Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bài giữa kì môn luật thương mại 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84 KB, 8 trang )

Đề số:
Họ và tên sinh viên:
Lớp:
Điểm bài kiểm tra:
ĐỀ SỐ 1
Câu 1
Tháng 3/2022, Công ty CP thương mại và dịch vụ Đồng Xn có trụ sở chính tại
quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh (Bên A) ký hợp đồng số 05/HĐMB-2021 với Chi
nhánh Công ty KP (Hàn Quốc) chuyên kinh doanh mua bán dược liệu để xuất khẩu, hiện
đặt trụ sở tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng (Bên B). Theo hợp đồng, Bên A bán
cho Bên B 120 tấn dược liệu khô, giao hàng 1 đợt, chậm nhất là đầu tháng 5/2022. Bên B
chuyển trước 50.000.000 đồng cho Bên A để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng.
a) Điều kiện để một thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi
nhánh tại Việt Nam. Giấy phép thành lập Chi nhánh KP được cấp bởi cơ quan Nhà nước
nào của Việt Nam?
b) Xác định tính chất của số tiền Bên B chuyển trước cho Bên A. Nêu cách xử lý số
tiền này trong trường hợp mỗi bên thực hiện đúng/khơng đúng hợp đồng.
a)
*Ngày 25/01/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết
Luật thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt
Nam thay thế Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ
quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phịng đại diện, Chi nhánh của thương nhân
nước ngồi tại Việt Nam. Nghị định 07/2016/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực từ ngày
10/03/2016.
Theo đó, thương nhân nước ngồi chỉ được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh khi
đáp ứng các điều kiện sau:

1. Phải được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia,
vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được
pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này cơng nhận;
2. Đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh;


3. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương
của thương nhân nước ngồi có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải
cịn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
4. Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường
của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp
với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;


5. Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của
Việt Nam hoặc thương nhân nước ngồi khơng thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham
gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải
được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.
* Giấy phép thành lập Chi nhánh KP được cấp bởi Bộ Công Thương theo Điều 6 Nghị
định số 72/2006/NĐ-CP
b)
*Xác định tính chất của số tiền chuyển trước
- Số tiền 50.000.000 đồng Bên B chuyển trước cho Bên A trong trường hợp trên là tiền đặt
cọc.
- Giải thích: Theo khoản 1 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015, tiền đặt cọc là khoản tiền mà
bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Mà
trong tình huống trên có nêu rõ số tiền 50.000.000 đồng Bên B chuyển trước cho Bên A là
nhằm mục đích bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng. Do đó, có thể kết luận rằng số tiền
Bên B chuyển trước cho Bên A là tiền đặt cọc.
* Cách xử lý số tiền đặt cọc trong trường hợp mỗi bên thực hiện đúng/không đúng hợp
đồng
- Thực hiện đúng: Căn cứ khoản 2 điều 328 Bộ luật dân sự 2015, trong trường hợp mỗi
bên đúng hợp đồng, tùy vào thỏa thuận trước đó trong hợp đồng của 2 bên, số tiền đặt cọc
sẽ được trả lại cho bên B hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền của bên B cho bên
A
- Thực hiện không đúng hợp đồng: Căn cứ khoản 2 điều 328 BLDS 2015, Điều này có

nghĩa là bên B hoặc bên A đã từ chối việc thực hiện hợp đồng trước đó mà 2 bên đã kí kết.
Nếu bên B là bên từ chối việc thực hiện hợp đồng, thì số tiền đặt cọc 50.000.000 đồng
thuộc về bên A. Còn nếu bên A là bên từ chối việc thực hiện hợp đồng thì sẽ phải trả cho
bên B số tiền đặt cọc 50.000.000 đồng và một khoản tiền 50.000.000 đồng bằng với số
tiền đặt cọc, trừ trường hợp 2 bên A và B có thỏa thuận khác.
Câu 2
Bình luận đúng, sai, có giải thích nội dung đối với nhận định sau đây và nêu rõ căn
cứ pháp lý cho ý kiến của mình: ”Đối với thương nhân Việt Nam là tổ chức kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, quyền xuất khẩu
không bao gồm quyền mua hàng hóa từ các đối tượng khơng phải là thương nhân để xuất
khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên có quy định khác”.
Bình luận trên đúng.
Giải thích:
-

Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết luật thương mại và luật quản lý
ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực
tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngồi, tổ chức kinh tế có vốn
đầu tư nước ngồi tại việt nam


 Đối tượng được nhắc đến trong bình luận trên là thương nhân Việt Nam là tổ
chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngồi
tại Việt Nam cũng chính là chủ thể được điều chỉnh trong Nghị định
09/2018/NĐ-CP.
 Ngoài ra, Nghị định quy định về hoạt động mua bán hàng hóa, các hoạt động liên
quan trực tiếp đến vấn đề mua bán hàng hóa và xuất khẩu cũng là một hoạt động
nằm trong hoạt động mua bán hàng hóa. Do đó, Nghị định cũng điều chỉnh về
quyền xuất khẩu của thương nhân Việt Nam là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư

nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
-

Tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP có giải thích: “Quyền xuất khẩu
khơng bao gồm quyền mua hàng hóa từ các đối tượng không phải là thương nhân
để xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên có quy định khác.” Do đó, bình luận trên là đúng.
Câu 3

Tìm phương án đúng trong các phương án dưới đây và nêu rõ căn cứ pháp lý cho
ý kiến của mình.
Trong các biện pháp quản lý ngoại thương, biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa
là:
A. Biện pháp hành chính;
B. Biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch;
C. Biện pháp phòng vệ thương mại;
D. Biện pháp kiểm sốt khẩn cấp.
Đáp án A
Giải thích:
1. Theo Điều 33 Luật Quản lý ngoại thương 2017, biện pháp chứng nhận xuất xứ
hàng hóa được áp dụng trong trường hợp:
+ Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu có nhu cầu được hưởng ưu đãi thuế quan theo
điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
+ Pháp luật quy định việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải có chứng nhận xuất xứ
hàng hóa;
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo đề nghị của thương nhân hoặc do thương
nhân tự chứng nhận đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2
Điều này.”
-


Theo Khoản 2 Điều 3 thì các biện pháp kỹ thuật áp dụng với hàng hóa xuất nhập
khẩu được quy định cụ thể yêu cầu về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tiêu chuẩn
và quy chuẩn kỹ thuật, an tồn thực phẩm, đo lường theo quy định của pháp luật.
Còn Khoản 3 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương 2017 thì các biện pháp kiểm dịch


gồm các biện pháp kiểm dịch động vật và các sản phẩm từ động vật, kiểm dich
thực vật, y tế biên giới theo quy định của pháp luật
 Có thể thấy rằng các trường hợp áp dụng biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng
hóa khơng nằm trong các trường hợp áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch. Do
đó, biện pháp chứng nhận xx hàng hóa khơng phải là biện pháp kỹ thuật, kiểm
dịch.
-

Theo Điều 67 Luật Quản lý ngoại thương 2017 thì các biện pháp phịng vệ thương
gồm biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và biện pháp tự vệ
 Biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa khơng phải là một trong các biện pháp
phòng vệ thương mại.

-

Điều 100 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định một số trường hợp được áp
dụng biện pháp kiểm sốt khẩn cấp đối với hàng hóa. Tuy nhiên, các trường hợp áp
dụng biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa khơng nằm trong các trường hợp
được áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp.
 Như vậy, biện pháp chứng nhận xx hàng hóa khơng phải là một trong các biển
pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa.

2. Trong Luật Quản lý ngoại thương 2017, biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa
nằm ở mục 4 thuộc chương II: Các biện pháp hành chính. Do đó, có thể kết luận

rằng biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa là một biện pháp hành chính do là
một phần của chương này.
Câu 4
Hãy nêu những điểm giống và khác nhau trong quy định về phạt vi phạm và bồi
thường thiệt hại của Bộ luật dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005. Nêu rõ căn cứ pháp
lý cho ý kiến của mình.
*Phạt vi phạm
Giống nhau

Khái niệm

Khác nhau

Mục đích

Bộ luật dân sự 2015 Luật Thương mại 2005
Phạt vi phạm đều chỉ một khoản tiền mà bên vi
phạm nghĩa vụ trong hợp đồng trả cho bên bị
vi phạm nếu cả hai bên có thoả thuận điều này
trong hợp đồng (Điều 418 Bộ Luật dân sự
2015 và Điều 300 Luật thương mại 2005)
Phạt vi phạm được
Phạt vi phạm được
coi là một trong những
đề cập chủ yếu với
biện pháp chế tài do vi
tư cách là một biện
pháp bảo đảm, theo phạm hợp đồng. Chế tài
phạt hợp đồng có mục
đó mục đích của

đích chủ yếu là trừng
biện pháp phạt vi
phạm theo quy định phạt, tác động vào ý
tại Bộ luật dân sự là thức của các chủ thể


đảm bảo việc thực
hiện nghĩa vụ dân sự
của các bên tham gia
hợp đồng (Điều 418
Bộ Luật dân sự
2015)

Đối tượng áp dụng

Mức phạt vi phạm

Mối quan hệ giữa phạt

hợp đồng nhằm giáo
dục ý thức tơn trọng
hợp đồng, phịng ngừa
vi phạm hợp đồng. Do
đó mà chỉ cần có hành
vi vi phạm hợp đồng là
có thể bị phạt vi phạm
hợp đồng nếu các bên
có thỏa thuân, dù hành
vi vi phạm đã gây hậu
quả hay chưa.

Quan hệ hợp đồng
Quan hệ hợp đồng
dân sự, trong đó chủ thương mại, trong đó
thể giao kết hợp
chủ thể giao kết hợp
đồng dân sự là các
đồng thương mại là cá
cá nhân hoặc tổ chức nhân hoặc tổ chức có
(các cá nhân, tổ chức đăng ký kinh doanh
đó có thể có hoặc
(được gọi chung là
khơng có tư cách
thương nhân), mục
pháp nhân), mục
đích của hợp đồng
đích của hợp đồng
thương mại là lợi
dân sự là nhằm mục nhuận thu được từ hoạt
đích tiêu dùng.
động kinh doanh
thương mại.
Mức phạt vi phạm
Mức phạt đối với vi
do các bên tham gia phạm nghĩa vụ hợp
hợp đồng dân sự tự
đồng hoặc tổng mức
thỏa thuận. Tự thỏa
phạt đối với nhiều vi
thuận trong hợp
phạm do các bên thỏa

đồng có nghĩa là các thuận trong hợp đồng
bên tham gia vào
nhưng không quá 8%
quan hệ hợp đồng
giá trị phần nghĩa vụ
được phép tự do ấn hợp đồng bị vi phạm
định mức phạt vi
(Điều 301 Luật
phạm mà không bị
Thương mại 2005)
khống chế bởi những
quy định của pháp
luật, điều này thể
hiện rõ nguyên tắc tự
do thỏa thuận được
ghi nhận trong pháp
luật dân sự (Khoản 2
Điều 418 Bộ luật
dân sự 2015)
Bên vi phạm quyền
Trong hợp đồng


vi phạm và bồi thường
thiệt hại

và nghĩa vụ trong
hợp đồng dân sự có
thể chỉ phải chịu
hình thức chế tài

phạt vi phạm hoặc
có thể chịu đồng
thời hai chế tài nếu
các bên tham gia vào
hợp đồng có thỏa
thuận; trong trường
hợp khơng có thỏa
thuận về việc bên vi
phạm phải chịu đồng
thời hai loại chế tài
phạt vi phạm và bồi
thường thiệt hại thì
chỉ được áp dụng
chế tài phạt vi phạm
đối với bên vi phạm
(Khoản 3 Điều 418
Bộ luật dân sự 2015)

thương mại khơng có
thỏa thuận về phạt vi
phạm thì các bên tham
gia vào hợp đồng chỉ có
quyền yêu cầu bồi
thường thiệt hại; trong
trường hợp có thỏa
thuận phạt vi phạm
trong hợp đồng thương
mại thì các bên tham
gia trong hợp đồng có
thể áp dụng cả hai chế

tài là phạt vi phạm và
bồi thường thiệt hại
(Điều 307 LTM 2005)

*Bồi thường thiệt hại
Giống nhau

Khái niệm

Mục đích

Khác nhau

Mục đích

Mức bồi thường

Bộ luật dân sự 2015 Luật Thương mại 2005
Bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm
dân sự mà theo đó khi một bên có hành vi vi
phạm nghĩa vụ pháp lý gây tổn hại cho người
khác thì phải bồi thường những tổn thất mà
hành vi vi phạm gây ra.
Mục đích của việc bồi thường thiệt hại là nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên;
nhằm hạn chế các hành vi vi phạm của các bên
khi tham gia vào bất kỳ quan hệ hay giao dịch
nào.
- Bảo vệ quyền lợi
- Bảo vệ lợi ích bên bị

bên bị vi phạm;
vi phạm
- Ngồi khơi phục,
- Nhằm khơi phục, bù
bù đắp các tổn thất
đắp những lợi ích vật
về vật chất, còn các
chất bị mất của bên vi
tổn thất về tinh thần phạm (Khoản 2 Điều
(Điều 361 BLDS
302 LTM 2005)
2015)
- Thứ nhất: Bồi
Giá trị bồi thường thiệt
thường thiệt hại
hại bao gồm giá trị tổn


Căn cứ áp dụng chế tài

Mối quan hệ giải quyết

trong hợp đồng:
Người có quyền có
thể yêu cầu bồi
thường thiệt hại cho
lợi ích mà lẽ ra mình
sẽ được hưởng do
hợp đồng mang lại
dựa vào thiệt hại

thực tế. Ngoài ra,
theo yêu cầu của
người có quyền, Tịa
án có thể buộc người
có nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại về
tinh thần cho người
có quyền. Mức bồi
thường do Tòa án
quyết định căn cứ
vào nội dung vụ việc
cụ thể. (Khoản 2,
khoản 3 Điều 419)
- Thứ hai: Bồi
thường thiệt hại
ngồi hợp đồng
(xâm phạm tính
mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm,
uy tín, tài sản,
quyền, lợi ích hợp
pháp khác của người
khác…) (Điều 589592
- Thứ ba: Bồi
thường thiệt hại
trong các trường hợp
cụ thể theo luật định
(Mục 3 Chương 19)
- Có hành vi vi phạm
hợp đồng

- Có thiệt hại thực tế,
bao gồm thiệt hại về
vật chất và tổn thất
về tinh thần (Điều
360, 361)
Nếu các bên có thỏa

thất thực tế, trực tiếp
mà bên bị vi phạm phải
chịu do bên vi phạm
gây ra và khoản lợi trực
tiếp mà bên bị vi phạm
đáng lẽ được hưởng
nếu không có hành vi vi
phạm. (Khoản 2 Điều
302 LTM 2005)

- Có hành vi vi phạm
hợp đồng
- Có thiệt hại thực tế
- Hành vi vi phạm hợp
đồng là nguyên nhân
trực tiếp gây ra thiệt hại
(Điều 303)
- Các bên khơng có


thuận về phạt vi
phạm nhưng không
thỏa thuận về việc

vừa phải chịu phạt vi
phạm và vừa phải
bồi thường thiệt hại
thì bên vi phạm
nghĩa vụ chỉ phải
chịu phạt vi phạm
(Khoản 3 Điều 418)

Thời hiệu yêu cầu bồi
thường

Thời hiệu khởi kiện
yêu cầu bồi thường
thiệt hại là 03 năm,
kể từ ngày người có
quyền yêu cầu biết
hoặc phải biết
quyền, lợi ích hợp
pháp của mình bị
xâm phạm. (Điều
588)

thỏa thuận phạt vi phạm
thì bên bị vi phạm chỉ
có quyền yêu cầu bồi
thường thiệt hại, trừ
trường hợp Luật có quy
định khác
- Nếu các bên có thỏa
thuận phạt vi phạm thì

bên bị vi phạm có
quyền áp dụng cả chế
tài phạt vi phạm và
buộc bồi thường thiệt
hại, trừ trường hợp
Luật có quy định khác
(Điều 307)
Thời hiệu khởi kiện áp
dụng đối với các tranh
chấp thương mại là hai
năm, kể từ thời điểm
quyền và lợi ích hợp
pháp bị xâm phạm, trừ
trường hợp quy định tại
điểm e khoản 1 Điều
237 của Luật Thương
mại năm 2005 (Điều
319) => Như vậy thì
thời hiệu yêu cầu bồi
thường sẽ là hai năm,
kể từ thời điểm quyền
và lợi ích hợp pháp bị
xâm phạm



×