Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giáo trình hình thành tư duy thế giới phẳng như thế nào trong quan niệm tư duy của cộng đồng p5 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.35 KB, 10 trang )

KHI TÔI CÒN ĐANG NGỦ


41

mình chẳng bao giờ biết đơn hàng của họ đi ngang hai bang và bật
lại trước khi họ có thể thậm chí lái xe đến cửa sổ để lấy thức ăn”.
“Davis nói rằng anh đã mơ làm cái gì đó giống thế này trong hơn
một thập niên. ‘Chúng tôi không thể đợi để đi theo nó’, anh nói
thêm. Bigari, người đã lập ra call center cho các tiệm ăn riêng của
mình, vui vẻ giúp đỡ – lấy một khoản phí nhỏ cho mỗi giao dịch”.
Bài báo lưu ý là Công ti McDonald’s nói thấy ý tưởng call center
là đủ lí thú để khởi động một thử nghiệm với ba cửa hàng gần tổng
hành dinh ở Oak Brook, Illinois, với phần mềm khác với phần mềm
Bigari dùng. “Jim Sappington, một phó chủ tịch của McDonald’s
về IT, nói rằng còn ‘quá, quá sớm’ để nói nếu ý tưởng call center
có thể hoạt động chéo qua mười ba ngàn tiệm ăn McDonald’s ở
Hoa Kì… Tuy nhiên, những người được kinh tiêu của hai tiệm ăn
McDonald’s khác, ngoài của Davis, đã outsource việc lấy đơn hàng
lái-thẳng của họ cho Bigari ở Colorado Springs. (Hai tiệm khác ở
Brainerd, Minnesota, và Norwood, Massachusetts). Cái chính cho
thành công của hệ thống, Bigari nói, là cách nó sóng đôi ảnh của
khách hàng với đơn hàng của họ; bằng tăng sự chính xác, hệ thống
cắt giảm số các khiếu nại và vì thế khiến việc phục vụ nhanh hơn.
Trong kinh doanh thức ăn nhanh, thời gian thực sự là tiền: cắt thậm
chí năm giây khỏi thời gian xử lí một đơn hàng là đáng kể,” bài báo
lưu ý. “Bigari nói anh đã cắt ngắn thời gian đặt hàng trong các cửa
hiệu hai làn lái-thẳng của anh hơn 30 giây một chút, xuống trung
bình còn khoảng 1 phút 5 giây. Ít hơn một nửa thời gian trung bình
2 phút 36 giây, cho tất cả các tiệm McDonald’s, giữa các tiệm
nhanh nhất ở trong nước, theo QSRweb.com, trang theo dõi những


việc như vậy. Các tiệm lái-thẳng của anh hiện nay phục vụ 260 xe
một giờ, Bigari nói, 30 phần trăm nhiều hơn chúng đạt trước khi
anh khởi động call center … Tuy các nhà điều hành của anh kiếm,
trung bình, được 40 cent một giờ cao hơn các nhân viên tuyến của
anh, anh đã cắt tổng chi phí lao động của mình được một điểm
phần trăm, ngay cả khi lượng bán hàng lái-thẳng tăng lên … Các
trắc nghiệm được tiến hành bên ngoài các công ti cho thấy các tiệm
lái-thẳng của Bigari hiện nay có lỗi ít hơn 2 phần trăm của tất cả
các đơn hàng, xuống từ khoảng 4 phần trăm trước khi anh bắt đầu
sử dụng các call center, Bigari nói”.
Bigari “say mê ý tưởng call center đến mức,” bài báo nhận xét,
“anh đã mở rộng nó quá cửa sổ lái-thẳng ở bảy tiệm ăn của anh có
THẾ GIỚI LÀ PHẲNG


42


dùng hệ thống. Trong khi anh vẫn chào dịch vụ quầy ở các tiệm ăn
đó, hầu hết khách hàng bây giờ đặt hàng qua call center, dùng điện
thoại với máy đọc thẻ tín dụng ở trên các bàn trong khu vực ngồi”.


ột số dấu hiệu về làm phẳng mà tôi bắt gặp ở nhà, tuy vậy,
chẳng liên quan gì đến kinh tế học. Ngày 3-10-2004, tôi xuất
hiện trên chương trình buổi sáng Tin Chủ nhật của CBS, Đối mặt
với Quốc gia, do phóng viên kì cựu của CBS Bob Schieffer dẫn.
CBS đã lên tin rất nhiều trong các tuần trước bởi vì phóng sự 60
Phút của Dan Rather về sự phục vụ ở cục Vệ binh Quốc gia Không
quân của Tổng thống George W. Bush hoá ra là dựa vào các tài liệu

giả. Sau chương trình Chủ nhật đó, Schieffer kể rằng thứ lì quặc
nhất xảy ra với ông ta vào tuần trước. Khi ông bước ra khỏi studio
của CBS, một phóng viên trẻ đã đợi ông ở vỉa hè. Đấy không hề lạ
thường, bởi vì như với tất cả các chương trình sáng Chủ nhật, các
mạng tin lớn – CBS, NBC, ABC, CNN, và Fox – luôn cử người
đến các studio của nhau để chộp các cuộc phỏng vấn với các khách
mời. Nhưng gã trẻ này, Schieffer giải thích, đã không từ một mạng
chính nào. Anh ta lịch sự giới thiệu mình là phóng viên của một
Web site gọi là InDC Journal và hỏi liệu anh ta có thể hỏi Schieffer
vài câu hỏi. Schieffer, do là một tay lịch sự, nói chắc chắn. Gã trẻ
phỏng vấn ông ta với một dụng cụ mà Schieffer không nhận ra và
sau đó hỏi nếu anh ta có thể chụp ảnh ông. Ảnh à? Schieffer thấy
gã trẻ không có máy ảnh. Anh ta chẳng cần máy ảnh. Anh ta quay
máy điện thoại di động của mình và nháy một ảnh của Schieffer.
“Vì thế sáng hôm sau tôi đến và ngó vào trang Web site này và
ảnh của tôi ở đó với bài phỏng vấn và đã có rồi ba trăm bình luận
về nó,” Schieffer nói, ông, tuy biết rất kĩ nghề báo trực tuyến, tuy
thế vẫn sửng sốt về cách nhanh không thể tin nổi, rẻ tiền, và đơn
độc mà gã trẻ này đã làm cho mình được biết đến [đưa mình lên
ánh sáng].
Câu chuyện này làm tôi tò mò, cho nên tôi lần ra gã trẻ này từ
InDC Journal. Tên anh ta là Bill Ardolino, và anh là gã rất chu đáo.
Tôi tiến hành phỏng vấn riêng của mình với anh ta trực tuyến – làm
sao khác được? – và bắt đầu bằng hỏi về thiết bị anh dùng với tư
cách một mạng/báo một-người.
M

KHI TÔI CÒN ĐANG NGỦ



43

“Tôi dùng một máy chơi MP3/ghi âm nhỏ xíu (ba inch rưỡi và
hai inch [~8,9 x 5 cm]) để ghi âm, và một máy ảnh điện thoại số
nhỏ riêng để chụp ảnh ông ta,” Ardolino nói. “Không hoàn toàn gợi
tình như chiếc máy một-trong-tất-cả điện thoại/máy ảnh/máy ghi
âm (hiện có bán), nhưng dẫu sao đi nữa là một sự bày tỏ về tính
phổ biến khắp nơi và sự thu nhỏ của công nghệ. Tôi mang thiết bị
này đi khắp D.C. mọi lúc bởi vì, này, ai biết được. Cái có lẽ gây
hoảng hốt hơn là Mr. Schieffer đã quyết định trả lời nhanh thế nào,
sau khi bị người lạ nào đó nhảy bổ vào với các câu hỏi phỏng vấn.
Ông làm tôi rất ngạc nhiên thích thú.”
Ardolino nói máy chơi MP3 tốn khoảng 125 $. “Nó chủ yếu được
thiết kế để chơi nhạc,” anh giải thích, song cũng “được đóng gói
sẵn như một máy ghi âm số tạo các file âm thanh WAV có thể tải
được lên máy tính …Về cơ bản, tôi có thể nói rằng hàng rào để
bước vào làm báo cần thiết bị cầm tay, ghi âm đặc biệt, [bây giờ]
khoảng 100-200 $ đến 300 $ nếu anh muốn thêm một máy ảnh, 400
$ đến 500 $ cho một chiếc máy ghi âm rất xinh và một máy ảnh
thật xinh. [Nhưng] 200 $ là tất cả cái anh cần để làm việc”.
Cái gì thúc đẩy anh ta để trở thành mạng tin tức của riêng mình?
“Làm một nhà báo độc lập là một thú riêng xuất phát từ sự thất
vọng của tôi về thông tin thiên lệch, không đầy đủ, được chọn lọc,
và/hoặc kém cỏi do phương tiện truyền thông chủ đạo thu thập”,
Ardolino giải thích, anh diễn đạt mình như một “người tự do trung-
hữu”. “Nghề làm báo tự do và người bà con của nó, blogging
*
, là
biểu lộ của các lực lượng thị trường- một nhu cầu không được các
nguồn thông tin hiện tại thoả mãn. Tôi bắt đầu chụp ảnh và lấy

phỏng vấn về các cuộc mít ting lớn chống chiến tranh ở D.C., vì
các phương tiện truyền thông đã bóp méo thô thiển bản chất của
các nhóm tổ chức các cuộc tụ họp - [như] những người Marxist
ngoan cố, những kẻ ủng hộ khủng bố rõ ràng hay ngấm ngầm, v.v.
Tôi lúc đầu chọn dùng hài hước như một công cụ, nhưng từ đó tôi
đã chuyển hướng. Vâng, tôi có nhiều quyền lực hơn, quyền lực để
đưa thông điệp của tôi ra. Bài phỏng vấn Schieffer thực tế thu được
hai mươi lăm ngàn người thăm trong hai mươi bốn giờ. Ngày cao
điểm của tôi kể từ khi tôi bắt đầu là năm mươi lăm ngàn khi tôi
giúp phá đổ ‘Rathergate’ …Tôi phỏng vấn chuyên gia pháp y hàng
đầu trong câu chuyện Vệ binh Quốc gia của Dan Rather, và đặc

*
blogging ~ làm báo trên Web; xem blog ở trang sau
THẾ GIỚI LÀ PHẲNG


44


biệt sau đó The Whashington Post, Chicago Sun-Times, Globe,
NYT, v.v đã kiếm được ông, trong vòng bốn mươi tám giờ.
“Nhịp độ thu thập và sửa thông tin trong câu chuyện thư báo giả
ở CBS gây sửng sốt,” anh ta tiếp tục. “Nó không chỉ là CBS News
‘đã gây bế tắc’ sau sự thật, có thể cho rằng họ đã không thể theo
kịp một đội quân những người kiểm tra sự thực tận tuỵ. Tốc độ và
sự cởi mở của phương tiện truyền thông là cái gì đó vượt xa quy
trình cũ …Tôi là một giám đốc tiếp thị hai mươi chín tuổi [người]
luôn muốn viết để kiếm sống nhưng căm ghét sách dạy phong cách
AP. Như Glenn Raynolds [một] überblogger

*
thích nói, các blog đã
cho người dân một cơ hội để ngừng la hét vào TV của họ và có một
tiếng nói trong quá trình. Tôi nghĩ là chúng được dùng như loại của
một ‘đẳng cấp thứ năm’ hoạt động cùng với các phương tiện truyền
thông chủ đạo (thường để mắt đến chúng hay cấp cho chúng thông
tin thô) và hoạt động tiềm tàng như một hệ thống trang trại viết báo
và bình luận cung cấp một phương tiện mới để đạt thành công”.
“Giống nhiều mặt của đề tài mà anh nói trong cuốn sách của anh,
có các khía cạnh tốt và xấu của sự phát triển. Sự vỡ ra từng mảnh
của các phương tiện truyền thông gây ra nhiều sự không mạch lạc
hay nhận thức chọn lọc (hãy xem sự phân cực của nước ta), nhưng
nó cũng phi tập trung hoá quyền lực và tạo một đảm bảo tốt hơn
rằng sự thật trọn vẹn là ở đó … ở đâu đó… trong các mảnh”.
Trong bất cứ ngày cho trước nào ta có thể bắt gặp bất cứ số lượng
nào của các câu chuyện, như sự bắt gặp giữa Bob Schieffer và Bill
Ardolino, nói cho chúng ta rằng các hệ thống thứ bậc cũ đang được
san phẳng và sân chơi được san bằng. Như Micah L. Sifry diễn đạt
một cách tinh tế trong tạp chí The Nation (22-11-2004): “Thời đại
của hoạt động chính trị từ trên xuống – nơi các cuộc vận động, các
định chế và nghề làm báo đã là các cộng đồng tách biệt khỏi xã hội
được chạy bằng tư bản [vốn] khó tích luỹ - đã qua rồi. Cái gì đó
hoang dã hơn, hấp dẫn hơn và vô cùng thoả mãn hơn đối với cá
nhân những người tham gia đang xuất hiện kế bên trật tự cũ”.
Tôi đưa ra sự bắt gặp Schieffer-Ardolino chỉ như một thí dụ về sự
làm phẳng thế giới đã xảy ra nhanh hơn đến thế nào và đã làm thay
đổi các quy tắc, các vai trò, và các quan hệ nhanh hơn chúng ta có
thể hình dung. Và tuy tôi biết là một lời sáo rỗng, dù sao đi nữa tôi

*

Blog: từ Weblog = xuất bản trên cơ sở Web; blogger người viết [báo trên] blog.
über, tiếng Đức = trên; überblogger ~ siêu blogger.
KHI TÔI CÒN ĐANG NGỦ


45

phải nói: Bạn vẫn chưa thấy gì cả. Như tôi trình bày tỉ mỉ ở chương
tiếp, chúng ta bước vào một pha nơi chúng ta sẽ thấy sự số hoá, ảo
hoá, và tự động hoá mọi thứ. Những lợi ích về năng suất sẽ là đáng
kinh ngạc đối với các nước, các công ti, và các cá nhân có thể hấp
thu các công cụ công nghệ mới. Và chúng ta đang bước vào một
pha nơi nhiều người hơn chưa từng bao giờ có trước đây trong lịch
sử thế giới sẽ có khả năng tiếp cận đến các công cụ này - với tư
cách các nhà đổi mới sáng tạo, những người cộng tác, và, than ôi,
cả với tư cách những kẻ khủng bố. Bạn nói bạn muốn một cuộc
cách mạng? Thế đấy, cách mạng thông tin thực sự sắp bắt đầu. Tôi
gọi pha mới này là Toàn cầu hoá 3.0 bởi vì nó tiếp theo Toàn cầu
hoá 2.0, song tôi nghĩ kỉ nguyên toàn cầu hoá mới này sẽ tỏ ra là
một sự khác biệt về mức độ sẽ được thấy, theo thời gian, như một
sự khác biệt về loại. Đó là lí do vì sao tôi đã đưa ra ý tưởng rằng
thế giới đã biến từ tròn thành phẳng. Ở mọi nơi bạn hướng về, các
hệ thống thứ bậc bị thách thức từ bên dưới hay tự biến đổi từ các
cấu trúc trên xuống [top-down] sang các cấu trúc ngang và cộng tác
hơn.
“Toàn cầu hoá là từ chúng ta tìm ra để mô tả quan hệ thay đổi
giữa các chính phủ và các doanh nghiệp lớn,” David Rothkopf, một
cựu quan chức cấp cao của Bộ Thương mại trong chính quyền
Clinton và bây giờ là một nhà tư vấn chiến lược tư nhân, đã nói.
“Nhưng cái đang xảy ra ngày nay là một hiện tượng rộng hơn

nhiều, sâu sắc hơn nhiều”. Nó không đơn giản là về các chính phủ,
các doanh nghiệp, và người dân giao thiệp ra sao, không chỉ về các
tổ chức tương tác thế nào, mà là về sự nổi lên của các mô hình xã
hội, chính trị, và kinh doanh hoàn toàn mới. “Nó là về các thứ tác
động đến các khía cạnh sâu sắc nhất, thâm căn cố đế nhất của xã
hội thẳng đến bản chất của khế ước xã hội,” Rothkopf nói thêm.
“Cái gì xảy ra nếu thực thể chính trị mà bạn ở đó không còn tương
ứng với một công việc xảy ra trên không gian điều khiển [không
gian ảo: cyberspace], hay không còn thực sự bao gồm những người
lao động cộng tác với những người lao động khác ở các xó khác
nhau của địa cầu, hay không còn thực sự lấy được các sản phẩm
được sản xuất ở nhiều chỗ cùng một lúc? Ai đi điều tiết công việc?
Ai đánh thuế nó? Ai phải được lợi từ các khoản thuế đó?”
Nếu tôi đúng về sự làm phẳng thế giới, nó sẽ được nghi nhớ như
một trong những thay đổi căn bản - giống như sự nổi lên của các
THẾ GIỚI LÀ PHẲNG


46


nhà nước-quốc gia [nation-state] hay Cách mạng Công nghiệp -
mỗi trong số đó, ở thời nó, Rothkopf lưu ý, đã tạo ra những thay
đổi về vai trò của các cá nhân, vai trò và hình thức của các chính
phủ, cách thức chúng ta đổi mới, cách chúng ta tiến hành kinh
doanh, vai trò của phụ nữ, cách chúng ta tiến hành chiến tranh,
cách chúng ta giáo dục bản thân mình, cách tôn giáo phản ứng lại,
cách nghệ thuật biểu lộ, cách khoa học và nghiên cứu được tiến
hành, không nhắc đến các nhãn chính trị mà chúng ta gán cho chính
mình và cho các đối thủ của chúng ta. “Có các điểm chốt nhất định

hay các bước ngoặt trong lịch sử lớn hơn các điểm khác bởi vì
những thay đổi chúng tạo ra là cực kì sâu rộng, nhiều khía cạnh, và
khó tiên đoán vào lúc nào đó,” Rothkopf nói.
Nếu viễn cảnh về sự làm phẳng này – và tất cả áp lực, trục trặc,
và các cơ hội đi cùng nó- khiến cho bạn lo lắng về tương lai, bạn
chẳng phải một mình và cũng không sai. Mỗi khi nền văn minh trải
qua một trong những cuộc cách mạng công nghệ tàn phá, gây trục
trặc này – như việc đưa ra máy in của Gutenberg – toàn bộ thế giới
đã thay đổi theo những cách sâu sắc. Nhưng có cái gì đó về sự làm
phẳng thế giới sẽ là khác về mặt chất với những thay đổi sâu sắc
khác như vậy: tốc độ và bề rộng mà nó nắm giữ. Việc đưa máy in
vào đã xảy ra trong một giai đoạn hàng thập kỉ và trong thời gian
dài chỉ ảnh hưởng đến một phần nhỏ của hành tinh. Cách mạng
Công nghiệp cũng thế. Quá trình làm phẳng này đang xảy ra với
tốc độ thiên lệch [warp] và trực tiếp hay gián tiếp đụng chạm đến
rất nhiều người trên hành tinh ngay lập tức. Sự chuyển đổi sang kỉ
nguyên mới này càng nhanh và càng rộng, thì càng có khả năng
cho sự hỗn loạn, trái với một sự chuyển giao quyền lực có trật tự từ
những người thắng cũ sang cho những người thắng mới.
Diễn đạt theo cách khác, những kinh nghiệm của các công ti công
nghệ cao trong vài thập niên vừa qua các công ti đã thất bại để lèo
lái qua những thay đổi nhanh do các loại lực lượng này gây ra trên
thương trường của chúng có thể là một lời cảnh cáo cho tất cả các
doanh nghiệp, các định chế, các nhà nước quốc gia hiện giờ đang
đối mặt với những thay đổi không thể tránh được, thậm chí có thể
tiên đoán được này, nhưng thiếu sự lãnh đạo, tính uyển chuyển và
trí tưởng tượng để thích nghi – không phải bởi vì họ không thông
minh hay không ý thức được, mà bởi vì tốc độ thay đổi đơn giản
làm họ choáng ngợp không chống lại được.
KHI TÔI CÒN ĐANG NGỦ



47

Và đó là vì sao thách thức to lớn đối với thời đại chúng ta sẽ là
hấp thu những thay đổi này theo cách sao cho không đè bẹp người
dân mà cũng không để họ lại đằng sau. Chẳng cái nào trong những
cái này sẽ là dễ. Nhưng đó là nhiệm vụ của chúng ta. Nó chắc chắn
xảy ra và không thể tránh được. Chính tham vọng của cuốn sách
này là đề xuất một khung khổ để suy nghĩ thế nào về nó và điều
khiển nó cho lợi ích tối đa của chúng ta.
Tôi đã chia sẻ với bạn trong chương này làm thế nào cá nhân tôi
đã phát hiện ra rằng thế giới là phẳng. Chương tiếp trình bày tỉ mỉ
làm sao nó đi theo hướng đó.
HAI




Mười Lực làm Phẳng Thế giới







inh Thánh cho chúng ta biết rằng Chúa đã tạo ra thế giới
trong sáu ngày và ngày thứ bảy ngài đã nghỉ. Việc làm phẳng
thế giới kéo dài hơn một chút. Thế giới được làm phẳng bởi sự hội

tụ của mười sự kiện chính trị, sự đổi mới, và công ti chính. Chẳng
ai trong chúng ta đã nghỉ từ khi đó, hay có lẽ có bao giờ lại sẽ
nghỉ. Chương này là về các lực đã làm phẳng thế giới và nhiều
dạng và công cụ mới cho cộng tác mà sự làm phẳng này đã tạo ra.



LỰC LÀM PHẲNG # 1
9/11/89
Khi các Bức Tưởng đổ xuống và Windows [Cửa sổ] Đi lên


ần đầu tiên tôi thấy Tường Berlin, nó đã có một lỗ rồi.
Đó là tháng 12 năm 1990, và tôi đi Berlin với các phóng viên
đưa tin về Bộ trưởng Ngoại giao James A. Baker III. Tường Berlin
đã bị chọc thủng một năm trước, ngày 9 tháng Mười một năm
1989. Vâng, trong một sự tình cờ thần bí tuyệt vời về ngày tháng,
bức Tường Berlin đổ ngày 9/11. Bức tường, ngay cả ở trạng thái bị
đâm thủng và bị vỡ, vẫn là một vết sẹo xấu xí ngang Berlin. Bộ
trưởng Baker tiến hành cuộc viếng thăm đầu tiên của ông để xem
chứng tích đổ nát này của chủ nghĩa cộng sản Soviet. Tôi đứng
cạnh ông với một nhóm nhỏ các phóng viên. “Đó là một ngày
sương mù, u ám,” Baker nhớ lại trong hồi kí của ông, The Politics
of Diplomacy, “và trong áo mưa của mình, tôi cảm thấy giống một
K

L

MƯỜI LỰC LÀM PHẲNG THẾ GIỚI



49

nhân vật trong một tiểu thuyết của John le Carré. Nhưng khi tôi
nhòm qua một vết nứt trên Tường [gần Reichstag] tôi thấy sự ảm
đạm [có] độ phân giải cao đặc trưng cho Đông Berlin, tôi nhận ra
rằng những người dân thường của Đông Đức đã tự mình tuỳ nghi
hành động một cách hoà bình và kiên định. Đấy là cuộc cách mạng
của họ.” Sau khi Baker đã nhòm xong qua bức tường và tiến lên,
các phóng viên chúng tôi lần lượt nhòm qua cùng lỗ bê tông lởm
chởm ấy. Tôi đã mang một đôi miếng tường về nhà cho các con gái
tôi. Tôi nhớ nghĩ nó có vẻ quái đản làm sao - quả thực, một chuyện
thật kì quái, bức tường xi măng này uốn khúc ngang một thành phố
hiện đại chỉ vì mục đích duy nhất để ngăn người dân ở bên kia
hưởng thụ, thậm chí thoáng thấy, tự do.
Sự sụp đổ bức Tường Berlin ngày 9/11/89 đã thả các lực lượng
cuối cùng giải phóng tất cả những người bị giam cầm của Đế chế
Soviet. Nhưng nó, thực ra, đã làm nhiều hơn rất nhiều. Nó làm
nghiêng cán cân quyền lực trên thế giới về phía các nước tán thành
cai trị dân chủ, đồng thuận, theo hướng thị trường tự do, và rời xa
các nước ủng hộ sự cai trị độc đoán với các nền kinh tế kế hoạch
hoá tập trung. Chiến tranh Lạnh đã là một cuộc đấu tranh giữa hai
hệ thống kinh tế- chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản – và với
sự sụp đổ của bức tường, chỉ còn lại một hệ thống và mỗi người
phải định hướng mình theo nó bằng cách này hay cách khác. Từ
nay trở đi, ngày càng nhiều nền kinh tế sẽ được cai quản từ dưới
lên bởi lợi ích, yêu cầu, và nguyện vọng của nhân dân, hơn là từ
trên xuống bởi các lợi ích của bè lũ cai trị hẹp nào đó. Trong vòng
hai năm, đã không còn Đế chế Soviet nữa để núp sau hay để yểm
trợ cho các chế độ độc đoán ở Châu Á, Trung Đông, Châu Phi, hay

Mĩ Latin. Nếu bạn không là một nền dân chủ hay một xã hội dân
chủ hoá, nếu tiếp tục bám chặt vào hoạt động kinh tế điều tiết mạnh
hay kế hoạch hoá tập trung, bạn bị coi là ở phía sai của lịch sử.
Đối với một số người, đặc biệt giữa các thế hệ già, đấy là sự biến
đổi không được hoan nghênh. Chủ nghĩa cộng sản là một hệ thống
vĩ đại làm cho người ta nghèo ngang nhau. Thực ra cho việc đó trên
thế giới không có hệ thống nào tốt hơn chủ nghĩa cộng sản. Chủ
nghĩa tư bản làm cho người ta giàu không đồng đều, và đối với một
số người đã quen với cung cách sống cặm cụi, hạn chế, nhưng an
toàn Xã hội chủ nghĩa- nơi một việc làm, nhà ở, giáo dục, và lương
hưu, cho dù xoàng, tất cả đã được đảm bảo- sự sụp đổ của Tường
THẾ GIỚI LÀ PHẲNG


50


Berlin là vô cùng đáng lo. Song đối với nhiều người khác, nó đã là
một tấm thẻ tự do ngoài nhà tù. Đó là vì sao sự sụp đổ của Tường
Berlin được cảm nhận ở nhiều nơi đến vậy hơn chỉ ở Berlin, và vì
sao sự sụp đổ của nó là một sự kiện làm phẳng thế giới như vậy.
Quả thực, để đánh giá đúng các tác động làm phẳng sâu rộng của
sự sụp đổ Tường Berlin, tốt nhất đi trò chuyện với những người
không phải Đức hay Nga. Tarun Das đã đứng đầu Liên minh Công
nghiệp Ấn Độ khi bức tưởng Berlin đổ, và ông đã thấy ảnh hưởng
lăn tăn suốt lộ trình của nó đến Ấn Độ. “Chúng tôi đã có đống
khổng lồ này về quy định, kiểm soát và quan liêu,” ông nhớ lại.
“Nehru lên nắm quyền [sau sự kết thúc cai trị thuộc địa của Anh]
và đã có một nước khổng lồ để cai quản, và không có kinh nghiệm
nào về điều hành đất nước. Hoa Kì đã bận với Châu Âu và Nhật

Bản và kế hoạch Marshall. Cho nên Nehru ngó lên phương bắc,
qua dãy Himalaya, và đã cử nhóm kinh tế gia của ông đi Moscow.
Họ trở về và nói nước này [Liên Xô] gây kinh ngạc. Họ phân bổ
các nguồn lực, cấp các giấy phép, có một uỷ ban kế hoạch quyết
định tất cả mọi thứ, và đất nước chuyển động. Cho nên chúng tôi đã
theo mô hình đó và quên rằng chúng tôi có một khu vực tư nhân…
Khu vực tư nhân đó bị đặt dưới bức tường quy định này. Vào 1991,
khu vực tư nhân vẫn đó, nhưng bị che giấu, và đã có sự ngờ vực về
việc kinh doanh. Chúng kiếm lời! Toàn bộ cơ sở hạ tầng từ 1947
đến 1991 do nhà nước sở hữu … [Gánh nặng của sở hữu nhà nước]
đã hầu như làm phá sản đất nước. Chúng tôi đã không có khả năng
trả các khoản nợ của mình. Như một dân tộc, chúng tôi không có sự
tự tin. Chắc chắn, chúng tôi đã có thể thắng vài cuộc chiến tranh
với Pakistan, nhưng điều đó không cho quốc gia sự tự tin”.
Năm 1991, với Ấn Độ cạn hết ngoại tệ mạnh, Manmohan Singh,
bộ trưởng bộ tài chính lúc đó (và là thủ tướng bây giờ), đã quyết
định rằng Ấn Độ phải mở nền kinh tế của mình. “Bức Tường
Berlin của chúng tôi sụp đổ,” Das nói, “và nó giống như thả một
con hổ bị nhốt trong cũi. Kiểm soát thương mại bị bãi bỏ. Chúng
tôi luôn tăng trưởng 3 phần trăm, được gọi là tỉ lệ tăng trưởng
Hindu - chậm, thận trọng, và bảo thủ. Để kiếm [lợi tức tốt hơn],
bạn phải đi Mĩ. Đấy, ba năm sau [cải cách 1991] chúng tôi tăng
trưởng 7 phần trăm. Kệ cha sự nghèo nàn! Bây giờ để kiếm [ăn]
bạn có thể ở lại Ấn Độ và trở thành một trong những người giàu
nhất thế giới của tạp chí Forbes…Tất cả các năm xã hội chủ nghĩa

×