THỰC HÀNH:
VẬN DỤNG LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
VÀO VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
- Nêu được ví dụ minh họa các kiểu hệ sinh thái chủ yếu của địa phương
- Thấy được hiệu quả của các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái.
- Đề xuất được những biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái phù hợp
của địa phương
2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng hợp tác theo nhóm.
3/ Thái độ: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
II/ Phương tiện dạy học:
1. GV
- Giấy trắng khổ lớn.
- Bút dạ viết giấy khổ lớn.
2. HS
-Đọc trước bài
-Sưu tầm tranh ảnh có liên quan
III/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ: Khơng
3/ Bài mới:
Hoạt động 1: Ơn lại kiến thức cũ liên quan đến kiến thức mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV nêu câu hỏi: Trình bày - Một số HS (được chỉ định) lên bảng trả lời câu
một số nội dung cơ bản (ở hỏi, HS khác bổ sung.
chương II, III) của Luật Bỏa * Đáp án:
vệ môi trường.
- Luật bảo vệ mơi trường quy định về phịng
- GV nhận xét đánh giá và chống suy thối mơi trường, sự cố mơi trường
nêu đáp án.
khi sử dụng các thành phần môi trường như đất,
nước, khơng khí, sinh vật, các hệ sinh thái, đa
dạng sinh học, cảnh quan.
- Luật nghiêm cấm nhập khẩu các chất thải vào
Việt Nam.
- Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử
lí chất thải bằng cơng nghệ thích hợp.
- Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố mơi
trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phụ
hậu quả về mặt môi trường.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm theo chủ đề
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV chia HS cả lớp thành 5 nhóm và - Mỗi nhóm HS thảo luận chủ đề được
phân cơng mỗi nhóm HS thảo luận 1 phân cơng.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
trong 5 chủ đề sau:
+ Ngăn chặn hành vi phá rừng bất hợp
pháp.
+ Không đổ rác bừa bãi gây mất vệ
sinh.
+ Khơng lấn đất cơng.
+ Tích cực trồng nhiều cây xanh.
+ Không sử dụng phương tiện giao
thông quá cũ nát.
- GV giúp HS bằng cách tập trung vào
liên hệ thức tế ở địa phương. Trên cơ sở
đó, đề xuất phương pháp thực hiện luật
ở địa phương một cách phù hợp.
- GV nhấn mạnh: Nhiệm vụ của mỗi
HS là phải nắm vững luật, nghiêm
chỉnh thực hiện và vận động người khác
cùng thực hiện Luật bảo vệ môi trường.
Dưới sự chỉ đạo của GV, các nhóm
dựa vào các câu hỏi gợi ý sau đây... để
thảo luận:
+ Những hành động nào đang vi phạm
Luật bảo vệ môi trường. Nhận thức
của dân địa phương về vấn đề đó đã
đúng như luật quy định chưa?
+ Chính quyền địa phương và nhân
dân cần làm gì để thực hiện tốt luật?
+ Những khó khăn trong việc thực
hiện luật là gì? Có cách nào khắc
phục?
+ Trách nhiệm của mỗi HS trong việc
thực hiện tốt Luật bảo vệ môi trường
là gì?
Các nhóm thảo luận, ghi kết quả vào
tờ giấy ta và sau 15 phút mang lên
bảng trình bày trước lớp. Các nhóm
khác bổ sung và cùng đưa ra kết quả
phù hợp.
4/ Kiểm tra đánh giá:
- GV yêu cầu HS viết báo cáo về các vấn đề sau: (Vở thực hành sinh
học 9)
+ Báo cáo về những nội dung đã được các nhóm thảo luận và nhất trí.
+ Những điểm cịn chưa nhất trí cần phải thảo luận thêm.
+ Nhiệm vụ của mỗi HS trong việc thực hiện và động viên người khác
thực hiện tốt Luật bảo vệ môi trường.
+ Cảm tưởng của em sau khi học bài thực hành.
5/ Dặn dị:
- Ơn các kiến thức học kì II để chuẩn bị cho ôn tập
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí