Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bí quyết cho những người lần đầu làm “sếp” doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.73 KB, 3 trang )

Bí quyết cho những người lần đầu làm “sếp”
1. Dành thời gian học tập

Bạn luôn muốn thể hiện cho những người đề bạt bạn rằng quyết định của họ
là hoàn toàn chính xác. Vì vậy, bạn luôn nỗ lực hết sức để mong tạo ra một
bước đột phá mới. Tuy nhiên, bạn sẽ nhanh chóng mắc phải những sai lầm.
Nếu bạn giành thời gian lắng nghe và học hỏi, khi bạn bắt tay vào làm dự án,
thành công sẽ trong tầm tay bạn dễ dàng hơn.

2. Chia sẻ công việc

Nếu bạn nghĩ mình có khả năng làm được hết mọi việc thì bạn nhầm to rồi
đấy. Theo các chuyên gia, đây là lỗi phổ biến nhất của nhà quản lý trẻ.
Nhiều người rất khó từ bỏ thói quen làm những công việc cũ. Hãy nhớ rằng,
vị trí cũ của bạn đã có người khác làm, nhiệm vụ của bạn làm cho cả nhóm,
cả công ty thành công, chứ không phải là làm việc một mình.

3. Lắng nghe nhân viên

Quyết định mà bỏ qua những ý kiến của nhân viên sẽ mang lại cho bạn hai
vấn đề. Một, bạn có thể lỡ mất một vài ý kiến quý giá từ những nhân viên.
Hai, các nhân viên sẽ không có bất cứ đóng góp nào đảm bảo sự thành công
của dự án. Thực tế cho thấy, nếu họ liên quan đến quyết định, họ cũng chẳng
quan tâm hay chịu trách nhiệm khi dự án tiến hành không tốt.
4. Chia sẽ những tin tức tốt lành

Nếu có ai đó khen ngợi công việc của nhóm bạn, hãy chia sẽ tin tức đó cho
tất cả mọi người. Một vài sếp trẻ nghĩ mọi người cần phải biết khi họ làm tốt
công việc. Đây là một sai lầm lớn. Chia sẻ lời khen ngợi có thể xây dựng
lòng tin của mọi người. Một việc đơn giản mà lại mang lại hiệu quả cao.


5. Mở ra một viễn cảnh tươi sáng

Là một nhà quản lý, bạn cần phải có một cái nhìn tổng quát cái đang làm dẫn
đến điều gì, làm như thế nào, mọi người làm việc như thế nào, và làm thế
nào để mọi người có thể làm việc hiệu quả nhất. Mục tiêu của bạn phải thể
hiện đúng mục tiêu của cả nhóm. Là người dẫn đường cho cả nhóm.
Sau khi hỏi những câu hỏi cơ bản, nhà tuyển dụng cũng có thể đề cập sâu
hơn đến hiệu suất làm việc của ứng viên. Những câu hỏi liên quan đến hiệu
suất nói chung sẽ bao gồm cả những điểm mạnh, điểm tiến bộ, khả năng làm
việc theo nhóm và những thành tích lớn nhất mà ứng viên đã đạt được ở
công ty cũ. Các chuyên gia nghề nghiệp cho rằng, những câu hỏi dưới đây
bao gồm cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm là những câu thường xuyên được
hỏi khi cần xác nhận thông tin
Các chuyên gia cho rằng, khi hỏi những câu liên quan đến hiệu suất công
việc sẽ cung cấp thêm những góc nhìn khác về ứng viên. “Nếu nhà tuyển
dụng muốn biết ứng viên này là người như thế nào thì phải khéo léo hỏi
người tham khảo những câu hỏi để có được thông tin đó theo một cách khác
thay vì hỏi trực tiếp”. Ví dụ, nhà tuyển dụng có thể hỏi những câu như: “Bạn
có tin tưởng để ứng viên này trông giúp con cái khi bạn đi nghỉ không?” hay
“Bạn có thể mời ứng viên này đi ăn tối ở nhà hàng với những người thân của
bạn không?”.

×