Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Trách nhiệm môi trường – một phương diện của trách nhiệm xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.64 KB, 9 trang )

TRÁCH NHIỆM MÔI TRƯỜNG – MỘT PHƯƠNG DIỆN CỦA
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

Trong bài vi ết này, tác gi ả tập trung làm rõ trách nhi ệm mơi trường với
tính cách một phương diện của trách nhiệm xã hội. Trách nhiệm môi
trường là khái niệm tương đối mới, là n ội dung căn bản của đạo đức
môi trường. Theo tác giả, trách nhi ệm môi trường của con người ngày
càng quan trọng không kém so v ới trách nhiệm của con người đối với
con người; nó khơng đơn thu ần là trách nhiệm với giới tự nhiên, mà
quan trọng hơn, con ngư ời phải hành động khôn ngoan để không làm
tổn hại đến mơi trư ờng vì lợi ích của chính con ngư ời và các sinh th ể
khác.
Ngày nay, khi con ngư ời đang trong ti ến trình tồn cầu hóa m ạnh mẽ, với
sự phát triển ngày càng lớn mạnh của các công ty đa và xuyên qu ốc gia, với
sự phụ thuộc chặt chẽ của các quốc gia, khu v ực vào một nền kinh tế toàn
cầu, một nền kinh tế, về cơ bản, là kinh t ế thị trường tự do thì những mâu
thuẫn, giữa con người với con người và con người với thiên nhiên ngày
càng hiển hiện rất rõ ràng. Những mâu thuẫn này ngày càng căng th ẳng đến
mức tất cả các bên tham dự vào quá trình sản xuất vật chất cho xã hội, vào
nền kinh tế toàn cầu, đều cảm nhận rằng nếu họ không ngồi lại, thảo luận,
bàn bạc và nhất trí với nhau về những vấn đề cơ bản thì có nguy cơ t ất cả
đều bị hủy diêt. Vì thế, trách nhi ệm xã hội là một trong những cụm từ ngày
nay chúng ta được chứng kiến nhiều nhất, cả trên các phương ti ện thông tin
đại chúng lẫn trong các hội thảo mang tính học thuật ở phạm vi quốc gia
hay quốc tế. Mâu thu ẫn ngày càng tăng gi ữa tăng trưởng kinh t ế và bảo vệ,
giữ gìn mơi trường sống đã buộc chúng ta ph ải nhìn nhận vấn đề trách
nhiệm của con người với chính bản thân mình và với tự nhiên với một thái
độ nghiêm túc hơn và khoa h ọc hơn. Xuất phát từ những lý do đó, bài vi ết
này góp phần tìm hi ểu một trong những vấn đề cấp bách hi ện nay, đó là
trách nhiệm của con người đối với mơi trường sống của mình từ góc nhìn
trách nhiệm xã hội.




Trách nhiệm môi trường là thuật ngữ tương đối mới trong hệ các thuật ngữ
bàn về trách nhiệm, như trách nhi ệm cá nhân, trách nhi ệm doanh nghi ệp,
trách nhiệm nhà nước, hay trách nhi ệm chính trị, trách nhiệm pháp lý,… Ở
đây, chúng tôi sẽ tập trung xem xét mối quan hệ giữa trách nhi ệm môi
trường với trách nhi ệm, trách nhi ệm xã hội cũng như m ột số quan ni ệm về
trách nhiệm môi trường trên cơ sở của đạo đức học môi trường.
Trách nhiệm và trách nhi ệm xã hội
Kể từ khi con người bước vào giai đo ạn lịch sử thành văn, tức là tồn tại với
tư cách một cộng đồng, một xã hội thì cũng là lúc con ngư ời bắt đầu hình
thành ý thức và hành vi trách nhi ệm.
Thuật ngữ trách nhi ệm xuất hiện khá muộn. Theo m ột số học giả, trong văn
hóa phương Tây, thu ật ngữ trách nhi ệm ‘là sản phẩm của thời hiện đại’, tức
là thời đại cách m ạng công nghi ệp thế kỷ XVII – XVIII. Tuy nhiên, nh ững
nội dung của thuật ngữ này đã xuất hiện từ rất lâu trước đó dưới dạng các
phạm trù, như nghĩa vụ, bổn phận... Ngày nay, trách nhi ệm được hiểu
không chỉ là khả năng nhận thức về bổn phận, nghĩa vụ và hậu quả do
những hành động của mình đưa lại, mà cịn được hiểu rộng hơn, trách
nhiệm - đó là thái độ của cá nhân đối với cộng đồng. Thái độ này biểu thị ở
việc thực thi nghĩa v ụ đạo đức và tuân th ủ các tiêu chu ẩn của luật pháp, t ức
là tuân thủ các quy chuẩn đạo đức và sau này là lu ật pháp, mà các cá nhân
trong cộng đồng đã thỏa thuận(1). Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã
hội hiện đại, nội dung của trách nhi ệm ngày càng được mở rộng, làm giàu
và dẫn đến kết quả là sự xuất hiện phạm trù trách nhiệm xã hội. Hiện tại,
trong lĩnh vực nghiên cứu học thuật người ta đang không ng ừng xây dựng
nên những học thuyết về trách nhiệm xã hội trên cơ s ở những quan điểm
triết học, đạo đức học và thậm chí cả những quan điểm kinh t ế và luật pháp
hết sức khác nhau.
Thơng thường, nói đ ến trách nhi ệm là nói đến mối quan hệ giữa cá nhân với

cộng đồng. Thực thi trách nhiệm là cách thức để con người điều chỉnh hành
vi của mình sao cho lợi ích của cá nhân phù h ợp với lợi ích của cộng đồng,
hoặc ít nhất cũng không làm ph ương hại đến lợi ích của các cá nhân khác
hay tồn cộng đồng. Như v ậy, có thể thấy, người ta chỉ có thể ý thức và


thực hiện được trách nhi ệm khi người ta tồn tại trong một cộng đồng nhất
định. Điều đó có nghĩa trách nhi ệm là trách nhi ệm đối với xã hội hay trách
nhiệm xã hội. Về thực chất, trách nhi ệm là phương tiện để con người kích
thích hay ki ềm chế hành động của mình theo hướng sao cho đ ạt được sự
thống nhất giữa lợi ích của cá nhân với lợi ích của cộng đồng. Bởi vậy,
trách nhiệm không chỉ là năng lực, ý thức về hậu quả của hành vi, mà còn
là bản thân việc thực hiện hành vi đó của chủ thể đối với đối tượng.
Bên cạnh đó, nói đến trách nhi ệm là nói đ ến mối quan hệ cụ thể, xác định.
Nó trả lời cho câu hỏi: chủ thể chịu trách nhi ệm là ai và chịu trách nhiệm
trước ai, trước cái gì (đ ối tượng mà nó tác đ ộng)? Với câu hỏi thứ nhất, ta
có thể thấy ngay câu trả lời rằng chủ thể chịu trách nhi ệm là con ngư ời có ý
thức (con vật thì khơng phải chịu trách nhiệm về hành vi của nó, vì nó hồn
tồn khơng có ý th ức). Con người ở đây có thể là cá nhân, doanh nghi ệp, tổ
chức, nhà nước, chính ph ủ, thậm chí là cả các nhóm hành động xã hội hay
các cộng đồng địa phương… Tóm l ại, đó là con người với tất cả các kiểu tổ
chức hay thể chế của nó. Với câu hỏi thứ hai, câu trả lời rộng nhất sẽ là:
con người phải chịu trách nhiệm trước bản thân mình và trư ớc mơi trường
tự nhiên mà nhờ đó nó có thể tồn tại được. Cụ thể, đó là trách nhi ệm của
con người trước con người (bao gồm cả thế hệ hiện tại và các thế hệ tương
lai), trước tự nhiên (gồm các nguồn tài ngun, như rừng, đất, nước, khơng
khí, thực vật, động vật…), tức là tồn bộ mơi trường tự nhiên xung quanh
con người trong chừng mực con người có thể tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp đến nó.
Trách nhiệm xã hội là bắt buộc, song cao hơn đó là sự tự nguyện. Nó vượt

qua những gì được coi là vì và b ằng luật pháp (trách nhi ệm pháp lý), đồng
thời kéo theo tư tư ởng cho rằng là hãy hành đ ộng trước khi xảy ra những
tình huống có vấn đề hơn là phản ứng lại những tình huống đó. Trách
nhiệm xã hội nghĩa là loại bỏ những hành vi vô trách nhi ệm và phi đ ạo đức
- những thứ mang lại sự thiệt hại cho cộng đồng, cho chính b ản thân và mơi
trường.
Trong thời đại ngày nay, khi nền kinh tế thị trường phát tri ển ở quy mơ
tồn cầu, đi kèm với nó là sự tiêu tốn một lượng khổng lồ tài nguyên thiên


nhiên và sự liên kết chặt chẽ giữa các cá nhân khơng phân bi ệt về mặt địa
lý, thì người ta ngày càng đ ề cập nhiều hơn đến trách nhi ệm xã hội. Điều
này cho thấy phạm vi của trách nhi ệm xã hội đang được mở rộng. Nó không
chỉ giới hạn trong ph ạm vi một cộng đồng, khu vực nhỏ hẹp, mà là trách
nhiệm đối với toàn bộ xã hội lồi người. Người ta cũng khơng ch ỉ bàn đến
trách nhiệm đối với con người, mà còn bàn đến trách nhi ệm đối với tự
nhiên hay trách nhi ệm môi trường – một vấn đề cấp bách đối với tất cả mọi
người muốn tồn tại trên hành tinh của chúng ta. Vì th ế, khi đề cập đến nội
dung của trách nhi ệm xã hội, người ta cũng thường bàn đến hai phương
diện của nó, đó là trách nhi ệm con người và trách nhi ệm môi trường (2).
Trách nhiệm con người (human responsibility) là m ột phương di ện của
trách nhiệm xã hội. Nó có nghĩa là chủ thể của hành vi ph ải chịu trách
nhiệm trước con người, chịu trách nhiệm về các hoạt động ảnh hưởng đến
con người. Trách nhi ệm con người biểu hiện trong mọi lĩnh vực của đời
sống, như trách nhi ệm kinh tế, trách nhi ệm chính trị, trách nhiệm văn hóa.
Trách nhiệm con người cũng là phương di ện được đề cập đến nhiều nhất và
đôi khi, cũng được hiểu là nội dung duy nhất của trách nhi ệm xã hội.
Trách nhiệm con người, trên thực tế, nhấn mạnh nhiều hơn đến hậu quả trực
tiếp của những hành vi mà một thực thể gây ra cho con người xung quanh.
Chẳng hạn, trong lĩnh v ực kinh tế, trách nhi ệm của một doanh nghi ệp trước

hết là phải tìm kiếm, tối đa hóa l ợi nhuận cho các cổ đơng, đồng thời phải
có trách nhi ệm đối với cộng đồng xung quanh. Đó có th ể là những người
làm việc cho doanh nghi ệp, những khách hàng, đối tác, hay dân cư nơi
doanh nghiệp đó đang ho ạt động. Việc đối xử với khách hàng, người làm
công và đối tác một cách có trách nhi ệm khơng phải là vấn đề mới. Điểm
mới ở đây là doanh nghi ệp không chỉ quan tâm đ ến việc thu được lợi nhuận
từ khách hàng; hơn thế, còn phải thực sự quan tâm đến họ. Khi xảy ra hành
vi thiếu trách nhi ệm thì doanh nghi ệp phải biết nhận lỗi và tích cực khắc
phục những hậu quả của nó thay vì bao bi ện, che đậy hay trốn tránh trách
nhiệm.
Ở nhiều nước trên th ế giới, luật pháp quy định trách nhi ệm của một công ty
là kiếm được càng nhiều tiền cho các cổ đơng càng t ốt (đó là trách nhi ệm


kinh tế), đồng thời phải tuân theo luật pháp (trách nhiệm pháp lý). Trách
nhiệm xã hội buộc các công ty và các t ổ chức phải có trách nhi ệm với
những người mà họ có ảnh hưởng đến, kể cả ảnh hưởng gián ti ếp. Trách
nhiệm xã hội cũng gi ữ cho một công ty ph ải năng động, quyết đốn trong
hoạt động kinh tế để có đủ sức mạnh giúp đỡ mọi người, hoặc ít nhất cũng
khơng làm phương h ại đến họ. Đó cũng chính là trách nhi ệm đạo đức của
một doanh nghi ệp.
Phương diện thứ hai của trách nhi ệm xã hội là trách nhiệm môi
trường (environmental responsibility). Trách nhi ệm môi trường là một khái
niệm tương đối mới, nó xuất hiện cùng với đạo đức môi trường và là n ội
dung căn bản của đạo đức môi trường. Về mặt thời gian, trách nhi ệm môi
trường xuất hiện khi con người bắt đầu ý thức được rằng những hành vi,
hoạt động của mình đang tác đ ộng hủy hoại đến môi trường, đe dọa sự sống
của họ. Mặc dù vậy, những nghiên cứu về trách nhi ệm mơi trường mới chỉ
thực sự được nhìn nh ận đúng mức trong khoảng vài thập niên gần đây, khi
những hoạt động của con người ảnh hưởng đến thiên nhiên ngày càng tr ầm

trọng. Những tác động hủy hoại môi trường khiến con người dần nhận thức
được rằng, nếu không quan tâm đ ến môi trường sống tự nhiên của mình thì
sớm muộn, con người cũng bị tự nhiên trả thù, bị hủy diệt. Trách nhi ệm
môi trường cho rằng, con người không nh ững phải chịu trách nhiệm về
hành vi của mình đối với các cá nhân khác và đ ối với xã hội, mà còn phải
chịu trách nhiệm về các hành vi của mình trước tự nhiên – môi trường sống
của con người.
Về mặt học thuật, trách nhi ệm môi trường với tư cách nội dung cốt lõi của
đạo đức môi trường – một nhánh nghiên cứu triết học ứng dụng các truy ền
thống đạo đức khác nhau nhằm lý giải và giải quyết các vấn đề mơi trường
– có cơ sở lý luận từ các học thuyết triết học đạo đức. Đạo đức môi trường
là nhánh nghiên cứu hiện đang rất phát tri ển tại phương Tây. Hai v ấn đề cơ
bản trong những quan tâm của nó là: thứ nhất, mối quan hệ đạo đức phù
hợp giữa con người và môi trường tự nhiên là gì; và thứ hai, cơ sở triết học
của mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên là gì? Khi đi tìm
cơ sở lý luận để trả lời các câu hỏi trên, một số nhà triết học đã vận dụng
các lý luận về chuẩn mực đạo đức trong lịch sử, như thuyết vị lợi, thuyết


hậu quả, hay bổn phận luận để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, câu tr ả lời
thực sự còn khá mơ hồ. Bên cạnh đó, vi ệc vận dụng các quan điểm mang
tính tơn giáo để giải quyết mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, trong
nhiều trường hợp, dường như lại thúc đẩy việc hủy hoại và làm thối hóa
mơi trường hơn là gì n giữ và bảo vệ nó. Triết học phương Tây truy ền thống
phủ nhận bất cứ mối quan hệ đạo đức trực tiếp nào tồn tại giữa con người
và môi trường tự nhiên. Những lý thuyết mang tính đ ạo đức chuẩn mực nhất
trong phạm vi của truyền thống này cho rằng, chỉ có con người mới có vị
trí đạo đức; tất cả những sự vật khác, nếu có giá trị đạo đức, thì cũng chỉ
trong chừng mực chúng phục vụ cho những lợi ích của con người. Vì thế,
khi cân nhắc một quyết định môi trường nhất định, một chủ thể đạo đức chỉ

cần hỏi quyết định này sẽ ảnh hưởng đến con người như thế nào? Như vậy,
trong chừng mực này, ta th ấy cơ sở lý luận của “đạo đức môi trường” dựa
trên thuyết vị lợi và thuyết hậu quả (consequentialist ethics) . Theo đó, s ự
tốt xấu về mặt môi trường phụ thuộc vào hậu quả của hành vi đó đ ối với
con người. Mặc dù con người phải có trách nhi ệm về (regarding) giới tự
nhiên, song con ngư ời không phải chịu trách nhi ệm trực tiếp đối với
(to) giới tự nhiên(3).
Bên cạnh quan đi ểm về trách nhiệm môi trường dựa trên thuyết vị lợi và
thuyết hậu quả, quan đi ểm dựa trên bổn phận luận cho rằng con người phải
có trách nhi ệm trực tiếp đối với giới tự nhiên. Trách nhi ệm đó khơng phụ
thuộc vào việc nó có gây ra h ậu quả cho con người hay khơng. Bởi vì, bất
kỳ sự tác động nào của con người đến môi trường dù muốn, dù khơng cũng
gây ảnh hưởng đến các lồi khác và dẫn đến những hậu quả không lường
trước được. Sự thay đổi về mặt quan ni ệm này đánh dấu một sự thay đổi từ
những lý thuyết đạo đức lấy con người làm trung tâm sang các lý thuy ết
đạo đức lấy phi con người làm trung tâm (4).
Tình hình trên cho th ấy, một mặt, cho thấy con người đang thực sự quan
tâm đến vấn đề môi trường và cố gắng lý giải trách nhi ệm của mình đối với
mơi trường trên phương di ện lý luận; mặt khác, nó cũng chỉ ra rằng việc
giải quyết vấn đề này thực sự khơng đơn giản, và hiện vẫn cịn rất nhiều
tranh cãi xung quanh vi ệc tìm kiếm một cơ sở lý luận thuyết phục cho việc
xác định nội dung, phạm vi trách nhi ệm của con người đối với môi trường.


Khi nhìn nhận hai phương diện của trách nhi ệm xã hội như trên, theo chúng
tơi, có thể thấy sự khác biệt giữa chúng như sau:
Trách nhiệm con người có thể được hiểu là ý thức về nghĩa vụ và hành vi
sao cho những hành vi đó khơng làm phương h ại đến những cá nhân hay
cộng đồng người có quan h ệ trực tiếp với nhau. Rõ ràng, trách nhi ệm con
người nhấn mạnh vào hậu quả trực tiếp mà những thực thể xã hội gây ra

cho con người. Vì l ẽ đó, người ta dễ dàng nhận ra trách nhi ệm con người
khi đánh giá, xem xét vi ệc thực thi nghĩa vụ đạo đức và luật pháp của một
thực thể nào đó, như nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân và th ậm
chí, cả các nhóm hành động hay các cộng đồng địa phương. Tác đ ộng đến
con người bao giờ cũng là tác đ ộng đầu tiên và d ễ nhận thấy nhất. Trong
khi đó, trách nhi ệm nhiệm mơi trường thường khó nhận thấy ngay, song nó
lại có tác động xa xơi, lâu dài và l ớn hơn rất nhiều.
Bàn đến trách nhi ệm con người và trách nhiệm môi trường, về thực chất, là
bàn đến hai phương diện của trách nhiệm xã hội. Nếu trách nhiệm con
người là sự nhấn mạnh, chú trọng nhiều hơn đến các mối quan hệ giữa con
người với con người, thì trách nhi ệm mơi trường nhấn mạnh vào mối quan
hệ giữa con người với tự nhiên. Hai phương di ện này gắn bó chặt chẽ và
khơng thể tách rời nhau. Trách nhi ệm con người chỉ đầy đủ khi nó được đặt
trong mối quan hệ với trách nhi ệm mơi trường, cịn trách nhiệm mơi trường
khơng phải là thứ trách nhiệm trừu tượng xa rời thực tế hoặc khơng g ắn với
các lợi ích của con người. Thực tế cho thấy, trong xã hội hiện đại, trách
nhiệm môi trường của con người ngày càng n ặng quan trọng không kém so
với trách nhiệm của con người với con người. Các mâu thuẫn về lợi ích
giữa các tập đồn, các nhóm người, thậm chí là cả các cá nhân giờ đây
khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi lợi ích kinh t ế, mà cịn được mở rộng về
phương diện môi trường.
Trách nhiệm môi trường không đơn thu ần là trách nhi ệm với giới tự nhiên.
Hơn thế, con người phải hành động một cách khôn ngoan để khơng làm
phương hại đến mơi trường với tư cách tồn bộ hệ thống sinh t ồn của con
người và các sinh th ể khác vì lợi ích của chính con người và các sinh thể


đó. Chúng ta bảo vệ mơi trường cũng chính là t ự bảo vệ lợi ích của mình và
lợi ích của các thế hệ tương lai.
Ý thức được vấn đề này, trong m ấy chục năm qua các hội nghị thượng đỉnh

về mơi trường ở cấp độ tồn cầu đã diễn ra thường xuyên và t ập trung bàn
đến những vấn đề mơi trường cấp bách nhất. Mặc dù cịn nh ững điểm bất
đồng hay chưa nhất trí tuyệt đối, song nỗ lực trên đã cho th ấy sự cố gắng
rất lớn của nhân lo ại đối với các vấn đề mơi trường tồn cầu. Đặc biệt,
trách nhiệm mơi trường của cộng đồng thế giới ngày càng được quan tâm,
thảo luận và nhất trí giữa các quốc gia về các vấn đề rất cụ thể. Một trong
những cột mốc quan trong ghi dấu cho quan tâm này là Tuyên b ố Xơ - un
về đạo đức môi trường với 4 nguyên tắc cơ bản, trong đó có nguyên
tắc chia sẻ trách nhi ệm. Nội dung của nguyên t ắc này là “mọi thành viên
của xã hội lồi người đều có trách nhi ệm duy trì sự tồn vẹn của mơi
trường toàn cầu như một hệ thống – sự sống tổng thể. Chúng t a cần phải
nhận thấy trách nhiệm này là sự thể hiện quyết tâm thực thi nghĩa v ụ và sự
kiên định trong bảo vệ tính tồn vẹn của mơi trường tồn cầu trong cu ộc
sống hàng ngày. Các n ỗ lực độc lập đó cần được tăng cường hỗ trợ bằng
việc xây dựng các m ạng lưới liên kết và các nhóm trong qu ần chúng xã h ội
và chính phủ, giới cơng nghi ệp và doanh nghi ệp, cũng như các t ổ chức phi
chính phủ (NGOs). Nhờ sự tham gia và phối hợp hợp tác như vậy, những
chính sách thích hợp sẽ có thể được xây dựng và thực hiện một cách có
hiệu quả”(5).
Tóm lại, việc nghiên cứu sâu cơ sở lý luận cũng như cơ sở thực tiễn cho
việc xác định trách nhiệm môi trường thực sự là vấn đề cấp bách. Trong
phạm vi vấn đề này, một sự phối hợp nghiên cứu và hành đ ộng giữa lý luận
và thực tiễn, giữa triết học và các khoa h ọc nghiên cứu môi trường thực sự
là con đường tối ưu để đưa ra những phương án kh ả thi nhằm giải quyết
hiệu quả những vấn đề mơi trường tồn cầu mà nhân lo ại đang ph ải đối
mặt.


(*) Tiến sĩ, Viện Triết học,
(1) Xem: M.M.Rozentan.Từ điển Triết học. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva,1986,

tr.55.
(2) Xem: Social Responsibility
(3) Xem: Environmental Ethics, An Introduction to Environmental
Philosophy, Second Edition, Joseph R. Des Jardins -College of Saint
Benedict, 1997 by Wadswort h Publishing Company, Introduction of
Chapter 5, p.90-p.91.
(4) Xem: Environmental Ethics, An Introduction t o Environmental
Philosophy, Second Edition, Joseph R. Des Jardins -College of Saint
Benedict, 1997 by Wadsworth Publishing Company, Introduction of
Chapter 5, p.91.
(5) Tuyên bố Xơun về Đạo đức môi trường, Cam kết của quần chúng, 1997



×