TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
THẢO LUẬN MÔN
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Tên đề tài:
Tìm hiểu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 2010 –
2012 và so sánh cơ cấu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam
với Trung Quốc
Nhóm thực hiện (Nhóm 4) : HOÀNG TÙNG LÂM
VŨ THANH LỊCH
LÊ THỊ LIÊN
BÙI THỊ LUẬN
NGUYỄN THỊ LƯƠNG
NGUYỄN HẰNG LY
TRỊNH THỊ NGỌC MAI
Lớp : CH21H
Môn Tài chính Quốc tế Nhóm 4
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
2.2.Kết cấu theo chiều ngang: 4
II.HIỆU ỨNG TUYẾN J 7
1.Phá giá đồng tiền, tích cực và tiêu cực của việc phá giá đồng tiền 7
2.Tác động lên cán cân thanh toán quốc tế 8
3.Áp dụng vào những số liệu thực tế của Việt Nam từ năm 2010 – 2012 9
4.Áp dụng vào những số liệu thực tế của Trung Quốc từ năm 2010 – 2012 10
III.CÁC THỪA SỐ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ 11
1.Chi tiêu chính phủ 12
2.Thừa số xuất khẩu 13
3.Ảnh hưởng lên cán cân vãng lai 13
3.1.Chi tiêu chính phủ 17
3.2.Xuất khẩu 17
IV.CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 2010 – 2012 19
V.SO SÁNH CƠ CẤU CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM VÀ TRUNG
QUỐC 34
1.Số liệu BOP VN và TQ giai đoạn 2010-2012 34
2.So sánh cơ cấu cán cân vãng lai của VN và TQ 34
3.Phân tích 34
3.1.Việt Nam 34
3.2.Trung Quốc 35
2
Môn Tài chính Quốc tế Nhóm 4
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
• Hiệu ứng tuyến J
• Tổng hợp, chỉnh sửa và hoàn thiện nội dung
Hoàng Tùng Lâm
Nguyễn Thị Lương
• Phân tích các thừa số trong nền kinh tế mở và ảnh
hưởng của nó tới cán cân vãng lai
Vũ Thanh Lịch
Nguyễn Hằng Ly
• Phân tích cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam
2010 - 2012
Lê Thị Liên
Bùi Thị Luận
• So sánh cơ cấu cán cân thanh toán Việt Nam và
Trung Quốc
Trịnh Thị Ngọc Mai
3
Môn Tài chính Quốc tế Nhóm 4
I. KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN
QUỐC TẾ (CCTTQT)
1. Khái niệm về CCTTQT:
The Balance of Payments (BP)
- Là bảng cân đối, so sánh và đối chiếu giữa các khoản tiền thu được từ ở nước
ngoài với các khoản tiền phải chi trả cho nước ngoài.
- Là một biểu tổng hợp phản ánh tất cả các giao dịch dưới hình thức tiền tệ của
một nước với các nước khác.
- Là một bản báo cáo thống kê ghi chép và phản ánh các giao dịch kinh tế giữa
những người cư trú với người không cư trú trong 1 thời kỳ nhất định, thường
là 1 năm (IMF).
2. Kết cấu của cán cân thanh toán quốc tế:
2.1. Kết cấu theo chiều dọc:
Theo chiều dọc, BP gồm 4 cột chính là:
- Cột: “ Nội dung giao dịch”
- Cột: “ Doanh số thu” hay cột “Thu”
- Cột “Doanh số chi” hay cột “Chi”
- Cột “Cán cân ròng”
Bất kỳ 1 khoản thu nào, bất kỳ một đồng tiền nào, không kể nguyên nhân phát
sinh, đều được ghi vào cột “Thu” và có dấu (+)
Bất kỳ 1 khoản chi nào, bất kỳ một đồng tiền nào, không kể nguyên nhân phát
sinh, đều được ghi vào cột “Chi” và có dấu (-)
BP được lập lấy vị thế của nền kinh tế, trong đó không có NHTW, nên bất kỳ một
khoản ghi (+) hay (-) nào đều phản ánh luồng tiền vào (thu) và luồng tiền ra (chi) đối với
nền kinh tế.
Do BP được hạch toán theo nguyên tắc bút toán kép, nên tổng doanh số thu luôn
bằng tổng doanh số chi nhưng ngược dấu, nghĩa là BP luôn tự động cân bằng.
Chênh lệch giữa “doanhh số thu” và “doanh số chi” của từng cán cân bộ phận tạo
ra cán cân ròng của cán cân này.
2.2. Kết cấu theo chiều ngang:
Do có nhiều các giao dịch thu chi quốc tế, nên BP phải được kết cấu theo một số
tiêu chí nhất định để theo dõi và phân tích.
Một BOP thường bao gồm các bộ phận sau:
a. Cán cân vãng lai (Current Account – CA), gồm 4 tiểu bộ phận:
- Cán cân thương mại (Trade Balance – TB) là bộ phận chính của CA, phản
ánh chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu về hàng hóa.
- Cán cân dịch vụ (Services – SE)
- Cán cân thu nhập (Income – IC)
- Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều (Current Transfers – Tr)
b. Cán cân vốn (Capital Balance – K)
Phản ánh luồng vốn (ngắn hạn và dài hạn) di chuyển vào và ra một quốc gia. Việc
phân loại nguồn vốn ngắn hạn dài hạn chỉ mang tính chất tương đối và thời hạn có thể
thay đồi theo thời gian.
c. Cán cân cơ bản (Basic Balance – BB)
Là tổng của cán cân vãng lai (CA) và Cán cân vốn dài hạn. Tính ổn định của cán
cân cơ bản ảnh hưởng lâu dài lên nền kinh tế và tỷ giá hối đoái.
4
Môn Tài chính Quốc tế Nhóm 4
d. Cán cân tổng thể (Overall Balance – OB)
Bằng tổng của CA và K trong điều kiện công tác thống kê chính xác tuyệt đối.
Nếu có nhầm lẫn, sai sót thì:
Cán cân tổng thể = CA + K + Nhầm lẫn và sai sót
Trong đó hạng mục Nhầm lẫn và sai sót thống kê bao gồm các giao dịch kinh tế
thực tế đã xảy ra nhưng không được ghi chép hoặc ghi chép có nhầm lẫn không chính
xác.
Cán cân tổng thể là một chỉ tiêu quan trọng vì i) nếu thặng dư nó cho biết số tiền
một quốc gia có thể dùng để tăng (mua vào) dự trữ ngoại hối và ii) nếu thâm hụt nó cho
biết số tiền mà quốc gia đó phải trả bằng cách giảm (bán ra) dự trữ ngoại hối là bao
nhiêu.
Có 3 cách để tài trợ cho thâm hụt OB:
- Giảm dự trữ ngoại hối
- Vay (hay hợp đồng hoán đổi) IMF và các NHTW khác
- Tăng tài sản nợ tại các NHTW nước ngoà
e. Cán cân bù đắp chính thức (Official Financing Balance – OFB) bao gồm
các hạng mục:
- Thay đổi dự trữ ngoại hối quốc gia (∆R)
- Tín dụng với IMF và các NHTW khác (L)
- Thay đổi dự trữ của các NHTW khác bằng đồng tiền của quốc gia lập cán
cân thanh toán (≠)
OFB = ∆R + L + ≠
f. Nhầm lẫn và sai sót (OM)
OM = – (CA + K + OFB)
Đây là căn cứ tính nhầm lẫn và sai sót khi lập BOP trong thực tế.
Cho đến nay, khi nói đến thâm hụt hay thặng dư cán cân thanh toán (BOP) mà
không nói rõ đó là cán cân nào thì người ta hiểu đó là thặng dư hay thâm hụt cán cân tổng
thể (OB), hay còn gọi là cán cân thanh toán chính thức của quốc gia (Official Settlements
Balance).
3. Trạng thái của BOP
3.1. Thâm hụt và thặng dư cán cân thương mại
- Thâm hụt và thặng dư cán cân thương mại thường quyết định đến tình trạng
của cán cân vãng lai.
- Để cân bằng cán cân thương mại, các biện pháp chủ yếu thường được áp
dụng sẽ tác động vào lượng hàng hoá xuất nhập khẩu thông qua các hình
thức thuế quan, quotas, v.v… và tác động vào tâm lý tiêu dùng hàng hoá
nhập khẩu của công chúng.
3.2. Thâm hụt và thặng dư cán cân vãng lai
- Cán cân vãng lai gồm cán cân thương mại (hữu hình), cán cân dịch vụ, thu
nhập và các chuyển giao vãng lai (vô hình).
- Phân tích cán cân vãng lai có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý kinh tế vĩ
mô vì tình trạng của cán cân này tác động trực tiếp đến tỷ giá, lãi suất, tăng
trưởng kinh tế, lạm phát và cuối cùng tác động đến cán cân tổng thể.
- Để tác động đến tình trạng của cán cân vãng lai, cần phải có thêm các giải
pháp tổng thể về tài khoá và tiền tệ hơn là chỉ các giải pháp về chính sách
thương mại quốc tế và tác động vào tâm lý tiêu dùng.
5
Môn Tài chính Quốc tế Nhóm 4
3.3. Thâm hụt và thặng dư cán cân cơ bản
- Cán cân cơ bản bao gồm cán cân vãng lai và cán cân di chuyển vốn dài hạn.
- Tình trạng cán cân cơ bản có tác động một cách không rõ ràng đến nền kinh
tế tuỳ theo cách tiếp cận.
- Đối với các nước đang phát triển, vốn là yếu tố cần thiết để thực hiện công
nghiệp và hiện đại hoá, thặng dư cán cân cơ bản nhìn chung được coi là dấu
hiệu tích cực.
- Các chính sách thu hút vốn đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp là giải pháp cơ bản
cho vấn đề này.
3.4. Thâm hụt và thặng dư cán cân tổng thể
- Tình trạng của cán cân tổng thể là rất quan trọng và tác động trực tiếp đến
nền kinh tế và sự vận hành các chính sách vĩ mô, đặc biệt khi cán cân tổng
thể ở tình trạng thâm hụt
- Các giải pháp cân bằng đối với cán cân tổng thể khi ở tình trạng thặng dư
không những không khó mà luôn mang lại những hiệu ứng tích cực, kể cả
trong ngắn hạn và dài hạn
- Ngược lại, các biện pháp cân bằng khi ở tình trạng thâm hụt không những
khó khăn hơn mà tác động mặt trái thường rất nặng nề, thậm chí có thể mang
lại những hậu quả trong dài hạn
- Cân bằng cán cân tổng thể cần lựa chọn và thực hiện các giải pháp một cách
hết sức thận trọng.
3.5. Khi cán cân thanh toán quốc tế ở tình trạng thặng dư
- Tăng nhập khẩu: hàng hoá tiêu dùng và tư liệu sản xuất nâng cao mức sống
và điều kiện sản xuất trong nước
- Giảm xuất khẩu, đặc biệt nguyên liệu thô để duy trì tài nguyên quốc gia và
môi trường
- Tăng xuất khẩu vốn ra nước ngoài để tận dụng hiệu quả sử dụng vốn và phát
huy ảnh hưởng, mở rộng thị trường
- Tăng dự trữ quốc tế, mua lại các khoản nợ.
3.6. Khi cán cân thanh toán ở tình trạng thâm hụt
- Vận hành chính sách thương mại quốc tế theo hướng tăng xuất khẩu, hạn chế
nhập khẩu: giới hạn kinh tế của chính sách bảo trợ
- Vận hành chính sách tài khoá theo hướng thắt chặt Ngân sách Nhà nước:
chính sách “thắt lưng buộc bụng”
- Vận hành chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt mức cung tiền tệ
- Phá giá tiền tệ để thúc đẩy lượng xuất khẩu đồng thời giảm lượng nhập khẩu:
giới hạn của phá giá tiền tệ
- Giảm dự trữ quốc tế thông qua bán các giấy tờ có giá và xuất khẩu vàng
- Vay nợ nước ngoài để thanh toán các khoản chi trả và đến hạn trả: đảo nợ và
sự gia tăng nợ (thâm hụt) trong dài hạn
- Tuyên bố tình trạng vỡ nợ hay mất khả năng trả nợ nước ngoài.
6
Môn Tài chính Quốc tế Nhóm 4
II. HIỆU ỨNG TUYẾN J
1. Phá giá đồng tiền, tích cực và tiêu cực của việc phá giá đồng tiền.
Nghiên cứu ảnh hưởng của phá giá tiền tệ đến tình trạng Cán cân thanh toán quốc
tế là một điều hết sức cần thiết bởi tỷ giá là một công cụ điều tiết kinh tế khá phổ biến đối
với các nhà hoạch định chính sách.
Phá giá tiền tệ (devaluation) là việc một quốc gia làm giảm giá đồng nội tệ của
mình so với đồng ngoại tệ, khiến đồng nội tệ mất giá ở một mức nào đó. Phá giá tiền tệ
có những tác động tích cực và cả những tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
* Tích cực:
Khi phân tích tác động của việc phá giá đồng nội tệ ai cũng nghĩ đến tác động tích
cực đó là giúp tăng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và cải thiện tình trạng của cán cân
thương mại. Khi đó, hàng hoá trong nước sẽ rẻ hơn tương đối so với hàng hoá nước
ngoài, làm cầu hàng hoá của nước đó tại thị trường nước ngoài sẽ tăng lên, còn cầu về
hàng hoá nhập khẩu tại thị trường nội địa sẽ giảm đi do hàng hoá nhập khẩu đắt lên một
cách tương đối, khiến người tiêu dùng sử dụng các hàng hoá thay thế nhập khẩu được sản
xuất trong nước. Tuy nhiên cần một khoảng thời gian nó mới phát huy tác dụng.
Ngoài ra, phá giá cũng giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phá giá sẽ thúc đẩy các
doanh nghiệp xuất khẩu và các doanh nghiệp sản xuất hàng thay thế nhập khẩu trong
nước mở rộng sản xuất. Đồng thời, với lợi thế cạnh tranh của phá giá tiền tệ là sự rẻ đi
tương đối của hàng hóa xuất khẩu sẽ dẫn đến xuất khẩu ròng tăng và tổng cầu tăng. Nếu
nền kinh tế đang sản xuất dưới mức sản lượng tiềm năng, các nguồn lực nhàn rỗi sẽ được
huy động làm tổng cung tăng lên, nền kinh tế tăng trưởng.
* Tiêu cực:
Bên cạnh các tác động tích cực, phá giá tiền tệ cũng có những ảnh hưởng tiêu cực
đến nền kinh tế. Khi phá giá tiền tệ, một quốc gia sẽ phải đối mặt với nguy cơ lạm phát
tăng cao, người dân mất lòng tin vào chính sách tỷ giá của Chính phủ, đồng thời gánh
nặng nợ nước ngoài cũng tăng lên do đồng tiền quốc gia bị mất giá…
Thứ nhất, do độ trễ về mặt thời gian khiến trong ngắn hạn giá hàng nhập khẩu tăng
cao, giá trị hàng nhập khẩu tính theo đồng nội tệ tăng còn giá trị hàng xuất khẩu tính theo
ngoại tệ giảm. Điều này có thể gây ra phản ứng xấu đi của Cán cân thương mại trong thời
gian đầu sau khi phá giá.
Thứ hai, phá giá nội tệ khiến rủi ro lạm phát của quốc gia đó tăng cao. Ngay sau
khi phá giá, giá cả các hàng hóa nhập khẩu sẽ tăng cao. Thêm vào đó là chi phí đầu vào
có nhiều nguy cơ tăng đối với các doanh nghiệp sản xuất phải nhập khẩu đầu vào. (Ví dụ:
Với Việt Nam hiện nay doanh số hàng xuất khẩu của Việt Nam phần lớn là các mặt hàng
có nguyên phụ liệu nhập khẩu từ nước ngoài, chưa kể có nhiều mặt hàng thiết yếu phục
vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng phải nhập khẩu mà sản xuất trong nước chưa đủ
sức thay thế). Hơn nữa, nếu nền kinh tế đã sản xuất ở mức sản lượng tiềm năng (tức
không còn nhiều nguồn lực nhàn rỗi), mức tăng không đáng kể trong tổng cung không
đáp ứng đủ mức tăng trong tổng cầu do lợi thế cạnh tranh của phá giá đem lại. Kết quả là
mức giá sẽ tăng lên, lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp xuất khẩu có được khi phá giá
không còn. Thông thường, một quốc gia thường phải đánh đổi một giá trị thấp của đồng
nội tệ bằng một tỷ lệ lạm phát cao.
Trong dài hạn, giá cả trong nước vẫn có nguy cơ tăng do các áp lực từ phía tổng
cung. Một là, giá cả hàng nhập khẩu đắt lên khiến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp
sử dụng đầu vào nhập khẩu tăng dẫn đến tăng giá. Hai là, người tiêu dùng sử dụng hàng
7
Môn Tài chính Quốc tế Nhóm 4
nhập khẩu giá cao hơn sẽ có nhu cầu tăng lương gây áp lực tiền lương tăng. Cuối cùng,
việc tăng giá và tiền lương sẽ triệt tiêu lợi thế cạnh tranh của phá giá. Có thể nói, phá giá
đồng tiền danh nghĩa không thể ảnh hưởng đến các biến số thực tế của nền kinh tế trong
dài hạn.
Thứ ba, phá giá mạnh đồng nội tệ sẽ khiến gánh nặng nợ nước ngoài của quốc gia
đó tăng lên do cần nhiều nội tệ hơn để trả các khoản nợ nước ngoài.
Ngoài ra, phá giá tiền tệ còn có thể khiến người dân mất lòng tin vào giá trị đồng
nội tệ và chính sách điều hành tỷ giá của Chính phủ. Kết quả là hiện tượng đầu cơ vào
các ngoại tệ mạnh (thường là USD) hay hiện tượng đô la hóa trở nên phổ biến gây mất ổn
định thị trưởng tiền tệ.
2. Tác động lên cán cân thanh toán quốc tế
Để làm rõ những tác động của phá giá tiền tệ đến cán cân thanh toán quốc tế có
nhiều hướng tiếp cận nghiên cứu. Phương pháp tiếp cận Marshall – Lerner hay còn gọi là
cách tiếp cận co giãn là một phương pháp tiếp cận được đánh giá cao.
Cán cân thương mại được biểu hiện bằng giá trị chứ không phải khối lượng hàng
hoá xuất và nhập khẩu.
Cán cân thương mại tính bằng nội tệ:
TB = P.Q
x
– E.P
*
.Q
m
Trong đó: P: mức giá trong nước
Q
x
: khối lượng hàng nội địa xuất khẩu
E: tỷ giá (số đơn vị nội tệ tính trên một đơn vị ngoại tệ)
P*: mức giá nước ngoài
Q
m
: khối lượng hàng nhập khẩu
Từ những phép biến đổi (trang 271-272/ GT TCQT) ta có:
Hệ số co giãn xuất khẩu ŋ
x
: tỷ giá thay đổi 1% thì giá trị xuất khẩu thay đổi ŋ
x
%
Hệ số co giãn nhập khẩu ŋ
m
: tỷ giá thay đổi 1% thì giá trị nhập khẩu thay đổi ŋ
m
%
+ (ŋ
x
+ ŋ
m
)>1 Cán cân thương mại được cải thiện
+ (ŋ
x
+ ŋ
m
)<1 Cán cân thương mại bị thâm hụt
+ (ŋ
x
+ ŋ
m
)=1 Cán cân thương mại cân bằng
* Tương tự với cán cân thương mại tính bằng ngoại tệ
Từ đó cho thấy phá giá đồng tiền nội tệ tạo ra hiệu ứng tăng khối lượng xuất khẩu
và hạn chế khối lượng nhập khẩu, song xét về mặt giá trị thì cán cân thương mại không
nhất thiết được cải thiện.
Do các nguyên nhân:
- Cầu nhập khẩu không giảm ngay trong ngắn hạn
- Cung xuất khẩu không tăng ngay trong ngắn hạn
- Cạnh tranh không hoàn hảo
Nên sau khi phá giá, hiệu ứng giá cả có tác dụng làm cho cho cán cân thương mại
trở nên xấu đi ngay lập tức, trong khi đó hiệu ứng khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu chỉ
cải thiện được cán cân thương mại trong dài hạn. Đặc điểm này được biểu diễn bằng
tuyến J như sau:
8
Môn Tài chính Quốc tế Nhóm 4
Đối với những nước công nghiệp phát triển, do nền kinh tế được đặc trưng bởi
những hàng hóa đủ tiêu chuẩn tham gia thương mại quốc tế (ITG), nên khi phá giá làm
cho khối lượng nhập khẩu giảm nhanh, khối lượng xuất khẩu tăng nhanh trong ngắn hạn,
do đó hiệu ứng khối lượng có tác dụng tích cực ngay trong ngắn hạn, dẫn đến cán cân
thương mại chỉ bị xấu đi tạm thời trong ngắn hạn, và sẽ được cải thiện rõ rệt trong dài
hạn.
Đối với những nước đang phát triển, khi phá giá làm cho khối lượng xuất khẩu
tăng chậm và khối lượng nhập khẩu giảm chậm, do đó, hiệu ứng khối lượng có tác dụng
mờ nhạt, dẫn đến cán cân thương mại bị xấu đi rõ rệt trong ngắn hạn. Các nước này cần
phải thi hành một số biện pháp để cái thiện tình trạng này, rút ngắn thời gian ảnh hưởng
tiêu cực:
- Tăng tỉ trọng hàng hóa ITG có sẵn trong nền kinh tế.
- Tăng tính linh hoạt của nền kinh tế chuyển hướng sang xuất khẩu.
- Cải thiện năng lực sản xuất thay thế hàng nhập.
- Giảm tâm lý sùng bái hàng ngoại, tăng lòng tin của người nước ngoài vào
sản phẩm trong nước.
- Giảm tỷ trọng hàng nhập đầu vào sản xuất.
3. Áp dụng vào những số liệu thực tế của Việt Nam từ năm 2010 – 2012
Năm Tỷ giá VN Exports VN Imports
2010 18.500 72.237 77.373
2011 20.600 96.906 97.356
2012 21.000 114.550 105.234
( ) ( )
x1
96.906 72.237 : 96.906 72.237 / 2
6,26
(20.600 18.500) : (20.600 18.500) / 2
− +
= =
− +
ŋ
( ) ( )
m1
97.356 77.373 : 97.356 77.373 / 2
2,13
(20.600 18.500): (20.600 18.500) / 2
− +
=− = −
− +
ŋ
=> (ŋ
x1
+ ŋ
m1
) = 4,13 => Cán cân thương mại Việt Nam được cải thiện
Tương tự:
(ŋ
x2
+ ŋ
m2
) = 8,69 + (-4,05) = 4,64
=> Cán cân thương mại Việt Nam được cải thiện hơn
9
Môn Tài chính Quốc tế Nhóm 4
Giả sử năm 2012 tổng lượng xuất nhập nhập của Việt Nam giữ nguyên trong khi
tỷ giá là 22.000VND/USD.
(ŋ
x3
+ ŋ
m3
) = 2,47 + (-1,15) = 1,32 => Cán cân thương mại Việt Nam được cải
thiện ít hơn.
Do đó, chính sách bình ổn tỷ giá của Việt Nam trong giai đoạn này là đúng đắn.
4. Áp dụng vào những số liệu thực tế của Trung Quốc từ năm 2010 – 2012
Bắt đầu từ tháng 6 năm 2012 tới quý I 2012, tỷ giá đồng nhân dân tệ luôn giảm
dần theo từng tháng trước sức ép tăng giá nhân dân tệ từ Mỹ. Việc làm này nhằm mục
đích giảm thặng dư thương mại của Trung Quốc đồng thời để bảo vệ vị thế đồng tiền
quốc tế của đô la Mỹ.
Sau Mỹ, đến lượt những nước đang phát triển như Brazil và Ấn Độ cũng cho rằng
Trung Quốc nên bắt đầu thay đổi chính sách đối với đồng nhân dân tệ. Sự tăng giá của
đồng nhân dân tệ rất cần thiết đối với sự cân bằng của kinh tế thế giới. Nếu Trung Quốc
tăng giá đồng nhân dân tệ, tác động tích cực sẽ sớm xuất hiện. Nếu một số nước kiểm
soát tỷ giá hối đoái và cố giữ chúng ở mức thấp, những tác động tiêu cực sẽ rơi vào các
nước thả nổi tỷ giá.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng lên tiếng ủng hộ Mỹ trong việc kêu gọi Trung
Quốc xem xét nâng giá trị nhân dân tệ. Bởi theo đánh giá của IMF, chính sách thương
mại của Trung Quốc có bất lợi cho các nền kinh tế khác. Chỉ riêng việc giữ giá nhân dân
tệ ở mức thấp cũng đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động xuất khẩu của các nền kinh tế
đang phát triển khác, chứ không chỉ riêng với Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Tại hội nghị
thượng đỉnh Âu - Á mới đây, Chủ tịch EU và Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh với
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo rằng châu Âu mong muốn Bắc Kinh phải ấn định
một tỉ giá chuyển đổi nhân dân tệ tương xứng với đồng euro để tránh hạn chế xuất khẩu
của châu Âu và từ đó tăng trưởng của châu Âu không bị ảnh hưởng.
Năm 2010
Tháng 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12
Cuối kì 6.8270 6.8269 6.8263 6.8263 6.8280 6.7909 6.7750 6.8105 6.7011 6.6908 6.6762 6.6227
TB 6.8273 6.8270 6.8264 6.8262 6.8274 6.8165 6.7775 6.7901 6.7462 6.6732 6.6558 6.6515
Năm 2011
Tháng 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12
Cuối kì 6.5891 6.5752 6.5564 6.4990 6.4845 6.4716 6.4442 6.3687 6.3549 6.3233 6.3482 6.3009
TB 6.6027 6.5831 6.5662 6.5292 6.4988 6.4778 6.4614 6.4090 6.3833 6.3566 6.3408 6.3281
Năm 2012
Tháng 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12
Cuối kì 6.3115 6.2919 6.2943 6.2787 6.3355 6.3249 6.3320 6.3449 6.3410 6.3002 6.2892 6.2855
TB 6.3168 6.3000 6.3081 6.2966 6.3062 6.3178 6.3235 6.3404 6.3395 6.3144 6.2953 6.2900
Cán cân thương mại của Trung Quốc
Đơn vị: millions US Dollars
10
Môn Tài chính Quốc tế Nhóm 4
Năm Tỷ giá Xuất khẩu Nhập khẩu CC Thương mại
2010 6.6227 1.476.226 1.230.687 245.539
2011 6.3009 1.812.319 1.569.850 242.469
Q1 2012 6.2943 411.045 389.855 21.190
Q2 2012 6.3249 504.804 414.337 90.466
Với các chính sách phát triển kinh tế hợp lý, khi tỷ giá đồng nhân dân tệ giảm,
Trung Quốc kéo dài được thời gian ảnh hưởng tích cực, cán cân thương mại năm 2011
vẫn giữ ở mức tương đương năm 2010 mặc dù, tỉ giá đã giảm đi xấp xỉ 5%.
Tuy nhiên, do là nước có nền công nghiệp khá phát triển, trong dài hạn, ảnh hưởng
của hiệu ứng tuyến J là rất rõ ràng, cán cân thương mại bị xấu đi rõ rệt, cụ thể theo số liệu
Quý I 2012.
Rất may mắn cho Trung Quốc, sau thời điểm đó, vào quý II 2012, IMF thay đổi
quan điểm về chính sách tỷ giá của Trung Quốc: thặng dư cán cân vãng lai của Trung
Quốc đã giảm mạnh và đồng Nhân dân tệ đã tăng giá. Nhân cơ hội này, Trung Quốc chủ
động phá giá đồng nhân dân tệ 0.8% trong quý II. Nhờ tận dụng tốt các ưu thế kinh tế,
Trung Quốc rút ngắn được thời gian ảnh hưởng xấu theo hiệu ứng tuyến J, cán cân
thương mại được cải thiện rõ rệt với sự tăng trưởng rất nhanh của thặng dư thương mại
quý II.
III. CÁC THỪA SỐ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ
Cung cầu về ngoại tệ trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự cân
bằng của cán cân thanh toán. Cung cầu ngoại tệ lại chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố
khác nhau trong đó có cán cân thanh toán quốc tế. Nếu cán cân thanh toán quốc tế dư
thừa có thể dẫn đến khả năng cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ và ngược lại. Sự cân
bằng của cán cân thanh toán quốc tế lại phụ thuộc vào các nguồn cung và cầu ngoại tệ
cấu thành nên cán cân thanh toán quốc tế. Khi nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định
nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu sẽ tăng do đó nhu cầu về ngoại tệ cho thanh
toán hàng nhập khẩu tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái thì
các hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu bị đình trệ làm cho nguồn cung
ngoại tệ giảm đi. Trong khi nhu cầu nhập khẩu chưa kịp thời được điều chỉnh trong ngắn
hạn việc giảm cung ngoại tệ sẽ đẩy tỷ giá lên cao.
Phương trình tổng thu nhập Y = C + I + G + X - M
Trong đó C = C
a
+ c.Y
M= M
a
+ m.Y
Giả định giá không thay đổi ta có phương trình thu nhập quốc dân như sau:
Y=C
a
+ m.Y + I + G + X – M
a
– m.Y
(1-c+m) . Y = C
a
+ I + G + X – M
a
Vì tổng thiên hướng tiêu dùng biên và tiết kiệm biên bằng 1, do đó ta
thay giá trị 1-c=s ta có:
Y=
ms +
1
. (C
a
+ I + G + X – M
a
).
Bởi vì tỷ giá hối đoái cân bằng sẽ thay đổi theo thời gian khi cung-cầu các đồng
tiền thay đổi. Sự thay đổi trong tỷ lệ lạm phát tương đối sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động
thương mại, từ đó tác động đến cung-cầu tiền, và vì thế tác động đến cán cân thanh toán.
11
Môn Tài chính Quốc tế Nhóm 4
Ví dụ: Trong năm 2008 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam rất cao so với các năm trước đó
trong khi tỷ lệ lạm phát của Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan… và một số nước vẫn ở mức
bình thường, do đó trong năm 2008 nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam tăng cao dẫn tới
nhu cầu USD tăng làm cho tỷ giá USD/VND tăng cao.
Sự tác động của lạm phát đến tỷ giá là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tình hình
của cán cân thương mại, cán cân thanh toán, cơ cấu nợ nước ngoài… lý thuyết về ngang
giá sức mua sẽ phân tích rõ những tác động này.
Lý thuyết ngang giá sức mua tập trung vào mối quan hệ giữa lạm phát-tỷ giá hối
đoái. Có nhiều hình thức khác nhau của lý thuyết này. Theo hình thức tuyệt đối còn được
gọi là luật một giá cho rằng giá cả của các sản phẫm giống nhau của các quốc gia khác
nhau sẽ bằng nhau khi được tính bằng một đồng tiền chung.
Để thấy rõ sự ảnh hưởng của nó đến cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam ta
sẽ phân tích chi tiết từng thừa số.
1. Chi tiêu chính phủ
Chính phủ của bất kỳ một nước nào cũng có thể thực hiện các chính sách thuế
khoá và tiền tệ riêng của mình để kiểm soát nền kinh tế. Xét trên góc độ chính sách tiền
tệ, chính phủ có thể cố gắng tác động đến giá trị của đồng nội tệ để cải thiện kinh tế, hạ
giá đồng tiền của mình trong vài trường hợp và tăng giá trong vài trường hợp khác. Về cơ
bản, tỷ giá hối đoái trở thành một công cụ, giống như các luật lệ về thuế và mức cung
tiền, qua đó có thể giúp chính phủ đạt được các mục tiêu kinh tế mong muốn. Mỗi nước
có một cơ quan chính phủ có thể can thiệp thị trường ngoại hối để khống chế giá trị của
một đồng tiền, thông thường là ngân hàng trung ương (NHTW). Các NHTW hoạt động
dựa trên lý thuyết là tiền tệ sẽ có thể biến động nhiều hơn nếu không có can thiệp. Các
ngân hàng này cố gắng kiểm soát tăng trưởng của mức cung tiền tệ ở các nước tương ứng
theo cách thức sẽ tác động thuận lợi đến các điều kiện kinh tế.
Yếu tố chí tiêu chính phủ được xác định độc lập với các quyết định về chính trị.
Thừa số chi tiêu chính phủ biểu diễn mức tăng thêm của thu nhập quốc dân khi chi tiêu
chính phủ tăng thêm 1 đơn vị.
Để có được thừa số này ta lấy đạo hàm của Y theo G
dG
dY
=
ms +
1
>1
Có nghĩa là khi chi tiêu chính phủ tăng lên sẽ kích thích tăng thu nhập quốc dân,
và mức tăng thu nhập quốc dân phụ thuộc vào hai biến số là thiên hướng tiết kiệm biên(s)
và thiên hướng nhập khẩu biên (m). Do (s+m) <1 nên khi chi tiêu chính phủ tăng thêm 1
đơn vị sẽ kích thích thu nhập quốc dân và lượng tăng thêm hơn 1 đơn vị. chính vì thế,
tăng chi tiêu của chính phủ được xem là một trong những biện pháp kích cầu của chính
phủ.
Ví dụ s = 0.25 và m = 0.15. Nếu chi tiêu chính phủ tăng thêm 100$ sẽ kích thích
thu nhập quốc dân là
dY =
ms +
1
. dG =
0.150.25
1
+
. 100 = 250 $
vậy khi chi tiêu chính phủ tăng 100$ thì thu nhập sẽ tăng thêm 250$.
Một chính phủ có thể tác động đến tỷ giá hối đoái bằng phương pháp trực tiếp hay
gián tiếp:
● Can thiệp trực tiếp: Các NHTW có thể tác động đến tỷ giá bằng cách trực tiếp mua
vào ngoại tệ hoặc bán nội tệ ra thị trường. Khi NHTW can thiệp vào thị trường hối đoái
mà có sự điều chỉnh sự thay đổi trong mức cung tiền tệ, điều này gọi là can thiệp không
12
Môn Tài chính Quốc tế Nhóm 4
vô hiệu hóa. Ngược lại, nếu muốn can thiệp vào thị trường hối đoái, trong khi vẫn duy trì
mức cung tiền tệ, NHTW sẽ sử dụng can thiệp vô hiệu hoá bằng cách áp dụng các giao
dịch trên thị trường ngoại hối đồng thời với các hoạt động trên thị trường mở.
● Can thiệp gián tiếp: NHTW có thể tác động đến đồng nội tệ một cách gián tiếp
bằng cách tác động đến các yếu tố ảnh hưởng đến đồng nội tệ; như lãi suất, các biện pháp
kiềm chế lạm phát… Một chính phủ cũng có thể tác động đến đến các tỷ giá hối đoái
bằng cách áp đặt các hàng rào đối với tài chính và mậu dịch quốc tế; như thuế nhập khẩu,
hạn ngạch nhập khẩu, thuế đánh trên bất cứ thu nhập nào do đầu tư ở nước đó của các
nhà đầu tư ngoại quốc.
2. Thừa số xuất khẩu
Thừa số xuất khẩu là do chi tiêu của nước ngoài và mức thu nhập của nước ngoài
quyết định. Thừa số này biểu diễn mức tăng thêm của 1 đơn vị của thu nhập quốc dân khi
xuất khẩu tăng thêm 1 đơn vị. Để có được thừa số này ta lấy đạo hàm của Y theo X, ta có
dX
dY
=
ms +
1
>1
Như vậy thừa số xuất khẩu giống thừa số chi tiêu chính phủ. Trong thực tế thường
có quan điểm thiên vị cho rằng chi tiêu chính phủ kích thích tăng thu nhập quốc dân
mạnh hơn chi tiêu tư nhân. Điều này hàm ý rằng giá trị của m trong thừa số chi tiêu chính
phủ nhỏ hơn gái trị m của thừa số xuất khẩu. Nếu điều này xảy tra ra trong thực tế thì
tăng chi tiêu chính phủ sẽ kích thích tăng thu nhập quốc dân nhiều hơn so với xuất khẩu
Ví dụ: s = 0.25 và m = 0.2 khi xuất khẩu tăng thêm 100$ ta sẽ có thu nhâp quốc
dân được tính như sau:
dY =
2.025.0
1
+
. 100 = 222$
Vậy khi xuất khẩu tăng thêm 100 $ thì thu nhập quốc dân sẽ tăng thêm 222$
3. Ảnh hưởng lên cán cân vãng lai
Bây giờ ta sẽ phân tích ảnh hưởng của các thừa số này lên cán cân vãng lai
Cán cân vãng lai gồm cán cân thương mai, dịch vụ, thu nhập và cán cân chuyển
giao vãng lai 1 chiều.
Ta có phương trình cán cân vãng lai phụ thuộc vào các thừa số kinh tế như sau:
CA = X – M
a
.
ms
m
+
. (C
a
– M
a
+ I + G + X)
Lần đầu tiên NHNN công bố một cách có hệ thống và chi tiết cán cân thanh toán
quốc tế của Việt Nam. Sau đây là số liệu 2 quý đầu năm 2012.
Khoản mục
Giá trị (triệu USD)
Q1-2012 Q2-2012
A. Cán cân vãng lai (1+2+3+4) 3.373 1.400
1. Cán cân thương mại 2.191 1.930
Xuất khẩu (FOB) 24.806 28.527
Nhập khẩu (FOB) 22.615 26.597
Nhập khẩu (CIF) 24.582 28.909
2. Dịch vụ 134 -1.377
13
Môn Tài chính Quốc tế Nhóm 4
Thu 2.889 1.881
Chi 2.755 3.258
3. Thu nhập đầu tư -1.084 -1.119
Thu 134 208
Chi 1.218 1.327
4. Chuyển tiền 2.132 1.966
Khu vực tư nhân 2.072 1.879
Khu vực Chính phủ 60 87
B. Cán cân vốn và tài chính
(5+6+7+8+9)
1.339 1.442
5. Đầu tư trực tiếp 1.630 1.770
FDI vào Việt Nam 1.780 1.970
FDI ra nước ngoài 150 200
6. Vay trung-dài hạn 81 310
Vay 1.191 1.031
Vay của CP 650 612
Vay của DN (trừ DN FDI) 541 419
Trả nợ gốc 1.110 721
Trả nợ của CP 297 132
Trả nợ của DN (trừ DN FDI) 813 589
7. Vay ngắn hạn 474 863
Vay 3.336 4.572
Trả nợ gốc 2.862 3.709
8. Đầu tư vào GTCG 774 397
Đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam 774 299
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài 0 -98
9. Tiền và tiền gửi 439 -104
10. Tài sản khác -2.059 -1.794
C. Lỗi và sai sót (D-A-B) -430 -673
D. Cán cân tổng thể (-E) 4.282 2.169
E. Bù đắp (10+11) -4.282 -2.169
11. Thay đổi tổng dự trữ ngoại hối -4.282 -2.169
Thay đổi GIR, trừ sử dụng vốn của -4.276 -2.162
14
Môn Tài chính Quốc tế Nhóm 4
IMF
Sử dụng vốn của IMF -6 -7
Vay 0 0
Trả 6 7
12. Thay đổi nợ quá hạn và gia hạn
nợ
0 0
Gia hạn nợ 0 0
Nợ quá hạn 0 0
Nguồn: sbv.gov.vn
Việt Nam có cán cân thanh toán cân bằng nhất Châu Á
Theo ANZ, cán cân tài khoản vãng lai hàm ý rằng so với Trung Quốc và Ấn
Độ, Việt Nam vẫn là một thị trường mang lại nhiều cơ hội đầu tư và lợi nhuận hơn.
Báo cáo tháng 3/2012 của ANZ về tình hình kinh doanh tại các nền kinh tế mới
nổi cho thấy những kết quả trái ngược, đặc biệt là với những nền kinh tế lớn của khu vực.
Các nền kinh tế mới nổi tại châu Á vốn nhiều năm nay luôn duy trì thặng dư cán
cân thanh toán lớn do mô hình kinh tế với tỷ lệ tiền tiết kiệm trên thu nhập ở mức cao.
Một mức thặng dư cao tại khu vực này đòi hỏi thâm hụt từ các khu vực khác, chủ yếu là
từ nền kinh tế Mỹ, nhằm đạt được cân bằng toàn cầu.
Thật vậy, dữ liệu công bố bởi ANZ ngày 2/4/2012 cho thấy thặng dư tài khoản
vãng lai của khu vực đã sụt giảm đáng kể từ con số 533 tỷ USD trong năm 2007 xuống
còn 333 tỷ USD trong năm 2011. Tỷ lệ thặng dư trên GDP thậm chí còn ấn tượng hơn, từ
7% năm 2007 xuống còn 2,5% trong năm 2011.
Năm vừa qua cũng là một năm ấn tượng với Việt Nam khi cán cân tài khoản vãng
lai được duy trì ở mức khá cân bằng, thặng dư 200 triệu USD, và chỉ chiếm 0,1% GDP,
con số thặng dư thấp nhất trong số các nền kinh tế được báo cáo.
Các thông tin trên là một dấu hiệu tốt khi khu vực châu Á đang đóng góp vào công
cuộc thu hẹp sự mất cân bằng toàn cầu, tuy nhiên lý do ẩn dưới sự cải thiện này có thực
sự tích cực?
15
Môn Tài chính Quốc tế Nhóm 4
Nếu tiếp cận cán cân thanh toán từ phía tiết kiệm – đầu tư, thặng dư tài khoản
vãng lai có thể giảm nhờ 2 lý do: tiêu dùng tăng cao (điều cần thiết cho hầu hết các nền
kinh tế châu Á) hoặc tăng đầu tư ra nước ngoài (một kịch bản ít được mong đợi hơn).
Biểu đồ trên cho thấy 5 quốc gia đang ở những góc phần tư hợp lý là: Hồng Kông
(tài khoản vãng lai giảm và tiêu dùng nhiều hơn), Indonesia và Philippines (tài khoản
vãng lai ổn định, đầu tư nhiều hơn), Hàn Quốc (cả tài khoản vãng lai, tiêu dùng và đầu tư
đều ổn định), Việt Nam (cả tài khoản vãng lai lẫn đầu tư đều tăng, chứng tỏ tiết kiệm
trong nước vẫn tăng mạnh hơn mức tăng đầu tư ra nước ngoài).
Trung Quốc và Ấn Độ tuy đều có thặng dự thương mại, song đầu tư ra nước
ngoài lại tăng mạnh hơn tiêu dùng trong nước, cho thấy ngày càng ít cơ hội đầu tư và
tạo lợi nhuận tại 2 nước này. Báo cáo của ANZ chỉ ra rằng việc có những lệch lạc trong
thay đổi tài khoản vãng lai của hai nền kinh tế lớn của khu vực cho thấy còn rất nhiều
điều cần làm để đưa tăng trưởng kinh tế khu vực theo hướng ổn định, an toàn và bớt phụ
thuộc hơn, dựa trên cơ sở tiêu dùng nội địa.
Trong báo cáo, ANZ cũng dự báo lãi suất tái cấp vốn của Việt Nam sẽ được Ngân
hàng Nhà nước duy trì ở mức 14% trong tháng này, sau khi vừa cắt giảm 1% vào giữa
tháng Ba, sau đó giảm dần xuống 11% vào cuối năm và duy trì ở 10% trong nửa đầu năm
2013.
ANZ dự báo mặc dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn khi GDP quý I/2012 chỉ
tăng 4%, Việt Nam vẫn sẽ đảm bảo tăng trưởng GDP từ 5,5-6% cho cả năm.
16
Môn Tài chính Quốc tế Nhóm 4
Nhập khẩu trong tháng 3/2012 chỉ tăng 5,0% trong khi xuất khẩu tăng 22,9%, đem lại
một mức thâm hụt nhỏ, khoảng 150 triệu USD. Tính cho cả quý I năm nay, xuất khẩu và
nhập khẩu của Việt Nam đều giảm so với quý IV/2011, thâm hụt thương mại ở mức trung
bình 257 triệu USD, thấp hơn rất nhiều mức thâm hụt trung bình gần 2 tỷ USD mỗi quý
đã được duy trì trong một thời gian dài. Thâm hụt thương mại nhỏ cũng sẽ hứa hẹn củng
cố sự ổn định của tỷ giá tiền đồng.
Theo TTVN/ANZ
3.1. Chi tiêu chính phủ
Để đo được ảnh hưởng của chi tiêu chính phủ lên cán cân vãng lai ta lấy đạo hàm
của CA theo G:
dG
dCA
= -
ms
m
+
< 0
Vậy thừa số này nhỏ hơn 0 có nghĩa là khi chi tiêu chính phủ tăng sẽ ảnh hưởng
xấu (làm thâm hụt) đến cán cân vãng lai vì một phần trong chi tiêu chính phủ tăng thêm
sẽ được dùng để nhập khẩu, do đó cán cân vãng lai trở nên xấu đi.
Giả sử s = 0.25 và m = 0.15 khi chi tiêu chính phủ tăng thêm 100$ sẽ ảnh hưởng
giảm đến cán cân vãng lai là
dCA = -
ms
m
+
. dG = -37.5$
Như vậy khi chi tiêu chính phủ tăng thêm 100$ đã làm cho cán cân vãng lai giảm
37.5 $. Điều này xảy ra là vi trong nền kinh tế mở, khi chi tiêu chính phủ tăng thêm 100$
sẽ kích thích thu nhập tăng thêm 250$. Khi thu nhập tăng thêm 250$ thi nhập khẩu sẽ
tăng thêm một lương tương ứng 37,5$. Nhập khẩu tăng dẫn đến cán cân vãng lai trở nên
xấu đi tương ứng một lượng là 37.5$
3.2. Xuất khẩu
Để do được ảnh hưởng của xuất khẩu lên cán cân vãng lai ta lấy đạo hàm của CA
theo X
17
Môn Tài chính Quốc tế Nhóm 4
dX
dCA
= 1-
ms
m
+
=
ms
s
+
> 0
thừa số này lớn hơn 0 có nghĩa là khi xuất khẩu tăng sẽ làm ảnh hưởng tốt đến cán
cân vãng lai. Nhưng do s/(s+m) <1 nên khi xuất khẩu tăng thêm 1 đơn vị thì cán cân vãng
lai tăng nhỏ hơn 1 đơn vị. Lý do là một phần tăng do xuất khẩu đã dùng để nhập khẩu.
Ví dụ s = 0.25, m = 0.15, khi xuất khẩu tăng thêm 100 $ thì cán cân vãng lai sẽ
tăng thêm là
dCA =
ms
s
+
. dX = 62,5$.
Như vậy khi xuất khẩu tăng 100$ thì cán cân vãng lai tăng 62,5 $
18
Môn Tài chính Quốc tế Nhóm 4
IV. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 2010 – 2012
19
Môn Tài chính Quốc tế Nhóm 4
1. Cán cân vãng lai
Trong mấy năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã trải qua những thăng trầm do ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như xuất phát từ nội tại của nền
kinh tế: tăng trưởng cao nhưng chưa ổn định, lạm phát tăng cao (năm 2008) và đặc biệt
hơn nữa đó là tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai bắt nguồn từ thâm hụt cán cân thương
mại ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu và hiện trạng môi trường đầu tư của Việt Nam chưa được cải thiện như mong đợi,
dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam chưa tăng trưởng vững
chắc. Hiện trạng này chắc chắn sẽ gây sức ép không nhỏ đến cán cân thanh toán quốc tế
20
Ký hiệu Nội dung
Doanh thu thu (+)
Doanh số chi
(-)
2010 2011 2012 2010 2011 2012 2010
CA
TB
S
E
I
c
Tr
Cán cân vãng lai
Cán cân thương mại
- Xuất khẩu hàng hóa (FOB)
- Nhập khẩu hàng hóa (FOB)
Cán cân dịch vụ
- Thu từ xuất khẩu dịch vụ
- Chi cho nhập khẩu dịch vụ
Cán cân thu nhập
- Thu
- Chi
Chuyển giao vãng lai 1 chiều
- Thu
- Chi
+72.237
+7.460
+456
+7.885
+96.906
+8.879
+395
+8.685
+114.550
+9.170
+370
+8.081
-77.373
-9.921
-5.020
4.276
-97.356
-11.859
-5.414
-236
-105.234
-12.700
-5.913
-8.480
-5.136
-2.461
-4.564
+7.885
+12.161
K
K
L
K
s
K
Tr
OM
Cán cân vốn
Vốn dài hạn
- Chảy vào
- Chảy ra
Vốn ngắn hạn
- Chảy vào
- Chảy ra
Chuyển giao vốn 1 chiều
Lỗi và sai sót
+6.201 +6.390 +6.642
-3.689 -5.474 -3.816 -3.689
OB
Cán cân tổng thể
OFB
ΔR
L
≠
Cán cân bù đắp chính thức
Thay đổi dự trữ
Vay IMF và các NHTW khác
Các nguồn tài trợ khác
Tổng
doanh
số
Môn Tài chính Quốc tế Nhóm 4
về khả năng chống đỡ các cú sốc bên ngoài và tính bền vững của nền kinh tế khi dự trữ
ngoại hối của Việt Nam có xu hướng thu hẹp.
1.1. Cán cân thương mại
Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 72,2 tỷ USD tăng 26,4%
so với năm 2009, về giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 15,4 tỷ USD. Năm 2010 là năm
thành công của các doanh nghiệp xuất khẩu có vốn đầu tư nước ngoài đạt 39,1 tỷ USD
(tính cả dầu thô) tăng 27,8% so với năm 2009 và chiếm 54,2% tổng kim ngạch của cả
nước, xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước đạt 33,1 tỷ USD tăng 22,7% so với
năm 2009.
Cán cân thương mại theo khu vực kinh tế
ĐVT: triệu USD
Khu vực kinh tế
2010 2011 Ước 2012
XK NK NS XK NK NS XK NK NS
Tổng số
72191,9 84801,2 12609,3 96906 106750 9844 111000 113000 2000
KVKT trong nước
33105,4 47833,3 14727,9 41782 57913 41600 41600 54000 12400
KVKT có vốn
ĐTNN
39086,5 36967,9 -2118,6 55124 48837 69400 69400 59000 10400
Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2010 ước tính
đạt 64,5 tỷ USD, tăng 13,4% so với năm 2009.
Về thị trường xuất khẩu, tính đến hết năm 2010, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất
khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 12,8 tỷ USD, chiếm 17,9% tổng
kim ngạch hàng hóa xuất khẩu và tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là EU,
ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc…
Về nhập khẩu năm 2010 của cả nước đạt 77,37 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm
2009, về giá trị tương đương tăng 12,67 tỷ USD, trong đó doanh nghiệp trong nước nhập
khẩu 47,8 tỷ USD chiếm 56,6% tổng kim ngạch tăng 8,3% so với năm 2009, các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 36,5 tỷ USD chiếm 43,4% tổng kim ngạch
và tăng 39,9% so với năm 2009.
Trong năm 2010, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của
nước ta với tổng kim ngạch đạt 17,9 tỷ USD.
Năm 2010, VN có 6 tháng nhập siêu trên 1 tỷ USD. Mức nhập siêu lớn nhất là
tháng 2 - 1,33 tỷ USD và thấp nhất là tháng 8 - 395 triệu USD. Tính cả năm mức nhập
siêu hàng hóa của Việt Nam là 5,1 tỷ USD, chiếm 7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả
nước.
Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2011 ước đạt 96,9 tỷ USD, tăng trưởng 33,3% so
với năm 2010, vượt hơn 3 lần chỉ tiêu Quốc hội đề ra (10%) và cũng là tốc độ tăng cao
nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhờ cả 2 yếu
tố giá và lượng đều tăng, trong đó, yếu tố giá đóng góp 23,6%, yếu tố lượng đóng góp
11,4%.
21
Môn Tài chính Quốc tế Nhóm 4
Nhập siêu hàng hóa năm 2011 được kiềm chế ở mức khoảng 450 triệu USD, tương
ứng với tỷ lệ 0,46% của kim ngạch xuất khẩu. Đây là con số thấp nhất trong nhiều năm
trở lại đây của Việt Nam.
Biểu đồ cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2001- 2011
Quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá đều đạt và vượt các chỉ tiêu đặt
ra. Mặc dù trong năm, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn về thị trường và các rào cản thương
mại, song nhờ thích ứng tốt, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã đạt kim ngạch xuất
khẩu cao.
Sự giảm xuống và còn ở mức thấp của nhập siêu được các chuyên gia lý giải bằng
nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân quan trọng nhất là do xuất khẩu đạt được nhiều sự vượt
trội cả về quy mô xuất khẩu; cả về tốc độ tăng so với năm trước; cả về tỷ lệ xuất khẩu so
với GDP; cả ở khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; cả ở
lượng và giá cả các mặt hàng chủ yếu; ở cả các thị trường xuất khẩu như đã phân tích ở
trên.
Trong khi đó, nhập khẩu thời gian qua tăng thấp hơn xuất khẩu do nhiều yếu tố.
Có yếu tố do tỷ giá VND/USD tăng như đã nêu ở trên, có yếu tố do sự hưởng ứng cuộc
vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, có yếu tố do tốc độ tăng tổng
mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (đã loại trừ yếu tố giá) tăng thấp so
với tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước (tăng 4,1% so với tăng 14,7%)…
Vì vậy, trong điều hành vĩ mô cần ưu tiên vốn cả về lượng, cả về lãi suất cho sản
xuất, đặc biệt là sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ để vừa tăng trưởng kinh tế,
vừa giảm nhập siêu một cách bền vững.
Mặc dù kết quả kiềm chế nhập siêu năm 2011 đạt được con số khá ấn tượng nhưng
các chuyên gia cũng cảnh báo, các giải pháp thời gian qua mới chỉ tập trung vào giải
pháp thương mại, có tính chất ngắn hạn, để nhập siêu giảm mang tính bền vững cần tập
22
Môn Tài chính Quốc tế Nhóm 4
trung phát triển công nghiệp hỗ trợ để tăng khả năng cạnh tranh cho hàng xuất khẩu
cũng như chủ động được nguyên liệu cho các mặt hàng chủ lực như dệt may, chế biến.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/11/2012, tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 197.280 triệu USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ
năm 2011. Trong đó, xuất khẩu đạt 98.555 triệu USD, tăng 18,7% và nhập khẩu là
98.730 triệu USD, tăng 6,4%, nhập siêu của cả nước là 175 triệu USD, bằng 0,2% kim
ngạch xuất khẩu của cả nước.
Xét về cơ cấu, trong số các mặt hàng chủ lực, dệt may vẫn là ngành đóng góp
lớn nhất vào tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012, chiếm tới 13,28% tổng kim ngạch xuất
khẩu, tăng 7,8% so cùng kỳ năm 2011.
Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, các mặt hàng thuộc ngành công nghiệp chế biến
như máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh
kiện; điện thoại các loại và linh kiện chiếm tỷ trọng lớn và có tốc độ tăng trưởng khá
cao, trong khi đó kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nguyên phụ liệu ngành dệt may, da
giày và các mặt hàng sắt thép, kim loại đều giảm so với cùng kỳ năm 2011. Đây là dấu
hiệu cho thấy các ngành công nghiệp chế biến đã có xu hướng phục hồi trong khi đó
những khó khăn ngành dệt may và ngành xây dựng vẫn còn.
Nhìn tổng thể cán cân thương mại năm 2012 có thể nhận thấy sự cải thiện rõ rệt
so với những năm trước. Tuy nhiên, đi sâu vào phân tích thì diễn biến xuất nhập khẩu
2012 vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm. Cụ thể, cơ cấu hàng xuất khẩu dù có sự cải
thiện, song mức thay đổi vẫn còn chậm. Hiện nay, xuất khẩu của các nhóm hàng nông
sản và tài nguyên khoáng sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 27% tổng giá trị kim ngạch
và xuất khẩu vẫn dựa nhiều vào nhóm hàng gia công, chế biến, lắp ráp vừa có giá trị gia
tăng thấp vừa thâm dụng lao động. Thực trạng này cũng phản ánh hiện tượng ngành công
nghiệp hỗ trợ thiếu và yếu ở nước ta.
Mặc dù nhập siêu ở mức thấp, song 10 tháng năm 2012 Việt Nam nhập siêu từ
Trung Quốc đã lên đến 13.223 triệu USD, cao hơn rất nhiều lần so với lượng nhập siêu
của cả nước. Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc các mặt hàng máy móc,
thiết bị và các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất trong nước và xuất khẩu chủ yếu các
mặt hàng nông lâm nghiệp, các mặt hàng thâm dụng lao động và tài nguyên thiên nhiên
như dầu thô, cao su, than đá…
Cán cân thương mại, nếu xét theo khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài, càng có nhiều điều đáng bàn về khía cạnh nhập siêu. Theo số liệu
tổng hợp ở bảng trên cho thấy khu vực kinh tế trong nước luôn ở trạng thái nhập siêu.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài luôn ở trạng thái xuất siêu. Năm 2007 khu vực kinh tế
trong nước nhập siêu 41,052 tỷ USD với tỷ lệ nhập siêu là 97,4%; năm 2009 tỷ lệ này là
64,2%. Đến năm 2010 nhập siêu của khu vực kinh tế trong nước là 14,72 tỷ USD với tỷ
lệ nhập siêu là 44,5%. Xu hướng nhập siêu của khu vực kinh tế trong nước có giảm
23
Môn Tài chính Quốc tế Nhóm 4
nhưng còn rất cao so với tỷ lệ nhập siêu chung của cả nước. Đây là hậu quả của một nền
kinh tế gia công xuất khẩu và phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài. Khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài thường có tỷ trọng nhập khẩu lớn nhưng chủ yếu đề xuất
và kim ngạch xuất khẩu luôn lớn hơn kim ngạch nhập khẩu.
Nếu xét theo khu vực thị trường thì Việt Nam lại nhập siêu chủ yếu từ các nước
ASEAN và APEC trong khi đó lại xuất siêu sang EU. Năm 2010 Việt Nam nhập siêu từ
ASEAN là 6,056 tỷ USD. Trung Quốc là quốc gia Việt Nam nhập siêu lớn nhất, xu
hướng nhập siêu tăng mạnh và sự lệ thuộc ngày càng nhiều, năm 2010 nhập siêu từ
Trung Quốc đạt con số kỷ lục là 12,71 tỷ USD bằng 101% mức nhập siêu cả nước cả
năm. Nhập siêu 8 tháng đầu năm 2012 từ Trung Quốc là ước 10,3 tỷ USD, gấp 5 lần nhập
siêu cả nước ước thực hiện trong năm 2012. Điều này cũng dẫn đến sự lệ thuộc quá mức
của nền kinh tế nước ta vào Trung Quốc và bất lợi cả khía cạnh kinh tế, tài chính và xã
hội. Trung Quốc đã cung cấp tới ¼ đầu vào cho nền kinh tế Việt Nam và chất lượng của
đầu vào này sẽ ảnh hưởng to lớn đến khả năng cạnh tranh của chúng ta. Sự phụ thuộc quá
nhiều vào một nền kinh tế luôn tiềm ẩn các rủi ro và bất trắc khó lường.
1.2. Cán cân dịch vụ
Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước tính đạt 7,46 tỷ USD, tăng 29,4% so
với năm 2009, Nhập siêu dịch vụ cả năm là 2,46 tỷ USD, bằng 32,9% so với tổng kim
ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2010.
Qua bảng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam do IMF công bố thì Việt Nam
liên tục nhập siêu dịch vụ và tỷ lệ nhập siêu trên xuất khẩu còn lớn. Năm 2012, nhập siêu
dịch vụ là 3,1 tỷ USD, bằng 33% xuất khẩu dịch vụ. Duy nhất dịch vụ du lịch xuất siêu,
còn lại đều nhập siêu, kể cả những dịch vụ quan trọng như vận tải, viễn thông, tài chính,
bảo hiểm…
Xuất nhập khẩu dịch vụ qua các năm( tỷ USD)
Đây là yếu tố chính làm cán cân vãng lai thâm hụt khoảng 10% so với GDP. Nhập
siêu kéo dài trong nhiều năm đã làm sụt giảm nguồn dự trữ ngoại hối, tăng nợ quốc gia
và gây sức ép giảm giá đồng nội tệ. Thâm hụt cán cân vãng lai lớn cùng với thâm hụt
ngân sách cao, nợ công có xu hướng tăng nhanh sẽ là những trở ngại lớn cho sự phát triển
24
Môn Tài chính Quốc tế Nhóm 4
kinh tế trong những năm tới đây. Bởi vì:”Theo tiêu chí của IMF, tỷ lệ thâm hụt cán cân
vãng lai 8% GDP sẽ ảnh hưởng đến cân đối vĩ mô của quốc gia”.
1.3. Chuyển giao đơn phương
Kiều hối là một nguồn lực quý bởi trước hết đây là một nguồn lực lớn, sau nữa nó
thể hiện tình cảm và lòng tin đối với người thân, quê hương, đất nước, đồng thời cũng là
minh chứng về sự hấp dẫn và ổn định của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Lượng kiều hối theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các khoản tiền gửi từ nước ngoài
về cho các cá nhân ở Việt Nam, bao gồm số tiền từ Việt kiều – những người Việt Nam đã
định cư lâu dài ở nước ngoài gửi về giúp gia đình và người thân ở trong nước, số tiền gửi
từ những người lao động, kết hôn, học tập ở nước ngoài, từ việc đầu tư cá nhân trên thị
trường chứng khoán, mua cổ phiếu, mua nhà đất, gửi ngân hàng.
Theo tính toán sơ bộ, tổng số tiền mà số lao động này gần đây gửi về nước trong 1
năm trên dưới 1,8 tỷ USD, bình quân 1 lao động thu nhập đến trên dưới 4.500 USD,
tương đương với khoảng 90 triệu đồng theo tỷ giá hiện nay. Lượng tiền gửi về Việt Nam
đã tăng dần qua các năm và ngày càng trở thành nguồn lực đáng kể cho nền kinh tế. 10
năm trở lại đây, nguồn kiều hối gửi về từ mức 1,34 tỷ USD vào năm 2000 đã tăng lên 7,8
tỷ USD vào năm 2010 và năm 2011 là 8,6 tỷ USD và dự kiến năm 2012 là 8 tỷ USD.
Điều rất đáng chú ý là lượng kiều hối lớn và tăng đã góp phần vào cải thiện cán
cân vãng lai của Việt Nam, tăng dự trữ ngoại tệ, giảm áp lực tăng tỷ giá. Ngay từ năm
2011, cán cân thanh toán đã có số dư vượt dự đoán sau 2 năm bị thâm hụt, dự trữ ngoại tệ
đã tăng.
Đối với nhiều gia đình có lượng ngoại tệ gửi về đã trang trải cuộc sống, mở lối
làm ăn mới; nhiều lao động đi xuất khẩu lao động đã có một lượng vốn kha khá, học tập
được tác phong công nghiệp,… và đầu tư lập lên trang trại, cửa hàng, tổ sản xuất, góp
phần ổn định xã hội.
Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam có quy mô lớn và gia tăng do nguyên nhân.
Có nguyên nhân Việt Nam có số lượng kiều bào ở nước ngoài khá đông đảo (hơn
3 triệu người), một bộ phận nhờ cần cù và có trí tuệ làm ăn phát đạt và nặng lòng với
người thân, với quê hương đất nước, bên cạnh đó là lượng người Việt Nam đi lao động ở
nước ngoài.
Có nguyên nhân quan trọng là sự đổi mới đất nước và sự thông thoáng, cởi mở về
chính sách đối với kiều hối. Cán cân vãng lai năm 2010 thâm hụt 4,27 tỷ USD trong đó
thâm hụt cán cân thương mại chiếm tỷ trọng cao nhất. Điều này được cải thiện khi sang
năm 2011 Việt Nam có cán cân vãng lai thặng dư 236 triệu USD, đây là tín hiệu tích cực
cho nền kinh tế.
1.4. Cán cân thu nhập
Cán cân thu nhập của Việt Nam luôn trong tình trạng thâm hụt, trong các năm gần
đây thì mức thâm hụt cán cân thu nhập gia tăng. Năm 2010 theo số liệu dự báo của IMF
thì cán cân thu nhập của Việt Nam thâm hụt cao hơn năm 2009. Do tác động của khủng
25