Tải bản đầy đủ (.pdf) (211 trang)

Biểu tượng văn hóa truyền thống Nhật Bản trong tiểu thuyết của Y. Kawabata

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 211 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THANH NGA

BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG NHẬT BẢN
TRONG TIỂU THUYẾT Y. KAWABATA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

HÀ NỘI, 2022


iii

MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 2
3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 4
6. Đóng góp mới của luận án ........................................................................ 5
7. Cấu trúc của luận án .................................................................................. 5
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 6
1.1. Nghiên cứu tiểu thuyết Y. Kawabata và biểu tượng văn hóa truyền


thống trong tiểu thuyết Y. Kawabata trên thế giới........................................ 6
1.2. Nghiên cứu tiểu thuyết Y. Kawabata và biểu tượng văn hóa truyền
thống trong tiểu thuyết Y. Kawabata ở Việt Nam ...................................... 19
Tiểu kết ....................................................................................................... 35
Chƣơng 2. BIỂU TƢỢNG VÀ BIỂU TƢỢNG VĂN HÓA TRUYỀN
THỐNG TRONG TIỂU THUYẾT Y. KAWABATA ............................... 36
2.1. Biểu tượng ............................................................................................ 36
2.1.1. Khái niệm biểu tượng.................................................................... 36
2.1.2. Phân biệt biểu tượng với một số khái niệm khác .......................... 41
2.2. Biểu tượng văn hóa và biểu tượng văn hóa truyền thống .................... 42
2.2.1. Biểu tượng văn hóa ....................................................................... 42
2.2.2. Biểu tượng văn hóa truyền thống .................................................. 46
2.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và biểu tượng trong sáng tác văn học ....... 48
2.3.1. Biểu tượng trong đời sống văn hóa ............................................... 48


iv

2.3.2. Biểu tượng trong tác phẩm văn học .............................................. 49
2.4. Cơ sở hình thành của biểu tượng văn hóa truyền thống trong tiểu
thuyết Y. Kawabata ..................................................................................... 52
2.4.1. Văn hóa truyền thống Nhật Bản.................................................... 52
2.4.2. Văn hóa phương Tây ..................................................................... 57
2.4.3. Sự chi phối của quan điểm thẩm mĩ đến ý nghĩa biểu tượng trong
tiểu thuyết Y. Kawabata .......................................................................... 58
2.5. Khảo sát và phân loại biểu tượng văn hóa truyền thống trong tiểu
thuyết Y. Kawabata ..................................................................................... 62
2.5.1. Tiêu chí phân loại .......................................................................... 62
2.5.2. Bảng thống kê phân loại các biểu tượng văn hóa truyền thống
trong tiểu thuyết Y. Kawabata ................................................................ 65

Tiểu kết ....................................................................................................... 68
Chƣơng 3. BIỂU TƢỢNG TƠN GIÁO, TÍN NGƢỠNG .......................... 69
3.1. Mối quan hệ giữa biểu tượng với tôn giáo, tín ngưỡng trong tiểu thuyết
Y. Kawabata ................................................................................................ 69
3.2. Biểu tượng của Thần đạo ..................................................................... 71
3.2.1. Biểu tượng Hoa anh đào................................................................ 72
3.2.2. Biểu tượng tuyết ............................................................................ 77
3.2.3. Biểu tượng Gương......................................................................... 81
3.2.4. Biểu tượng Cánh hạc ..................................................................... 92
3.2.5. Biểu tượng Suối nước nóng .......................................................... 96
3.3. Biểu tượng của Thiền ......................................................................... 100
3.3.1. Biểu tượng trà đạo ....................................................................... 102
3.3.2. Biểu tượng lữ khách .................................................................... 110
Tiểu kết ..................................................................................................... 114
Chƣơng 4. BIỂU TƢỢNG NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG ............ 115
4.1. Mối quan hệ giữa biểu tượng với nghệ thuật truyền thống trong tiểu
thuyết Y. Kawabata ................................................................................... 115


v

4.2. Biểu tượng nghệ thuật dệt may .......................................................... 117
4.2.1. Biểu tượng Kimono ..................................................................... 117
4.2.2. Biểu tượng vải dệt Chijimi .......................................................... 126
4.3. Biểu tượng nghệ thuật biểu diễn ........................................................ 132
4.3.1. Biểu tượng Geisha....................................................................... 132
4.3.2. Biểu tượng đàn Shamisen ........................................................... 138
4.3.3. Biểu tượng mặt nạ kịch Noh ....................................................... 140
Tiểu kết ..................................................................................................... 150
KẾT LUẬN .................................................................................................. 151

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ .... 154
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 155
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Yasunary Kawabata (1899-1972) được xem là cây đại thụ của văn học
hiện đại Nhật Bản, là tác giả đầu tiên của xứ sở hoa anh đào vinh dự được nhận giải
thưởng Nobel văn học năm 1968. Tài năng, trí tuệ cũng như tầm tư tưởng của
Kawabata đã được kết tinh và phản chiếu qua những tác phẩm đậm màu sắc văn hóa
Nhật Bản của ông. Tác phẩm của Kawabata, với những trang văn mượt mà tinh tế,
giản dị mà thâm trầm là sự kết hợp tài tình giữa tinh hoa mĩ học Thiền đạo với tinh
thần Phật giáo truyền thống, vừa thể hiện được cá tính độc đáo, vừa thấm đẫm tinh
thần thời đại. “Tất cả những phát hiện nghệ thuật có được trong các tác phẩm của
ông như những yếu tố mang tính cá nhân độc đáo, bất ngờ đều xuất phát từ những
ngọn nguồn xa xưa của văn học Nhật, từ cội nguồn văn hóa dân tộc” [1,1048].
1.2. Tác phẩm văn học là “tấm gương” soi chiếu nền văn hóa của một đất
nước, “như là một trong những sản phẩm kết tinh cao nhất của văn hóa một tộc
người, một đất nước” [2,11]. Ngịi bút tài hoa kì lạ của Kawabata tiêu biểu cho cái
tinh túy của tư duy thẩm mĩ và tâm hồn Nhật Bản: duy mĩ, duy tình nhưng vẫn đậm
tính triết lí. Biểu tượng được coi là phương thức đặc trưng nhất để biểu đạt tư
tưởng, cảm xúc và quan điểm của nhà văn. Việc giải mã ý nghĩa biểu tượng là một
cách tiếp cận tác phẩm hữu hiệu trên hành trình khám phá thế giới nghệ thuật của
nhà văn.
1.3. Trân trọng, giữ gìn và ngợi ca vẻ đẹp văn hóa truyền thống thơng qua
sáng tạo nghệ thuật độc đáo là đóng góp mà Kawabata đã dành tri ân nền văn học
nghệ thuật Phù Tang. Muốn hiểu thấu đáo tác phẩm của nhà văn, nhất thiết phải đặt

nó trong bối cảnh và chiều dài của văn hóa Nhật Bản. Tuy khơng mới, nhưng tiếp
cận tìm hiểu tác phẩm từ góc độ biểu tượng văn hóa là một hướng đi chiếm nhiều
ưu thế trong thời gian vừa qua. Chúng tôi nhận thấy, xuyên suốt các tác phẩm của
Kawabata là những hình ảnh, hiện tượng được khơi nguồn từ văn hóa truyền thống
Nhật Bản, có khả năng biểu đạt hồn hảo những ý nghĩa và quan niệm của con


2

người về cuộc sống. Vì vậy, thơng qua đề tài này, chúng tơi mong muốn sẽ góp
thêm một hướng tiếp cận và nghiên cứu các tác phẩm của Kawabata.
1.4. Ở Việt Nam, so với các nền văn học lớn khác trên thế giới thì văn học
Nhật Bản đến với bạn đọc có phần chậm muộn hơn. Nhưng bù lại văn học Nhật, đặc
biệt là Kawabata, lại nhanh chóng cuốn hút độc giả, chiếm lĩnh trái tim bạn đọc bởi
những tác phẩm sâu lắng, đồng điệu bởi tình yêu với cái đẹp, tình yêu thiên nhiên
và cuộc sống trong cội nguồn văn hóa Phương Đơng. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa
thực sự thỏa đáng với những đóng góp và tài năng của Kawabata. Đã có các nghiên
cứu về tác tác phẩm Kawabata dưới nhiều góc độ, nhưng chưa có cơng trình nghiên
cứu hệ thống, chuyên sâu về biểu tượng văn hóa truyền thống trong các tiểu thuyết
của nhà văn. Điều đó càng thôi thúc chúng tôi đi sâu khám phá, mong muốn gợi mở
được nhiều điều thú vị cho những độc giả yêu mến văn học Nhật Bản và Kawabata.
Tất cả những lí do trên là căn cứ khoa học cho phép chúng tôi lựa chọn đề tài
nghiên cứu: Biểu tượng văn hóa truyền thống Nhật Bản trong tiểu thuyết của Y.
Kawabata.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Luận án hướng đến ba mục đích cơ bản sau:
Một là, tổng hợp và lí giải nguồn gốc của những giá trị văn hóa truyền thống
trong tiểu thuyết Kawabata, chỉ ra mối liên hệ giữa văn hóa truyền thống Nhật Bản
và văn hóa hiện đại phương Tây trong tác phẩm của nhà văn; Tiếp cận tiểu thuyết

của Kawabata dưới góc nhìn văn hóa, để lí giải những nhân tố: văn hố, xã hội, tư
tưởng, cảm xúc, thẩm mĩ… chi phối đến quá trình sáng tạo của nhà văn.
Hai là, lựa chọn và giải mã những biểu tượng tiêu biểu nhất, có tần số hiện
cao trong tiểu thuyết Kawabata, chúng tôi mong muốn có được một cái nhìn sâu
sắc, tồn diện và hệ thống về giá trị văn hóa dân tộc, cũng như những quan niệm
thẩm mĩ về cái đẹp trong truyền thống văn hóa con người xứ sở hoa anh đào này.
Ba là, luận án khám phá và khẳng định những nét đặc sắc trong thế giới biểu
tượng của Kawabata, tìm ra cái hay, cái đẹp và cái độc đáo, mới lạ - kết quả của quá


3

trình vừa hấp thụ những tinh hoa của văn học phương Tây, vừa có sự kế thừa và
cách tân truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Nhật.
2.2. Nhiệm vụ
Luận án tập trung vào ba nhiệm vụ chính:
Thứ nhất, khảo cứu hệ thống lí thuyết về biểu tượng, biểu tượng văn hóa, biểu
tượng văn hóa truyền thống; lí giải cơ sở hình thành của hệ thống biểu tượng văn
hóa truyền thống trong tiểu thuyết Kawabata.
Thứ hai, thống kê hệ thống biểu tượng văn hóa truyền thống trong tiểu thuyết
của Kawabata; phân loại biểu tượng theo các lớp nghĩa; giải mã những biểu tượng có
tần số xuất hiện cao; làm rõ vai trò và ý nghĩa của biểu tượng văn hóa - văn học trong
tác phẩm Kawabata với việc bảo lưu truyền thống tốt đẹp của văn hóa Nhật Bản.
Thứ ba, trên cơ sở khảo sát các tiểu thuyết lớn của Kawabata dưới góc độ biểu
tượng văn hóa truyền thống, chúng tôi tiến hành đánh giá và khẳng định đây là một
phương diện nghệ thuật quan trọng đem đến thành cơng cho nhà văn, đóng góp to
lớn cho nền văn học hiện đại Nhật Bản.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận án tập trung tìm hiểu biểu tượng văn hóa truyền thống Nhật Bản trong
tiểu thuyết Y. Kawabata dựa trên hai phương diện tiêu biểu: Biểu tượng tơn giáo,

tín ngưỡng và biểu tượng nghệ thuật truyền thống
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi văn bản khảo sát
Luận án nghiên cứu, khảo sát các tiểu thuyết lớn của nhà văn được dịch và
xuất bản tại Việt Nam: Yasunary Kawabata Tuyển tập tác phẩm (2005), nhà xuất
bản Lao động (Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây). Tiểu thuyết Hồ (1954), nhà
xuất bản Văn học Thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Luận án tập trung nghiên cứu biểu tượng trong tiểu thuyết Kawabata ở các góc
độ sau:
- Tìm hiểu ý nghĩa văn hóa từ góc độ biểu tượng, đây là một trong những


4

phương diện thể hiện rõ nhất đặc trưng văn hóa truyền thống Nhật Bản.
- Lí giải và phân tích ý nghĩa các biểu tượng tiêu biểu trong tiểu thuyết của
nhà văn, luận án hướng đến khẳng định giá trị kết nối văn hóa truyền thống - hiện
đại và vai trị của biểu tượng văn hóa - văn học trong tác phẩm Kawabata với việc
bảo lưu truyền thống tốt đẹp của văn hóa Nhật Bản.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi lựa chọn cách tiếp cận sau:
Tiếp cận Kí hiệu học: Biểu tượng là một dạng kí hiệu. Nghĩa của biểu tượng
bao gồm nhiều tầng lớp và mang giá trị văn hóa cao. Từ cách tiếp cận này, chúng
tôi sẽ khai thác các lớp nghĩa và cắt nghĩa giá trị của chúng trong việc chuyển tải
thông điệp của nhà văn.
Tiếp cận Văn hóa học: Trên cơ sở khảo sát, chúng tôi soi chiếu biểu tượng từ
các phương diện văn hóa như: tơn giáo, tín ngưỡng, nghệ thuật, thơng qua các mã
văn hóa tồn tại bên trong và bên ngồi tác phẩm, để lí giải và khám phá các giá trị
nội dung tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm. Qua đó, đánh giá và khẳng định

phong cách sáng tác và quan niệm thẩm mĩ của tác giả Kawabata.
Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án:
5.1. Phương pháp liên ngành: dùng để tiếp cận mang tính hệ thống nền văn
hóa Nhật Bản từ địa lí, ngơn ngữ, lịch sử, kinh tế, chính trị… Đây chính là phương
pháp hữu hiệu để giải mã tiểu thuyết Kawabata, cũng như chỉ ra được mối liên hệ
giữa văn học với các ngành khoa học khác.
5.2. Phương pháp hệ thống: dùng để nghiên cứu và phân loại các lớp nghĩa
của biểu tượng trong văn hóa truyền thống Nhật Bản, nhằm khẳng định sự phong
phú, nhiều tầng ý nghĩa của biểu tượng trong tác phẩm Kawabata.
5.3. Phương pháp phê bình tiểu sử: dùng để phân tích và chỉ ra mối quan hệ
giữa dấu ấn cá nhân, cuộc đời riêng của Kawabata với những nhân tố chi phối đến
tư tưởng của nhà văn và nội dung tác phẩm.
5.4. Phương pháp lịch sử loại hình: dùng để tìm hiểu nguồn gốc hình thành
các biểu tượng văn hóa truyền thống, tập hợp thành các nhóm theo các phương diện


5

tồn tại của văn hóa trong tác phẩm Kawabata, lí giải ý nghĩa của chúng, một mặt chỉ
ra sự kế thừa, tiếp thu các ý nghĩa vốn có của biểu tượng, mặt khác phát hiện những
ý nghĩa mới, sáng tạo trong các tác phẩm của nhà văn.
5.5. Phương pháp so sánh - đối chiếu: dùng để tìm nét tương đồng và riêng
biệt trong tư duy sáng tác, quan điểm thẩm mĩ của Kawabata với các tên tuổi khác.
Ngoài ra, chúng tơi sử dụng các thao tác: phân tích - tổng hợp, khảo sát thống kê - phân loại trong quá trình thực hiện đề tài.
6. Đóng góp mới của luận án
Luận án phát hiện và phân loại biểu tượng văn hóa truyền thống trong tiểu
thuyết Kawabata; lí giải và phân tích hệ thống biểu tượng từ các góc độ: ý nghĩa
biểu tượng, giá trị văn hóa truyền thống, từ đó đánh giá vai trị của biểu tượng văn
hóa truyền thống trong tiểu thuyết Kawabata.
Luận án bước đầu chỉ ra mối liên hệ giữa văn hóa truyền thống với văn hóa hiện

đại Nhật Bản. Có thể thấy, sợi dây liên kết giữa văn hóa của quá khứ và hiện tại vẫn
tiếp tục được nối dài, đó là giá trị vĩnh cửu, kết đọng thành những biểu tượng. Điều này
chứng tỏ sự gắn bó mật thiết giữa văn học và văn hóa; khám phá mối liên hệ này, chính
là một con đường tiếp cận giá trị tác phẩm văn học đạt hiệu quả cao nhất hiện nay.
Luận án tìm hiểu có tính hệ thống biểu tượng văn hóa truyền thống Nhật Bản
trong tiểu thuyết Kawabata, nhằm khám phá hiệu quả giá trị của tác phẩm. Từ đó,
đề tài một mặt khẳng định tài năng độc đáo và những đóng góp quan trọng của tác
giả trong việc bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống, mặt khác, giúp độc
giả có cái nhìn tồn diện hơn về mảnh đất và tâm hồn con người xứ sở hoa anh đào.
7. Cấu trúc của luận án
Luận án được cấu trúc thành bốn chương như sau:
Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Biểu tượng và biểu tượng văn hóa truyền thống trong tiểu thuyết
Y. Kawabata
Chương 3. Biểu tượng tơn giáo, tín ngưỡng
Chương 4. Biểu tượng nghệ thuật truyền thống


6

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Kawabata là một trong những nhà văn hiện đại hàng đầu Nhật Bản. Tài năng
của ông được ghi nhận qua những phát hiện tinh tế bản chất vẻ đẹp tâm hồn Nhật
Bản, thể hiện khát khao gìn gìn truyền thống với “vẻ đẹp nguyên thủy” và những
giá trị đẹp đẽ của bản sắc văn hóa dân tộc. Tác phẩm của ơng “thực sự trở thành
chiếc cầu nối kì diệu đưa nước Nhật vượt đại dương đến với thế giới, và đưa thế
giới đến với xứ sở hoa anh đào tươi đẹp” [3,215].
1.1. Nghiên cứu tiểu thuyết Y. Kawabata và biểu tƣợng văn hóa truyền
thống trong tiểu thuyết Y. Kawabata trên thế giới

Trên thế giới, Kawabata và tác phẩm của ông là đối tượng của nhiều cơng
trình nghiên cứu, dưới nhiều góc độ và phương pháp tiếp cận khác nhau.
Từ góc độ tiểu sử học
Đầu tiên phải kể đến bài The Nobel prize for literature 1968 (Giải Nobel văn
học 1968) giới thiệu nhà văn đoạt giải Nobel văn chương của Viện Hàn lâm Thụy
Điển do tiến sĩ Anders Osterling đọc tại buổi lễ trao tặng cho Kawabata vào tháng
12 năm 1968. Bài viết đã khái quát cuộc đời, những bất hạnh mà Kawabata phải
nếm trải từ khi còn rất nhỏ và khẳng định những mất mát đó đã có tác động đến thế
giới quan của nhà văn. Đặc biệt, Osterling còn chú trọng nhấn mạnh đến bộ ba tiểu
thuyết Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô: “Người ta đặc biệt ca ngợi Kawabata như
một người thấu hiểu một cách tinh tế tâm lí phụ nữ. Ông đã chứng tỏ trình độ bậc
thầy của mình ở khía cạnh này trong hai tiểu thuyết Xứ tuyết và Ngàn cánh hạc...
Tác phẩm của Kawabata làm ta nhớ đến hội họa Nhật Bản, ông là kẻ tôn thờ cái đẹp
mong manh và ngơn ngữ hình ảnh u buồn hiện hữu trong cuộc sống của thiên nhiên
và thân phận con người” [4,985]. Nhận định trên cho thấy, quan điểm sáng tạo nghệ
thuật của nhà văn, đó là cái đẹp ln gắn với nỗi buồn. Điều này có cội nguồn từ mĩ
học truyền thống Nhật Bản, cái đẹp thường đượm nỗi buồn của thời gian, của kí ức
và những trải nghiệm trong đời mỗi người. Tác giả bài viết còn đặc biệt ưu ái tiểu


7

thuyết Cố đô khi đưa ra nhận định: “Thực ra bản thân Kyoto mới là nhân vật chủ
đạo, kinh đô của vương quốc xưa”; “tiểu thuyết của ông là lời nhắc nhở nhẹ nhàng
về sự cần thiết phải cố mà giữ lấy cái gì đó của vẻ đẹp và tính độc đáo cổ xưa của
nước Nhật” [4,960]. Trong lời tuyên dương của Viện Hàn lâm, còn nhắc tới nghệ
thuật tự sự bậc thầy của Kawabata, khi biểu hiện tâm hồn Nhật Bản một cách tinh
túy nhất. Như vậy, vấn đề phản ánh cái Đẹp, cái Buồn và truyền thống cổ xưa thực
sự đã là “bản năng” trong sáng tác của Kawabata.
Tiếp đến năm 1982, tác giả Mary Jo Moran trong bài Recommended: Yasunari

Kawabata (Đề xuất: Kawabata Yasunary) đã quan tâm lí giải những mất mát trong
cuộc đời riêng đã ảnh hưởng đến lối viết cùng với sự nhạy cảm hiếm có của nhà văn
Kawabata. Bài viết cũng khẳng định: “Kawabata thành công trong việc kết hợp kĩ
thuật phương Tây với tinh thần phương Đông để tạo ra những tác phẩm tiểu thuyết
tâm lí tuyệt vời”. Tác giả cho rằng, Ngàn cánh hạc, Xứ tuyết là những tiểu thuyết đã
“đánh lừa” độc giả bởi những cảm nhận đầu tiên, dung lượng ngắn, ngôn ngữ giản
dị, nhưng càng đi sâu khám phá người đọc càng gợi mở được nhiều vấn đề sâu xa:
“xun qua ngơn ngữ, hình ảnh, Kawabata đã thể hiện trải nghiệm trực quan vượt ra
ngồi giới hạn của ngơn từ”; “Phong cách của Kawabata là nghịch lí, đơn giản
nhưng sâu sắc, mô tả nhưng gợi mở” [5,75].
Dawn to the West (Bình minh trước phương Tây) của Donald Keene (1984) là
một nghiên cứu tương đối công phu về văn học hiện đại Nhật Bản. Riêng mục về
Kawabata, được tác giả tập hợp một cách hệ thống, từ tuổi thơ dữ dội đến lúc
trưởng thành và cố gắng tìm hiểu, đưa ra đánh giá về cái chết đầy bí ẩn của nhà văn.
Đồng thời, tác giả cũng chú trọng đến tìm hiểu những giá trị nổi bật của các tiểu
thuyết tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tạo văn chương Kawabata. Tác giả Donald
Keene cịn chỉ ra cội nguồn văn hóa phương Ðông và những tác động, ảnh hưởng về
phương pháp sáng tác, kĩ thuật hiện đại... của văn hóa phương Tây đến sáng tác của
nhà văn. Ông cho rằng, “Kawabata chắc chắn là một tác giả hiện đại, các tác phẩm
của ông chỉ liên quan đến những người đương thời. Nhưng giải thưởng Nobel văn
chương đã tơn vinh ơng vì mối quan hệ đặc biệt của ông được thể hiện qua truyền


8

thống Nhật Bản” [6,807]. Đây là một cơng trình nghiên cứu có giá trị, cung cấp
nhiều thơng tin q báu cho chúng tôi khi triển khai đề tài nghiên cứu.
Từ góc độ nghiên cứu liên ngành
Nhà nghiên cứu Edward G. Seidensticker quan tâm đặc biệt đến nhiều sáng tác
của Kawabata. Năm 1968, trong “Lời giới thiệu tiểu thuyết Xứ tuyết” (Snow

Country), tác giả từ việc phân tích tác phẩm đã đưa ra nhiều nhận xét thú vị, trong
đó chúng tơi chú ý đến đề xuất, “nên xếp Kawabata vào dòng văn chương của
những bậc thầy thơ Haiku thế kỉ XVII”. Ông cho rằng: “đề tài mà Kawabata đã
chọn cho Xứ tuyết, dễ dàng tạo nên cuộc gặp gỡ, hội ngộ hoàn hảo giữa tiểu thuyết
và thơ Haiku” [7,7].
Trong bài Giới thiệu nhà văn đoạt giải Nobel văn chương, Anders Osterling
cũng nhấn mạnh đến giá trị bản sắc văn hóa trong sáng tác của Kawabata: “Tác
phẩm của Kawabata làm ta nhớ tới hội họa Nhật Bản... nếu sự phù du của mọi hành
động bên ngồi có thể so sánh với búi cỏ dật dờ trên mặt nước, ấy chính là tinh túy
nghệ thuật cực thiểu của thơ Haiku Nhật Bản phản ánh trong phong cách văn xuôi
của Kawabata” [4,958].
Năm 1969, bài giới thiệu về Kawabata của tác giả Edward Seidensticker đăng
trên Tạp chí Hudson, một lần nữa đã khẳng định niềm vinh dự của người Nhật với
giải thưởng Nobel văn học dành cho Kawabata: “có cả niềm vui lẫn sự bối rối khó
hiểu, bởi trước đó khơng có nhiều tác phẩm của Kawabata được dịch, ông cũng
không thực sự thu hút độc giả phương Tây, nhưng có một điều khơng thể phủ nhận
là người ta tìm thấy mối quan hệ giữa Kawabata và những giá trị truyền thống của
Nhật Bản” [8,6]. Tính chất truyền thống của văn hóa, văn học Nhật Bản trong sáng
tác của nhà văn, ảnh hưởng của Truyện Genji cùng những nỗi buồn ám ảnh từ chính
cuộc đời riêng: cơ đơn và thất bại trong tình u, đã trở thành những chủ đề chính
trong tác phẩm Kawabata. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, nguồn gốc các sáng tác
của Kawabata bắt nguồn từ phương Tây, “những hình ảnh lập dị, sự phân mảnh và
sự pha trộn của các giác quan là những thứ rất được coi trọng trong tác phẩm của
Kawabata”. Chính nhà văn từng thừa nhận, bị ảnh hưởng bởi phương Tây, bắt


9

chước những nhà văn như James Joyce, nhưng cuối cùng ông vẫn là người con của
Nhật Bản, mang đậm cốt cách và tâm hồn của dân tộc. Ở bài viết này, tác giả

Edward Seidensticker cũng chú trọng đến việc phân tích, lí giải một số tác phẩm
trong sự nghiệp văn chương Kawabata, để khẳng định phong cách sáng tạo và
những đóng góp quan trọng của nhà văn cho văn chương Nhật Bản và Thế giới.
Cùng năm 1969, trong bài nghiên cứu Kawabata Yasunari: Bridge-Builder to
the West (Kawabata - người xây cầu nối phương Tây), tác giả Francis Mathy cũng
khẳng định niềm vinh dự, tự hào của văn đàn Nhật trước giải thưởng Nobel văn học
của Kawabata: “Nó khơng chỉ là niềm vui với người đồng hương mà quan trọng là
văn học Nhật Bản đã khẳng định được vai trò trong nền văn chương thế giới và mối
quan hệ văn hóa phương Đông và phương Tây qua cầu nối bởi những sáng tác độc
đáo của Kawabata” [9,214]. Francis Mathy thông qua tìm hiểu tác phẩm, phát hiện
và chỉ ra ý nghĩa quan trọng của hệ thống biểu tượng với việc biểu đạt sâu sắc giá trị
tư tưởng trong tác phẩm văn học. Tác giả đặc biệt chú ý đến biểu tượng gương soi:
“tấm gương trong mặt trăng, dưới mặt nước được sử dụng hiệu quả như là biểu
tượng của tình yêu sâu sắc của con người” [9,215]. Tác giả bài viết cịn nhấn mạnh,
Kawabata là người con của “văn hóa Cố đơ”, là người nợ ít nhất với các xu hướng
và ảnh hưởng nước ngồi, có nguồn gốc chủ yếu trong q khứ văn hóa của Nhật
Bản. Ơng xứng đáng trở thành một đại diện cho nền văn học Nhật Bản với nghệ
thuật hoàn hảo đã thể hiện ý thức đạo đức, đóng góp một phần đáng kể, làm cầu nối
văn hóa Đơng - Tây. Thơng qua hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết, tác giả bài viết
còn khẳng định: “Các nhân vật của Kawabata không chỉ là cơ quan ngôn luận của
người tạo ra chúng. Họ chắc chắn bày tỏ một phần của anh ta vì nghệ thuật thể hiện
một phần của nghệ sĩ, nhưng không nhiều hơn thế” [9,217].
Năm 1983, Katsuhito Takeda đã chỉ ra những dấu ấn đậm nét của tôn giáo
trong sáng tác của Kawabata qua bài viết Biblical influence upon Yasunari
Kawabata (Ảnh hưởng Kinh thánh đối với Yasunary Kawabata). Tác giả nhấn
mạnh: “các tác phẩm của ông được coi là truyền thống thực, nhưng chúng tôi nhận
ra rằng chúng có chứa các yếu tố hiện đại. Kawabata có mối quan tâm sâu sắc đến


10


văn học phương Tây, đặc biệt là văn học thế kỉ XIX và XX và thường sử dụng Kinh
thánh trong tác phẩm của mình” [10,97]. Những lời dẫn trực tiếp từ Kinh thánh
được tìm thấy ở tất cả các thể loại trong sáng tác của nhà văn. Kinh thánh là chìa
khóa khơng thể thiếu để mở ra cánh cửa cho các tác phẩm của Kawabata. Phát hiện
thú vị của công trình nghiên cứu này, đã cung cấp thêm những căn cứ cho chúng tôi
khi triển khai một trong những nội dung quan trọng của luận án, đó là tìm hiểu ý
nghĩa tôn giáo thông qua giải mã biểu tượng văn hóa truyền thống trong tiểu thuyết
của Kawabata.
Một cơng trình nghiên cứu về Kawabata mà chúng tôi cũng rất quan tâm, là
luận án Tiến sĩ của tác giả Setsuko Tsutsumi (1997) được thực hiện tại trường Đại
học Washington: Kawabata Yasunary - Interweaving the “Old Song of the East”
and Avan-Garde Techniques (Kawabata Yasunari - sự đan lồng Bài ca cổ điển
phương Đông với kĩ thuật tiên tiến). Trong luận án này, tác giả thơng qua việc phân
tích, lí giải và chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa cội nguồn văn hóa, văn học, mĩ học,
triết học… Nhật Bản trong các sáng tác của Kawabata để khẳng định tính đặc thù
trong phương pháp sáng tác của ông. Tác giả luận án cũng làm rõ kĩ thuật viết tiên
tiến (thủ pháp gương soi, dòng ý thức, kết cấu truyện lồng truyện...) để xây dựng
hình tượng cái đẹp hiện đại và truyền thống, để biểu hiện đậm nét giá trị tư tưởng
trong các sáng tác của nhà văn. Là một người con của nền văn hóa Nhật Bản, nên
cách tiếp cận và khẳng định giá trị truyền thống của tác giả luận án rất khoa học,
nhận được sự quan tâm của độc giả yêu thích Kawabata và đất nước Nhật Bản. [11].
Tác giả Peter M. Carriere (2002) trong bài viết: Writing as Tea Ceremony:
Kawabata's Geido Aesthetics (Viết như một nghi lễ trà đạo - Mỹ học Geido của
Kawabata) cho rằng, những nhà văn như Dogen (1200-1253) và Myoe (1173-1232)
có ảnh hưởng khơng nhỏ đến những sáng tác của Kawabata. Họ không chỉ khơi gợi
nguồn cảm hứng, nghệ thuật của họ là mẫu mực của thẩm mĩ geido mà Kawabata đã
sử dụng, khi ông cố gắng tạo ra sự hài hòa với thiên nhiên, nghệ thuật, tâm linh và
văn hóa mà ơng cảm nhận được. Dogen gợi ý cho Kawabata sự sâu lắng, yên tĩnh của
tinh thần Nhật Bản, Myoe truyền cảm hứng cho vẻ đẹp khắc nghiệt và lạnh giá được



11

thể hiện trong tiểu thuyết Xứ tuyết của ông. [12,52].
Công trình The aging crises seen through the characterization and symbols in
Yasunari Kawabata’s “The Sound of the mountain” (Những cuộc khủng hoảng tuổi
già được thể hiện qua các đặc điểm và biểu tượng trong Tiếng rền của núi của
Yasunari Kawabata - 2010) của Nawang Sari có nhiều đóng góp quan trọng khi đề
cập đến kiệt tác này. Tác giả thông qua giải mã các biểu tượng: mặt nạ, âm thanh
của núi, Giấc mơ của người chết và núi Phú Sĩ để khẳng định các cuộc khủng hoảng
tuổi già bắt đầu với một số xáo trộn nhỏ trong khi nhân vật chính cố gắng đối phó
với các yếu tố lão hóa trong giai đoạn già đi của mình.Đầu tiên là nhận thức về tỷ
lệ tử vong, thứ hai là tư duy về vai trò của người cao tuổi. Và thứ ba là tư duy để
đạt đến những ám ảnh của tuổi trẻ. Tác giả bài viết cũng khảo cứu lí thuyết biểu
tượng, lí thuyết khủng hoảng lão hóa và đưa ra cách hiểu và hướng vận dụng rất
linh hoạt, độc đáo. Đáng chú ý là tác giả còn đề xuất cách chia biểu tượng thành
hai loại: biểu tượng cộng đồng và biểu tượng ngữ cảnh để giới hạn phạm vi nghiên
cứu của đề tài. Ở cơng trình này, tác giả lựa chọn tiếp cận Tiếng rền của núi dưới
góc độ tâm lí học, phân tích những yếu tố tâm lí xảy đến với nhân vật chính, lí giải
một cách hiệu quả biểu hiện của những cuộc khủng hoảng tuổi trung niên và chỉ ra
được những mối liên hệ rất ý nghĩa của các nhân vật trong tác phẩm. Chúng tôi
cho rằng, lựa chọn cách tiếp cận tâm lí để giải quyết mục tiêu đặt ra cho cơng trình
này được coi là phù hợp và hiệu quả. Bên cạnh đó, quan điểm phân loại biểu
tượng của tác giả cũng rất hữu ích, đây được xem là nguồn tham khảo quan trọng
cho chúng tôi trong q trình xác định tiêu chí, khảo sát và phân loại biểu tượng
cho đề tài luận án. [13,10].
Chúng tôi cũng tìm thấy một hướng khai thác tác phẩm Kawabata rất hữu ích
trong bài viết Reader-Response Analysis in “Snow Country” a novel by Yasunari
Kawabata (Phân tích phản ứng của người đọc qua Xứ tuyết, một cuốn tiểu thuyết

của Yasunari Kawabata) của Yuli Christiana Yoedo (2011). Yoedo cho rằng, tác
phẩm của Kawabata có thể được quan sát từ góc nhìn của độc giả - người đóng vai
trị là nhà thẩm định của bất kì tác phẩm văn học nào. Thuyết phản ứng của người


12

đọc cho rằng việc giải thích văn bản có thể phụ thuộc vào nhận thức, tuổi tác, giới
tính và quốc tịch của người đọc. Nói cách khác, khả năng mở ra ý nghĩa đối với một
tác phẩm phụ thuộc vào cách nhìn nhận, quan điểm mang tính chủ quan của người
đọc, dựa trên kinh nghiệm sự tương tác giữa tác phẩm và bạn đọc. Người đọc được
coi là quan trọng như người viết về mặt cung cấp ý nghĩa đối với một văn bản. Kĩ
thuật của nghiên cứu này, được tổ chức thành quy trình thu thập tích hợp thơng tin
về dữ liệu. Dữ liệu chính được lấy từ Xứ tuyết. Ngồi ra, bài viết cịn cung cấp các
phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài, bao gồm:
đọc kỹ, ghi chú, phân loại, diễn giải và thảo luận dữ liệu. Với cách tiếp cận này,
Yoedo đã lần lượt phân tích lí giải các chủ đề của tiểu thuyết: Nữ quyền, thiên
nhiên, tình yêu, văn hóa một cách khách quan, hấp dẫn, khơng áp đặt mà trao đổi
theo hướng nhìn của độc giả. Theo chúng tôi, đây là cách làm việc sáng tạo, thú vị,
luôn đặt tác phẩm trong sự soi chiếu nhiều chiều, nhiều góc cạnh để khám phá giá
trị nội dung, nghệ thuật chính xác, khách quan và khoa học. [14,118].
Từ góc độ thi pháp học
Ở Nhật Bản, ngay sau khi giải thưởng Nobel văn học được Kawabata nhận
được, đã xuất hiện cuốn A Thematic Study of the Works of Kawabata Yasunari
(1968) (Nghiên cứu chủ đề về tác phẩm của Kawabata Yasunari) của Reiko
Tsukimura. Bài viết khai thác chủ đề “cái Buồn” và nhấn mạnh đến phương thức
thể hiện nó trong các tác phẩm của nhà văn. Người viết cũng đi sâu lí giải cội nguồn
của đặc trưng này, từ đó khẳng định, đây là nỗi buồn vì hiện thực đất nước, là cái
buồn có cội rễ từ trong truyền thống, nay được tiếp nối trong các sáng tác nổi bật
của nhà văn. Cho dù ngun cớ của nỗi buồn có là gì, thì Kawabata cũng đã định

hướng cho mình một con đường rất rõ ràng: “từ thời điểm chiến tranh kết thúc, ông
sẽ chỉ viết những khúc bi thương. Và ông đã làm như vậy, sáng tạo ra những trang
văn vào loại độc đáo và gây ấn tượng bậc nhất của thế kỉ XX. Ơng chính là nhà văn
lớn cuối cùng hồi niệm về một Cố đơ của Nhật Bản cổ kính” [15,22].
Trong cuốn Critique: Studies in Contemporary Fiction (Phê bình: Nghiên cứu
tiểu thuyết đương đại) có bài viết Yasunary Kawabata: Snow in the Mirror


13

(Yasunary Kawabata: Tuyết trong gương), tác giả Gwenn R. Boardman (1969) đã
khảo sát tiểu thuyết Xứ tuyết và khẳng định, gương soi là trung tâm biểu tượng của
câu chuyện đặc biệt trong Xứ tuyết, chiếc gương báo trước mối liên hệ giữa Yoko
và Komako. Khi ánh sáng buổi tối chiếu vào Yoko, Shimamura cảm thấy vẻ đẹp rất
khó để giải thích được. Sau đó, khi nhìn thấy Komako trong một tấm gương thực tế,
Shimamura đối chiếu đôi mắt sáng của cô với tuyết phản chiếu màu trắng dưới đáy
gương. Bài viết đã đề cập đến gương soi, là biểu tượng xuất hiện xuyên suốt trong
sáng tác của Kawabata, càng thôi thúc quá trình nghiên cứu, tiếp tục khám phá ý
nghĩa của biểu tượng nổi bật này trong quá trình thực hiện luận án. [16,5].
Năm 1983, trong Encyclopedia of Japan (Bách khoa toàn thư Nhật Bản), trong
phần viết về Kawabata, tác giả Itasaka đã đặc biệt quan tâm đến mảng tiểu thuyết,
trong hành trình sự nghiệp của nhà văn. Thơng qua khảo sát, tác giả đã nhấn mạnh,
vấn đề cốt lõi trong sáng tác của Kawabata chính là tình u và thái độ trân trọng vẻ
đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Con đường nghệ thuật của Kawabata là hành
trình của người “lữ khách mn đời” đi tìm cái đẹp: “Việc đề cao những giá trị
truyền thống tốt đẹp đó cũng có nghĩa là ơng coi trọng cái chết, sự suy tàn bằng
cách thương xót hơn là chấp nhận” [3,177]. Tác giả còn cho thấy, phong cách sáng
tạo của nhà văn có ảnh hưởng từ truyền thống văn chương Nhật Bản, luôn coi trọng
vẻ đẹp của sự tao nhã, nhẹ nhàng và tinh tế.
Tác giả Mishima Yokio (1980) trong lời giới thiệu cuốn House of the Sleeping

Beauties and Other Stories (Ngôi nhà của những người đẹp ngủ say và những
truyện khác) đã quan tâm đến hệ thống biểu tượng trong tác phẩm của Kawabata.
Tác giả dành nhiều ưu ái cho tiểu thuyết Người đẹp ngủ say khi cho rằng, đây thực
sự là một kiệt tác, cho thấy giá trị và tài năng đặc biệt của Kawabata trong sáng tạo
nghệ thuật. Vấn đề nhục dục được khai thác như là một phương tiện truyền tải
những ý nghĩa ngầm ẩn bên trong tác phẩm. Mặt khác, tác phẩm còn ngợi ca vẻ đẹp
trinh nữ, “bởi vì trinh nữ khơng cịn là trinh nữ khi cô ấy bị tấn công, việc không đạt
được là tiền đề cần thiết để đưa trinh tiết vượt ra ngoài thuyết bất khả tri” [20,3].
Trong phần giới thiệu này, tác giả quan tâm đến nhiều vấn đề như đề tài, tư tưởng,


14

phong cách trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến hệ thống biểu tượng trong các tiểu
thuyết Kawabata.
Nhà nghiên cứu Makoto Ueda (1983) trong cuốn Modern Japanese Poets and
the Nature of Literature (Nhà thơ hiện đại Nhật Bản và Bản chất của văn học), đề
cập đến một trong những đặc trưng nổi bật, xuyên suốt sáng tác của Kawabata, là
vấn đề cái Đẹp và phương thức thể hiện cái đẹp trong tác phẩm của nhà văn. Tác giả
cho rằng, cái đẹp nhà văn hướng tới có nét độc đáo, riêng biệt với vẻ đẹp thuần
khiết, dung dị, đậm chất triết lí. Theo ông, “cái đẹp thuần khiết như Kawabata quan
niệm, cũng là cái đẹp mong manh, rất dễ tàn lụi” [18,184]. Qua việc lí giải, kết hợp
liên hệ phân tích các tác phẩm của Kawabata, tác giả bài viết còn nhấn mạnh những
nét nổi bật nhất trong phong cách văn chương Kawabata, đó là: vẻ đẹp thuần khiết,
sự chân thành và nỗi buồn.
J.Thomas Rimer (1988), tác giả cuốn A Reader’s Guide to Japanses Literature
(Cẩm nang người đọc về văn học Nhật Bản) cũng đề cập đến giá trị nghệ thuật
trong các sáng tác của Kawabata, “Mặc dù có những gợi ý về một triết lí thẩm mĩ
phức tạp phía sau văn bản, tiểu thuyết của ơng vẫn có một sự lơi cuốn tức thời, cả
trong màu sắc hình ảnh, lẫn trong sự nhạy bén tâm lí thể hiện những đoạn đối thoại

khác nhau tạo nên nhịp điệu cho câu chuyện”. Có thể thấy, khả năng sáng tạo ngôn
từ được coi là điểm mạnh đặc biệt của Kawabata, được đánh giá, “có thể làm lu mờ
khả năng của bất kì camera nào” [19,115].
Cùng năm 1988, trên Tạp chí Văn học thế giới ngày nay, xuất bản tại đại học
Oklahoma có bài viết: Yasunari Kawabata (1899-1972) Tradition versus Modernity
(Yasunary Kawabata: Truyền thống đấu hiện đại) của Sidney DeVere Brown. Tác
giả bài viết đưa ra nhận định về một Nhật Bản cổ xưa, truyền thống với vô vàn biểu
tượng được lưu giữ trong các sáng tác của Kawabata: “Đó là thế giới của những khu
nghỉ dưỡng suối nước nóng, những phụ nữ Nhật Bản truyền thống, những người
chơi đàn Shamisen, những nghệ nhân thưởng trà đạo... ”; “Theo sát sáu cuốn tiểu
thuyết lớn của ông sẽ giúp chúng tôi nhận ra quan điểm của ông về thế giới hiện đại
mà bản thân ông bị đẩy vào”; “Đó là người theo chủ nghĩa dân tộc văn hóa, người đã


15

tìm cách bảo tồn thế giới truyền thống trong tiểu thuyết trước khi những giá trị truyền
thống đó biến mất... ” [20,375-379]. Bài viết cịn nhấn mạnh, có cả một không gian
rất riêng trong tác phẩm của Kawabata, khung nền của cuộc sống hiện đại chỉ cung
cấp một bối cảnh mờ nhạt, nếu khơng muốn nói là vơ hình. Điều tự hào nhất chính
là, cái đẹp hiện hữu trong tác phẩm của nhà văn đều bắt nguồn từ vẻ đẹp của văn
hóa, văn học truyền thống Nhật Bản.
Tác giả Shuichi Kato (1990) trong cơng trình A History of Japanese
Literature (Lịch sử văn học Nhật Bản), cho thấy sự thấu đáo trong cách nhìn
nhận và đánh giá về vấn đề cái đẹp và tính nữ trong sáng tác Kawabata. Từ việc
tìm hiểu tác phẩm của nhà văn, tác giả bài viết đã phát hiện rất nhiều điều thú vị,
đó là những cô gái trẻ đẹp, trong trắng luôn là trung tâm trong sáng tạo của nhà
văn. Ơng cho rằng: “Tình u của Kawabata là các cô gái trẻ đẹp và đồ gốm...
Đối với nhân vật nam của Kawabata, thì bề mặt của chiếc bình gần như khơng
phân biệt được với làn da của phụ nữ; cả phụ nữ và đồ gốm khơng chỉ đẹp khi

nhìn mà cịn để chạm đến...” [21,243].
Fedorenko (1999) trong Kawabata - con mắt nhìn thấu cái đẹp, đã ghi lại cuộc
“bút đàm” thầm lặng với Kawabata, đồng thời dẫn lại mục đích của nhà nghệ sĩ:
“khơng phải tìm cách làm cho mọi người kinh ngạc sửng sốt bằng cái li kì quái dị,
mà là biết dùng chỉ vài phương tiện ít ỏi mà nói lên được nhiều nhất, biết dùng ngôn
từ và màu sắc để truyền đạt cái cảm xúc và kinh nghiệm nhìn đời của mình”
[1,1034]. Vì lẽ đó, trong q trình sáng tạo, Kawabata đặc biệt quan tâm đến việc
tìm tịi và lựa chọn phương thức hữu hiệu nhất là thông qua biểu tượng để biểu đạt,
truyền tải đến người đọc vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và tư duy của con người
Nhật Bản. Ngồi ra, tác giả Fedorenko cịn cho rằng, “Ngơn ngữ của Kawabata là
mẫu mực của phong cách Nhật: ngắn gọn, súc tích sâu xa, mang tinh biểu tượng và
ẩn dụ kì diệu” [1,1052]. Theo chúng tơi, bài viết này đã cung cấp nhiều tư liệu đáng
quý, đưa đến một cái nhìn và cách đánh giá mới, thú vị về Kawabata, đồng thời cho
thấy, ảnh hưởng và sự trân trọng đối với những giá trị văn hóa xưa cũ của Nhật Bản
chính là nét đẹp riêng trong tác phẩm của Kawabata.


16

Trong cơng trình Writing as Tea Ceremony: Kawabata's Geido Aesthetics
(Viết như một nghi lễ trà đạo - Mĩ học Geido của Kawabata) tác giả Peter M.
Carriere (2002) đã khẳng định ảnh hưởng của tinh thần Thiền trong sáng tác văn
chương Kawabata: “đắm mình trong thẩm mĩ của tơn giáo và văn hóa như là một nỗ
lực để tạo ra một phương thức thẩm mĩ theo tinh thần cha-no-yu, hay trà đạo”
[12,29]. Mục tiêu của trà đạo là đánh thức hoặc củng cố cho người tham gia nhận
thức về giá trị bản sắc văn hóa và kết nối tâm linh thơng qua tính thẩm mĩ được nghi
lễ hóa của nó. Đối tượng của các hình thức nghi lễ thẩm mĩ khác như nghệ thuật
tiểu thuyết cũng có thể làm như vậy. Điều này cho thấy, mối liên hệ giữa nghệ thuật
và tơn giáo đã phát triển mạnh mẽ trong thời kì trung cổ của Nhật Bản (950-1400),
khi các giá trị tôn giáo và thẩm mĩ hầu như trở nên đồng nghĩa trong cái được gọi là

geido - Đạo (hay Con đường) của thẩm mĩ Kawabata.
Bài viết Kawabata’s Mirrored poetics (Thi pháp gương soi của Kawabata)
đăng trên Tạp chí Nhật Bản của Masaki Mori (2004) một lần nữa nhấn mạnh đến
mối liên hệ giữa truyền thống Nhật Bản với kĩ thuật hiện đại phương Tây để tạo nên
tác phẩm Xứ tuyết lung linh tựa một bài thơ trữ tình. Tấm gương trở thành hình
tượng nổi bật, “gần nhất với lí tưởng thẩm mĩ của Kawabata”. Có lúc đó là tấm
gương “ảo ảnh”, có khi là tấm gương “thực” biểu hiện sinh động qua các hình tượng
nhân vật trung tâm trong tác phẩm của nhà văn. Có thể coi, cảnh gương như một
khoảnh khắc thẩm mĩ khi sự thôi thúc của câu chuyện tạm thời đóng băng để hiện
thực hóa nghệ thuật tối đa của thơ trữ tình. “Một khoảnh khắc mang tính thẩm mĩ
như vậy có thể so sánh với những bài thơ tanka và haiku trong văn học cổ điển Nhật
Bản”; “Kawabata đã thành cơng trong việc thể hiện mình là một nhà văn hiện đại
quan trọng”; “Trong nhiều cấp độ biểu tượng ẩn giấu trong đó, cảnh gương đầu tiên
ở Xứ tuyết cho thấy bản chất của nghệ thuật Kawabata” [22,63]. Những nhận định
này, sẽ là những căn cứ rất hữu ích để chúng tơi triển khai nội dung luận điểm trong
quá trình thực hiện luận án.
Trong cuốn Japan studies review 11, có bài viết Symbiotic Conflict in Snow
Country (Xung đột cộng sinh trong Xứ tuyết) tác giả Masaki Mori (2007) quan tâm


17

đến việc lí giải những ý nghĩa của một trong những cuốn tiểu thuyết nổi bật nhất
của Kawabata. Bài viết chỉ rõ những chi tiết cho thấy, phong cách văn chương đặc
biệt và khác thường của cuốn tiểu thuyết, các kỹ thuật và lối kể chuyện nhẹ nhàng,
lôi cuốn của nhà văn. Tác giả cho rằng, “bản chất của toàn bộ tác phẩm của nhà văn
đã tiết lộ một cách đầy đủ về thi pháp tác giả”; và “cách thức sáng tác của Kawabata
cũng có sự quen thuộc của ơng với các thể loại truyện ngắn của truyền thống thơ ca
Nhật Bản, bao gồm tanka, haiku và renga” [23,51]. Tác phẩm của Kawabata vì quá
ngắn gọn nên bị nghi ngờ về sự phát triển cốt truyện, ông thường chú trọng đến hiệu

ứng trữ tình và gây ấn tượng. Thực ra, việc thiếu một cốt truyện phát triển liền mạch
trong nhiều tác phẩm của Kawabata sẽ được coi không phải là một khuyết điểm cố
hữu trong cách viết của ông mà chỉ đơn giản là một công cụ nghệ thuật hoặc một
quy ước nhuốm màu phong cách riêng. Nếu xét từ quan điểm cách đọc thơng
thường của phương Tây về hình thức, Xứ tuyết dường như thiếu những yếu tố thiết
yếu của thể loại, đó là, một mạch truyện phát triển nhất quán dựa trên một loạt các
hành động xung đột với một khởi đầu được xác định rõ ràng, phần giữa hợp lí và
một cái kết thống nhất, trọn vẹn. Tuy nhiên, khi chúng ta xem xét “cuộc đối đầu
cộng sinh” liên quan đến hai nhân vật nữ chính, hay ngay cả những tình tiết tưởng
chừng rời rạc như câu chuyện tấm vải dệt chijimi, cảnh đám cháy ở cuối tác phẩm,
mới thực sự nhận ra, sự bất thường về kết cấu, sự mơ hồ của những kết thúc chính
là điều đặc biệt ở những sáng tác của nhà văn Kawabata.
Năm 2009, trong bài viết Thế giới thơ và tiểu thuyết Nhật Bản - từ Truyện
Genji đến Murakami Haruki, được trình bày tại Hội thảo Văn học Nhật Bản, tác giả
Mitsuyoshi Numano đã nhấn mạnh tính chất trữ tình và cảm tính là một đặc trưng
trong văn học truyền thống Nhật Bản, từ thơ Haiku, được coi là thể thơ ngắn nhất
thế giới, đến những tác phẩm dài hơi như Truyện Genji. Đặc biệt, tính chất trữ tình
cũng là một đặc trưng nổi bật trong tác phẩm của Kawabata. Bài viết tập trung lí
giải hệ thống biểu tượng phong phú, nhiều màu sắc, cùng với ngôn từ độc đáo, tạo
nên chất thơ, cùng với tính chất mơ hồ, bàng bạc trong mỗi trang viết của nhà văn.
Mitsuyoshi Numano còn cho rằng, tiểu thuyết Kawabata xứng đáng là những kiệt


18

tác, đem đến niềm say mê và tự hào cho người dân xứ sở hoa anh đào. Khơng gian
văn hóa Cố đô xưa được tái hiện qua mỗi trang văn, đẹp một cách trang nghiêm, mĩ
lệ cổ kính ln hấp dẫn du khách tìm về vẻ đẹp văn hóa ngàn xưa của thiên nhiên
và tâm hồn con người luôn rộng mở. Một đất nước với “tín ngưỡng” đặc biệt dành
cho cái Đẹp, mọi khía cạnh của thế giới đối với người Nhật đều để lại những dấu ấn

của những rung cảm tinh tế và được soi sáng bằng những cảm thức thẩm mĩ truyền
thống. Tác giả bài viết cũng nhấn mạnh đến hiệu quả của nghệ thuật xây dựng biểu
tượng trong Cố đơ, góp phần làm đẹp và phong phú hơn “giá trị của văn hóa truyền
thống trong quan niệm thẩm mĩ của người Nhật nói chung và trong quan niệm thẩm
mĩ của nhà văn nói riêng” [24,8].
Nhà nghiên cứu Yuli Ch.Yoedo (2011) trong bài Reader-Response Analysis in
“Snow Country” a novel by Yasunari Kawabata (Phân tích phản ứng của người đọc
qua Xứ tuyết, một cuốn tiểu thuyết của Yasunari Kawabata) đã cho rằng, Kawabata
xứng đáng là “một trong những tiểu thuyết gia vĩ đại nhất Nhật Bản và Xứ tuyết là
một trong những tiểu thuyết xuất sắc của nhà văn”. Đó thực sự là những trang sách
“giới thiệu về đất nước, về truyền thống Nhật Bản, đặt văn hóa, nữ quyền và các
khía cạnh của tình u trong sự hài hịa” [14,116]. Tác giả cũng cho rằng, khơng dễ
để hiểu được Xứ tuyết, nó địi hỏi một sự kiên trì suy ngẫm, để khám phá tường tận
những ý nghĩa sâu xa, ẩn tàng bên trong lớp vỏ ngôn từ. Điều này cho thấy,
Kawabata, cũng như các tác phẩm độc đáo của nhà văn luôn nhận được sự yêu mến
của độc giả và mong muốn khám phá đến tận cùng con người, cũng như thế giới
nghệ thuật, đầy hấp dẫn của nhà văn.
Năm 2017, Laura Ricca có bài viết The Aesthetics and Poetics of the Image
in Japanese Culture. An Example from the Literary Tradition: Yukiguni (Snow
Country) [Tính thẩm mĩ và thi pháp của hình ảnh trong văn hóa Nhật Bản. Một ví
dụ từ truyền thống văn học: Yukiguni (Xứ tuyết)]. Tác giả lựa chọn khảo sát Xứ
tuyết để khẳng định tính thẩm mĩ và chất trữ tình qua những hình ảnh trong văn
hóa Nhật Bản. Một lần nữa, tác giả cho rằng cốt truyện không phải là vấn đề trọng
tâm trong sáng tác của Kawabata, mà là các tình huống xuất hiện trực tiếp từ các


19

hình ảnh, các cảnh tượng được minh họa cho cách viết gần với điện ảnh, bằng
hình ảnh hoặc vẽ tranh bằng chữ viết, gợi lên một cách thơ mộng để truyền đạt

những ấn tượng nhất định: “Người viết đã chọn bỏ qua tất cả các điểm tham chiếu
cụ thể để duy trì một sự gợi mở thay vì khẳng định, nhấn mạnh. Một số hình ảnh
tạo ra một bầu khơng khí rất biểu cảm”; “Xứ tuyết bao gồm các điểm nhìn được
tạo ra một cách thơ mộng để truyền đạt những ấn tượng nhất định và nó minh họa
cho cách viết gần với điện ảnh, bằng hình ảnh hoặc vẽ tranh bằng chữ viết” [25,3].
Đây là thi pháp riêng của tác giả, nó có ý nghĩa gợi nhiều hơn là giải thích. Những
cơng trình nghiên cứu Xứ tuyết, các tác giả phần lớn tập trung khám phá khả năng
gợi mở độc đáo này.
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, tiểu thuyết của Kawabata là mảng tác phẩm
nhận được được nhiều sự yêu mến. Mỗi nhà nghiên cứu, khi khai thác tác phẩm của
Kawabata đều có cách tiếp cận, triển khai riêng, nhưng cơ bản vẫn khá thống nhất ở
các nhận định là, tiểu thuyết của Kawabata hướng tới giá trị văn hóa truyền thống của
dân tộc Nhật Bản; tính chất hiện đại và truyền thống…
Các bài nghiên cứu này, dù chưa nhiều nhưng cũng đã đề cập đến vấn đề biểu
tượng trong các tác phẩm của Kawabata. Vì thế, đây sẽ là những tư liệu đáng q
cho q trình lí giải và phân tích các vấn đề cơ bản của luận án.
1.2. Nghiên cứu tiểu thuyết Y. Kawabata và biểu tƣợng văn hóa truyền
thống trong tiểu thuyết Y. Kawabata ở Việt Nam
Năm 1968, giải thưởng Nobel Văn học đã đưa tên tuổi và tác phẩm của
Kawabata đến gần hơn với độc giả thế giới. Ở Việt Nam, ngay từ những năm 1969,
nhiều tác phẩm của nhà văn, được dịch và giới thiệu đến bạn đọc. Nhưng phải từ
những năm 1970 trở đi, tác phẩm của nhà văn mới thực sự đến được với bạn đọc
cùng nhiều bản dịch chất lượng, đặc biệt là bộ ba tác phẩm Ngàn cánh hạc, Xứ tuyết
và Cố đơ. Cùng với đó, các cơng trình nghiên cứu Kawabata trên nhiều phương
diện, góc độ khác nhau, trong đó vấn đề lí giải và khẳng định tính chất truyền thống
trong sáng tác của nhà văn: văn hóa, văn học cổ xưa, quan niệm thẩm mĩ về cái
Đẹp, cái Buồn được chú trọng hơn cả.


20


Từ góc nhìn Tiểu sử học
Trước hết phải kể đến bài viết Yasunary Kawabata, cuộc đời và sự nghiệp
của tác giả Vũ Thư Thanh. Bài viết đã cung cấp khá chi tiết những thông tin về
tiểu sử, con người, cuộc đời và con đường sáng tạo của Kawabata. Bên cạnh đó,
tác giả bài viết cũng có những cảm nhận, đánh giá khá sâu sắc về phong cách và tư
tưởng thẩm mĩ của Kawabata. Vũ Thư Thanh cho rằng ngôn ngữ, hình ảnh trong
mỗi tác phẩm của Kawabata thường “hoa mĩ” như những bài thơ văn xuôi, “Đây
được coi là điểm cơ bản, tạo nên sức hấp dẫn riêng cho các sáng tác của nhà văn.
Tính chất thơ này khơng những thể hiện trên văn từ mà còn thể hiện cả ý tưởng, vì
thế những độc giả muốn thưởng thức một cốt truyện li kì sẽ thất vọng khi đọc tác
phẩm của ông” [26,2-3].
Năm 1997, cuốn Yasunary Kawabata - cuộc đời và tác phẩm của tác giả Lưu
Đức Trung được coi là cơng trình quy mơ nhất, nghiên cứu tập trung, giới thiệu
tương đối đầy đủ về tiểu sử, quan điểm và con đường sáng tạo của Kawabata. Bên
cạnh đó, chuyên luận cịn phát hiện và lí giải những tác động của thời đại “nhiều
biến động” đối với sáng tác của Kawabata. Việc phân tích, lí giải bộ ba tiểu thuyết
đoạt giải Nobel văn chương, là căn cứ để tác giả đưa ra nhận định: “Bộ ba tiểu
thuyết xuất sắc trên đây đã thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của Kawabata. Cái
chất trữ tình sâu lắng, nỗi buồn êm dịu đó phải chăng Kawabata đã kế thừa từ
trong dịng văn học nữ tính thời đại Heian” [27,18]. Kawabata đã từng khẳng định
điều này khi ông vinh dự nhận được giải thưởng Nobel văn học năm 1968. Đây là
một trong những cơng trình đầu tiên ở Việt Nam cung cấp thơng tin tương đối cụ
thể và đầy đủ giúp bạn đọc tiếp cận một cách chính xác và hệ thống về tiểu sử nhà
văn Kawabata.
Năm 2011, trong cuốn Tổng quan lịch sử văn học Nhật Bản, tác giả Nguyễn
Nam Trân đã thể hiện sự am hiểu về văn học và mọi lĩnh vực khác của đất nước
Nhật Bản. Theo tác giả, chìa khóa để hiểu người Nhật và sức sống mãnh liệt của
nước Nhật khơng thể chỉ tìm kiếm trong những cải cách và thành tựu của thời cận
đại mà phải tìm kiếm sâu hơn trong cội nguồn văn hóa, văn học. Đây là cơng trình



21

cơng phu, bao qt tiến trình lịch sử văn học Nhật Bản từ khởi thủy cho đến cận
hiện đại. Trong mục về Kawabata, tác giả đã giới thiệu khá chi tiết về cuộc đời,
quan điểm nghệ thuật, đáng chú ý là, phần khảo sát những tác phẩm được lấy làm
cột mốc trong cuộc đời viết văn của ông từ những sáng tác đầu tiên đến những tác
phẩm cuối cùng [28, 413-417]. Đây là những thơng tin hữu ích cho chúng tơi trong
q trình tiếp cận, đánh giá các tiểu thuyết tiêu biểu trong sáng tác của Kawabata.
Năm 2016, Hữu Ngọc trong cuốn Lãng du trong văn hóa xứ sở hoa anh đào
đã dành một phần nhỏ viết về Kawabata: “Du khách u buồn” Kawabata và “Xứ
tuyết”. Tác giả chú trọng giới thiệu Xứ tuyết, đồng thời còn thể hiện mong muốn lí
giải cách mà nhà văn lựa chọn để kết thúc cuộc đời ở tuổi 73. Kawabata chấm dứt
cuộc đời phải chăng vì những bất hạnh riêng hay có thể vì ơng cảm thấy khơng giữ
nổi sự thăng bằng giữa hai lối sống đối lập nhau: “lối sống cổ truyền và lối sống
hiện đại”; “hẳn đó khơng phải là lí do duy nhất giải thích việc tự sát của một nghệ sĩ
tự nhận mình là một du khách u buồn lang thang trên thế giới này” [29,236].
Các bài viết từ góc độ tiểu sử học, đã khẳng định sự hiểu biết tương đối toàn
diện của các nhà nghiên cứu về cuộc đời, quan điểm, phong cách sáng tác của
Kawabata, đồng thời cho thấy tình yêu, sự ngưỡng mộ cũng như mong muốn tri ân
cùng tác giả. Những bài viết ở trên, đã đem đến cái nhìn hệ thống, khơng những về
tác phẩm mà còn cung cấp những tư liệu quý báu, sẽ là căn cứ khoa học giúp chúng
tôi tiếp cận, lí giải những ảnh hưởng về cuộc đời, thời đại đến tư tưởng và con
đường sáng tạo của nhà văn ở những chương tiếp theo của luận án.
Từ góc nhìn Thi pháp học
Trước hết, phải kể đến bài viết được coi là nghiên cứu đầu tiên trên phương
diện thi pháp, đó là Yasunari Kawabata, người cứu rỗi cái đẹp của tác giả Nhật
Chiêu. Với cách viết nhẹ nhàng, lôi cuốn, cùng với việc tìm hiểu sâu các sáng tác
của Kawabata, tác giả cho rằng thi pháp tiểu thuyết Kawabata gần gũi với thi pháp

của thơ Haiku. Điều này đã từng được nhà văn khẳng định: “Tác phẩm của tôi
thường được miêu tả như là tác phẩm của chân không. Cái chân khơng đó là sự
trống vắng mà ta thường thấy trong thơ Haiku, trong tranh thủy mặc, trong sân khấu


×