Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về trẻ em và nêu quan điểm của mình về việc bảo vệ trẻ em trong môi trường không gian mạng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.09 KB, 13 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là quốc gia luôn nhận thức sâu sắc rằng "Trẻ em là thế hệ tương
lai của đất nước", Nhà nước và tồn xã hội có trách nhiệm đối với việc tăng
cường đầu tư cho trẻ em, nhằm tạo ra những thế hệ thanh niên khoẻ mạnh, thơng
minh, hiểu biết và sáng tạo cho q trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam
là quốc gia thứ hai tham gia Công ước quốc tế về Quyền Trẻ em và cam kết thực
hiện Kế hoạch hành động vì trẻ em ngay từ thập niên 90 thế kỷ trước
Bảo vệ trẻ em, đặc biệt trên không gian mạng là trách nhiệm của gia đình,
cộng đồng, xã hội và nhà nước trong việc phòng ngừa, ngăn chặn, hỗ trợ và
phục hồi cho trẻ em để bảo đảm mọi trẻ em được sống trong mơi trường an tồn,
khơng có các hành vi xâm hại, bóc lột và sao nhãng. Trong những năm gần đây,
thực hiện pháp luật về trẻ đã có sự chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết
quả quan trọng. Hệ thống pháp luật về trẻ em từng bước được hồn thiện; cơng
tác quản lý nhà nước được tăng cường; công tác bảo vệ, xây dựng môi trường
sống an toàn và lành mạnh cho trẻ em được chú trọng; đời sống văn hóa, tinh
thần, vui chơi, giải trí, phúc lợi xã hội và các quyền dành cho trẻ em ngày càng
được bảo đảm,...
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, em đã lựa chọn vấn đề: "Phân tích
các quy định của pháp luật Việt Nam về trẻ em và nêu quan điểm của mình về
việc bảo vệ trẻ em trong môi trường không gian mạng hiện nay" làm đề tài tiểu
luận.
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT
NAM VỀ TRẺ EM
1. Khái niệm, đặc điểm về trẻ em
1.1. Khái niệm về trẻ em
Có rất nhiều khái niệm về trẻ em trên thế giới.Về mặt sinh học, trẻ em là
những con người ở giữa giai đoạn sơ sinh và tuổi dật thì. Định nghĩa pháp lý về
một “trẻ em” nói chung biểu thị một đứa trẻ, còn được biết tới là một người
chưa trường thành, khái niệm trẻ em được quốc tế sử dụng thống nhất trong
nhiều văn kiện quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em


đã định nghĩa, trẻ em có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp
pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn.
[1]
Theo quy định Điều 1 Luật Trẻ em 2016 của Việt Nam quy định “ Trẻ em
là người dưới 16 tuổi”[2]. Bên cạnh khái niệm trẻ em, các văn bản pháp luật có
liên quan đến trẻ em cũng nên làm rõ một số khái niệm như: Lao động trẻ em;


người lao động chưa thành niên, trẻ em cần bảo vệ đặc biệt; xâm hại trẻ em; bóc
lột trẻ em…Trên cơ sở làm rõ nội hàm của các khái niệm liên quan đến trẻ em,
chúng ta có thể xây được các quy định phù hợp để bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em.
1.2. Đặc điểm về trẻ em
Về mặt sinh học, trẻ em là người phát triển chưa đầy đủ về thể chất, trí
tuệ, nhân cách… Biểu hiện của sự phát triển chưa đầy đủ là tầm vóc cơ thể cịn
nhỏ bé. Họ thích hoạt động, hoạt động nhiều nhưng thể lực cịn hạn chế. Về hoạt
động trí tuệ, trẻ em nắm bắt kiến thức nhanh nhưng khả năng tập trung không
cao, kiến thức về tự nhiên và xã hội chưa nhiều, khả năng suy luận và phán đốn
cịn hạn chế. Trẻ em thường nhận thức được về mặt thực tế của các hoạt động
nhưng chưa thể đánh giá được tác động về mặt xã hội của những hoạt động đó
do cịn non nớt cả về thể lực, trí tuệ, tinh thần.
Về mặt xã hội, trẻ em chưa thể tự lập trong cuộc sống, cũng như chưa có
đủ khả năng đánh giá hành vi và tự định hướng phát triển. Về cơ bản, họ chưa có
khả năng tự bảo vệ mình trước những tác động xấu từ mơi trường tự nhiên cũng
như trước những nguy cơ bị xâm hại từ xã hội
Trẻ em là thế hệ kế cận vì tương lai họ sẽ là lực lượng lao động nòng cốt
và sẽ làm chủ thế giới. Do vậy, sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của gia đình và
cộng đồng đối với họ mang một ý nghĩa đặc biệt, không phải làm giàu cho hiện
tại, mà là để tạo ra nguồn của cải vô tận cho thế giới mai sau. Khi trẻ em được
định hướng phát triển đúng đắn, được đảm bảo về các điều kiện về vật chất và

tinh thần, được sống trong môi trường xã hội lành mạnh sẽ phát triển năng lực
toàn diện và phát triển năng lực tối đa để trở thành những cơng dân có ích nhất.
Vì lẽ đó, chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em luôn là sự nghiệp lớn của Đảng,
Nhà nước, mọi gia đình, nhà trường và của tất cả cộng đồng.
2. Khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về trẻ em
2.1. Khái niệm về pháp luật về trẻ em
Có thể khái quát khái niệm pháp luật về trẻ em là một lĩnh vực pháp luật
bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến trẻ em.
Pháp luật về trẻ em có phạm vi điều chỉnh rất rộng, liên quan đến nhiều
lĩnh vực quan hệ xã hội, đến nhiều ngành luật khác nhau. Nếu xét ở góc độ lĩnh
vực quan hệ xã hội thì pháp luật về trẻ em liên quan đến quan hệ hơn nhân gia
đình, quan hệ lao động, quan hệ hình sự, quan hệ hành chính... Cịn nếu xét ở
góc độ ngành luật thì hầu hết các ngành luật của hệ thống pháp luật Việt Nam
đều điều chỉnh về trẻ em như Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Dân sự,


Luật Quốc tịch, Luật Hình sự, Luật Lao động, Luật Hơn nhân và Gia đình và các
Luật Tố tụng hình sự, Dân sự... Ngồi ra cịn có những ngành luật điều chỉnh
riêng về trẻ em như: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Phổ cập
giáo dục tiểu học, Luật Giáo dục. Nhưng do phạm vi điều chỉnh riêng, trong mỗi
ngành luật, sự điều chỉnh pháp luật về trẻ em đều mang nét đặc thù
2.2. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về trẻ em
Có ba nguyên tắc cơ bản của pháp luật về trẻ em, đó là:
Thứ nhất, ngun tắc khơng phân biệt đối xử. Nguyên tắc không phân biệt
đối xử giữa các con hay có thể gọi là ngun tắc bình đẳng giữa các con, tức là,
trong q trình ni nấng, dạy dỗ, chăm sóc con cái, cha mẹ phải lựa chọn cách
đối xử sao cho thật cơng bằng giữa các con của mình, với con nuôi cũng như
con đẻ, con gái cũng như con trai, con riêng cũng như con chung, con ngoài dã
thú cũng như con trong dã thú, con ra đời tự nhiên cũng như con ra đời nhờ kỹ

thuật hỗ trợ sinh sản, con chưa thành niên cũng như con đã thành niên hoặc con
đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự,…Đồng thời, không được
phân biệt đối xử giữa các con dù cha mẹ đã ly hôn và không trực tiếp nuôi dạy
con
Thứ hai, nguyên tắc có quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Trẻ em
có quyền được chăm sóc, ni dưỡng để phát triển toàn diện. Trong mọi hoạt
động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích
của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu; mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em,
làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy
định của pháp luật.
Thứ ba, ngun tắc trẻ em có hồn cảnh đặc biệt đều được giúp đỡ để hòa
nhập với gia đình, cộng đồng. Theo Luật Trẻ em 2016, trẻ em có hồn cảnh đặc
biệt là trẻ em khơng đủ Điều kiện thực hiện được quyền sống, quyền được bảo
vệ, quyền được chăm sóc, ni dưỡng, quyền học tập, cần có sự hỗ trợ, can
thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an tồn, hịa nhập gia
đình, cộng đồng.
2.3. Nội dung cơ bản của pháp luật về trẻ em
2.3.1 Quyền sống còn
Đây là quyền đầu tiên cũng là quyền cơ bản của co người, trong Điều 19
Hiến Pháp 2013 có quy định: “ Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người
được pháp luật bảo hộ. Khơng ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”[3]. Quyền
được sống còn bao gồm quyền của trẻ em được sống một cuộc sống bình thường
và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất. Đó


là mức sống đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm sóc sức khỏe. Trẻ em phải
được khai sinh ngay sau khi ra đời.
Để nhấn mạnh việc bảo vệ các quyền của trẻ em, Khoản 1 Điều 37 Hiến
pháp còn quy định: Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại,

hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi
khác vi phạm quyền trẻ em.
2.3.2. Quyền được khai sinh và có quốc tịch
Việc ghi nhận quyền được khai sinh và có quốc tịch được quy định chung
tại Điều 13 Luật Trẻ em năm 2016, cụ thể như sau: “Trẻ em có quyền được khai
sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính
theo quy định của pháp luật.”. Ngồi Luật trẻ em năm 2016, Bộ luật Dân sự
2015 quy định về các quan hệ nhân thân và tài sản, cũng dành riêng hai Điều
luật để quy định về quyền này, cụ thể quyền được khai sinh được quy định tại
khoản 1, khoản 3, khoản 4 Điều 30 như sau:
+ Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.
+ Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì
phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì
khơng phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.
+ Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định.
Có thể thấy quyền được khai sinh là một trong những quyền nhân thân
quan trọng của trẻ em không chỉ được luật quốc tế quy định và bảo vệ mà pháp
luật nước ta cũng thể chế hóa quyền khai sinh này. Quyền khai sinh của cá nhân
được quy định trong Bộ luật dân sự là việc khẳng định sự bảo vệ của Nhà nước
đối với giá trị của quyền khai sinh. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá
nhân. Ngoài ra việc ghi nhận quyền đối quốc tịch đối với trẻ em nói riêng và cá
nhân nói chung tạo nên cơ sở pháp lý để cá nhân được bảo vệ tốt nhất, nhà nước
phải có quyền và nghĩa vụ nhất định đối với cơng dân của mình và ngược lại,
cơng dân cũng phải có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước mà mình mang quốc
tịch.
2.3.3. Quyền được bảo vệ
Trẻ em là những người còn rất non nớt về thể xác và tinh thần. Các em
cần sự giúp đỡ của người lớn để được an toàn. Luật Trẻ em năm 2016 quy định
về nhóm quyền được bảo vệ của trẻ em. Theo đó, trẻ em được bảo vệ khỏi sự
phân biệt đối xử, thốt khỏi sự bóc lột về kinh tế, sự lạm dụng, xâm hại về thể

xác và tinh thần, bị lơ là và bỏ rơi, bị đối xử tàn tệ, các em phải được bảo vệ


trong tình trạng khẩn cấp, khủng hoảng. Nghiêm cấm lạm dụng, bóc lột sức lao
động của trẻ em.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, giáo dục kỹ năng bảo vệ trẻ em,
phòng ngừa ngược đãi, xâm hại, bạo lực, trừng phạt trẻ em cho cha, mẹ, người
giám hộ, cán bộ quản lý về trẻ em, giáo viên trong các cơ sở giáo dục và chính
trẻ em cũng cần được quan tâm; xây dựng và công bố các tiêu chuẩn an tồn,
phịng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em ở gia đình cũng như trường học và
khu vui chơi giải trí hay nơi cơng cộng
2.3.4. Quyền được phát triển
Gồm những điều kiện để trẻ em có thể phát triển đầy đủ nhất về cả tinh
thần và đạo đức, bao gồm việc học tập, vui chơi, tham gia các hoạt động văn
hóa, tiếp nhận thơng tin, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tơn giáo. Trẻ em
cần có sự u thương và cảm thơng của cha mẹ để có thể phát triển hài hịa.
Trẻ em có quyền được phát triển năng khiếu. Mọi năng khiếu của trẻ em
đều được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, theo đó, gia
đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm phát hiện, khuyến khích, bồi dưỡng,
phát triển năng khiếu của trẻ em. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham
gia bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em; tạo điều kiện cho nhà văn hoá
thiếu nhi, nhà trường và tổ chức, cá nhân thực hiện việc bồi dưỡng, phát triển
năng khiếu của trẻ em.
Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã
hội. Cha, mẹ, người giám hộ và các đơn vị liên quan có trách nhiệm tạo mọi
điều kiện để trẻ em được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề trẻ em
quan tâm.
2.3.5. Quyền được chăm sóc của trẻ em có hồn cảnh đặc biệt
Trẻ em có hồn cảnh đặc biệt là trẻ em khơng đủ điều kiện thực hiện được
quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, ni dưỡng, quyền học

tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để
được an tồn, hịa nhập gia đình, cộng đồng.
Có thể thấy, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt là đối tượng gặp khó khăn do
những yếu tố khách quan tạo nên, là người chưa có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ, chưa thể tự bảo vệ bản thân mình khỏi những tác động bên ngoài, chưa đủ
nhận thức để điều khiển hành vi của chính mình. Pháp luật Việt Nam coi đây là
đối tượng khơng có điều kiện phát triển như những người bình thường, cần có sự
ưu tiên đặc biệt hơn.
Vì vậy, để đảm bảo quyền ưu tiên cho trẻ em có hồn cảnh đặt biệt, pháp
luật Việt Nam thiết lập hệ thống những chính sách dành riêng cho đối tượng này


gồm có chính sách chăm sóc sức khoẻ, chính sách trợ giúp xã hội, chính sách hỗ
trợ giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp, chính sách trợ giúp pháp lý, hỗ
trợ tư vấn, trị liệu và các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác.
Theo quy định tại Điều 18 đến Điều 21 Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy
định những chính sách dành riêng cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt như sau:
- Về chính sách chăm sóc sức khỏe
Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho trẻ em có hồn cảnh
đặc biệt theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Nhà nước trả hoặc hỗ trợ trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh hoặc giám
định sức khỏe cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt theo quy định của pháp luật về
khám bệnh, chữa bệnh. Trẻ em có hồn cảnh đặc biệt được hưởng các chính
sách chăm sóc sức khỏe khác theo quy định của pháp luật.
- Về chính sách trợ giúp xã hội
Nhà nước thực hiện chế độ trợ cấp hằng tháng đối với cá nhân, gia đình
nhận chăm sóc thay thế; hỗ trợ chi phí mai táng và chế độ trợ cấp, trợ giúp khác
cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt theo quy định của pháp luật về chính sách trợ
giúp xã hội.
Nhà nước hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại theo quy định của pháp luật về chính

sách trợ giúp xã hội cho trẻ em bị xâm hại và trẻ em có hồn cảnh đặc biệt đang
được bảo vệ khẩn cấp
- Về chính sách hỗ trợ giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp
Trẻ em có hồn cảnh đặc biệt được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí
học tập theo quy định của pháp luật giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp.
- Về chính sách trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tư vấn, trị liệu tâm lý và các
dịch vụ bảo vệ trẻ em khác
Trẻ em có hồn cảnh đặc biệt được trợ giúp pháp lý theo quy định của
pháp luật về trợ giúp pháp lý. Trẻ em có hồn cảnh đặc biệt được hỗ trợ tư vấn,
trị liệu tâm lý và các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác theo quy định tại Điều 48, 49,
50 Luật trẻ em 2016
2.4. Nghĩa vụ của trẻ em
Trẻ em cũng phải có nghĩa vụ để xứng đáng với những quyền được hưởng
như: nghĩa vụ đối với gia đình; đối với nhà trường, bạn bè; đối với cộng đồng xã
hội và đối với đất nước.
- Trẻ em có nghĩa vụ u q, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, bố mẹ;
kính trọng thầy giáo; lễ phép với người lớn, yêu thương em nhỏ, doàn kết với


bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hồn cảnh
khó khăn theo khả năng của mình
- Trẻ em phải chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực
hiện trật tự cơng cơng cộng và an tồn giao thơng, gìn giữ của công, tôn trọng tài
sản của người khác, bảo vệ môi trường
- Trẻ em phải biết yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức
mình
- Trẻ em nên biết sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức; tôn trọng
pháp luật; tuân theo nội quy của nhà trường; thực hiện nếp sống văn minh, gia
đình văn hóa; tơn trọng, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
- Trẻ em phải biết yêu quê hương đất nước, yêu dồng bào, có ý thức xây

dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế.
Gia đình, nhà trường, nhà nước có trách nhiệm đảm bảo các quyền của trẻ
em được thực thi cũng như giáo dục để trẻ em nhận thức rõ được nghĩa vụ, trách
nhiệm của mình đối với gia đình, nhà trường và xã hội.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP VỀ VIỆC BẢO VỆ TRẺ EM
TRONG MÔI TRƯỜNG KHÔNG GIAN MẠNG HIỆN NAY.
1. Thực trạng việc bảo vệ trẻ em trong môi trường không gian mạng
hiện nay.
Trong thời đại số, việc trẻ em sử dụng internet trở thành hoạt động bình
thường trong sinh hoạt hằng ngày. Song, bên cạnh vô số điều hữu ích, internet
cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ, hiểm họa rất khó lường, có thể gây hệ lụy tiêu cực.
Vì thế, để giúp các em học tập, vui chơi, giải trí an tồn và lành mạnh trên
mạng, cần nhiều giải pháp đồng bộ nhằm hạn chế và triệt tiêu những tác hại xấu
khi trẻ sử dụng internet.
a. Thực trạng tuân thủ pháp luật về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
Luật An tồn thơng tin mạng năm 2015, Luật Trẻ em năm 2016, Luật Tiếp
cận thông tin năm 2016 đã có những quy định về bảo vệ trẻ em. Gần đây, do tính
chất phức tạp của khơng gian mạng, Luật An ninh mạng năm 2018 đã dành điều
khoản riêng quy định bảo vệ trẻ em, quyền trẻ em trên không gian mạng. Như
vậy, khung pháp lý bảo vệ trẻ em trên khơng gian mạng từng bước được hồn
thiện.
Tuy nhiên, tội phạm xâm hại tình dục trẻ em qua mạng internet đang có
chiều hướng gia tăng với diễn biến phức tạp. Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2018,
toàn quốc phát hiện 682 vụ xâm hại 735 trẻ em, trong đó xâm hại tình dục là 572


vụ và 562 em bị xâm hại [7]. Tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em trực tuyến liên
quan đến các hành vi như: lợi dụng mạng internet để làm quen, dụ dỗ, mua
chuộc các em chụp ảnh, quay phim khiêu dâm, gặp gỡ với mục đích xâm hại

tình dục, sát hại trẻ em; phát tán phim, ảnh đồi trụy qua mạng internet,… Loại
tội phạm nguy hiểm này được che đậy tinh vi, rất khó phát hiện.
Thống kê cho thấy, mỗi ngày có hơn 720 nghìn hình ảnh xâm hại trẻ em
được đưa lên mạng, hầu hết về bạo lực, xâm hại tình dục. Trong 4 tháng đầu
năm 2020, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 (Cục Trẻ em, Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội) đã tiếp nhận 125.314 cuộc gọi đến, đề nghị được
tư vấn, hỗ trợ và can thiệp, trong đó, nhiều trường hợp bị xâm hại khi làm quen
trên môi trường mạng. Tuy chưa có số liệu cụ thể về số trẻ bị xâm hại qua môi
trường mạng, nhưng con số cuộc gọi cho thấy, nguyên nhân chính là nhiều trẻ
em chưa được gia đình, nhà trường quan tâm đúng mức [8].
b. Thực trạng thi hành pháp luật về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
Hiện nay, các cơ quan, tổ chức, cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em
và cá nhân liên quan đã tích cực tuyên truyền, giáo dục quyền của trẻ em, bảo vệ
trẻ em khi tham gia không gian mạng theo quy định của pháp luật. Chủ động
hướng dẫn các em kỹ năng biết cách phịng tránh rủi ro, các nguy cơ mà các em
có thể gặp phải khi tham gia hoạt động trên không gian mạng.
Công tác thông tin, kỹ năng tuyên truyền về các vụ việc liên quan đến
xâm hại trẻ em đôi khi cịn thiếu chính xác do khơng được hướng dẫn, kiểm tra,
biên tập kỹ lưỡng trước khi đưa tin, gây hoang mang, bức xúc trong dư luận.
Nguồn lực thực hiện các hoạt động bảo đảm quyền được vui chơi giải trí của trẻ
em cịn hạn chế; trẻ em vẫn coi các hoạt động tương tác trên không gian mạng là
sân chơi chủ yếu.
Sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ thông tin cùng với những diễn
biến phức tạp của tội phạm công nghệ cao khiến trẻ em ngày càng đứng trước
nhiều nguy cơ bị xâm hại. [9].
c. Thực trạng sử dụng pháp luật về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
Chủ quản hệ thống thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng
viễn thông, mạng internet, các dịch vụ gia tăng trên khơng gian mạng thực hiện
kiểm sốt, sàng lọc nội dung do doanh nghiệp cung cấp để không gây nguy hại
cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em. Đồng thời, cập nhật liên tục với

cơ quan quản lý nhà nước về trách nhiệm thực hiện kiểm soát và ngăn chặn các
nội dung độc hại đối với trẻ em.
Việc tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ và cộng tác viên làm
công tác trẻ em cịn gặp nhiều khó khăn do nguồn lực địa phương có hạn và cơ


quan tổ chức tập huấn không hỗ trợ cho người học là cán bộ, công chức các cấp
đi tập huấn theo cơ chế tài chính hiện hành, người học phải sử dụng ngân sách
của cơ quan cử đi học.
Mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội cung cấp dịch vụ trợ giúp nạn nhân bị
xâm hại tình dục; nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị bn bán… còn
thiếu về số lượng và yếu về chất lượng; nguồn kinh phí hoạt động cịn hạn chế,
chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, trợ giúp đối tượng. Nhiều nhân viên
không được đào tạo chuyên sâu về công tác xã hội nên còn hạn chế kiến thức, kỹ
năng, nghiệp vụ về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng và trợ giúp nạn nhân bị
xâm hại [10].
d. Thực trạng áp dụng pháp luật về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
Áp dụng pháp luật về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng được thực hiện
bởi lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và các cơ quan chức năng.
Trong ba năm qua, công an đã phát hiện và xử lý 156 vụ xâm hại trẻ em trên
không gian mạng. [12] Trên thực tế, con số chưa được phát hiện và xử lý còn
lớn hơn nhiều.
Theo thống kê, từ ngày 1-1-2015 đến ngày 30-6-2019, cả nước có 8.442
vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý, với 8.709 trẻ em bị xâm hại. Trong đó,
có 6.432 trẻ bị xâm hại tình dục; 857 trẻ bị bạo lực; 106 trẻ bị mua bán, bắt cóc,
chiếm đoạt; 1.314 trẻ bị xâm hại bằng các hình thức khác. Trong các vụ xâm hại
này thì phổ biến nhất, để lại hậu quả nặng nề, gây bức xúc dư luận nhất là xâm
hại tình dục, chiếm 75,4% tổng số vụ xâm hại trẻ em [13]. Tình trạng xâm hại
trẻ em đang tiếp tục gia tăng và biến tướng dưới nhiều hình thức ngày càng tinh
vi.

Tại một số địa phương, công tác xử lý thông tin, tố giác hành vi xâm hại
trẻ em chưa kịp thời. Cán bộ thiếu kỹ năng và kiến thức nghiệp vụ nên tham
mưu công tác hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em bị xâm hại chưa đạt yêu cầu, ở một số
địa phương chủ yếu là thăm hỏi, động viên, tặng quà, hỗ trợ tiền, chưa thực hiện
đầy đủ theo quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em.
1.2. Một số giải pháp bảo đảm về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
Thứ nhất, quán triệt đầy đủ tinh thần bảo vệ trẻ em quy định trong Hiến
pháp năm 2013 và được cụ thể hóa ở hệ thống pháp luật về trẻ em. Nhà nước
bảo hộ quyền lợi trẻ em. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm
xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những
hành vi khác vi phạm quyền trẻ em [14]. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật
về bảo vệ trẻ em trên khơng gian mạng, chính sách bảo vệ trẻ em và chế tài xử
lý nghiêm minh các loại tội phạm xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.


Thứ hai, trẻ em cần được trang bị kiến thức, kỹ năng để tham gia khơng
gian mạng an tồn. Điều này đòi hỏi các chủ thể như nhà trường, gia đình, xã
hội phối hợp hướng dẫn, giáo dục, trang bị kỹ năng sử dụng không gian mạng;
đồng thời, hướng dẫn các em kỹ năng bảo vệ bản thân trước các nguy cơ bị xâm
hại. Triển khai, lồng ghép chương trình giáo dục về thực hiện pháp luật an ninh
mạng vào các cấp học từ cấp tiểu học trở lên.
Thứ ba, tuyên truyền và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ
chức trợ giúp trẻ em. Tận dụng lợi thế của không gian mạng để kịp thời truyền
thông và nắm bắt những vấn đề của trẻ em. Hình thành những nhóm hỗ trợ trẻ
em trên khơng gian mạng, đặc biệt cần có chế độ khuyến khích, động viên
những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng tham gia bảo vệ trẻ em.
Thứ tư, đổi mới công tác tuyên truyền, ưu tiên thời điểm, thời lượng phát
sóng các chương trình về chính sách, pháp luật bảo vệ trẻ em với nội dung, hình
thức đa dạng, phong phú phù hợp với các nhóm đối tượng. Xử lý nghiêm cơ

quan, tổ chức, cá nhân, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em có hành vi vi phạm pháp
luật về trẻ em, nhất là các hành vi xâm hại trẻ em, bao che, chậm trễ, cố tình kéo
dài các vụ việc vi phạm quyền trẻ em. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực
hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em trên khơng gian mạng.
Thứ năm, Chính phủ và doanh nghiệp cần đặt mục tiêu tạo lập Hệ sinh
thái sản phẩm ứng dụng Việt đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí của trẻ em trên
mơi trường mạng, trong đó khuyến khích sử dụng các sản phẩm, dịch vụ do
doanh nghiệp Việt Nam phát triển tại các cơ sở giáo dục, chăm sóc trẻ em. Để
tạo được hệ sinh thái này, các doanh nghiệp số sẽ được hỗ trợ, khuyến khích
phát triển sáng kiến, cung cấp các giải pháp kỹ thuật an tồn, thơng tin bảo vệ
trẻ em tương tác an tồn trên mơi trường mạng
KẾT LUẬN
Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước,
là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với sự phát
triển đi lên của đất nước, trẻ em ngày càng được Ðảng, Nhà nước, xã hội và gia
đình quan tâm, chăm sóc tốt hơn.
Việc bảo vệ trẻ em là điều vô cùng thiết yếu mà mỗi quốc gia đều phải
thực hiện. Trong đó, thực tiễn pháp luật về trẻ em ở Việt Nam trong những năm
qua cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được còn bộc lộ những hạn chế, bất
cập cần tiếp tục nghiên cứu một cách thấu đáo trên cả hai phương diện lý luận
và thực tiễn pháp luật về
Nghiên cứu, phân tích đưa ra được các khái niệm, đặc điểm về trẻ em và
khái niệm về pháp luật về trẻ em. Đồng thời phân tích các quy định pháp luật về
trẻ em của Việt Nam


Phân tích các nhóm quyền cơ bản mà trẻ em có. Đồng thời nêu lên những
nghĩa vụ của trẻ em. Nghiên cứu thực tiễn việc bảo vệ trẻ em trong khơng gian
mạng hiện nay, từ đó nêu lên những biện pháp bảo vệ, phương hướng hoàn thiện
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, ngày ban hành :
20/11/1989;
[2]

Luật Trẻ em 2016, Quốc hội, 2016;

[3], [14]

Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013, Quốc hội, 2013;

[4]

Nghị định 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật trẻ em, Chính phủ,

[5]

Luật Dân sự 2015, Quốc hội, 2015

2017;
[6] TS. Nguyễn Thanh Huyền, Giáo trình pháp luật về các vấn đề xã
hội, Hà Nội, 2015
[7] ( truy cập: 27/12/2021)
[8] />(
truy
cập:
27/12/2021)
[9], [10], [13]
Chính phủ: Báo cáo số 217/BC-CP ngày 14 tháng 5
năm 2020 về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phịng, chống xâm hại trẻ
em.

[11] ( truy cập: 27/12/2021)
[12] ( truy cập: 27/12/2021)



×