Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 45 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.2 MB, 33 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VŨNG TÀU
TRƯỜNG MẦM NON 19/5

BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN
Cấp cơ sở phục vụ thi đua khen thưởng năm 2017 – 2018

“ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 4-5
TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON 19/5, NĂM HỌC 2017– 2018”

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN:
Nguyễn Thị Hoa - Cao đẳng, Giáo viên

Vũng Tàu, năm 2018


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN
Sáng kiến cấp cơ sở phục vụ thi đua khen thưởng năm 2017 - 2018
Kính gửi: Hội đồng khoa học Phịng giáo dục & Đào tạo TP Vũng Tàu.
Tôi ghi tên dưới đây:
Số

Tỷ lệ % đóng góp

TT
Họ & tên

Ngày tháng
Năm sinh



Nơi cơng tác
(hoặc nơi
thường trú)

Chức
danh

Trình độ
chun
mơn

vào việc tạo ra sáng
kiến/kết quả nhiệm
vụ KH&CN (ghi rõ

Ký tên

đối với từng đồng
tác giả, nếu có)

Cao
1

Nguyễn Thị Hoa 07/07/1989

Trường
MN 19/5

GV


đẳng SP
Mầm

100%

non

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến cấp cơ sở phục vụ thi đua khen
thưởng năm 2017-2018.
Đề tài: “ Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 4-5 tuổi tại trường
mầm non 19/5, giai đoạn 2016 – 2018”
Lĩnh vực áp dụng: Cơng tác chăm sóc giáo dục tại trường Mầm non 19/5
năm học 2017-2018.
Hồ sơ công nhận sáng kiến:
1. Đơn yêu cầu công nhận;
2. Báo cáo kết quả sáng kiến.
Tôi xin cam đoan những điều khai trong đơn là đúng sự thật và hoàn toàn
chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Vũng Tàu, ngày 02 tháng 1 năm 2018
Người làm đơn


Nguyễn Thị Hoa

MỤC LỤC

1. Cơ sở đề xuất giải pháp
1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp
Đất nước ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực, đời sống người dân ngày

càng nâng cao, cùng với nó là hình ảnh người cơng dân Việt Nam với trình độ
học vấn cao, năng động, sáng tạo, có khả năng xử lý thơng tin cao, tự lựa chọn
và giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống, thích ứng với sự phát triển
khơng ngừng của xã hội. Trách nhiệm này đòi hỏi ngành giáo dục nói chung
phải có sự đổi mới khơng ngừng về chương trình, nội dung, phương pháp giảng
dạy cho phù hợp, đặc biệt giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống
giáo dục Quốc dân, có một vị trí quan trọng nhằm hình thành những cơ sở, đặt
nền móng cho sự phát triển tồn diện nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào lớp
Một. Chăm sóc ni dưỡng trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc
sống tạo cho trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển cân đối là một việc làm hết sức cần
thiết và có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Đặc biệt giáo dục thể chất cho trẻ càng
có ý nghĩa quan trọng hơn bởi trong Nghị quyết Trung ương IV về những vấn đề
cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân ghi rõ : “Sức
khỏe là cái vốn quý nhất của mỗi người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng


trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Chính vì vậy mà nhiệm vụ giáo
dục thể chất nói chung và đặc biệt là giáo dục vận động cho trẻ mầm non nói
riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.
Bác Hồ - vị lãnh tụ vơ vàn kính u của dân tộc ta Người đã từng nói:
“ Trẻ em hơm nay - Thế giới ngày mai”
Trẻ em là chủ nhân tương lai tươi sáng của đất nước. Trẻ em những năm
đầu của cuộc sống còn rất non nớt, rất cần sự chăm sóc của người lớn, đó là sự
chăm sóc khơng chỉ là vật chất mà còn cả về tinh thần. Ngay từ khi cất tiếng
khóc chào đời, trẻ đã có những vận động nhưng đó chỉ là những vận động nhỏ từ
các cơ non nớt của trẻ. Cùng với thời gian các cơ trong cơ thể lớn dần vận động
của trẻ ngày một thay đổi rõ rệt và sự tham gia tích cực của hệ xương, hệ cơ và
sự điều khiển của hệ thần kinh, khi trẻ vận động, các cơ, khớp cùng phối hợp
vận động và phát triển. Vì vậy vận động có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự
phát triển thể lực và giúp hệ thần kinh của trẻ phát triển hài hòa.

Đảng và nhà nước ta rất quan tâm trong vấn đề vị trí của giáo dục mầm non
trong chiến lược: “ Phát triển nguồn lực con người”. Vậy sự phát triển thể lực
của trẻ em ở lứa tuổi Mầm non hiện nay như thế nào? Chúng ta đều biết tầm vóc
của đứa trẻ lớn lên hàng ngày bởi vì cơ thể trẻ em là cơ thể đang lớn, đang phát
triển không ngừng theo từng giai đoạn. Sự phát triển thể chất của trẻ được đánh
giá dựa vào chỉ số thông thường như: chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu,
tỉ lệ các phần của cơ thể.
Giáo dục thể chất là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà
trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể
chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức.
Để giúp trẻ phát triển thể lực được tốt, có cơ thể khỏe mạnh hài hịa, cân
đối là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non, đặc biệt là
giáo viên mầm non. Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, phát triển thể lực
cho trẻ thơng qua các hoạt động một ngày của trẻ như: chăm sóc, ni dưỡng,
giáo dục, phát triển vận động thể chất. Đó là những nội dung cơ bản ảnh hưởng


trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng của quá trình giáo dục thể chất cho trẻ
nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về
tinh thần và trong sáng về đạo đức.
Theo đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non “ Dễ nhớ, dễ quên, học qua
chơi, chơi qua học”, vậy để giáo dục trẻ lịng u thích thể dục thể thao, sự hứng
thú tự giác độc lập, tập luyện thường xuyên thì chúng ta phải làm gì? Điều kiện
cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục thể chất ảnh hưởng trực tiếp đến
việc phát triển thể lực cho trẻ, đó là các điều kiện về trang phục, địa điểm, thiết
bị dụng cụ góp phần vào sự phát triển hài hòa về thể chất của trẻ, thúc đẩy sự
hoạt động của cơ thể, tăng cường sức khỏe của trẻ. Các trang thiết bị sử dụng để
giáo dục thể chất cho trẻ trong các trường mầm non phải đảm bảo đáp ứng được
các yêu cầu về các mặt: Giáo dục, vệ sinh, an toàn và thẩm mĩ. Cách sử dụng
thiết bị dụng cụ phụ thuộc vào sự sáng tạo của cô giáo.

Đối với trẻ mầm non trong các giờ tập luyện điều quan trọng nhất là phải
giáo dục cho trẻ được những cảm xúc tích cực, đảm bảo sự sảng khoái, trạng
thái vui tươi, biết vượt qua những trạng thái tâm lý tiêu cực. Việc áp dụng tiêu
chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức
hoạt động học và hoạt động chơi cho trẻ mầm non thì trẻ là trung tâm của quá
trình hoạt động.
Trên thực tế tại trường Mầm non 19/5 là một trường nằm trên địa bàn
trung tâm thành phố Vũng Tàu, cơ sở vật chất được xây mới, đồ dùng trang thiết
bị được trang bị tương đối đầy đủ và đồng bộ, bên cạnh đó thì cũng có những
khó khăn nhất định như, khơng gian khn viên trường còn chật hẹp chưa rộng
rãi, một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học hành của trẻ, còn xem
nhẹ cấp học mầm non, chưa chú ý đến việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận
động, phát triển tố chất vận động cho trẻ nên còn gặp khó khăn khi thực
hiện giáo dục thể chất cho trẻ. Nếu trẻ không được chuẩn bị đầy đủ về kỹ năng,
thể lực, về tâm lí sẵn sàng đi học thì đó là một trong những ngun nhân dẫn đến
tình trạng trẻ chưa phát triển toàn diện về các mặt, dẫn đến chất lượng yếu kém


của các cấp học sau, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển trí tuệ của trẻ, chưa
phát huy được vai trò của giáo viên mầm non..
Từ những lý do trên tôi lựa chọn đề tài “ Một vài biện pháp phát triển thể
chất cho trẻ 4 – 5 tuổi tại Trường Mầm non 19/5, năm học 2017 - 2018”
1.2.Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp
Bài viết đề cập một vài biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi tại
Trường Mầm non 19/5.
Đối tượng nghiên cứu: Thực hiện cho trẻ 4-5 tuổi và giáo viên toàn khối 45 tuổi.
1.3. Mục tiêu của giải pháp
Nghiên cứu đề tài này để tìm ra các biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển thể
lực, có sức khỏe tốt, các kỹ năng, các yếu tố mềm dẻo, khéo léo, thân hình cân
đối. Hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động, phát triển tố chất vận động thông

qua việc phát triển thể chất cho trẻ.
1.4. Căn cứ đề xuất giải pháp
1.4.1. Cơ sở pháp lý
Chương trình giáo dục mầm non ban hành theo thông tư số 17/2009/TTBGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu
rõ “ Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình
cảm, trí tuệ, thẫm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách chuẩn bị
cho trẻ vào lớp một ”. Hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh
lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng tiền ẩn, dặt nền
tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học suốt đời.
Giáo dục thể chất là quá trình giải quyết những nhiệm vụ giáo dục, giáo
dưỡng mà đặc điểm của quá trình này là tất cả các dấu hiệu chung của quá trình
sư phạm, vai trò của nhà sư phạm, tổ chức các hoạt động tương ứng với các
nguyên tắc sư phạm nhằm hoàn thiện thể chất, nhân cách, năng lực vận động...


Thể lực thể hiện đó là chất lượng của cơ thể con người, tình trạng sức khỏe
có thể sử dụng vào thực tiễn một việc nào đó trong học tập, lao động, thể thao,
hướng tới sự hoàn thiện nhất của con người.
Giáo dục thể chất mầm non là một trong những mục tiêu của chương
trình chăm sóc giáo dục trẻ nhằm giáo dục phát triển tồn diện cho trẻ, thơng
qua các hoạt động: đi, chạy, nhảy; bò, trờn, trèo; tung bắt ném... Trẻ có nhiều cơ
hội để luyện tập vận động hình thể và sự dẻo dai, khóe léo của cơ thể. Đòi hỏi
các thao tác, kỹ năng vận động phải linh hoạt và nhanh nhẹn hơn. Khi trẻ vận
động trẻ biết cách làm thế nào để thực hiện chính xác nhanh nhẹn và không sai
phương pháp để cơ thể khỏe mạnh và cao lớn hơn.
Đặc điểm vận động của trẻ: Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc
biệt là với cơ thể đang phát triển như trẻ mầm non. Đối với trẻ mẫu giáo nói
chung và mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi nói riêng thì việc phát triển thể lực cho trẻ
thông qua môn giáo dục thể chất là một yếu tố quan trọng và cần thiết. Nó giúp
trẻ phát triển tồn diện về mọi mặt và cân đối con người, rèn luyện nâng cao sức

đề kháng của cơ thể trẻ trước tác động của những điều kiện môi trường xung
quanh hướng tới một đứa trẻ phát triển tồn diện về mọi mặt. Vì vậy mỗi giáo
viên cần quan tâm đến phát triển vận động và sử dụng một cách tối đa để giúp
trẻ phát triển tồn diện.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình vận động của trẻ như: Di
truyền, biến dị, môi trường, dinh dưỡng, rèn luyện, thể dục thể thao... Phần lớn
những trẻ ít vận động thì các vận động phức tạp và chức năng thần kinh thực vật
thường kém phát triển, hoạt động hệ tồn hồn và hệ hơ hấp bị hạn chế, khả
năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Vì vậy nhân tố
tích cực nhất và có hiệu quả nhất để giúp cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh là hoạt
động thể dục vận động.
1.4.2. Cơ sở thực tiễn


Trường Mầm non 19/5 là trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, là một trong
những trường thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ và đã dạt kết quả
cao, chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao.
Trường Mầm non 19/5 có 9 nhóm lớp (2 nhóm trẻ và 7 lớp mẫu giáo), diện
tích các phịng học tương đối rộng rãi, các lớp học được bố trí hợp lý, cho nên
việc tổ chức phát triển vận động cho trẻ khá thuận tiện.
Đội ngũ giáo viên trong trường đạt trình độ trên chuẩn khá cao, đặc biệt là
tổ 4 – 5 tuổi (100% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn). Đồ dùng, thiết bị phục vụ
cho phát triển vận động tương đối nhưng chưa đa dạng các chủng loại.
Từ nhận thức “ Sức khỏe trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước
ngày mai”, Sức khỏe là một yếu tố không thể thiếu của con người. Để thế hệ trẻ
được khỏe mạnh, thơng minh sáng tạo, có thể đáp ứng được nhu cầu đổi mới của
đất nước trong thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa thì việc nuôi dạy trẻ là yêu
cầu rất lớn.
Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế sự
dồi dào về thực phẩm, chăm sóc ăn uống quá mức nên tình trạng thừa cân, béo

phì ở trẻ hàng năm tăng cao. Khả năng vận động của trẻ chậm, trẻ lười vận
động và thực hiện các kỷ năng khơng chính xác. Trẻ cịn hạn chế về các tố chất
nhanh nhẹn, dẻo dai của các cơ.
Xuất phát từ những nhận định tơi thấy việc tìm các biện pháp để phát triển
thể chất cho trẻ 4-5 tuổi là điều rất cần thiết, nhằm phát triển các tố chất vận
động nhanh nhẹn, dẻo dai và khéo léo góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực
cho trẻ.
1.5. Phương pháp thực hiện
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu việc thực hiện giáo dục thể
chất tại trường.
Phương pháp trực quan, phương pháp dùng lời nói, phương pháp tổ chức
thực hành.


Phương pháp tổng kết kinh nghiệm tổ chức thực hiện giáo dục thể chất cho
trẻ 4-5 tuổi.
1.6. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Tổ chức thực hiện phát triển thể chất cho trẻ tại lớp 4 – 5 tuổi A tại Trường
Mầm non 19/5 Thành phố Vũng Tàu.
Phạm vi áp dụng thực hiện cho trẻ 4-5 tuổi và giáo viên toàn khối 4-5 tuổi.
Áp dụng rộng rãi trong các trường Mầm non trên địa bàn Thành phố Vũng
Tàu.
2. Quá trình hình thành và nội dung giải pháp
2.1. Quá trình hình thành giải pháp
- Thuận lợi:
Trường Mầm non 19/5 đóng trên địa bàn phường 4 Thành phố Vũng Tàu,
với 9 lớp học tổng số trẻ là 276 cháu, tổng số cán bộ, giáo viên và nhân viên: 33
Người
Trường Mầm non 19/5 cơ sở vật chất được xây mới có khơng gian để tổ
chức các hoạt động vui chơi và hoạt động cho trẻ. Trang thiết bị, đồ dùng đồ

chơi tương đối đầy đủ.
Ban giám hiệu đầu tư về cơ sở vật chất cũng như tạo điều kiện cho giáo
viên đi dự chuyên đề do các cấp mở để giáo viên học hỏi kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn cao, số trẻ trong lớp phù hợp với
Điều lệ trường mầm non.
Đa số phụ huynh học sinh quan tâm đến chất lượng chăm sóc giáo dục của
nhà trường.
- Khó khăn:
+ Đối với giáo viên : Một số giáo viên chưa thực sự lấy trẻ làm trung tâm
trong quá trình dạy học chưa đổi mới về hình thức, phương pháp còn cứng nhắc


chưa chủ động sáng tạo, còn lúng túng khi sử lý tình huống trên lớp. Giáo viên
chưa chú trọng đầu tư vào việc phát triển thể chất cho trẻ.
Việc phối hợp, phân bổ hợp lý các nội dung giáo dục thể chất vào các chủ đề
cũng là khó khăn lớn đối với một số giáo viên.
+ Đối với trẻ : Lớp 4-5 tuổi A có tổng số cháu là 35 trong đó trẻ nam là
22 cháu, trẻ nữ là 13 cháu các cháu rất hiếu động đặc biệt là các cháu nam, khi
tập kết hợp nhạc trẻ phối hợp các động tác chưa linh hoạt.
Một số trẻ còn nhút nhát thiếu tự tin khi tập các bài vận động. Trẻ chưa
tham gia học một cách tích cực do khả năng chú ý của trẻ còn hạn chế.
Qua khảo sát thực trạng về tình hình sức khỏe của trẻ bằng kết quả cân đo
trẻ quý I đầu năm học 2017 - 2018 lớp 4-5 tuổi A như sau:
Tổng số trẻ: 35 trẻ trong đó:
+ Trẻ nhanh nhẹn, khỏe mạnh, phát triển cân đối: 25 trẻ - tỷ lệ 70,5%
+ Trẻ thừa cân, thụ động, ít vận động: 10 trẻ - tỷ lệ 29,5%
Từ những kết quả khảo sát trên tôi thấy tỉ lệ trẻ dư cân, thụ động, lười vận
động nguy cơ ngày càng cao. Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế
hoạch và biện pháp giáo dục thể chất riêng đối với những cháu thụ động, dư cân
nhằm giảm tỷ lệ thừa cân tại nhóm lớp góp phần nhỏ nhằm giảm, hạn chế tỷ lệ

trẻ dư cân trong trường mầm non.
Từ những thực trạng trên tôi đã đề ra kế hoạch thực hiện như sau:
+ Tháng 8/2017: Sưu tầm đồ dùng, trang thiết bị liên quan đến đề tài;
Nghiên cứu thực trạng, xây dựng kế hoạch;
+ Tháng 9/2017 - Tháng 12/2017: Triển khai thực hiện kế kế hoạch;
+ Tháng 01/2018: Hoàn thành sáng kiến.
2.2. Nội dung giải pháp
Trong bậc học mầm non để trẻ có được một cơ thể phát triển bình thường là
mong muốn của các bậc phụ huynh đã khó nhưng để giúp trẻ phát triển được
tồn diện các mặt điều đó khơng hề đơn giản cần phải có sự phối hợp giữa gia


đình và nhà trường, sự tận tâm phối hợp của giáo viên, chính những người giáo
viên sẽ có những giải pháp hiệu quả trong việc rèn các kỹ năng cho trẻ.
Trong việc giáo dục thể chất cũng vậy, muốn trẻ tích cực tham gia vào các
hoạt động, phải thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng các động tác, kỹ năng vận động
thì các phương pháp sử dụng trong quá trình giáo dục cho trẻ cần phải được lựa
chọn phù hợp.
Nội dung sáng kiến được thể hiện qua các giải pháp cụ thể dưới đây:
Giải pháp 1: Dinh dưỡng hợp lý
a, Mục tiêu của giải pháp
Nhằm đảm bảo chế độ dinh dưỡng hằng ngày của trẻ, cung cấp đầy đủ các
chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trẻ. Giúp trẻ phát triển hài hòa, cân đối,
khỏe mạnh, nhanh nhẹn, linh hoạt.
b, Nội dung của giải pháp
- Theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ trong ngày thường xuyên, cân đo trẻ
theo quý mỗi quí một lần. Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 2 lần trong năm học,
theo dõi thể lực trẻ bằng biểu đồ. Theo dõi sát sức khỏe của trẻ thì tơi mới xây
dựng được nội dung cụ thể để giáo dục phát triển thể chất tốt nhất cho trẻ.
- Phối hợp cùng nhà trường thường xuyên thay đổi thực đơn giúp trẻ dễ ăn,

trẻ ăn ngon và hết xuất.
- Phối hợp với Ytế đẩy mạnh công tác tuyên truyền nuôi dạy con theo khoa
học tới từng bậc phụ huynh thông qua giao tiếp hàng ngày, họp phụ huynh của
lớp, bảng tin của lớp, của trường.
- Dạy trẻ thực hiện một số yêu cầu đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày, có
một số thói quen, hành vi tốt trong ăn uống, vệ sinh phòng bệnh, biết tránh vật
dụng nguy hiểm, khơng an tồn...
c, Biện pháp đã triển khai.
- Tổ chức bữa ăn hàng ngày cho trẻ: Cho trẻ rửa tay trước khi ăn, hướng
dẫn trẻ xếp bàn, chuẩn bị khăn mặt, bát, thìa, cốc uống nước đủ cho số lượng trẻ.


- Trong mỗi bữa ăn của trẻ tôi luôn động viên khích lệ bằng hình thức thi
đua giữa các trẻ trong lớp tạo cho trẻ có một bữa ăn vui vẻ, nhanh và hết xuất.
- Trong khi cho trẻ ăn cần chú ý đề phịng tránh hóc, sặc ở trẻ.
- Khi trẻ đang ho, khóc tuyệt đối khơng cho trẻ ăn.
- Có chế độ ăn bổ sung cho trẻ bị suy dinh dưỡng.
- Tăng cường vận động cho trẻ dư cân, béo phì.
- Thường xuyên quan sát gần gũi trẻ và giành sự quan tâm đối với những
cháu mới đi học, cháu có biểu hiện mệt mỏi... Bản thân thường xuyên trao đổi
với các bậc phụ huynh về tình hình học tập, sức khỏe của trẻ trong ngày để phối
hợp cùng gia đình chăm sóc, giáo dục trẻ tốt hơn. Động viên khuyến khích trẻ
ăn nhiều, ăn hết khẩu phần đầy đủ các chất dinh dưỡng, thường xuyên vận động
tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh và phát triển bình thường.
d, Tính mới của giải pháp.
- Giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, trẻ dư cân, giúp trẻ phát triển hài hòa cân
đối về thể lực.
e, Khả năng áp dụng của giải pháp
- Áp dụng đối với giáo viên các độ tuổi tại trường Mầm non 19/5.
g, Hiệu quả ứng dụng giải pháp.

- Trẻ phát triển cân đối khỏe mạnh và nhanh nhẹn trong các hoạt động.
- Giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, trẻ dư cân tại lớp tơi phụ trách, hàng ngày
trẻ được tích cực vận động và có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lí hơn.
Giải pháp 2: Lựa chọn bài tập vận động phù hợp
a, Mục tiêu của giải pháp
- Nhằm tác động có chọn lọc lên các bộ phận cơ thể, lên các nhóm cơ bắp,
khớp, dây chằng giúp trẻ thực hiện các vận động phù hợp với khả năng phát
triển về cơ thể, phù hợp với tâm sinh lí của từng lứa tuổi, trẻ hứng thú tập luyện.
Tránh cho trẻ vận động quá sức hoặc các bài tập quá dễ đối với trẻ sẽ làm cho trẻ
nhàm chán.


b, Nội dung giáo dục phát triển thể chất của trẻ 4-5 tuổi bao gồm nội
dung sau:
- Phát triển vân động:
+ Tập các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp.
+ Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất
trong vận động.
+ Tập các cử động bàn tay ngón tay và sử dụng một số đồ dùng dụng
cụ.
- Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe.
+ Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thơng thường và ích lợi của
chúng đối với sức khỏe.
+ Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt.
+ Giữ gìn sức khỏe và an tồn.
c, Biện pháp đã triển khai
- Phân chia các bài tập vận động vào từng chủ đề đảm bảo mỗi chủ đề có
đủ các nhóm cơ và khơng bị lặp lại các bài tập.
- Mỗi giáo viên phải nắm rõ mục tiêu của độ tuổi, biết chọn các nội dung
giáo dục thể chất phải phù hợp với yêu cầu từ dễ đến khó, phù hợp với nhóm trẻ

mà mình phụ trách là điểm quan trọng trong quá trình thực hiện giáo dục thể
chất cho trẻ.
- Một trong những nhiệm vụ chính của giáo dục thể chất cho trẻ từ 4 đến 5
tuổi là hoàn thiện kĩ năng của các vận động cơ bản và phát triển những tố chất
vận động.
- Muốn các bài tập vận động của trẻ được thực hiện đúng thì tơi phải bám
sát vào chương trình, dựa vào khả năng vận động của trẻ, sử dụng vận động tinh,
thô để giúp trẻ phát triển thể chất được tốt hơn.
- Khi lập chương trình phát triển thể chất cần phải dựa trên các cơ sở: ưu
tiên chọn trò chơi bài tập có tác dụng chung đến cơ thể và nhiều cơ bắp tham


gia. Chọn bài tập, trò chơi gây hứng thú và phải vừa sức, giáo dục tư thế đúng,
giáo dục kĩ năng hành động và vận động trong tập thể.
d, Tính mới của giải pháp
- Lựa chọn các bài tập vận động vừa sức, phù hợp gây hứng thú cho trẻ ở
độ tuổi, trẻ được vận động liên tục mà không mệt, trẻ tự tin hơn khi thực hiên
các vận động.
e, Khả năng áp dụng giải pháp
Toàn thể giáo viên khối 4-5 tuổi trường mầm non 19/5 nói riêng và tồn thể
giáo viên mầm non có thể áp dụng lựa chọn bài tập vận động phù hợp với trẻ lớp
mình.
g, Hiệu quả ứng dụng giải pháp
- 100% trẻ đạt được kết quả mong đợi, trẻ nhanh nhẹn tự tin khi vận động.
- Giáo viên trong khối có nhiều kinh nghiệm khi lựa chọn bài tập vận động,
biết sắp xếp và lên kế hoạch phù hợp khơng bỏ xót chương trình.
Giải pháp 3: Hình thức giáo dục thể chất rèn thể lực trong hoạt động
có chủ đích cho trẻ
a, Mục tiêu của giải pháp
- Hình thành kỹ năng, kỹ xảo, phát triển tố chất vận động nhằm tạo sự hứng

thú tích cực luyện tập ở trẻ, thay đổi tư thế luyện tập bằng các hình thức giúp trẻ
thoải mái khơng gị bó trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất.
b, Nội dung của giải pháp
- Cấu trúc tiết học lĩnh vực phát triển thể chất có 3 phần:
+ Khởi động
+ Trọng động : Bài tập phát triển chung, vận động cơ bản và trò chơi vận
động.
+ Hồi tĩnh
- Theo mục đích và nội dung giáo dục, có các hình thức:
+ Tổ chức hoạt động có chủ định của giáo viên và theo ý thích của trẻ.
+ Tổ chức lễ hội .


- Theo vị trí khơng gian, có các hình thức:
+ Tổ chức hoạt động trong phòng lớp.
+ Tổ chức hoạt động ngồi trời.
- Theo số lượng trẻ, có các hình thức:
+ Tổ chức hoạt động cá nhân.
+ Tổ chức hoạt động theo nhóm.
- Tổ chức hoạt động cả lớp.
c, Biện pháp đã triển khai
- Cần phải có sự kết hợp đan xen hài hòa giữa các phần động và tĩnh.
- Hình thành thói quen cho trẻ tập thể dục buổi sáng thường xun ở ngồi
trời cho trẻ ở trường.
Ví dụ: Bài tập thể dục sáng

Các cháu tập thể dục buổi sáng, cháu tập với với dụng cụ ở chủ đề bản thân.


Giờ học thể dục là hình thức cơ bản nhất của phát triển thể chất. Vì nó dạy

trẻ những kỹ năng vận động đúng, hình thành và phát triển các tố chất vận động.
Tiết học môn phát triển thể chất thực hiện đầy đủ gồm 3 phần sau:
Phần khởi động
- Thời gian khởi động từ 2-3 phút nên tập kết hợp với nhạc, giáo viên cho trẻ di
chuyển kết hợp đi các kiểu chân, chạy chậm – chạy nhanh về hàng dãn cách đều.
Để thực hiện tốt đội hình đội ngũ thì địi hỏi giáo viên phải luyện tập rèn trẻ thói
quen tập theo nhạc phù hợp với từng chủ điểm hoặc theo hiệu lệnh của giáo
viên, các hiệu lệnh hay giáo cụ hỗ trợ của giáo viên phải dứt khốt , rõ ràng và
lơi cuốn sự chú ý của trẻ.

Các cháu đang đi khởi động
* Phần trọng động
Thực hiện khoảng 15-20 phút đối với trẻ 4-5 tuổi ( gồm 3 phần)
Bài tập phát triển chung
- Kết hợp nhạc và cô tập cùng trẻ, gồm 4 động tác:


`

+ Hô hấp
+ Động tác phát triển cơ tay và bả vai
+ Các động tác phát triển cơ lưng, bụng
+ Các động tác cơ chân, bật.

- Mỗi động tác tập 2 lần x 4 nhịp, giáo viên cần lưu ý (động tác nào bổ trợ
cho vận động cơ bản thì tăng số lần tập lên 4 lần x 4 nhịp).
- Khi tập bài tập phát triển chung cần cho trẻ kết hợp với nhạc, chú ý lựa
chọn nhừng bài hát có nhịp 2/4 và phù hợp theo chủ đề, mỗi động tác phải chọn
trong 1 câu hát. Khi trẻ tập xong bài tập phát triển chung cho trẻ chơi theo ý
thích của trẻ 1-2 phút sau đó hướng trẻ vào vận động cơ bản.

Ví dụ: Động tác tay trong bài tập phát triển chung.

Các cháu tập động tác tay trong bài tập phát triển chung
Vận động cơ bản


Khi tập các bài vận động cơ bản cần lựa chọn căn cứ vào nội dung trong
chương trình theo độ tuổi, căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của
trẻ. Xác định độ khó của bài tập xắp xếp từ dễ đến khó, khi cháu tập thành thạo
cô nên tăng yêu cầu lên đối với trẻ. Khi cháu thực hiện cần chú ý quan sát động
viên và sửa sai kịp thời cho trẻ, tạo khơng khí thoải mái sơi nổi trong tiết học.
- Khi sử dụng nhóm phương pháp trực quan giáo viên phải nắm vững vận
động cơ bản. Giáo viên khi làm mẫu phải tập đúng, hiệu lệnh dứt khốt. Khi mơ
phỏng bài tập phải chính xác, thoải mái khơng gị bó. Giáo viên sử dụng vật
chuẩn thị giác và thính giác phải thật chuẩn, bắt đầu và kết thúc vận động phải
phù hợp với tín hiệu âm thanh và tài liệu trực quan cần rõ ràng, đúng, đẹp, sáng
tạo.
Trong quá trình tổ chức cho trẻ tập luyện giáo viên nên lựa chọn hình thức
phù hợp nhằm phát huy tính tích cực ở trẻ, cần linh động trong tổ chức tập
luyện.


Cháu thực hiện vận động “Bật xa”
Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ vận động “ Bật qua vật cản”
- Khi gây hứng thú cho trẻ tích cực vận động giáo viên có thể làm vật cản
bằng nhiều loại đồ chơi đa dạng như: Vỏ hộp bánh, miếng xốp, vỏ hộp sữa học
đường có kích thước cao từ 10-15 cm, bề rộng khoảng 5-6 cm, dài khoảng
50cm.
- Đặt thẳng vật cản xuống sàn cho trẻ bật qua. Trẻ đứng chuẩn bị cách vật
cản khoảng 12-15 cm, hai tay đưa thẳng về trước đầu gối hơi khuỵu. khi có hiệu

lệnh đua tay từ trước ra sau đồng thời dùng sức của chân bật cao lên qua được
vật cản. lúc đầu cho trẻ bật qua vật cản cao khoảng 10-12 cm sao đó tăng dần
đến 15 cm.
- Trong q trình dạy trẻ giáo viên cần giáo dục trẻ có ý thức tổ chức kỉ luật
không chen lấn xô đẩy nhau trong quá trình tập luyện.
- Sau khi tổ chức ở hoạt động thể chất giáo viên cần phải củng cố kĩ năng
cho trẻ qua trò chơi ở mọi lúc mọi nơi.
- Vận động cơ bản có thể là một vận động mới, một vận động ơn luyện thực
hiện dưới hình thức trị chơi hoặc một vận động mới và một trò chơi vận động
trẻ đã chơi thành thạo. khi lựa chọn nội dung vận động tùy vào độ khó của vận
động mới và khả năng thực tế cuả trẻ trong lớp để thực hiện, nếu vận động mới
khó thì cần kết hợp với một trò chơi vận động nhẹ nhàng và giành nhiều thời
gian thực hiện vận động mới.
Trò chơi vận động
Trò chơi vận động được lựa chọn kết hợp với vận động cơ bản đảm bảo xen
kẽ động tĩnh, vận động cơ bản và trị chơi vận động khơng cùng một nhóm cơ.
Ví dụ: Nếu vận động cơ bản là “ Ném xa” kết hợp với trò chơi vận động là “
Gà trong vườn rau”. Hoặc chọn vận động cơ bản là “ Bò chui qua cổng” giáo
viên nên kết hợp trị chơi vận động là “ Tung bong bóng”


- Số lần chơi phụ thuộc vào mục đích tiết dạy và tình hình sức khỏe của trẻ.
Khi hướng dẫn trò chơi vận động giáo viên cần phổ biến luật chơi, cách chơi
một cách rõ ràng có thể cho trẻ nhắc lại. động viên những trẻ nhút nhát.
Phần hồi tĩnh: Thời gian vận động khoảng 2 phút.
Sau học xong giáo viên nên cho cháu đi hít thở nhẹ nhàng xung quanh lớp
hoặc chơi cùng cơ các trị chơi nhẹ.
- Giáo viên động viên khích lệ các cháu, tìm ra các biện pháp tốt nhất để
dạy các cháu thực hiện bài tập vận động.
d, Tính mới của giải pháp

- Thực hiện được các vận động ở mọi lúc mọi nơi phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của trẻ.
- Thay đổi các hình thức giáo dục thể chất rèn thể lực cho trẻ kích thích trẻ
giúp trẻ vận động tích cực.
e, Khả năng áp dụng giải pháp.
- Giáo viên khối 4-5 tuổi trường mầm non 19/5 nói riêng và tồn thể giáo
viên mầm non có thể áp dụng các hình thức giáo dục thể chất với trẻ lớp mình.


Các cháu trong giờ học “ Ném xa” phối hợp với trò chơi gà trong vườn rau

Giải pháp 4: Các phương pháp dạy trẻ vận động tích cực
a, Mục tiêu của giải pháp
- Sử dụng các nhóm phương pháp một cách khoa học để truyền tải những
kiến thức, kỹ năng vận động trong phát triển thể chất cho trẻ.
b, Nội dung của giải pháp
- Nhóm phương pháp trực quan: Trẻ quan sát, tiếp xúc, giao tiếp với các đối
tượng, phương tiện.
- Nhóm phương pháp dùng lời: Sử dụng các phương tiện ngôn ngữ truyền
đạt và giúp trẻ thu nhận thông tin.
- Nhóm phương pháp thực hành: Thực hành thao tác với đồ vật đồ chơi,
dùng trị chơi, nêu tình huống có vấn đề, luyện tập.
c, Biện pháp đã triển khai
Nhóm phương pháp trực quan


- Nhóm phương pháp này giúp trẻ quan sát bài tập vận động có mục đích,
hiểu sâu hơn các bước thực hiện, tạo điều kiện cho trẻ tiếp thu bài tập vận động
chính xác và đầy đủ hơn.
- Trẻ có thể bị lôi cuốn trẻ vào tiết học thể chất bằng những giáo cụ trực

quan như: Các hộp, túi cát, các thanh xếp đường. gậy, nơ, hoa, trẻ phụ cô làm
như xếp đường đi, xếp vịng, sơng suối…Phương pháp này giúp trẻ phát huy
tính tích cực vận động.
- Các vận động trên cô thường xuyên thực hiện cho trẻ quan sát và cho trẻ
luyện tập thường xuyên và nhiều lần trong luyện tập giúp trẻ tránh được sự mệt
mỏi, gây hứng thú cho trẻ khi vận động.
Lưu ý: Một tiết học thể chất chúng ta cũng hết sức quan tâm đến quá trình
quan sát trẻ một cách tổng thể trong mọi hoạt động. Cần tạo mối quan hệ gần gũi
với trẻ, động viên, khuyến khích những trẻ nhút nhát, rụt rè tạo mơi trường hịa
đồng để trẻ cùng tham gia hoạt động với nhóm bạn, giúp trẻ tích cực trong hoạt
động.
Nhóm phương pháp dùng lời
- Khi sử dụng nhóm phương pháp này với trẻ, u cầu cơ giáo phải có
giọng nói rõ ràng, mạch lạc cuốn hút trẻ.
Ví dụ: Bài tập vận động “ Bật tách chụm vào vòng”: lần đầu cho trẻ làm
quen thì giáo viên phải lầm mẫu tồn bộ, sau đó chú ý đến tư thế chuẩn bị, tư thế
bật của chân, bật chụm tách chân. Khi trẻ nắm được các phần cơ bản của bài tập
thì giáo viên cho trẻ quan sát mẫu của bạn mình rồi tự nhận xét hoặc giáo viên
có thể tập trước cho 1 – 2 cháu làm mẫu thay cô.
- Khi làm mẫu giáo viên cần phải chọn vị trí tập sao cho tất cả các cháu đều
nhìn thấy và nhận đúng mẫu. Sau khi làm mẫu cho trẻ nhắc lại tên bài tập vận
động, thơng qua tên gọi đó phản ánh đặc điểm của bài tập giúp trẻ dễ nhớ và
khơng nhớ máy móc.
- Lần 1 làm mẫu có thể khơng giải thích, lần 2 làm mẫu kết hợp với giải
thích bằng lời. Chú ý nhấn mạnh kĩ năng khó mà trẻ phải thực hiện.


Ví dụ: Vận động “ Bật tách chụm vào vịng” cơ cần lảm mẫu kết hợp giải thích
bằng lời: Hai chân các con khép lại, hai tay chống hông nhảy chụm hai chân vào
ô thứ nhất, nhảy tách hai chân vào ô thứ hai rồi tiếp tục nhảy chụm hai chân vào

ô thứ ba và cứ tiếp tục cho đến hết. Chú ý nhấn mạnh các con bật bằng mũi bàn
chân, bật vảo giữa vịng khơng chạm chân vào vịng bật nhẹ nhàng như các chú
thỏ.
- Khi làm mẫu giáo viên cần tập đúng, chính xác nhẹ nhàng để trẻ có biểu
tượng đúng về bài tập vận động và kích thích trẻ thực hiện tốt. Tuyệt đối giáo
viên khơng được làm qua loa, đại khái. Khi mới luyện tập cảm giác khơng gian
và thời gian của trẻ cịn yếu, trẻ chưa có ý thức điều khiển cơ bắp một cách chủ
động, do vậy cần phải có sự hỗ trợ bên ngoài của giáo viên, làm sao giúp trẻ
tránh té, ngã và nhút nhát trong luyện tập.
- Miêu tả bài tập vận động: Là lời nói của cơ giáo kết hợp với làm mẫu từng
phần liên tục của bài tập trước trẻ đó là sự diễn đạt từng phần của bài tập liên tục
theo một trình tự nhất định.
- Ngồi ra trong tết dạy tôi luôn quan tâm đến các dụng cụ, vận động, động
tác trong tiết học phải rõ ràng phải chính xác và khối lượng của vận động, động
tác phù hợp với trẻ.
- Chỉ dẫn bài tập vận động: Chỉ dẫn được tiến hành dưới hai hình thức
“ Khẩu lệnh và mệnh lệnh” và được sử dụng khi trẻ xếp hàng và chuyển đội
hình hoặc khi tập bài vận động. Giáo viên có thể dùng cịi, trống lắc để chỉ dẫn
vận động cho trẻ.
Ví dụ : Cơ lắc trống trên cao là chuẩn bị, cô đập một tiếng trống thì bật.
- Đặc điểm của trẻ ở độ tuổi này rất hay bắt chước và thích được khen nên
khi trẻ vận động theo giáo viên thì tơi ln động viên và tuyên dương trẻ kịp
thời. Khi dạy các vận động tơi thực hiện dưới dạng đặt ra các tình huống để trẻ
giải quyết tình huống đó.
Ví dụ: Khi thực hiện vận động “Bị bằng bàn tay và bàn chân” tơi có thể tạo
tình huống các con sẽ bị như Bác Gấu vào rừng hái quả.


Giáo viên dùng lời nói khuyến khích trẻ bật qua vòng



Giáo viên dùng lời nói khuyến khích trẻ bật qua vịng
Nhóm phương pháp thực hành
- Phương pháp luyện tập tiến hành sau khi cô giáo hoặc trẻ làm mẫu bài tập,
trẻ bắt đầu luyện tập. Giáo viên có thể luyện tập từng nhóm 2-3 trẻ để dễ sửa sai
hoặc luyện tập theo tổ. Trong quá trình dạy giáo viên tùy vào trẻ để nâng cao
yêu cầu đối với trẻ về khoảng cách, cự ly, tốc độ phát triển tố chất vận động ở
trẻ.
- Phương pháp thi đua: Đây là phương pháp tôi thường áp dụng khi trẻ đã
nắm vững tương đối các bước thực hiện bài tập vận động cơ bản, thi đua nhằm
giúp trẻ hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động, rèn luyện tinh thần đồng đội,
thi đua làm tăng hứng thú, kích thích, lơi cuốn trẻ vào việc luyện tập.
Thi đua có 2 hình thức: thi đua cá nhân và thi đua đồng đội:
+ Thi đua cá nhân: giáo viên chúng ta cần lưu ý nên chọn các cháu có
sức, mức độ thực hiện động tác gần ngang nhau để tránh gây chán nản ở trẻ.
+ Thi đua đồng đội: giáo viên phải chú ý phân chia đội làm sao cho
tương đối vừa sức, số lượng bằng nhau, các đội bắt đầu thực hiện cùng lúc.
Ví dụ : Tôi giới thiệu luật chơi “Trong thời gian một bản nhạc” hai đội sẽ
thi đua chuyền quà ra đảo tặng các chú bộ đội, chuyền bằng hai tay và chuyền
qua đầu. Đội nào chuyền đúng cách, chuyền được nhiều quà sẽ thắng cuộc. Nếu
làm rơi quà và hết nhạc thì phần q đó khơng được tính.
- Phương pháp trị chơi có tác dụng gây hứng thú cho trẻ, khi tham gia vào
trị chơi, trẻ vận động tích cực hơn, tự nhiên, thoải mái. Trị chơi vận động cũng
có thể là vừa đọc một bài thơ, bài ca, bài đồng dao, bài hát và phối hợp vận động
... Giáo viên cần lựa chọn các bài thơ, bài ca về nội dung phải ngắn gọn dễ thuộc
và phù hợp với chủ đề chủ điểm, bài thơ và bài ca phải vui nhộn.
- Khi chơi trò chơi vận động, hệ vận động được củng cố, các hệ cơ bắp của
trẻ trở nên rắn chắc hơn, tăng cường sức khỏe cho trẻ, tạo điều kiện cho việc rèn
luyện thể lực.



×