Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tổng tích hợp lý thuyết một đóng góp quan trọng cho tiến trình phát triển tư duy lý luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.47 KB, 13 trang )

Tổng - Tích hợp lý thuyết - Một đóng góp quan tr ọng cho ti ến trình phát
triển tư duy lý lu ận

Gần đây, trong giới nghiên cứu triết học, ngày càng có nhi ều tác gi ả quan tâm
tới trào lưu t ổng - tích hợp lý thuyết. Chẳng hạn, trong bài vi ết Triết học
phương Tây hi ện đại: một cái nhìn khái quát (1), Đỗ Minh Hợp đã ghi nhận các
song đề lý thuyết trong tri ết học hiện đại:
Triết học chống tơn giáo « triết học tơn giáo
Triết học thực chứng « tri ết học hiện sinh; hay nói chung hơn là:
Triết học duy lý « tri ết học phi duy lý.
Điều quan trọng ở đây là, tác giả bài viết trên đã đưa ra nh ận định rằng, vấn đề
quan trọng bậc nhất đối với tư tưởng triết học hiện đại là xu thế hợp nhất, kết
hợp hai cách ti ếp cận cực đoan hoặc là duy nh ận thức luận, hoặc là duy bản thể
luận.
Nguyễn Hào Hải, qua cuốn sách Một số học thuyết triết học phương Tây hiện
đại(2), cũng đi tới một nhận định tương t ự rằng, bức tranh toàn cảnh triết học
phương Tây hiện đại khơng có nh ững trường phái cứng nhắc, cực đoan như trước
đây mà linh ho ạt, nương t ựa vào nhau, bổ sung cho nhau, có v ẻ như có s ự dung
hồ các quan điểm trái ngược nhau, nhưng l ại vẫn có sự độc đáo, s ắc bén. Đó là
khuynh hướng đi tìm sự dung hoà gi ữa các quan điểm cực đoan duy, vị như chủ
nghĩa duy lý và chủ nghĩa phi duy lý, ch ủ nghĩa duy khoa h ọc và chủ nghĩa phản
khoa học.
Cho đến nay, ít nh ất đã có 2 phương th ức tổng - tích hợp lý thuyết: một là, cải
tiến, phát triển lý thuyết cũ bằng phương thức sửa đổi các nguyên lý hoặc bổ
sung thêm quan điểm mới và hai là, xây d ựng lý thuyết mới bằng phương thức
tích hợp các lý thuy ết vốn là đối lập, loại trừ lẫn nhau.


Cải tiến, phát tri ển lý thuy ết cũ là phương th ức thường xuyên diễn ra đối với
mọi lý thuyết. Trong lịch sử triết học, đã từng diễn ra quá trình tổng hợp kiểu
này. Chẳng hạn, chủ nghĩa duy vật đã trải qua các giai đo ạn quan trọng từ duy


vật thô sơ, mộc mạc đến duy vật siêu hình, máy móc và đ ến duy vật biện chứng.
Phép biện chứng cũng v ậy, nó đã trải qua các giai đo ạn từ phép bi ện chứng ngây
thơ, mộc mạc đến phép bi ện chứng duy tâm mà đỉnh cao là phép bi ện chứng
trong triết học Hêgen và đ ến phép bi ện chứng duy vật mà đỉnh cao là phép bi ện
chứng trong triết học Mác.
Trong triết học hiện đại, sự cải tiến và phát tri ển của chủ nghĩa thực chứng là
một thí dụ khá điển hình. Trư ờng phái lý thuy ết này đã trải qua các giai đo ạn từ
chủ nghĩa thực chứng cổ điển với các tác gi ả nổi tiếng như A.Côngtơ (A.Comte),
G.S.Min (J.S.Mill), H.Spenxơ (H.Spencer); đ ến chủ nghĩa kinh nghi ệm phê phán
của R.Avênariút (R.Avenarius), E.Mác (E.Max), A.Poanhcarê (A.Poincaré),
V.Trupơ (V.Schuppe), I.Remkơ (I.Remke); đ ến chủ nghĩa thực chứng mới với
đóng góp của các trường phái như chủ nghĩa nguyên t ử lơgíc của B.Rátxen
(B.Russell), L.Vítgensơtêin (L.Wittgenstein), W.Crêgơ (W.Craig), Ph.P.Ramsêi
(Ph.P.Ramsey), chủ nghĩa thực chứng lơgíc của M.Sơlic (M.Schlick), R.Cơragơ
(R.Carrag), O.Nêơrát (O.Neurath), F.Vêixơmên (F.Vaisman), H.Phêighên
(H.Feigl), F.Kápphơmơn (F.Kafman), H.Gân (H.Gan), F.Phơranh (F.Frank), tri ết
học phân tích của L.Vítgensơtêin, G.C.Uyđơm (J.C.Wisdom), G.LAuxơtin
(J.L.Austin), chủ nghĩa thực dụng lơgíc của W.W.Quinơ (W.W.Quine),
R.B.Braitơoaitơ (R.B.Braithwaite), E.Nêghên (E.Nagel); đ ến chủ nghĩa hậu thực
chứng với một số khuynh hướng mới nhất, đó là: chủ nghĩa duy lý phê phán c ủa
C.R.Pốppơ (K.R.Popper), L.Hempen ( L.Hempel); phương pháp lu ận lịch sử khoa
học của T.Lakatoxơ (T.Lakatas), T.Kun (T.Kuhn), S.Taulơmin (S.Toulmin),
P.Phêirabớt (P.Feyerabeud), G.Agasi (J.Agassi) và ch ủ nghĩa thực tại khoa học
hay siêu hình h ọc mới của R.W.Sela (R.W. Sellars), M.Bangiơ (M.Bu nge),
C.A.Hukơ (C.A.Hooker), G.W.Cơruman (J.W.Coruman), G.G.Mát (J.J.C.
Smart),…


Sự chuyển đổi từ chủ nghĩa kinh nghi ệm lơgíc tới chủ nghĩa duy lý phê phán là
thí dụ điển hình của q trình vừa phê phán, v ừa hồn thi ện cơ sở lý thuyết cũ

để có lý thuyết mới. Như đã biết, chủ nghĩa thực chứng mới - đỉnh cao của chủ
nghĩa thực chứng – được thiết lập trên hệ thống gồm 4 nguyên lý:
1. Nguyên lý chứng thực.
2. Nguyên lý quy giản lý thuyết về thực nghiệm.
3. Nguyên lý quy ước.
4. Nguyên lý chủ nghĩa vật lý.
Hệ thống bốn nguyên lý này v ận hành khá tốt đối với khoa học trong thời kỳ tích
luỹ kinh nghiệm. Nhưng nó đã rơi vào kh ủng hoảng, bế tắc trước tình hu ống
cách mạng khoa học và cơng ngh ệ phát triển mạnh mẽ. Lý do căn bản là vì nó
khơng đủ biện chứng.
Với chủ thuyết duy lý phê phán, P ốppơ đã thay th ế hệ thống quan đi ểm thực
chứng mới bằng hệ thống quan đi ểm hậu thực chứng; trong đó, đi ều quan trọng
là bổ sung thêm vào sự hợp lý của phương pháp ti ếp cận phản thực chứng. Nó
được thể hiện rõ nhất ở 2 nguyên lý m ới, đó là:
1. Nguyên lý ph ủ bác.
2. Nguyên lý phi quy gi ản.
C.Pốppơ và những người theo chủ thuyết duy lý phê phán cho r ằng, tính khoa
học hay chân lý khách quan đương nhiên ph ải được chứng thực, nghĩa là ph ải
được kiểm tra bằng thực nghiệm nói riêng, th ực tiễn nói chung. Nhưng ch ứng
thực trên thực tế là một q trình vơ h ạn, vì khơng chắc chắn rằng thực nghiệm
mới nói riêng, th ực tiễn mới nói chung lúc nào cũng xác nh ận chân lý cũ. Trong
khi đó, chỉ cần một phản thí dụ là lập tức tính tuy ệt đối, phổ biến của chân lý cũ
đã bị loại trừ. Do đó, phủ bác căn bản hơn là chứng thực, nó tạo ra động lực
khắc phục sự trì trệ, giáo đi ều trong khoa học. Chân lý mới ra đời từ phủ bác
chân lý cũ. Nếu như vậy thì khơng th ể quy giản lý thuyết về thực nghiệm, hoặc
quy giản lý luận về thực tiễn được. Bởi vì, lý thuyết (lý luận) có tư cách độc lập


với thực nghiệm (thực tiễn). Hơn thế nữa, lý thuy ết (lý luận) cịn chỉ đạo thực
nghiệm (thực tiễn). Đó là thực chất của nguyên lý phi quy gi ản lý thuy ết về thực

nghiệm.
Hoá ra, quan h ệ lý thuyết - thực nghiệm, lý luận - thực tiễn là một nan đề (vấn
đề nan giải). Nan đề này thực chất là một song đề, một antinômi - vấn đề kiểu
Cantơ(3). Đây là nan đề nhận thức luận. Nhưng, như đã bi ết, việc giải quyết các
nan đề nhận thức luận khơng thốt kh ỏi nan đề cơ bản của triết học, đó là song
đề tư duy - tồn tại, ý thức - vật chất, chủ quan - khách quan.
Trường phái thực chứng mới những tưởng thoát khỏi nan đề cơ bản của triết học,
họ chủ trương đường lối thứ ba - không duy v ật, không duy tâm. Nhưng r ốt
cuộc, họ vẫn phải dao động giữa hai thái cực đó.
Phương thức tổng - tích hợp các lý thuy ết vốn đối lập, loại trừ lẫn nhau để tạo ra
lý thuyết mới cũng đã t ừng diễn ra trong lịch sử triết học. Điển hình nh ất là sự
ra đời của triết học mácxít. Đ ứng trước sự đụng độ, đối đầu giữa hai lý thuy ết
cực đoan, một bên là ch ủ nghĩa duy tâm biện chứng của G.W.F. Hêgen, còn bên
đối lập là chủ nghĩa duy vật siêu hình của L.Phoiơb ắc, C.Mác và Ph.Ăngghen đã
lựa chọn “hạt nhân hợp lý” trong chủ nghĩa duy tâm bi ện chứng của Hêgen phép biện chứng và “hạt nhân hợp lý” trong chủ nghĩa duy vật siêu hình c ủa
Phoiơbắc - chủ nghĩa duy v ật để tiến hành tổng - tích hợp và đạt tới chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Ngày nay, trong tri ết học đương đại, những nỗ lực tổng - tích hợp hai chủ thuyết
thực chứng và phản thực chứng vốn đối lập, loại trừ nhau, chẳng hạn hậu thực
chứng và hậu hiện sinh, là nh ững bằng chứng mới cho khả năng hoá gi ải các nan
đề lý thuyết kể từ các nan đ ề lý thuyết như:
1/ Vật chất - Ý thức; 2/ Tồn tại - Tư duy; 3/ Khách quan - Chủ quan; 4/ Cảm
tính - Lý tính; 5/ Kinh nghi ệm - Lý thuyết; 6/ Thực tiễn - Lý luận; v.v. đến các
nan đề lý thuyết hiện đại, như 1/ Lý tính - Phi lý tính; 2/ Nhân b ản - Phi nhân
bản; 3/ Khoa h ọc - Phản khoa học; v.v..


Khả năng hố gi ải đó là nh ững thành t ựu mới của lơgíc học. Như đã bi ết, bản
thân lơgíc h ọc - cơng cụ của tư duy đúng đắn cũng rơi vào nan đề lý thuyết. Nan
đề cơ bản nhất là sự đối lập, loại trừ nhau giữa hai khung m ẫu (Paradigm), h ệ

chuẩn: lơgíc hình th ức và lơgíc bi ện chứng. Khung mẫu lơgíc hình th ức do
Arixtốt đặt nền móng, cịn khn m ẫu lơgíc bi ện chứng do Hêgen đ ặt cơ sở. Hệ
nguyên lý, quy luật cơ bản của hai khung mẫu lơgíc cực đoan này có thể được
đối chiếu, so sánh như sau:

Lơgíc hình th ức (A)

Lơgíc biện chứng (H)

1. Nguyên lý cô
lập
2. Nguyên lý b ất

1. Nguyên lý liên h ệ

biến

2. Nguyên lý bi ến

3. Quy luật đồng

hoá

nhất

3.Quy luật mâu
thuẫn biện chứng

4. Quy luật phi


4. Quy lu ật lượng

mâu

đổi dẫn tới chất đổi

thuẫn

và ngược lại

5. Quy luật bài

5. Quy lu ật phủ

trung

định của phủ định

Từ hai hệ nguyên lý, quy lu ật cơ bản này phát triển lên, sẽ có hai hệ quy tắc,
lược đồ lơgíc trái ngược nhau. Chẳng hạn, thao tác phủ định trong lơgíc hình
thức (A) cho ta k ết quả phủ định của phủ định bằng khẳng định ban đầu; trong


khi đó, đối với lơgíc biện chứng (H), phủ định của phủ định khơng bằng khẳng
định ban đầu. Nói một cách hình ảnh, phủ định của phủ định trong lơgíc hình
thức (A) tạo ra vịng tuần hồn khép kín; trong khi đó, phủ định của phủ định
trong lơgíc biện chứng (H) t ạo ra vịng xốy trơn ốc, có vẻ như quay l ại trạng
thái ban đầu, nhưng ở trình độ cao hơn, theo chi ều hướng tiến bộ. Lược đồ lơgíc
suy diễn theo lơgíc hình th ức (A) dựa trên tam đo ạn luận (xuất phát t ừ hai tiền
đề tất yếu suy ra một kết luận hợp lơgíc). Trong khi đó, lư ợc đồ lơgíc suy di ễn

theo lơgíc bi ện chứng (H) l ại dựa trên tam đo ạn thức: chính đề - phản đề - hợp
đề.
Sự phát triển của lơgíc học hiện đại diễn ra theo cả hai khuynh hướng: một là,
hoàn thiện các khung mẫu lơgíc cổ điển và hai là, t ổng - tích hợp lý thuy ết để có
lý thuyết lơgíc mới.
Thành tựu nổi bật nhất của q trình hồn thi ện khung m ẫu lơgíc cổ điển là giai
đoạn lơgíc tốn của lơgíc hình thức. Bằng phương pháp tốn h ọc hố lơgíc
hình thức (A), lơgíc hình th ức trở thành lơgíc tốn. Lơgíc tốn khơng thay đ ổi
hệ ngun lý và quy lu ật cơ bản của lơgíc hình th ức (A), mà chỉ thay đổi ngôn
ngữ (từ ngôn ngữ tự nhiên sang ngôn ngữ ký hiệu) và thay đ ổi cách thức lập
luận (từ lập luận tự nhiên sang l ập luận dựa trên các phép toán, như hàm chân
lý, đại số lơgíc, phép tính lơgíc tiên đề hố…)
Nhằm khắc phục những hạn chế cơ bản của lơgíc hình thức (A), người ta đã ti ến
hành biện chứng hố lơgíc hình th ức. Kết quả là đã xuất hiện nhiều khuynh
hướng lơgíc hiện đại, phi cổ điển. Đó là:
Lơgíc đa trị.
Lơgíc mờ.
Lơgíc tình thái.
Lơgíc kiến thiết.
Lơgíc đa trị thay thế nguyên lý lưỡng trị chân lý bằng nguyên lý đa trị chân lý,
trong đó lơgíc lưỡng trị chân lý chỉ là trường hợp đặc biệt, tới hạn. Lơgíc mờ


thay thế nguyên lý cô l ập bằng nguyên lý liên h ệ, liên thơng, liên k ết; trong đó,
cơ lập chỉ là trường hợp đặc biệt, tới hạn. Lơgíc tình thái thay th ế nguyên lý
nhân - quả giản đơn bằng nguyên lý nhân - quả biện chứng, rằng khơng chỉ một
ngun nhân có thể gây ra nhi ều kết quả, một kết quả có thể do nhiều nguyên
nhân gây ra, mà cịn có nhi ều biểu hiện khác nữa do các quan hệ tất yếu - ngẫu
nhiên, hiện thực - khả năng can thi ệp vào tương tác nhân qu ả. Lơgíc kiến thiết
thì thay thế ngun lý (quy lu ật) bài trung tr ừu tượng bằng nguyên lý (quy lu ật)

bài trung cụ thể.
Các khuynh hướng lơgíc phi cổ điển này, một mặt, có thể coi như k ết quả biện
chứng hố lơgíc hình th ức; mặt khác, cũng có thể coi như kết quả hình thức hố
lơgíc biện chứng. Do đó, chúng là s ản phẩm của tổng - tích hợp hai khung m ẫu
lơgíc A và H v ốn đối lập, loại trừ nhau trong lơgíc học truyền thống.
Thiếu sót cơ bản của khung m ẫu lơgíc hình th ức (A) là giản đơn, dễ bị tuyệt đối
hố để trở thành siêu hình, ph ản biện chứng, nghĩa là phi th ực tế. Còn hạn chế
cơ bản của khung mẫu lơgíc bi ện chứng (H) là không chỉ ở chủ nghĩa duy tâm
khách quan tron g lập trường triết học của Hêgen mà còn ở chỗ, ngay cả sau khi
đã lọc bỏ chủ nghĩa duy tâm khách quan, nó v ẫn quá thiên l ệch về phía đề cao
ngun lý liên hệ và biến hố. Nói m ột cách khái quát, nó thiếu quan đi ểm về
toàn thể biện chứng (Holistic Dialecti es) - quan điểm phù hợp nhất với thực tế.
Như đã biết, lược đồ thao tác lơgíc cơ bản của lơgíc bi ện chứng (H) là tam đoạn
thức: 1. Chính đ ề ® 2. Phản đề ® 3. Hợp đề. Lược đồ này quán triệt hai nguyên
lý và ba quy lu ật cơ bản của lơgíc bi ện chứng (H). Nhưng hệ thống ngun lý và
quy luật lơgíc bi ện chứng (H) này có nhi ều thiếu sót và bất cập. Một là, nó chỉ
ghi nhận mâu thuẫn như là h ạt nhân của phép biện chứng, chỉ chú ý đến một loại
mâu thuẫn là mâu thuẫn đối kháng giữa chính đề và phản đề. Hai là, nó khơ ng
làm rõ ngun đề như một khối thống nhất, bất phân trước khi diễn ra phân hoá
và mâu thuẫn. Ba là, hợp đề bị đồng nhất với tích hợp tiến bộ; hơn nữa, bị dừng
lại tuyệt đối, nghĩa là rốt cuộc, lại rơi vào siêu hình, ph ản biện chứng.


Nhằm khắc phục những hạn chế căn bản đó trong quan ni ệm về tam đoạn thức
biện chứng của Hêgen, ta ph ải cải tiến để có tam đoạn thức mới, thể hiện quan
điểm tồn thể biện chứng. Nó có dạng hình th ức hố sau đây:
… (1) Ngun đ ề… (2) Phân đ ề… (3) Hợp đề…
Trong tam đo ạn thức cải tiến này, ta cần lưu ý m ấy điều quan trọng: thứ nhất,
nguyên đề chính là h ợp đề (nguyên hợp) của vòng khâu trư ớc, còn hợp đề chính
là ngun đề (thống hợp) của vịng khâu sau; nghĩa là, q trình bi ện chứng là

vơ hạn, mà (nguyên đề – phản đề – hợp đề) chỉ là một vịng khâu. Thứ hai, phân
đề khơng đồng nhất với phân đôi mâu thu ẫn, không đồng nhất với mâu thu ẫn đối
kháng dưới dạng chính đ ề - phản đề, vì cịn có nhi ều dạng khác đối kháng, khác
mâu thuẫn. Biện chứng là biến hoá, biến hoá là phân hoá, t ức là đa d ạng hoá, mà
mâu thuẫn chỉ là hạt nhân, đối kháng chỉ là trường hợp đặc biệt. Thứ ba, hợp đề
không đồng nhất với tích hợp tiến bộ, bởi tích hợp tiến bộ chỉ là một xu hướng,
một kết quả tiến hoá chứ khơng phải là duy nh ất. Tích hợp tiến bộ là duy nhất
chỉ có trong huyền thoại hoặc ước mơ hão huyền chứ khơng có trong th ực tế.
Tiến hố trong th ực tế có nhiều khả năng, khơng lo ại trừ khả năng suy thối,
thậm chí bị huỷ diệt.
Cơ sở lý thuyết của quan đi ểm toàn thể biện chứng ít nhất cũng ph ải dựa trên
các nguyên lý và quy lu ật cơ bản sau đây:
1. Nguyên lý tương đ ối.
2. Nguyên lý bổ sung.
3. Nguyên lý th ống nhất đa dạng.
4. Nguyên lý (quy lu ật) mâu thuẫn biện chứng.
5. Nguyên lý (quy lu ật) nhân quả.
6. Nguyên lý (quy lu ật) lượng đổi dẫn tới chất đổi và ngược lại.
7. Nguyên lý (quy lu ật) phủ định biện chứng.


Những nguyên lý và quy lu ật cơ bản nêu trên là kết quả tổng - tích hợp hạt nhân
hợp lý của các lý thuyết hiện có, đặc biệt là các lý thuyết tương ph ản, vốn loại
trừ lẫn nhau.
- Nguyên lý tương đối ghi nhận một thực tế là mọi sự vật, hiện tượng đều có tính
tương đối, chẳng hạn quan ni ệm của thuyết âm - dương trong kinh dịch: trong
âm có dương, trong dương có âm. Nguyên lý tương đ ối là thành quả vĩ đại của
triết học và khoa học, từ tương đối vật lý đến tương đối tâm lý và đến tương đối
văn hoá. Trong lơgíc h ọc cũng vậy, mối liên hệ đương nhiên là có tính tương
đối, nhưng cơ l ập cũng chỉ là tương đối, khơng có cơ l ập tuyệt đối.

- Nguyên lý bổ sung cũng là một thành t ựu quan trọng khác của triết học và khoa
học. Nó khơng chỉ thừa nhận một thực tế là mọi sự vật, hiện tượng đều có lưỡng
tính (tính hai mặt), mà cịn th ừa nhận sự đa dạng về thuộc tính và quan h ệ giữa
các sự vật và hiện tượng. Đa dạng này vừa là hiện thực, vừa là tiềm năng; nghĩa
là, về ngun tắc, có tính vơ hạn. Bổ sung khơng chỉ là hiện thực (đương đ ại)
mà cịn là lịch đại, nghĩa là ti ếp diễn mãi theo trục thời gian từ quá khứ đến hiện
tại và tương lai.
- Nguyên lý th ống nhất đa dạng thừa nhận một thực tế là, mặc dù các sự vật,
hiện tượng, thuộc tính, quan h ệ vơ cùng đa d ạng nhưng vẫn có sự thống nhất nào
đó. Đa dạng mà thống nhất, thống nhất trong đa d ạng - đó là biện chứng của tồn
tại và cả của biến đổi, phát triển.
- Nguyên lý (quy luật) mâu thu ẫn biện chứng thừa nhận mâu thuẫn biện chứng
(tức là sự thống nhất và đấu tranh gi ữa các mặt đối lập) vừa là cơ sở của tồn tại,
vừa là nguồn gốc, động lực của mọi sự vận động, phát tri ển.
- Nguyên lý (quy luật) nhân qu ả ghi nhận mối quan hệ biện chứng giữa nguyên
nhân và kết quả: một là, có tính tương đ ối; hai là, có tính bổ sung; ba là, có tính
thống nhất đa dạng và bốn là, một cặp mâu thuẫn biện chứng. Nó thừa nhận mọi
sự vật, hiện tượng đều là kết quả của những nguyên nhân nhất định nào đó; đồng
thời, chúng l ại trở thành nguyên nhân gây ra nh ững kết quả nhất định khác.


Chuỗi nhân quả là vô hạn và là vô h ạn về nguyên t ắc, nhưng ở mỗi một vòng
khâu thì nhân quả lại có tính h ữu hạn, một tính hữu hạn tương đối.
- Nguyên lý (quy luật) lư ợng đổi dẫn tới chất đổi và ngư ợc lại ghi nhận phương
thức cơ bản của biến hoá biện chứng, đó là s ự chuyển hố qua lại giữa số lượng
và chất lượng. Số lượng tăng/gi ảm tất yếu dẫn tới sự thay đổi chất lượng (có thể
tích cực hoặc tiêu cực); ngược lại, chất lượng thay đổi tất yếu dẫn tới sự
tăng/giảm số lượng. Sự chuyển hoá qua l ại giữa số lượng và chất lượng là một
quá trình có th ể từ từ tiến triển, có thể đột biến, cách m ạng.
- Nguyên lý (quy luật) phủ định biện chứng ghi nhận chiều hướng và kết quả của

biến hố biện chứng về ngun tắc là có tính đa d ạng: có thể là phủ định có kế
thừa hạt nhân hợp lý/không h ợp lý của cái bị phủ định theo nghĩa đổi mới; hoặc
cũng có thể là phủ định theo phương thức xoá bỏ - thay thế và làm xuất hiện cái
mới hoàn toàn. Do v ậy, phủ định của phủ định (phủ định liên tiếp hai l ần) không
thể lặp lại nguyên xi kh ẳng định ban đầu. Nếu theo kiểu thứ nhất (phủ định có
kế thừa) thì phủ định của phủ định sẽ tích luỹ hạt nhân hợp lý/không h ợp lý của
khẳng định ban đầu. Còn theo ki ểu thứ hai (phủ định theo phương thức xố bỏ thay thế) thì có hai khả năng: một là, có thể dường như quay l ại cái khẳng định
ban đầu nhưng ở trình độ cao hơn (ti ến bộ); hai là, rất có thể vẫn dường như
quay lại cái khẳng định ban đầu nhưng ở trình độ thấp hơn (thối bộ).
Vận dụng quan đi ểm tồn th ể biện chứng với hệ nguyên lý và quy lu ật cơ bản
nêu trên để giải quyết vấn đề song đề lý thuyết (tức là antinômi - vấn đề kiểu
Cantơ), ta có thể xây dựng lược đồ lơgíc hố giải các nan đề lý thuyết dưới
dạng toàn đồ biện chứng (Dialectical Hologram) . Tồn đồ biện chứng hố gi ải
song đề lý thuyết là toàn đồ biện chứng theo tam đo ạn thức sau đây:
1. Chính đề: hoặc là… hoặc là…
2. Phản đề: vừa là… vừa là…
3. Hợp đề: vấn đề không phải thế, mà là…


Tổng - tích hợp tồn thể biện chứng có phân bi ệt (hoặc/và không phân bi ệt),
điều chỉnh (hoặc/và không đi ều chỉnh), thay đổi (hoặc/và không thay đ ổi) khinh
- trọng(4) mà dưới đây được gọi tắt là toàn thể biện chứng khinh - trọng.
Quan điểm toàn thể biện chứng khinh - trọng (hay toàn đồ biện chứng khinh trọng) là thành qu ả mới của trào lưu tổng - tích hợp lý thuyết trong tri ết học và
khoa học đương đại. Nó là cơ sở lý thuyết của triết học mới. Theo tinh th ần phủ
định biện chứng có kế thừa hạt nhân hợp lý của những cái bị phủ định, nó khơng
loại trừ hạt nhân hợp lý của các triết thuyết hiện có. Hơn thế nữa, theo nguyên
lý tương ứng, nó coi các tri ết thuyết có lập trường cực đoan, duy vị như là
những trường hợp đặc biệt, tới hạn. Ngay cả quan điểm chiết trung trong tri ết
học cũng có hạt nhân hợp lý của nó.
- Thế ứng xử phân bi ệt khinh- trọng là hợp lý. Nhưng nếu cố chấp khinh - trọng

thì tất yếu sẽ rơi vào cực đoan, duy vị. Coi trọng vật chất quá mức, quá lâu
thành duy vật. Trái l ại, coi trọng phi vật chất, coi trọng ý thức quá đáng, quá lâu
thành duy tâm. Duy lý là do tuy ệt đối hố vị trí, vai trị của lý tính; trái l ại, duy
cảm là do tuyệt đối hố vị trí, vai trị của cảm tính.
- Nếu có bình qn khinh - trọng thì có nghĩa là chi ết trung. Có th ể coi nhị
nguyên luận là một kiểu chiết trung nhằm thoát ra khỏi nguyên t ắc bài trung của
thể đối lập, loại trừ nhau giữa các nhất nguyên lu ận duy vật hoặc là duy tâm,
duy lý hoặc là duy cảm .v.v…
- Nếu không phân bi ệt khinh - trọng theo ki ểu ứng xử “ba phải” thì có hợp lý
khơng? “Ba ph ải” trong tri ết học cũng có hạt nhân hợp lý của nó. Nó hợp lý ở
chỗ vừa có phân biệt, vừa khơng phân bi ệt khinh - trọng. Tuy thực tế, có những
trường hợp, những trạng thái của sự vật, hiện tượng hỗn loạn, vơ trật tự, nghĩa
là khơng có phân bi ệt khinh - trọng. Cũng không lo ại trừ trường hợp, trạng thái
của sự vật, hiện tượng thuần nhất, đồng nhất, chưa có hoặc khơng cần có phân
biệt khinh - trọng. Như vậy, “ba phải” thực chất là “tuỳ cơ ứng biến”, một cách
ứng xử khá linh hoạt, không cố chấp.


Nhận thấy được hạt nhân hợp lý của các lý thuy ết khác nhau, đặc biệt là của các
lý thuyết đối lập là điều rất quan trọng. Bởi vì, điều đó giúp ta linh ho ạt, khơng
cố chấp trong vận dụng thực tế. Có thể thấy, đây là một nguyên tắc quan trọng
trong tư tư ởng Hồ Chí Minh. Người cho rằng: “Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm
của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giêsu có ưu đi ểm của nó là
lịng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu đi ểm của nó là làm vi ệc biện chứng.
Chủ nghĩa Tơn Dật Tiên có ưu điểm của nó, chính sách c ủa nó phù hợp với điều
kiện của nước ta. Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tơn Dật Tiên chẳng có những
điểm chung đó sao. Họ đều muốn mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu
hạnh phúc cho xã hội…
Văn hoá Vi ệt Nam là ảnh hưởng lẫn nhau của văn hố Đơng phương và Tây
phương chung đúc lại… Tây phương hay Đông phương có cái gì t ốt ta học lấy để

tạo ra một nền văn hoá Vi ệt Nam”(5).
Như vậy, tổng - tích hợp lý thuyết có hai cấp độ lơgíc: một là, lơgíc ứng dụng lý
thuyết và hai là, lơgíc nghiên cứu lý thuyết. Trong vận dụng lý thuyết, tuỳ theo
đặc điểm đối tượng cụ thể, người ta có thể và cần phải tổng - tích hợp hạt nhân
hợp lý của các lý thuyết khác nhau, th ậm chí đối lập nhau để có được tồn di ện
biện chứng đối tượng. Còn trong kiến tạo, xây dựng lý thuyết mới, người ta cũng
có thể và cần phải tổng - tích hợp hạt nhân hợp lý của các lý thuy ết khác nhau,
thậm chí đối lập, loại trừ nhau để đạt tới tồn đồ biện chứng có phân bi ệt
(hoặc/và khơng phân bi ệt), điều chỉnh (hoặc/và không đi ều chỉnh), thay đ ổi
(hoặc/và khơng thay đổi) khinh - trọng.
Tiến trình phát triển của tư duy lý luận hiện đại đang ti ếp diễn theo phương
hướng tiến bộ đó.


(*) Giáo sư, tiến sĩ triết học, Viện Xã hội học.
(1) Xem: Tạp chí Triết học, số 1, 2000, tr.46 -50.
(2) Xem, Nguyễn Hào Hải. Một số học thuyết triết học phương Tây hi ện đại.
Nxb Văn hố - Thơng tin, Hà Nội, 2001.
(3) Antinômi - vấn đề kiểu Cantơ là nan đề lý thuyết bất khả giải theo quan đi ểm
bất khả tri luận của Cantơ, nhưng có th ể hố giải được bằng lơgíc bi ện chứng.
(4) Khinh ở đây có nghĩa là thứ yếu, coi nhẹ, coi thường, hạ thấp…
Trọng có nghĩa là chủ yếu, đề cao, nhấn mạnh, ưu tiên …
(5) Dẫn theo: Trần Dân Tiên. Hồ Chí Minh truyện (Trương Ni ệm Thúc dịch).
Nxb Tam Liên, Thượng Hải, 1949, tr.91.



×