Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

SO SANH VAN MINH TRUNG QUỐC VA ấn dộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.56 KB, 3 trang )

TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MƠ Ở ĐÀ NẴNG QUA MỘT SỐ BIẾN SỐ VĨ MÔ
Đà Nẵng là một thành phố trẻ, đóng vai trị quan trọng tạo động lực phát triển cho khu
kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên, Đà Nẵng trong những năm qua đã đạt được
nhiều thành tựu trong việc phát triển kinh tế - xã hội đồng thời cũng đã chịu những biến
động kinh tế trên thế giới và trong khu vực như tỷ lệ lạm phát cao vào cuối năm 2007 đầu năm 2008, khủng hoảng tài chính tồn cầu đã tạo ra những tác động đáng kể đến nền
kinh tế. Để để có thể đánh giá đúng, xác định đầy đủ những vấn đề cốt lõi nền kinh tế Đà
Nẵng đang đối mặt là một điều cần thiết, chúng ta cần phân tích rõ tình hình kinh tế vĩ
mơ ở Đà Nẵng thông qua một vài biến số vĩ mô cơ bản.
Thứ nhất, Đà Nẵng có mức tăng trưởng kinh tế khá ổn định và khá cao trong cả nước,
tốc độ tăng GDP bình quân của thành phố trong giai đoạn 2010-2014 đạt 11%, năm 2013
đạt 8,1%, và năm 2014 đạt 9,28%(1)
Góp một vai trò hết sức quan trọng trong sự tăng trưởng này, trước hết phải kể đến sự
dịch chuyển cơ cấu của ngành dịch vụ và ngành công nghiệp, tổng giá trị sản xuất tính
theo giá hiện hành vào năm 2014 ước tính là 117405 tỷ đồng trong đó giá trị sản xuất
công nghiệp chiếm 54,29% ;nông nghiệp , lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 2,4%; dịch
vụ chiếm 43,31%, chỉ số phát triển bình quân trong giai đoạn 2010-2014 là 10,5%; trong
đó chỉ số phát triển của dịch vụ và công nghiệp năm 2014 so với năm 2013 lần lượt là
9,54% và 8,62%. Điều quan trọng là mức tăng trưởng này khá phù hợp với sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần
tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế
của thành phố đang còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố và chưa tướng xứng với tiềm
năng của thành phố hiện nay.
Cũng như một vài tỉnh khác thuộc miền Trung , hoạt động xuất khẩu của thành phố Đà
Nẵng ngày càng khởi sắc bằng chứng là kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng đều, tổng
kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2009-2014 là 4468 triệu USD trong đó năm 2014 ước tính
đạt gần 1126 triệu USD, tăng 10,5%. Thị trường xuất khẩu được mở rộng ra 93 quốc gia
và vùng lãnh thổ. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Đà Nẵng là: dệt may, giày da,
thủy sản, dăm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, cà phê, đồ chơi trẻ em, đồ gỗ, xăm lốp cao
su,... Về nhập khẩu, tổng kim ngạch nhập khẩu của Thành phố Đà Nẵng có xu hướng
tăng qua các năm, trong đó tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư
nguyên liệu phục vụ sản xuất chiếm 90%. Qua những con số có thể thấy được thương


mại là một trong những tiềm năng để phát triển kinh tế Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, khả năng huy động và cách sử dụng các nguồn lực của Đà Nẵng sẽ là
minh chứng rõ ràng nhất cho sự chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế. Đầu tiên phải
kể đến yếu tố vốn đầu tư, vốn đầu tư hàng năm có xu hướng giảm trong giai đoạn 20112013 nhưng có dấu hiệu tăng trở lại vào năm 2014. Vốn đầu tư giúp thành phố thực hiện
xây dựng cơ sở hạ tầng, các mục tiêu vĩ mơ. Đây là tín hiệu đáng mừng trong phát triển
kinh tế của thành phố. Trong giai đoạn 2011-2014, với nguồn vốn trong nước chiếm hơn


44% tổng số vốn đầu tư, các nguồn vốn ODA, FDI và nguồn vốn tín dụng thương mại
chiếm tỉ lệ khoảng 9,6%. Nhìn chung, sau thời kỳ suy giảm FDI vào Việt Nam nói chung
và thành phố Đà Nẵng nói riêng do cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực năm
1997, nguồn vốn FDI vào Đà Nẵng trong những năm gần đây đã phục hồi và ngày càng
tăng cao.
Đà Nẵng đã tăng cường thực hiện những chính sách vĩ mô, ổn định môi trường kinh tế
như ổn định tỷ giá hối đối, chính sách tiền tệ,chính sách tài khóa, chi tiêu cơng hợp lý,
linh hoạt trong từng thời kì đã giúp kiềm chế được lạm phát; cụ thể trong năm 2011 chỉ
số CPI ở Đà Nẵng rất cao, đây cũng là điều dể hiểu vì trong giai đoạn này nền kinh tế của
nước ta cũng phải chịu ảnh hưởng mạnh của cuộc khủng khoảng kinh tế trên toàn thế giới
nhưng đến năm 2012 chỉ số lạm phát giảm mạnh từ 18,17% xuống cịn 6,81% (giảm
11,36%) trong khi đó chỉ số CPI giảm 0,85% phản ánh được sự nổ lực của chính phủ
trong việc kiềm chế lạm phát, đến năm 2014 tỉ lệ lạm phát được chính phủ giữ ở mức
thấp (4,09%) giảm 1,83% so với năm 2013 trong khi đó chỉ số CPI trong giai đoạn này
giảm so với năm 2013 là 0.48%. Có thể nói trong giai đoạn này nền kinh tế thành phố đã
có những điều kiện thuận lợi để phát triển hơn , minh chứng cụ thể cho điều này là

thành phố đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra về GDP tăng lên là 9,28% (chỉ tiêu là tăng
từ 9 đến 9,5% )_điều mà 2 năm trước thành phố chưa làm được . Với những cố gắng
của mình Đà Nẵng đã góp phần kiềm chế được tỷ lệ thất nghiệp, tỉ lệ thất nghiệp giảm từ
6,68% năm 2010 xuống chỉ còn 3,46 % năm 2014. Đây là một chỉ tiêu quan trọng khơng
kém góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ ở Đà Nẵng.

Chính những chính sách vĩ mơ này đã tạo đà cho nguồn vốn FDI đầu tư vào có xu
hướng tăng trong giai đoạn sau này, góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư quan trọng trong
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đến nay, đã có 30 quốc gia và vùng lãnh thổ
đầu tư vào Đà Nẵng, trong đó đứng đầu về số dự án là Nhật Bản với 78 dự án, tổng vốn
đầu tư đăng ký lên đến 372,1 triệu USD; tiếp đến là Hàn Quốc với 37 dự án, tổng vốn đầu
tư 710,1 triệu USD; Hoa Kỳ với 32 dự án, tổng vốn đầu tư 329 triệu USD...Tuy hoạt
động thu hút FDI của Đà Nẵng đạt nhiều kết quả tích cực, nhưng cũng cịn những hạn
chế, tồn tại cần sớm giải quyết. FDI chưa tạo được động lực phát triển nhanh, bền vững
cho kinh tế địa phương. Nhiều dự án có quy mơ nhỏ, cơng nghệ đơn giản, gây ơ nhiễm
mơi trường. Trình độ cơng nghệ tuy cao hơn doanh nghiệp trong nước nhưng nhìn chung
cịn lạc hậu so với thế giới. Hiệu quả của các doanh nghiệp FDI còn thấp, giá trị gia tăng
chưa cao, còn hiện tượng chuyển giá trong hoạt động đầu tư, đã tạo ra môi trường cạnh
tranh không lành mạnh.
Nhưng chưa kết thúc ở đó, ngồi việc sử dụng và huy động vốn chưa hiệu quả thì
nguồn lao động cũng rất cần được nói đến. Đà nẵng sở hữu một nguồn lao động dồi dào,
số người trong độ tuổi lao động luôn chiếm tỉ lệ cao trên 48% ( gần một nửa dân số ) và
tăng dần qua các năm. Thêm vào đó là cơ cấu lao động có xu hướng giảm trong các
ngành nông nghiệp, tăng trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, cho thấy cơ cấu lao


động cũng như cơ cấu ngành có sự nhất quán với nhau, chuyển dịch theo hướng cơng
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tốc độ tăng lao động bình quân giai đoạn 2011-2014
ước tính khoảng 5,3 %.Năm 2011 lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 18% lực
lượng lao động thành phố, công nhân kỹ thuật chiếm 9%, trung cấp chiếm 5% và 68%
lực lượng lao động khác(2). Qua con số thống kê có thể thấy, lực lượng lao động thành phố
được đào tạo cơ bản, có trình độ chun mơn kỹ thuật và tay nghề, có thể đáp ứng nhu
cầu về nguồn nhân lực của các doanh nghiệp tại thành phố cũng như cả ở khu vực miền
Trung. Chính những thuận lợi về nguồn lao động dồi dào và chất lượng cao đã giúp cho
thu nhập bình quân đầu người của Đà Nẵng tăng dần qua các năm, năm 2013 đạt 56,3
triệu đồng, bằng 1,35 lần năm 2011 và cao hơn 1,6 lần mức bình quân cả nước năm 2013

và thu nhập bình quân đầu người năm 2014 ước tính tăng 10,7 %.
Qua những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế của Đà Nẵng nói
trên, ta có thể thấy được sự tăng trưởng ở phần lớn dựa vào yếu tố thâm dụng vốn và lao
động, tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn và lao động ở Đà Nẵng cũng chưa thật sự tương
xứng với quy mô tăng trưởng kinh tế, năng suất các yếu tố tổng hợp TFP vẫn chưa được
đầu tư đúng mức. Nhìn chung là sự đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP của thành
phố còn rất thấp bình quân cả giai đoạn từ 1998-2009 là một con số âm (-0.61%) và giai
đoạn 2003-2009, tỷ trọng các nhân tố này lần lượt là 56%, 22% và 22% (3). Tuy nhiên giai
đoạn gần đây đã có sự chuyển dịch dần sang khai thác các yếu tố chiều sâu hơn các yếu
tố chiều rộng.
Tóm lại, một số mặt tích cực về tình hình kinh tế vĩ mơ mà Đà Nẵng đã đạt được như
kinh tế đang trên đà tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng khá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù
hợp theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ, trong đó ngành cơng nghiệp- xây dựng giữ vai trò chủ đạo. Du lịch
phát triển mạnh, thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước. Chỉ số giá tiêu dùng
và lạm phát được kiềm chế ở mức ổn định. Nguồn lao động của thành phố dồi dào, lao
động chất lượng chiếm phần lớn. Giải quyết việc làm cho lao động đạt được nhiều kết
quả tích cực, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên, quy mô tăng trưởng còn nhỏ,
năng lực cạnh tranh thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của thành phố. Chưa
tận dụng hết cơ hội do hội nhập quốc tế mang lại, nhất là trong việc tăng cường xuất
khẩu, thu hút đầu tư nước ngồi. Quy mơ thu hút đầu tư nước ngồi thấp, chưa có các
nhà đầu tư lớn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất.
Tài liệu tham khảo:
(1) />(2) Theo số liệu thống kê của Trung tâm Xúc tiến đầu tư thành phố Đà Nẵng 2011
(3) Nguyễn Hải Yến, Phát triển bền vững kinh tế thành phố Đà Nẵng ,2010
(4) Tổng cục thống kê Đà Nẵng niêm giám 2014.



×