Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu luận môn văn hóa nghệ thuật, tìm hiểu giá trị văn hóa nghệ thuật qua các tác phẩm văn học giai đoạn 1930 1986

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.67 KB, 19 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: VĂN HĨA NGHỆ THUẬT
Đề tài:

TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
QUA CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC GIAI ĐOẠN 1930- 1986

1


MỤC LỤC
TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HĨA NGHỆ THUẬT....................................1
QUA CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC GIAI ĐOẠN 1930- 1986...............1
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................18

TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HĨA NGHỆ THUẬT....................................1
QUA CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC GIAI ĐOẠN 1930- 1986...............1
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................18
A. MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trị đặc biệt của văn hóa trong
sự nghiệp kháng chiến kiến quốc: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” và
nhấn mạnh văn hóa là một bộ phận hữu cơ cấu thành quan trọng của cách
mạng, khơng đứng ngồi, mà phải ở trong kinh tế và chính trị. Trong “Thư gửi
các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa năm 1951”, Người khẳng định: “Văn hóa,
nghệ thuật là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
Trong lịch sử phát triển hàng nghìn năm của dân tộc, văn học, nghệ
thuật Việt Nam đã hun đúc nên một truyền thống sâu sắc và độc đáo. Đó là nền
văn học, nghệ thuật yêu nước và nhân văn, gắn bó máu thịt với nhân dân và
dân tộc, trở thành nguồn sức mạnh nội sinh to lớn, góp phần trực tiếp vào sự
nghiệp dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước. Không phải ngẫu nhiên mà
ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã khẳng định văn hoá, văn học, nghệ thuật là


một mặt trận quan trọng, một sức mạnh đặc biệt của dân tộc trong cơng cuộc tự
giải phóng mình. Trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931), trong thời
kỳ Mặt trận Dân chủ (1936 - 1939) và Mặt trận Việt Minh (1941 - 1945),
những người cộng sản và yêu nước đã dùng vũ khí văn học, nghệ thuật để vận
động cách mạng từ trong ngục tù cũng như ngoài cơng chúng trên các báo chí
cơng khai của Đảng. Đặc biệt, sự ra đời của Đề cương Văn hoá Việt Nam năm
1943 - Chiến lược đầu tiên về văn hoá của Đảng - đã có sức thu hút, tập hợp
2


đội ngũ trí thức - văn nghệ sĩ vào "Hội Văn hoá cứu quốc" - một bộ phận của
Mặt trận Việt Minh, góp phần động viên, cổ vũ đồng bào cả nước làm nên
thắng lợi lịch sử của cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Nhìn một cách hệ thống, xuyên suốt cho thấy Đảng ta từ khi ra đời đến
nay, dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh ln coi văn học nghệ thuật là một
giá trị văn hóa có sức sống lâu dài, bền vững, tác động tích cực, to lớn vào sự
nghiệp cách mạng của dân tộc. Đại hội VIII của Đảng nêu mục tiêu xây dựng
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nhằm xây dựng con người Việt
Nam tiên tiến về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, lối sống. Văn kiện Đại hội VIII
nêu rõ: “Phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị tư
tưởng nghệ thuật cao, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ, có tác động sâu
sắc xây dựng con người. Khuyến khích tìm tịi, thể nghiệm mọi phương pháp,
mọi phong cách sáng tác vì mục đích đáp ứng đời sống tinh thần lành mạnh, bổ
ích cho công chúng. Bài trừ các khuynh hướng sáng tác suy đồi, phi nhân tính”.
Tìm hiểu giải giá trị văn hóa nghệ thuật qua các tác phẩm văn học có ý
nghĩa quan trọng. Đó là lý do tơi chọn đề tài: “Tìm hiểu giá trị văn hóa nghệ
thuật qua các tác phẩm văn học giai đoạn 1930- 1986”.

3



B. NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA, GIÁ TRỊ VĂN HÓA VÀ
GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA VĂN HỌC
1. Văn hố
Định nghĩa văn hố đến nay đã có hàng trăm, các tác giả nổi tiếng của
trường phái nhân văn như Dilthey, Casirrer, Arnold, T. Eliot…đến trường phái
thực chứng như Taylor, Malinowski, Boas, Kroeber, Benedict, Durkheim…gần
gủi nhau trong mấy nội hàm cơ bản sau đây. Văn hoá theo nghĩa rộng là tổng
hoà mọi sản phẩm vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, trong đó thể
hiện đời sống vật chất, tinh thần, các loại tư tưởng, phương thức tư duy, hình
thức biểu đạt, mơ hình hành động, thái độ ứng xử làm cho một cộng đồng dân
tộc này phân biệt với các dân tộc khác; văn hoá thể hiện năng lực chế ngự
thiên nhiên, phương thức tổ chức xã hội cùng chế độ điển chương dùng để phát
triển nhân cách con người và phân chia hưởng thụ thành quả xã hội. Văn hoá
nghĩa hẹp là quan niệm tư tưởng và quan niệm giá trị. Xét về cấu trúc thì văn
hố bao gồm tầng nền tảng là tồn bộ cơ sở vật chất, cái “tự nhiên thứ hai” của
con người do con người sáng tạo ra bằng sức lao động. Tầng thứ hai là cung
cách ăn ở, mặc, đi lại, nói năng, hơn thú, lễ nghi, phong tục. Tầng thứ ba gồm
tư tưởng chính trị, tơn giáo, pháp luật, tổ chức nhà nước và tầng trên cùng, là
các sáng tác văn học, nghệ thuật, triết học, biểu hiện tâm hồn, tài nghệ, sức
sáng tạo của con người. Toàn bộ văn hố thể hiện trong hệ thống kí hiệu, biểu
4


tượng, ngôn ngữ của con người thấm nhuần ý thức về giá trị. Văn hố khơng
chỉ là cái phân biệt con người với con vật mà còn là cái tiêu biểu nhất cho một
dân tộc, phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Nhiều người định nghĩa văn
hoá nhấn mạnh đến yếu tố sản xuất công cụ, ngôn ngữ, tư duy, vui chơi, bắt
chước, kí ức…để phân biệt con người với con vật, nhưng Ch. Darwin đã chứng

minh về các mặt ấy con người và con vật đều có cái chung, duy chỉ có ý thức
về giá trị, định hướng giá trị trong cuộc sống là đặc điểm nổi bật nhất phân biệt
con vật và con người.
2. Giá trị văn hố
Dù cho đến nay có nhiều quan niệm về giá trị, như thế nào thì giá trị là
phạm trù gắn liền với sự xuất hiện của con người ( tách khỏi động vật) và phát
triển cùng đời sống con người như là một chủng loại có văn hố. Tn Tử nói:
“Nước lửa có khí nhưng khơng có sinh, thảo mộc có sinh mà vơ tri, cầm thú có
tri mà vơ lễ nghĩa. Con người có khí, có sinh, có tri, có lễ nghĩa đó là lồi q
nhất.” Giá trị văn hoá về thực chất là sự khẳng định của con người đối với sự
tồn tại vật chất, tinh thần của bản thân mình, quan hệ, trật tự của mình, hành vi,
thái độ của mình, khích lệ con người sống và phát triển theo thang giá trị của
mình. Dưới ánh sáng của giá trị con người thấy cuộc sống đáng q và có ý
nghĩa. Giá trị văn hố thể hiện trong cách ứng xử của con người qua các quan
hệ người với tự nhiện, người với cộng đồng xã hội, người với người khác,
người với bản thân mình. Chân, giả, thiện, ác, đẹp, xấu, lành, dữ, cao quý, tầm
thường, linh thiêng, phàm tục…chính là các giá trị thể hiện của con người
trong các quan hệ ấy. Thiếu các giá trị văn hoá soi đường con người chẳng
khác con vật.
Giá trị văn hố khơng chỉ thể hiện ở hình thức kí hiệu, biểu tượng. E.
Cassirer đã nói đến con người là động vật biết sử dụng kí hiệu, thể hiện từ
trong thần thoại cho đến các hệ thống biểu tượng, ngôn ngữ. Nhờ có ngơn ngữ,
kí hiệu mà con người lưu giữ được kí ức, kinh nghiệm, có quan niệm thời gian,
khơng gian, cộng đồng và nói chung, có kí ức, thế giới nội tại, tâm hồn….Kí
5


hiệu một mặt là công cụ, phương tiện giúp con người lưu giữ, truyền đạt mọi
thông tin, nhưng mặt khác, nó khơng phải chỉ là cơng cụ mà khi dùng xong, đạt
mục đích người ta có thể vứt đi, ngược lại, nó chính là sự tồn tại của bản thân

con người. Kí hiệu là chiếc cầu nối con người với thế giới, là hiểu biết, ý thức,
tư duy của con người, nói như Heidegger là “ngơi nhà của hữu thể”. Khơng có
kí hiệu thì khơng có khái niệm, khơng có tư duy, khơng có cả bản thân con
người như là động vật có văn hố nữa. Bản thân kí hiệu là phương diện quan
trọng của giá trị văn hoá.
Giá trị văn hố có tính nhân loại và đồng thời có tính khu vực, tính dân
tộc, phụ thuộc vào điều kiện sinh hoạt. Văn hoá nào cũng phục vụ cho con
người trong các nhu cầu ăn, uống, thở, bài tiết, giao cấu, mặc, ở, đi lại, giao
tiếp, cưới xin, ma chay, sinh đẻ, chữa bệnh, sản xuất, tích trữ, tự vệ, chống thú
dữ và kẻ thù, lưu giữ thơng tin…Đó là nền tảng của tính nhân loại. Nhưng
đồng thời con người thực hiện các nhu cầu trên theo những phương thức,
phương tiện, nghi thức, chất liệu rất khác nhau lại làm nên tính khu vực và tính
dân tộc. Có thể nói địa vực nào văn hoá ấy.
Giá trị văn hoá là cả một hệ thống được phân tầng. Có những giá trị văn
hoá nằm ở tầng sâu, bền vững, lâu dài, như đạo lí, tín ngưỡng, phong tục, ngơn
ngữ. Có những giá trị nằm ở bề mặt nhanh chóng đổi thay như thời trang, mốt.
3. Giá trị văn hoá của văn học
Văn học là hình thái ý thức xã hội có chức năng kết tinh giá trị văn hóa
tinh thần của con người. Xét theo nghĩa hẹp của văn hoá là sự thể hiện tư
tưởng và giá trị thì văn học gần với triết học, là những hình thái ý thức xã hội
thể hiện tư tưởng, lí tưởng, sự quan tâm đến giá trị tối cao, tốt ráo của con
người. Xét theo đặc trưng thì văn học là sự thể hiện đời sống con người dưới
hình thức hình tượng cụ thể cảm tính, sinh động, khơng lặp lại, khơng phải
bằng khái niệm trừu tượng, làm cho ý nghĩa, giá trị văn hố của văn học biểu
hiện dưới hình thái tiềm tại, phụ thuộc vào sự cảm thụ, lí giải, cắt nghĩa của
người đọc thì giá trị văn hố của văn học sẽ có sự thay đổi theo thế hệ người
đọc. Giá trị văn hoá của văn học thể hiện trong cả q trình tồn tại của nó.
6



Nhìn từ lịch trình cũng như quỹ đạo phát triển của văn hoá nhân loại, bản chất
của văn học là sự đi tìm các tư tưởng và giá trị, văn học xưa nay chưa bao giờ
khư khư giữ lấy một thước đo giá trị nào cả. Cho nên trong toàn bộ công cuộc
xây dựng giá trị người văn học trước sau đều đảm nhận chức năng sinh thành,
phán đoán, truyền bá, biến đổi, tiêu huỷ và đổi mới các giá trị văn hoá.
Giá trị văn hoá của văn học thể hiện ở việc phản ánh các hệ thống giá
trị về con người, cuộc xung đột của các giá trị người nhằm khẳng định hệ
thống giá trị người phù hợp với xu thế thời đại. Chức năng của văn học được
phân hoá thành các phương diện cụ thể như chức năng nhận thức, chức năng
giáo dục, chức năng thẩm mĩ, chức năng giải trí, chức năng giao tiếp. Các chức
năng trên có giá trị tổ chức đời sống xã hội và cá nhân, hình thành các quy
phạm, các chuẩn mực của hành vi con người.
Giá trị nhận thức là giá trị khám phá chân lí, phát hiện sự thật, giá trị
hoạt động cảm xúc, tình cảm, lí tính con người. Giá trị nhận thức chủ yếu thể
hiện ở triết học, khoa học, nhưng văn học cũng có. Đối với văn học nghệ thuật
giá trị nhận thức thể hiện ở nhận thức nhân sinh và xã hội, nhận thức quan hệ
giữa người và người, người và tự nhiên, người với chính mình; nhận thức nhân
sinh bao gồm từ phương thức sinh hoạt, phong tục tập quán, lễ nghi, vũ khí,
vật dụng, kĩ thuật chế tác, phương thức tư duy, tinh thần, tư tưởng, tình cảm,
nghị lực, ý chí. Giá trị tình cảm là giá trị thẩm mĩ, thoả mãn, làm phong phú và
mở rộng khơng gian đời sống tình cảm của con người, gắn liền với cảm xúc
của cơ thể, những điều mà ngũ quan và toàn bộ thân thể cảm thấy. Giá trị quy
phạm là các tư tưởng hướng dẫn hành vi con người trong các quan hệ người
với người, người với thiên nhiên, người với bản thân nó. Giá trị quy phạm thể
hiện ở chuẩn mực luân lí, đạo đức, cái thiện, cái đẹp. Con người sống giữa xã
hội, thiên nhiên, chạy theo mục đích, lợi ích của mình thì cũng phải tính đến
mục đích, lợi ích của cá nhân và tập thể khác, nghĩ đến mọi vật vô tri vơ giác
trên đời. Văn học có chức năng đi tìm các mối quan hệ đó, đề nghị những quy
phạm hành vi cho một cuộc sống bền vững, lâu dài cho mọi người, chỉ ra
những hạn chế, xác lập những tiêu chuẩn giữa thiện, ác, thị phi, nên và không

7


nên, hợp lí và khơng hợp lí thể hiện trong các biểu hiện đa dạng, cụ thể nhất
của dời sống con người.
Giá trị tổ chức là các tư tưởng gắn kết con người thành những cộng
đồng bền chặt nhằm tự bảo vệ và phát triển. Giá trị tổ chức của văn học thể
hiện ở chỗ nó có sức mạnh tập hợp, kêu gọi mọi người liên kết nhau thành một
khối, giúp cho họ hiểu nhau, đồng cảm nhau trong hành trình tiến hố.
Các sáng tác cụ thể tuỳ lúc mà có thể thiên về chức năng này hoặc chức
năng kia, làm cho giá trị văn hoá của văn học cũng thiên về từng phương diện.
Văn học cịn có chức năng đổi mới tư duy, thăm dị các hình thức mới, thể loại
mới và khả năng biểu đạt mới cho văn học. Các tác phẩm tiền phong thường
thực hiện chức năng này và có giá trị đổi mới văn hố nghệ thuật của bản thân
văn học.
Về hình thức nghệ thuật giá trị văn hố thể hiện ở hình thức biểu hiện:
ngơn ngữ, nghệ thuật, thẩm mĩ, loại hình, thể loại, tu từ. Văn học mỗi dân tộc
có hệ thống thể loại văn học, hệ thống thi pháp, hệ thống biểu tượng đặc trưng.
Đọc bất cứ tác phẩm văn học nào ta đều có thể nhận thấy giá trị văn hố của nó
thể hiện ở hai phương diện đó.
Với các giá trị trên văn học có giá trị sử dụng như là sản phẩm văn hoá.
Giá trị ấy gắn liền với ngữ cảnh lịch sử, thời đại, xã hội. Một khi có giá trị sử
dụng văn hố trong ngữ cảnh thì nó sẽ có giá trị hàng hố trong điều kiện kinh
tế thị trường.
Khái niệm giá trị văn hoá tuy thống nhất với giá trị văn học, song xét
về ngoại diên giá trị văn hoá rộng hơn giá trị văn học. Một tác phẩm giá trị văn
học khơng cao vẫn có giá trị văn hố về mặt này mặt khác. Khơng phải bất cứ
sản phẩm nào được gọi là văn học cũng có giá trị đích thực của văn học. Khái
niệm giá trị văn hố rộng hơn, cịn giá trị văn học hẹp hơn, chuyên biệt hơn,
tuy nhiên phải có giá trị văn học cao thì ở đây mới nói đến chuyện giá trị văn

hố nhiều mặt của nó được. Chẳng hạn ngơn ngữ là một thành tố của văn hố
dân tộc, nhưng phải là tác phẩm văn học xuất chúng thì phẩm chất của ngôn
ngữ dân tộc mới được thể hiện đầy đủ và sáng tạo, khi đó mới nói đến giá trị
8


văn hố ngơn ngữ của nó. Giá trị văn hố của văn học, ngồi giá trị nghệ thuật,
thẩm mĩ cịn bao gồm các phương diện xã hội học, sử học, chính trị học, đạo
đức học, triết học, tơn giáo, ngơn ngữ…Giá trị văn hoá của văn học biểu hiện
qua lăng kính của văn học sẽ là vũ trụ quan, nhân sinh quan, lí tưởng xã hội, lí
tưởng nhân sinh, lí tưởng thẩm mĩ, quan niệm về con người, về văn học ...
Giá trị văn hoá của văn học phải kết tinh thành giá trị văn học. Do đó
giá trị văn hoá của văn học thể hiện trước hết ở các sáng tác của các nhà văn
hàng đầu như Homere, Tolstoi, Hugo, Balzac, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ
Xuân Hương, Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Lí Bạch, Nam Cao, Ngun Hồng…Vì
vậy đi tìm giá trị văn hoá của văn học trước hết tập trung vào các tác gia và tác
phẩm có ý nghĩa kết tinh và ý nghĩa thời đại.
Thừa nhận vai trò sáng tạo của cá nhân thiên tài, xuất chúng dẫn đến
một tính chất đặc thù của giá trị văn hố trong văn học. Đó là tính chất hai mặt.
Một mặt giá trị văn hoá trong văn học, cũng như trong sáng tác nghệ thuật (hội
hoạ, âm nhạc…nói chung) có giá trị được nhìn nhận dưới góc độ cá tính tác
giả, có giá trị nhìn nhận của xã hội. Các giá trị đó tiềm tại trong tác phẩm, đến
một thời điểm nào đó, do ngữ cảnh xã hội, lịch sử mới được phát hiện ra. Có
những tác phẩm mà giá trị đương thời chưa được xã hội thừa nhận hoặc bài
xích, phải một thời gian sau nó mới được sáng tỏ, đón nhận, lúc đó giá trị tiềm
ẩn mới chuyển hố thành giá trị thực tế. Do đó nghiên cứu giá trị văn hoá của
văn học bản thân là một hành động lịch sử, phản ánh quan điểm của thời điểm
nghiên cứu. Điều đó có nghĩa là nghiên cứu giá trị văn hố của văn học hơm
nay là thời điểm có ý nghĩa nhất, khi mà nhu cầu khám phá giá trị văn hoá
đang đặt ra bức thiết nhất, vào thời điểm văn hoá dân tộc buộc phải cọ xát dữ

dội nhất trong quá trình giao lưu rộng mở chưa từng có. Giá trị văn hố xét
trong bối cảnh lịch sử quá khứ và cả trong viễn cảnh tương lai của dân tộc và
nhân loại.
Trên vấn đề giá trị văn hoá của văn học cịn có mối quan hệ giữa giá trị
văn hoá dân tộc và giá trị văn hoá quốc tế. Giá trị văn hố dân tộc có nhiều lí
do mà rất khác nhau, trong đó giá trị nào đi gần với nhu cầu giải phóng tính
9


người, cảm quan người, lí tưởng có tính người thì càng có điều kiện được thế
giới thừa nhận. Giá trị văn hoá dân tộc được thừa nhận bởi cộng đồng quốc tế,
trở thành giá trị quốc tế. Song song với sự giao lưu, các giá trị văn hoá dân tộc
dần dần trở thành giá trị văn hoá nhân loại. Sự thừa nhận của cộng đồng quốc
tế càng cho ta vững tin vào giá trị văn hoá dân tộc.
Giá trị văn hố có mặt tương đối, mọi văn hố đều bình đẳng trong tính
độc đáo, khơng phân biệt cao thấp; nhưng mặt khác, so với tiến hố, sự giải
phóng con người, thoả mãn con người thì văn hố có thể phân biệt trình độ cao
thấp, có sự học hỏi lẫn nhau để xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho con người.
Giao lưu các giá trị văn hố là phương diện khơng thể thiếu.
II. GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT CỦA VĂN HỌC GIAI
ĐOẠN 1930- 1986
1. Giá trị văn hoá của văn giai đoạn 1930 – 1945
Đây là giai đoạn tập đại thành của cơng cuộc hiện đại hố văn học.
Giá trị văn hoá nổi bật của văn học giai đoạn này là đã hồn thành cơng cuộc
chuyển đổi có tính cách mạng văn học. Từ đây ta đã có một nền văn học mới
hồn tồn về nội dung và hình thức, văn học cũ khơng cịn tiếp tục sáng tác,
khơng cịn tình trạng nửa nọ nửa kia của giai đoạn giao thời. Từ đây ta có một
nền văn học mới với hệ thống thể loại: thơ mới, tiểu thuyết mới, kịch nói, phê
bình văn học, tiểu luận, phóng sự, bút kí, tản văn…
Sự xuất hiện gần như thần kì củ nền văn học hiện đại Việt Nam, theo

chúng tôi là gắn kiền với sự phổ biến của chữ quốc ngữ, một thứ chữ hầu như
là ghi rất sát âm đọc của tiếng Việt, dễ học, dễ viết. Nếu theo chữ Nôm, một
thức chữ mà người ta chỉ có thể học được sau khi bắt buộc phải biết chữ Hán
thì cịn lâu mới có được một tầng lớp người đơng đảo biết chữ Nơm, mà thiếu
đội ngũ ấy thì, dù tiếng Pháp của họ có rất giỏi đi nữa, họ cũng khó mà biểu
đạt tiếng Việt một cách tự do.
Nền văn học hiện đại là kết quả giao lưu văn hoá giữa tinh hoa văn học
Việt Nam với văn hoá Pháp trong điều kiện thuộc địa, đánh dấu sự hội nhập
văn học Việt Nam với thế giới, chấm dứt tình trạng phát triển biệt lạp. Tuy phát
10


triển trong điều kiện thuộc địa, nhưng hầu hết thành quả văn học ưu tú thời kì
này đều thể hiện bản sắc văn hố dân tộc, gắn bó với vận mệnh dân tộc.
Các truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự bất hủ của Nguyễn Công Hoan
(truyện ngắn, Bước đường cùng), Ngô Tất Tố (Tắt đèn, Việc làng), Vũ Trọng
Phụng (Số đỏ, Giơng tố, Cơm thầy cơm cơ, Lục sì…), Nam Cao (Chí Phèo,
Đời thừa, Lão Hạc, Sống mịn...), Ngun Hồng (Bỉ vỏ, Địa ngục, Lị lửa...)
Nguyễn Đình Lạp (Ngoại ơ) tập trung phơi bày thực trạng hiện thực đen tối, vô
đạo, ngột ngạt chế độ sưu thuế và bất công, tàn bạo, các hiện tượng nhố nhăng,
bịp bợn trong xã hội thuộc địa. Nổi bật trong các tiểu thuyết này là một quan
niệm hiện đại về xã hội, sự áp bức bất cơng có tính giai cấp mà số phận con
người chỉ có thể giải quyết bằng cách mạng xã hội. Hồn tồn khơng cịn quan
niệm về số phận, định mệnh ngẫu nhiên xưa cũ. Các tác phẩm này cũng khẳng
định một phương pháp miêu tả cuộc sống mới mẻ được mệnh danh là phương
pháp tả thực, dựa trên sự quan sát, ghi chép, lựa chọn và miêu tả chân thật như
những điều trông thấy, khiến người đọc cảm thấy như đã được thấy ở đâu đó
trong kinh nghiệm của mình.
Tác phẩm của Đỗ Đức Thu, Tơ Hồi, Kim Lân, Bùi Hiển, Hồ Dzếnh,
Thanh Tịnh… lại miêu tả cuộc sống thôn quê với những mối tình, buồn vui,

quan hệ, phong tục mang phong vị làng quê mộc mạc, êm đềm. Những tác
phẩm này gợi lên tình yêu làng quê Việt Nam đẹp đẽ, êm đềm, nghèo khổ,
nhưng nhiều bất hạnh.
Các tiểu thuyết của văn phái Tự lực văn đoàn như của Khái Hưng, Nhất
Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam đã thể hiện nhu cầu giải phóng cá tính, phê phán
quan niệm gia đình phong kiến, cổ vũ sự đoạn tuyệt, thốt li khỏi các lề thói
gia đình xưa cũ, xây dựng đời sống mới theo khuynh hướng hiện đại, mang
tính chất tư sản, cải lương. Các tiểu thuyết Tự lực văn đoàn cũng miêu tả
những tình yêu, cảm xúc, rung động kiểu mới, tinh tế, mang tính chất thẩm mĩ
mới, gắn với thế giới tình cảm và mộng mơ của tầng lớp trí thức, thị dân mới
trong xã hội. Nổi bật trong các tiểu thuyết này là quan niệm mới về quyền con
người trong xã hội, ý thức mới về con người cá nhân như là những hiện tượng
11


xã hội và ý thức, vô thức, phức tạp. Phương pháp của các nhà văn Tự lực mới
mẻ, khắc hoạ tình cảm tinh tế, phong phú, nhưng do tính chất luận đề khá đậm
mà trong nhiều tiểu thuyết tỏ ra còn sơ lược.
Tuỳ bút và truyện ngắn của Nguyễn Tuân viết về những cái “tôi” độc
đáo, vừa đề cao những cá tính xuất chúng, vừa thể hiện những giá trị văn hoá
truyền thống, vừa thể hiện lối cảm nhận mang tính cá nhân nhiều khi cực đoan,
khinh bạc. Tuy thế tác phẩm của ơng có giá trị nêu bật quyền thành thật và tự
do cá nhân trong miêu tả nghệ thuật.
Phóng sự là một thể loại hồn mới, chưa từng có trong văn chưiơng
ViệtNam xuất hiện do nhu cầu của báo chí, điều tra, miêu tả các hiện tượng xã
hội khách quan. Phóng sự của Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Ngơ Tất Tố, chứng
tỏ chức năng của ngịi bút nhà văn có thể phanh phui trần trụi các sự thật xã
hội (các hủ tục, kĩ nghệ mại dâm, nạn đói kém) mà thơng thường dư luận hoặc
thói quen ý thức đã khơng nhận ra, khơng biết hoặc cố tình che giấu. Nó chứng
tỏ phóng sự có một sức mạnh xã hội rất to lớn.

Các hình thức văn xi nói trên đã hình thành một nền văn xi tiếng
Việt, điều mà chúng ta chưa có trong suốt cả thời trung đại. Văn xi tiếng
Việt hiện đại có cú pháp, văn pháp thuần tuý tiếng Việt, sử dụng vốn từ vựng
thuần Việt, dĩ nhiên bao gồm cả từ gốc Hán vốn có trong tiếng Việt. Đó là một
giá trị văn hố rất lớn của nền văn học hiện đại. Có hình thức văn xi này làm
cơ sở chúng ta mới có thể có tư duy lí luận tiếng Việt, từ đó mới có nghiên cứu
khoa học bằng tiếng Việt, viết lịch sử, nghiên cứu văn học, phê bình văn học,
dạy học, dạy đại học… bằng tiếng Việt.
Kịch nói là thể loại hồn toàn mới ở Việt Nam. Các tác giả Vi Huyền
Đắc, Vũ Đình Long, Vũ Trọng Phụng, đã thể hiện những bi kịch trong xã hội,
đặc biệt là Nguyễn Huy Tưởng đã thành công trong vở bi kịch lịch sử Vũ Như
Tô, khắc hoạ sự tan vỡ của một ước vọng xây dựng một cơng trình kiến trúc đồ
sộ có giá trị lâu dài cho dân tộc.
Thơ mới là một cuộc cách mạng thật sự trong thi ca Việt Nam. Như
một sự bùng phát đồng loạt và thành công, sự xuất hiện của Thế Lữ, Xuân
12


Diệu, Huy Cận, Huy Thông, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Lưu Trọng Lư,
Nguyễn Bính, Tế Hanh, Anh Thơ, Nam Trân, Yến Lan, Tố Hữu, Thái Can,
Đoàn Văn Cừ, Trần Huyền Trân, Thâm Tâm, Vũ Hoàng Chương, Quách Tấn…
thi đàn Việt Nam tràn ngập một tiếng thơ mới đầy sức thuyết phục, làm cho thơ
đường luật cổ điển không đủ sức ganh đua trong việc biểu hiện tình cảm của
con người thời đại mới.
Thơ mới 1932 – 1945 là một hệ thống thơ mới hẳn về thể thức và thể
loại. Thơ tám chữ là thể thơ điển hình phổ biến nhất, tiếp đó là thơ tự do, thơ
kịch, bên cạnh đó các thể thơ bảy chữ năm chữ, lục bát, song thất lục bát vẫn
được sử dụng, nhưng khơng cịn niêm đối, hạn chế số câu, số chữ, khơng có
bất cứ đòi hỏi nào về lề luật mà viết một cách tự nhiên, các khổ thơ năm chữ,
bảy chữ, tám chữ liên kết thành những khổ bốn câu, sáu câu tạo ra những bài

thơ nhiều khổ dài ngắn không hạn định, cho phép nhà thơ thổ lộ dịng tình
cảm tự nhiên của mình. Câu thơ mới, dù viết theo thể nào cũng đều là câu thơ
tự do tự bên trong, nó có thể vắt dịng để nối với câu tiếp sau, khơng bắt buộc
phải nói ý trọn vẹn trong từng câu riêng như thơ luật, cho nên có khả năng biểu
cảm cao. Cấu trúc thơ mới nhìn chung phù hợp với câu nói, tạo thành lối “thơ
điệu nói”, sử dụng được ngữ điệu nói, do đó giọng điệu thơ chân thực, đa dạng.
Từ vựng trong thơ cũng được sử dụng đa dạng các ngôn từ đời sống, sinh hoạt,
bao gồm cả những hư từ mà thơ Đường nói chung ít sử dụng. Đó thật sự là một
cuộc cách mạng lớn trong thi ca mà cho đến nay nó vẫn cịn nguyên ý nghĩa.
Ngày nay có xu hướng vượt qua giới hạn của thơ mới, theo trào lưu thơ chung
của thế giới, nhưng cũng phải từ thơ mới mà đi lên. Điều đó càng khẳng định
giá trị to lớn của thơ mới đối với tương lai thơ tiếng Việt. Về phương thức biểu
đạt thơ mới đã vượt qua lối thơ thiên về ý hoạ của thơ đường mà hình thành lối
thơ giải bày, thổ lộ trực tiếp tâm tư tình cảm của chủ thể. Nó cũng tạo cách
diễn đạt trực tiếp những cảm giác, cảm xúc nảy sinh trong tâm hồn, khác với
lối biểu đạt gián tiếp như trong thơ luật cũ. Có thể nói với thơ mới thơ Việt
Nam mới thực sự thoát khỏi ảnh hưởng nặng nề của lối thơ Đường luật và tạo
ra tiếng thơ hoàn toàn Việt Nam, đậm đà bản sắc dân tộc.
13


Văn học giai đoạn 1930 – 1945 đã đem lại cho văn học Việt Nam sự đa
dạng về phương pháp sáng tác và phong cách. Lần đầu tiên chủ nghĩ hiện thực
cũng như chủ nghĩa lãng mạn được ý thức, trở thành các nguyên tắc miêu tả
đời sống con người. Một phương pháp đề cao sự quan sát, biểu hiện khách
quan, một phương pháp khích lệ trí tưởng tượng biểu hiện thế giới tình cảm,
cảm xúc của con người, đều có tác dụng nâng cao phẩm chất và kinh nghiệm
văn học cho cả một thế hệ nghệ sĩ. Đồng thời cũng xuất hiện các thử nghiệm
sáng tác theo khuynh huớng tượng trưng, siêu thực, những hình thức tư duy
nghệ thuật rất tiêu biểu cho mĩ học của thế kỉ XX.

Cùng với các thể loại văn xuôi, kịch, thơ, thể loại phê bình văn học
cũng lần đầu tiên hình thành vào giai đoạn này. Sau những bài phê bình giới
thiệu văn học của Phạm Quỳnh trên tạp chí Nam Phong, đặc biệt là bài phê
bình về Truyện Kiều, thể văn phê bình văn học dần dần được chú ý, đó là thể
văn, ngiêm khắc mà nói chưa từng có trong lịch sử văn học Việt Nam.
Phê bình văn học Việt Nam từ Thiếu Sơn, Trần Thanh Mại, Trương
Chính,Trương Tửu, Lê Thanh, Hoài Thanh, Lê Tràng Kiều, Vũ Ngọc Phan chủ
yếu đi theo hướng tìm tịi các giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ của văn học. Đặc
biệt Hoài Thanh là nhà lí luận đầu tiên nêu lên vấn đề bản chất thẩm mĩ của
văn học. Với Hải Triều, ĐặngThai Mai…phê bình văn học đi theo quỹ đạo ý
thức hệ xã hội. Cả hai hướng đều thể hiện tính hiện đại của phê bình, song
cuộc tranh luận nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh đã làm cho
hai hướng chống đối loại trừ nhau, khiến cho văn học phát triển phiến diện.
Tiến trình văn học đã cho thấy phải chú ý kết hợp cả hai thì văn học mới phát
triển lành mạnh.
2. Giá trị văn hoá của văn học thời kì từ năm 1945 – 1986
Văn học 1945 là một cuộc cách mạng mới trong văn học. Theo chủ
trương của Đảng Cộng sản cầm quyền, văn học chuyển đổi hình thái, hình
thành loại hình văn học phục vụ chính trị, phản ánh hiện thực cách mạng, gắn
bó với phong trào quần chúng trong cách mạng. Văn học trở thành vũ khí đấu
tranh giai cấp, vũ khí tuyên truyền cách mạng, lí tưởng xã hội chủ nghĩa. Văn
14


học xây dựng các hình tượng quần chúng cơng nơng binh, hình tượng lãnh tụ,
hình tượng bộ đội, phụ nữ, thanh niên, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng, chủ nghĩa
lạc quan, phẩm chất cách mạng. Thơ Tố Hữu, thơ Hồ Chí Minh, thơ của Chính
Hữu, Hồng Ngun, Tân Sắc, Thơi Hữu, Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên,
Hồng Trung Thơng, Xn Diệu, Huy Cận, Tế Hanh, Anh Thơ, Phạm Tiến
Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Thu Bồn, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Nguyễn Duy,

Nguyễn Đức Mậu…, văn của Tơ Hồi, Nam Cao, Kim Lân, Nguyễn Huy
Tưởng, Nguyễn Văn Bổng, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải, Hữu Mai, Anh
Đức, Nguyễn Minh Châu, Phan Tứ, Đỗ Chu, Chu Văn, Ma Văn Kháng,
Nguyễn Trọng Oánh, Nam Hà…Kịch của Nguyễn Huy Tửởng, Phan Vũ, Học
Phi, Đào Hồng Cẩm, Hồ Ngọc… tiêu biểu cho văn học theo định hướng lí
tưởng cách mạng nói trên.
Cuộc cách mạng và kháng chiến của dân tộc thực sự là một cuộc cách
mạng về văn hố, trong đó lần đầu tiên, các tầng lớp thanh niên, phụ nữ trong
phạm vi toàn dân lần đầu tiên “thốt lí” gia đình ra đi kháng chiến, sống trong
mơi trường đồng đội, trong tình đồng chí cùng lí tưởng giải phóng đất nước.
Tồn bộ quan hệ người và người đã thay đổi lớn, hình thành những con người
mới. Tình cảm đối với Tổ Quốc được đẩy lên cao độ, lí tưởng độc lập tư do
thấm nhuần trong tâm thức mỗi người. Nền văn hố mới đã góp phần làm cho
hai cuộc kháng chiến đạt được thắng lợi hoàn toàn.
Giá trị văn hoá của văn học thể hiện ở các hình tượng nghệ thuật tích
cực, ở các hình tượng nhân vật anh hùng của thời đại. Quả thật trong thực tế
cũng như trong văn học chúng ta không hiếm những con người biết hi sinh, xả
thân vì nước, một lịng một dạ vì sự sống cịn của dân tộc và hạnh phúc của
nhân dân. Hình tượng Bác hồ, hình tượng những chiến sĩ cộng sản như Hồng
VănThụ, Lí Tự Trọng, Tơn Đức Thắng; hình tượng các anh hùng như chị Lí,
mẹ Tơm, chị Sứ, Nguyễn Văn Trỗi, Kan Lịch, Kinh, Lữ…, những hình tượng
người dân như ơng Hai trong Làng của Kim Lân, những nhân vật trong Sỗng
mãi với Thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng, những người như Tuy Kiền, Biền,

15


Nam… trong truyện của Nguyễn Khải, Nhẫn trong Cỏ non của Hồ Phương…
đều là hình ảnh những con người mới của thời đại.
Văn học đã đóng góp tích cực trong vai trò động viên, cổ vũ nhân dân,

quân đội chiến đấu và chiến thắng trong cuộc chiến đấu cam go nhất, ác liệt
nhất và tàn bạo nhất trong lịch sử. Nhưng việc phục vụ chính trị cũng làm cho
văn học khó tránh khỏi sơ lược, đơn điệu, nghèo nàn, ít quan tâm các mặt của
đời sống đa dạng, đa chiều, phức tạp của con người cũng như ít tính chất kì ảo,
ít tình u, ít tính chất éo le, bất ngờ nhằm thoả mãn các chức năng giải trí,
thẩm mĩ của văn học. Về phương diện nghệ thuật, bên cạnh một số mặt tiến bộ,
trên một số mặt nào đó có thể nói văn học cách mạng có bước thụt lùi so với
sáng tác trước cách mạng.
Sáng tác và trước tác của Hồ Chí Minh là một hiện tượng đặc biệt, thể
hiện sự kết tính của văn hố Việt Nam. Tác giả sáng tác để phục vụ cách mạng
bằng tiếng Pháp (Bản án chế độ thực dân Pháp, Truyện và kí đăng trên tờ
báo Le Paria),tiếng Trung (Nhật kí trong tù), Tiếng Việt (Thơ tiếng Việt,
Những Lời kêu gọi…) tập trung thể hiện bản sắc dân tộc trongtư duy, tình cảm,
trong ngôn ngữ. Người trở thành biểu tượng Việt Nam, được tơn vinh anh hùng
giải phóng dân tộc và danh nhân văn hố thé giới thế kỉ XX.
Phê bình, lí luận văn học trong cơ chế chính trị hố của văn học cũng
thiên về hướng xã hội học và tuyên truyền cổ động. Một mặt ra sức ngợi ca các
tác phẩm đi đúng hướng, làm tốt việc tuyên truyền, mặt khác thường xuyên
vận dụng quan điểm giai cấp và quan điểm chính trị một cách dung tục để uốn
nắn, phê phán các lệch lạc, đi sai định hướng, trở thành vũ khí đấu tranh các tư
tưởng thù địch, nhiều trường hợp biểu dương thiếu chính xác cũng như phê
phán sai, trở thành công cụ chụp mũ, quy kết, hù doạ, gây nguy hiểm và làm
tổn thương khơng ít lực lượng sáng tác, nhiều người bị xử lí, treo bút gần như
suốt đời, khó khăn cả trong đời sống cơm áo. Lối phê bình đó thúc đẩy sự trói
buộc tự do văn nghệ mà sau này ông Nguyễn Văn Linh đã gợi ý nhà văn “tự
cởi trói”để tự cứu.

16



C. KẾT LUẬN
Công cuộc hội nhập với thế giới của nước ta đang diễn ra, nhất là hội
nhập văn hóa ngày càng mạnh mẽ và đa dạng đúng với quy luật ảnh hưởng,
tiếp biến, giao thoa.
Từ sau đổi mới năm 1986 đến những năm đầu thế kỷ 21, cách mạng
nước ta gặt hái những thành công to lớn, kinh tế khởi sắc; q trình dân chủ
hóa đời sống diễn ra ngày một mạnh mẽ, hiệu quả; quá trình giao lưu, hợp tác
quốc tế sâu rộng; trình độ dân trí, trong đó thị hiếu thẩm mỹ ngày một nâng
cao. Đó vừa là những tiền đề cơ sở, vừa là đối tượng phản ánh, sáng tạo
của VHNT. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tự thân VHNT cũng tất yếu đổi mới
cho phù hợp với bước đi của lịch sử, tư tưởng nhân văn được đề cao, phẩm
chất nhân đạo được coi trọng, giá trị nhân bản được phát huy. Quan niệm về
con người trong VHNT được nhìn nhận đa dạng, phong phú và tinh tế hơn,
không chỉ là con người lý tưởng, còn là con người hạnh phúc đời thường với
bao khát khao bản thể. Quan niệm về sứ mệnh, chức năng của VHNT cũng
mới mẻ, đa dạng hơn, không chỉ là giáo dục, nhận thức, mà cịn là giải trí, vì
giải trí lành mạnh cũng là góp phần nhân đạo hóa hồn cảnh, nhân tính hóa con
người tích cực hơn. Bởi thế, VHNT ngày càng đi sâu vào bản chất cuộc sống
tìm ra những nhân tố mới, khẳng định và cổ vũ cái tiến bộ, cái tốt, đấu tranh
trực diện với cái ác, cái xấu, cái lỗi thời, lạc hậu. Do vậy, hiện đại
hóa VHNT cả về nội dung và hình thức cũng là một nhu cầu chính đáng, cần
được khuyến khích, tơn trọng.
17


Tuy ở vào điều kiện nghèo khó và lạc hậu, nhưng văn học Việt Nam
vẫn đi theo các giá trị văn hố tiên tiến của nhân loại, ln ln có ý thức tiếp
thu và sáng tạo các giá trị mới phù hợp với thời đại. Các giá trị văn học của
dân tộc của văn học Việt Nam cho ta niềm tin vào nội lực của văn học dân tộc,
vững tin vào tiền đồ văn học nước nhà.


D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thị Chỉnh (2006), Giáo trình Lịch sử mỹ thuật thế giới, Nxb Đại học
sư phạm, Hà Nội.
2. Phạm Duy Đức (Chủ biên) (2006), Những thách thức của văn hóa Việt Nam
trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Văn hóa - thơng tin, Hà Nội.
3. Đỗ Văn Khang (chủ biên) (2001), Nghệ thuật học, Nxb Đại học Quốc gia,
Hà Nội.
4. Aritstote, Lưu Hiệp, Văn tâm điêu long (Lê Đăng Bảng, Thành Thế Thái
Bình, Đỗ Xuân Hà, Thành Thế Yên Báy) dịch (1999), Nghệ thuật thi ca,
Nxb Văn học, Hà Nội.
5. Mác, Ăng ghen, Lê nin (1997), Về văn học nghệ thuật, Nxb Sự thật, Hà Nội.
6. Lê Lưu Oanh (2006), Văn học và các loại hình nghệ thuật, Nxb Đại học sư
phạm, Hà Nội.
7. Lại Nguyên Ân (2001), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
8. Chu Quang Tiềm, Tâm lý học nghệ thuật, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Thị Minh Thái (2006), Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên
báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành
Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia,

18


19



×