Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tài chính tại tổng công ty thép việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 111 trang )

Những điểm mới và kết quả đạt được khi nghiên cứu của đề tài
“ Quản trị rủi ro tài chính tại Tổng Công Ty Thép Việt Nam”

Điểm khác biệt của đề tài so với các đề tài trước đây tại Tổng Cơng Ty Thép Việt Nam là
tập trung phân tích những rủi ro tài chính mà Tổng Cơng Ty Thép Việt Nam đã gặp phải
từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 cho đến nay và tác động của
các nhân tố giá cả thị trường đến tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng Cơng Ty Thép
Việt Nam. Xem xét những động thái, phản ứng của doanh nghiệp để từ đó đề ra một
chương trình quản trị rủi ro một cách toàn diện, hệ thống nhằm nâng cao khả năng phòng
ngừa rủi ro đã và sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian sắp tới.

Tác giả
Đỗ Thị Thanh Hằng

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

-------------

ĐỖ THỊ THANH HẰNG

QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CƠNG TY
THÉP VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2010



LUAN VAN CHAT LUONG download : add


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

-------------

ĐỖ THỊ THANH HẰNG

QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CƠNG
TY THÉP VIỆT NAM

CHUN NGÀNH: KINH TẾ - TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2010

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI
TỔNG CƠNG TY THÉP VIỆT NAM” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các

số liệu trong luận văn là số liệu trung thực.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2010

ĐỖ THỊ THANH HẰNG
Học viên cao học khóa 16
Chuyên ngành: Kinh tế - Tài chính – Ngân hàng
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các hình
Danh mục các bảng
Danh mục các từ viết tắt
Lời mở đầu
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tài chính, phịng ngừa rủi ro tài
chính và quản trị rủi ro tài chính……………………………………………………… 1
1.1> Khái niệm rủi ro tài chính…………………………………………………………1
1.2> Rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống……………………………………………1
1.2.1> Rủi ro hệ thống……………………………………………………………….1
1.2.2> Rủi ro phi hệ thống …………………………………………………………..3
1.3> Đánh giá rủi ro thông qua các báo cáo tài chính………………………………

4


1.4> Quản trị rủi ro tài chính…………………………………………………………. 7
1.4.1> Mục tiêu ……………………………………………………………………. 7
1.4.2> Lợi ích……………………………………………………………………

8

1.4.3> Mối quan hệ giữa hoạt động quản trị rủi ro và giá trị của công ty……… . 10
1.4.3.1> Quản trị rủi ro chiến thuật………………………………………

10

1.4.3.2> Quản trị rủi ro chiến lược……………………………………………13
Kết luận chương 1……………………………………………………………………

18

Chương II: Đánh giá rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính trong hoạt động
của Tổng cơng ty thép Việt Nam…………………………………………………… 19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.1> Thị trường thép Việt Nam……………………………………………

19

2.1.1> Sản xuất và tiêu thụ thép …………………………………………

19


2.1.2> Tình hình xuất nhập khẩu thép của Việt Nam ............................

22

a> Nhập khẩu .................................................................................

22

b> Xuất khẩu ……………………………………………………….

24

2.1.3> Ngành thép Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn trong 2010........

25

2.2> Nhận dạng và phân tích những rủi ro tài chính tiềm ẩn của Tổng Cơng Ty
Thép Việt Nam...................................................................................................... 26
2.2.1> Rủi ro về cân đối dòng tiền.......................................................................

26

2.2.1.1> Xem xét khả năng cân đối dịng tiền thơng qua các báo cáo tài
chính và diễn biến giá nguyên vật liệu năm 2008 và 2009......... 26
a> Xem xét rủi ro tài chính trong Bảng cân đối kế tốn của Tổng Cơng
Ty Thép Việt Nam tại ngày 31 tháng 12 năm 2008 và 2009........... 26
b> Xem xét rủi ro tài chính trong Báo cáo kết quả kinh doanh của Tổng
công ty tại ngày 31/12 năm 2008 và 2009……………………….. 29
c> Xem xét biến động giá nguyên vật liệu, thép cán năm 2008 và năm
2009……………………………………………………………… 30

2.2.1.2> Xem xét độ nhạy cảm thông qua các báo cáo tài chính năm 2008,
2009………………………………………………………………… 38
a> Độ nhạy cảm tỷ giá………………………………………………. 38
b> Độ nhạy cảm đối với lãi suất……………………………………

39

c> Độ nhạy cảm đối với giá hàng hóa…………………………………40
2.2.1.3> Xem xét rủi ro tài chính thơng qua dự báo giá ngun vật liệu
năm 2010………………………………………………………… 40
2.2.2> Rủi ro về lãi suất tiền vay...............................................................................44
2.2.3> Rủi ro về sức mua của thị trường………………………………………… 48
2.2.4> Rủi ro về tỷ giá hối đoái…………………………………………………… 52

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.2.5> Rủi ro về khả năng tái đầu tư……………………………………………… 55
2.3> Các phản ứng đối với rủi ro của Tổng Công Ty Thép trong thời gian qua

57

2.3.1> Về giá cả nguyên vật liệu đầu vào……………………………………… 57
2.3.2>

Về tỷ giá………………………………………………………………

59

2.3.3> Về lãi suất………………………………………………………………….60

2.4> Các thiệt hại của Tổng Công Ty Thép Việt Nam trong thời gian qua do khơng
có biện pháp phịng ngừa rủi ro……………………………………………………….61
Kết luận chương 2……………………………………………………………………… 66
Chương III: Giải pháp phòng ngừa rủi ro tài chính nhằm hạn chế thiệt hại trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thép Việt Nam………………….. 67
3.1> Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tài chính trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của Tổng Cơng Ty Thép Việt Nam.................................................................... 67
3.1.1> Nhóm giải pháp xây dựng chương trình quản trị rủi ro, nâng cao năng lực
quản trị cho doanh nghiệp........................................................................................ 67
3.1.2> Nhóm giải pháp cho các bộ phận chức năng nhằm giảm ảnh hưởng biến
động chi phí, kiểm sốt dịng tiền, tăng sức cạnh tranh cho doanh
nghiệp...................................................................................................................... 68
3.1.3> Nhóm giải pháp ứng dụng cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro về tỷ giá.
lãi suất và giá nguyên vật liệu nhằm ổn định sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp
.................................................................................................................................. 71
3.2> Một số giải pháp bổ trợ………………………………………………………

77

3.2..1> Về phía nhà nước………………………………………………………….77
3.2.2>

Về phía ngành tài chính, ngân hàng……………………………………

80

3.2.3> Về phía ngành thép………………………………………………………. 82
Kết luận chương 3………………………………………………………………………..83
Kết luận……………………………………………………………………………..


84

Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………………………………… 85
Phụ lục 1: Giới thiệu về Tổng công ty thép Việt Nam ………………………………… 1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Phụ lục 2: Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2008…………………………………….5
Phụ lục 3: Báo cáo kết quả kinh doanh tại ngày 31/12/2008……………………………...8
Phụ lục 4: Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2009…………………………………….9
Phụ lục 5: Báo cáo kết quả kinh doanh tại ngày 31/12/2009…………………………….12
Phụ lục 6: Minh họa biến động thị trường thép thế giới 2008-2009…………………… 13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Tình hình sản xuất và tiêu thụ thép giai đoạn 2008 – 2009 …………... 21
Hình 2.2: Lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam giai đoạn 2008 – 2009 ………...

23

Hình 2.3: Lượng thép xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2009................. 25
Hình 2.4: Diễn biến giá các loại nguyên vật liệu Đông Nam Á 2007- 2008…….. 31
Hình 2.5: Giá quặng sắt loại 63% Fe Trung quốc nhập khẩu từ Ấn Độ.................

32

Hình 2.6: Giá coke xuất khẩu FOB cảng Trung Quốc……………………………


33

Hình 2.7: Giá cước vận chuyển quặng sắt từ Brazil về Trung Quốc……………

33

Hình 2.8: Giá thép phế HMS1/2 80:20 NK thị trường ĐNÁ năm 2007– 2009....

34

Hình 2.9: Giá phơi thép NK thị trường ĐNÁ 2007 – 2009.................................. 35
Hình 2.10: Diễn biến giá thép dẹt CFR Đơng Nam Á năm 2007 – 2008...............
Hình 2.11: Biểu đồ biểu diễn biến động giá thép xây dựng năm 2008 ………….

36
37

Hình 2.12: Giá thép dẹt NK thị trường ĐNÁ năm 2007 – 2009............................ 38
Hình 2.13: Diễn biến các lãi suất chủ chốt năm 2008 – 2009……………………

47

Hình 2.14: Thống kê sản xuất và tiêu thụ thép xây dựng toàn Hiệp hội các tháng của năm
2008……………………………………………………………………..
49
Hình 2.15: Thống kê sản xuất và tiêu thụ thép xây dựng toàn Hiệp hội các tháng của năm
2009……………………………………………………………………..

52


Hình 2.16: Biến động tỷ giá: 2006-2008 ………………………………………..

53

Hình 2.17: Tỷ giá USD/VND 2008 – 2009……………………………………...

54

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: So sánh nhập khẩu về Việt Nam 2008 – 2009 ……………………………

22

Bảng 2.2: So sánh xuất khẩu của Việt Nam 2008 – 2009 ……………………………

24

Bảng 2.3: Thống kê sản xuất và tiêu thụ thép xây dựng các tháng của năm 2008 tại Tổng Công
Ty ThépViệt Nam ……………………………………………………………… …….. 50
Bảng 2.4: Mức lãi suất vay của Ngân hàng Công Thương Việt Nam áp dụng cho Tổng Công Ty
Thép Việt Nam năm 2008 và 2009 ………………………………………….. ………… 63

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AFTA
CFR

CIS
CPI
ĐNA
DNNN
EU
FOB
GDP
HSC
JPY
NAFTA
NHNN
NHTW
OTC
SBB
SPOT
USD
VND
VNS
VSA
WB
WSA
WSD
WTO

: Khu mậu dịch tự do ASEAN
: Cost and Freight (tiền hàng cộng cước)
: Khối liên hiệp các quốc gia độc lập
: Chỉ số giá tiêu dùng
: Đông Nam Á
: Doanh nghiệp nhà nước

: Liên minh Châu Âu
: Free On Board ( giá giao lên tàu)
: Tổng sản phẩm quốc nội
: Cty CP chứng khoán TP.HCM
: Đồng yên Nhật
: Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ
: Ngân hàng nhà nước
: Ngân hàng trung ương
: Thị trường phi tập trung
: Dịch vụ thơng tin tồn cầu thép
: Giá giao ngay
: Đôla Mỹ
: Việt Nam đồng
: Tổng công ty thép Việt Nam
: Hiệp hội thép Việt Nam
: Ngân hàng thế giới
: Hiệp hội thép thế giới
: Nhóm nghiên cứu thép World Steel
Dynammics
: Tổ chức thương mại thế giới

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, các doanh nghiệp ngày càng đối mặt với những
rủi ro do các biến động của các nhân tố thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hố…
Dù khơng được mong đợi nhưng rủi ro vẫn luôn hiện diện trong mọi quyết định đầu tư
hay giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy theo mức độ, rủi ro có thể gây ra những
thiệt hại về tài chính, nhưng cũng có thể đẩy doanh nghiệp vào tình trạng khánh kiệt,

thậm chí phá sản
Độ nhạy cảm của giá trị và thu nhập của doanh nghiệp đối với nhân tố giá cả thị trường
trên là một dạng rủi ro tài chính mà các doanh nghiệp trên thế giới đã phải đương đầu và
xây dựng chương trình chuyên biệt để quản trị loại rủi ro tài chính này từ những năm cuối
thập niên 1970.
Có thể nhận thấy, tại Việt Nam vấn đề quản trị rủi ro chỉ được đặt lên bàn của các nhà
quản trị doanh nghiệp khi khủng hoảng xảy ra. Còn trong điều kiện bình thường, quản trị
rủi ro ít nhận được sự quan tâm.
Cùng với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta trong giai đoạn
hội nhập kinh tế thế giới, những tác động của các nhân tố thị trường càng mạnh mẽ và
nhanh chóng hơn, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ giữa năm
2008 và kéo dài sang năm 2009 đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp
trong đó có cả Tổng cơng ty thép Việt Nam.
Với chức năng là doanh nghiệp có vốn nhà nước 100%, Tổng công ty thép Việt Nam với
sự hỗ trợ của chính phủ để thực hiện chức năng bình ổn thị trường nên vấn đề quản trị rủi
ro vẫn hết sức bị xem nhẹ. Và cũng chính từ sự thờ ơ đó đã khiến doanh nghiệp đã phải
trả giá rất đắt khi nền kinh tế rơi vào giai đoạn khủng hoảng.
Chính từ những nhận định đó, tác giả quyết định nghiên cứu đề tài “Quản trị rủi ro tài
chính tại Tổng cơng ty thép Việt Nam” với hy vọng đóng góp vào thực tiễn về vấn đề
quản trị rủi ro tài chính trong Tổng cơng ty.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này gồm:

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Nhận diện các rủi ro tài chính mà Tổng công ty thép Việt Nam đã và đang gặp phải
- Xem xét những phản ứng đối với rủi ro của doanh nghiệp trong thời gian qua
- Mức độ tác động của các rủi ro đó đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đề xuất một số giải pháp trước mắt và quan trọng trong tiến trình phát triển của tồn
Tổng cơng ty.

Phương pháp nghiên cứu
Tác giả bắt đầu dựa trên các cơ sở lý luận khoa học, tiến hành thu thập dữ liệu từ các
nguồn trong và ngoài ngành thép, trong nước và trên thế giới để tiến hành chạy đồ thị
bằng phần mềm Exel nhằm phân tích sự biến động của các nhân tố giá cả thị trường và
thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp.
Dữ liệu nghiên cứu
Các số liệu nghiên cứu trong đề tài bao gồm: số liệu thu thập từ các nguồn của Hiệp hội
thép thế giới, Hiệp hội thép Việt Nam, Tổng công ty thép Việt Nam, Ngân hàng nhà
nước, Tổng cục hải quan, thông tin công bố trên các hãng tin Reuters, trên trang web
SBB, asset.vn và các thông tin trên internet khác.
Nội dung đề tài
Đề tài có khối lượng 91 trang, khơng kể phần phụ lục, bao gồm 04 bảng, 20 hình, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Đề tài có kết cấu như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tài chính, phịng ngừa rủi ro tài
chính và quản trị rủi ro tài chính
Chương 2: Đánh giá rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính trong hoạt động của
Tổng Cơng Ty Thép Việt Nam
Chương 3: Giải pháp phòng ngừa rủi ro tài chính nhằm hạn chế thiệt hại trong hoạt
động sản xuất kinh doanh tại Tổng Công Ty Thép Việt Nam

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÀI CHÍNH,
PHỊNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH

1.1> Khái niệm rủi ro tài chính
Các doanh nghiệp ngày nay thường xuyên phải đối mặt với những độ nhạy cảm từ các

nhân tố thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa và chứng khoán, độ nhạy cảm từ
các nhân tố giá cả thị trường tác động đến thu nhập của doanh nghiệp là rủi ro tài chính.
Thuật ngữ rủi ro tài chính cịn được dùng để diễn tả những biến động khơng thể dự đốn
trước của tỷ giá, lãi suất và giá hàng hóa khơng những có thể ảnh hưởng đến các khoản
lợi nhuận được báo cáo hàng quý của một cơng ty mà cịn có thể định đoạt liệu cơng ty
đó có thể tồn tại hay khơng. Trong hơn hai thập kỷ qua, các công ty ngày càng bị thách
thức nhiều hơn bởi những rủi ro tài chính. Một cơng ty hiện nay khơng chỉ cần có các
cơng nghệ sản xuất tiên tiến nhất, nguồn cung lao động rẻ nhất hoặc là chiến lược tiếp thị
tốt nhất nữa; những biến động giá cả đột ngột có thể đẩy các cơng ty đang được điều
hành tốt rơi vào tình trạng phá sản.
Những thay đổi trong tỷ giá có thể tạo ra những đối thủ mạnh mới. Tương tự như vậy,
những thay đổi thất thường trong giá cả hàng hóa có thể đẩy giá cả đầu vào tăng đến mức
mà người tiêu dùng chuyển hướng sang sử dụng các sản phẩm thay thế.
Biến động của lãi suất có thể tạo ra áp lực làm tăng chi phí của các cơng ty. Các cơng ty
nào có doanh thu thấp sẽ bị tác động bất lợi bởi lãi suất tăng lên và có thể lâm vào tình
trạng kiệt quệ tài chính.
Thuật ngữ rủi ro tài chính thật ra có thể bao hàm nội dung rộng hơn độ nhạy cảm của
doanh nghiệp với các nhân tố giá cả thị trường. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài này chỉ
tập trung giới thiệu về rủi ro tài chính có liên quan đến những biến động về giá cả hàng
hóa, lãi suất, tỷ giá tác động đến thu nhập của doanh nghiệp.

1.2> Rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống
1.2.1>Rủi ro hệ thống

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2

Rủi ro khơng thể nào tránh được cho dù có đa dạng hóa như thế nào đi nữa. Là một dạng

rủi ro thuộc về bản chất gắn liền với mỗi ngành nghề kinh doanh nhất định, ngành nghề
nào cũng có rủi ro kinh doanh thuộc về bản chất, hầu hết rủi ro kinh doanh là khơng thể
phịng ngừa do “ không thể mua đi bán lại được” Rủi ro như thế gọi là rủi ro thị trường
hay rủi ro hệ thống.
Những rủi ro thuộc về bản chất kinh doanh như trên là do có những yếu tố sau:
- Bản chất của doanh số bất ổn theo chu kỳ kinh doanh:
Các doanh nghiệp với doanh số có khuynh hướng dao động lớn theo chu kỳ kinh doanh
thường có nhiều rủi ro kinh doanh hơn các doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh
doanh. Tính bất ổn cao độ trong ngành hàng không là một minh họa rõ nhất về trường
hợp rủi ro kinh doanh có thể phát sinh như thế nào.
- Bản chất của bất ổn trong giá bán:
Trong vài ngành cơng nghiệp, giá cả có thể ổn định từ năm này sang năm khác, hoặc
doanh nghiệp có thể có khả năng tăng giá thường xuyên theo thời gian. Điều này đúng
cho nhiều sản phẩm tiêu dùng, như thuốc lá và nhiều lọai thực phẩm chế biến sẵn. Ngược
lại, ở các ngành công nghiệp khác, ổn định giá cả là điều ít chắc chắn hơn nhiều. Ví dụ
trong thập niên vừa qua, các công ty dầu như Exxon, Shell Oil và Mobil chẳng hạn, đã
học được nhiều bài học quan trọng về tính bất ổn định của giá cả khi giá dầu thô đã sụt từ
trên 30 đô la một thùng xuống dưới 10 đô la một thùng hoặc như vào những năm 2005
giá dầu thô đã tăng cao gần 70 đô la một thùng. Thông thường, giá cả trong một ngành
công nghiệp càng cạnh tranh nhiều, rủi ro kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành
đó càng lớn.
- Bản chất của bất ổn trong chi phí:
Tính bất ổn trong chi phí các nhập lượng dùng để sản xuất của một doanh nghiệp càng
cao, rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp đó càng lớn. Ví dụ, các cơng ty hàng không như
Delta Airlines đã chịu tác động đáng kể của tính dễ biến động trong giá cả của nhiên liệu
máy bay do cú sốc giá nhiên liệu trên thị trường thế giới dường như đã khơng cịn dấu
hiệu kết thúc kể từ những năm 2004 đến nay.
- Cạnh tranh trên thương trường:

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



3

Các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường lớn, như IBM chẳng hạn, nhờ quy mô của họ
hay do cấu trúc của ngành cơng nghiệp trong đó họ cạnh tranh, thường có nhiều khả năng
để kiểm sốt chi phí và giá cả sản phẩm của họ hơn các doanh nghiệp hoạt động trong
một mơi trường cạnh tranh hơn. Vì vậy, sức mạnh thị trường của một doanh nghiệp càng
lớn, rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp này càng nhỏ. Khi đánh giá sức mạnh thị trường
của một doanh nghiệp, nên xem xét không chỉ yếu tố cạnh tranh hiện tại doanh nghiệp
đang phải đối phó mà nên xem xét cả tiềm năng cạnh tranh trong tương lai, nhất là cạnh
tranh có thể phát sinh từ nước ngồi. Thí dụ, một nhà máy sản xuất máy tính gặp rủi ro
kinh doanh là một đối thủ cạnh tranh của họ sẽ giới thiệu ra thị trường một sản phẩm ưu
việt hơn về mặt công nghệ sẽ lấy mất thị phần của nhà sản xuất đó trong tương lai.
- Đầu tư tích lũy mà doanh nghiệp đã thực hiện qua thời gian:
Các đầu tư này xác định các ngành công nghiệp mà trong đó doanh nghiệp sẽ cạnh tranh,
mức độ sức mạnh thị trường mà doanh nghiệp sẽ sở hữu và mức độ định phí trong quy
trình sản xuất. Các doanh nghiệp trong các ngành sản phẩm tiêu dùng, như ngành bán lẻ,
sản xuất bia, chế biến thực phẩm và các doanh nghiệp tiện ích có khuynh hướng có mức
độ rủi ro kinh doanh ít hơn. Ngược lại, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa lâu bền, sản
xuất hàng cơng nghiệp và các hãng hàng khơng thường có mức độ rủi ro kinh doanh cao
hơn.
1.2.2> Rủi ro phi hệ thống
Rủi ro có thể được loại bỏ hồn tồn bằng đa dạng hóa gọi là rủi ro phi hệ thống hay còn
gọi là rủi ro có thể đa dạng hóa được.
Rủi ro kinh doanh phát sinh do các quyết định quản trị đặc thù của doanh nghiệp. Những
quyết định quản trị đặc thù như doanh nghiệp nên mua hàng ở đâu, nên sử dụng đồng tiền
nào trong giao dịch thương mại quốc tế…Các doanh nghiệp ngày nay thường xuyên phải
đối mặt với những độ nhạy cảm từ các nhân tố thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng
hóa và chứng khóan. Độ nhạy cảm từ các nhân tố giá cả thị trường tác động đến thu nhập

của doanh nghiệp là rủi ro tài chính.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4

Ở các quốc gia phát triển, hầu hết tình trạng rủi ro tài chính là có thể phịng ngừa được
bởi vì có sự tồn tại của nhiều thị trường lớn và một thị trường hiệu quả mà thơng qua đó
những rủi ro này có thể được trao đổi lẫn nhau.
1.3> Đánh giá rủi ro thông qua các báo cáo tài chính
Xem xét tính thanh khoản và độ nhạy cảm đối với các nhân tố gây rủi ro trên các báo cáo
tài chính thơng qua các tỷ số tài chính.
- Tỷ số thanh toán hiện hành:
Một trong những thước đo khả năng thanh tốn của một cơng ty được sử dụng rộng rãi
nhất là khả năng thanh toán hiện hành.
Tài sản lưu động
Tỷ số thanh toán hiện hành Rc =
Nợ ngắn hạn
Tài sản lưu động bao gồm các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn (bao gồm
chứng khốn thị trường), các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác.
Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong năm bao gồm: vay ngắn hạn, vay dài hạn đến
hạn trả và các khoản phải trả khác.
Tỷ số Rc cho thấy cơng ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm
bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này đo lường khả năng trả nợ của công ty.
Tỷ số này được chấp nhận hay không tùy thuộc vào sự so sánh với tỷ số thanh tốn của
các cơng ty cạnh tranh hoặc so sánh với các năm trước để thấy sự tiến bộ hoặc giảm sút.
Nếu tỷ số thanh toán hiện hành giảm cho thấy khả năng thanh tốn giảm và cũng là dấu
hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra.
Nếu tỷ số thanh tốn hiện hành cao điều đó có nghĩa là cơng ty ln sẵn sàng thanh tốn

các khoản nợ. Tuy nhiên nếu tỷ số thanh toán hiện hành quá cao sẽ làm giảm hiệu quả
hoạt động vì cơng ty đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động hay nói cách khác việc
quản lý tài sản lưu động không hiệu quả (ví dụ: có q nhiều tiền mặt nhàn rỗi, nợ phải
địi, hàng tồn kho ứ đọng). Một cơng ty nếu dự trữ nhiều hàng tồn kho thì sẽ có tỷ số

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


5

thanh toán hiện hành cao, mà ta đã biết hàng tồn kho là tài sản khó hốn chuyển thành
tiền, nhất là hàng tồn kho ứ đọng, kém phẩm chất. Vì thế, trong nhiều trường hợp, tỷ số
thanh toán hiện hành khơng phản ánh chính xác khả năng thanh tốn của cơng ty.
- Tỷ số thanh tốn nhanh:
Tỷ số thanh tốn nhanh được tính tốn dựa trên những tài sản lưu động có thể nhanh
chóng chuyển đổi thành tiền, đơi khi chúng được gọi là “Tài sản có tính thanh khoản”,
“Tài sản có tính thanh khoản” bao gồm tất cả tài sản lưu động trừ hàng tồn kho.

Tài sản lưu động – Hàng tồn kho
Tỷ số thanh toán nhanh Rq =
Nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán cho biết rằng nếu hàng tồn kho của công ty ứ đọng, không đáng giá thì
cơng ty sẽ lâm vào khó khăn tài chính gọi là “khơng có khả năng chi trả”. “Khơng có khả
năng chi trả” xảy ra khi một công ty không đủ tiền để trả các khoản nợ khi chúng đến
hạn.
- Tỷ số địn bẩy tài chính:
Tỷ số địn bẩy tài chính đánh giá mức độ mà một công ty tài trợ cho hoạt động kinh
doanh của mình bằng vốn vay. Khi một công ty vay tiền, công ty luôn phải thực hiện một
chuỗi thanh tốn cố định. Vì các cổ đơng chỉ nhận được những gì cịn lại sau khi chi trả
cho chủ nợ, nợ vay được xem như là tạo ra địn bẩy. Vì thế khi cơng ty muốn vay tiền,

ngân hàng sẽ đánh giá xem cơng ty có vay quá nhiều hay không? Ngân hàng cũng xem
xét công ty có duy trì nợ vay của mình trong hạn mức cho phép khơng?
Các nhà cung cấp tín dụng căn cứ vào tỷ số địn bẩy tài chính để ấn định mức lãi suất cho
vay đối với cơng ty (vì cơng ty càng có nhiều nợ vay, rủi ro về mặt tài chính càng lớn). Ở
các nước phát triển, người ta đánh giá được độ rủi ro này và tính vào lãi suất cho vay.
Điều đó có nghĩa là cơng ty càng vay nhiều thì lãi suất càng cao.
Đối với cơng ty, tỷ số địn bẩy tài chính sẽ giúp nhà quản trị tài chính lựa chọn cấu trúc
vốn hợp lý nhất cho cơng ty mình. Qua tỷ số địn bẩy tài chính nhà đầu tư thấy được rủi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


6

ro về tài chính của cơng ty từ đó dẫn đến quyết định đầu tư của mình. Các tỷ số địn bẩy
thơng thường là:
Tỷ số nợ trên tài sản: Tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài
trợ bằng vốn vay.
Tổng nợ
Tỷ số nợ =
Tổng tài sản
Tổng nợ: bao gồm toàn bộ khoản nợ ngắn hạn và dài hạn tại thời điểm lập báo cáo tài
chính gồm: các khoản phải trả, vay ngắn hạn, nợ dài hạn do đi vay hay phát hành trái
phiếu dài hạn. Tổng tài sản: toàn bộ tài sản của công ty tại thời điểm lập báo cáo.
Lưu ý rằng tỷ số này sử dụng giá sổ sách chứ không phải giá thị trường. Giá thị trường
của công ty cuối cùng xác định các chủ nợ có thu hồi được tiền của họ khơng. Vì thế các
nhà phân tích phải xem mệnh giá của các khoản nợ như một phần của tổng giá thị trường
của nợ và vốn cổ phần. Lý do chính là bởi vì giá thị trường bao gồm giá trị tài sản cố định
vơ hình thể hiện trong chi phí nghiên cứu và phát triển, quảng cáo.v.v.. Những tài sản này
thường không sẵn sàng để bán và nếu cơng ty rơi vào tình cảnh khó khăn về tài chính thì

tất cả giá trị này sẽ biến mất.
Tỷ số nợ trên vốn cổ phần:
Tổng nợ
Tỷ số nợ trên vốn cổ phần =
Vốn cổ phần
Để thấy được mức độ tài trợ bằng vốn vay một cách thường xuyên (qua đó thấy được rủi
ro về mặt tài chính mà công ty phải chịu) người ta dùng tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ
phần.
Nợ dài hạn
Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần =
Vốn cổ phần

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


7

Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần:
Một tỷ số khác cũng được sử dụng đến để tính tốn mức độ đi vay (rủi ro về tài chính)
mà cơng ty đang gánh chịu đó là tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần.
Toàn bộ tài sản
Tổng tài sản trên vốn cổ phần =
Vốn cổ phần
Xác định độ nhạy cảm đối với các nhân tố giá cả thị trường:
Thay vì xây dựng mơ hình về giá và số lượng bán một cách trực tiếp, các cơng ty này sẽ
tìm một biện pháp để đơn giản hóa điều này dựa trên ý tưởng về độ co giãn doanh thu và
chi phí. Độ co giãn đơn giản là tỷ lệ phần trăm thay đổi của một biến số khi một biến số
khác thay đổi 1%.
Độ co giãn là một công cụ mạnh để đo lường độ nhạy cảm. Mặc dù chúng ta biết rằng
thay đổi trong tỷ giá hối đối có thể ảnh hưởng đến cả số lượng sản phẩm bán ở thị

trường nước ngồi lẫn giá cả của nó, khái niệm độ co giãn giúp nắm bắt được tác động
thuần của những thay đổi trong giá và số lượng.
Độ co giãn cũng giúp biểu diễn các tác động của thay đổi trong tỷ giá lên doanh thu từ
hoạt động kinh doanh trong nước dễ dàng hơn (khái niệm độ co giãn không chỉ dành cho
tỷ giá). Một công ty chỉ hoàn toàn sản xuất trong nước phải đối mặt với những cạnh tranh
nội địa từ phía các đối thủ nước ngồi có thể sử dụng độ co giãn để biễu diễn độ nhạy
cảm cạnh tranh của mình
1.4> Quản trị rủi ro tài chính
1.4.1> Mục tiêu
Quản trị rủi ro là xác định mức độ rủi ro mà một công ty mong muốn, nhận diện được
mức độ rủi ro hiện nay của công ty đang gánh chịu và sử dụng các công cụ phái sinh hoặc
các cơng cụ tài chính khác để điều chỉnh mức độ rủi ro thực sự theo mức rủi ro mong
muốn. Quản trị rủi ro cũng đã làm sản sinh ra một cơng nghiệp hồn tồn mới mẻ từ phía
các định chế tài chính ln nắm giữ các vị thế trong các công cụ phái sinh ngược lại với
những người có nhu cầu sử dụng chúng, cịn gọi là những người sử dụng cuối cùng như

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


8

là các công ty hoặc các quỹ đầu tư. Các định chế tài chính này, mà chúng ta đã mơ phỏng
trước đây là các nhà kinh doanh kiếm lời chênh lệch giá mua bán và nói chung là phịng
ngừa những rủi ro cơ sở của danh mục các sản phẩm phái sinh của họ. Cuộc cách mạng
trong quản trị rủi ro cũng đã tạo ra một công nghiệp trong dịch vụ tư vấn và các công ty
phần mềm để giúp các công ty quản lý rủi ro của họ.
Lý do chính để tiến hành quản trị rủi ro là những quan ngại có liên quan đến độ bất ổn
của lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa và giá cổ phiếu trong hoạt động kinh doanh của các
công ty và các định chế tài chính. Các cơng ty có xu hướng chấp nhận rủi ro trong nội bộ
ngành mà công ty đang hoạt động và mong muốn né tránh được những rủi ro từ các yếu

tố ngoại sinh.
Ví dụ các hãng hàng không chấp nhận cạnh tranh trên thị trường vận chuyển hành khách
từ nơi này đến nơi khác. Những rủi ro gắn liền với giá dầu bất ổn là một loại rủi ro hoàn
toàn khác mà họ mong muốn tống khứ nó đi vẫn hơn. Vì thế các hãng hàng khơng tiến
hành phịng ngừa rủi ro giá dầu, điều này cho phép họ tập trung vào công việc kinh doanh
chính của mình. Tuy nhiên thỉnh thoảng họ cũng có thể cảm thấy giá dầu có xu hướng
giảm xuống và như vậy là đơi khi, họ cho rằng mình đã q đề cao việc phịng ngừa rủi
ro.
1.4.2> Lợi ích
Trong các kiến thức tài chính doanh nghiệp hiện đại, trong thế giới của ModiglianiMiller, khơng có thuế và chi phí giao dịch, khơng phải tốn kém chi phí để nhận thơng tin
và ln có sẵn cho mọi người, thì các quyết định tài chính khơng làm tăng giá trị của cổ
đơng. Các quyết định tài chính, chẳng hạn như cơng ty nên phát hành bao nhiêu nợ, công
ty chi trả cổ tức như thế nào hoặc là công ty phải đương đầu với rủi ro ra sao hiếm khi
xác định chiếc bánh giá trị của công ty được cắt như thế nào. Quy mô của chiếc bánh,
được quyết định bởi đầu tư của công ty vào tài sản, là nhân tố quyết định giá trị của cổ
đông. MM tranh luận rằng về lý thuyết, các cổ đơng có thể thực hiện tốt các giao dịch tài
chính giống như cơng ty bằng cách mua hoặc bán cổ phiếu và trái phiếu trong danh mục
đầu tư cá nhân của họ. Quản trị rủi ro cũng là một quyết định tài chính. Như vậy quản trị
rủi ro, về lý thuyết có thể được các cổ đông thực hiện bằng cách điều chỉnh danh mục đầu
tư cá nhân của họ, cho nên các công ty không cần phải quản trị rủi ro.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


9

Lập luận này đã bỏ qua một sự thật là, hầu hết các cơng ty quản trị rủi ro có hiệu quả và
với chi phí thấp hơn so với chính bản thân cổ đông. Các công ty sẽ nhận được những lợi
ích từ cơng việc quản trị rủi ro nếu thu nhập của công ty dao động xoay quanh khung
chịu thuế thu nhập. Với một hệ thống thuế lũy tiến, cơng ty có thể tính tốn để có một kết

thúc với mức thuế thấp hơn bằng cách ổn định thu nhập của cơng ty.
Quản trị rủi ro cũng có thể làm giảm xác suất phá sản và làm giảm chi phí kiệt quệ tài
chính, vốn là một tiến trình rất tốn kém mà trong đó chi phí pháp lý trở thành một thành
phần đáng kể tác động lên giá trị của công ty. Các giám đốc tiến hành quản trị rủi ro còn
do quyền lợi của họ gắn liền với thành quả cơng ty, nói trắng ra là họ quản lý rủi ro cho
chính họ. Bằng cách làm giảm biến động, quản trị rủi ro sẽ làm giảm xác suất mà công ty
phải đối mặt với khả năng kiệt quệ tài chính và làm tăng các chi phí kèm theo như chi phí
phá sản trực tiếp và gián tiếp.
Các cơng ty khi sắp rơi vào tình trạng phá sản sẽ nhận thấy là họ ít có động cơ đầu tư vào
các dự án cho dù các dự án này có hấp dẫn đến cỡ nào đi chăng nữa. Lý do là những dự
án như thế chỉ có lợi cho các chủ nợ của cơng ty vì chúng chỉ làm gia tăng các cơ hội để
thanh toán cho các chủ nợ mà thôi. Trường hợp này được gọi là đầu tư “lệch lạc” và được
phân tích kỹ càng hơn trong các sách về tài chính doanh nghiệp. Quản trị rủi ro giúp tránh
rơi vào tình cảnh giống như vậy và như thế sẽ làm gia tăng cơ hội cho các công ty sẽ luôn
luôn đầu tư vào các dự án hấp dẫn mà những dự án này tính trên tổng thể sẽ tốt hơn cho
xã hội và nền kinh tế.
Cần phải lưu ý là bản thân việc giảm rủi ro không là lý lẽ hoàn hảo để lý giải về việc tại
sao cơng ty phải phịng ngừa và quản trị rủi ro. Các công ty nào chấp nhận rủi ro thấp
hơn, thì trong dài hạn họ sẽ nhận được tỷ suất sinh lợi thấp hơn. Hơn nữa, nếu như các cổ
đông của họ thực sự muốn rủi ro thấp hơn, họ có thể dễ dàng điều chỉnh lại các danh mục
đầu tư của họ bằng cách thay thế các chứng khoán rủi ro cao bằng chứng khoán rủi ro
thấp. Quản trị rủi ro phải tạo ra giá trị cho cổ đông, tức là làm ra cho họ những gì mà bản
thân cổ đơng khơng thể tự mình làm được. Nói tóm lại thì quản trị rủi ro sẽ làm giảm
thiểu được khả năng phá sản vốn rất tốn kém, tiết kiệm được tiền thuế, và tạo điều kiện
dễ dàng cho công ty đầu tư vào các dự án có lời và bằng những lợi ích nhận được như
thế, rõ ràng là giá trị sẽ được tạo ra cho các cổ đông.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



10

1.4.3> Mối quan hệ giữa hoạt động quản trị rủi ro và giá trị của công ty
Làm thế nào hoạt động quản trị rủi ro làm gia tăng giá trị của công ty? Nhưng trên thực
tế, các hoạt động quản trị rủi ro lại có thể làm gia tăng giá trị công ty bằng nhiều cách
khác nhau. Chúng ta chia các hoạt động quản trị rủi ro này ra thành hai dạng: chiến thuật
và chiến lược.
1.4.3.1> Quản trị rủi ro chiến thuật
Qua nhiều năm, chúng ta đã được nghe rất nhiều những cuộc đối thoại về việc sử dụng
sản phẩm quản trị rủi ro để làm giảm chi phí tài trợ của cơng ty. Khi tóm tắt các cuộc đối
thoại này lại, có thể nhận thấy rằng các cách mà sản phẩm quản trị rủi ro được sử dụng để
làm giảm chi phí tài trợ có thể được nhóm lại dưới bốn tiêu đề lớn sau đây: hành động
theo quan điểm, thị trường kinh doanh chênh lệch, giảm chi phí giao dịch, và bán hợp
đồng quyền chọn.
Vận dụng quản trị rủi ro để làm giảm chi phí tài trợ dựa trên hành động theo quan
điểm.
Sản phẩm quản trị có thể được sử dụng vì những dự báo về mức lãi suất. Nếu các nhà
quản trị của công ty tin rằng một mức lãi suất (hoặc toàn bộ cấu trúc kỳ hạn) sẽ giảm, họ
sẽ hành động dựa trên quan điểm này bằng cách tham gia vào một hợp đồng hoán đổi
“chi trả thả nổi” (pay- floating swap). Nếu lãi suất giảm, chi phí lãi vay của cơng ty sẽ
giảm.
Thay vì dự đốn mức lãi suất, cơng ty có thể dự đốn về hình dạng của cấu trúc kỳ hạn
của lãi suất. Một cơng ty có thể có quan điểm rằng, trong tương lai, độ dốc của đường
cong lãi suất có xu hướng dốc hơn so với hiện tại. Trên thị trường giao ngay, một quan
điểm như vậy có thể được vận dụng bằng cách vay ở đỉnh kỳ ngắn hạn trên đường cong
lãi suất và đầu tư vào đỉnh kỳ dài hạn.
Tuy nhiên, quan điểm này có thể được vận dụng trên thị trường hoán đổi bằng cách “tạo
khoảng chênh lệch” giữa hoán đổi dài hạn với hoán đổi ngắn hạn. Nếu ta kỳ vọng đường
cong lãi suất sẽ dốc lên, ta sẽ mong muốn nhận tại đỉnh kỳ hạn dài của đường cong lãi
suất và chi trả tại đỉnh kỳ hạn ngắn. Khoảng chênh lệch trên thị trường hoán đổi chứa

đựng thông tin về việc thị trường “kỳ vọng” cấu trúc kỳ hạn sẽ biến động như thế nào.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


11

Nếu lãi suất thả nổi được gắn với một loại lãi suất dài hạn hơn, chênh lệch so với lãi suất
cố định sẽ rộng hơn so với khoảng chênh lệch của một hợp đồng hoán đổi với lãi suất thả
nổi liên quan đến một loại lãi suất ngắn hạn hơn. Khi chênh lệch hốn đổi của hợp đồng
hốn đổi có liên hệ với lãi suất ngắn hạn dãn rộng tương đối so với hợp đồng hoán đổi
liên hệ với lãi suất dài hạn, thị trường đang phản ánh mức độ khơng chắc chắn về hình
dạng tương lai của đường cong lãi suất.
Một cách làm khác là dự đoán về mối quan hệ giữa các dự báo về lãi suất giao ngay trong
tương lai được ngầm gợi ý từ đường cong lãi suất- lãi suất kỳ hạn được bao hàm trong
cấu trúc kỳ hạn- và lãi suất giao ngay thực tế trong tương lai. Hợp đồng hoán đổi được
định giá trên cơ sở đường cong lãi suất kỳ hạn. Vì vậy, vấn đề ở đây là liệu lãi suất sẽ
biến động có giống như những gì đã được ngụ ý bởi đường cong lãi suất kỳ hạn hay
không.
Một số nghiên cứu học thuật cho rằng lãi suất kỳ hạn “đã dự đoán quá cao” lãi suất giao
ngay trong tương lai. Nếu đường cong lãi suất là rất dốc, cơng ty có thể dự đốn rằng lãi
suất trong tương lai sẽ khơng cao như những gì được ngụ ý trong đường cong lãi suất (Và
thật sự được đưa vào định giá hợp đồng hoán đổi lãi suất).
Vận dụng quản trị rủi ro để làm giảm chi phí tài trợ bằng thị trường “kinh doanh
chênh lệch giá”
Thuật ngữ kinh doanh chênh lệch giá được sử dụng rất phổ biến trong mối liên hệ với thị
trường hoán đổi. “Kinh doanh chênh lệch giá” được tiếp cận theo hướng sử dụng hợp
đồng hoán đổi như là kết quả của những bất hoàn hảo trên thị trường, chẳng hạn như là
những quy định ưu đãi thuế khác nhau của chính phủ.
Đơi khi, kinh doanh chênh lệch giá lại là hậu quả xảy ra do những rào cản khi một công

ty muốn dàn xếp một khoản vay nợ nào đó trên thị trường tài chính. Nếu có một rào cản
thực sự như thế, thì nguồn cung ứng của các chứng khốn có thu nhập cố định trên thị
trường đó sẽ bị giới hạn; vì vậy giá của chứng khoán sẽ cao hơn giá được xác định theo
thị trường. Điều này làm cho các chứng khốn sẽ có các mức lãi suất coupon thấp hơn
mức thị trường. Những người sử dụng cuối cùng có thể tiếp cận với các phương thức

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


12

kinh doanh chênh lệch giá này thường là các tổ chức quyền lực cao với điều kiện tiếp cận
đặc biệt, ví dụ như WB hoặc là các cơng ty đặc biệt như là các công ty siêu quốc gia.
Trong trường hợp khác, kinh doanh chênh lệch giá còn là kết quả của các điều khoản thuế
áp đặt khác nhau đối với việc phát hành nợ trên thị trường này so với phát hành nợ trên
thị trường khác.
Vận dụng quản trị rủi ro để làm giảm chi phí tài trợ bằng cách giảm chi phí giao
dịch
Một trong những cách thức quan trọng nhất (nhưng có lẽ ít được thảo luận nhất) mà giao
dịch hốn đổi có thể làm giảm chi phí tài trợ là làm giảm chi phí giao dịch, đây là hệ quả
từ quyết định huy động vốn của công ty. Chi phí này bao gồm các khoản mục như chênh
lệch mua- bán, thu thập thông tin, và thanh khoản. Chúng ta cũng đã phác thảo làm cách
nào mà các công ty quốc tế thỉnh thoảng lại sử dụng khả năng vay mượn dư thừa của
mình trên các thị trường mà họ có khả năng huy động vốn với chi phí tương đối thấp và
sau đó tiến hành sử dụng hoán đổi để chuyển chúng thành các khoản vay tổng hợp trên
các thị trường mà họ khơng có lợi thế đặc biệt.
Vận dụng quản trị rủi ro để làm giảm chi phí tài trợ bằng cách bán quyền chọn
Để làm giảm chi phí tài trợ, một cơng ty có thể lựa chọn bán thay vì mua quyền chọn
mua. Chúng ta đã nhận thấy rằng một công ty được tài trợ với khoản nợ có lãi suất thả
nổi có thể mua những quyền chọn trần lãi suất để bảo vệ công ty trước việc lãi suất đang

tăng lên. Thay vào đó, một cơng ty được tài trợ với khoản nợ có lãi suất thả nổi có thể
bán một quyền chọn bán sàn lãi suất để làm giảm chi phí tài trợ. Phần phí mà cơng ty
nhận được “làm giảm” chi phí tài trợ của cơng ty.
Các cơng ty có thể làm giảm chi phí tài trợ bằng cách phát hành “nợ lai tạp”. Một ví dụ
về nợ lai tạp là một “gói nợ” chứa đựng một quyền chọn. Dạng gần gũi nhất của cấu trúc
này là một trái phiếu có kèm theo đặc quyền cổ phần. Cơng cụ nợ này có thể được xem
bao gồm hai phần: một công cụ nợ tiêu chuẩn và một quyền chọn mua đối với giá trị của
vốn cổ phần công ty. Những người mua khoản nợ này tưởng thưởng cho việc cơng ty
đính kèm quyền chọn này bằng cách trả giá cao hơn cho gói nợ- điều này làm giảm khoản
lãi coupon của nợ. Các trái phiếu chỉ số- khoản nợ này đôi khi được gọi như vậy - được

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


13

phát hành kèm một quyền chọn đối với nhiều tài sản cơ sở khác nhau như hàng hóa (ví
dụ, vàng) và chỉ số chứng khốn quốc tế (ví dụ, S&P500).
Và các cơng ty bán quyền chọn đính kèm để làm giảm chi phí tài trợ. Mặc dù các quyền
chọn đính kèm có tất cả các đặc tính của một quyền chọn tiêu chuẩn, nhưng chúng lại
không phải là công cụ độc lập, mà là một phần của một hợp đồng lớn hơn. Trong nhiều
trường hợp, quyền chọn đính kèm với hợp đồng có cùng đặc tính thanh tốn (hoặc tương
tự) với các quyền chọn khác được giao dịch trên sàn giao dịch hoặc thị trường phi tập
trung. Trong trường hợp này, người nắm giữ quyền chọn có thể bán trên sàn giao dịch
thanh khoản hoặc trên thị trường phi tập trung để tạo ra doanh thu hoặc làm giảm chi phí
tài trợ. Có rất nhiều giao dịch kinh doanh hàng ngày có chứa các quyền chọn kèm theo.
Quyền lựa chọn nằm ngồi hợp đồng - ví dụ quyền trả trước khoản nợ cầm cố - là một
trong các quyền chọn kèm theo.
Các khoản nợ có thể thu hồi là một ví dụ khác của một hợp đồng có kèm quyền chọn.
Đứng trên quan điểm của công ty phát hành, khoản nợ có lãi suất cố định có thể thu hồi

thường bao gồm hai phần được kết hợp vào trong một hợp đồng: một khoản nợ lãi suất
cố định tiêu chuẩn và một quyền chọn lãi suất kiệt giá. Khoản nợ có thể thu hồi cho
người phát hành quyền mua lại khoản nợ với một mức giá định trước vào một khoảng
thời gian cụ thể trong tương lai (và vì vậy nó có cùng đường biểu diễn kết quả với một
quyền chọn bán về lãi suất). Nếu lãi suất giảm xuống sau khi khoản nợ được phát hành,
cơng ty có thể mua lại khoản nợ với một mức giá đã thỏa thuận trước một khi giai đoạn
chờ đến lúc thu hồi đã trôi qua. Cơ chế này hoạt động như việc tự phịng ngừa rủi ro của
cơng ty đối với việc lãi suất sẽ giảm xuống sau khi phát hành nợ. Có bằng chứng cho thấy
trong quá khứ các nhà đầu tư đã định giá thấp các quyền chọn lãi suất đính kèm. Một số
cơng ty tận dụng lợi thế định giá thấp này bằng cách bán quyền chọn bán lãi suất sau khi
phát hành trái phiếu. Chiết khấu dần khoản phí quyền chọn bán mà cơng ty phát hành
nhận được dẫn đến kết quả là cơng ty có một khoản nợ với lãi suất cố định thấp hơn mức
thị trường.

1.4.3.2> Quản trị rủi ro chiến lược

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×