếng việt và làm tốt bài văn tả cảnh.
1.3.Đối tượng nghiên cứu:
- Nội dung chương trình Tiếng việt lớp 5: Phân môn Tập làm văn – thể loại
văn tả cảnh.
- Học sinh lớp 5A trường Tiểu học Mỹ Lộc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế việc học phân môn Tập làm văn ở
trường Tiểu học Mỹ Lộc
- Phương pháp nghiên cứu nội dung chương trình Tập làm văn lớp 5 mạch
kiến thức văn tả cảnh.
- Phương pháp tổ chức nghiệm thu, so sánh đối chứng tổng hợp.

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Trong trường tiểu học, việc dạy các môn học nói chung và dạy môn Tiếng
Việt nói riêng đang hướng tới mục tiêu chung của giáo dục. Mỗi phân môn, mỗi
tiết học của môn Tiếng Việt đều hướng đến mục đích phát triển các kĩ năng
nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Trong khi đó, Tập làm văn là một trong những
phân môn quan trọng của môn Tiếng Việt. Bởi nó vận dụng tất cả những hiểu
biết về nhận thức, kĩ năng của phân môn, đòi hỏi học sinh phát huy cao độ trí tuệ
và cảm xúc để thực hiện các yêu cầu của bài học. Đặc biệt, văn miêu tả là rất cần
thiết và quan trọng vì nó giúp trẻ sản sinh ra những văn bản có cảm xúc chân
thực khi nói và viết và là sản phẩm thể hiện rõ vốn hiểu biết, đời sống, trình độ
văn hóa của học sinh. Trong từ điện Tiếng việt do Hoàng Phê chủ biên định
nghĩa: “ Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm

cho người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thể giới nội
tâm của con người”. Có thể thấy, miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh
và có cảm xúc làm cho người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể
về đối tượng đó như nó vốn có trong đời sống. Một bài văn miêu tả hay không
những chỉ thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động đối tượng miêu tả mà còn phải
thể hiện được trí tưởng tượng được miêu tả. Bởi vì trong thực tế, không ai tả để
mà tả, mà thường tả để gửi gắm những suy nghĩ, cảm xúc, sự đánh giá của mình,
những tình cảm yêu ghét cụ thể của người viết. Các bài văn miêu tả ở Tiểu học
chỉ yêu cầu tả những đối tượng mà các em yêu mến, yêu thích. Vì vậy, qua bài
làm của mình, các em được gửi gắm tình cảm của mình với những gì mà mình
miêu tả và cảm nhận được. Khi đó, bài Tập làm văn trở thành sản phẩm tổng
hợp, là nơi trình bày kết quả đích thực của việc học Tiếng Việt. Do đó, để học
sinh biết làm một bài văn miêu tả hoàn chỉnh về bố cục và sâu sắc về nội dung là
một việc làm không phải dễ đối với cả giáo viên và học sinh.
2.2. Thực trạng của việc dạy và học làm văn tả cảnh ở lớp 5.
2.2.1. Thực trạng việc dạy văn tả cảnh ở trường Tiểu học Mỹ Lộc.
Qua thực tế giảng dạy và dự giờ của đồng nghiệp, tôi thấy giáo viên đã hiểu
rõ được vai trò, nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn nói chung, cũng như cách
thức hướng dẫn học sinh tìm hiểu các tiết học văn tả cảnh cơ bản đã đúng trình
tự các bước lên lớp. Học sinh phần nào đã biết làm bài tập làm văn theo các
dạng bài khác nhau. Song về phía giáo viên, khi sử dụng phương pháp dạy Tập
làm văn ở lớp 5 vẫn còn nhiều lúng túng, đôi khi còn đơn điệu, chưa phát huy
được tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Ví dụ có những bài dạy hướng dẫn
học sinh quan sát và tìm ý lập dàn bài cho đoạn văn hay bài văn tả cảnh trường,
tả cảnh dòng sông. Lẽ ra giáo viên nên khuyến khích cho học sinh quan sát thực
tế, quan sát cảnh vào các thời điểm khác nhau trong ngày, những sự vật, hoạt
động của người và vật liên quan đến cảnh miêu tả và từ đó học sinh chọn tả
được những đặc điểm nổi bật vẻ đẹp của cảnh, hoạt động nổi bật của con người
và vật làm nổi bật vẻ đẹp của đối tượng miêu tả. Từ việc quan sát đó các em
3



nhớ, lựa chọn ý và viết lại theo sự cảm nhận của riêng mình. Nhưng có khi vì
không có điều kiện nên giáo viên chỉ hướng dẫn cho học sinh những ý cần phải
giải quyết theo yêu cầu của sách giáo khoa và dạy cho học sinh học tập những
đoạn văn trong bài văn mẫu.
Đối với tiết trả bài đôi khi còn đơn điệu, giáo viên chỉ nhận xét chung từng
bài của học sinh về ưu điểm và nhược điểm cơ bản nhất hoặc nêu những lỗi về
dùng từ, đặt câu, viết đoạn để học sinh sửa rồi trả bài. Hoặc đọc những bài văn
hay cho học sinh tham khảo. Giáo viên chưa chú trọng nhiều về việc hướng dẫn
học sinh tự phát hiện lỗi sai trong bài, cách sửa câu, dùng từ, cách viết những
câu văn hay có hình ảnh hoặc phát hiện những câu văn hay, những hình ảnh đẹp.
Như vậy, tiết học diễn ra đều đều theo một qui trình rập khuôn dưới sự hướng
dẫn của giáo viên, còn học sinh lại không tự mình phát hiện lỗi sai trong bài
cũng như chưa tìm ra được những câu văn miêu tả hay của bạn để học tập.
Thông qua tiết trả bài như vậy, tôi thấy học sinh học tập được rất ít ở bạn bè. Bởi
học sinh ít được luyện tập, rèn luyện kỹ năng và thói quen “tự điều chỉnh”, tự
học tập để tiến bộ và cũng chưa có cơ hội để thể hiện mình. Do vậy, chất lượng
dạy văn tả cảnh còn nhiều hạn chế.
2.2.2. Thực trạng việc học văn tả cảnh ở lớp 5.
Là một giáo viên trực tiếp dạy lớp 5 đặc biệt được phân công bồi dưỡng môn
Tiếng Việt lớp 5 phần nào tôi đã nắm được chất lượng học phân môn Tập làm
văn lớp 5. Cơ bản các em đã nắm được thể loại văn tả cảnh, bài văn có bố cục rõ
ràng và bước đầu đã biết miêu tả một cách đơn giản. Tuy nhiên, khi làm dạng
văn này, học sinh vẫn còn nhiều lúng túng như dùng từ chưa phù hợp, miêu tả
chưa theo một trình tự hợp lí, chưa biết sắp xếp ý và liên kết các câu, cũng như
chưa biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật để tả. Số học sinh được làm bài
miệng còn ít. Các em còn thiếu tự tin, chưa mạnh dạn khi trình bày bài miệng.
Do đó, nhiều câu văn của học sinh còn mang tính sao chép cứng nhắc, chưa
thực tế, bài văn chưa có cảm xúc, chưa có tính thuyết phục, chưa hay, các câu

văn rời rạc về ý thiếu sự liên kết chặt chẽ về nội dung. Mặt khác, do đặc điểm
tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học ham chơi, khả năng tập trung chú ý nhận
thức về các sự vật còn hạn chế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa thật phát triển
nên việc học tập ở phân môn Tập làm văn gặp những khó khăn như: thiếu vốn
sống, vốn hiểu biết về đối tượng cần miêu tả hoặc không biết cách diễn đạt về
đối tượng cần tả. Do vậy, học sinh rất ngại khi làm bài viết Tập làm văn.
2.2.3. Kết quả của thực trạng.
Sau một thời gian giảng dạy kết hợp với việc đi dự giờ thăm lớp, phần nào tôi
đã nắm được thực trạng dạy và học phân môn Tập làm văn ở trường tiểu học Mỹ
Lộc. Tôi đã tiến hành khảo sát kết quả học tập của học sinh và chọn học sinh
lớp 5A và 5B để khảo sát chất lượng sau khi các em đã học được một số tiết tập
làm văn tả cảnh. ( Kiểm tra ở Tuần 2 của chương trình học)

4


Đề bài như sau: Em hãy tả cơn mưa rào mùa hạ.
Yêu cầu học sinh làm bài viết trong thời gian 35 phút. Kết quả thu được là:
*) Ưu điểm:
- Học sinh hiểu được yêu cầu của đề bài và biết thực hành viết một bài văn
tả cảnh.
- Trong số bài học sinh làm đạt ở mức 3 và mức 4 thì bài viết của các em có
bố cục rõ ràng, đảm bảo đủ 3 phần: Mở bài - thân bài - kết luận.
- Một số học sinh biết viết câu văn đúng ngữ pháp, biết cách diễn đạt ý và ít
nhiều biết sử dụng các ngôn từ và các biện pháp nghệ thuật đơn giản để miêu tả.
*) Nhược điểm:
+ Một số bài viết chưa có bố cục rõ ràng.
+ Nhiều bài sắp xếp ý còn lộn xộn, diễn đạt câu văn chưa sáng sủa, bài viết
chưa có cảm xúc.
+ Kỹ năng dùng từ của các em chưa đảm bảo, cách dùng từ chưa chính xác,

dùng sai nghĩa từ, lặp từ, vốn từ còn nghèo nàn, tẻ nhạt, từ dùng chưa có giá trị
gợi tả, gợi cảm. Chưa biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
+ Một số bài còn mắc nhiều lỗi chính tả, sử dụng dấu câu chưa phù hợp.
Dưới đây là kết quả bài viết của học sinh đạt được như sau:
Chưa hoàn
thành

Hoàn thành
Lớp

Sĩ số

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

SL

%

SL

%

SL


%

SL

%

SL

%

5A

28 em

14

50

8

28,6

1

3,6

0

0


5

17,8

5B

27em

13

48,2

8

29,6

2

7,4

0

0

4

14,8

Như vậy, qua kết quả điều tra trên cho ta thấy tỉ lệ học sinh hoàn thành ở
mức 4 chưa có còn tỉ lệ hoàn thành ở mức 3 rất thấp. Học sinh ở mức chưa hoàn

thành còn nhiều, do các em chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Kết quả của bài
khảo sát khiến tôi trăn trở rất nhiều và tự đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để giúp
học sinh lớp 5 viết tốt một bài văn tả cảnh, một thể loại văn quan trọng của
chương trình lớp 5 và chương trình tiểu học? Trong quá trình dạy học giáo viên
cần nghiên cứu, tìm hiểu nội dung bài dạy kết hợp sử dụng, đổi mới các phương
pháp dạy học như thế nào để tổ chức giờ học nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả, tạo
điều kiện để phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học
tập, giúp các em có cơ hội được thể hiện mình thông qua những bài viết có cảm
xúc. Từ những trăn trở và những câu hỏi đặt ra đã thôi thúc tôi nghiên cứu để
5


tìm ra một số biện pháp dạy cho học sinh lớp 5 đặc biệt lớp chủ nhiệm 5A của
tôi biết làm một bài văn tả cảnh có chất lượng
2.3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu kĩ nội dung kiến thức, phương pháp giảng
dạy về thể loại văn miêu tả nói chung, văn tả cảnh nói riêng cũng như từ thực tế
giảng dạy; dự giờ đồng nghiệp trong tổ khối; kết hợp thảo luận về cách dạy văn
miêu tả, tôi đã đưa ra một số giải pháp cơ bản khi dạy dạng văn tả cảnh như
sau:
- Tổ chức tốt việc quan sát, tìm ý và dựng đoạn cho học sinh khi viết văn tả
cảnh.
- Hướng dẫn học sinh biết dùng đúng dấu câu và sử dụng từ ngữ để viết câu
ngắn gọn đúng về ngữ pháp, biết liên kết các câu thành đoạn và các đoạn thành
bài, viết bố cục rõ ràng.
- Hướng dẫn học sinh điễn đạt có nghệ thuật: Biết viết các câu văn, đoạn
văn có hình ảnh giàu sức biểu cảm nghệ thuật, biết viết mở bài, kết bài hay.
- Rèn kỹ năng viết văn cho học sinh.
- Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học.
- Thường xuyên chấm, chữa bài cho học sinh.

2.4. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
2.4.1. Tổ chức tốt việc quan sát - tìm ý và dựng đoạn cho học sinh khi viết
văn tả cảnh.
Hướng dẫn học sinh quan sát tìm ý trước khi làm bài tập làm văn thực sự là
một vấn đề cần thiết và quan trọng. Điều kiện cơ bản và cũng là phương pháp cơ
bản để làm tốt bài văn miêu tả là phải biết quan sát và chọn lọc những chi tiết
quan sát được. Mọi kết quả quan sát được thể hiện trong bài miêu tả. Nếu quan
sát tinh vi, thấu đáo bài viết sẽ đặc sắc, hấp dẫn. Quan sát hời hợt, phiến diện bài
viết sẽ khô khan, nông cạn. Do vậy, giáo viên phải tạo điều kiện cho các em đến
tận nơi quan sát đối tượng được miêu tả, coi việc tổ chức cho các em quan sát
trực tiếp đối tượng miêu tả là một công việc thuộc nguyên tắc dạy học làm văn
miêu tả. Giáo viên phải dạy tốt tiết quan sát tìm ý. Trong tiết học đó, học sinh
phải tập quan sát bằng nhiều giác quan khác nhau. Tuy vậy, giáo viên cũng cần
hướng dẫn các em quan sát, phải huy động vốn sống, khả năng tưởng tượng và
cảm xúc rồi ghi chép lại. Muốn vậy, giáo viên phải nghiên cứu trước chương
trình từng bài dạy cụ thể và có kế hoạch để hướng dẫn học sinh quan sát. Để
thuận tiện cho học sinh trong việc quan sát cảnh cần miêu tả cũng như việc giáo
viên tổ chức tốt việc quan sat, tìm ý và dựng đoạn cho học sinh khi viết văn tả
cảnh. Ngoài những tiết tập làm văn học chính khóa, các tiết tập làm văn ôn
luyện buổi hai ( Học sinh học hai buổi trên tuần) giáo viên nên phân các đoạn
văn, bài văn tả cảnh trong chương trình và mở rộng giới thiệu thêm các cảnh vật
miêu tả khác nhưng phân chúng thành hai dạng:
6


- Những cảnh học sinh có thể quan sát trực tiếp: Cảnh một buổi sáng ( hoặc
trưa, chiều) trên cánh đồng; cảnh trường trước giờ học; cảnh dòng sông; cảnh
con đường đến tường; cảnh vườn hoa; cảnh ngôi nhà…..
- Những cảnh học sinh không thể quan sát trực tiếp: Cảnh một buổi sáng
(hoặc trưa, chiều ) trong công viên, cảnh nhộn nhịp của phố phường; cảnh biển

lúc bình minh ( hoặc lúc hoàng hôn ); cảnh bến tàu, bến xe; cảnh chợ tết; cảnh
một lễ hội…..
Việc phân loại các đoạn văn, bài văn thành hai dạng như vậy sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho giáo viên khi tổ chức cho học sinh quan sát, tìm ý và dựng đoạn
khi viết bài. Với những cảnh vật gần gũi với học sinh giáo viên tiến hành cho
học sinh quan sát trực tiếp hay định hướng cho học sinh quan sát trước khi đến
lớp. Đối với những cảnh vật học sinh không thể quan sát trực tiếp sẽ được giáo
viên tiến hành trên lớp bằng việc cho các em quan sát qua tranh ảnh, qua video
với sự hỗ trợ của màn hình chiếu - giáo án điện tử. Để việc quan sát có chất
lượng, giáo viên cần hướng dẫn các em biết cách quan sát theo trình tự nhất định
và quan sát bằng nhiều giác quan rồi ghi chép lại những chi tiết đặc sắc, nổi bật
theo phần gợi ý của sách giáo khoa từ đó giúp cho đoạn văn, bài văn các em tả
đúng trọng tâm có những phát hiện mới mẻ, sinh dộng, chân thực cảnh được
miêu tả.
Ví dụ : Khi dạy đến bài: Luyện tập tả cảnh (Bài tập 2 trang 14, bài tập 2
trang 32- SGK Tiếng Việt lớp 5 tập I.)
Bài tập 2 - SGK trang 14: Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng ( hoặc
trưa, chiều ) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh
đồng, nương rẫy).
Bài tập 2 - SGK trang 32: Từ những điều em đã quan sát được, hãy lập dàn
ý bài văn miêu tả một cơn mưa.
Trước khi dạy bài này, giáo viên cần yêu cầu học sinh quan sát trước cảnh bài
tập yêu cầu, học sinh có thể quan sát trực tiếp với cảnh một buổi sáng ( hoặc
trưa, chiều ) trong vườn cây, trên cánh đồng ( BT2 trang 14), hay tổ chức cho
học sinh quan sát cảnh qua tranh ảnh, video thông qua màn hình chiếu đối với
cảnh buổi sáng ( hoặc trưa, chiều ) trong công viên, cảnh một cơn mưa. Muốn
kết quả quan sát có chất lượng giáo viên cần gợi ý và định hướng cho học sinh
trước khi quan sát:
+ Cảnh em định lựa chọn miêu tả là cảnh nào? (ví dụ: tả cơn mưa rào mùa
hạ hay cơn mưa mùa xuân…?)

+ Khi tả cảnh cần chú ý quan sát sự thay đổi của cảnh theo thời gian (sự
thay đổi của cảnh vật trước, trong và sau cơn mưa như thế nào?)
+ Những sự vật nào tác động hay liên quan đến cảnh được miêu tả? Sự
thay đổi của bầu trời, gió, cây cối, con đường, hoạt động của con người, con vật
(trước, trong và sau cơn mưa)
7


- Học sinh ghi chép lại những gì quan sát được vào vở nháp.
- Sắp xếp những điều quan sát được theo một trình tự hợp lí để được một
dàn ý chi tiết và trình bày trước lớp.
- Dựa vào dàn ý chi tiết để trình bày bài miệng trước lớp.
*) Dưới đây là một dàn ý chi tiết khi tả buổi sáng trên cánh đồng (Tả buổi
sáng mùa thu trên cánh đồng), yêu cầu học sinh cần đạt được.
Mở bài: Giới thiệu cảnh buổi sáng trên cánh đồng.
Một ngày mới lại bắt đầu. Bình minh đang hiện ra trước mắt em. Một cảnh
vật tuyệt đẹp và để lại cho ta cảm giác phấn khởi khi bước vào ngày mới.
Thân bài:
a. Tả cảnh.
- Sáng sớm cả cánh đồng bồng bềnh trong biển hơi sương (Cánh đồng lúa
chín trải rộng dưới làn sương trắng mờ như một tấm thảm nhung vàng mới
khoác một màn voan trắng đục).
- Cảnh vật yên tĩnh, không khí mát mẻ, dễ chịu ( Gió thu nhẹ thổi mang một
chút se lạnh của mùa đông đang đến gần)
- Bầu trời nhuộm hồng ở phương đông, ông mặt vén màn mây mỏng từ từ
nhô lên, cánh đồng lúa thu bừng lên trong nắng sớm.
- Sương sớm dần tan. Bầu trời mùa thu trong lành và cao vút. (Sương tan, để
lại trên lá lúa những giọt sương như hạt ngọc sáng lấp lánh dưới ánh mai hồng.)
- Gió nhẹ thoảng qua mơn man khắp da thịt làm tóc em bay bay trong gió
- Đồng lúa đã chín vàng bừng lên trong nắng sơm, hương lúa lan tỏa ra khắp

mọi nơi.
b. Tả hoạt động
- Con đường làng chia đôi cánh đồng, trải rộng tít tắp, nối các xã, đang đón
các bạn nhỏ đến trường.
- Xa xa, vài bác nông dân đang hồ hởi kéo nhau ra đồng thăm lúa, vừa đi
vừa trò chuyện. Những chú trâu thung thăng gặm cỏ, mắt lim dim ngước nhìn
xung quanh.
- Đàn cò trắng chấp chới trao lượn tô điểm thêm cho cánh đồng vẻ đẹp yên ả
thanh bình. ( nghe tiếng động vài chú chim ngủ quên trên đồng bay vút lên thả
tiếng hót ríu rít khắp cánh đồng).
Kết bài:
- Nêu cảm xúc, tình cảm của bản thân trước quang cảnh buổi sáng trên cánh
đồng; yêu quê hương, tự hào về những cảnh đẹp: cảnh ruộng đồng trù phú, yên
lành, giản dị.
8


Như vậy, sau khi hướng dẫn học sinh quan sát kĩ đối tượng cần miêu tả,
giáo viên cần yêu cầu học sinh ghi chép lại những đặc điểm nổi bật, trọng tâm.
Từ đó, hướng dẫn học sinh lựa chọn tìm ý, sắp xếp, bố cục xây dựng thành một
dàn bài chi tiết. Từ dàn bài chi tiết, khuyến khích học sinh sử dụng ngôn ngữ,
phát triển ý để xây dựng thành từng đoạn văn và cả bài văn hoàn chỉnh.
Giáo viên cũng cần lưu ý khi hướng dẫn học sinh quan sát và tả cảnh cần
định hướng cho học sinh tập trung quan sát bao quát cảnh, quan sát sự biến đổi
của cảnh theo trình tự thời gian, cần làm nổi bật sự thay đổi đó của cảnh cũng
như những tác động của ngoại cảnh đến đối tượng miêu tả. Bên cạnh việc quan
sát và miêu tả kĩ những sự vật thiên nhiên giúp cho đối tượng miêu tả sinh động
cũng cần hướng học sinh quan sát cả đến hoạt động của con người và con vật để
hoàn thiện bài văn tả cảnh.
Như vậy, quan sát, tìm ý, xây dựng đoạn là việc làm hết sức cần thiết cho việc

dạy thể loại văn miêu tả. Nếu thực hiện tốt khâu này thì học sinh viết bài văn sẽ
tốt hơn. Do vậy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết cách quan sát đối tượng
theo trình tự hợp lí với những đặc điểm nổi bật trọng tâm cũng như khuyến
khích học sinh linh hoạt, sáng tạo để có cách diễn đạt phù hợp với đối tượng.
2.4.2. Hướng dẫn học sinh biết dùng đúng dấu câu và sử dụng từ ngữ
để viết câu ngắn gọn đúng về ngữ pháp, biết liên kết các câu thành đoạn và
các đoạn thành bài, viết bố cục rõ ràng.
Thực tế dạy Tiếng việt nhiều năm cho thấy có nhiều học sinh đã học lớp 5
nhưng chưa biết sử dụng đúng dấu câu trong bài văn. Có những bài văn học sinh
không hề sử dụng dấu câu hoặc sử dụng dấu câu không đúng, thích ghi dấu câu
chỗ nào là ghi, chỗ nào thích viết hoa là các em tự do viết hoa. Để khắc phục
tình trạng này, ngay khi luyện viết từng đoạn, giáo viên cần giúp học sinh hiểu,
biết cách ngắt các ý diễn đạt bằng các dấu câu như dấu phẩy, dấu chấm. Trong
các tiết làm văn đầu tiên, việc hướng dẫn sử dụng dấu câu đòi hỏi giáo viên phải
thật sự kiên trì, tận tình, công phu để tập thói quen cho học sinh. Cụ thể là: Cho
học sinh đọc đoạn văn mình viết, nêu chỗ dùng dấu câu, nếu dấu câu dùng chưa
đúng, giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi sai và vì sao lại chưa đúng,
nêu cách sửa lại cho phù hợp. Hoặc trong đoạn viết chưa có dấu câu nào thì yêu
cầu học sinh đọc kĩ lại từng câu, xem từng câu diễn đạt nội dung gì, ý gì, từ đó
có cách sử dụng dấu câu phù hợp. Ở phần này, giáo viên nên tập trung vào
những học sinh thường sử dụng sai dấu câu. Qua việc hướng dẫn những học sinh
thường sử dụng dấu câu sai, những học sinh khác cũng tự soát bài và rút kinh
nghiệm cho bản thân trong mỗi bài viết.
Cùng với lỗi chưa biết dùng đúng dấu câu khi viết văn của học sinh có
nhiều em cũng chưa biết cách sử dụng từ ngữ khi viết câu, trong diễn đạt còn
lủng củng, rườm rà chưa toát ý có em còn hay dùng lặp từ ngữ khi viết. Vì vậy,
việc giúp học sinh biết cách dùng từ ngữ để viết câu ngắn gọn, đúng về ngữ
pháp là việc làm cần thiết đối với mỗi giáo viên bởi các em biết sử dụng từ ngữ
khi viết câu, sắp xếp câu theo trình từ hợp lý sẽ làm cho đoạn văn diễn đạt mạch
9



lạc, các câu liên kết từ đó mới nêu bật được ý cần diễn đạt. Tuy nhiên, giúp học
sinh viết câu văn ngắn gọn không có nghĩa là chắt lọc cốt sao viết cho đúng ý
mà còn phải biết diễn đạt câu văn sao cho sinh động, gợi hình ảnh, giàu cảm xúc
và giá trị biểu cảm.
Ví dụ: Một học sinh viết đoạn văn tả ngôi trường như sau: “ Ngôi trường
em học có tên trường Tiểu học Mỹ Lộc, ngôi trường hai tầng xây đã lâu nên
không còn mới nữa. Sân trường đổ bê tông bụi xi măng rất bẩn nên chúng em
thường xuyên phải quét, trên sân trường có các cây to như: nhãn, bàng, xà cừ,
cây sấu, dưới gốc cây đặt ghế đá để chúng em ngồi chơi...” ( HS Lê Văn Tiến)
sẽ không hay bằng đoạn văn : “ Trường em kia rồi, ngôi trường có tên trường
Tiểu học Mỹ Lộc. Dù đã nhiều năm trôi qua, hứng chịu biết bao trận mưa rào,
bao cái nắng nóng chói chang, vậy mà ngôi trường chẳng thay đổi là bao.
Chiếc cổng sắt màu ghi lúc nào cũng dang tay, mở rộng như vòng tay của một
người mẹ sẵn sàng chào đón những đứa con thân yêu vào trường. Sân trường
thoáng mát, rộng rãi được đổ bằng bê tông vì vậy chúng em tha hồ chạy nhảy
vui chơi mà chẳng hề sợ trượt chân đấy. Cây cối trên sân trường quanh năm
xòe tán rộng, trong tán lá xanh ấy lúc nào cũng rộn rã tiếng chim và bóng chim
bay nhảy góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp cho ngôi trường. ( HS Nguyễn Duy
Hoàng)
Vì vậy, khi luyện cho học sinh viết từng đoạn văn, đặc biệt là viết các đoạn ở
thân bài, giáo viên hướng dẫn học sinh diễn đạt câu văn rõ ràng, mạnh lạc, sinh
động nhưng lại phải giàu hình ảnh bằng cách sử dụng hợp lý các từ láy, từ tượng
thanh, tượng hình, từ ghép... có thể mở rộng nòng cốt câu nhưng lời lẽ phải rõ
ràng, không lủng củng, trùng lặp. Trong các tiết luyện tập xây dựng đoạn văn,
giáo viên nên cho học sinh viết nháp, gọi một số học sinh trình bày, cả lớp và
giáo viên cùng sửa cách dùng từ, cách diễn đạt, đưa ra các phương án diễn đạt
hay để học sinh học tập. Sau đó học sinh mới viết lại đoạn văn vào vở. Với
những câu văn học sinh viết dài dòng mà không sáng ý, giáo viên nên cho học

sinh nêu nội dung cần thông báo là gì rồi tập cho học sinh lựa chọn từ ngữ, sắp
xếp câu để viết ngắn gọn mà vẫn đảm bảo nội dung. Cần lưu ý học sinh khi viết
văn không nhất thiết phải tả quá tỉ mỉ, quá chân thực. Đôi khi người tả phải biết
lựa chọn những nét tiêu biểu, cái đẹp để làm cho cảnh miêu tả thêm sinh động vì
vậy người tả phải có tình cảm, có cảm xúc và có những phát hiện riêng tìm được
cái mới lạ, thú vị của cảnh đang miêu tả.
Ví dụ: Có học sinh viết đoạn văn nói về tình cảm của mình với ngôi nhà như
sau: “Em rất yêu ngôi nhà em đang ở. Khi thấy ngôi nhà bừa bộn, em sẽ xếp
đặt, quét dọn sạch sẽ. Em xem ngôi nhà như một người bạn. Em luôn nhắc mọi
người giữ gìn ngôi nhà cẩn thận để nhà em luôn mới mẻ. (HS Lê Văn Linh)
Đối với đoạn văn này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nêu nhận xét của
mình, bạn viết như vậy được chưa? Chưa được chỗ nào? Vì sao lại chưa được?
Học sinh sẽ dễ dàng chỉ ra được viết như vậy là hơi kể lể và lặp lại nhiều lần từ
“Ngôi nhà ” và cách sắp xếp câu, xử dụng từ ngữ chưa hợp lí, các câu rời rạc về
10


nội dung, thiếu sự liên kết chặt chẽ… Do đó, giáo viên có thể khuyến khích học
sinh thi đua nhau sửa lại bằng nhiều cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo nội
dung đoạn văn và cần lưu ý học sinh không nhất thiết phải sử dụng từ “Ngôi
nhà” nhiều lần và có thể thay thế bằng những từ ngữ đồng nghĩa, đại từ xưng hô
như “tổ ấm”, “nơi ấy”, “nó”. Đoạn văn có thể hướng dẫn học sinh viết lại như
sau:
“Em rất yêu ngôi nhà của em bởi nó là tất cả công sức, là mồ hôi, có cả
những giọt nước mắt của bố mẹ em tháng ngày nhọc nhằn, vất vả mới có được.
Theo thời gian, nó không còn mới nữa nhưng sao với em nó thân thiết, gần gũi
đến lạ. Cũng bởi sự gắn bó ấy mà em thuộc trong lòng bàn tay những vị trí của
các vật dụng, những chỗ bật, tắt điện trong ngôi nhà, đi đâu vài ngày là thấy
nhớ, thấy mong sớm được trở về với tổ ấm của mình...”
Việc lựa chọn, sử dụng phù hợp các từ ngữ trong mỗi câu văn là một kỹ năng

khó đòi hỏi học sinh phải thực hành viết nhiều mới có được. Có thể do tâm
lý phải viết nhiều, học sinh sẽ ngại viết, ngại làm bài. Do đó, giáo viên
thường xuyên động viên, khuyến khích giúp các em dần dần say mê với việc
học làm văn. Đặc biệt giáo viên cần giúp các em bố cục bài viết rõ 3 phần.
Hết mỗi phần mở bài, thân bài, kết bài phải xuống dòng. Trong phần thân
bài có thể có nhiều đoạn văn, mỗi đoạn văn nêu một nội dung nhất định.
Giáo viên lưu ý học sinh cần thể hiện rõ nội dung của từng phần và khi viết
hết mỗi đoạn cần phải xuống dòng.
2.4.3. Hướng dẫn học sinh diễn đạt có nghệ thuật.
2.4.3.1. Hướng dẫn học sinh tập diễn đạt bằng câu văn có hình ảnh.
Đối với phần này, diễn đạt câu văn có hình ảnh rất phù hợp với thể loại văn
miêu tả. Trước hết, giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu một số đoạn văn
mẫu để nhận xét về cách miêu tả của tác giả, cách sử dụng các biện pháp nghệ
thuật của tác giả như thế nào. Từ đó, sẽ dễ dàng cho việc hướng dẫn các em diễn
đạt bằng câu văn có hình ảnh và sử dụng một số biện pháp tu từ đã học như: so
sánh, nhân hoá... trong bài làm.
Để học sinh diễn đạt được bài văn của mình một cách sinh động, có nghệ
thuật, các em thường được trau dồi qua tiết: Luyện tập xây dựng đoạn văn, luyện
tập xây dựng mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả. Luyện tập miêu tả các bộ
phận của con vật.
Qua những tiết Tập làm văn này, học sinh được thể hiện cách diễn đạt của
mình và học tập bạn, học sinh được luyện tập cách viết mở bài, kết bài và luyện
tập xây dựng đoạn văn. Qua đó, học sinh tập vận dụng một số biện pháp nghệ
thuật đã học vào việc diễn tả nội dung.
Ví dụ: Khi viết văn, học sinh vận dụng sáng tạo những từ láy, từ chỉ màu
sắc, âm thanh, từ biểu cảm, biện pháp so sánh, nhân hoá, đặt trong thế đối lập...
Những từ ngữ này là thế mạnh đặc trưng của Tiếng Việt, là phương tiện khi tả
cảnh rất hiệu quả. Giáo viên cần khai thác giá trị của lớp ngôn từ nghệ thuật này
11



để hướng dẫn học sinh sử dụng cái hay, cái đẹp, cái bóng bẩy, giàu tính gợi tả và
hình ảnh gợi cảm của Tiếng Việt. Cụ thể, để thực hiện tốt việc hướng dẫn học
sinh diễn đạt câu văn có hình ảnh, giáo viên nên lấy trực tiếp những câu văn,
đoạn văn ngay trong bài làm của học sinh và yêu cầu học sinh nêu nhận xét của
mình. Ví dụ: Giáo viên lấy trực tiếp hai đoạn văn của học sinh khi tả cảnh buổi
sáng trên cánh đồng như sau:
Đoạn văn thứ nhất của học sinh Hà Minh Đức:“Buổi sáng em chạy ra đầu
làng để nhìn cánh đồng lúa. Cánh đồng lúa vào buổi sáng thật vắng. Trên đồng,
sương mù bao phủ không nhìn thấy rõ các đám ruộng. Tiếng côn trùng kêu,
tiếng cá đớp mồi dưới mương và trong các thửa ruộng nghe thật rõ. Mặt trời
lên, sương dần tan em nhìn rõ cánh đồng hơn, nó rất rộng. Trên đường ,có vài
bác nông dân đang ra đồng họ nói chuyện gì đó em cũng không nghe rõ, bên
cạnh các bác là con trâu, bác thì dẫn bò….”
Đoạn văn thứ hai của học sinh Lưu Thu Huyền: “Cánh đồng lúa quê em
vào buổi sáng mùa thu thật là đẹp. Trời còn sớm, khí trời se lạnh, không gian
vặng vẻ, em hít một hơi thật sâu để cảm nhận cái trong lành đến tuyệt vời của
hương đồng cỏ nội. Lúc này, cả cánh đồng bồng bềnh trong biển hơi sương,
nghe tiếng động nhỏ vài chú chim ngủ quên trên ruộng lúa bay vút lên thả tiếng
hót ríu rít. Từ phía đằng đông, ông mặt trời vén màn mây mỏng từ từ nhô lên,
cánh đồng quê bừng lên trong nắng sớm. Chị gió lướt qua cả cánh đồng rung
lên xào xạc, sóng lúa nhấp nhô đuổi nhau tới tận chân trời. Mùi hương lúa chín
dịu dàng lan tỏa…”
Sau khi giáo viên đưa hai đoạn văn trên thì yêu cầu học sinh nêu nhận xét
như: Hai đoạn văn trên, đoạn nào hay hơn, sinh động hơn? Vì sao lại hay hơn?
Ở đoạn văn thứ hai bạn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Các biện pháp
nghệ thuật đó có tác dụng gì? Qua đó, học sinh sẽ dễ dàng nhận ra được để diễn
đạt những câu văn có hình ảnh cần sử dụng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, các
biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa… các câu văn phải liên kết với nhau
chặt chẽ về nội dung tránh hiện tượng liệt kê các sự vật, sự việc… Cũng từ đó,

giáo viên cũng lưu ý học sinh khi tả cảnh không nhất thiết phải tả hết những sự
vật liên quan đến cảnh em đang miêu tả mà cần phải có sự chọn lọc những sự
vật tiểu biểu liên quan đến cảnh đó, khi chọn tả một sự vật ít nhất phải có được
hai đến ba câu miêu tả sự vật đó tránh hiện tượng giới thiệu, liệt kê làm cho các
câu văn thiếu sự liên kết, đoạn văn rời rạc về ý.
Như vậy, việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong miêu tả rất quan trọng.
Sử dụng so sánh tu từ sẽ giúp các em thể hiện kín đáo mà sâu sắc tình cảm, cảm
xúc, thái độ, và sự đánh giá về đối tượng; làm cho đối tượng trở nên đẹp đẽ,
sinh động, cụ thể, hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý và dễ gợi sự liên tưởng bất ngờ độc
đáo cho người đọc, người nghe. Cũng như so sánh, nhân hoá được sử dụng trong
miêu tả rất hữu hiệu vì nó là con đường ngắn nhất đưa sự trừu tượng, khô khan
đến với nhận thức của con người.

12


Như vậy, ở mỗi tiết Tập làm văn tả cảnh, giáo viên phải tuỳ thuộc vào yêu cầu
bài tập để đưa ra những câu hỏi và bài tập phù hợp, gợi mở để học sinh dễ dàng
sử dụng các biện pháp nghệ thuật đã học, giúp cho cách diễn đạt của các em sinh
động hơn.
2.4.3.2. Luyện cho học sinh xây dựng mở bài, kết bài

Giáo viên cần cho học sinh hiểu rõ: Bài văn không thể thiếu phần mở bài và
kết bài. Nếu viết mở bài hay, bài văn sẽ cuốn hút người nghe, người đọc. Kết bài
hay, hấp dẫn sẽ để lại trong lòng người đọc ấn tượng nhớ mãi, khó quên. Do vậy,
phần mở bài và kết bài trong bài văn là rất quan trọng.
- Phần mở bài:
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh viết phần mở bài theo cách trực tiếp
hoặc gián tiếp. Có thể mở bài bằng một câu hoặc bằng một đoạn văn nhưng
không được phép tách rời nội dung đã xây dựng được. Dù mở bài bằng cách nào

thì cũng phải đạt được yêu cầu là giới thiệu được đối tượng định tả. Tùy nghệ
thuật vào bài của từng em, giáo viên không nên gò bó, áp đặt. Học sinh mở bài
bằng những cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo nội dung một cách tự nhiên với
sự nhận thức và tình cảm của chính mình.
Để học sinh hiểu và viết tốt phần mở bài thì giáo viên cần hướng dẫn học
sinh hiểu rõ sự khác nhau giữa hai cách mở bài này. Cụ thể: Mở bài trực tiếp là
giới thiệu, đi thẳng ngay vào vấn đề, đối tượng mình cần tả. Còn mở bài gián
tiếp là nói hoặc giới thiệu về chuyện khác có liên quan rồi mới dẫn vào giới
thiệu đối tượng cần tả.
Ví dụ: Khi học sinh tả một cơn mưa, học sinh có thể mở bài theo những
cách sau:
*) Mỗi mùa trong năm thường có những cơn mưa khác nhau, mùa hè
thường có mưa rào, mùa đông thì có mưa phùn gió bấc... Nhưng em ấn tượng
nhất là cơn mưa mùa xuân. (Mở bài trực tiếp)
*) “Rồi rập rìu mùa xuân theo én về, mùa bình thường mùa vui nay đã về.
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên...”. Tiếng đài nhà ai ven đường đang
ngân nga khúc nhạc mùa xuân khiến lòng em xốn xang một cảm xúc khó tả. Vậy
là mùa xuân, mùa đầu tiên của năm đã đến thật rồi, chị xuân về mang đến cho
quê hương em sự thay đổi rõ rệt bởi cùng đi với chị là những cơn mưa xuân ấm,
trong lành. ( Mở bài gián tiếp)
Qua hai cách mở bài trên, giáo viên cần cho học sinh nhận xét cách mở bài
nào hay hơn, sinh động hơn. Từ đó, giáo viên khuyến khích học sinh viết mở bài
theo cách mở rộng để phần mở bài hay hơn, sâu hơn, hấp dẫn người đọc. (Giáo
viên cần lưu ý khi dạy học sinh có năng khiếu môn Tiếng việt)
- Phần kết bài:

13


Giống như mở bài, kết bài có thể bằng nhiều cách, có thể kết bài mở rộng

hoặc kết bài không mở rộng. Giáo viên hướng cho học sinh nên chọn cách nào
phù hợp với mở bài và thân bài thì bài văn mới đúng trọng tâm, mới hay.
Để học sinh hiểu và viết tốt hơn hai cách kết bài này, giáo viên cũng cần
làm rõ cho học sinh hiểu thế nào là kết bài mở rộng hoặc kết bài không mở
rộng? Kết bài mở rộng: Nêu ý nghĩa kết hợp đưa ra lời bình luận về cảnh vật
cũng như tình cảm của người viết đối với cảnh đang tả . Kết bài không mở rộng:
Có thể nêu ích lợi hoặc tình cảm của mình đối với cảnh được tả, không bình luận
gì thêm.
Ví dụ học sinh viết phần kết bài cho bài văn tả cơn mưa như sau:
*) Em yêu những cơn mưa xuân, bởi nó đem đến sự đổi thay diệu kỳ cho
vạn vật và con người. Em mong sao mùa xuân đi qua thật chậm để được chiêm
ngưỡng lâu hơn những cơn mưa xuân tốt lành ấy. (Kết bài không mở rộng)
*) Không gì thú vị bằng được đi dạo cùng người thân hoặc bạn bè dưới
mưa xuân. Tâm hồn ta lâng lâng thanh thản và tràn ngập một niềm vui, niềm tin
vào những điều tốt lành. Mùa xuân khởi đầu cho một năm và nói đến mùa xuân
thì không thể không nhắc tới mưa xuân và hoa đào - những thứ góp phần tạo
nên vẻ đẹp của mùa xuân miền Bắc thân yêu!. (Kết bài mở rộng)
Như vậy, với hai cách kết bài trên, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thảo
luận và nêu nhận xét xem cách kết bài nào của bạn hay hơn? Hay hơn chỗ nào?
Vì sao lại hay? Từ đó, giáo viên nên khuyến khích nhiều học sinh học tập cách
kết bài mở rộng để bài văn có chiều sâu hơn.
2.4.4. Rèn kỹ năng viết bài văn cho học sinh.
Khi viết một bài văn, học sinh có thời gian suy nghĩ, tìm cách diễn đạt
như dùng từ, đặt câu, sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa,... thuận lợi
hơn làm văn nói. Tuy nhiên, học sinh cũng cần đạt được những yêu cầu rèn
kỹ năng viết ở mức độ cao hơn như: Lời văn viết vừa cần rõ ý vừa cần sinh
động, bộc lộ được cảm xúc; bố cục bài văn cần chặt chẽ, hợp lí ở từng đoạn
và toàn bài để tạo thành một “chỉnh thể”. Do vậy, trong quá trình rèn kỹ
năng viết, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện tốt những yêu cầu
như:

- Học sinh biết phân tích đề bài, xác định nội dung viết; tìm ý, sắp xếp ý
để viết đoạn văn, bài văn theo loại bài, kiểu bài.
- Tập viết đoạn văn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về ý: Viết đoạn mở bài,
thân bài, kết bài sao cho có sự liền mạch về ý không rời rạc, lộn xộn, các ý
trong đoạn được diễn tả theo một trình tự nhất định nhằm minh họa, cụ thể
hóa ý chính có phần mở đầu, triển khai và kết thúc.
- Viết bài văn có bố cục chặt chẽ, có lời văn phù hợp với yêu cầu nội
dung và thể loại như: Các đoạn văn trong một bài phải có sự liên kết với
nhau thành một văn bản hoàn chỉnh, có bố cục chặt chẽ, có thể có sự liên kết
14


các đoạn văn bằng các từ ngữ nối hoặc bằng cách sắp xếp ý theo một trình tự
nhất định. Ví dụ: Tả trường em trước buổi học: cần tả cảnh trường lúc
sáng sớm ( lúc chỉ lác đác vài học sinh đến sớm); cảnh trường trước lúc vào
học (lúc học sinh và giáo viên đến đông đủ), học sinh cần làm nổi bật sự
thay đổi của cảnh theo thời gian, những tác động của các sự vật như nắng,
gió, chim chóc, cây cối, hoa lá, con người... làm cho cảnh trường có sự thay
đổi đó.
- Lời văn trong bài phải phù hợp với yêu cầu và nội dung thể loại, câu văn
phải có hình ảnh, tránh diễn đạt lủng củng lặp ý, từ ngữ, viết những câu văn
liệt kê rời rạc. Khuyến khích học sinh sử dụng các biện pháp nghệ thuật như
liên tưởng, so sánh hay nhân hóa để miêu tả cho sinh động và bộc lộ được
cảm xúc chân thực giữa người tả với cảnh đó. Khi học sinh biết thực hiện tốt
các kĩ năng cần thiết trên thì bài văn của các em viết sẽ hoàn chỉnh và hay
hơn.
2.4.5. Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học.
Để phát huy được tính tích cực của học sinh, giáo viên cần chú ý tới tất cả
mọi đối tượng học sinh. Muốn vậy, giáo viên cần phải phân định theo các mức
độ (học sinh hoàn thành tốt, học sinh hoàn thành và học sinh chưa hoàn thành)

để có cách tổ chức dạy, học phù hợp để phát huy, khích lệ tất cả mọi học sinh
trong học tập.
Muốn phát huy được tính tích cực của học sinh thì chủ công là người thầy.
Mỗi giờ dạy, giáo viên phải có hệ thống câu hỏi có tính chất gợi mở, định hướng
để mọi đối tượng học sinh trong lớp đều có thể trả lời được, đáp ứng được yêu
cầu của giáo viên và phải động viên kịp thời khi học sinh có tiến bộ, đặc biệt là
học sinh chưa hoàn thành. Giáo viên cũng cần chú ý hơn khả năng tư duy, sáng
tạo của học hoàn thành tốt - học sinh có năng khiếu viết văn, nên khuyến khích
các em mạnh dạn, tự nhiên hơn trong cách viết. Muốn vậy, giáo viên nên tổ chức
và giành nhiều thời gian hơn cho học sinh (vào buổi học thứ 2 trong ngày) được
thực hành viết đoạn văn nhiều lần, sau mỗi lần, giáo viên giúp đỡ các em chỉnh
sửa để có được những đoạn văn, bài văn hay và hoàn chỉnh. Với những em viết
văn còn nhiều lỗi chính tả thì đây cũng là thời gian cho phép các em chú ý để
rèn luyện cả về chính tả. Tuỳ theo từng học sinh, giáo viên có thể tự đánh giá và
phân chia các đối tượng để tổ chức luyện tập viết văn cho phù hợp. Chẳng hạn:
- Học sinh ở mức độ hoàn thành tốt: Yêu cầu các em viết nâng cao, viết theo
nhiều phong cách khác nhau, hoàn chỉnh một bài văn miệng để các bạn khác học
tập.
- Học sinh ở mức độ hoàn thành: Rèn viết đúng, dùng từ đặt câu phù hợp, có
thể thêm một số yêu cầu hơi nâng cao một chút.
- Học chưa hoàn thành: Luyện viết đúng bố cục, biết dùng từ đặt câu, sử
dụng dấu câu, tập diễn đạt, dùng từ phù hợp, khắc phục các lỗi chính tả, ngữ
pháp.v.v.
15


Ngoài thời gian học trên lớp, giáo viên hướng dẫn thêm học sinh cách học
tập làm văn ở nhà đặc biệt là động viên các em kiên trì, chịu khó viết đi viết lại
một đoạn văn, một bài văn nếu thấy chưa ưng ý. Cần cho các em làm nháp bất
kỳ đoạn văn ngắn hay dài, có thể viết nháp từng đoạn hoặc viết nháp cả bài,

chỉnh sửa trước khi viết bài chính thức.
Tóm lại, trong giờ Tập làm văn, nếu giáo viên biết tổ chức các hoạt động
phát huy được tính tích cực của học sinh (theo từng đối tượng) thì tất cả mọi đối
tượng học sinh sẽ tự tin hơn, mạnh dạn hơn để bày tỏ suy nghĩ của mình thông
qua bài viết. Cũng như tự học sinh có thể rút ra những kiến thức cần ghi nhớ để
vận dụng vào thực hành nói – viết văn ngày một tốt hơn.
2.4.6. Thường xuyên chấm chữa bài cho học sinh.
Chấm chữa bài là một công việc thường xuyên của giáo viên, công việc này
rất cần thiết đối với phân môn Tập làm văn đặc biệt đối với việc bồi dưỡng học
sinh có năng khiếu môn Tiếng việt. Vì nếu chấm chữa bài thường xuyên, giáo
viên sẽ nắm được lực học của từng em, từng đối tượng về cách viết văn. Từ đó,
giáo viên nắm được những phần mà học sinh đã làm được cũng như phát hiện và
nắm được các lỗi sai mà học sinh thường mắc phải trong bài văn như lỗi chính
tả, lỗi về cách dùng từ, ngữ pháp, về cách diễn đạt câu, đoạn và cấu tạo của bài
văn. Để từ đó, giáo viên có biện pháp giúp đỡ, bồi dưỡng hướng dẫn các em
biết cách viết ngày càng hay hơn.
Theo tôi, để làm tốt phần này, giáo viên cần phải chú ý để dạy tốt tiết Tập làm
văn trả bài viết. Ví dụ khi dạy tiết học trả bài văn tả cảnh . Sau khi chấm bài xong,
giáo viên cần nêu nhận xét chung về bài làm của học sinh. Nhận xét những ưu
điểm mà học sinh đã làm được và những tồn tại học sinh còn mắc phải. Sau đó,
giáo viên phát bài cho học sinh, yêu cầu các em đọc lại lời phê của giáo viên và
cho học sinh đổi bài trong nhóm đôi để tìm ra những lỗi sai ở trong bài như sai về
chính tả, cách dùng từ, đặt câu, sử dụng các biện pháp nghệ thuật chưa phù hợp....
Sau đó, học sinh tự nêu lỗi sai trong bài và tự tìm cách để sửa lỗi. Cuối cùng, giáo
viên hướng dẫn cả lớp cùng nêu cách sửa lỗi chung (theo mẫu dưới đây):
Loại lỗi

Các lỗi cụ thể

Sửa lại từng loại


Chính tả

……………………….

………………………….

Dùng từ

………………………..

…………………………..

Viết câu

………………………

…………………………..

Bước tiếp theo, giáo viên đọc mẫu những đoạn văn, bài văn hay cho học sinh
nghe và nêu nhận xét đoạn văn hay chỗ nào? Vì sao?
Trên cơ sở đó, học sinh có thể học tập cách viết của bạn để viết lại một đoạn
văn khác hay hơn (như viết lại đoạn ở phần thân bài có sử dụng các biện pháp
nghệ thuật, mở bài theo cách gián tiếp và kết bài theo cách mở rộng).
16


Theo tôi, tiết trả bài là rất quan trọng. Vì đây là dịp để mỗi học sinh có điều
kiện nhìn lại bài của mình một cách rõ hơn. Để từ đó, học sinh biết được bài viết
của mình còn phần nào chưa được để biết cách khắc phục cũng như có cơ hội để

học tập cách viết của bạn, để bài viết của mình ngày càng hoàn thiện và tiến bộ
hơn. Muốn vậy, đối với tiết trả bài, giáo viên cần chuẩn bị công phu từ lúc chấm
bài (thống kê các loại lỗi để tìm ra lỗi phổ biến chung, ghi chép cẩn thận để lấy
tư liệu phục vụ cho việc nhận xét và hướng dẫn khi chữa lỗi...) cho đến việc
soạn giáo án (lựa chọn nội dung và cách tiến hành trả bài) và tổ chức các hoạt
động dạy học trên lớp. Giáo viên cần chấm bài tỉ mỉ, chu đáo và hướng dẫn học
sinh chữa lỗi, học tập cách viết văn hay... Có như vậy, giáo viên mới nắm bắt
được năng lực viết văn của từng đối tượng học sinh, có biện pháp bồi dưỡng kịp
thời để có nhiều bài viết hay hơn.
Trên đây là một số biện pháp tôi đã tiến hành áp dụng trong dạy – học Tập
làm văn lớp 5 để góp phần giúp học sinh viết bài văn tả cảnh tốt hơn. Qua việc
áp dụng, bước đầu đã đem lại kết quả khả thi về chất lượng dạy của giáo viên và
chất lượng học của học sinh.

17


2.5. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC.
Sau khi điều tra thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra biện pháp, tôi đã
cùng với các đồng chí trong tổ kịp thời trao đổi kinh nghiệm, đổi mới về phương
pháp giảng dạy và định hướng cho học sinh cách học. Qua quá trình vừa nghiên
cứu đề tài, vừa áp dụng vào thực tế giảng dạy ở lớp 5A - lớp chủ nhiệm, tôi thấy
nâng cao chất lượng làm văn cho học sinh là một yêu cầu cần thiết, quan trọng song
chúng ta không thể nôn nóng ngày một ngày hai mà cần phải kiên trì, chịu khó để
tìm ra cho mình một số kinh nghiệm dạy tập làm văn như đã trình bày trên đây, ứng
dụng các biện pháp đó vào nội dung dạy văn tả cảnh, bước đầu tôi đã thu được kết
quả ở lớp 5A như sau:
Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng của học sinh khối 5 gồm hai lớp: lớp đối
chứng lớp 5A – lớp chủ nhiệm, và lớp kiểm chứng 5B – lớp của đồng nghiệp. Việc
ra đề cho hai lớp kiểm tra có sự giám sát và kiểm định của tổ chuyên môn và Ban

Giám hiệu nhà trường. Bài kiểm tra khảo sát chất lượng được tiến hành vào giữa
học kì II với đề bài: “Tả một đêm trăng đẹp” . Kết quả làm bài thu được như sau :
Chưa hoàn
thành

Hoàn thành
Lớp

Sĩ số

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

SL

%

SL

%

SL

%


SL

%

SL

%

5A

28 em

7

25

13

46,4

5

17,9

3

10,7

0


0

5B

27em

9

33,3

12

44,4

3

11,2

2

7,4

1

3,7

Qua kết quả khảo sát và đối chứng ở trên cho thấy tuy chất lượng viết văn của
học sinh lớp 5A chưa phải là cao, nhưng sự chuyển biến của học sinh đã rõ. Cụ thể
chất lượng học sinh hoàn thành ở mức 2, mức 3, mức 4 tăng lên và mức 1 giảm
xuống; tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành không còn nữa. Điều đáng mừng nhất đối với

bản thân tôi được Ban Giám hiệu và tổ chuyên môn ghi nhận là chất lượng viết văn
của lớp 5A cao hơn so với học sinh lớp 5B, mức chưa hoàn thành của lớp 5B vẫn
còn 1 em nhưng ở lớp 5A thì không còn, bốn mức của nội dung hoàn thành có sự
chênh lệch rõ rệt. Thực tế khi đọc lại bài làm của các em, tôi thấy bài viết của các
em có bố cục rõ ràng, lời lẽ của câu văn chân thực, từ ngữ các em sử dụng đã sắc
nét hơn, diễn đạt trôi chảy hơn, hình ảnh sự vật miêu tả phong phú, sinh động; khi
tả đã có sự sáng tạo, các em cũng đã biết sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa
để viết; bài viết đã có cảm xúc gắn với tình cảm của các em. Điều đáng mừng ở đây
là tất cả mọi học sinh đều rất thích viết văn, thích sử dụng các biện pháp so sánh,
nhân hóa để miêu tả. Các em học tập hào hứng hơn, mạnh dạn hơn, thích được thể
hiện mình như đọc bài trước lớp cho cô giáo và các bạn nghe, các em không còn
ngại viết như trước nữa.
Như vậy, trong một thời gian không dài mà chất lượng học tập của học sinh đã
có sự chuyển biến rõ rệt. Điều đó chứng tỏ các biện pháp mà tôi áp dụng phần nào
đã giúp học sinh viết văn tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn
Tập làm văn lớp 5.
18


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận :
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, đồng thời từ thực tiễn dạy học ở trường tiểu
học, tôi rút ra những bài học kinh nghiệm khi dạy phân môn Tập làm văn như
sau:
- Giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, nắm vững từng kiểu bài để
lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp, hiệu quả.
- Cần tạo giờ học nhẹ nhàng, sôi nổi, thoải mái, gây hứng thú tự nhiên để học
sinh nắm bài nhanh hơn, chắc hơn. Giáo viên nên khuyến khích học sinh thi đua
để viết những bài văn hay, sáng tạo với phong cách của riêng mình.
- Cần rèn luyện kĩ năng quan sát - tìm ý - sắp xếp ý.

- Rèn cho mọi học sinh có thói quen viết bài văn có cấu tạo, bố cục rõ ràng
theo 3 phần: Mở bài, thân bài, kết luận. Hoặc kĩ năng liên kết câu, liên kết đoạn
cũng như khi viết đoạn văn phải có câu mở đoạn và câu kết đoạn.
- Giáo viên cần kiên trì, chịu khó, tỉ mỉ trong việc hướng dẫn cho học sinh.
- Luôn tạo ra hứng thú học tập cho học sinh, cung cấp vốn từ, vốn sống, khơi
dậy trí tưởng tượng, lòng say mê ở học sinh.
- Chú trọng phương pháp dạy học cá nhân, nhằm phát hiện những sai sót của
học sinh để đưa ra những biện pháp giúp học sinh sửa chữa kịp thời, đồng thời kích
thích và động viên các thành tích của học sinh đã đạt được.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng đạt được của học sinh
thông qua việc chấm, chữa bài để phát hiện lỗi sai. Từ đó có biện pháp hướng dẫn
học sinh tự điều chỉnh kịp thời.
- Cần khuyến khích học sinh say mê đọc sách, nghiên cứu tài liệu, cập nhật
thông tin cũng như tìm đọc những bài văn, bài thơ hay để khơi gợi khả năng cảm
thụ của các em.

Tóm lại: Cùng với dạng văn tả người, văn tả cảnh là một trong những dạng
văn khó đối với học sinh lớp 5 và đối với bậc Tiểu học, nếu các em học và làm
tốt dạng văn này sẽ tạo nhiều thuận lợi cho các em học tốt phân môn tiếng việt ở
các cấp tiếp theo đặc biệt là viết văn miêu tả. Vì vậy, để dạy học sinh lớp 5 viết
bài Tập làm văn tả cảnh đạt kết quả cao thì học sinh phải thật sự làm chủ quá
trình hình thành kỹ năng sản sinh ngôn bản trên hình thức nói và viết. Các kỹ
năng quan sát tìm ý, lập dàn ý, dùng từ, đặt câu, liên kết câu thành đoạn, bài sẽ
được hình thành dần dần thông qua các tiết học cụ thể. Mỗi tiết học là một tiết
thực hành một vài kỹ năng nào đó của quá trình làm văn. Bài viết phải giàu cảm
xúc để tạo nên được cái “hồn”, cái “chất” của bài văn. Mặt khác bài làm của
học sinh phải đảm bảo tính chân thực. Mỗi bài tập làm văn là sản phẩm tinh thần
của từng cá nhân học sinh trước một đề bài cụ thể. Sản phẩm này thực sự ghi lại
những dấu ấn riêng của từng em trong cách suy nghĩ, cách tả, bộc lộ cảm xúc...
thông qua óc quan sát và sự nhạy cảm của tâm hồn. Giáo viên là người đóng vai

19


trò vừa truyền thụ kiến thức vừa tổ chức hướng dẫn, giúp các em rèn luyện các
kỹ năng và huy động vốn kiến thức nhiều mặt nhằm giải quyết những yêu cầu
của đề ra theo từng kiểu bài mà chương trình quy định. Nhờ đó mà tư duy logic
và tư duy hình tượng của các em đều phát triển, hình thành nhân cách tốt đẹp
trong mỗi học sinh.
Muốn vậy, đối với mỗi người giáo viên luôn phải trau dồi kiến thức cho
mình để đủ tự tin, am hiểu nội dung kiến thức, kĩ năng cần truyền thụ của từng
tiết dạy, trên cơ sở nắm vững mục đích, yêu cầu của bài học cũng như những kiến
thức và kĩ năng học sinh cần đạt được khi làm bài văn tả cảnh để phối hợp nhẹ
nhàng, linh hoạt, khéo léo, đúng lúc, đúng chỗ các phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học, sao cho lôi cuốn được tất cả học sinh trong lớp tham gia học tập với
thái độ tự giác, tích cực, hào hứng, đạt được mục đích đặt ra. Như vậy, học sinh
có cơ hội được thể hiện mình, học sinh mới mạnh dạn để có nhiều bài nói và bài
viết hay hơn.
3.2. Kiến nghị:
Để kết quả của đề tài có thể được áp dụng rộng rãi và có hiệu quả, tôi xin có
một số ý kiến đề xuất sau đây:
*Đối với Bộ GD&ĐT:
- Cần tăng thời lượng cho các tiết dạy tập làm văn xây dựng đoạn văn miêu
tả để học sinh được rèn kỹ năng nhiều hơn.
- Kiểm soát các loại sách nâng cao, sách tham khảo, sách chuyên đề phục vụ
cho việc dạy và học tập làm văn lớp 5.
* Đối với Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT:
- Hàng năm cần tổ chức các phong trào thi đua viết thơ văn, sáng tác nhỏ của
tuổi thơ để các em có điều kiện phát huy tài năng của mình.
- Thường xuyên mở các hội thảo, nói chuyện chuyên đề với các chuyên gia về
dạy và học tập làm văn để giáo viên được tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm trong công

tác giảng dạy.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường: Trang bị những thông
tin hiện đại, máy tính nối mạng Internet để giáo viên có thể tra cứu, tìm các
thông tin phục vụ cho giảng dạy.
* Đối với ban giám hiệu nhà trường:
- Tổ chức chuyên đề dạy phân môn Tập làm văn nhiều hơn để tạo điều
kiện cho GV học hỏi kinh nghiệm trong giảng dạy.
- Hàng năm thường xuyên tổ chức cho giáo viên và học sinh đi thăm quan
du lịch để nâng cao hiểu biết về cảnh vật, đất nước và con người Việt Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

20


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hậu lộc, ngày 22 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của tôi viết, không sao chép của
người khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Người thực hiện

Trịnh Thị Thắm

21




×