Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tiểu luận môn văn hóa nghệ thuật, tìm hiểu các loại hình nghệ thuật trong văn hóa dân gian việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.06 KB, 21 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: VĂN HĨA NGHỆ THUẬT

Đề tài:
TÌM HIỂU CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN HĨA DÂN GIAN VIỆT NAM


MỤC LỤC
Trang
A- LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………………………………………

3

B- NỘI DUNG……………………………………………………………………………….

4

1. Một số khái niệm cơ bản………………………...........................................

4

1.1. Khái niệm nghệ thuật…………………....................................................................
1.2. Khái niệm văn hóa dân gian…………………........................................................
2. Một số loại hình nghệ thuật trong văn hóa dân gian…………………….

2.1. Nghệ thuật tạo hình dân gian…………………................................................
2.1.1. Kiến trúc dân gian…………………...........................................................
2.1.2. Hội họa dân gian…………………...............................................................

4


5
6
6
6
8

2.2. Nghệ thuật biểu diễn dân gian ………………………………………

10

2.2.1. Âm nhạc dân gian…………………..................................................

10

2.2.2. Múa dân gian…………………..........................................................

14

2.2.3. Sân khấu dân gian………………….................................................

17

C- KẾT LUẬN……………………………………………………………………………….

20

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………….

21


Trang 2


LỜI MỞ ĐẦU

Có con người là có văn hóa, có dân tộc là có văn hóa dân tộc. Văn hóa
đó trước nhất là văn hóa dân gian, văn hóa của quần chúng nhân dân. Qua văn
hóa dân gian, nhân dân lao động "tự biểu hiện mình, tự phản ánh cuộc sống
của mình". Các nền văn hóa khảo cổ thuộc xã hội ngun thủy như Hịa Bình,
Đơng Sơn tuy khơng phải là văn hóa dân gian, nhưng lại là nguồn cội để hình
thành văn hóa dân gian.
Văn hóa dân gian vai trị hết sức to lớn đối với việc hình thành bản sắc
văn hóa dân tộc. Trước hết, sự ra đời và định hình của văn hóa dân gian gắn
với những giai đoạn sớm nhất của lịch sử dân tộc. Đó là thời kỳ văn hóa Đơng
Sơn - Hùng Vương dựng nước, thời kỳ mở đầu của lịch sử dân tộc, lịch sử
quốc gia và lịch sử văn hóa Việt Nam, thời kỳ "nhất thành" để sau đó "vạn
biến". Văn hóa dân gian là "văn hóa gốc", "văn hóa mẹ", tức văn hóa khởi
nguồn, sản sinh và ni dưỡng các hình thức phát triển cao sau này, như văn
hóa chuyên nghiệp, bác học, cung đình. Văn hóa dân gian cịn là văn hóa của
quần chúng lao động, mang tính bản địa, tính nội sinh cao. Tất cả các nhân tố
kể trên khiến cho văn hóa dân gian hàm chứa và thể hiện tính bản sắc cao của
văn hóa dân tộc. Nếu cho rằng văn hóa dân gian chứa đựng và thể hiện bản
sắc văn hóa dân tộc, thì trong thực tiễn việc bảo tồn, làm giầu và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc trước nhất phải từ việc bảo tồn, làm giàu và phát huy văn
hóa dân gian. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, em lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu các
loại hình nghệ thuật trong văn hóa dân gian Việt Nam” làm tiểu luận hết
mơn học “Văn hóa nghệ thuật”.

Trang 3



NỘI DUNG
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Khái niệm nghệ thuật
Xét về mặt ngữ nghĩa, nghệ thuật (Arts) được các tác giả Từ điển Tiếng
Việt cắt nghĩa:
- Là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt dùng hình tượng sinh động, cụ
thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm.
- Là phương thức, phương pháp giàu tính sáng tạo.
Khi nghiên cứu về nghệ thuật, người ta đã cố gắng định nghĩa về lĩnh
vực này. Về cơ bản, giới nghiên cứu theo quan điểm mác xít đã thống nhất ở
một số điểm, quan niệm nghệ thuật là:
- Sản phẩm ý thức bậc cao của con người.
- Một nhánh đặc thù của sản xuất tinh thần.
- Hình thái của ý thức xã hội.
- Một trong bảy hình thái cơ bản của ý thức xã hội.
- Yếu tố cấu trúc độc lập của ý thức xã hội.
- Sự thể hiện đời sống tinh thần.
- Một nhánh tương đối độc lập của hoạt động sống về phương diện tinh thần.
- Một bộ phận của văn hố.
- Một bộ phận của q trình đời sống xã hội.
- Một khu vực của đời sống xã hội.
- Biểu hiện xã hội gắn với những cơ cấu tinh thần đặc thù, nhưng khơng
đồng dạng với chúng.
- Hình thái vận động của kiến trúc thượng tầng.
- Phân khu của ý thức xã hội.
Những cách cắt nghĩa khác nhau nói trên thoạt nhìn có vẻ rất đa dạng,
nhưng xem xét kỹ chúng ta có thể thấy ngay sự thống nhất cơ bản là các định
nghĩa đó đều tiếp cận nghệ thuật trong mối liên hệ với toàn bộ xã hội.
Trang 4



Khái niệm nghệ thuật luôn chỉ sự hoạt động cấp cao của con người và
bao giờ cũng được hiểu theo hai nghĩa:
Nghĩa rộng: Nghệ thuật là những kỹ xảo, kỹ năng, sự tinh tế và tài
nghệ, là phương thức, phương pháp giầu tính sáng tạo của con người trong tất
cả mọi lĩnh vực của đời sống.
Nghĩa hẹp: Là một lĩnh vực hoạt động sáng tạo ra cái đẹp bằng hình
tượng sinh động cụ thể và gợi cảm biểu hiện một cách tinh tế các quan hệ
thẩm mỹ của con người trong đời sống xã hội.
Một cách chung nhất, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: nghệ
thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc thù phản ánh tồn tại xã hội bằng các
hoạt động sáng tạo thẩm mỹ của con người.
Nghệ thuật là một khái niệm rất chung và khái quát. Nó chứa đựng
những dấu hiệu bản chất, cái chung nhất trong sự đa dạng của các loại hình
sản xuất thẩm mỹ khác nhau. Với tư cách là những hình thái ý thức đặc thù,
nghệ thuật được hình thành một cách lịch sử trong các thể loại khác nhau.
Chúng tạo nên một tổng thể cấu thành từ các nghệ thuật riêng lẻ và vận hành
trong những liên hệ khác nhau của quá trình sống xã hội.
1.2. Khái niệm văn hóa dân gian
Thuật ngữ quốc tế "folklore (phơn-clo)" - Văn hóa dân gian, được W
J.Thom sử dụng đầu tiên vào năm 1846 để chỉ "phong tục, tập quán, nghi
thức, mê tín, ca dao, tục ngữ... của người thời trước". Ở Việt Nam, thuật ngữ
"phôn-clo" đã được sử dụng từ lâu và tùy theo mỗi thời kỳ được dịch ra tiếng
Việt là "văn học dân gian", "văn nghệ dân gian" và nay là "văn hóa dân gian".
Việc quan niệm rộng hẹp và chuyển ngữ sang tiếng Việt khác nhau như vậy là
do sự thay đổi nhận thức của chúng ta về văn hóa dân gian và cũng do sự tiếp
thu ảnh hưởng của các quan niệm phôn-clo từ các trường phái khác nhau trên
thế giới.
Văn hóa dân gian là một thực thể sống, nảy sinh, tồn tại và phát triển

gắn với sinh hoạt văn hóa cộng đồng của quần chúng lao động. Vì vậy, khi
Trang 5


nhận thức, lý giải các hiện tượng văn hóa dân gian phải gắn liền với mơi
trường sinh hoạt văn hóa của nó, tức là các sinh hoạt văn hóa của cộng đồng,
trong đó cộng đồng gia tộc, cộng đồng làng xã giữ vai trị quan trọng.
Văn hóa dân gian Việt Nam có truyền thống hình thành, và phát triển từ
rất lâu đời, bắt nguồn từ xã hội nguyên thủy. Đến thời kỳ phong kiến tự chủ,
cùng với sự ra đời và phát triển của văn hóa bác học, chuyên nghiệp, cung
đình thì văn hóa dân gian vẫn tồn tại và giữ vai trò quan trọng đối với sự phát
triển của văn hóa cũng như xã hội Việt Nam, đặc biệt là với quần chúng lao
động. Trong các lĩnh vực của văn hóa dân gian có nghệ thuật dân gian bao
gồm: Nghệ thuật tạo hình dân gian (kiến trúc dân gian, hội họa dân gian, trang
trí dân gian...); nghệ thuật biểu diễn dân gian (âm nhạc dân gian, múa dân
gian, sân khấu dân gian, trò diễn...)
Truyền thống lịch sử và xã hội Việt Nam đã quy định những nét đặc
trưng của văn hóa nước ta. Đó là văn hóa xóm làng trội hơn văn hóa đơ
thị, văn hóa truyền miệng lấn át văn hóa chữ nghĩa, ứng xử duy tình nặng hơn
duy lý, chủ nghĩa yêu nước trở thành cái trục của hệ ý thức Việt Nam, nơi sản
sinh và tích hợp các giá trị văn hóa Việt Nam...
2. Một số loại hình nghệ thuật dân gian
2.1. Nghệ thuật tạo hình dân gian
2.1.1. Kiến trúc dân gian
Nền văn hoá Việt Nam được tạo dựng trên cơ sở của nền văn minh
nông nghiệp. Cuộc sống của người Việt Nam gắn bó với làng qn q
hương. Hình ảnh làng q Việt Nam có luỹ tre xanh, có mái nhà tranh, có
người cày cấy đã trở nên rất thân thuộc trong tâm hồn người Việt Nam.
Từ rất xa xưa, người nông dân Việt Nam xem làm nhà là một trong 3 việc lớn
của cuộc đời: Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà và có an cư mới lạc nghiệp, điều đó có

nghĩa là chỗ ở có ổn định mới lo được sự nghiệp. Quan niệm ấy đến nay vẫn
tồn tại, vì vậy, khi trưởng thành ai ai cũng lo cho mình một chỗ ở, một cơ

Trang 6


ngơi riêng. Đã bao đời nay kiến trúc ở nông thơn Việt Nam ln đồng nghĩa
với nét văn hố làng, xã.
Kiến trúc Việt Nam ra đời rất sớm, có thể đã xuất hiện từ thời vua Hùng
dựng nước, cách nay khoảng 4000 năm. Làng xóm cũng xuất hiện vào thời kỳ
này. Người Việt cổ lúc bấy giờ đã biết bắc gỗ làm nhà để tránh hổ sói. Trên
các trống đồng có thể thấy 2 loại hình nhà sàn chủ yếu là nhà sàn hình thuyền
và hình mai rùa. Theo các nhà kiến trúc cho rằng làng xã Việt Nam có tính
quần thể cao, có kiểu kiến tr úc đơn giản nhẹ nhàng phù hợp với khí hậu và
tập quán của người Việt Nam. Làng luôn được bao quanh bằng những luỹ tre
xanh, sau luỹ tre xanh đó là những mái nhà tranh ấm cúng, cưu mang che chở
cho con người. Hầu hết các nhà nơng thơn điển hình đều xây dựng theo kiểu
có dãy nhà trên và dãy nhà ngang thường là ba gian hai chái. Có sân trước,
vườn sau dàn hoa cây cảnh. Bao quanh nhà là hàng rào cúc tần, hay hàng hoa
dâm bụt. Có gia đình mà chủ nhà là người nho nhã thích cuộc sống thanh tao
thì họ chau chuốt hàng rào cây xanh rất cẩn thận. Ngày ngày cắt tỉa, chăm sóc
như một thú vui nhằm trang trí thêm cho phần ngồi ngơi nhà ấm cúng, lịch
lãm. Trước đây, khi cuộc sống c ủa người nơng dân cịn khó khăn, gia đình
nào xây sân, bó hè bằng gạch Bát Tràng, trồng bên nhà một gốc mít chĩu quả được coi là một gia đình nơng thơn giàu có. Xưa hầu hết các nhà đều được
làm bằng tranh tre nứa lá, gỗ. Nhà ở của người nơng dân Việt Nam ở các vùng
khác nhau cũng có những nét đặc trưng khác nhau. Nếu ai có dịp đi dọc chiều
dài đất nước, hẳn sẽ rất thú vị khi thấy rằng nhà cửa làng mạc ở Việt Nam tuy
bình dị, dân dã nhưng khơng vùng nào giống vùng nào. Điều đó xuất phát từ
điều kiện và hồn cảnh sống của từng vùng, phản ánh cả tâm tính của con
người của vùng đó. Nam bộ ít có bão tố, lại nhiều kênh rạch, con người phải

dồn sức vào chăm chút ghe xuồng và vườn tược, nhà cửa rất đơn sơ. Mấy cây
que làm cột, làm kèo, một ít lá dừa nước vừa lợp mái vừa thưng vách. Lên
Tây Nguyên, nắng lửa, mưa ngàn, mái nhà được làm theo kiểu nhọn vút, kèo
cột vững chãi, hoa văn và tượng gỗ trang trí cho nhà của người sống và nhà
Trang 7


mồ của người chết. Vùng miền Trung Việt Nam cát trắng, đất sỏi, gió Lào,
mưa nhiều, bão lắm nên mái nhà thấp. Mái lợp dày, cột lớn. Chân cột kê đá
tảng, mộng mạng chắc chắn như đúc, nhà có thể khiêng đi nơi khác mà không
hư hỏng. Đồng bằng Bắc bộ là vùng đất cổ, làng cổ. Nhà cửa ý thức được
truyền thống cha truyền con nối rất rõ. Nhà ngói, sân gạch, cây mít, tường vơi
là một cơng thức để con người đủ yên tâm cho đời mình và cho con cháu đời
sau. Lên Tây Bắc, Việt Bắc xa biển gần rừng, sẵn mưa nhưng ít bão nên nhà
sàn cao, mái dỗng, lợp ngói máng (thứ ngói xếp tiếp vào nhau không cần
ràng buộc). Hoặc lợp bằng những mảng gỗ pơ mu, gỗ hoàng la chẻ mỏng.
Hầu như nhà nào cũng có một hàng rào nứa vót nhọn cao vây quanh để chống
thú dữ. Ở Huế, ngoài thành quách, thì nhà cửa có một nét rất đặc trưng mang
tính cách Huế - đó là nhà vườn. Kiến trúc nhà vườn Huế độc đáo đã làm
phong phú thêm cho bức tranh kiến trúc Việt Nam.
2.1.2. Hội họa dân gian
Là thuật ngữ mơ tả một loại hình mỹ thuật đã hiện diện từ lâu đời tại Việt
Nam và thường được sáng tác bởi các họa sĩ khuyết danh. Tranh dân gian Việt
Nam có lịch sử rất lâu đời, đã từng có thời gian phát triển rất mạnh mẽ, ngày
nay nó có phần giảm sút nhưng vẫn cịn được giữ gìn bảo tồn trong một số
làng nghề và một số gia đình làm tranh. Về cơ bản có hai loại tranh chính là
tranh Tết và tranh thờ. Sở dĩ chúng xuất hiện rất sớm là bởi vì nó với hai loại
chính là tranh tết và tranh thờ xuất hiện gần như cùng lúc với tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt và việc thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên.
Vào thời nhà Lý (thế kỷ 12) đã bắt đầu xuất hiện những gia đình hay thậm chí

là cả một làng chuyên làm khắc ván, làm tranh. Đến cuối đời nhà Trần nhiều
nơi đã in được tiền giấy (là một cách thể hiện của tranh dân gian) và sang đời
nhà Hồ tiền giấy đã được phát triển mạnh. Tời thời kỳ Lê sơ việc in khắc
tranh đã được tiếp thu thêm kỹ thuật khắc ván in của Trung Quốc và sau khi
vào Việt Nam đã được cải tiến thêm cho phù hợp. Cùng với đó là sự phân hố
của tranh dân gian xuất hiện ngày càng rõ nét. Đến đời nhà Mạc (thế kỷ 16)
Trang 8


một thay đổi đặc biệt đã xảy ra, tranh dân gian khơng cịn là sản phẩm riêng
của những người nơng dân nghèo khó nữa, mà đã được cả tầng lớp quý tộc ở
kinh thành Thăng Long ưa thích, thường sử dụng vào dịp Tết Nguyên Đán.
Sang thế kỷ 18 - 19, tranh dân gian đã dần đi vào giai đoạn ổn định và phát
triển mạnh mẽ. Nghề làm tranh đã lan truyền rộng rãi hầu khắp cả nước. Cùng
với đó là sự phân hóa, những dịng tranh mới xuất hiện, được gọi tên theo địa
danh nơi sản xuất, đã có những phong cách riêng của mình. Nét riêng của mỗi
dịng tranh được thể hiện ngay từ quy trình làm tranh cũng như trong mỗi
đường nét của tranh. Đó là sự khác biệt giữa kỹ thuật khắc ván in, kỹ thuật vẽ,
nguyên liệu làm tranh, cách pha chế tạo màu sắc riêng.
Tranh dân gian Việt Nam dù có nhiều dịng tranh khác nhau nhưng tựu
chung lại có bốn dịng chính đó là: Tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh
Hàng Trống (Hà Nội), tranh Kim Hoàng (Hà Tây), tranh làng Sinh (Huế).
Nhìn chung dịng tranh dân gian đều được dựng hình theo kiểu lấy các nét
khoanh, lấy các mảng màu và bao lại tồn hình. Các thành phần trong tranh
khơng có một điểm nhìn cố định mà hầu hết được thiết kế để có thể quan sát
di động, từ nhiều góc độ khác nhau. Cách tạo màu cũng vậy, tất cả đều nhằm
làm cho bức tranh thật dễ nhìn. Nhìn chung cách in tranh chủ yếu là sử dụng
ván khắc. Các bản ván khắc chủ yếu làm từ gỗ. Đầu tiên nghệ nhân sẽ khắc
lên bản gỗ đường nổi thể hiện những đường nét chính của tranh, sau này khi
in tranh ra giấy, người làm tranh lại tiếp tục tô vẽ để hồn thiện bức tranh đó,

cịn đối với một số tranh đơn giản thì người thợ khơng cần tơ vẽ thêm nữa mà
tranh được đưa ra khi in xong. Nghệ thuật in tranh qua các bản gỗ khắc nổi
xuất hiện từ xa xưa, được lưu truyền từ đời nay qua đời khác. Tranh thường
được in hoặc vẽ trực tiếp lên giấy. Loại giấy phổ biến thường được các dòng
tranh dùng hơn cả là giấy dó. Từ loại giấy này có thể làm ra giấy điệp, loại
giấy mà tranh Đông Hồ sử dụng in hình. Đặc điểm của loại giấy này là độ bền
rất cao, mà lại xốp nhẹ, không nhoè khi viết vẽ, ít bị mối mọt, hoặc giịn gãy,

Trang 9


ẩm nát. Với đặc tính chống ẩm rất cao, giấy dó giúp cho các bức tranh khơng
bị ẩm mốc, trường tồn cùng thời gian.
Mỗi dịng tranh thường có cách tạo màu, pha chế màu sắc riêng, nhưng
nhìn chung thì màu sắc cho những bức tranh thường được tạo nên từ những
nguyên liệu đơn giản, dân dã bằng rất nhiều phương pháp khác nhau.
Hầu hết tranh dân gian được vẽ theo quan niệm "sống" hơn "giống".
Đường nét của mỗi bức tranh hết sức gạn lọc, thuần khiết, cốt sao rung cảm
thẩm mỹ cho người xem hơn là vẽ đúng luật. Các thành phần trong tranh
khơng có một điểm nhìn cố định mà hầu hết được thiết kế để có thể quan sát
di động, từ nhiều góc độ khác nhau. Do ra đời để đáp ứng nhu cầu văn hóa
tinh thần của người dân, gắn bó chặt chẽ với đời sống thường nhật của người
dân nơi thôn dã cho nên đề tài của tranh hết sức phong phú. Tranh phản ánh từ
những gì gần gũi, thân thiết nhất với người dân cho đến những điều thiêng
liêng cao quý trong các tranh thờ. Nội dung của tranh cũng hết sức phong
phú, đa dạng. Mỗi bức tranh đều mang một ý nghĩa nhân sinh riêng, biểu hiện
nhiều góc độ tâm trạng của con người, mang trong nó là cả những ước vọng
của người dân, từ những ước mong giản dị cho tới những điều cao quý. Đó có
thể là mong ước về một cuộc sống no ấm của nhà nông
2.2. Nghệ thuật biểu diễn dân gian

2.2.1. Âm nhạc dân gian
Nền âm nhạc dân gian Việt Nam, được các thành phần dân tộc xây đắp
nên trong quá trình bốn ngàn năm lịch sử, phong phú về màu sắc địa phương
và màu sắc dân tộc Việt Nam.
Âm nhạc dân gian Việt Nam do nhân dân lao động sáng tạo và trình diễn
hay cịn gọi là âm nhạc truyền miệng, chiếm tỷ trọng lớn, có vai trị cơ sở.
Trong đời sống của nhân dân lao động có tồn tại một loại hình nghệ
thuật dân gian mà thuật ngữ quốc tế thường gọi là phônclo (Folklore).
Trang 10


Phônclo là sáng tác nghệ thuật của nhân dân lao động trong suốt chiều dài lịch
sử của một khối cộng đồng người nhất định. Nó là sản phẩm của số đơng
trong xã hội. Mà số đơng đó bao giờ cũng là những người sản xuất ra của cải
vật chất. Do đó, đặc điểm quan trọng nhất của phơnclo là ở chỗ nó mang bản
chất xã hội. Cuộc sống lao động là một chỉnh thể đa dạng. Họ đã sử dụng
cùng một lúc các phương tiện nghệ thuật khác nhau để diễn tả cuộc sống đó
trong phơnclo. Vì thế phơnclo là một loại nghệ thuật đa thành phần.
Theo yêu cầu diễn tả nghệ thuật, trong một tác phẩm phơnclo thường
có sự tham gia đồng bộ của thơ ca, âm nhạc (gồm giai điệu bài ca và phần
nhạc đàn), múa, trò diễn hố trang và cả các nghi thức nữa. Đó là hình thái cổ
xưa nhất của phơnclo mà tất cả các nhà nghiên cứu xã hội học, dân tộc học và
âm nhạc học đều nhận thấy: “ở cái thuở xa xưa, bài ca, bài nhạc đàn, lời thơ
và điệu múa là một chỉnh thể thống nhất"... Hình thái này thể hiện đặc trưng
trong phương pháp phản ánh thực tại của phônclo, được gọi là đặc trưng tổng
thể nguyên hợp (Syncretisme). Ngày nay ta thấy không phải bất cứ tác phẩm
phônclo nào cũng đều sử dụng đầy đủ các thành phần nghệ thuật, song tổng
thể nguyên hợp là một đặc trưng có tính chất lượng, do bản chất xã hội của
phơnclo quyết định, chứ khơng phụ thuộc vào chỗ có bao nhiêu thành phần
nghệ thuật tham gia vào.

Như thế, thực ra không có một thứ âm nhạc dân gian được xét với tư
cách là một nghệ thuật đơn lập. Âm nhạc dân gian mà ta nói đến ở đây là một
thành phần của khối nguyên hợp. Do đó, nó mang đầy đủ các đặc điểm của
phơnclo. Mặt khác, nó là thứ nghệ thuật dùng âm thanh và nhịp điệu làm
phương tiện diễn tả, nên nó có những quy luật phát triển riêng của âm nhạc.
Những quy luật này vừa chịu sự chi phối, lại vừa tác động lẫn nhau với các
quy luật phát triển của các nghệ thuật thành viên khác trong chỉnh thể
phơnclo. Tình hình đó buộc ta phải xem xét âm nhạc dân gian trong mối
tương quan về mọi mặt với các nghệ thuật phônclo khác.
Trang 11


Âm nhạc dân gian mang bản chất xã hội. Nó là sản phẩm của số đông
trong xã hội, trước Cách mạng tháng Tám vốn là... "quần chúng lao động và
bị bóc lột, mà những điều kiện sinh sống tất nhiên phải làm phát sinh ra một
hệ tư tưởng dân chủ và xã hội chủ nghĩa". Nó phản ánh tư tưởng, tình cảm,
nguyện vọng của người lao động, nảy sinh ra ngay trong các hoạt động sản
xuất và sinh hoạt xã hội của họ. Ta có thể thấy rõ tính dân tộc và tính nhân
dân trong âm nhạc dân gian. Âm nhạc dân gian bày tỏ những quan điểm lành
mạnh, trong sáng là cơ bản, song nó cũng phản ánh cả những thiên kiến lịch
sử của người lao động.
Âm nhạc dân gian được sáng tác và trình diễn gắn liền với những hoạt
động sản xuất và sinh hoạt xã hội cụ thể của người lao động. Mỗi thể loại âm
nhạc dân gian bao giờ ban đầu sinh ra cũng nhằm phục vụ một cơng việc hay
một hoạt động nào đó trong đời sống nhân dân. Ta nói âm nhạc dân gian có
tính thực hành xã hội. Tính thực hành xã hội biểu hiện trong những quy phạm
về chức năng xã hội, về nội dung xã hội được phản ánh, về đặc trưng sắc thái
và các thủ pháp sáng tác của các thể loại và các tác phẩm. Đồng thời, nó
thường được chỉ rõ ngay trong tên gọi của nhiều thể loại, chẳng hạn như Hị
giã vơi, Hị giã gạo, Hị giật chì, Hị chèo thuyền v.v... Song tính thực hành xã

hội biểu hiện ở các thể loại âm nhạc dân gian khơng giống nhau. Có thể có hai
cấp độ biểu hiện chính của tính chất này. Đối với các thể loại âm nhạc dân
gian được sáng tác và trình diễn cùng một lúc với một hoạt động cụ thể nào
đó thì tính thực hành xã hội được biểu hiện trực tiếp, như trong các thể loại
hát lao động các loại hò, hát ví... và trong một vài thể loại hát sinh hoạt như
hát ru. Ở các thể loại này, âm điệu và nhịp điệu thể hiện tâm tư, tình cảm nảy
sinh trực tiếp trên hoạt động cụ thể đó, thậm chí cịn mang dấu vết nhịp điệu
của nó nữa. Nhịp diệu lao động trong nhiều bài ca lao động và nhịp đưa nôi
trong hát ru là những dẫn chứng.

Trang 12


Tính thực hành xã hội được biểu hiện gián tiếp trong các thể loại âm
nhạc, diễn lại một hay một nhóm những hoạt động cụ thể của con người. Biểu
hiện này thường gặp trong các thể loại âm nhạc dân gian tham gia vào các tế
lễ, đình đám, hội hè và phần nào trong đồng dao. ở đây ta ít thấy dấu vết âm
điệu và nhịp điệu thực của hoạt động cụ thể trong âm nhạc. Thực tại được
phản ánh bằng cách khái qt hố, cách điệu hố với trí tưởng tượng phong
phú, với sự chọn lọc theo quy luật của cái đẹp nhiều hơn. Tuy nhiên, dù cho
âm nhạc dân gian có gắn liền với đời sống sản xuất và sinh hoạt xã hội chặt
chẽ đến đâu đi nữa, nó vẫn khơng phải là chính những hoạt động đó. Âm nhạc
không sao chép cuộc sống, mà phản ánh, miêu tả cuộc sống bằng hình tượng
nghệ thuật âm nhạc thơng qua phương tiện diễn tả của mình là âm điệu và
nhịp điệu. Do đó âm nhạc dân gian là một loại hình nghệ thuật đặc biệt.
Giống như các nghệ thuật dân gian khác, âm nhạc dân gian không tồn
tại dưới dạng văn bản. Âm nhạc dân gian nằm trong trí nhớ của mỗi người
dân trong một xã hội nhất định, vốn có một truyền thống âm nhạc nhất định.
Nó được tồn tại, lưu truyền trong tiềm thức của toàn dân như một năng lượng
trí tuệ tiềm tàng của cả một xã hội. Người lao động trình diễn âm nhạc dân

gian là do sự thúc đẩy của nhu cầu sáng tạo nghệ thuật, nó nảy sinh ra trong
q trình lao động và sinh hoạt tinh thần của người lao động. Do đó, tất cả
những người có mặt đều là những thành viên tham gia trình diễn. Mỗi quan hệ
của họ với tác phẩm được trình diễn là chủ động, chứ khơng phải thụ động,
thụ hưởng. Trình diễn âm nhạc dân gian cịn là q trình sáng tác tại chỗ. Tất
nhiên người hát có thể đưa ra một bài mới, chưa từng có trong vốn âm nhạc
dân gian của họ, nhưng trường hợp ấy hiếm thấy và nếu có thì bài ca đó cũng
có nguốn gốc từ các bài ca đã có. Thông thường, người hát sử dụng những làn
điệu, những bài bản có sẵn rồi đặt lời mới hoặc thêm thắt, sửa chữa. "Đặt vè,
bẻ vần" hay "Hị lên" chính là sáng tác. Trình diễn để tự bộc bạch tâm tư mình
và kêu gọi mối đồng cảm của bà con là cơ sở tâm lý để đưa đến sáng tác tại chỗ.

Trang 13


Như vậy, trình diễn được quyết định bởi bản chất xã hội của âm nhạc dân gian.
Có thể xem trình diễn như là một phẩm chất mỹ học của âm nhạc dân gian.
Quá trình trình diễn một tác phẩm âm nhạc dân gian lại cũng là lúc nó
được truyền bá. Những người tham gia sẽ ghi nhớ nó trong tiềm thức, đặt nó
vào cái vốn âm nhạc dân gian của riêng họ. Nó sẽ biến thành của cải của xã
hội và được giữ gìn trong trí nhớ mỗi thành viên của xã hội đó. Ta nói, âm
nhạc dân gian được lưu truyền theo cách truyền miệng.
Do được lưu truyền theo cách truyền miệng, do chỗ quá trình trình diễn
cũng là qúa trình sáng tác, nên các tác phẩm âm nhạc dân gian ln ở trong
tình trạng biến động. Một bài dân ca do cùng một người hát vào những lúc
khác nhau đều khơng giống nhau. Điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố phức
tạp về tâm sinh lý, về hoàn cảnh cá nhân người hát và tình trạng mơi trường...
Đó là chưa nói đến một bài dân ca do nhiều người hát thì sự khác nhau càng
rõ ràng. Cái sự "tam sao thất bản" này không phải là một biểu hiện thấp kém
về giá trị nghệ thuật của âm nhạc dân gian. Ngược lại, nó thể hiện tài năng

sáng tạo vô cùng phong phú của quần chúng lao động. Qua mỗi lần hát, qua
mỗi người hát, bài ca được gọt rũa thêm mãi. Nếu bài dân ca được cả một dân
tộc hát thì tức là nó được cả một dân tộc sáng tác ra nó, mà q trình sáng tác
này sẽ diễn ra suốt cuộc sống của nó. "Những sáng tác ấy là những hịn ngọc
q". Tình trạng trên dẫn đến tính dị bản và nó là phương thức chọn lọc và
tồn tại của âm nhạc dân gian.
2.2.2. Múa dân gian
Việt Nam có 54 dân tộc. Mỗi dân tộc đều có những điệu múa dân gian
của dân tộc mình. Các dân tộc Việt Nam đã để lại cho thế hệ sau một kho tàng
nghệ thuật múa quý giá. Nhìn từ góc độ nghệ thuật múa, có thể nói di sản múa
dân gian là cơ sở tiêu biểu xác định bản sắc múa của mỗi tộc người. Trong
một xã hội hiện đại, khoa học kĩ thuật phát triển, di sản múa dân gian đối với
Trang 14


sự phát triển của ngành múa chuyện nghiệp Việt Nam trở nên rất quan trọng.
Muốn đổi mới, cách tân thì cần phải nghiên cứu, xác định và hiểu đâu là giá
trị đích thực cần phải kế thừa. Nói cách khác, cần phải tìm ra hằng số giá trị
của múa dân gian.
Quan sát, nghiên cứu các điệu múa dân gian, chúng ta có thể nhận biết
được thái độ, ý thức, thẩm mĩ trong lao động của người xưa. Những hình ảnh
trong chiến đấu, trong lao động sản xuất, trong các mối quan hệ xã hội, trong
phong tục tập quán, trong đời sống tâm linh... được thể hiện trong múa dân
gian có vị trí và ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hoá của các tộc người.
Múa dân gian biểu hiện tri thức văn hoá của quần chúng nhân dân, biểu hiện
bản chất múa của văn hoá dân tộc. Múa dân gian phản ánh sức sáng tạo, tài
năng của nhân dân. Ngồi ra, múa dân gian cịn có tác dụng thiết thực đối với
tình cảm và đời sống của con người. Múa dân gian được thể hiện trong các lễ
thức (múa tín ngưỡng). Những động tác biểu hiện thế giới tâm linh của con
người (cầu mong sự che chở, phù hộ của các đấng thần linh, trời, Phật... ).

Ngoài ra, từ thuở xa xưa, qua các điệu múa, người dân còn muốn truyền lại
các kinh nghiệm lao động sản xuất, săn bắt... Múa dân gian còn thể hiện
những hành vi ứng xử của con người, tạo môi trường không gian để con
người đến với nhau. Có những điệu múa dân gian cũng mang ý nghĩa đạo đức
nhưng được thể hiện ở góc độ khác nhau. Đa số các bước chân của múa dân
gian dân tộc Việt đều bước đi rất nhẹ nhàng. Có nhà nghiên cứu cho rằng, do
người Việt chủ yếu là cư dân nông nghiệp sống ở đồng bằng, địa hình bằng
phẳng, có thói quen đi chân đất, thích một cuộc sống hiền lành, êm đềm... Vì
thế, phong cách sống của họ đã ảnh hưởng đến bước đi trong múa. Một trong
những đặc điểm của múa dân gian của người Việt là tính chất nhẹ nhàng, uyển
chuyển, chậm rãi. Do luôn luôn tồn tại và phát triển qua nhiều thế hệ, múa
dân gian thường khơng có một cấu trúc ổn định, hay nói cách khác, đó là cấu
trúc mở. Do có cấu trúc mở, múa dân gian khơng ngừng được bồi đắp và bổ

Trang 15


sung những sáng tạo mới của các thế hệ tiếp theo với mục đích nhằm thoả
mãn nhu cầu văn hố của cộng đồng, khu vực, quốc gia. Những bồi đắp mới,
bổ sung mới được dân chúng chấp nhận, lưu giữ và sử dụng sẽ trở thành di
sản của văn hoá dân tộc, đồng thời là cơ sở, nền tảng cho những sáng tạo bổ
sung của các thế hệ nối tiếp. Cấu trúc mở của múa dân gian là luôn sẵn sàng
đón nhận những sáng tạo, bổ sung hoặc một sự điều chỉnh mới cho hoàn
chỉnh hơn. Do những sáng tạo của múa dân gian mang tính tự nguyện, thâu
nhận vào mình một cách tự nhiên, tự nguyện, tự giác nên khác với múa
chuyên nghiệp, múa dân gian không cần phải xác định “quyền tác giả”. Tác
giả của múa dân gian chính là số đơng dân chúng, là nhiều vùng, nhiều thời
đại. Múa dân gian là một hình thái múa phổ biến trong nhân dân. Thông qua
các diệu múa, chúng ta thấy nó mang dấu ấn một cách sinh động cuộc sống
lao động, chiến đấu, tình cảm, cách nghĩ và những quan điểm thẩm mĩ của các

cộng đồng, các tộc người, xuất phát từ những điều kiện địa lí, xã hội, phong
tục, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc khác nhau. Sự khác nhau đó xét về
một khía cạnh nào đó cũng chính là sự thể hiện bản sắc riêng của từng dân
tộc. Múa dân gian được cách điệu từ cuộc sống lao động, sinh hoạt... của nhân
dân. Trong kho tàng múa dân gian Việt Nam mà cho đến nay chúng ta còn lưu
giữ được, chiếm số lượng lớn là các điệu múa thể hiện trong lao động nông
nghiệp. Do đó, có thể nói, múa người Việt thể hiện cuộc sống của các cư dân
nông nghiệp. Múa dân gian do mô phỏng hiện thực nên mặc dù đã được cách
điệu hố vẫn mang tới cho người xem những thơng điệp sát thực. Một số diệu
múa phản ánh cuộc sống lao động, mặc dù đã được cách điệu hoá nhưng đều
rất gần với đời thực. Từ đó có thể nói rằng, tính hiện thực là một trong những
đặc điểm của múa dân gian. Nội dung, hình ảnh nhận biết trong các điệu múa
dân gian đều rất gần gũi với con người, nó thể hiện một cách sinh động tình
u cuộc sống của họ đố với cuộc sống lao động, với thiên nhiên... Thơng qua
hình ảnh các điệu múa dân gian có thể cho chúng ta những thông tin về lịch
sử, về địa lí, về mơi trường sinh thái. Trong đời sống văn hoá tâm linh của
Trang 16


nhân dân có một loại múa đó là múa tín ngưỡng. Một số nhà nghiên cứu gọi
đó là múa tín ngưỡng dân gian. Loại múa này tương đối phổ biến ở nhiều tộc
người. Múa tín ngưỡng thể hiện cho các loại nghi lễ. Đây cũng là một hình
thái múa dân gian rất độc đáo. Loại múa này tồn tại, phát triển trong quá trình
hình thành tục thờ Mẫu và đạo Mẫu ở Việt Nam. Múa hầu bóng là một bộ
phận của chương trình lễ hội và nghi lễ đạo Mẫu. Nhìn từ góc độ ín ngưỡng
thì động tác, điệu bộ của người múa thể hiện tếng nói, ý nguyện của thánh
thần. Nét độc đáo của múa hầu bóng đó là (theo quan niệm dân gian) phần
xác (ông đồng, bà đồng) là của con người, còn phần hồn là của thánh thần.
Điều này nói lên sức tưởng tượng của con người rất lớn. Con người và thánh
thần có thể gần gũi, hồ quyện với nhau. Cấu trúc của múa hầu bóng thuộc

loại múa đơn (solo). Đây là múa một người nhưng phải thể hiện những nhân
vật, những giá đồng khác nhau. Vì thế, nó địi hỏi ở người thể hiện phải có kĩ
thuật, kĩ xảo nhất định. Khác với múa dân gian trong lao động, trong sinh
hoạt... loại múa hầu bóng khơng phải ai cũng có thể múa được mà nó địi hỏi
cần có một “năng khiếu”, một sự luyện tập tương đối cơng phu, thậm chí phải
có “căn đồng” mới có thể múa được. Ngồi lí do tín ngưỡng, múa hầu bóng
phải tạo ra sức hấp dẫn, thu hút mọi người. Sức hấp dẫn là một trong những
chức năng của nghệ thuật, do đó, có thể nói, múa hầu bóng còn mang yếu tố
biểu diễn. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, đạo Mẫu, thờ Mẫu là một tục lệ
đẹp của cộng đồng người Việt. Không chỉ ở miền Bắc mà ở miền Trung và
miền Nam cũng đều có thờ Mẫu. Hiện nay, những hoạt động lễ hội tương đối
phát triển, thu hút khá đông quần chúng nhân dân ở khắp mọi nơi. Múa hầu
bóng là một trong những sinh hoạt văn hố, tín ngưỡng khơng chỉ diễn ra vào
những dịp lễ hội mà cịn phát triển bên ngồi của lễ hội, do một số cá nhân tự
tổ chức. Đây là một hiện tượng múa dân gian rất độc đáo.
Ngoài múa hầu bóng của cộng đồng người Việt cịn có một số điệu múa trong
nghi lễ của một số tộc người như: người Mường có múa mỡi, múa mo, múa
sắc bùa; người Tày có múa tung cịn trong hội lồng tồng (xuống đồng), múa
Trang 17


then, múa đi săn thú, múa chèo thuyền; người Thái có múa tín ngưỡng
kinpangthen; người Dao có múa trong lễ cấp sắc, hát múa đám cưới, đám tang,
múa Tết nhảy (nhì ang chằm đao); người Chăm có múa trong lễ hội Chà Và,
múa trong lễ bóng, múa nhảy lửa, múa gậy, múa roi; người Khơ me có múa thày
cúng, múa trống lễ (trống xayăm) cúng trăng, múa dây bông (slatho)...
2.2.3. Sân khấu dân gian
Ở Việt Nam, đã có nhiều hình thức sân khấu dân gian tồn tại từ lâu đời
như hát chèo, hát tuồng, múa rối nước…
- Chèo: là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên

làm phương tiện giao lưu với công chúng. Nội dung của các vở chèo lấy từ
truyện cổ tích, truyện Nôm, mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc, đồng
thời thể hiện tính dân tộc Việt. Sân khấu chèo đơn giản, với các diễn viên có
thể khơng chun, biểu diễn ngẫu hứng.
Loại hình nghệ thuật truyền thống này được hình thành từ nguồn gốc
cung đình Hoa Lư với vị tổ nghề Phạm Thị Trân nhưng sau đó đã phát triển
mạnh ở nông thôn Việt Nam, trọng tâm ở đồng bằng Bắc Bộ và lan tỏa ra khu
vực phía Bắc. Nó đạt đỉnh cao phát triển vào thời kỳ từ thế kỷ 16 đến thế kỷ
19. Đến thế kỷ 19, chèo nhận ảnh hưởng của tuồng. Đầu thế kỷ 20, chèo được
đưa lên sân khấu thành thị.
- Múa rối nước: Múa rối nước là một sáng tạo độc đáo của cư dân vùng
châu thổ Sông Hồng, được manh nha từ công cuộc chế ngự nước, cải tạo nước
thành yếu tố số một cho việc sản xuất nông nghiệp. Phạm vi hoạt động của nó
bao gồm nhiều tỉnh như Thái Bình, Phú Thọ, Thanh Hố, Nam Hà, Hà Tây...
Yếu tố độc đáo của rối nước là sử dụng mặt nước làm sân khấu để con
rối diễn trị, đóng kịch. Buồng trò rối nước được nhân dân quen gọi là nhà rối
hay thủy đình, được dựng lên giữa ao, hồ với kiến trúc cân đối tượng trưng
cho mái đình của vùng nơng thơn Việt Nam. Tất cả buồng trị, sân khấu cùng
trang bị cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã... đúng là một khu đình làng thu

Trang 18


nhỏ lại thành một cảnh đẹp như trong mộng với những mái uốn cong lung
linh phản chiếu trên mặt nước. Sân khấu rối nước là khoảng trống trước mặt
buồng trò, nó chỉ thực sự hồn chỉnh khi đã vào chương trình biểu diễn và
cũng bắt đầu mất đi ngay khi chấm dứt tiết mục cuối cùng.
Qua những tiết mục biểu diễn của nghệ thuật rối nước cổ truyền, những
cảnh sinh hoạt bình thường về đời sống, tập tục tinh thần và vật chất truyền
đời của người nông dân Việt Nam được thể hiện một cách rõ nét.

- Hát tuồng: (còn gọi là hát Bội hay hát Bộ) là môn nghệ thuật từng thâm
nhập vào cuộc sống cung đình và dần dà, có nhiều gánh hát đã được chuyên
nghiệp hóa. Chữ tuồng có người cho là bởi chữ tường mà ra; tức hình dung dáng
dấp, cử chỉ của người đời xưa. Thế kỷ 19 là thời hoàng kim của nghệ thuật
tuồng. Tại từng địa phương ở Việt Nam cịn có trường phái tuồng riêng,
như tuồng Quảng Nam, tuồng Bình Định, tuồng Hà Bắc, hát bội Sài Gịn (tuồng
Bình Định phát triển mạnh một phần nhờ ông Đào Duy Từ và ông Đào Tấn).

Trang 19


KẾT LUẬN
Qua những phân tích ở trên cho ta thấy sự phong phú, đa dạng về các
loại hình nghệ thuật trong văn hóa dân gian Việt Nam. Đó là những món ăn
tinh thần khơng thể thiếu của con người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch
sử. Nghệ thuật dân gian Việt Nam luôn hiện hữu quanh chúng ta, ở mỗi loại
đều có những nét đẹp, nét hay riêng làm phong phú thêm cho nền văn hóa
dân gian Việt Nam.
Trong thời đại ngày nay, việc giao lưu tiếp biến văn hóa diễn ra ngày
càng mạnh mẽ, sự phát triển của khoa học công nghệ và các kỹ thuật tiên
tiến hiện đại diễn ra hết sức sôi động. Nền sản xuất nông nghiệp khơng cịn
như trước kia và nhu cầu thưởng thức của con người Việt Nam ngày nay
cũng đã khác trước rất nhiều, tuy vậy chúng ta vẫn rất cần phải trân trọng
và giữ gìn, bảo tồn những giá trị của các loại hình nghệ thuật trong nền văn
hóa dân gian Việt Nam. Đó là những vốn văn hóa rất quý, mang đầy đủ nét
đẹp văn hóa của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam.

Trang 20



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Văn Khang, Nghệ thuật học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
– 2001;
2. Lê Lưu Oanh, Văn học và các loại hình nghệ thuật, Nxb Đại
học Sư phạm;
3. Nguyễn Tồn Thắng, Giáo trình Nghệ thuật học;
4. Ngơ Đức Thịnh, Văn hóa dân gian và văn hóa dân tộc;
5. Một số tài liệu trên Internet.

Trang 21



×