Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

(TIỂU LUẬN) trong quá trình soạn thảo luật đầu tư, có ý kiến cho rằng cần hợp pháp hóa việc mua, bán bộ phận cơ thể người với kiến thức về luật hiến pháp, hãy lập luận để ủng hộphản đối ý kiến trên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 16 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------

BÀI TẬP NHĨM
MƠN: LUẬT HIẾN PHÁP
CHỦ ĐỀ 2: Trong quá trình soạn thảo Luật đầu tư, có ý kiến
cho rằng cần hợp pháp hóa việc mua, bán bộ phận cơ thể người. Với
kiến thức về Luật hiến pháp, hãy lập luận để ủng hộ/phản đối ý kiến
trên.

NHÓM
LỚP
QUAN ĐIỂM

: 04
:
: Phản đối

Hà Nội, 2021
1


2


MỤC LỤC
BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM 4
MỞ ĐẦU

5



NỘI DUNG 5
I - LÀM RÕ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN: 5
II - NỘI DUNG TRANH BIỆN:

5

1. Luận điểm 1: Hợp pháp hóa mua, bán bộ phận cơ thể người là đi ngược
lại với quyền con người:......................................................................................6
1.1. Đe dọa quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng con
người.................................................................................................................6
1.2. Sự bất bình đẳng về cơ hội trong cuộc sống giữa bộ phận người giàu
và người nghèo:...............................................................................................7
2. Luận điểm 2: Hợp pháp hóa mua bán bộ phận cơ thể người là trái lại với
đạo đức, mất đi tính nhân đạo...........................................................................9
3. Luận điểm 3: Bộ phận cơ thể người không phải là hàng hóa...................10
4. Luận điểm 4: Giải pháp giúp tăng nguồn hiến tạng, bộ phận cơ thể
người:..................................................................................................................11
KẾT LUẬN 13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

14

3


PHIẾU CHẤM ĐIỂM TRANH BIỆN – KHĨA 46 VB1CQ
Nhóm:………………………………………………………………………………..
Lớp:
………………………………………………………………………………….

Chủ

đề

tranh

biện:

……………………………………………………………...........
Giảng

viên

chấm:

………………………......................Chữ

ký:

…………………….
Điểm
tối đa

Tiêu chí đánh giá

Điểm đánh
giá
của Ghi chú
giảng viên


Nắm rõ chủ đề tranh biện, thể hiện rõ ràng quan điểm ủng hộ/
phản đối.
Các lập luận có liên quan đến luận điểm chính; logic và chặt

Nội dung bài
chẽ.
tranh biện
Thông tin đưa ra rõ ràng và chính xác.

3

Có sử dụng số liệu, ví dụ minh họa cho luận điểm, có độ tin
cậy cao.
Bố cục hợp lý, rõ ràng dễ theo dõi…
Hình thức Lỗi chính tả và văn phạm.
Hình ảnh, clip, biểu đồ hấp dẫn và thu hút.
trình bày
Có trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo.
Phong cách thuyết trình tự tin, linh hoạt, năng động, cuốn hút.
Nhóm tranh biện có sự phối hợp trong thời gian thuyết trình và

Buổi
biện

1

trả lời tranh biện.
Nhóm tranh biện nắm vững nội dung trình bày nội dung một
tranh cách thuyết phục.
4

Tranh luận đúng chừng mực và kiểm soát được cảm xúc trong
tranh biện.
Đúng thời gian.
Các lập luận phản bác chính xác, phù hợp và mạnh mẽ.
Trả lời được các câu hỏi của các nhóm quan sát..
dõi Đặt câu hỏi có liên quan đến chủ đề tranh biện

Theo
nhận xét các
cặp
tranh Nhận xét về tính thuyết phục và kỹ thuật tranh biện cuốn hút.
biện khác

2

MỞ ĐẦU
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, tính đến
16/10/2020, cả nước đã thực hiện được 5.225 ca ghép tạng, trong đó có 5225 ca
4


ghép nội tạng, 2 ca ghép chi thể. Về công tác vận động hiến tạng, tính đến ngày 3112-2020, đã lên đến 40.257 trường hợp đăng ký hiến tạng sau khi chết, chết não.
Tuy nhiên thì những số liệu trên vẫn chưa thể đáp ứng được con số ước tính
khoảng 10.000 ca chờ ghép thận, hàng ngàn ca chờ ghép gan… đang tăng lên
không ngừng ở nước ta. Nguyên nhân chính khơng xuất phát từ việc hạn chế về
vấn đề y tế, kỹ thuật mà là do thiếu hụt đi nguồn cung cấp mô, tạng hiến. Điều này
đã dẫn đến một vấn nạn vô cùng nhức nhối trong xã hội ngày nay đó là nạn mua,
bán nội tạng, bộ phận cơ thể người qua chợ đen. Đây là hành vi trái pháp luật do
căn cứ vào điểm đ, khoản 1, Điều 6, Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ban hành ngày
17/06/2020: Pháp luật nghiêm cấm các hoạt động mua, bán người, mô, xác, bộ

phận cơ thể người, bào thai người. Trước tình trạng đó, trong q trình soạn thảo
Luật Đầu tư, đã có ý kiến cho rằng cần hợp pháp hóa việc mua, bán bộ phận cơ thể
người. Xoay quanh vấn đề này đã có rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra, tuy
nhiên chúng ta nên phản đối việc hợp pháp hóa mua, bán bộ phận cơ thể người. Và
để khẳng định quan điểm này là đúng và cần thiết, sau đây chúng em xin phép
được đưa ra những lập luận sau:
NỘI DUNG
I - LÀM RÕ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN:
Luật Đầu tư: là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc
thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức thực
hiện và quản lý hoạt động đầu tư kinh doanh.
Hợp pháp hóa: là q trình loại bỏ một lệnh cấm pháp lý đối với một cái gì đó
hiện khơng hợp pháp.
Bộ phận cơ thể người: là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô
khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định.
II - NỘI DUNG TRANH BIỆN:
1. Luận điểm 1: Hợp pháp hóa mua, bán bộ phận cơ thể người là đi ngược

lại với quyền con người:
1.1. Đe dọa quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng con người.
5


1.1.1. Cơ sở lập luận:
Căn cứ Điều 19 Hiến pháp năm 2013 quy định cụ thể như sau: “Mọi người có
quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Khơng ai bị tước đoạt
tính mạng trái pháp luật.”
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền
bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và
nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối

xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”
Căn cứ khoản 2 Điều 38 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nghiêm cấm các hành
vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng.”
1.1.2. Phân tích lập luận:
Nhìn vào hiện trạng của nạn mua bán bộ phận cơ thể người hiện nay khi việc
này cịn đang là trái pháp luật, có thể thấy khi nhà nước ta hợp pháp hóa hình thức
mua bán này sẽ chẳng khác nào “vẽ đường cho hươu chạy”: Một thị trường mua
bán bộ phận cơ thể người được hình thành, nơi những kẻ xấu nhắm đến những
người dân vô tội với mục đích bắt cóc, giết người lấy nội tạng, bộ phận cơ thể rồi
từ đó lợi dụng sơ hở pháp lý để có thể bán “món hàng” đó một cách hợp pháp. Như
vậy nó xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của người dân, khiến người dân ln
phải sống trong lo âu, sợ hãi.
Khi hợp pháp hóa việc mua, bán bộ phận cơ thể người dẫn đến tình trạng sức
khỏe của người bán không được đảm bảo. Bởi vì, nếu “hiến” sẽ được chăm sóc,
phục hồi sức khỏe miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến tại cơ sở y tế và được
khám sức khỏe định kỳ miễn phí; được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí,…Thì đối
với những người bán bộ phận cơ thể, họ nhận được một khoản tiền lớn ngay sau
khi thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên, sau đó họ phải tự lo cho chính bản thân. Từ đó
gây ra hệ quả rất nhiều trường hợp gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về sức
khỏe, có thể mất tới 41% sức khỏe, tiền bán cịn khơng đủ tiền thuốc, thậm chí là
thương tật vĩnh viễn, mất khả năng lao động.1 Có thể thấy rằng, phía sau những
1 Tính xem cơ thể bạn đáng giá bao nhiêu?. (2021). Retrieved 20 December 2021,
from />fbclid=IwAR2vGFAwQ1Mo7zlEdY6ZzYYtcifOVIAHlw9YhRkMe5cIRY61ZQQjNLw-D6Y

6


cuộc mua bán ấy là nỗi đau, là nước mắt muộn màng của những phận người trót
bán đi một phần sự sống của chính mình. Rất nhiều người lâm vào cảnh “sống
không bằng chết”, nợ vẫn chồng nợ, sức khỏe suy kiệt.

1.1.3. Dẫn chứng:
Theo báo An ninh thế giới, tờ báo dẫn lời các ngư dân Hy Lạp cho biết, những
xác chết biến dạng mà họ vớt được trên biển rất có thể là thi thể của những người tị
nạn không may bị mắc kẹt trong lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, bị lừa vào đường dây đưa
người di cư đến châu Âu, và cuối cùng đã trở thành nạn nhân của những kẻ buôn
người. Họ đã bị lấy cắp nội tạng và thi thể bị ném xuống biển Địa Trung Hải nhằm
mục đích phi tang.2
Theo báo Cơng an Nhân Dân, thì hầu như số người bán tạng khơng quay lại
kiểm tra sức khỏe định kỳ bởi khoản phí này là rất cao, cũng như sau khi hiến một
phần cơ thể sẽ dẫn đến việc suy giảm khả năng lao động và suy giảm sức khỏe, từ
đó, vấn đề tài chính thì chưa chắc đã được cải thiện, mà vấn đề về sức khỏe, an
sinh xã hội thì lại đi xuống.
1.2. Sự bất bình đẳng về cơ hội trong cuộc sống giữa bộ phận người giàu và
người nghèo:
1.2.1. Cơ sở lập luận:
Căn cứ Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định cụ thể như sau:
1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2: Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa,
xã hội.
Theo tuyên ngôn Istanbul về buôn bán tạng và ghép tạng du lịch (phiên bản
2018): Chủ trương thương mại nội tạng nhắm đến những người dễ bị tổn thương
(như người mù chữ và nghèo khổ, người nhập cư khơng có giấy tờ, tù nhân, người
tị nạn chính trị hoặc kinh tế), tuyên bố người nghèo bán nội tạng của họ là bị bóc

2 Sự thật khủng khiếp về nạn bn bán nội tạng người di cư - Báo An ninh thế giới. (2021). Retrieved 25
December 2021, from />
7


lột bởi những người giàu có hơn ở nước của họ hoặc khách du lịch đến ghép tạng

từ nước ngoài.3
1.2.2. Phân tích lập luận:
Khi những người thuộc nhóm lao động thu nhập thấp của xã hội cần được ghép
tạng, họ khơng cịn hy vọng gì vào việc được sống nữa. Bởi để được sống họ phải
bỏ ra một số tiền lớn, có thể là cả gia tài để mua lại chúng. Và không thể đảm bảo
được rằng, sau khi cấy ghép họ có thể chi trả hết, trở lại một cuộc sống bình
thường, hay lại vướng vào nợ nần chồng chất. Cịn đối với người cần tạng có khả
năng chi trả, họ chắc chắn sẽ sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn miễn là đáp ứng
được nhu cầu của họ. Người giàu thì được sống, người nghèo thì phải chết, đó
khơng phải là một xã hội mà Việt Nam ta hướng đến.
Vậy cịn đối với người bán thì sao? Những người bị thiệt hại ở đây vẫn không ai
khác ngoài bộ phận người dân lao động nghèo khổ, hay những người thiếu hiểu
biết chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt. Quá dễ dàng để có thể kiếm được một số tiền
lớn với việc bán đi một phần cơ thể mình nhưng có thể sẽ bị hệ lụy về sức khỏe,
năng lực lao động, rồi nghèo vẫn hoàn nghèo.
1.2.3. Dẫn chứng:
Kể từ khi chính phủ Iran hợp pháp hóa bán tạng, những công dân nghèo ở nước
này sẵn sàng bán các phần cơ thể khỏe mạnh của mình để ni sống gia đình 4.
Thực tế, các nghiên cứu về ghép thận tại Iran cho thấy gần 80% người cho sống là
người không cùng huyết thống, đa phần là người nghèo trong xã hội. Tỷ lệ biến
chứng và tử vong sau mổ cũng cao hơn các nước khác trên thế giới.5
2. Luận điểm 2: Hợp pháp hóa mua bán bộ phận cơ thể người là trái lại với

đạo đức, mất đi tính nhân đạo.
3 (2021). Retrieved 25 December 2021, from />%20ISTANBUL%20v%E1%BB%81%20bu%C3%B4n%20b%C3%A1n%20t%E1%BA%A1ng%20v
%C3%A0%20gh%C3%A9p%20t%E1%BA%A1ng%20du%20l%E1%BB%8Bch%20-%20The
%20Declaration%20of%20Istanbul%20on%20organ%20trafficking%20and%20transplant
%20tourism1539848556.pdf
4 Bác sĩ Việt Nam tranh luận nên hợp pháp hóa hay cấm buôn bán tạng. (2021). Retrieved 22 December
2021, from />5 Iran: Hợp pháp hóa bn bán nội tạng người và những hệ lụy. (2021). Retrieved 22 December 2021,

from s/the-gioi/iran-hop-phap-hoa-buon-ban-noi-tang-nguoi-va-nhung-he-luy.html

8


2.1. Cơ sở lập luận:
Căn cứ khoản 1 Điều 35 Bộ luật Dân sự năm 2015 số 91/2015/QH13 được Quốc
hội thơng qua ngày 24/11/2015 và có hiệu lực vào ngày 01/01/2017 quy định về
“Quyền hiến bộ phận cơ thể” cụ thể như sau: “Cá nhân có quyền hiến mơ, bộ phận
cơ thể của mình khi cịn sống hoặc hiến mơ, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau
khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học
và các nghiên cứu khoa học khác.”
Căn cứ Khoản 3 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 định cụ thể như sau: “Mọi người
có quyền hiến mơ, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc
thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác
trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.”
Theo ban chỉ đạo của hội nghị thượng đỉnh Istanbul di sản ghép tạng bị đe dọa
bởi buôn bán nội tạng và du lịch ghép tạng. Tuyên ngôn này nhằm mục đích chống
lại các hoạt động hợ

9


p pháp mua bán nội tạng để bảo tồn sự cao quý của việc hiến tạng.6
2.2. Phân tích lập luận:
Về mặt thuật ngữ, bản thân từ “hiến” cũng thể hiện rõ là một nghĩa cử nhân văn
trên tinh thần tự nguyện, cống hiến cho cộng đồng và xã hội, vì mọi người mà
khơng cần địi hỏi bất kỳ sự trao đổi lợi ích vật chất nào, là một nghĩa cử đáng
được tơn trọng và khuyến khích.
Việc hợp pháp hóa mua bán nội tạng người đồng nghĩa với việc khiến cho

những hành động hiến tặng mơ, tạng từ thiện khơng cịn giá trị, bản chất nhân đạo,
tinh thần nhân văn đã bị đánh mất. Đây là vấn đề liên quan đến đạo đức xã hội, nếu
không được quan tâm đúng cách thì về lâu về dài sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến nhận
thức của cộng đồng: nếu bộ phận cơ thể người trở thành một món hàng bn bán
thì phải chăng trong tương lai, chính con người chúng ta cũng có thể trở thành một
món hàng bn bán cơng khai?
2.3. Dẫn chứng:
Giáo sư Trần Ngọc Sinh – Phó chủ tịch Hội ghép tạng Việt Nam chia sẻ: “Nghề
y thực hiện chức năng nhân đạo, nếu buôn bán thân là việc làm vô nhân đạo, sao y
bác sĩ lại đồng ý tiếp tay vì lý lẽ cứu người. Y giới chịu trách nhiệm cao nhất về
sinh mạng bệnh nhân nhưng cũng phải chịu trách nhiệm cao nhất về đạo đức hiến
tạng.”7
3. Luận điểm 3: Bộ phận cơ thể người không phải là hàng hóa.

3.1. Cơ sở lập luận:
Căn cứ khoản 3, Điều 4 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến,
lấy xác năm 2006 số 75/2006/QH11 được Quốc hội thơng qua ngày 29/11/2006, có

6 (2021). Retrieved 22 December 2021, from />%20ISTANBUL%20v%E1%BB%81%20bu%C3%B4n%20b%C3%A1n%20t%E1%BA%A1ng%20v
%C3%A0%20gh%C3%A9p%20t%E1%BA%A1ng%20du%20l%E1%BB%8Bch%20-%20The
%20Declaration%20of%20Istanbul%20on%20organ%20trafficking%20and%20transplant
%20tourism1539848556.pdf
7 Bác sĩ Việt Nam tranh luận nên hợp pháp hóa hay cấm bn bán tạng. (2021). Retrieved 28 December
2021, from />
10


hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007 ghi nhận vấn đề này thành ngun tắc: “Khơng
nhằm mục đích thương mại.”
Theo Tuyên bố Istanbul về buôn bán tạng và ghép tạng du lịch (phiên bản 2018),

hội nghị Istanbul kết luận chủ trương thương mại hóa ghép tạng, lợi dụng những
người dễ bị tổn thương và lợi dụng du lịch để buôn bán tạng phải bị cấm.8
3.2. Phân tích lập luận:
Hợp pháp hóa mua bán bộ phận cơ thể người chính là biến bộ phận đó trở thành
những món hàng hóa để công khai mua bán đổi lấy tiền. Không thể phủ nhận rằng
việc này có thể giải quyết tình trạng nguồn mô tạng khan hiếm. Tuy nhiên, những
hệ lụy tiêu cực mà việc hợp pháp hóa mua bán nội tạng mang đến còn lớn hơn:
Một thị trường thương mại với vật được bán là bộ phận cơ thể con người. Hãy thử
nghĩ đến việc chênh lệch tỷ giá tiền tệ giữa Việt Nam và những nước phát triển
hơn, nó sẽ tạo nên một làn sóng “du lịch ghép tạng” đến Việt Nam khi người mua
chỉ việc bỏ ra một số liền nhỏ hơn đáng kể để có được “món hàng” mình cần.
Phó giám đốc tổ chức Cơng nghệ Y tế và Dược phẩm của WHO cho biết: “Nội
tạng người không phải một phụ tùng thay thế, khơng một ai có thể định giá một cơ
quan sẽ cứu sống một người khác”. 9Như vậy, bộ phận cơ thể người mặc dù có tính
giá trị và giá trị sử dụng nhưng nó khơng phải là cái con người có thể tạo ra trong
quá trình sản xuất mà đó là tạo hố ban tặng cho mỗi người và nó tạo thành sự
thống nhất của cơ thể con người để con người có thể tồn tại và phát triển bình
thường, nó gắn liền với quyền nhân thân của mỗi người do đó nó khơng được coi
là hàng hố như vậy nó đương nhiên là khơng được phép trao đổi mua bán trên thị
trường vì mục đích thương mại.
3.3. Dẫn chứng:

8 (2021). Retrieved 24 December 2021, from />%20ISTANBUL%20v%E1%BB%81%20bu%C3%B4n%20b%C3%A1n%20t%E1%BA%A1ng%20v
%C3%A0%20gh%C3%A9p%20t%E1%BA%A1ng%20du%20l%E1%BB%8Bch%20-%20The
%20Declaration%20of%20Istanbul%20on%20organ%20trafficking%20and%20transplant
%20tourism1539848556.pdf
9 WHO proposes global agenda on transplantation. (2007). Retrieved 24 December 2021,
from />
11



Tại Mỹ giá một quả thận trung bình 45.000 USD, thì tại Trung Quốc chưa đến
20.000 USD. Ngồi ra, giá cả cho những ca ghép đã tính chi phí lưu trú, nghỉ
dưỡng chỉ bằng 50% so với chi phí phẫu thuật tương tự ở Mỹ. 10
Theo báo cáo của Tổ chức Ân xá quốc tế và Organs Watch, các chuyến du lịch
gắn với cấy ghép nội tạng đặc biệt nổi trội ở các nước: Brazil, Bulgaria, Haiti, Ấn
Độ, Mexico, Moldova, Mozambique, Pakistan, Paraguay, Peru, Romania, Salvador
và Thổ Nhĩ Kỳ với hàng ngàn vụ cấy ghép bất hợp pháp được thực hiện mỗi năm
cho các khách du lịch giàu có...
4. Luận điểm 4: Giải pháp giúp tăng nguồn hiến tạng, bộ phận cơ thể người:

Thứ nhất, Luật chưa đề cập vấn đề hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác của tử tù
nhằm phục vụ cho việc chữa bệnh và nghiên cứu khoa học nên gây khó khăn cho
các cơ sở y tế nhận xác trong trường hợp người có án tử hình muốn hiến xác cho y
học để họ thực hiện nguyện vọng cuối cùng.11
Thứ hai, tại Điều 5 của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến,
lấy xác quy định: “cá nhân từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
có quyền hiến xác, bộ phận cơ thể người sau khi chết”. Vì vậy, nên mở rộng độ
tuổi đối với người hiến tặng mô, tạng chết não. Nghĩa là bất kỳ người nào nếu chết
não (dù dưới 18 tuổi, là trẻ em) được gia đình xác nhận là khi cịn sống, người đó
có nguyện vọng hiến tặng mơ tạng nếu chẳng may qua đời và Luật cần sửa đổi
theo hướng không giới hạn độ tuổi đối với người hiến sau khi chết não.12
Thứ ba, Luật đã quy định khá cụ thể về quyền lợi cũng như biểu dương người
hiến xác, bộ phận cơ thể người sau khi chết song lại khơng có quy định nhằm động
viên, ghi nhận và tơn vinh về mặt tinh thần cho gia đình họ. Do đó, Luật nên có

10 ONLINE, T. (2006). Du lịch ghép tạng. Retrieved 25 December 2021, from />11 Theo Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 5/2013 với nhan đề “Một số bất cập cần được
sửa đổi, bổ sung trong Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác"- TS Trần Thị Huệ
12 ThS. Nguyễn Hoàng Phúc(Bộ Y tế)
NCS. Đoàn Thị Ngọc Hải(Đại học Luật Hà Nội).

Quy định về hiến tặng mô, tạng theo pháp luật một số nước trên thế giới và những gợi mở cho Việt Nam .
(2021). Retrieved 26 December 2021, from />
12


những quy định nhằm động viên, ghi nhận và tôn vinh về mặt tinh thần cho gia
đình của người hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết.13
Ngoài ra, các cơ quan chức năng đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu rõ về
bản chất của việc hiến tạng và ý nghĩa to lớn của nghĩa cử cao đẹp này 14. Do người
dân vẫn còn những tư tưởng sai lầm về cái chết “toàn thây”.

13 Xem lại phụ lục 12

14Lan tỏa phong trào “Cho đi là còn mãi” (2021). Available at: (Accessed: 26 December 2021).

13


KẾT LUẬN
Từ những lập luận trên, có thể thấy rằng việc hợp pháp hóa mua, bán bộ phận cơ
thể người sẽ gây nên rất nhiều hệ lụy tiêu cực. Nó không chỉ làm mất đi vẻ đẹp
nhân văn của việc hiến tạng mà còn đe dọa tới sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng tới
sự cơng bằng xã hội. Tóm lại, chúng ta khơng nên hợp pháp hóa mua, bán bộ phận
cơ thể người tại Việt Nam và phải có những hình phạt răn đe hơn nữa cho những
hành vi mua bán trái phép này. Cũng như đưa ra những giải pháp đúng đắn, kịp
thời để đáp ứng được nguồn cầu vô cùng lớn về tạng, bộ phận cơ thể người.

14



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I- Văn bản pháp luật:
1. Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội thông qua ngày 28/11/2013 và có hiệu
lực ngày 1/1/2014.
2. Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH13, ngày 24/11/2015 của Quốc hội, hiệu lực
thi hành từ ngày 01/01/2017.
3. Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006, số
75/2006/QH11 được Quốc hội thơng qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực thi
hành từ ngày 1/7/2007.
II- Tạp chí luật học:
1. TS Trần Thị Huệ, Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 5/2013 với nhan đề “Một
số bất cập cần được sửa đổi, bổ sung trong Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận
cơ thể người và hiến, lấy xác.”
III- Internet:
1. />%3DIwAR2vGFAwQ1Mo7zlEdY6ZzYYtcifOVIAHlw9YhRkMe5cIRY61Z
QQjNLwD6Y&sa=D&source=docs&ust=1640800328920846&usg=AOvVaw1vNYb
WYS2gC6qqteJyewnS
2. />
3. />
4. s/the-gioi/iran-hop-phap-hoa-buon-ban-noi-tang-nguoi-vanhung-he-luy.html

5. />
6. />15


7. />
16




×