Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.1 KB, 3 trang )
Mười hai bước để lấy lại danh tiếng của
tổ chức
Bước 1: Lãnh đạo = người phát ngôn chính thức
Nhà lãnh đạo phải phải là người phát ngôn chính thức của tổ chức trong thời kỳ tổ
chức gặp khủng hoảng. Danh tiếng của vị lãnh đạo và danh tiếng của công ty có
liên hệ rất chặt chẽ. Lãnh đạo được nhiều người xem như bộ mặt của tổ chức. Nếu
khi mọi chuyện trở nên tốt đẹp, lãnh đạo nhận được nhiều lợi ích
Bước 2: Truyền thông không mệt mỏi
Truyền thông một cách hiệu quả trong suốt thời kỳ khủng hoảng là việc làm cần
thiết. Ông Rick Wagoner -CEO của General Motors giải thích: "Mọi người luôn
luôn đói khát thông tin trong thời kỳ thử thách".
Bước 3: Đừng đánh giá thấp khủng hoảng và các đối thủ cạnh tranh
Có những điều về khủng hoảng mà nhà lãnh đạo không muốn nghe, nhưng cần
phải nghe. Khủng hoảng của tổ chức bạn có thể trở thành cơ hội của nhiều đối thủ
cạnh tranh.
Bước 4: Tập trung vào những việc cần làm tiếp theo
Rơi vào tình huống khẩn cấp đòi hỏi nhóm điều hành tập trung nhiều vào điều xảy
ra tiếp theo và bớt tập trung vào những điều đã xảy ra.
Bước 5: Phân tích điều gì đúng và sai
Ngay khi nhà lãnh đạo cảm thấy rằng họ đã tạm thời ổn định hoặc cứu nguy được
danh tiếng của công ty sau thời kỳ khủng hoảng, họ nên lùi lại và nghiên cứu sai
lầm riêng của mình và của những người khác. Bằng cách này, công ty có thể tránh
lặp lại sai lầm và có thể tìm ra các vấn đề lớn hơn vẫn nằm sâu bên dưới.
Bước 6: Đo lường
Để theo dõi quá trình hồi phục danh tiếng, việc đo lường là cần thiết. Các công ty
và các nhà lãnh đạo cần có thời gian, có bằng chứng chứng tỏ công ty đang đi
đúng định hướng.
Bước 7: Duy trì văn hóa tổ chức
Gây dựng hoặc phục hồi nền văn hóa tổ chức, trong đó lãnh đạo gắn kết nhân viên
và gợi ý những điều nên làm, với mong muốn giúp đỡ. Hầu hết việc phục hồi danh
tiếng có liên quan đến việc tuyển dụng những nhân viên giỏi.