Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Sự hình thành tư duy và một số đặc trưng của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.3 KB, 7 trang )

Sự hình thành tư duy và m ột số đặc trưng của nó

Tư duy con ngư ời ln là một trong nh ững vấn đề lớn của triết học. Nhưng
tư duy là gì thì cho đ ến nay, vẫn cịn có nhiều cách hiểu khác nhau. Trong
bài viết này, trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chúng tơi
muốn góp thêm một ý kiến nhằm làm rõ sự hình thành tư duy và m ột số đặc
trưng của nó.
1. Sự hình thành tư duy
Khi đưa ra nhận xét về vai trò của những hoạt động sống trong đời sống của con
người cũng như con vật, C.Mác đã phân bi ệt rõ: "Con v ật đồng nhất trực tiếp với
hoạt động sinh sống của nó. Nó khơng tự phân biệt nó với hoạt động sinh sống
của nó. Nó là hoạt động sinh sống ấy. Cịn con người thì làm cho b ản thân hoạt
động sinh sống của mình trở thành đối tượng của ý chí và của ý thức của mình.
Hoạt động sinh sống của con người là hoạt động sinh sống có ý th ức. Đó khơng
phải là cái tính quy đ ịnh mà con người trực tiếp hồ làm m ột với nó. Hoạt động
sinh sống có ý thức phân biệt trực tiếp con người với hoạt động sinh sống của
con vật"(1). Con ngư ời phân biệt với con vật bởi hoạt động sinh sống có ý thức
của họ. Nhưng ý th ức là gì mà với nó, trong hoạt động của mình, con ngư ời tự
phân biệt với con vật? Trả lời vấn đề này, C.Mác cho r ằng, ý thức "chẳng qua
chỉ là vật chất được đem chuy ển vào trong đ ầu óc con người và được cải biến đi
ở trong đó"(2); cịn V.I.Lênin thì cho r ằng, ý thức là "hình ảnh chủ quan của thế
giới khách quan"(3). Vậy, có thể khái quát theo quan đi ểm duy vật biện chứng
rằng, ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan trong b ộ não người một cách
năng động và sáng t ạo.
Lao động là phương thức hoạt động sinh sống của con người. Trong lao đ ộng
diễn ra một quá trình gồm hai chiều liên quan m ật thiết với nhau. Chiều thứ
nhất, hoạt động được vật hoá vào trong sản phẩm, tức lao động chuyển từ hình
thái "động" sang hình thái "tĩnh" (4). Chiều thứ hai, "di chuy ển" các khách thể
vào bộ não người, cải biến đi và tạo ra trong đó nh ững hình ảnh chủ quan hay ý



thức. Chiều thứ hai chính là ho ạt động phản ánh của con người, hoạt động sản
sinh ra ý th ức.
Hoạt động phản ánh của con người là hết sức phức tạp, song về đại thể, có thể
chia một cách tương đối thành hai m ặt: xúc cảm và nhận thức. Xúc cảm tạo ra
những tình cảm nói lên mục đích và điều khiển hành động của con người với đối
tượng bằng cách gán giá trị cho các m ục tiêu của chúng. Nh ận thức thể hiện sự
phản ánh hướng đến nắm bắt khách thể cùng các phương ti ện, phương pháp ho ạt
động và sản sinh ra những tri thức cung cấp "cái kỹ thuật" cho con ngư ời trong
hành động của họ. Xúc cảm và nhận thức trong ho ạt động phản ánh của con
người gắn bó mật thiết với nhau; chúng ta th ấy ở các hiện tượng ý thức, khơng
có sự hiểu biết nào lại khơng đi kèm với những tình cảm nhất định và cũng
khơng có tình cảm nào lại khơng hàm ch ứa một sự hiểu biết nhất định. Sự gắn
bó hữu cơ giữa xúc cảm và nhận thức cho phép chúng ta có thể coi hoạt động
phản ánh của con người như là q trình nh ận thức và do đó, khơng có nh ận thức
thì nói chung, cũng khơng có ý th ức.
Thoạt đầu, ý thức thường chỉ là những hình ảnh của con người về thế giới các sự
vật, hiện tượng bên ngoài. Sự phát triển xã hội ngày càng làm cho lao đ ộng trở
thành phương th ức sinh s ống duy nhất của tồn tại người và do đó, cũng làm cho
ý thức trở thành hình thức phản ánh phổ biến mang đặc trưng người. Khi đó, ý
thức được mở rộng ra và bao quát toàn b ộ đời sống con người, cả thế giới các sự
vật, hiện tượng bên ngoài l ẫn hoạt động của con người và do vậy, bản thân hoạt
động với đối tượng cũng được con người ý thức, tức là con người ý thức về các
hành động của chính mình. Đây chính là đi ều mà theo C.Mác, nhờ nó, con người
biến bản thân hoạt động sinh sống của mình thành đối tượng của ý thức. Và, chỉ
khi con người ý thức được hoạt động của mình thì khi đó, m ới có sự "di chuyển"
(có cải biến) hoạt động vật chất bên ngồi vào trong đ ầu óc họ và cũng chỉ khi
đó, khơng chỉ đối tượng và kết quả hoạt động, mà cả những hành động và thao
tác thực tiễn của con người mới được phản ánh vào trong đầu óc họ. Lúc này,
những hành động và thao tác th ực tiễn bên ngồi của con người trở nên có ý
nghĩa điệu bộ, thơng báo và lời nói, chúng được ghi lại, giữ lại và cải biến đi



trong bộ não của họ thành những hành động và thao tác trí óc, làm cho "ý th ức hình ảnh" trở thành "ý th ức - hoạt động"(5). Nói cách khác, ý th ức đã trở thành
hoạt động. Và với tư cách là ho ạt động, ý thức có tính đ ộc lập tương đối với thế
giới đối tượng và ở chừng mực nhất định, đã được giải thoát khỏi sự chi phối
trực tiếp của thực tiễn cảm tính của con người.
Ý thức - hoạt động, về đại thể, cũng có mặt xúc cảm và mặt nhận thức. Mặt xúc
cảm vẫn tạo ra những tình cảm xác định mục đích và gán giá trị cho các mục
tiêu hành động của con người. Nhưng lúc này, xúc c ảm có trình độ cao hơn, nó
trở thành một hoạt động bên trong ý th ức và những đánh giá do nó th ực hiện
được nâng lên dưới sự chỉ dẫn của tri thức, làm cho các tình c ảm hàm chứa yếu
tố trí tuệ nhiều hơn. Mặt nhận thức vẫn là hoạt động nắm bắt khách th ể cùng các
phương thức và phương tiện hoạt động, sản sinh ra nh ững tri thức cung cấp kỹ
thuật cho các hành đ ộng của con người. Song lúc này, nhận thức đã được nâng
lên trình độ cao hơn, trở thành một hoạt động trí óc di ễn ra ngay bên trong các
hiện tượng ý thức. Nhận thức trở thành hoạt động của tri thức sản sinh ra tri
thức. Ở bình diện ý thức - hoạt động, nhận thức con người phản ánh được cả bản
thân hoạt động của họ. Khi hoạt động được nhận thức thì các tri thức được sản
sinh ra trở nên có nội dung hoạt động. Nói cách khác, nh ận thức sản sinh ra
những tri thức và truyền cho chúng cả nội dung hoạt động. Mỗi tri thức có nội
dung hoạt động bao giờ cũng là một "hình ảnh tổng thể" về đối tượng, về
phương tiện và phương pháp ho ạt động, về những hành động và thao tác th ực
tiễn của con người với đối tượng và về cả bản thân chủ thể hoạt động. Do vậy,
có thể nói, tri thức có nội dung hoạt động thực sự là một hệ thống. Nội dung
hoạt động của tri thức chính là hi ện thực khách quan, bao g ồm các đối tượng vật
chất, các phương tiện và phương pháp, các hành đ ộng và thao tác vật chất của
con người với đối tượng đã được phản ánh trong nh ận thức của họ.
Với những tri thức có nội dung hoạt động thì m ột dạng nhận thức cao hơn của
con người xuất hiện, đó là tư duy. Nếu nhận thức nói chung đư ợc hiểu là sự
phản ánh có cải biến thế giới khách quan tron g đầu óc con người và sản sinh ra

ở trong đó những tri thức, thì tư duy là hệ tri thức hoạt động sản sinh ra tri


thức. Tư duy là mặt nhận thức của ý thức - hoạt động và do vậy, nếu khơng có
nhận thức, khơng có ý th ức thì con người cũng khơng có tư duy. Dĩ nhiên, khơng
phải cứ có nhận thức và ý thức là con người đã có tư duy. Con ngư ời có tư duy
khi nhận thức của họ phản ánh được hoạt động vào trong ý thức. Điều đó cho
thấy, tư duy khơng hồn tồn đ ồng nhất với ý thức, nó là m ặt nhận thức của ý
thức - hoạt động. Tư duy cũng không đ ồng nhất với nhận thức nói chung, mà là
nhận thức ở trình độ cao, trình độ con người phản ánh được hoạt động của họ
vào trong ý th ức. Sự xuất hiện của tư duy đánh d ấu bước phát triển căn bản của
nhận thức con người, khi nh ận thức đạt tới trình độ có thể nắm bắt được bản
chất, quy luật của hiện thực khách quan. Cùng v ới tư duy của mình, con người
chính thức trở thành chủ thể của các quá trình c ải tạo tự nhiên và xã hội của
mình.
2. Những đặc trưng của tư duy.
Từ những phân tích trên, chúng ta có th ể rút ra m ột số đặc trưng cơ bản của tư
duy. Những đặc trưng đó là:
Thứ nhất, tư duy là d ạng hoạt động tri thức diễn ra trong ý thức con người, có
nguồn gốc thực tiễn. Dạng hoạt động này có cơ c ấu gồm các hành động và thao
tác trí óc. Những hành động và thao tác trí óc có ngu ồn gốc từ những hành động
và thao tác thực tiễn trong lao động của con người (lao động xét như là phương
thức tồn tại phổ biến của cộng đồng người). Chính nhận thức đã phản ánh lao
động vào trong bộ não người, cải biến đi ở trong đó thành các hành đ ộng và thao
tác trí óc. Sự phát tri ển của lao động quyết định sự xuất hiện và hồn thiện các
hành động, các thao tác trí óc trong tư duy c ủa con người; ngược lại, sự phát
triển tư duy con ngư ời cũng có tác d ụng hoàn thiện các hành động và thao tác
thực tiễn trong lao đ ộng của họ.
Thứ hai, tư duy là m ột dạng nhận thức nảy sinh khi có nh ững hệ thống tri thức
làm tiền đề. Các tri thức tiền đề đều được đem lại bởi nhận thức, nhưng đ ể được

đưa vào quá trình tư duy nào đó, chúng ph ải có nội dung hoạt động và phù hợp
với lơgíc hoạt động của lao động, tức là phù h ợp với tính quy luật của những
hành động và thao tác thực tiễn của lao động. Tư duy sản sinh ra tri thức dựa


trên hệ tri thức có trước làm tiền đề và do vậy, nó là dạng nhận thức gián tiếp.
Khơng có hệ tri thức làm ti ền đề, chỉ có thể có nhận thức mà chưa có tư duy. Tư
duy cũng là sự vận động của các hệ thống tri thức. Nếu chỉ dựa trên m ột số hữu
hạn những tri thức làm tiền đề thì quá trình tư duy s ẽ có lúc phải dừng lại. Cho
nên, để tư duy liên t ục diễn ra thì phải thường xuyên bổ sung thêm nh ững tri
thức mới, những tài liệu mới được đem lại bởi nhận thức trên cơ sở vận động
của hiện thực và sự phát triển của lao động.
Thứ ba, với tư cách là h ệ tri thức hoạt động sản sinh ra tri th ức, tư duy con
người địi hỏi một bộ máy cơng cụ và phương ti ện nhất định. Khơng có bộ máy
này thì hệ tri thức khơng th ể đi vào hoạt động và vì th ế, cũng khơng có tư duy.
Các cơng cụ của tư duy, như khái ni ệm, phán đoán, suy lý, v. v., là nh ững hình
thức mà trong đó, tri thức được tập trung, tổ chức lại và đi vào ho ạt động. Tư
duy còn đòi hỏi các phương tiện để cố định lại (nói một cách tương đ ối), khách
quan hố và truyền bá tri thức. Chính các tín hi ệu, dấu hiệu và ngôn ng ữ là
những phương ti ện của tư duy con người, trong đó ngơn ngữ là phương tiện phổ
biến và hữu hiệu nhất. Ngôn ngữ tham gia vào các quá trình tư duy v ới tư cách
là cái chứa đựng các nghĩa biểu đạt cho sự vật mà thoạt đầu, có hình thái v ật
chất bên ngồi với chức năng phát âm thơng báo, v ề sau chức năng này giảm dần
và chuyển thành lời nói bên trong, có ch ức năng chuyên chở các ý nghĩ. M ặc dù
vậy, sự phát triển của tư duy cũng khơng làm cho hình th ức vật chất bên ngồi
của ngơn ngữ mất đi mà ngư ợc lại, nó ln được duy trì và phát tri ển. Nhờ có bộ
máy cơng cụ và phương ti ện đó mà các q trình tư duy khơng b ị hỗn loạn, trở
nên xác định và được duy trì.
Thứ tư, tư duy xuất hiện khi mà trong cuộc sống, con người vấp phải những vấn
đề nào đó và do đó, nó ln có đ ối tượng nhất định. Tư duy khơng diễn ra nếu

con người không vấp phải những vấn đề trong cuộc sống của họ và với tư cách
là hoạt động tri thức, tư duy khơng th ể khơng có đối tượng. Khi có một vấn đề
thực tiễn hay nhận thức mà với những tri thức cũ hay cách làm cũ, con ngư ời
không giải quyết được hoặc giải quyết khơng có hi ệu quả thì q trình tư duy
diễn ra với tư cach là s ự huy động khối tri thức mà họ đã lĩnh hội được để tìm ra


các giải pháp mới. Do các giải pháp này là những giải pháp cho ho ạt động, nên
tư duy chỉ có thể tìm ra chúng tr ong q trình nh ận thức những đối tượng nhất
định. Cùng với việc tìm ra các gi ải pháp cho hoạt động của con người, tư duy
còn tạo ra cho họ những tri thức mới.
Thứ năm, tư duy là một chức năng của não người và với tư cách này, nó là m ột
quá trình tự nhiên, song mặt khác, tư duy cũng khơng t ồn tại bên ngoài xã h ội,
bên ngoài khối kiến thức và các phương thức hoạt động mà loài ngư ời đã sáng
tạo ra và tích luỹ được. Mỗi con người cụ thể trở thành chủ thể tư duy khơng chỉ
vì họ có bộ não, mà quan trọng hơn là vì, trong quan h ệ xã hội - giao ti ếp, họ
nắm được ngôn ngữ và thông qua ngôn ng ữ, họ lĩnh hội được các tri th ức, các
cơng cụ, các thao tác lơgíc do lồi ngư ời sáng t ạo ra. Và do v ậy, tư duy là một
chức năng của bộ não người có tính xã h ội - lịch sử, là một sản phẩm của lịch sử
xã hội.
Những đặc trưng trên đây cho phép chúng ta hình dung m ỗi quá trình tư duy v ới
hai chiều. Chiều thứ nhất thể hiện tư duy là quá trình bao g ồm các hành đ ộng và
thao tác trí óc nh ằm thâm nh ập vào thế giới đối tượng bằng cách sử dụng các
công cụ, các phương tiện nhận thức để sản sinh ra nh ững tri thức mới, đáp ứng
yêu cầu giải quyết các vấn đề thực tiễn và nhận thức mà con người đang hướng
tới. Chiều thứ hai thể hiện tư duy là quá trình mà cũng b ằng cách thơng qua vi ệc
sử dụng các công cụ, các phương tiện nhận thức, nhưng là đ ể củng cố, hệ thống
hố và duy trì kh ối tri thức mà con người đã có. Đây là hai chi ều đồng thời và
thống nhất với nhau trong m ỗi quá trình tư duy nh ất định, nhưng có tác dụng
khác nhau: chi ều thứ nhất đảm bảo cho tư duy một sự phát triển và biến hố;

chiều thứ hai lại đảm bảo cho các q trình tư duy có tính xác đ ịnh, cho phép nó
tạm thời chấm dứt để có thể được khách quan hố và hi ện t


(*) Giảng viên tri ết học, Đại học Khoa học Huế.
(1) C.Mác và Ph.Ăngghen. Tồn tập, t.42. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2000, tr.136.
(2) C.Mác và Ph.Ăngghen . Sđd., t.23, tr.35.
(3) V.I.Lênin. Toàn tập, t.18. Nxb Ti ến bộ, Mátxcơva, 1980, tr.138.
(4) Xem: C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.23, tr.271.
(5) A.N.Lêônchép. Hoạt động - Ý thức - Nhân cách. Nxb Giáo dục, Hà Nội,
1989, tr.150.



×