Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

(TIỂU LUẬN) các em hãy trình bày việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản trong một buổi tập cụ thể của mình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.06 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM
KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

-----



-----

BÀI THU HOẠCH
MÔN: GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Giảng viên: Phạm Thị Lệ Hằng
Đề bài: Các em hãy trình bày việc áp dụng các nguyên tắc cơ
bản trong một buổi tập cụ thể của mình

Sinh viên thực hiện

MSSV

TP HCM, 03/2019
1


LỜI MỞ ĐẦU
“Sức khỏe là vàng” – Đó là sự thật mà khơng ai có thể phủ nhận. Thể
dục thể thao giúp bạn có sức khỏe tốt hơn,chúng ta có thể thỏa sức lao
động, học tập vui chơi và tất nhiên sẽ gặt hái được nhiều thành công trong
cuộc sống.
Chúng ta thường nghĩ, luyện tập thể dục thể thao đơn giản chỉ là để thư
giãn và rèn luyện cơ bắp. Tuy nhiên, thực tế còn cho thấy luyện tập thể dục


thể thao cịn có nhiều lợi ích khác nữa. Rèn luyện thể thao có thể thúc tiến
q trình trao đổi chất ở các cơ quan, tổ chức trong cơ thể, từ đó hồn thiện
nâng cao chức năng các bộ phận, cơ quan trong cơ thể. Vì chưa biết đến tác
dụng của việc tập luyện thể dục thể thao nên nhiều người chưa coi trọng
việc tập luyện thể dục thể thao.
“Làm thế nào để có một sức khỏe tốt?” Câu trả lời khơng khó nhưng để
thực hiện nó như thế nào thì khơng phải ai cũng làm được. Ngun lý chung
là bạn cần phải thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản, phải có một chế độ
ăn uống và sinh hoạt khoa học, phù hợp. Và nhất thiết là việc vận động, tập
thể dục thể thao hàng ngày là yếu tố không thể thiếu.

2


MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu
A. Các nguyên tắc cơ bản trong tập luyện…………………………….. 4
thể dục thể thao
I. Nguyên tắc tự giác và tích cực……………………………………… 4
AI. Nguyên tắc phù hợp và vừa sức……………………………………. 5
III. Nguyên tắc toàn diện và hệ thống…………………………………. 6
IV. Nguyên tắc dinh dưỡng và vệ sinh……………………………….... 9
B. Ý nghĩa của việc thực hiện các nguyên tắc………………………….. 9
cơ bản trong luyện tập thể dục thể thao
C. Việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản trong………………………….. 9
buổi tập bóng chuyền
I. Phần chuẩn bị ……………………………………………………….. 9
AI. Phần nội dung chính của buổi học…………………………………. 10
III. Phần kết thúc……………………………………………………….10

D. Tổng kết………………………………………………………………. 11

3


A. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG TẬP LUYỆN THỂ DỤC
THỂ THAO.
I. NGUYÊN TẮC TỰ GIÁC VÀ TÍCH CỰC
Trong quá trình tập luyện, tính tích cực của người học, người tập được
thể hiện qua hoạt động tự giác, gắng sức nhằm hoàn thành những nhiệm vụ
học tập – rèn luyện.
Hiệu quả của quá trình giáo dục thể chất phụ thuộc rất lớn thái độ tự giác,
tích cực của người học. Khi người học có thái độ tự giác, tích cực thì sẽ giúp
cho họ học nhanh hơn, tiếp thu kỹ thuật động tác tốt hơn, nâng cao hiệu quả
tập luyện. Đồng thời sẽ hình thành thói quen tập luyện cho người học.
Tính tích cực của người tập TDTT thường thể hiện qua hoạt động tự giác,
gắng sức nhằm hoàn thành những nhiệm vụ học tập - rèn luyện. Nó bắt
nguồn từ một thái độ học tập tốt, sự cố gắng nắm được những kỹ năng, kỹ
xảo vận động cùng hiểu biết có liên quan, phát triển các phẩm chất về thể lực
và tinh thần... nhất định cùng khắc phục những khó khăn trên con đường đó.
Tính tự lập là một trong những hình thức cao nhất của tính tích cực, biểu
hiện qua hoạt động hăng hái để tự giải quyết những nhiệm vụ do kích thích
nội tâm của từng người tạo nên.
* Yêu cầu thực hiện của nguyên tắc:
a/ Xây dựng thái độ tự giác tích cực và hứng thú bền vững đối với mục
đích chung và đối với các nhiệm vụ cụ thể của buổi tập:
Tiền đề của tính tự giác tích cực là động cơ hoạt động, các động cơ kích
thích con người tập luyện TDTT rất đa dạng
Hứng thú là nguồn gốc của thái độ tự giác tích cực ( Hứng thú là thái độ
đặc thù của cá nhân do đối tượng mang lại)

- Hứng thú nhất thời là hứng thú nảy sinh trong giờ học nó được hình
thành bởi hình thức bên ngồi của động tác.
- Hứng thú bền vững là hứng thú gắn liến với nhu cầu và tính hấp dẫn của
buổi học vì vậy phải tổ chức q trình tập luyện TDTT có sức lôi quấn hấp
dẫn bằng cách lựa chọn các phương pháp, phương tiện giảng dạy sao cho
phù hợp với đối tượng giảng dạy (Sử dụng các phương pháp trò chơi, thi
đấu, phương pháp trực quan đẹp gây hứng thú cho người tập).
b/ Kích thích việc phân tích có ý thức việc kiểm tra và sử dụng hợp lý sức
lực khi thực hiện bài tập thể lực.
- Giáo viên có vài trị chủ động trong việc đánh giá và uốn nắn hoạt độ
ng của người tập. Đồng thời kết quả của việc tập luyện còn phụ thuộc trực
tiếp vào sự tự đánh giá của người tập kể cả sự đánh giá về mặt không gian,
thời gian, sử dụng sức khi thực hiện bài tập.
4


c/ Giáo dục tính sáng kiến, tự lập và thái độ sáng tạo đối với các nhiệm
vụ.
Có thể khêu gợi và phát triển hứng thú ở mức độ nhất định bằng cách
lựa chọn nội dung tập luyện hấp dẫn và hình thức tập luyện phù hợp.
- Việc đánh giá có hệ thống và biểu dương thành tích người tập đạt được
ln đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển tính tích cực của họ.
Nguyên tắc tự giác và tích cực còn đòi hỏi xa và cụ thể hơn. Cần làm cho
người tập nhận thức được ý nghĩa cụ thể của các nhiệm vụ cần được thực
hiện, tức là chứng minh được sự cần thiết của nhiệm vụ đó như một trong
những khâu tất yếu của những bước tuần tự trên con đường đạt tới mục đích
đã định, đồng thời xây dựng được nhận thức đúng về các quy luật và các
điều kiện quyết định để thực hiện các nhiệm vụ đó. Giáo viên cần phải làm
cho người tập khơng những hiểu cần tập gì và tập như thế nào, mà cịn hiểu
tại sao lại tập chính bài tập này mà khơng phải là bài tập khác; vì sao cần

phải tuân theo các quy tắc thực hiện động tác như thế này mà không như thế
khác.
-

II. NGUYÊN TẮC PHÙ HỢP VÀ VỪA SỨC
Nguyên tắc này đặc biệt quan trọng trong giáo dục thể chất vì nó tác động
rất mạnh mẽ đến các chức năng quan trọng trong cơ thể sống. Mỗi cá nhân
có cấu tạo giải phẫu, đặc điểm về giải phẫu, khả năng chức phận khác nhau.
Lượng vận động phải vừa sức với người tập. Nghĩa là lượng vận động không
quá cao và không quá thấp. Lượng vận động đó có sự kích thích phát triển
thể chất cho người tập. Chỉ cần lượng vận động vượt quá mức chịu đựng
được của cơ thể nào là đã có thể nảy sinh nguy cơ đối với sức khỏe người
tập, gây nên hậu quả ngược lại. Do đó việc tuân thủ đúng mức nguyên tắc
này là một trong những bảo đảm hiệu quả của giáo dục thể chất.
5


Yêu cầu thực hiện của nguyên
tắc: a. Xác định mức độ thích hợp
Để xác định mức độ thích hợp ta có thể dựa vào các tiêu chuẩn đã được
quy định trên cơ sở khoa học và tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn. Trước hết
là chương trình về GDTC cho tất cả các loại đối tượng ví dụ các bài tập dành
cho học sinh phổ thông, bài tập dành cho học sinh chuyên nghiệp, phụ nữ,
trẻ em.
Việc xác định mức độ vừa sức được tiến hành thông qua kiểm tra y học
và kiểm tra sư phạm
* Vừa sức khơng có nghĩa là khơng có khó khăn mà là những khó khăn
vừa sức có thể khắc phục được. LVĐ vừa sức là LVĐ đem lại hiệu quả cho
người tập.
* Lượng vận động vừa sức luôn tăng theo sự phát triển của cơ thể.

b. Phải lựa chọn các phương tiện và phương pháp giảng dạy sao cho
thích hợp hố và đảm bảo tính kế thừa tốt
Ở mỗi giai đoạn GDTC tính thích hợp còn được xác định bởi mức độ hợp
lý của các phương pháp được sử dụng và cấu trúc chung của buổi học, đặc
biệt phương pháp giảng dạy phải đảm bảo tính kế thừa tối ưu giữa các buổi
tập, cần phải phân chia nội dung học tập sao cho nội dung buổi tập trước là
bậc thàng cho buổi tập sau.
c. Đảm bảo tính tuần tự trong việc chuyển từ những nhiệm vụ tương đối
dễ hơn sang những nhiệm vụ khác khó hơn.
Bởi vì theo kiểu làn sóng, các khả năng chức phận của cơ thể tăng lên từ
từ do đó những yêu cầu đối với các khả năng đó trong q trình giáo dục thể
chất khơng thể tăng lên q đột ngột. Tính tuần tự được đảm bảo nhờ sự
phức tạp hóa khơng q nhanh các hình thức động tác cần tập, nhờ luân
phiên hợp lý giữa lượng vận động và nghỉ ngơi, nhờ thay đổi lượng vận
động theo bậc thang và theo làn sóng trong khoảng các chu kỳ tuần, tháng,
năm và các cách khác nữa. Do đó, cịn phải theo quy tắc từ đơn giản đến
phức tạp, từ dễ đến khó. Song, cần phải chú ý đến tính chất tương đối của
quy tắc này.
III. NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN VÀ HỆ THỐNG
Ngun tắc này có liên quan đến tính thường xuyên tập luyện và hệ
thống luân phiên lượng vận động với nghỉ ngơi, cũng như tính tuần tự trong
tập luyện và mối liên hệ lẫn nhau giữa các mặt khác nhau trong nội dung tập
luyện.
* Yêu cầu thực hiện của nguyên tắc:
*

6


a. Tính liên tục của q trình GDTC và ln phiên hợp lý giữa vận động

và nghỉ ngơi.
* Sự thường xuyên tập luyện bao giờ cũng mang lại hiệu quả tốt hơn tập
thất thường, tính liên tục của q trình GDTC cịn có đặc điểm cơ bản liên
quan đến sự luân phiên hợp lý giữa vận động và nghỉ ngơi.
- Vì vậy chỉ cần ngừng tập trong một thời gian tương đối ngắn là những
mối liên hệ phản xạ có điều kiện vừa xuất hiện đã bắt đầu dập tắt, mức độ
phát triển khả năng chức phận vừa đạt được đã bắt đầu bị giảm.
Để đảm bảo thường xuyên trong GDTC cần phải tổ chức ít nhất 3 buổi/1
tuần, đối với vận động viên cấp cao 10- 12 buổi/ tuần nhờ vậy mới đảm bảo
tính thường xuyên.
* Tính liên tục trong quá trình GDTC được thể hiện trong yêu cầu phải
tham gia tập luyện trong suốt cuộc đời của mỗi cá nhân. Bởi vì kết quả tập
luyện khơng phải là một giá trị vật chất bất biến mà nó mịn dần quên đi khi
ngừng tập.
- Luân phiên hợp lý giữa vận động và nghỉ ngơi
Tập luyện thường xuyên chỉ có hiệu quả khi bố trí những quãng nghỉ hợp
lý giữa các buổi tập được dựa trên cơ sở những quy luật hồi phục khả năng
hoạt động sau mỗi buổi tập.
- Quy luật lớn nhất của quá trình hồi phục là quy luật hồi phục vượt mức.
được thể hiện ở chỗ: Cơ thể không chỉ hồi phục các tiêu hao năng lượng do
hoạt động mà còn hồi phục chúng đến mức "dư thừa ra" đồng thời hồi phục
vượt mức cả các chất dự trữ năng lượng.
Điều quan trọng của nguyên tắc hệ thống trong q trình GDTC là khơng
cho phép nghỉ dừng lâu đến mức làm mất hiệu quả của tập luyện. Vì vậy
phải làm sao cho hiệu quả của mỗi buổi tập sau được "chồng lên" dấu vết
của buổi tập trước đồng thời củng cố sâu thêm các dấu vết đó.
Hiệu quả của những buổi tập được cộng gộp lại làm xuất hiện những biến
đổi thích nghi tương đối vững chắc về cấu trúc và chức năng đây chính là cơ
sở của trình độ chuẩn bị thể lực và các kỹ xảo vận động vững chắc. Kết quả
là hiệu quả của các buổi tập sau dường như cộng gộp lại làm xuất hiện hiệu

quả tích luỹ đó là những biến đổi thích nghi của cả hệ thống các buổi tập.
Theo tinh thần giữa các buổi tập cần phải kết thúc sớm hơn khi giai đoạn
giảm sút bắt đầu
Trong GDTC thường sử dụng 3 loại quãng nghỉ: Vượt mức, đầy đủ,
ngắn. Trong thực tế các buổi tập thường luân phiên nhau theo xu hướng,
khối lượng và cường độ vận động vì thế trong cơ thể có sự hồi phục khơng
đồng thời cùng một lúc về các chức năng sinh lý, sinh hố ví dụ: hàm lượng
ATP trở về mức tiêu chuẩn sớm nhất sau đó CP và cuối cùng là glucơgen. Vì
vậy
7


để tiết kiệm thời gian người ta tổ chức tập luyện xen kẽ để giải quyết các
nhiệm vụ vận động khác nhau trong chu kỳ tuần.
b. Tính lặp lại và tính biến dạng:
Trước hết do yêu cầu của cơ chế hình thành và hồn thiện kỹ xảo nhờ có
sự lặp lại mà đường dây liên hệ tạm thời được củng cố vững chắc.
Chỉ có sự lặp lại mới tạo nên sự biến đổi thích nghi trong cơ thể và làm
phát triển thể chất.
- Song chỉ giới hạn lặp lại một cách đơn thuần thì sớm muộn cũng dẫn
đến sự thích nghi các kỹ xảo đã tiếp thu được và sự phát triển các năng lực
thể chất sẽ bị dừng lại. Vì vậy trong tập luyện phải được biến dạng, đó là sự
biến dạng rộng rãi các bài tập, các điều kiện thựchiện chúng, thay đổi lượng
vận động một cách linh hoạt, thay đổi nội dung và hình thức tập luyện...
c. Tính tuần tự của các buổi tập và mối liên hệ lẫn nhau giữa các mặt
khác nhau trong nội dung các buổi tập.
Trong q trình GDTC có nhiều nội dung và trong một buổi tập người ta
nhằm giải quyết 1 nội dung nhất định. Việc sắp xếp tuần tự các nội dung phải
căn cứ vào những yêu cầu sau:
- Căn cứ vào nhiệm vụ chính của buổi tập.

- Đảm bảo tính dễ tiếp thu.
- Sắp xếp các buổi tập theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến
phức tạp, từ biết đến chưa biết từ lượng vận động thấp đến lượng vận động
cao.
Q trình GDTC nói chung được quy định bởi các quy luật phát triển
theo lứa tuổi và bởi tính logic của sự chuyển từ giáo dưỡng chung sang việc
tập luyện chun mơn hố sâu hơn.
Đối với quá trình phát triển các tố chất thể lực: sức nhanh, mạnh, nền,
hoặc mạnh nhanh bên.
Phải chú ý đến sự chuyển tốt các kỹ xảo vận động và các tố chất thể lực,
tránh sự chuyển xấu.

8


IV. NGUYÊN TẮC DINH DƯỠNG VÀ VỆ SINH
Chúng ta thường nhầm tưởng rằng uống nước sẽ gây chuột rút? Ngược
lại chuột rút lại chính là dấu hiệu của mất nước. Uống nước đủ sẽ giúp cho
cơ thể tránh được hiện tượng bị chuột rút.
Khi tập luyện cơ thể ra nhiều mồ hơi vì sản sinh ra nhiều nhiệt hơn;
nướcsẽ giúp hạ nhiệt và bù lại lượng dịch thể đã hao hụt. Nếu không kịp thời
bổ sung nước, cơ thể sẽ lâm vào trình trạng rối loạn, mệt mỏi, hoạt động cơ
bắp giảm hiệu suất và xuất hiện chuột rút.
Chế độ ăn uống thích hợp trước khi tập luyện hay thi đấu có thể giúp tăng
sức dẻo dai. Khơng nên nhịn ăn trước buổi tập, nếu ăn uống đầy đủ sẽ cảm
thấy khỏe khoắn và ít mệt mỏi hơn. Tuy nhiên nếu ăn sát trước buổi tập hay
thi đấu sẽ có cảm giác buồn nôn hoặc chuột rút.
Trang thiết bị, sân bãi, dụngcụ luyện tập, vệ sinh, ánh sáng...cũng phải
đảm bảo.
B. Ý NGHĨA CỦA VIỆC THỰC HIỆN CÁC NGUYÊN TẮC CƠ

BẢN TRONG LUYỆN TẬP THỂ DỤC THỂ THAO
Những nguyên tắc tập luyện thể thao tăng cường sức khỏe có rất nhiều
điểm chung với lý luận và phương pháp tập luyện trong thể thao thành tích
cao, song bên cạnh đó nó cũngcó những nguyên tắc riêng biệt. Các nguyên
lý cơ bản của việc rèn luyện sức khỏe và mối quan hệ giữa chúng được thể
hiện ở những nguyên tắc tập luyện cụ thể nhằm góp phần đạt hiệu quả cao
trong q trình tập luyện và hạn chế những ảnh hưởng xấu xảy ra.
C. VIỆC ÁP DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG BUỔI
TẬP BĨNG CHUYỀN CỦA MÌNH
I. Phần chuẩn bị
- Mục đích: Tạo được tâm thế cho người tập, làm cho người tập có một
trạng thái sẵn sàng nhất, để thực hiện nhiệm vụ chính của buổi tập.
- Nhiệm vụ chính của phần này:
Chuẩn bị sân tập, dụng cụ cho buổi tập. Đây là yếu tố khách quan tác
động rất lớn đến hiệu quả buổi tập.
- Khởi động: Mục đích của khởi động là đưa cơ thể từ trạng thái tĩnh sang
trạng thái động, tăng cường hưng phấn của hệ thần kinh trung ương, tăng
cường khả năng của hệ tuần hồn, hơ hấp, hạn chế chấn thương. Thường
9


buổi học của tôi sẽ bắt đầu bằng việc lớp trưởng tổ chức cho lớp khởi động
khoảng 10-15 phút.
AI. Phần nội dung chính của buổi học
Đây là phần quan trọng của buổi tập, nhằm giải quyết những nhiệm vụ
khó khăn, trọng tâm, cơ bản của buổi tập. Tuỳ thuộc vào nội dung của buổi
tập mà phần này chia thành những phần nhỏ như: Củng cố động tác cũ, học
động tác mới, phát triển thể lực.
Nếu buổi tập chủ yếu là học động tác mới thì phải tuân theo trình tự:
Làm quen - học sâu - hoàn thiện.

Nếu buổi tập phát triển các tố chất thể lực thì phải tuân theo trình tự: Bài
tập tốc độ - sức mạnh - sức bền.
*Cụ thể trong buổi học chắn bóng và đập bóng của tôi:
Sau khi cho lớp khởi động xong, giảng viên đứng lớp sẽ dành khoảng 20
đến 30 phút cho lớp ôn lại những kĩ thuật di chuyển, kĩ thuật phát bóng, đệm
bóng, chuyền bóng... đã học ở những tiết học. Bạn nào thực hiện chưa đúng
giảng viên sẽ quan sát và điều chỉnh động tác, tư thế cho từng bạn.
Sau đó, giảng viên phổ biến nội dung bài tập mới của buổi học, giảng
viên sẽ thực hiện mô phỏng các động tác và tư thế mới chắn bóng và đập
bóng.
Sau khi giới thiệu xong, giảng viên sẽ cho lớp dàn hàng ra để thực hiện
lại động tác đó khơng bóng. Tập từ dễ cho đến khó, thực hiện từng bước một
của các động tác rồi thực hiện cùng lúc kết hợp các bước. Cô sẽ quan sát lớp
để điều chỉnh tư thế của các bạn sinh viên cho chuẩn hơn, cơng việc này
chiếm khoảng 15 tới 20 phút.
Sau đó, cơ cho sinh viên luyện tập khơng bóng với lưới. Xong cơ cho
thức hiện động tác với bóng.
BI. Phần kết thúc
Là phần giúp cơ thể dần hồi phục sau vận động. Do đó sử dụng các động
tác nhẹ nhàng, thư dãn để thả lỏng.
Cụ thể, trong buổi học của tôi, sau khi tham gia luyện tập những phần
bên trên, giảng viên sẽ tập hợp lớp lại,cho lớp đứng thư giãn, đấm bóp, xoa
bóp cho nhau, thả lõng tay chân mình tại chỗ nhằm đưa cơ thể trở về trạng
thái bình thường một cách từ từ và hợp lí; nếu sau khi vận động xong chúng
ta ngồi xuống nghỉ liền sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến tim mạch và hô hấp,
với quán tính vận động sẽ làm cho bản thân dễ bị chấn thương, thường là
chụt rút, nhức mỏi các cơ , các khớp.
10



D. TỔNG KẾT
Với mục đích góp phần đào tạo đội ngũ các bộ khoa học kỹ thuật cho đất
nước, có thể chất cường tráng, có tri thức và tay nghề cao, có nhân cách con
người Việt Nam, đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế thị trường; và vai
trò: giáo dục thể chất là một mặt giáo dục toàn diện cho sinh viên; giáo dục
thể chất có vai trị chủ động nâng cao sức khoẻ, thể chất, năng lực vận động
cho sinh viên, nâng cao hiệu quả học tập chun mơn, nghiệp vụ; giáo dục
thể chất góp phần xây dựng đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, ngăn
chặn tệ nạn xã hội, tăng cường giao lưu hiểu biết lẫn nhau giữa các trường,
các ngành nghề và các vùng. Mở rộng khả năng hoà nhập với sinh viên các
nước trong khu vực và trên thế giới. Giáo dục thể chất nói riêng và thể dục
thể thao Việt Nam nói chung ngày càng được chú trọng phát triển không chỉ
lớn mạnh về lượng mà cịn hiệu quả về chất.
Nói tóm lại, việc giảng dạy và luyện tập thể dục thể thao phải đáp ứng
các nguyên tắc đã được nêu ra ở trên, những nguyên tắc tập luyện thể thao
tăng cường sức khỏe có rất nhiều điểm chung với lý luận và phương pháp
tập luyện trong thể thao thành tích cao, song bên cạnh đó nó cũng có những
nguyên tắc riêng biệt. Các nguyên lý cơ bản của việc rèn luyện sức khỏe và
mối quan hệ giữa chúng được thể hiện ở những nguyên tắc tập luyện cụ thể
nhằm góp phần đạt hiệu quả cao trong quá trình tập luyện và hạn chế những
ảnh hưởng xấu xảy ra. Đặc biệt trong đó khơng thể khơng chú trọng đến
ngun tắc tồn diện và hệ thống trong tổ chức giảng dạy và luyện tập.

11



×