Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

(TIỂU LUẬN) các thiết chế cơ bản trong bộ máy nhà nước hiện đại, các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.84 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
CHƯƠNG TRÌNH TIÊN TIẾN

TIỂU LUẬN MƠN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
CHỦ ĐỀ: Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước, chế độ chính trị;
liên hệ với nhà nước Việt Nam? Các thiết chế cơ bản trong bộ máy nhà nước
hiện đại, các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam?

Họ và tên:

Nguyễn Văn Tuấn Anh

MSSV:

1821010179

Lớp:

CTTT K9

Giảng viên hướng dẫn:

Dương Thị Tuyết Nhung

Hà Nội, 10/2021
MỤC LỤC


Lý do chọn chủ đề........................................................................................................1
Mục đích và nhiệm vụ..................................................................................................1


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC, CHẾ ĐỘ CHÍNH
TRỊ CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM............................................................................2
1.1. Lý luận chung về hình thức chính thể..............................................................2
1.1.1. Khái niệm về hình thức chính thể..............................................................2
1.1.2. Chính thể Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.......................3
1.2. Lý luận về hình thức cấu trúc..........................................................................3
1.2.1. Khái niệm hình thức cấu trúc....................................................................3
1.2.2. Hình thức cấu trúc của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam..4
1.3. Lý luận về chế độ chính trị..............................................................................4
1.3.1. Khái niệm về chế độ chính trị...................................................................4
1.3.2. Chế độ chính trị trong Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam...5
CHƯƠNG 2: CÁC THIẾT CHẾ CƠ BẢN TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC HIỆN
ĐẠI............................................................................................................................... 5
2.1. Khái niệm về bộ máy nhà nước..........................................................................5
2.2. Các thiết chế cơ bản trong bộ máy nhà nước hiện đại........................................6
2.3. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam....................................6
CHƯƠNG 3: CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM........7
KẾT LUẬN..................................................................................................................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................8


Lý do chọn chủ đề
Đứng trước sự phát triển của đất nước về mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội trong thời kỳ mới thì pháp luật có vai trị rất quan trọng trọng đối với mọi
mặt. Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra để quản lý xã hội,
một hiện tượng bắt buộc phải có trong xã hội có giai cấp. Quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta là “Không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Tuyên truyền,
phổ biến pháp luật là nhiệm vụ không chỉ riêng nhà nước, mà ngay chính mỗi con
người cần phải hiểu cũng như nắm bắt về pháp luật để “sống và làm việc theo quy

định của Pháp Luật”. Các nhà nước trên thế giới có các hình thức cấu trúc nhà nước
khác nhau chính vì vậy em chọn phân tích các hình thức chính thể, hình thức cấu trúc
nhà nước, chế độ chính trị và các thiết chế cơ bản trong nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Mục đích và nhiệm vụ
Tập trung phân tích và làm sáng tỏ hình thức chính thể, hình thức cấu trúc, chế
độ chính trị, liên hệ với nhà nước Việt Nam, các thiết chế cơ bản trong bộ máy nhà
nước hiện đại, các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Về mặt lí luận: Chủ đề nghiên cứu các khái niệm,chức năng, hình thức, thiết
chế của nhà nước.
Về mặt thực tiễn:Giúp cho người đọc có thể xác định rõ được về các hình thức,
các thiết chế của nhà nước nói chung và của nhà nước Việt Nam nói riêng. Nắm rõ
được các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

1


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC, CHẾ
ĐỘ CHÍNH TRỊ CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức và biện pháp thực hiện quyền lực nhà
nước. Hình thức nhà nước là một khái niệm chung được hình thành từ ba yếu tố: hình
thức chính thể, hình thức cấu trúc và chế độ chính trị.
1.1. Lý luận chung về hình thức chính thể
1.1.1. Khái niệm về hình thức chính thể
Hình thức chính thể là cách thức tổ chức và vận hành quyền lực nhà nước ở trung
ương với ba nội dung: Cách thức, trình tự thành lập các cơ quan nhà nước ở trung
ương, xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan đó với nhau; sự tham gia của nhân dân
vào việc tổ chức quyền lực nhà nước ở trung ương.

Các hình thức chính thể: Căn cứ vào nguồn gốc quyền lực của nhà nước người ta
phân loại hình thức chính thể thành Chính thể qn chủ và chính thể cộng hồ.
Chính thể qn chủ là hình thức chính thể nhà nước mà trong đó quyền lực cao
nhất của nhà nước tập trung toàn bộ hoặc một phần vào tay người đứng đầu
nhà nước theo nguyên tắc thừa kế. Chính thể quân chủ được chia thành quân
chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế.
+
Quân chủ tuyệt đối (quân chủ chuyên chế) có đặc điểm là tất cả
quyền lực nhà nước hoàn toàn thuộc về nhà vua. Đây là hình thức chính
thể của nhiều nhà nước phong kiến trước đây.
+
Quân chủ hạn chế có đặc điểm quyền lực cao nhất của nhà nước
được phân chia cho người đứng đầu và một cơ quan nhà nước khác
được bầu ra theo thời gian nhất định. Quyền lực nhà nước chủ yếu nằm
trong tay nghị viện và chính phủ. Nhà vua hầu như khơng tham gia vào
việc giải quyết các cơng việc của nhà nước.
Chính thể cộng hồ có đặc điểm là quyền lực cao nhất của nhà nước thuộc về
một cơ quan được bầu ra trong một nhiệm kỳ nhất định. Chính thể cộng hồ có
hai hình thức là cộng hịa q tộc và cộng hịa dân chủ.
+
Cộng hồ q tộc: Quyền tham gia thiết lập các cơ quan quyền
lực nhà nước chỉ dành riêng cho giới quý tộc và quyền đó có thể được
quy định cụ thể trong pháp luật (tồn tại trong chế độ chiếm hữu nơ lệ,
phong kiến).
+
Cộng hồ dân chủ: Quyền tham gia thành lập các cơ quan quyền
lực nhà nước thuộc về nhân dân. Cộng hoà dân chủ bao gồm cộng hịa
đại nghị và cộng hịa tổng thống: Cộng hồ đại nghị là nguyên thủ quốc
gia, do nghị viện bầu ra và có vai trị khơng lớn vì khơng có quyền trực
tiếp quản lý hoạt động của chính phủ. Cộng hoà tổng thống, tổng thống

vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu chính phủ, do nhân
dân
2


bầu ra nên quyền lực rất lớn. Tổng thống lập ra chính phủ nhưng khơng
có chức thủ tướng.
Cộng hồ lưỡng thể, một hình thức hỗn hợp giữa cộng hồ đại nghị và cộng
hồ tổng thống. Hình thức này được thiết lập với mong muốn khắc phục được
những hạn chế của hình thức cộng hịa đại nghị và cộng hịa tổng thống nói trên.
Cộng hồ dân chủ nhân dân (cộng hịa xã hội chủ nghĩa), các cơ quan quyền
lực nhà nước được thiết lập do bầu cử. Chế độ bầu cử được thực hiện theo ngun
tắc phổ thơng đầu phiếu, bình đẳng, trực tiếp.
1.1.2. Chính thể Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Hình thức chính thể của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chính
thể Cộng hịa dân chủ nhân dân.
Chính thể Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thơng qua ngun tắc
bầu cử bình đẳng, phổ thơng, trực tiếp và bỏ phiếu kín nhân dân đã bỏ phiếu bầu ra cơ
quan đại diện của mình (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp).
Quyền lực Nhà nước tối cao thuộc về Quốc hội. Quốc hội được bầu theo nhiệm kỳ
05 năm, có quyền lập pháp, quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của các cơ quan
Nhà nước, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Chính thể cộng hòa dân chủ nhân dân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam có những đặc điểm sau:
Tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam, dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Quyền lực nhà nước theo nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự
phân cơng, phân nhiệm, phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực
hiên các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Bộ máy Nhà nước được được tổ chức thể hiện bản chất Nhà nước của dân, do

dân và vì dân.
1.2. Lý luận về hình thức cấu trúc
1.2.1. Khái niệm hình thức cấu trúc
Hình thức cấu trúc nhà nước là sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính,
lãnh thổ và xác lập những mối quan hệ giữa các đơn vị ấy với nhau, cũng như giữa
trung ương với địa phương.
Hình thức cấu trúc nhà nước được chia thành nhà nước đơn nhất, nhà nước liên
bang.
Nhà nước đơn nhất là nhà nước có chủ quyền chung, có lãnh thổ thống
nhất, có một hệ thống pháp luật thống nhất, có hệ thống cơ quan quyền lực
và cơ quan hành chính thống nhất từ trung ương đến địa phương, có các
đơn vị hành chính bao gồm tỉnh (thành phố), huyện (quận), xã (phường).
Trong nhà nước đơn nhất, các đơn vị hành chính khơng có sự độc lập về
3


chính trị mà trực thuộc vào trung ương, các cơ quan quyền lực nhà nước ở
địa phương hoạt động trên cơ sở các quy định của chính quyền trung ương.
Các nước có hình thức nhà nước đơn nhất như Việt Nam, Lào, Pháp, Nhật,
Campuchia...
Nhà nước liên bang là nhà nước do hai hay nhiều nước (bang) thành viên
hợp lại. Đặc trưng của nhà nước liên bang là có hai hệ thống cơ quan nhà
nước và tương ứng với nó là hai hệ thống pháp luật: một hệ thống chung
cho toàn liên bang, một hệ thống riêng cho mỗi nước (bang) thành viên.
Trong nhà nước liên bang, quyền tự trị của các nước (bang) thành viên có
thể rất lớn. Mỗi nước thành viên có hệ thống pháp luật riêng và chỉ tuân
theo pháp luật của liên bang về những vấn đề cơ bản, vấn đề chung. Ví dụ:
các nước như Mỹ, Nga, Ấn Độ, Malayxia...
1.2.2. Hình thức cấu trúc của Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hình
thức cấu trúc nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước đơn nhất, được

Hiến pháp 2013 quy định tại điều 1: “Nước CHXHCN Việt Nam là một nhà nước độc
lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo,
vùng biển và vùng trời.”
Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước đơn nhất, có độc lập, chủ quyền, có
một hệ thống pháp luật thống nhất, có hiệu lực trên phạm vi tồn quốc.
Nhà nước Việt Nam có lãnh thổ thống nhất, khơng phân chia thành các tiểu bang
hoặc cộng hòa tự trị mà chia thành các đơn vị hành chính trực thuộc. Tương ứng mỗi
đơn vị hành chính là cơ quan hành chính nhà nước. Các đơn vị hành chính khơng có
chủ quyền quốc gia và đặc điểm như nhà nước.
Nhà nước Việt Nam là tổ chức duy nhất trong hệ thống chính trị có chủ quyền
quốc gia, là chủ thể quan hệ quốc tế toàn quyền đối nội, đối ngoại, quyết định mọi vấn
đề của đất nước.
Một hệ thống pháp luật thống nhất với một Hiến pháp, hiệu lực Hiến pháp và pháp
luật trải rộng trên phạm vi toàn quốc. Các cơ quan nhà nước trong khi thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của mình có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trên cơ
sở cụ thể hóa Hiến pháp, pháp luật, phù hợp với Hiến pháp và pháp luật.
Nhà nước Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc trên lãnh thổ Việt
Nam. Nhà nước thực hiện chính sách đại đồn kết dân tộc, giữ gìn và phát huy phong
tục, tập quán của dân tộc.
1.3. Lý luận về chế độ chính trị
1.3.1. Khái niệm về chế độ chính trị
Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp mà nhà nước (thông qua các cơ quan
nhà nước) sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước.
Trong lịch sử nhà nước đã có nhiều hình thức chế độ chính trị khác nhau. Dựa vào
tính chất của phương pháp thực hiện quyền lực người ta phân loại thành: Chế độ dân
chủ và chế độ phản dân chủ.
4


Chế độ dân chủ là chế độ chính trị mà trong đó nhà nước sử dụng phương

pháp có tính chất dân chủ để thực hiện quyền lực của mình. Trên thực tế,
mặc dù tuyên bố thực hiện dân chủ nhưng do nhà nước mang bản chất giai
cấp và do những nguyên nhân khác cho nên chế độ dân chủ của một nước
nhất định có thể là dân chủ thật sự hoặc dân chủ giả hiệu, dân chủ rộng rãi
hoặc dân chủ hạn chế; dân chủ trực tiếp hoặc dân chủ gián tiếp…
Chế độ phản dân chủ hay chế độ độc tài là chế độ chính trị mà trong đó nhà
nước sử dụng các phương pháp phản dân chủ để thực hiện quyền lực của
mình. Trong lịch sử nhà nước đã tồn tại nhiều chế độ phản dân chủ thể hiện
ở tính độc tài của người (nhóm người) đứng đầu nhà nước. Khi phương
pháp này phát triển đến cao độ sẽ hình thành chế độ tàn bạo như chủ nghĩa
phát xít... Nhân loại tiến bộ luôn tiến hành đấu tranh nhằm khắc phục xu
hướng hình thành, tồn tại của chế độ chính trị phản dân chủ.
1.3.2. Chế độ chính trị trong Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chế độ chính trị trong Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chế độ
dân chủ. Được Hiến pháp quy định tại điều 2, chương 1:
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
2. Nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền
lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công
nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức.
3. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm soát giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp.

CHƯƠNG 2: CÁC THIẾT CHẾ CƠ BẢN TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
HIỆN ĐẠI
2.1. Khái niệm về bộ máy nhà nước
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa
phương được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành cơ chế đồng
bộ để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của nhà nước1 theo quy định của pháp

luật.
Một tổ chức muốn được xác định là cơ quan nhà nước nhất thiết phải có đầy đủ ba
đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, cơ quan nhà nước là tổ chức thuộc bộ máy nhà nước, không
trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất. Các cơ quan nhà nước là những tổ
chức chuyên làm nhiệm vụ quản lý và không trực tiếp tham gia vào các
hoạt động kinh tế như các doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã
hội.
5


Thứ hai, cơ quan nhà nước có quyền nhân dânh nhà nước để thực hiện
quyền lực nhà nước. Các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa
phương đều đại diện cho nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước trên
những phương diện nhất định.
Thứ ba, cơ quan nhà nước thực hiện hoạt động trong phạm vi thẩm
quyền của mình trên cơ sở pháp luật quy định.
2.2. Các thiết chế cơ bản trong bộ máy nhà nước hiện đại
Bộ máy nhà nước của các quốc gia trên thế giới ngày nay được cấu thành bởi
các thiết chế cơ bản sau đây:
Nguyên thủ quốc gia Nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu nhà nước,
có quyền thay mặt nhà nước về đối nội và đối ngoại. Tùy theo từng nước
mà nguyên thủ quốc gia có thể mang tên gọi khác nhau như tổng thống,
chủ tịch nước, quốc vương, nữ hoàng…
Nghị viện Trong nhà nước hiện đại, nghị viện được trao quyền lập pháp
nên cịn gọi là cơ quan lập pháp. Ngồi ra, nghị viện cịn có chức năng
khác như giám sát chính phủ, quyết định các vấn đề ngân sách nhà nước,
đại diện cho nhân dân…
Chính phủ Chính phủ cịn được gọi là cơ quan hành pháp hay cơ quan thi
hành pháp luật. Chức năng chủ yếu của chính phủ là quản lý xã hội trên

cơ sở hiến pháp và các luật đạo luật do nghị viện ban hành. Tuy nhiên,
trong q trình hoạt động, chính phủ có thể ban hành những văn bản pháp
luật theo quy định, gọi là hoạt động lập quy.
Tòa án Tòa án thực hiện chức năng xét xử dựa trên cơ sở quy định của
pháp luật và được xem là cơ quan có vai trị bảo vệ cơng lý.
2.3. Bộ máy nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tiếp cận theo chức năng của nhà nước, bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam có thể được chia thành bốn hệ thống cơ quan sau đây:
Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước: Bao gồm Quốc hội và Hội đồng
nhân dân các cấp. Đó là những cơ quan do nhân dân bầu ra, đại diện cho
ý chí, nguyện vọng của tồn thể nhân dân; thay mặt cho nhân dân thực
hiện quyền lực nhà nước.
Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước: Bao gồm Chính phủ, các Bộ, các cơ
quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp...
Hệ thống cơ quan xét xử: Bao gồm Toà án nhân dân tối cao, Toà án nhân
dân các cấp, Toà án quân sự các cấp...
Hệ thống cơ quan kiểm sát: Bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Viện kiểm sát quân sự các cấp.
Tiếp cận theo Hiến pháp năm 2013, bộ máy Nhà nước Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam gồm các thành tố sau:
6


Quốc hội: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, là cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất, do nhân dân trực tiếp bầu ra. Quốc hội có
Chủ tịch quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc hội và các uỷ viên. Quốc hội
thành lập các Ban của Quốc hội để phụ trách từng mảng công tác có tính
chun biệt; số lượng các ban này thay đổi tùy thuộc vào yêu cầu thực tế
và cách vận hành của Quốc hội. Nhiệm kỳ của Quốc hội là 5 năm.
Chủ tịch nước: Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về mặt đối nội và đối ngoại. Chủ
tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ
tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Phó Chủ tịch nước do Quốc hội
bầu ra trong số đại biểu Quốc hội.
Chính phủ: Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành
chính nhà nước cao nhất. Chính phủ do Quốc hội thành lập ra và chịu
trách nhiệm trước Quốc hội. Chính phủ gồm Thủ tướng, các Phó Thủ
tướng, các Bộ trưởng và các Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, do Thủ
tướng đứng đầu. Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân: Toà án nhân dân và Viện
kiểm sát nhân dân là cơ quan bảo vệ pháp luật. Toà án nhân dân là cơ
quan xét xử của Nhà nước. Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm tra,
giám sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố theo quy định
của pháp luật. Chánh án toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng viện kiểm
sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu.
Tổ chức chính quyền nhà nước ở địa phương: Khoản 1, Điều 4, Luật Tổ
chức chính quyền địa phương quy định: “Cấp chính quyền địa phương
gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức ở các đơn
vị hành chính của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Trong đó:
- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
- Uỷ ban nhân dân do hội đồng nhân dân bầu ra và là cơ quan chấp
hành của hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương.
CHƯƠNG 3: CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Hiến pháp 2013 đã xác định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các nguyên tắc đó bao gồm:
a. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm soát
giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư

pháp.
Cơ sở hiến định của nguyên tắc là Điều 2 của Hiến pháp (2013).
b. Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước.
7


Cơ sở hiến định của nguyên tắc là Điều 4 Hiến pháp (2013). Khoản 1, Điều 4
của Hiến pháp quy định “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công
nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ
nghĩa Mác 9 – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng
lãnh đạo nhà nước và xã hội”.
c. Nguyên tắc nhà nước được tổ chức, hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý
xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật.
Cơ sở hiến định của nguyên tắc là Điều 8 Hiến pháp (2013): “Nhà nước được
tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và
pháp luật”.
d. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Cơ sở hiến định của nguyên tắc là Điều 8 Hiến pháp (2013): “Nhà nước được
tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và
pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”. “Các cơ quan nhà nước, cán bộ,
công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt
chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu
tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”.
e. Nguyên tắc bình đẳng và đồn kết dân tộc.
Cơ sở hiến định của nguyên tắc là Điều 5 Hiến pháp (2013): “Nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên
đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đồn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát
triển, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc”.
KẾT LUẬN
Như vậy, qua các phân tích trên ta đã làm sáng tỏ được hình thức chính thể, hình

thức cấu trúc, chế độ chính trị của nhà nước. Từ đó, liên hệ được với Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chính thể Cộng hịa dân chủ nhân dân, có hình thức
cấu trúc là Nhà nước đơn nhất và chế độ chính trị là chế độ dân chủ.
Hiểu rõ được các thiết chế cơ bản trong bộ máy nhà nước hiện đại nói chung và
nhà nước Việt Nam nói riêng. Ngồi ra cịn xác định được các ngun tắc cơ bản về tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].
[2].

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 2013.
Tài liệu học tập chương 1 môn Pháp luật đại cương, Đại học Mỏ - Địa chất.

8



×