Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

(TIỂU LUẬN) trình bày lý luận của c mác về hàng hóa sức lao động hãy nêu ngắn gọn một số hiểu biết của em về thực trạng thị trường hàng hóa sức lao động ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.07 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BỘ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

BÀI TẬP LỚN
Đề bài số 3:
Trình bày lý luận của C.Mác về hàng hóa sức lao động? Hãy nêu ngắn gọn một số
hiểu biết của em về thực trạng thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam hiện
nay?

Họ và tên
Mã sinh viên
Chuyên ngành
Lớp
Hệ
Giảng viên hướng dẫn

:
:
:
:
:
:

Nguyễn Khánh Đan
11211223
Quản trị Marketing
63D
AEP
TS. Nguyễn Thị Hòa

Hà Nội, 4/2022




LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, Việt Nam dần hội nhập với nền kinh tế thế giới, kinh tế tri
thức trở thành xu hướng phát triển chung của cả thế giới và Việt Nam cũng khơng nằm
ngồi xu hướng đó. Con người được đặt ở vị trí trung tâm nên việc phát triển thị trường
hàng hóa sức lao động sao cho hợp lý là một nhu cầu cấp thiết đối với nền kinh tế Việt
Nam hiện nay. Lý luận về loại hàng hóa đặc biệt – sức lao động theo chủ nghĩa Mác đã
cung cấp thêm nhiều luận điểm khoa học, toàn diện và biện chứng. Trên cở sở đó, tạo
lý luận tiền đề vững chắc cho việc lý giải và áp dụng vào thực tiễn xã hội những giải
pháp nhằm ổn định và phát triển thị trường của loại hàng hóa đặc biệt này và các vần
đề liên quan tới nó. Nhận thấy sự quan trọng của vấn đề sức lao động, em xin lựa chọn
đề tài:
“Học thuyết của Mác về hàng hoá và sức lao động với thị trường lao động (TTLĐ) ở
Việt Nam hiện nay” để làm sáng tỏ hơn vấn đề này.


I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN: LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ HÀNG HĨA SỨC LAO
ĐỘNG

1. Hàng hóa:
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con
người thơng qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa là phạm trù lịch sử; sản phẩm của lao
động chỉ mang hình thái hàng hóa khi được trao đổi, mua bán trên thị trường.
Hàng hóa có thể sử dụng cho nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu cho sản xuất. Khi
sử dụng cho tiêu dùng cá nhân gọi là hàng tiêu dùng; khi tiêu dùng cho sản xuất gọi là
tư liệu sản xuất. Hàng hóa khi có những thuộc tính, chức năng đặc biệt thì được gọi là
hàng hóa đặc biệt. Hàng hóa có thể tồn tại ở dạng vật thể hữu hình (hàng hóa thơng

thường) hoặc ở dạng phi vật thể (hàng hóa dịch vụ). Bất cứ hàng hóa nào cũng bao
gồm hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị.
2. Sức lao động trở thành hàng hóa:
Trong các loại tư bản ban đầu, sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt, bởi lẽ nó
khơng xuất hiện ngay khi có sản xuất hàng hóa mà chỉ trở thành hàng hóa và là đối
tượng trao đổi trên thị trường khi mà sự phát triển của sản xuất hàng hóa đạt đến một
trình độ nhất định, khiến những điều kiện quan trọng xuất hiện và biến sức lao động trở
thành hang hóa.
3. Điều kiện quan trọng, biến sức lao động trở thành hàng hóa
Hàng hóa sức lao động chỉ được tạo ra khi sản xuất hàng hóa phát triển mạnh và đáp
ứng đầy đủ những điều kiện sau:
 Điều kiện thứ nhất: Người lao động được tự do về mặt thân thể, đồng thời họ có
khả năng làm chủ sức lao động của chính họ và sở hữu quyền bán, trao đổi sức
lao động của họ như một hang hóa.
Điều kiện thứ hai: Tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt không thuộc quyền sở hữu
của người lao động hoặc do họ sở hữu nhưng nó khơng đầy đủ, khiến họ buộc phải
bán sức lao động như một loại hàng hóa để có khả năng sở hữu những tư liệu trên,
phục vụ cho mục đích sống và tồn tại.


4. Các thuộc tình của hàng hóa sức lao động:
Giống như các hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng mang theo hai thuộc tính
đặc trưng là giá trị và giá trị sử dụng.
a. Giá trị:
-

Về giá trị, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức
lao động là thước đo để xác định giá trị của hàng hóa sức lao động. Điều kiện để
sản xuất và tái sản xuất ra được sức lao động là người lao động phải tiêu dùng,
sử dụng một số lượng tư liệu sinh hoạt nhất định. Vì vậy, giá trị hàng hóa sức

lao động được đo bằng giá trị các tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì cuộc sống
của người lao động ở trạng thái bình thường.

-

Do cơ thể sống của con người là nơi duy nhất sức lao động tồn tại nên tinh thần
và lịch sử cũng là hai yếu tố được bao hàm trong giá trị hàng hóa sức lao động.
Điều này có nghĩa là, số lượng tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản
xuất ra sức lao động cần phải bao gồm cả tư liệu sinh hoạt vật chất. Gồm có
những đồ thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, quần áo…., cũng với tư liệu
sinh hoạt tinh thần như:sách báo, giải trí, học tập… Mặt khác, có rất nhiều yếu
tố ảnh hưởng đến số lượng và cơ cấu của các tư liệu sinh hoạt, khiến cho tại mỗi
nơi, mỗi thời điểm chúng lại khác nhau. Các yếu tố đó có thể kể đến hồn cảnh
lịch sử của từng đất nước, từng thời kỳ; yếu tố về trình độ văn mình đã đạt được
tại nơi đó và cả những tập quán, điều kiện địa lý và yếu tố về điều kiện hình
thành giai cấp cơng nhân.

b. Giá trị sử dụng:
 Điểm giống với các loại hàng hóa khác:
Tương tự với các loại hang hóa khác, giá trị sử dụng của hang hóa sức lao động
chính là giá sự sử dụng mà hàng hóa này đem lại cho người mua, giá trị sử dụng
này thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình người lao
động tiến hành sản xuất.


 Điểm khác với các loại hàng hóa khác:
So với các loại hàng hóa khác, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cịn có
những đặc tính riêng biệt, thể hiện ở chỗ: q trình lao động chính là tiêu dùng
sức lao động, bởi vật khi tiêu dùng sức lao động, những giá trị mới sẽ được tạo
ra, lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động.

 Tiểu kết:
Hàng hóa sức lao động có hai khả năng, đó là tạo ra giá trị và là nguồn gốc của
chính giá trị. Hai khả năng trên cũng chính là những đặc điểm cơ bản nhất của
giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động, khiến giá trị sử dụng của loại hàng hóa
sức lao động khác biệt với giá trị sử dụng của những loại hàng hóa khác.

II.

CƠ SỞ THỰC TIỄN:
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG Ở VIỆT
NAM HIỆN NAM

1. Thị trường lao động
Thị trường lao động là một cơ chế hoạt động tương hỗ giữa người sử dụng lao động và
người lao động trong một không gian kinh té xác định, thể hiện những quan hệ kinh tê'
và pháp lý giữa họ với nhau” ( theo nhà khoa học kinh tế Nga Kostin Leonit
Alecxeevich). Hay nói chi tiết hơn, thị trường lao động là tập hợp những quan hệ kinh
tế, pháp lý, xuất hiện giữa người sở hữu sức lao động (người lao động) và người sử
dụng nó (người thuê lao động) về vấn đề chỗ làm việc cụ thể, nơi và hàng hóa và dịch
vụ sẽ được làm ra. Q trình sử dụng sức lao động, lao động sẽ được hình thành trong
sản xuất chứ không phải trên thị trường. Đối với người nắm giữ sức lao động sẽ được
tạo ra cơ hội để nhận chỗ làm việc, nơi mà anh ta có thể làm việc, thể hiện khả năng, và
nhận thụ nhập để tái sản xuất sức lao động của mình. Đối với người thuê lao động sẽ có
cơ hội tăng lợi nhuận kinh tế.
2. Thực trạng thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay:
a. Cung lao động.


Nguồn cung lao động Nước ta có nguồn lao động rất lớn, theo số liệu của Tổng cục
thống kê, dân số cả nước năm 2012 vào khoảng 88.780 người.000 người, tăng 1,06%

so với năm 2011, gồm: nam 43,92 triệu người, tăng 1,09%; dân số nữ 44,86 triệu
người, tăng 1,04%.Việt Nam tiếp tục được hưởng lợi từ thời kỳ “dân số vàng”. Tỷ lệ
tăng dân số giảm dần từ 1,16% năm 2002 xuống cịn 1,03% năm 2012. Bên cạnh đó,
lực lượng lao động tăng trưởng nhanh hơn, góp phần tạo ra nguồn cung lao động dồi
dào với tốc độ tăng trung bình hàng năm là 2,6%, tương đương 1.200.000 người/năm.
Đây là “con số mơ ước” để thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và tạo nền tảng cho sự
phát triển kinh tế trong tương lai. Đặc biệt, số người trong độ tuổi lao động (từ 15 đến
60 tuổi) đã tăng từ 39.394.000 người năm 1999 lên 53.098.000 người năm 2012, ,
trong đó lao động nam chiếm 51,4%; lao động nữ chiếm 48,6%. Lao động từ 15 tuổi
trở lên đang làm việc năm 2012 là 52.114.000 người.

b. Cầu lao động

Tuy nhiên, thị trường sở hữu số lượng lớn người trong độ tuổi lao động không đồng
nghĩa với việc thị trường lao động Việt Nam có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu lao động
của các cơng ty. Vì số lượng chun gia và công nhân lành nghề của nước ta vẫn đang
ở mức còn rất hạn chế. Trong tổng số 51,4 triệu lao động, chỉ có khoảng 7,8 triệu người
được đào tạo, chiếm 15,4% trên tổng số. Sự khác biệt về chất lượng của lực lượng lao
động còn rõ nét hơn giữa hai khu vực nông thôn và thành thị. Ở khu vực thành thị, lực
lượng lao động có tay nghề cao chiếm 30,9%, trong khi ở khu vực nông thôn, con số
thống kê chỉ đạt 9%. Sự chênh lệch này là quá lớn và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
kinh tế chung của cả nước. Trong khi đó, số lượng người tìm việc từ nơng thơn và
thành thị rất lớn, mà mục đích chính của những người lao động đến thành phố không
phải để học nghề hay học việc mà chỉ là tham gia vào các công việc thời vụ, thủ cơng
hoặc những cơng việc khơng địi hỏi kinh nghiệm và kỹ năng. Theo luật định, mức
lương thấp nhất cho lao động có tay nghề Tự học
) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu.


Nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta tăng đều trong những năm gần đây,

tuy nhiên, các công ty vẫn phàn nàn về việc thiếu công nhân. Nguyên nhân là do lực
lượng lao động Việt Nam chỉ đáp ứng được nhu cầu về số lượng mà chưa đáp ứng
được yêu cầu về chất lượng. Điều này khơng chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp mà
cịn khiến người lao động tự đánh mất cơ hội việc làm. Đây cũng được xác định là
nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân đối cung - cầu của lực lượng lao động trong
thị trường lao động thế giớinngày nay. Ngoài ra, cịn có sự chênh lệch lớn về việc làm
giữa các khu vực khi: chỉ có 4 triệu người có việc làm trong khu vực nhà nước; Khu
vực FDI (có vốn đầu tư nước ngồi) có 1,67 triệu người trong khi khu vực phi chính
phủ có 40 triệu người.

3. Vận dụng lý luận về hàng hóa sức lao động của C. Mác với thị trường sức lao
động ở Việt Nam hiện nay

Trước thời kỳ Đổi mới, nước ta xây dựng nền kinh tế theo mơ hình kế hoạch hóa tập
trung, không chấp nhận kinh tế thị trường hay thị trường lao động, đồng thời xóa bỏ
quan hệ sản xuất hàng hóa - tiền tệ. Cùng với đó, thị trường lao động công khai chỉ
xuất hiện trong kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tập thể. Việc sử dụng nhân lực bị
chi phối nhiều bởi tính lên kế hoạch tập trung. Sức lao động khơng được coi là hàng
hóa đặc biệt
và không thể được "mua” hay để “bán” trên thị trường. Tuy nhiên, sau năm 1986, chủ
trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm
thay đổi căn bản vị trí của hàng hóa sức lao động trong nền kinh tế Việt Nam. Sự hiểu
biết và ứng dụng lý thuyết của C.Mác về hàng hóa và sức lao động vẫn cịn những giới
hạn nhất định và chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chỉ nghĩa trong tiến trình tồn cầu hóa kinh tế. Cụ thể như: giá trị sử dụng của hàng
hóa cịn thấp, dẫn đến việc làm giảm sự cạnh tranh của nước ta trên thị trường thế giới;
giá trị của hàng hóa sức lao động chưa bao hàm hết những yếu tố đáp ứng cho yêu cầu


tái sản xuất mở rộng sức lao động cho một bộ phận lớn những người làm công ăn

lương; đồng thời, hệ thống thông tin lao động việc làm chưa được quản lý chặt chẽ; hệ
thống giáo dục – đào tạo chưa đáp ứng được việc nâng cao tay nghề và chất lượng lao
động cho sự nghiêp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước khi nước ta đang hịa
mình vào thời buổi nền kinh tế dựa vào tri thức đang phát triển lớn mạnh..
Nhìn nhận về lý luận sức lao động của C. Mác, vận dụng vào thị trường sức lao động
Việt Nam là một vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta hiện
nay.
Từ đó đề xuất một số giải pháp đối với nội tại thị trường lao động Việt Nam:
-

Thứ nhất, việc vận dụng lý thuyết lao động thương mại phải phù hợp với quá
trình hội nhập, hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế chung của phát triển kinh tế tri
thức. Điều đó địi hỏi hệ thống giáo dục phải được xây dựng và phát triển cả về
định tính và định lượng, nhất là về trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kỹ thuật,
phẩm chất đạo đức và năng lực, nhằm định hướng và hướng dẫn người lao động
sao cho họ tiếp cận kiến thức. Kinh tế và hội nhập quốc tế.

-

Thứ hai, áp dụng lý thuyết vào thực tế một cách phù hợp với điều kiện, hoàn
cảnh của Việt Nam. Người sử dụng lao động và người lao động phải hài hịa và
cân đối. Để cơng việc khơng nảy sinh mâu thuẫn gay gắt thì phải tạo được mối
quan hệ gắn bó, chặt chẽ, thống nhất giữa người lao động với người đi thuê lao
động.

-

Thứ ba, việc vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động phải đi đơi với việc hình
thành lực lượng lao động có tay nghề cao, có cơ cấu hợp lý, đáp ứng được nhu
cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cũng với đó là phải phát triển

nguồn nhân lực mới đáp ứng nhu cầu của thực tế. Đi đôi với việc đào tạo tay
nghề cần quan tâm tới giáo dục phẩm chất cho người lao động, rèn luyện ý thức
trách nhiệm, kỷ luật, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, trung thành với mục
tiêu, lú tưởng mà Đảng và Nhà nước đề ra.

-

Thứ tư, thúc đẩy giao dịch trên thị trường lao động thơng qua các hình thức như
phát triển hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm, tăng cường quản lý nhà nước,


củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu, lao
động xuất khẩu, phát triển hệ thống thơng tin, thống kê thị trường lao động,
hồn thiện hệ thống pháp luật . về thị trường lao động, hoàn thiện bộ máy máy
để quản lý và vận hành thị trường lao động có hiệu quả, v.v …
-

Thứ nắm, ngồi việc nâng cao chất lượng cơng việc, việc đảm bảo chế độ tiền
lương hợp lý cũng rất cần thiết, bởi nó đảm bảo cho người lao động thỏa mãn
sinh hoạt, đời sống hàng, đáp ứng việc sản xuất và tái sản xuất sức khoẻ, phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.

Nói tóm lại, sự tồn tại và phát triển của thị trường hàng hoá và sức lao động là một
tất yếu khách quan. Việc thừa nhận rằng việc lao động trở thành hàng hóa giúp
khuyến khích người lao động và người sử dụng lao động đóng góp tích cực hơn vào
sự phát triển chung của đất nước.


III.


Tổng kết

Có thể nói thị trường lao động khá mới mẻ đối với Việt Nam bới lẽ việc hình thành thị
trường lao động còn khá nhỏ lẻ ở những khu công nghiệp hoặc ở những thành phố lớn.
Việt Nam đã gia nhập vào WTO, đây là cơ hội và cũng là thách thức lớn đối với Việt
Nam. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, trong thị trường thế giới đầy khắc nghiệt, các nhà
kinh tế Việt Nam cần có những chiến lược cụ thể nhằm nâng cao sức cạnh trạnh của
hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa sức lao động. Do vây, cần áp dụng triệt để lý luận về
hàng hóa sức lao động của C. Mác vào thực tế Việt Nam một cách có hiệu quả để mang
lại nguồn nhân lực có chất lượng tay nghề, phẩm chất tốt để phục vụ cho sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước trong thời đại mới.


Danh mục tài liệu tham khảo
1/ Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin. Nxb. Chính trị quốc gia, năm 2004.
2/ Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Nxb. Chính trị quốc
gia, năm 2013.
3/ Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 22/02/2008
4/ />


×