Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

(TIỂU LUẬN) các mối đe dọa TRONG bảo vệ AN TOÀN THỒNG TIN, PHÒNG,CHỔNG VI PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT
KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

BÀI TẬP LỚN THEO NHĨM
CƠNG TÁC QUỐC PHỊNG AN NINH
Đề tài 12:
Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/07/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh
ứng dụng, phát triển CNN, đáp ứng yêu cầu phát triển bề vững và hội
nhập quốc tế đã chỉ rõ “phải gắn kết chặt chẽ việc ứng dụng, phát triển
CNTT phải đi đơi với bảo đảm an tồn, an ninh và bảo mật hệ thống thông
tin và cơ sở dữ liệu quốc gia”. Thông qua những chuyên đề đã được
nghiên cứu, anh (chị) hãy trình bày các hành vi vi phạm pháp luật trên
không gian mạng và quy định trong xử lý hành vi vi phạm pháp luật trên
không gian mạng và quy định trong xử lý hành vi tạo và lan truyền tin
giả? Liên hệ thực tế tại Việt Nam và trách nhiệm bản thân trong an tồn
thơng tin và phịng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng.

Hà Nội - 2022
1


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 12
Họ và tên

1.Nguyễn Thị Hồng Khánh
2.Nguyễn Thị Liên
3.Nguyễn Thị Linh
4.Nguyễn Huyền Linh
5.Nguyễn Thị Diệu Linh

2




MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN …………………………………………………….......................... 04
LỜI MỞ ĐẦU ……………………………………………………………............... 05
PHẦN A: CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT PHÁP LUẬT TRÊN
KHƠNG GIAN MẠNG ………….………............................................................
07
1. Khái niệm cơ bản an tồn thơng tin và an tồn thơng tin mạng ………...............
07
2. Các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng ……….………................
07
2.1. Spam, tin giả trên mạng xã hội,thư điện tử.……………………………
2.2.

Đăng tải các thông tin độc hại vi phạm ANQG, trật từ ATXH…

2.3.

Chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội ……..………………….......

2.4. Chiếm quyền giám sát Camera IP………………………………………
2.5. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản ……………………………………................ 11
2.6. Deep web và Dark web…. ……………………………………………… 11

PHẦN B: CÁC MỐI ĐE DỌA TRONG BẢO VỆ AN TOÀN THỒNG TIN,
PHỊNG,CHỔNG VI PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN KHƠNG GIAN MẠNG
HIỆN NAY ……………………………………………………………………….. 13
1. Mất kiểm sốt an tồn thơng tin………………. …...
………………...................... 13

2. Tội phạm mạng……………………………… ………………....…………….......
14
3. Các mối đe dọa khác ……………………………………………………………..
15

PHẦN C: LIÊN HỆ BẢN THÂN TRONG BẢO ĐẢM AN TỒN THƠNG
TIN VÀ PHỊNG, CHỐNG CÁC VI PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN KHÔNG
GIAN MẠNG ……………………………………………………………………. 17


3.1. Trong nhận thức ………………………………………………..………………. 17
3.2. Trong hành động …………………………………………………..…………… 17
3


KẾT LUẬN ………………………………………………...…………………….. 19

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện kì 2A tại trường Đại học Mỏ Địa chất, Khoa
Giáo dục quốc phòng đã tổ chức cho chúng em được tiếp cận với môn học mà theo chúng
em nó rất có ý nghĩa với mỗi sinh viên. Mơn Cơng tác quốc phịng và an ninh đã cung cấp
cho sinh viên một số nội dung cơ bản về cơng tác quốc phịng và an ninh, trong đó gồm
những nội dung về Phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các
thế lực thù địch đốivới cách mạng Việt Nam; Nội dung cơ bản về dân tộc, tơn giáo và đấu
tranh phịng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam.
Ngồi ra cịn trang bị cho sinh viên kiến thức cơ 3bản phòng chống vi phạm pháp luật về
bảo vệ mơi trường; phịng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an tồn giao thơng;
phịng chống một số loại tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm của người khác; kiến thức
cơ bản về an toàn thơng tin và phịng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng; an
ninh phi truyền thống và các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam... Qua đó rèn

luyện cho sinh viên kỹ năng tổng hợp, đánh giá, nhận định về lĩnh vực quốc phòngvà an
ninh; biết tư duy độc lập, đề xuất những giải pháp hữu ích nhằm thực hiện thắng lợi các
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng theo cương vị, chức trách được giao
Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo thuộc bộ mơn Giáo dục Quốc phịng đã
giảng dạy lớp trong thời gian qua đã trực tiếp giảng dạy, đã tận tâm hướng dẫn chúng em
qua từng buổi học lý thuyết và những buổi thảo luận trong suốt học kì qua.
Mặc dù đã cố gắng để thực hiện bài tiểu luận một cách hồn chính nhất. Song trong
q trình tìm hiểu lịch sử và kiến thức từ sách vở, báo mạng, những hạn chế về kiến thức
cũng như điều kiện về thời gian, kinh nghiệm làm tiểu luận của sinh viên năm nhất nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp
ý kiến của q thầy cơ để chúng em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức, kĩ năng viết
tiểu luận để phục vụ cho đồ án tốt nghiệp sau này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

4


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sống trong xã hội hiện nay, một nền công nghiệp 4.0 với những phát minh công
nghệ và mạng Internet phát triển rực rỡ, mọi thứ đều trở nên tựđộng hóa, bất kì ai cũng có
thể dễ dàng truy cập mạng tiếp cận thông tin mà chỉ cần một thiết bị di động trên tay có kết
nối Wifi, 4G hay thậm chí là 5G, bắt sóng theo sự phát triển mạnh mẽ của nền cơng nghệ
hiện đại. Những lợi ích to lớn của cuộc cách mạng kỹ thuật số đối với cuộc sống của con
người là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, kéo theo sự phát triển đó là một vấn đề vô
cùng cấp thiết được đặt ra trong thời đại ngày nay, đó chính là vấn đề an ninh mạng và việc
phịng chống vi phạm pháp luật trên khơng gian mạng. Khơng gian mạng là nơi mang đặc
tính tồn cầu và khơng biên giới, đó vừa làlợi ích vừa là thách thức lớn đối với các quốc
gia trên thế giới, trong đó cóViệt Nam. Chính vì thế, việc đảm bảo an toàn, an ninh mạng
đang là ưu tiênhàng đầu được thể hiện rõ trong quan điểm, chiến lược và hành động cụ

thểcủa mọi quốc gia.
Trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, thơng tin có vai trị đặc biệt quan trọng
và tác động to lớn đến đời sống con người, nhất là bí mật nhànước, bí mật quân sự, bí mật
kinh tế… Từ đó khiến nhu cầu tìm kiếm thơng tin, thu nhập thông tin của mọi người được
thúc đẩy, biến việc trao đổi thơng tin như một loại hình trao đổi hàng hóa giữa chủ thể có
thơng tin và chủ thể cần thơng tin. Việc tìm kiếm thơng tin trên mạng là hồn tồn dễ dàng,
tuynhiên, khơng phải lúc nào thơng tin cũng đúng sự thật 100%, thậm chí có những thơng
tin hồn tồn sai lệch, độc hại, xun tạc sự thật… Người tiếp nhận thông tin nếu không
tỉnh táo, xem xét cân nhắc kĩ trước khi tiếp nhận thơng tin thì rất dễ có khả năng bị lừa đảo,
dẫn dắt theo hướng tiêu cực, hoặc nặng hơn nữa là bị đánh cắp thông tin mật, nhạy cảm…
Không chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân, điều đặc biệt nguy hiểm hơn đó là việc Internet là
một nơi tựdo khơng biên giới, những kẻ thù chống phá Cách mạng càng dễ dàng tung
tinđộc hại, bóp méo sự thật, xuyên tạc thông tin, xoay chiều dư luận, bôi nhọ lên danh dự
và hạ thấp uy tín của Đảng và Nhà nước.
Từ những lẽ đó, em quyết định lựa chọn đề tài này để có cho mình những cái nhìn
khách quan, góp phần đẩy mạnh nhận thức về không gian mạng, đảm bảo an tồn thơng tin
của bản thân và người khác, đồng thời ngăn chặn và đẩy lùi những hành vi vi phạm pháp
luật trên môi trường mạng.
5


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm, vai trị và các mối đe dọa
trong việc đảm bảo an ninh mạng và việc phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian
mạng.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân và vận dụng
sáng tạo an tồn thơng tin và phịng chống vi phạm pháp luật trên khơng gian mạng.
3. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu:
Cơ sở lí luận: Dựa trên cơ sở lí luận về an tồn thơng tin và phịng chống vi phạm
pháp luật trên không gian mạng, cũng như chọn lọc một sốthơng tin nghiên cứu có liên

quan đến đề tài.
Phương pháp nghiên cứu: Tiểu luận có sử dụng một số phương pháp như phân tích,
tổng hợp, thống kê – so sánh, đánh giá, đối chiếu, liệt kê và một số phương pháp khác.

6


PHẦN A:
CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬTTRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
1. Khái niệm cơ bản an ninh thông tin, an ninh thơng tin mạng
An tồn thơng tin: “An tồn thơng tin là an toàn kỹ thuật cho các hoạt động của các
cơ sở hạ tầng thơng tin, trong đó bao gồm an toàn phần cứng và phần mềm theo các tiêu
chuẩn kỹ thuật do Nhà nước ban hành; duy trì các tính chất bí mật, tồn vẹn, sẵn sàng của
thơng tin trong lưu trữ, xử lý và truyền dẫn trên mạng”.
An tồn thơng tin mạng: “An tồn thơng tin mạng là sự bảo vệ thông tin, hệ thống
thông tin trên mạng tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại
trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin”.
An ninh mạng: “An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không
gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của
cơ quan, tổ chức, cá nhân”.
2. Các hành vi vi phạm phạm pháp luật trên không gian mạng
2.1. Spam, tin giả trên mạng xã hội, thư điện tử
2.1.1. Spam
Spam hay còn gọi là tin rác, có ý nghĩa là những thơng điệp vơ nghĩa và gây phiền
tối cho người nhận, được gửi đến nhiều người dùng với cùng một nội dung. Ngày nay,
spam xuất hiện trên nhiều phương tiện như spam chat, spam tin tức, spam tin nhắn, spam
trong forum, spam trên những mạng xã hội.
2.1.2. Tin giả trên mạng xã hội, thư điện tử
Theo định nghĩa của từ điển Collins, tin giả là “những thông tin sai sự thật, thường
là tin giật gân, được phát tán dưới vỏ bọc tin tức”.

Tin giả được tạo ra bằng nhiều hình thức tinh vi. Đặc biệt, hiện nay nhiều đối tượng
đã sử dụng CNTT làm giả tiếng, giả hình, giả video để tạo ra tin giả.
Giả hình: Cơng nghệ cắt ghép tạo hình ảnh người giả y như thật để tạo ra tin tức giả,
nhiều người nổi tiếng đã là nạn nhân. Và nguy hại hơn nếu họ cắt ghép với hình ảnh những
chính trị gia, người có uy tín cộng đồng để tạo dư luận giả.
Giả tiếng: Sử dụng công nghệ TTP (chuyển đổi văn bản thành tiếng nói) để tạo ra
các cuộc gọi tự động với giọng robot thu sẵn.
7


Giả video: Thực hiện bằng cách cắt ghép hình ảnh người dẫn chương trình lồng vào
dẫn bản tin giả. Clip giả nhưng có người dẫn chương trình sống động như thật.
Tin giả có thể được tạo và lan truyền nhằm các mục đích sau:
Chính trị: Tin giả được lợi dụng vào các âm mưu chính trị và làm rối loạn XH.
Thương mại: mục đích phát tán tin giả với doanh nghiệp phổ biến như: đối thủ cạnh
tranh sử dụng tin giả để tấn cơng phía bên kia, dùng những cách thức để bôi xấu về những
sự cố đã từng xảy ra trong quá khứ và khi một sự cố vừa xảy ra thì họ sẽ tìm mọi cách để
họ nhân rộng sự lên. Tin giả bịa đặt để gây bức xúc, tâm lý "tăng tương tác, tăng bán hàng"
đã khiến một bộ phận bán hàng trực tuyến chủ động tạo và lan truyền tin giả với mục đích
kinh tế hết sức rõ ràng.
2.2. Đăng tải các thông tin độc hại vi phạm ANQG, trật tự ATXH
Theo Điều 8 Luật An ninh mạng (2018), các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:
Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn
luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đồn kết tồn
dân tộc, xúc phạm tơn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;
Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động
kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành
công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;

Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi
trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng
đồng;
Xúi giục, lơi kéo, kích động người khác phạm tội.
Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự
cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt
hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây
rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thơng tin, hệ
thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; pháttán chương trình tin học gây hại
cho hoạt động của mạng viễn thơng, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thơng tin, hệ
thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; xâm nhập trái
8


phép vào mạng viễn thơng, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều
khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác.
Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn cơng, vơ
hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi
ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân hoặc để trục lợi.
Theo Khoản 1, Điều 16: Thơng tin trên khơng gian mạng có nội dung tun truyền
chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:
Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các
dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước;
Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh
hùng dân tộc.
Theo Khoản 2, Điều 16: Thông tin trên khơng gian mạng có nội dung kích động gây bạo

loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm:
Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc
dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân;
Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người
thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật
tự.
2.3. Chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội
Một số hình thức, thủ đoạn được các đối tượng sử dụng để chiếm đoạt mạng xã hội
như sau:
Hình thức Phishing: Đây là hình thức chiếm đoạt một tài khoản facebook phổ biến
nhất hiện nay và cho đến bây giờ nó vẫn là cách được hacker sử dụng nhiều nhất. Khơng
riêng gì facebook mà hầu hết các loại website nào mà có account đăng nhập đều sử dụng
được hình thức này.
Dị mật khẩu: Sau phishing facebook thì đây là một hình thức phổ biến tuy xác xuất
thành cơng khơng cao nhưng khơng thể khơng nói đến nó vì có nhiều người dùng sử dụng
những mật khẩu quá đơn giản kiểu như: 123456 , matkhau, số điện thoại , họ và
9


tên....Hacker sử dụng những phần mểm chuyên dò pass để đi dò mật khẩu nick facebook
của người dùng.
Sử dụng trojan, Keylog: Kẻ tấn công sẽ chèn một đoạn mã vào một ứng dụng,tập tin
nào đó rồi gửi thơng qua inbox, comment trên facebook hay bất cứ đâu. Khi người dùng
click vào đường dẫn đó thì ứng dụng, tập tin đó sẽ được tự động tải về máy, sau đó keylog
sẽ ghi lại tất cả những thao tác trên bàn phím của người dùng rồi gửi về cho kẻ tấn công.
Sử dụng chương trình khuyến mãi - trúng thưởng hay Mini Game: Hacker sẽ giả
chương trình trúng thưởng - khuyến mãi lớn trên danh nghĩa của và yêu cầu người dùng
xác nhận bằng cách truy cập vào đường link lạ bằng cách buộc người chơi đăng nhập mật
khẩu trước khi tham gia.
Lỗ hổng bảo mật facebook: Là hình thức tấn cơng nick facebook mạng tên “3

Friends”. Đây là hình thức lấy lại mật khẩu của facebook thông qua việc sử dụng 3 người
bạn facebook bất kì trong danh sách bạn bè. Ví dụ khi bạn qn mật khẩu thì bạn có thể
gửi yêu cầu để facebook gửi 3 mã code về cho 3 người bạn này.
Kẻ tấn công chiếm đoạt tài sản mạng xã hội nhằm các mục đích sau:
Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Hack nick facebook vì những thù hằn của cá nhân.
2.4. Chiếm quyền giám sát Camera IP
Trong những năm gần đây, thị trường Camera IP wifi phát triển nhanh chóng do nhu
cầu sử dụng của người dân tăng mạnh. Những thiết bị này chủ yếu có nguồn gốc xuất xứ từ
Trung Quốc, Đài Loan với giá thành rất rẻ. Tuy nhiên, đi kèm theo đó là các rủi ro và nguy
cơ bảo mật. Đã có nhiều gia đình, cá nhân bị lộ clip riêng tư do camera giám sát bị các đối
tượng xấu chiếm quyền giám sát.
Một số thủ đoạn:
Cách thứ nhất: Tấn công trực tiếp vào thiết bị Camera bằng cách Quét (Scan) IP và
Port của Camera rồi sau đó Hacker tìm cách xâm nhập vào hệ thống để xem hình ảnh,
video trái phép. Cách này rất phổ biến, bởi đa số người dùng camera hiện tại thường sử
dụng Password mặc định của nhà cung cấp.
Cách thứ hai: Hacker sẽ dùng một phần mềm gián điệp cài trên Camera quan sát để
tạo thành một mạng Botnet sử dụng trong một hình thức tấn cơng nổi tiếng đó là DDOS.

10


2.5. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Những chiêu trò trúng thưởng lớn đang quay trở lại hoành hành trên Facebook. Sau
khi chiếm đoạt tài khoản Facebook, các đối tượng còn tung ra nhiều cách thức để lừa đảo
khiến nhiều người dùng mất đi một khoản tiền không hề nhỏ.
Bên cạnh đó, sau khi có tài khoản đã được đánh cắp, đối tượng sẽ thực hiện ngay
việc chat với bạn bè/người thân hỏi thăm về sức khỏe, công việc và sau đó nhờ gửi tiền có
chuyện gấp. Nạn nhân khơng biết tài khoản Facebook kia đã bị tấn công nên tin tưởng và

sẵn sàng giúp đỡ.
Khơng chỉ vậy, nạn nhân cịn có nguy cơ bị tấn cơng lấy tài khoản ngân hàng thơng
qua hình thức tấn cơng phishing. Sau khi thống nhất số tiền sẽ chuyển, đối tượng lừa đảo
dùng một số điện thoại từ nước ngoài sẽ gửi 1 tin nhắn giả mạo thông báo từ Western
Union đến số điện thoại của nạn nhân với nội dung đề nghị truy cập đường link trong tin
nhắn SMS và xác nhận để có thể nhận được tiền Western Union.
2.6. Deep web và Dark web
2.6.1. Deep web
Chúng gồm những trang không được đánh dấu, chỉ mục và khơng thể tìm kiếm được
khi dùng các cơng cụ tìm kiếm thơng thường.
Web chìm bao gồm nhiều ứng dụng rất phổ biến như web mail và ngân hàng trực
tuyến nhưng nó cũng bao gồm các dịch vụ mà người dùng phải trả tiền, và được bảo vệ bởi
một paywall, như video theo yêu cầu, một số tạp chí,…
Nó bao gồm email trong tài khoản Gmail, các bản kê ngân hàng trực tuyến, mạng
nội bộ, tin nhắn trực tiếp qua Twitter, hình ảnh được đánh dấu riêng tư khi tải lên
Facebook. Chính phủ, các nhà nghiên cứu và các công ty lưu trữ dữ liệu thô không thể tiếp
cận được với công chúng.
Theo Trend Micro, một phần quan trọng của Deep Web là được dành riêng cho
những blog cá nhân hoặc chính trị, các trang tin tức, diễn đàn thảo luận, các trang web tôn
giáo và thậm chí đài phát thanh.
2.6.2. Dark web
Dark web là những nội dung mạng World Wide Web không thể truy cập bằng những
cách thông thường mà phải sử dụng các phần mềm chuyên biệt. Dark web là một phần nhỏ
của deep web, một thế giới mạng mà các cơng cụ tìm kiếm như Google hay Bing không
11


hiển thị ra. Với mong muốn ẩn danh - đặc biệt là chính phủ khi tìm cách bảo vệ những
thơng tin, mạng lưới tình báo nhạy cảm.
Một số hoạt động thường thấy ở Dark Web:

Chợ đen: Nhiều hoạt động thương mại bất hợp pháp diễn ra trên Dark web, ví dụ
như: buôn bán tiền giả, thẻ ngân hàng hay tài khoản mạng bị đánh cắp, súng, ma túy và các
chất kích thích, các sản phẩm khơng rõ nguồn gốc khác.
Khủng bố: Vì tính ẩn danh cao, nhiều tổ chức tội phạm khủng bố như IS sử dụng
không gian Dark web để phát tán các nội dung đến người dùng. Nói đến khủng bố thì
khơng chỉ là IS mà cịn có các tổ chức Mafia khác sử dụng mạng lưới này, đã từng có
trường hợp chúng nhận hợp đồng thanh tốn một người và hợp đồng đó đã ở trạng thái
được thực thi.
Khiêu dâm: Khiêu dâm trẻ em, ngược đãi hoặc làm tình với động vật, phát tán video
quay lén là những nội dung hiện hữu trên dark web. Các nội dung này đều bị các tổ chức
bảo vệ trẻ em cũng như các nước trên thế giới lên án và cố gắng dẹp bỏ
Lừa đảo: Không hiếm những trường hợp lừa tiền hoặc thanh toán người khác trên
Dark Web được thực thi.

12


PHẦN B:
CÁC MỐI ĐE DỌA TRONG BẢO VỆ AN TOÀN THỒNG TIN,
PHỊNG,CHỔNG VI PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN KHƠNG GIAN MẠNG
HIỆN NAY
Thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và vỉễn thông. Sau hai mươi năm khai sử dụng,
tính từ năm 1997, dịch vụ internet đã không ngừng mở rộng về quy mô mạng lưới, đa dạng
các loại hình dịch vụ, trở thành một trong nhũng quốc gia có tốc độ phát triền Internet
nhanh trên thế giới và khu vực. Chính phủ điện tử, các mơ hình “một cửa điện tử”, “thuế
điện tử”, “hải quan điện tử”... đã và đang góp phần giảm chi phí, nâng cao hiệu quả quản lý
hành chính cơng, đưa các chủ trương, chính sách nhanh chóng đi vào đời sống xã hội.
Người dân, doanh nghiệp kết nối với chính quyền chủ động, trực tiếp hơn.
An ninh mạng ở nước ta từng bước được quan tâm, đầu tư và phát triển, xác lập cụ

thể trong Chiến lược an ninh mạng và được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật: Bộ lụật
hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Luật an ninh mạng năm 2018, Luật An tồn
thơng tin mạng năm 2015, Luật Giao dịch điện tửnăm 2005... Tuy nhiên, do những diễn
biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực và trong nước, đặc biệt là âm mưu và hoạt
động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và tội phạm, an ninh mạng tiềm ẩn
nhiều mối đe dọa:
1.
Mất kiểm sốt an tồn thơng tin
Cơng tác bảo mật thông tin ở các cơ quan nhà nước còn nhiều sơ hở, yếu kém, theo
đánh giá năm 2017, có 41% cơ quan tổ chức khơng thực hiện việc kiểm tra, đánh giá quàn
lý rủi ro về an tồn thơng tin, dẫn tới khơng phát hiện nguy cơ mã độc tiềm ẩn sẵn trong hệ
thống, 51% cơ quan tổ chức chưa có quy trình thao tác chuẩn để phồn hồi hoặc xử lý khi
xảy ra sự cố, dẫn đến lúng túng, bị động trong khắc phục, dưa hệ thống hoạt động trở lại
bình thường, 73% cơ quan tổ chức chưa triển khai thực hiện các biện pháp an tồn thơng
tin theo quy chuẩn trong nước và quốc tế.
Tình trạng lộ, lọt thơng tin bí mật nhà nước diễn ra ngày càng nghiêm trọng trên
không gian mạng. Một số cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước đã sử dụng máy tính có kết
nối Internet để soạn thảo và lưu giữ thơng tin mật mà khơng có các biện pháp bảo vệ.
Nhiêu tài liệu có độ mật cao vê an ninh - qc phịng đã bị lộ như các nghị quyết, kế
13


hoạch, đê án, dự án của khôi cơ quan đàng, nhà nước, ban, ngành, chương trình làm việc
của các đồng chí lãnh đạo cáp cao...
Tình trạng tung tin giả trên các trang mạng xã hội diên biên phức tạp. Riêng năm
2016, bộ Thông tin và truyền thông đã xử phạt 4 trường hợp tung tin giả, tin đồn thất thiệt.
Một số cơ quan báo chí điện tử chưa chấp hành nghiên định hướng tuyên truyền, buông
lỏng quản lỹ, chạy theo thị hiếu thị trường dẫn đến tình trạng đưa các thơng tin khơng
chính xác, sai sự thật, vi phạm Luật Báo chí, đi ngược lợi ích quốc gia, thậm chí dẫn đến
dư luận phức tạp.

Các thế lực thù địch và đối tượng phản động gia tăng các hoạt động tuyên truyền,
xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, tung tin, bịa đặt gây hoang mang dư luận, kích
động biếu tình, bạo loạn; đấy mạnh các hoạt động tấn công vào cơ sở dữ liệu của các cơ
quan, tố chức, tập đồn kinh tế nhằm thu thập các thơng tin, dữ liệu…
Ý thức bảo vệ thơng tin của người dân cịn thấp, dễ bị dụ dỗ, tin theo các thông tin
sai sự thật. Theo số liệu thống kê từ chương trình đánh giá an ninh mạng của
Bkav cho thấy, 63% người dùng thường xuyên độc được tin tức giả mạo trên
Facebook và trong đó có 40% là nạn nhân hàng ngày. Cùng với đó, thơng tin cá
nhân đang trở thành mục tiêu bị tấn công và chiếm đoạt.
2.
Tội phạm mạng
Tội phạm mạng là hành vi sử dụng khống gian mạng, công nghệ thông tin hoặc
phương tiện điện tử để thực hiện tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự (theo Luật an
ninh mạng 2018). Tội phạm mạng ở nước ta được nhìn nhận trên hai phương diện chính là
những hành vi sử dụng không gian mạng làm
phương tiện thực hiện hành vi phạm tội.
Tình hình phát tán virus, phần mềm gián điệp, mã độc hại với tính chất, mức độ
ngày càng nghiêm trọng. Thiệt hại do virut máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam
có xu hưởng tăng cao. Các đối tường phạm tội không ngừng mở rộng và thay đổi các hình
thức phát tán các phần mềm độc hại như qua email, trang mạng khiêu dâm, diễn đàn, mạng
xã hội, điện thoại thông minh... Các phầnmềm được điều khiến từ xa, hoạt động ngầm, có
chức năng lấy cắp thơng tin (mật khẩu, hình ảnh...) phá hủy dữ liệu, ghi âm... và gửi tất cả
dữ liệu thu được cho đổi tượng qua thư điện tử được chỉ định trước đặt ở nước ngoài.

14


Thời gian gần đây, các hacker gia tăng mạng mẽ các hình thức tân cơng nhằm biến
máy tính người dùng thành công cụ đào tiền ảo với khoảng hơn 500 biến thể của mã độc
đào tiền ảo và cứ 10 phút một biến thể mới xuất hiện.

Tội phạm sử công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn biến phức tạp đặc biệt là
thông qua các hoạt động thương mại điện tử do sự thiếu hiểu biết, mất cảnh giác của người
dùng. Các đối tượng phạm tội thường lợi dụng việc bán hàng trên các sàn giao dịch trực
tuyến để bán hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc chuyển trước tiền vào tài khoản rồi
chiếm đoạt tài sản.
Cùng với đó, các loại tội phạm truyền thống nhưng sử dụng không gian mạng thực
hiện hành vi phạm tội cũng diễn biến phức tạp, nổi lên là các loại hình đánhbạc dưới nhiều
hình thức. Các đường dây đánh bạc có quy mơ lớn được hình thành và thường đặt máy chủ
ở nước ngoài, sử dụng các đường truyền internet cáp quang tốc độ cao và thiết lập mạng ảo
được mã hóa phức tạp đế tổ chức.
Các cơ quan đặc biệt nước ngồi đẩy mạnh các hoạt động lợi dụng khơng gianmạng
chống phá Việt Nam, đẩy mạnh các hoạt động thu thập tình báo, tiến hành phá hoại... Các
đối tượng phản động gia tăng các hoạt động chống phá, đặc biệt là tuyên truyền, xuyên tạc,
vu cáo Đảng, nhà nước, tuyển mộ lực lượng, hướng dẫn các hoạt động làm bom, mìn, kích
động khủng bố, bạo loạn.
3.
Các mối đe doạ khác
Hiện nay, Việt Nam đang trở thành mục tiêu tấn công mạng của các thế lực thù địch
và tội phạm, đặc biệt là vào hệ thống mạng thông tin quốc gia. Theo Symaltec - tập đồn
bảo vệ bí mật máy tính quốc tế, Việt Nam đứng thứ 11 trên toàn cầu về nguy cơ bị tấn công
mạng, thứ 15 về lượng phát tán mã độc, thứ 10 về tin rác và thứ 15 về bị mất quyền kiểm
soát vào tay tin tặc. Năm 2018, trung tâm ứng cứu sự cố máy tính Việt Nam (VNCERT)
ghi nhận 9.344 cuộc tấn công với 5 loại hình chủ yếu là: tấn cơng thu thập thơng tin, tấn
công leo thang đặc quyền, tấn công từ chối dịch vụ, tấn công chiếm quyền điều khiển, tấn
công mã độc.
Mục tiêu tấn công không chỉ đối với các trang web của các cơng ty, doanh nghiệp mà
cịn có các trang thông tin điện tử tên miền “vn”, đặc biệt là các trangthơng tin điện tử có
tên miền “gov.vn” của các cơ quan nhà nước. Nhiều trang tin điện tử bị tấn công nhiều lần
trong một thời gian dài, với những thời điểm lênđến hơn 300 nghìn máy trạm thực hiện
15



việc tấn công, làm tê liệt hệ thống mạng của các trang báo này khiến việc truy cập gặp
nhiều khó khăn.
Cùng với đó, xu thế tấn cơng nhằm vào các thiết bị IoT và công nghệ xác thực ngày
càng gia tăng. Theo số liệu từ Kaspersky Lab, Việt Nam nằm trong nhóm 3 quốc gia chịu
ảnh hưởng nhiều nhất từ các cuộc tấn công nhắm vào những thiết bị IoT. Thiết bị kết nối
Internet (IoT) như Router Wi-Fi, Camera IP, Smartphone... trở thành đích nhắm của hacker
mà điển hình là sự bùng nổ các biên thê mới của mã độc Mirai, trong đó có nhiều biến thể
nhắm mục tiêu đến Việt Nam.
Các sự cố mạng ở nước ta cũng diễn biến phức tạp, đặc biệt là các sự cố liênquan
đến đường truyền mạng. Bên cạnh đó, các sự cố về bảo mật cùng có chiều hướng gia tăng.
Cơng tác quản lý nhà nước đối với các dịch vụ viễn thông, internet còn tồn tại nhiều
sơ hở để các thế lực thù dịch và tội phạm lợi dụng. Nhiều trang mạng, blog đăng ký tên
miền trong nước hoạt động tượng tự báo tư nhân trên mạng, đăng tảỉ nhiều thông tin trái
chiểu, thậm chí cộng khai bày tỏ các quan điểm dối lập. Công tác quản lý nhà nước đối với
một số dịch vụ viễn thông, nhất là thuê bao di động, đầu số tin nhắn, dịch vụ internet 3G...
chưa chặt chẽ, để tình trạng “sim rác”, tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo diễn ra tràn lan.

16


PHẦN C:
LIÊN HỆ BẢN THÂN TRONG BẢO ĐẢM AN TOÀN THƠNG
TIN VÀ PHỊNG, CHỐNG CÁC VI PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN
KHƠNG GIAN MẠNG
1. Trong nhận thức
Mỗi cá nhân cần nghiên cứu, hiểu rõ ý nghĩa, giá trị, nội dung của Luật An ninh
mạng, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm và những hành vi bị cấm khi tham gia hoạt động
trên không gian mạng

Chăm chỉ học tập, trau dồi các kĩ năng trên nền tảng số
Tự bồi dưỡng kĩ năng nhận diện âm mưu, thủ đoạn gây nguy cơ mất an ninh mạng,
nhất là âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hịa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch,
các tổ chức phản động và các thông tin bài viết xấu, độc
Nâng cao ý thức phòng tránh, tự vệ khi tham gia mạng xã hội, cảnh giác trước
những tin bài xấu, sai sự thật, tệ nạn xã hội

2. Trong hành động
Bản thân cần biết nhiên cứu và sử dụng mạng xã hội đúng cách, đảm bảo an tồn
thơng tin cá nhân, không để các tin bài xấu lôi kéo
Biết nhận diện các tin bài xấu , thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, các tổ chức
phản động
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật An ninh mạng năm 2018. Luật An ninh mạng
được xây dựng nhằm bảo vệ người dùng hợp pháp trên khơng gian mạng; phịng ngừa, đấu
tranh, làm thất bại hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, chống
Nhà nước, tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ, kích động biểu tình, phá rối an
ninh trên mạng của các thế lực phản động. Phịng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, khắc phục
hậu quả của các đợt tấn công mạng, khủng bố mạng và phòng, chống nguy cơ chiến tranh
mạng.
Cần biết cách tận dụng, sử dụng mạng xã hội một cách đúng đắn và hiệu quả, biến
mạng xã hội thành một phương tiện, một kênh hữu ích để mở mang kiến thức, cùng nhau xây
dựng mơi trường văn hóa mạng xã hội lành mạnh, tránh bị các thông tin ảo chi phối tác

17


động, góp phần phịng chống, ngăn chặn những tư tưởng, quan điểm sai trái, thù địch một
cách có hiệu quả.
Phổ biến, tuyên truyền trong gia đình, người thân, bạn bè và Nhân dân nơi cư trú các
quy định của Luật An ninh mạng để mọi người nắm, hiểu và không thực hiện các hành vi

vi phạm liên quan đến an ninh mạng, góp phần xây dựng “khơng gian mạng lành mạnh từ
cơ sở”.
Tố cáo, xử lí kịp thời các tin bài xấu trên không gian mạng, không để các thông tin
xấu xuất hiện trong đời sống hàng ngày
Phổ biến sâu rộng về những hành vi bị cấm trong Luật An ninh mạng, nhất là các
hành vi sử dụng không gian mạng để tuyên truyền chống Nhà nước; tổ chức, hoạt động,
cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước;
xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đồn kết tồn dân tộc,
xúc phạm tơn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc; thông tin sai sự thật; hoạt
động mại dâm, tệ nạn xã hội; phá hoại thuần phong, mỹ tục; xúi giục, lôi kéo, kích động
người khác phạm tội; thực hiện tấn cơng mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm
mạng; lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền,
lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân hoặc để trục lợi.

18


KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu đề tài trên, chúng em đã hiểu và biết rõ hơn về các hành vi vi
phạm trên không gian mạng. Hơn thế nữa, chúng em cũng cùng nhìn lại và phân tích được
thực trạng về các mỗi đe dọa trong bảo vệ an tồn thơng tin, phịng và chống vi phạm pháp
luật trên khơng gian mạng diễn ra ở Việt Nam trong những năm trở lại đây. Thơng qua đó,
chúng em đã tìm hiểu để đưa ra những giải pháp đảm bảo và ghi nhớ những trách nhiệm
của bản thâm đối với vấn đề này.
Xã hội càng hiện đại, con người càng khó tách khỏi công nghệ. Công nghệ thông tin
đã len lỏi vào từng ngõ ngách của cuộc sống con người, bởi vậy, antoàn thông tin ngày
càng cần được chú trọng. Hiện nay, Việt Nam đã có những đạo luật để kiểm sốt hiện
tượng vi phạm pháp luật trên không gian mạng, song những thế lực thù địch ln có những
thủ đoạn lách luật ngày càng tinh vi, địi hỏi sự phát triển khơng ngừng về chun mơn của

các cơ quan chức năng có liên quan.
Bên cạnh đó, là một cơng dân trong kỷ nguyên số, mỗi người chúng ta đều cần có
hiểu biết nhất định để không bị mắc bẫy của những âm mưu trên mạng internet. Đặc biệt,
sinh viên là những người trẻ nhanh nhạy và năng động càngcần nhận thức được điều đó và
có những chiến dịch tuyên truyền để cùng cáccấp chính quyền đẩy lùi tình trạng vi phạm
pháp luật trên mạng, từ đó đảm bảo an tồn thơng tin cho toàn dân.
Sau một thời gian nghiên cứ đề tài, chúng em đã hồn thành nội dung với mong
muốn có thể truyền tải được đến người đọc những nội dung rõ ràng và đưa ra được những
vấn đề về thực trạng cũng như giải pháp cho nội dung bảo vệ an ninh quốc gia hiện nay.
Một lần nữa, chúng em xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo đã hướng dẫn và giảng
dạy chúng em hết mình trong học phần qua.

19



×