Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI Quan điểm hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.82 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN : PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÁC
VẤN ĐỀ XÃ HỘI
Đề tài : Quan điểm hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ở
Việt Nam
Sinh viên: Phùng Thị Minh Huệ
Lớp: A – k67
Mã SV : 675609032
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Văn Hiếu

HÀ NỘI, 2019

1


A. Giới thiệu
1. Vấn đề nghiên cứu và bản chất của vấn đề nghiên cứu.
Vấn đề hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới hiện nay trên thế giới đã có đã có 28
quốc gia/vùng lãnh thổ chính thức công nhận hôn nhân đồng giới: Áo Argentina,
Bỉ, Bồ Đào Nha, Brasil, Canada, Colombia, Đan Mạch, Đài Loan, Đức, Ecuador,
Hà Lan, Hoa Kỳ, Iceland, Ireland, Luxembourg, Malta, México (chỉ một số bang),
Na Uy, Nam Phi, New Zealand (trừ Niue, Tokelau và Quần đảo Cook), Pháp, Phần
Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Úc, Uruguay, Vương quốc Anh (trừ Bắc Ireland).
Hơn 80 quốc gia coi đồng tính luyến ái là tội phạm, thậm chí một số nước còn áp
dụng lệnh tử hình. Những quốc gia còn lại không coi đồng tính luyến ái là tội phạm
nhưng không được công nhận hôn nhân đồng giới. Và tại Việt Nam thì việc hợp
pháp hôn nhân đồng giới vẫn chưa được công nhận, nước ta đã luật pháp đã có cái
nhìn cởi mở hơn về những người đồng tính cũng như hôn nhân đồng giới khi mà


theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 thì kết hôn giữa những người
cùng giới tính là một trong 05 trường hợp cấm kết hôn và có thể sẽ bị xử phạt hành
chính. Tuy nhiên theo trong luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 hiện hành thì hiện
nay pháp luật không quy định hôn nhân đồng giới thuộc vào các trường hợp bị cấm
kết hôn. Tại khoản 2 điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 chỉ quy định. Và
đây có thể coi là một bước tiến mới về sự thay đổi tư duy, sự cởi mở hơn và cái
nhìn khác của người làm lập pháp với người đồng tính và cách nhìn về hôn nhân
đồng giới.
2. Đối tượng
- Những người đồng tính: đồng tính nữ (lesbian), đồng tính nam (gay), song tính
(thích của hai giới nam và nữ), chuyển giới.
3. Địa bàn nghiên cứu
- Tại Việt Nam.

2


4. Thời gian thực hiện nghiên cứu
Nội dung

27/12

28/12 29/12 30/12 31/12

1/1

Nghiên cứu luật hôn nhân và gia
đình năm 2000 và 2014.
X
Đọc các bài báo liên quan đến


X

việc hợp pháp hóa hôn nhân

X

đồng giới tại Việt Nam .
Đọc các bài viết về quan điểm
hợp pháp hôn nhân đồng giới tại
Việt Nam của chính những

X

người trong cuộc thông qua các
diễn đàn.
Đọc các luật về việc hợp pháp
hôn nhân đồng giới tại các nước X
trên thế giới đã công nhân việc
hợp pháp này.
Lập bảng khảo sát về quan điểm
của mọi người về việc hợp pháp

X

hóa hôn nhân đồng giới tại Việt
Nam.
Bắt đầu làm bài nghiên cứu.
Xem xét lại tổng thể toàn bài
nghiên cứu , sửa lại những điều


X

X

X
X

chưa hợp lí.
5. Lí do lựa chọn vấn đề nghiên cứu
Hôn nhân đông giới còn là một vấn đề gây ra ra rất nhiều tranh cãi ở Việt Nam và
chưa được pháp luật Việt Nam công nhận. Tuy nhiên trên thế giới hiện nay đã có
28 quốc gia hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới và được pháp luật bảo vệ các quyền
lợi và lợi ích hợp pháp có liên quan như các vợ chồng khác. Ở Việt Nam vẫn còn
rất nhiều người trong xã hội kì thị và xa lánh họ thậm chí là chửi rủa và đánh đập
họ, bị coi đây là một loại bệnh. Và ngay cả những nơi văn minh được tiếp thu
những tư tưởng hiện đại , hiểu biết về các vấn đề này nhưng vẫn không tránh khỏi
3


những vẫn xảy ra trường hợp kì thị. Để mà trả lời cho câu hỏi có nên hợp pháp hóa
hôn nhân đồng giới ở Việt Nam hay không thì đó là một câu hỏi hiện nay vẫn chưa
có câu trả lời rõ ràng vì mới chỉ có các dự thảo được đưa lên quốc hội những chưa
được thông qua , bởi đây là một vấn đề liên quan đến nền văn hóa của nước ta vì
nước ta là một nước có nền văn hóa Á Đông , nếu có thừa nhận thì nó không phù
hợp với thuần phong mĩ tục , truyền thống gia đình Việt Nam, không phù hợp vớ
qui luật sinh học và không đảm bảo chức năng nòi giống của gia đình và một điều
qun trọng nữa là luật pháp nếu thừa nhận hôn nhân đồng giới thì sẽ phải sửa đổi,
bổ sung tất cả các quy định liên quan trong hệ thống pháp luật, như xác định quan
hệ vợ chồng, quan hệ tài sản, xác định cha, mẹ con. Cùng với đó là các vấn đề sửa

đổi hộ tịch sẽ phát sinh, gây ra việc khó khăn trong việc thực thi, quản lý. Tuy
nhiên về luật pháp thì họ không cấm người đồng giới yêu nhau và có thể kết hôn
như các cặp vợ chồng khác nhưng họ sẽ không được pháp luật công nhân là vợ
chồng trên giấy tờ. Đây la một vấn đề, mà nhà nước ta cũng rất quan tâm và có
những cách nhìn cởi mở và tích cực hơn về người đồng tính nhưng để hợp pháp
hôn nhân đồng giới thì lại là một vấn đề cần phải cân nhắc kĩ lưỡng và cần có thời
gian.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
+ Nghiên cứu về các chính sách và các qui định pháp luật về việc hợp pháp hóa
hôn nhân đồng giới ở Việt Nam. Đọc thêm của các nước khác trên thế giới để có
thể so sánh giứa Việt Nam và các nước khác về vấn đề này.
+ Nghiên cứu các bài báo , các bài viết của các chuyên gia , của chính những người
trong cuộc thông qua các diễn đàn để hiểu thêm về họ và những nguyện vọng tâm
tư của họ.
- Khảo sát qua bảng hỏi trên internet: Tôi đã làm một cuộc khảo sát với khoảng 70
người( cả nam và nữ ở độ tuổi trung niên 40 người và thanh niên 30 người ) về
hiểu hiểu biết về cộng đồng LGBT và việc có nên hợp pháp hóa hôn nhân đồng
giới ở Việt Nam hay không. Ở độ tuổi thanh niên 18-25 ( 30 người) thì họ đều
4


hiểu biết rất rõ về cộng đồng LGBT và 80% là ủng hộ hôn nhân đồng giới , 20%
còn lại thì họ ủng hộ người đồng tính nhưng không ủng hộ việc kết hôn giữa họ vì
họ cho rằng con người quyền được yêu kể cả những người cùng giới nhưng để ủng
hộ hôn nhân đồng giới thì hoàn toàn không phù hợp với một đất nước nơi gia đình
là nền tảng của xã hội, một đất nước có nền văn hóa mang đậm nét Á Đông như
Việt Nam. Còn ở độ tuổi trung niên (40-60) thì lại ngược lại với những người ở độ
tuổi thanh niên, họ gần như không đồng ý việc kết hôn giữa những người đồng giới
và hỏi họ biết về cộng đồng LGBT thì rất ít người biết và hiểu về người đồng giới

và yếu tố lớn nhất về vẫn là không hợp với thuần phong mĩ tục của ta.
 Có thể thấy suy nghĩ của hai độ tuổi này có sự khác nhau rất rõ. Các bạn ở độ
tuổi thanh niên được tiếp xúc với những kiến thức , những tư tưởng mới thoáng
hơn về giới tính không đặt nặng quá nhiều vấn đề văn hóa về giới tính và được học
trong các chương trình và tiếp xúc với những người chính trong cộng đồng LGBT
và hiểu rõ hơn cộng đồng của họ . Những bác ở tuổi trung niên thì có nhưng suy
nghĩ khá khác cho rằng việc kết hôn là không được trái với qui luật từ trước đến
nay rằng tình yêu phải đến từ những người khác giới thì họ mới kết hôn rồi sinh
con thì nó mới hợp với thuần phong mĩ tục của Việt Nam ta. Những người ở độ
tuổi trung niên đồng ý việc kết hôn đồng giới thì họ có những hiểu biết nhất định
về người đồng tính nhưng không biết quá sâu nhưng cũng đủ để họ hiểu được thế
nào là tình yêu giữa những người cùng giới. Và họ có những suy nghĩ rất thoáng và
thoải mái khi nói nói về những người trong cộng đồng LGBT. Họ cho rằng tình
yêu đơn giản chỉ là hai người đem lại hạnh phúc cho nhau và không có sự ép buộc ,
hiểu nhau và biết thông cảm cho nhau chứ không phải chỉ những người khác giới
mới được yêu nhau và tiến tới hôn nhân.
B. Nội dung
1. Tình hình về việc hợp pháp hôn nhân đồng giới.
Khi nhắc tới một quan diểm đang là vấn đề của xã hội thì cần phải thấy thực trạng
trên toàn cầu

5


a, Tại Việt Nam
Với xã hội hiện nay , ngày càng cởi mở hơn với những người mnag giới tính thứ 3,
các chương trình truyền hình như “ Người ấy là ai” có thể giúp họ công khai giới
tính thật của mình với mọi người và với chính gia đình họ , cũng qua chương trình
này họ có thể nói lên tâm tư của họ và những khó khăn mình gặp phải. Sau khi họ
công khai như vậy mag qua sóng truyền hình thì sẽ rất nhiều người trên đất nước

Việt Nam có thể thấy được và qua đây cũng hiểu được người mang giới tính thứ 3
là như nào và đó không phải là một loiaj bệnh hay một tện nạn mà những người kì
thị họ hay nói đến , họ có thể sống thật thoải mái và khi được xã hội đón nhận và
thân thiện hơn và một mong muốn đặc biệt nữa là họ muốn đươc tiến tới hôn nhân
và được pháp luật công nhận , hợp pháp hóa cho những đám cưới của cộng đồng
LGBT .
Theo như thống kê chưa chính thức từ tổ chức phi chính phủ CARE ước tính đến
năm 2012 thì Việt Nam có khoảng từ 50.000-125.000 người đồng tính, chiếm 0.0615% dân số. Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường
(iSEE), Việt Nam hiện đang có khoảng 1,6 triệu người đồng tính, song tính và
chuyển giới ở độ tuổi 15-59. Theo báo cáo từ tổ chức WHO của Liên hợp quốc thì
khoảng 3% dân số có thiên hướng tình dục đồng tính, nếu lấy tỷ lệ này áp dụng
cho Việt Nam thì hiện nay cả nước có khoảng gần 3 triệu người đồng tính.
Về số lượng người chuyển giới năm 2015 Bộ Y tế Việt Na cho biết đã nhận được
gần 600 hồ sơ cá nhân đề xuất sửa đổi giới tính mới sau khi họ đã thực hiện phẫu
thuật chuyển giới ngày 24 tháng 11 năm 2015, quyền chuyển đổi giới tính chính
thức được hợp pháp hóa tại Việt Nam sau khi Bộ luật dân sự sửa đổi 2015 cho
phép chuyển đổi giới tính và thay đổi nhân thân, hộ tịch sau chuyển đổi được Quốc
hội thông qua. Từ cuối thập niên 2000, cùng với sự cởi mở hơn đối với giới LGBT
ở các nước phát triển, LGBT ở Việt Nam bắt đầu được đề cập và nhìn nhận dần
dần ở nhiều lĩnh vực. Cho đến nay, mặc dù hôn nhân đồng tín chưa được hợp pháp
hóa, Việt Nam là nước dẫn đầu ở Đông Nam Á trong công nhận quyền lợi của
LGBT.

6


 Qua những con số trên đây của các tổ chức thì có thấy Việt Nam cũng có khá
nhiều người mang giới tính thứ 3 và ngày càng có nhiều người dám công khai giới
tính thật của mình, các cặp đôi công khai đến với nhau và tiến tới hôn nhân dù cho
pháp luật chưa công nhận. Và trong một cuộc điều tra của một tổ chức về "Quan

điểm xã hội với hôn nhân cùng giới" của Viện Xã hội học (Viện Hàn lâm Khoa học
- Xã hội Việt Nam) và Viện Nghiên cứu xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) công
bố ngày 26/3/2014 đã thu về được những ý kiến như sau:


90% người dân Việt Nam biết về đồng tính và 62% biết về việc sống chung

như vợ chồng giữa hai người cùng giới tính.


30% người dân có quen ai đó là người đồng tính (họ hàng, bạn bè, đồng

nghiệp, hàng xóm...).


33,7% số người được hỏi ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới. Về

việc công nhận quyền sống chung như vợ chồng giữa những người cùng giới tính,
số người ủng hộ là 41,2%. Hình thức sống chung cùng giới nên được hợp pháp hóa
theo dạng "kết hợp dân sự" hoặc "đăng ký sống chung như vợ chồng.


Khi được hỏi về một số quyền cụ thể được đề cập đến trong Luật Hôn nhân

– Gia đình mà các cặp đôi cùng giới nên được pháp luật bảo vệ, có 56% người dân
cho rằng cặp đôi cùng giới nên có quyền cùng nhận con nuôi và nuôi con, 51% ủng
hộ quyền sở hữu tài sản chung, 47% ủng hộ quyền thừa kế tài sản.


Đa số người dân cho rằng việc hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới không ảnh


hưởng đến gia đình (72,7%) hay cá nhân họ (63,2%). Xét theo vùng miền, người
miền Bắc và người miền Trung ủng hộ tích cực hơn (78% và 74%) so với miền
Nam (68%).


Những người trẻ từ 18-29 tuổi và những người có trình độ học vấn từ đại

học, cao đẳng trở lên có tỷ lệ ủng hộ hôn nhân đồng giới cao hơn.


Những trường hợp có quen biết người đồng tính xác suất ủng hộ hợp pháp

hóa hôn nhân cùng giới lớn gấp đôi so với các trường hợp không quen biết. Điều
này cho thấy việc xuất hiện công khai, sống thật của người đồng tính có tác động
tốt đến thái độ ủng hộ của xã hội.
7




90% cho rằng nếu hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính thì sẽ có tác động đến

cộng đồng xã hội kể cả tích cực lẫn tiêu cực. 20% cho rằng việc hợp pháp hóa hôn
nhân đồng tính sẽ có tác động tiêu cực đến gia đình họ trong khi 73% số người
được hỏi cho rằng việc hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới không ảnh hưởng đến gia
đình hay cá nhân họ.
Các con số trên nói về quan điểm của người dân thì cũng có sự chênh lệch giữa
những số về sự đồng ý và không đồng ý về sự hợp pháp hôn nhân đồng giới. Nói
về mặt pháp luật thì theo luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì: tại chương 2,

điều 10 đã qui định rõ ràng: ‘ cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính’. Theo
nghị định 87/2001/ NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân
và gia đình đã qui định tại chương II của nghị định- điều 8: ‘Hành vi vi phạm qui
định cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân 1 vợ, 1 chồng phạt tiền từ 100-500
nghìn đồng đối với hành vi kế hôn giữa những người cùng giới tính. Tuy nhiên đến
nay những qui định này đã hết hiệu lực.
Cùng với sự tiến bộ trong tư duy, nhận thức của toàn xã hội về vấn đề kết hôn đồng
giới, thì hiện nay nước ta đã có cái nhìn khác về vấn đề này. Điều này được thể
hiện tại luật hôn nhân và gia đình năm 2014, tại điều 2 – khoản 8: “Nhà nước
không thừa nhận hôn nhân giữa những người đồn giới’’. Chúng ta cũng có thể thấy
được sự cởi mở và khách quan hơn trong pháp luật Việt Nam khi không còn
nghiêm cứng nhắc như trước đây mà chỉ là không công nhân hôn nhân đồng giới,
và cũng theo nghị định 110/2013/NĐ – CP về qui định xử phạt hành chính trong
lĩnh vực hôn nhân và gia đình đã không còn qui định xử phạt hành chính đối với
những người có hành vi kết hôn với những người cùng giới. Vì vậy họ có thể tổ
chức hôn lễ trên thực tế, vẫn sống chúng với nhau nhưng về mặt pháp lý thì họ sẽ
không được công nhận. Những những sư thay đổi tích cực như vậy có thể trong
tương lai không xa thì Việt Nam cũng đứng trong top những nước công nhân hợp
pháp hóa hôn nhân đồng giới.

8


b, Trên thế giới
- Năm 2001, Hà Lan trở thành nước đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.

Luật pháp cho các cặp đồng tính có quyền kết hôn, ly hôn và nhận con nuôi. Luật
Hà Lan yêu cầu một trong hai đối tác phải có quốc tịch Hà Lan hoặc có nhà ở tại
Hà Lan. Tuổi kết hôn ở Hà Lan là 18 tuổi, hoặc dưới 18 tuổi với sự đồng ý của cha
mẹ. Pháp luật chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ châu Âu của Hà Lan và trên quần đảo

Caribê Bonaire, Sint Eustatius và Saba, nhưng không áp dụng cho các quốc gia
thành viên khác của Vương quốc Hà Lan. Theo số liệu từ Cục Thống kê Hà Lan,
trong 6 tháng đầu tiên, hôn nhân đồng giới chiếm 3,6% tổng số hôn nhân: cao nhất
là khoảng 6% trong tháng đầu tiên sau đó là khoảng 3% trong các tháng còn lại:
tổng cộng khoảng 1.339 cặp tình nhân nam và 1.075 cặp tình nhân nữ. Tính đến
tháng 6 năm 2004, đã có hơn 6.000 cuộc hôn nhân đồng giới được thực hiện ở Hà
Lan
- Vào tháng 3 năm 2006, Cục Thống kê Hà Lan đưa ra ước tính về số lượng các
cuộc hôn nhân đồng giới được thực hiện mỗi năm: 2.500 năm 2001, 1.800 năm
2002, 1.200 năm 2004, và 1.100 năm 2005.Từ năm 2001 đến năm 2011, 14.813
cuộc hôn nhân đồng giới được thực hiện, 7.522 giữa hai người phụ nữ và 7.291
giữa hai người đàn ông. Trong cùng khoảng thời gian đó, có 761.010 cuộc hôn
nhân dị giới. Cũng có 1.078 cuộc ly hôn đồng giới.
Từ năm 2001 đến năm 2015, khoảng 21.330 cặp đôi đồng giới làm đám cưới ở Hà
Lan. Trong đó, 11.195 là cặp đôi nữ và 10.135 là cặp đôi nam.
- Tại Bỉ vào năm 2003 và trao quyền bình đẳng cho các cặp vợ chồng đồng tính.
Bắt đầu từ năm 1998, Quốc hội Bỉ đã đưa ra các quyền hạn giới hạn đối với các
cặp đồng tính bằng cách cho phép đăng ký kết hôn. Năm 2003, quốc hội đã chính
thức thừa nhận hôn nhân đồng tính.
- Quốc hội Iceland đã bỏ phiếu thống nhất để hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính
trong năm 2010. Thủ tướng sau đó của Iceland, bà Jóhanna Sigurðardóttir, đã kết
hôn với người bạn gái lâu năm Jonina Leosdottir khi luật này có hiệu lực. Iceland
đã trở thành một điểm đến kết hôn phổ biến cho các cặp đôi cùng giới và được liệt
kê trong "10 điểm đến đám cưới đồng tính hàng đầu’’ .
9


- Bồ Đào Nha cũng cho phép hôn nhân đồng giới từ năm 2010. Bồ Đào Nha đã
thông qua một biện pháp hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới vào tháng Hai năm
2010, nhưng cựu chủ tịch Bồ Đào Nha, Anibal Cavaco Silva, đã yêu cầu Toà án

Hiến pháp xem xét lại biện pháp này. Và vào tháng 4 năm 2010, Toà án Hiến pháp
tuyên bố rằng luật hôn nhân đồng giới có hiệu lực hiến pháp. Trong năm 2010,
Argentina đã trở thành quốc gia Mỹ Latinh đầu tiên cho phép kết hôn đồng giới.
Trước khi có luật này, một số cơ quan pháp quyền địa phương, kể cả thủ đô của
quốc gia, Buenos Aires đã ban hành luật cho phép những người đồng tính kết hôn
với nhau. Theo thống kê thì có tổng cộng 9.362 cuộc hôn nhân đồng giới đã được
thực hiện trong bốn năm đầu tiên sau khi ban hành luật Trong số này, 2.683 đã
được tổ chức tại Thành phố tự trị của thủ đô Buenos Aires và 1.998 tại tỉnh Buenos
Aires.Bảy năm sau khi luật hôn nhân đồng giới được thông qua, hơn 16.200 cuộc
hôn nhân đồng giới đã diễn ra ở Argentina. 4.286 và 3.836 cuộc hôn nhân đồng
giới đã được thực hiện tại Thành phố tự trị của thủ đô Buenos Aires và tỉnh Buenos
Aires, tương ứng. Vì luật pháp Argentina không yêu cầu các cặp vợ chồng muốn
trở thành người Argentina hoặc cư dân Argentina, nhiều cặp vợ chồng từ nước
ngoài đã đến Argentina để kết hôn, bao gồm nhiều cặp vợ chồng
từ Chile và Paraguay Chính điều này đã khiến Argentina, và đặc biệt là Buenos
Aires, một điểm đến hôn nhân rất phổ biến đối với các cặp đồng giới. Đến tháng 7
năm 2018, 18.000 cặp đồng giới đã kết hôn ở Argentina.
- Năm 2013, New Zealand trở thành quốc gia đầu tiên của Châu Á Thái Bình
Dương phê chuẩn luật hôn nhân đồng giới. Luật này đã được cơ quan lập pháp
thông qua với tỷ lệ ủng hộ là 77-44, trong đó có cả sự ủng hộ của cựu tổng thống
John Key.
- Anh và Wales trở thành những quốc gia đầu tiên ở vương quốc Anh thông qua
bình đẳng hôn nhân vào năm 2014. Bắc Ailen và Scotland là quốc gia bán tự trị và
có các cơ quan lập pháp riêng biệt để quyết định nhiều vấn đề trong nước. Năm
2017, một thẩm phán đã bác bỏ hai trường hợp hôn nhân đồng tính ở Bắc Ailen
- Hôn nhân đồng giới ở Đài Loan sẽ hợp pháp vào ngày 24 tháng 5, 2019. Đài
Loan trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Á hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Ngày
10



24 tháng 5 năm 2017, Tòa án Hiến pháp đã ra phán quyết rằng các cặp đồng giới
có quyền kết hôn theo Hiến pháp Viện có hai năm để sửa đổi luật hôn nhân để phù
hợp với Hiến pháp Nếu điều này không được thực hiện, các cặp đồng giới sẽ có thể
đăng ký kết hôn với nhau và được pháp luật đối xử như vậy. Hiện tại, một số khu
vực pháp lý, bao gồm chín thành phố lớn nhất và chín quận khác, chiếm 94% dân
số của đất nước, cho phép các cặp đồng giới đăng ký làm đối tác, mặc dù các
quyền được đăng ký như vậy ít hơn so với kết hôn. Sau phán quyết của Tòa án
Hiến pháp, tiến độ thực thi luật đã bị đình trệ do không hành động từ Chính phủ.
Vào tháng 11 năm 2018, cử tri Đài Loan đã bỏ phiếu chống lại việc thay đổi Bộ
luật Dân sự để cho phép kết hôn đồng giới. Vào ngày 21 tháng 2 năm 2019, Hành
chính viện Trung Hoa Dân Quốc đã thông qua dự thảo luật, mang tên Đạo luật thi
hành án giải thích nhân dân tư pháp số 748. Lúc 13h chiều ngày 17 tháng 5 năm
2019, nghị viện Đài Loan đã thông qua luật cho phép các cặp đồng tính được phép
kết hôn với kết quả áp đảo 75 phiếu thuận, 22 phiếu chống. Điều luật này đã đưa
Đài Loan trở thành nơi đầu tiên ở châu Á hợp thức hoá hôn nhân đồng giới. Tính
đến tháng 4 năm 2016, hơn 500 cặp đôi đồng giới đã đăng ký quan hệ đối tác của
họ ở trong nước. Đến cuối tháng 7 năm 2016, đã có 118 cặp đôi đồng tính đã đăng
ký tại Đào Viên. Trong đó, 93 là cặp đồng tính nữ và 25 người là cặp đồng tính
nam.272 cặp đôi đồng tính đã đăng ký hợp tác tại Đài Bắc vào cuối tháng 11 năm
2016. Theo Victoria Hsu, chủ tịch của Liên minh Đài Loan nhằm thúc đẩy quyền
đối tác dân sự, gần 2.000 cặp đồng giới đã đăng ký trên toàn quốc vào tháng 12
năm 2016.Theo thống kê được công bố bởi Bộ Nội vụ, có khoảng 2.150 cặp đồng
giới đã đăng ký vào tháng 5 năm 2017. Quan hệ đối tác giữa phụ nữ nhiều hơn so
với nam giới: 1.703 đến 439. Đến tháng 12 năm 2018, con số này đã tăng lên
3.951 cặp vợ chồng.
 Trên đây là ví dụ của một số nước về việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới và
cũng có một số nước là đại diện đầu tiên của từng khu vực ví dụ như Đài Loan là
nước đầu tiên của Châu Á hợp pháp hóa việc hôn nhân đồng giới hay Anh và
Wales trở thành những quốc gia đầu tiên ở vương quốc Anh thông qua bình đẳng
hôn nhân vào năm 2014, Argentina đã trở thành quốc gia Mỹ Latinh đầu tiên cho

11


phép kết hôn đồng giới và ngoài ra cũng phải kể đến Ireland trở thành quốc gia đầu
tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới thông qua bỏ phiếu phổ thông vào năm
2015. Ngoài 8 nước kể trên thì còn 20 nước nữa đã công nhân hôn nhân đồng giới.
Tuy nhiên ngoài những nước trên vẫn còn rất nhiều nước trên thế giới chưa công
nhận hay hợp pháp hóa việc hôn nhân đông giới . Họ vẫn còn những chưa thực sự
cởi mở với những người đồng tính và cũng một phần vì nền văn hóa của họ , có thể
kể đến hai nước lớn như Nga và Trung Quốc cả 2 đều có chính sách nghiêm cấm
hôn nhân đồng tính nhằm ngăn chặn sự hủy hoại văn hóa gia đình, đảm bảo trẻ em
- thế hệ tương lai của đất nước sẽ phát triển lành mạnh. Tại Trung Quốc thì cấm
các nội dung về đồng tính luyện ái xuất hiện trên sóng truyền hình và các nội dung
liên quan đến vấn đề này cũng được thắt chặt trên internet. Thậm chí các tổ chức
phi chính phủ cũng bị thắt chặt nếu phát hiện ra có hành vi cổ vũ , ý đồ đồng tính
luyến ái hay hôn nhân đồng giới nếu bị phát hiện tổ chức đó sẽ bị giải tán ngay lập
tức. Nước Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin đã ra bộ luật cấm mọi hình
thức tuyên truyền về đồng tính luyến ái và hôn nhân đồng tính. Bộ luật cấm những
sự kiện cổ vũ hôn nhân đồng tính, quy định việc cung cấp những thông tin “tuyên
truyền việc về đồng tính nữ, lưỡng tính và chuyển giới” cho trẻ vị thành niên là
phạm pháp.
Thái Lan là một nước có tỉ lệ người đồng tính khá cao và chuyển giới và theo như
tôi tìm hiểu được thì Bangkok là một thành phố thân thiện với người đồng tính ở
nơi đây mọi người cởi mở và thoải mái với những người đồng tính, tuy nhiên hôn
nhân đồng giới vẫn chưa được công nhận tại quốc gia này nhưng Thái Lan có thể
sẽ là nước đầu tiên của Đông Nam Á sẽ công nhận việc hợp pháp hóa hôn nhân
đồng giới khi đang được được quốc hội xem xét. Việt Nam cũng đang dần cởi mở
và chấp nhận những người thuộc giới tính thứ 3 khi mà nước ta đang trong giai
đoạn phát triển về mọi mặt kinh tế, văn hóa – xã hội thì những tư duy, suy nghĩ, tư
tưởng của nhiều người cung thay đổi.


12


2. Điểm tích cực khi hợp pháp hôn nhân đồng giới.
- Khi mà hôn nhân đồn giới được hợp pháp hóa thì đồng nghĩa với việc những
người thuộc giới tính thứ 3 đã được nhà nước, xã hội công nhận và khi đó họ có
thể sống thật với chính mình, họ có thể sống thoải mái, hạnh phúc và khi mà tinh
thần và tâm lý của họ được ổn định và thoải mái như vậy thì xã hội mới tốt đẹp
được , họ sẽ tự tin đi hơn khi ra ngoài xã hội làm việc mà không bị dị nghị và lúc
đó năng suất lao động của nước ta sẽ tăng cao. Và có thể nói rằng khi mà qua các
bài báo , các chương trình truyền hình và những tiếp xúc bên ngoài thì tôi thấy họ
đều là những người rất tài giỏi và có sự sáng tạo rất cao.
- Các bệnh lây qua đường tình dục cũng được giảm đi vì những bệnh lây qua
đường tình dục ở người đồng giới sẽ cao hơn và nhất là ở các cặp nam nam
- Khi được pháp luật công nhận thì các áp lực xã hội sẽ được giảm bớt lên người
thân của họ , giảm bớt các quan hệ căng thẳng.
- Giảm bớt được các tình trạng đổ vỡ trong quan hệ với cha mẹ vì thực tế đã có rất
nhiều trường hợp bỏ đi, từ mặt bố mẹ , tình trạng xấu hơn là tử tự , hay sức khỏe
của người thân bị ảnh hưởng và không chỉ người thân họ mà chính họ cũng sẽ bị
ảnh hưởng
- Các tình trạng nghiện ngập hay những tệ nạn xấu , án mạng liên quan đến giới
tính khi họ bị kì thị và không được công nhân sẽ ảnh hưởng đến tâm lý thì dẫn đến
những hành động không thể kiểm soát. Vì vậy mà việc công nhân những người có
giới tính thứ 3 và hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới cũng là một vấn đề rất cần
thiết và quan tâm trong xã hội ngày nay.
3. Những điểm tiêu cực khi hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.
- Hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới thì sẽ gây ra khó khăn cho việc quản lí khi mà
sẽ phải sửa lại các giấy tờ, các vấn đề liên quan đến hộ tịch.
- Về mặt sinh học thì tỉ lệ sinh sẽ giảm sút vì hôn nhân đồng giới không đảm bảo

được chức năng sinh sản, duy trì nòi giống dù cho thời đại ngày nay y học ngày
nay rất phát triển, họ có thể chuyển giới những vấn đề sinh sản của họ vẫn không
thay đổi được.
13


- Hôn nhân đồng giới có phần trăm dễ bị đổ vỡ hơn.
- Việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới sẽ không phù hợp với một số nền văn hóa
và gây xáo trộn nhiều , gây ra những cuộc biểu tình lớn , gây ra những cuộc đấu
tranh giữa cộng đồng LGBT và những người phản đổi, gây mất trật tự và an toàn
cho mọi người . Tuy nhiên chỉ một số nước mỡi xảy ra những trường hợp như này.
4. Quan điểm bản thân
Theo quan điểm của tôi thì tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm hợp pháp hóa hôn
nhân đồng giới. Vì họ cũng là một người bình thường như bao người khác. Họ
không thể tìm thấy tình yêu của mình với những người khác giới nhưng họ lại tìm
thấy được được sự hạnh phúc với chính người cùng giới với mình. Đó là một sự
phát triển, sự thay đổi theo một qui luật tự nhiên, không ai bắt họ phải làm người
đồng tính mà chỉ đơn giản là họ tìm thấy được con người thật của chính mình ở
giới tính này ( nam nữ, Nữ nam hay là những người chuyển giới ) khi mà
được sống thật như vậy họ cảm thấy rất là thoải mái và hạnh phúc mặc kệ những dị
nghị họ vẫn song vui vẻ với chính mình. Khi mà nhiều thấy tình yêu giữa những
người nam với nam hay nữ với nữ và khi họ tiến tới hôn nhân thì sẽ có rất nhiều
người nói ra, nói kia, họ chửi những đôi thuộc giới tính thứ 3 là một lũ bệnh hoạn ,
hay chửi họ với những lời nói thô tục và coi đó là một căn bệnh thì đã có rất nhiều
không chịu đươc sự áp lực từ xã hội làm cho tâm lý của những người này bị tổn
thương dẫn đến trầm cảm , thậm chí là tử tự. Nhưng vấn đề lớn nhất là về phía gia
đình, mọi người có thể thấy rằng ví dụ như một người đàn ông là cháu đích tôn của
một dòng họ thì trọng trách của họ rất lớn mà khi đó họ công khai với gia đình là
mình sẽ lấy một người Nam làm vợ của mình thì hẳn là gai đình họ sẽ rất sốc, đau
đớn. Và không riêng gì đôi nam nam mà nữ nữ cùng vậy thì vấn đề gia đình vẫn là

yếu tố lớn nhất cản họ tiến tới hôn nhân với nhau, có rất nhiều gia đình đã xảy ra
mâu thuẫn , từ mặt con cái hay con cái bỏ nhà ra đi đó thực sự là một chuyện rất
buồn. Cái phần trăm mà được gia đình hai bên đồng ý thì nó rất là ít. Vì vậy mà khi
họ được pháp luật công nhận và hợp pháp hóa cuộc hôn nhân sẽ giảm được rất
nhiều áp lực lên gia đình họ và cũng chính những cặp đôi đó. Một khi được pháp
14


luật công nhận tức là lúc đó quyền bình đẳng giới đã có hiệu lực không còn sự kì
thị với những người thuộc cộng đồng LGBT, những luật này sẽ được phổ biến trên
các phương tiện truyền thông và lúc đó sẽ nhiều người trên đất nước biết đến và
lúc đó họ sẽ hiểu được về cộng đồng LGBT đã không như họ nghĩ bấy lâu nay và
sẽ cái nhìn tích cực, cởi mở , thân thiện hơn với họ. Khi mà đã được pháp luật và
xã hội công nhận thì về phần gia đình họ sẽ hiểu cho con cái của mình vì không có
bố mẹ nào không thương con cái của mình và thấu hiểu con cái của mình hơn. Khi
đã được pháp luật hợp pháp họ có thể đăng kí kết hôn đàng hoàng tiến tới với nhau
và hưởng các quyền thừa kế, quyền tài sản chung, nhận con nuôi, quyền nhận thân
nhân trong các trường hợp khẩn cấp, đặc biệt, quyền hưởng các phúc lợi xã hội, lao
động như các cặp khác giới.
Nếu như xét về nền văn hóa thì Việt Nam là nền văn hóa đậm chất Á Đông, các
quan niệm về kết hôn nam nữ, sinh con duy trì nòi giống đã ăn sâu vào tiềm thức
của nhiều người nhất là ở những vùng nông thôn chiếm đa phần, thành thì thì có
thể ít hơn vì nhận thức của người ta tốt hơn nhưng nó cũng chỉ được phần ít vì vậy
mà việc chấp nhận hôn nhân đồng giới đối vợi họ rất là khó. Tuy nhiên chúng ta
vẫn có thể thay đổi được suy nghĩ của họ và giúp họ có một cái nhìn tích cực hơn
về người đồng tính thông qua các buổi nói chuyện, tuyên truyền, hay các chương
trnhf truyền hình cho họ hiểu về cộng đồng LGBT vì với thời đại ngày này mặc dù
suy nghĩ của nhiều người vẫn rất bảo thủ nhưng suy nghĩ đã thoáng hơn rất nhiều
so với ông cha ta ngày xưa vì vậy chúng ta cần cho có thời gian để chấp nhận sau
này họ sẽ hiểu ra được và thấu cảm được với những người ở cộng đồng LGBT. Và

một lần nữa Tôi hoàn toàn ủng hộ với quan điểm hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới
vì tất cả chúng ta đều có quyền được tìm hạnh phúc của riêng mình người mà mình
cảm thấy được sự yêu thương và bảo vệ từ họ. Và những sự bắt ép trong tình yêu,
hôn nhân không thể đem lại hạnh phúc cho nhau được vì vậy dù cho là tình yêu
giữa nam nữ, nam nam, nữ nữ, hay giữa những người chuyển giới vẫn đều là sự
yêu thương , sự trân trọng cho nhau.

15


5. Đề xuất giải pháp
- Thông tin tuyên truyền cho mọi người biết về cộng đồng LGBT. Để họ có thể
thay đổi cách nhìn một cách tích cực hơn về người đồng tính, xóa bỏ định kiến với
ngườ đồng tính. Loại bỏ những ý nghĩ rằng đây là một căn bệnh hay một tệ nạn
của xã hội cần được xóa bỏ.
- Khi mà hợp pháp hôn nhân đồng giới thì các giấy tờ hay hồ sơ của họ cũng sẽ
được thay đổi vì vậy cần có sự quản lí chặt chẽ về mặt giấy tờ.
- Tham vấn tâm lý cho những người bị gia đình cấm cảm, hay xã hội kì thị về giới
tính của mình để tránh đến những hành động thiếu suy nghĩ có thể xảy ra.
- Tổ chức tuyên truyền về tình dục an toàn cho các cặp đôi nam nam vì theo ý học
thì đây là nhóm có nguy cơ cao nhiễm HIV.
- Nên có nhiều chương trình truyền hình như ‘Người ấy là ai’ để họ có thể công
khai về giới tính thật của mình cho gia đình khi mà họ không dám đối mặt với bố
mẹ, thông qua truyền hình họ có thể nói hết những tâm tư mà mình muốn nói với
bố mẹ và nói cho mọi người biết trong xã hội biết về cộng đồn LGBT và những
khó khăn khi mà họ sống trong định kiến của xã hội ra sao.
- Nhà nước ta có tham khảo về luật pháp của các quốc gia đã hợp pháp hóa hôn
nhân đồng giới xem cái cách mà họ đi đến được quyết định như vậy. Nhưng đó chỉ
mang tính chất tham khảo vì Luật pháp của mỗi nước có mỗi cái riêng, chúng ta
chưa thể chấp nhận ngay cái quan điểm này vì nước ta mang một nền văn hóa Á

Đông để cho mọi người chấp thuận quả thực cần một thời gian để tư tưởng của họ
thay đổi. Cần phả xem xét nhiều khía cạnh mới có thể đi đến thống nhất.
C. Kết luận
Hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới đang là vấn đề mà cộng đồng LGBT đang rất
quan tâm và đang được các nước trên thế giới xem xét việc hợp pháp hóa hôn nhân
giữa họ. Tại Việt Nam cũng đã có những dự thảo được đưa ra và xem xét, có thể
thấy việc thay đổi trong luật hôn nhân và gia đình đã thấy được một bước tiến mới,
một cách nhìn khác, tích cực hơn của nhà nước và toàn xã hội về những người
thuộc giới tính thứ ba. Pháp luật đã không còn xử phạt những hành vi kết hôn giữa
những người đồng giới, cũng cho thấy được sự nhân văn của luật pháp nhà nước đã
16


cho họ được tổ chức công khai lễ cưới của mình, họ có thể thể hiện tình yêu của
mình trước toàn xã hội nhưng trên giấy tờ họ vẫn chưa được công nhận như nhưng
vợ chồng khác giới, chưa được hưởng hưởng những quyền lợi như những vợ chồng
khác giới được hưởng. Xã hội thì ngày càng có nhiều người ủng hộ và cởi mở hơn
với những người thuộc cộng đồng LGBT và ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân
đồng giới. Nhưng để có thể hợp pháp hóa một cái gì đó thì cần phải có một thời
gian dài để nhà nước xem xét nhiều khía cạnh khác nhau, xem có dẫn đến tiêu cực
gì hay đem lại được lợi ích gì không, mới tới được một quyết định hoàn chỉnh. Vì
vậy việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới cũng vậy câng có thời gian để có quyết
định nhưng việc cởi mở hơn như vậy của luật pháp cũng là một điều rất đáng mừng
của nước ta.
D. Tài liệu tham khảo
/>%A7n-%E1%BB%A7ng-h%E1%BB%99-h%C3%B4n-nh%C3%A2n%C4%91%E1%BB%93ng-gi%E1%BB%9Bi/632641823435925/
/> /> /> /> />%93ng_gi%E1%BB%9Bi
/>%93ng_gi%E1%BB%9Bi_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_Nam
/>%E1%BB%87t_Nam


MỤC LỤC
17


A. Giới thiệu.............................................................2
1. Vấn đề nghiên cứu và bản chất của vấn đề nghiên cứu...........2
2. Đối tượng...........................................................2
3. Địa bàn nghiên cứu.................................................2
4. Thời gian thực hiện nghiên cứu...................................2
5. Lí do lựa chọn vấn đề nghiên cứu.................................3
6. Phương pháp nghiên cứu..........................................4
B. Nội dung..............................................................5
1. Tình hình về việc hợp pháp hôn nhân đồng giới.................5
a, Tại Việt Nam......................................................6
b, Trên thế giới......................................................8
2. Điểm tích cực khi hợp pháp hôn nhân đồng giới...............12
3. Những điểm tiêu cực khi hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.. 13
4. Quan điểm bản thân..............................................14
5. Đề xuất giải pháp.................................................15
C. Kết luận.............................................................16
D. Tài liệu tham khảo.................................................17

18



×