Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

(TIỂU LUẬN) trình bày lý luận của CN mác lênin về thất nghiệp và liên hệ với thực tiễn ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.41 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

ĐỀ TÀI: Trình bày lý luận của CN Mác Lênin về thất nghiệp và
liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam.

HỌ TÊN SINH VIÊN : Đoàn Mỹ Đức
MÃ SINH VIÊN
LỚP

: 11217793

: KTCT Mác Lênin(221)_22@

Hà Nội, tháng 04 năm 2022

1


MỤC LỤC

2


A. LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế tồn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng
đã và đang có nhiều thay đổi, cụ thể là sự dịch chuyển từ nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường với những hoạt động kinh
doanh năng động và sáng tạo. Đây có thể vừa là thách thức nhưng cũng là


một cơ hội rất lớn để giúp nền kinh tế đạt được nhiều chuyển biến tích
cực cũng như những thành tựu to lớn trong tương lai.
Tuy nhiên bên cạnh đó là sự xuất hiện của những vấn đề khó khăn
mà khơng một nền kinh tế nào mong muốn nhưng cũng khơng có cách
nào có thể tránh khỏi. Đặc biệt là đối với nền kinh tế Việt Nam- một nền
kinh tế còn non trẻ với phát triển chưa đồng đều giữa các ngành nghề
cũng như các vùng miền thì các tác động sẽ càng mạnh mẽ hơn và có thể
kể đến như tình trạng thất nghiệp trong cơng nghiệp ngày càng gia tăng
mạnh mẽ. Đáng báo động hơn là mặc dù tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta so
với thế giới trong những năm gần đây vẫn ở mức khá thấp nhưng tỷ lệ
thất nghiệp ở độ tuổi thanh niên lại đang gia tăng từng ngày. Thanh niên
vốn được coi là những chủ nhân, những hạt nhân tương lai của đất nước,
vì vậy tình trạng thất nghiệp gia tăng ở độ tuổi này thực sự là một vấn đề
xã hội và thách thức đối với sự phát triển của đất nước, ảnh hưởng tiêu
cực đến tâm lý, tinh thần của các bạn trẻ mang với khao khát được vươn
lên thể hiện bản thân, cống hiến tài năng cho đất nước.
Đây rõ ràng là một bài tốn nan giải khơng chỉ của riêng Việt Nam
mà còn là vấn đề chung của tồn thế giới. Tuy nhiên, vấn đề thất nghiệp
khơng phải xuất hiện một cách tự phát mà tất cả đều có những ngun
nhân phía sau buộc chúng ta phải trăn trở và suy ngẫm. Và để có thể tìm
ra phương pháp giải vấn đề khó khăn này, trước hết chúng ta phải biết
thực trạng, nguyên nhân và thực trạng của thất nghiệp… thơng qua việc
phân tích lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin về thất nghiệp. Từ đó ta sẽ
vận dụng những kiến thức đã được tiếp thu để làm sáng tỏ và tìm phương
án giải quyết vấn đề trên. Sau sau đây em xin trình bày hai vấn đề chính
bao gồm lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề thất nghiệp và thực
trạng vấn đề này ở Việt Nam hiện nay.
Trong bài viết của em sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót do kĩ
năng và kiến thức cịn hạn chế nên mong cơ có thể cho em những góp ý
và bổ sung những phần em cịn thiếu sót để bài làm sau của em được tốt

hơn ạ. Em xin chân thành cảm ơn!

3


B. NỘI DUNG
I. Lý luận của Mác- Lênin về vấn đề thất nghiệp
1. Khái niệm và nguyên nhân của vấn đề thất nghiệp
Khi có ai đó hỏi chúng ta: “Thất nghiệp là gì?” thì có lẽ ta sẽ cảm
thấy đó khơng phải một câu hỏi q khó khăn và câu trả lời chắc hẳn đã
hiện lên trong đầu ta: “Thất nghiệp là một vấn đề nan giải của bất kì nền
kinh tế nào dù là phát triền hay kém phát triển, nó xảy ra khi mà những
người trong độ tuổi lao động với đầy đủ sức khoẻ, kĩ năng chuyên mơn và
có nhu cầu về việc làm nhưng khơng thể tìm được cơng việc mà mình
mong muốn.”
Tuy nhiên khi đi tìm hiểu và nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa
Mác- Lênin ta lại thấy một cái nhìn rất lạ lẫm và xa lạ về khái niệm thất
nghiệp. Theo như quan điểm được nhắc đến ở trên, tình trạng thất nghiệp
được lý giải dựa theo q trình tích luỹ tư bản. Vậy thế nào là q trình
tích luỹ tư bản, bản chất của q trình này là gì, nó có mối liên hệ gì với
vấn đề thất nghiệp? Để có thể tiến hành phân tích sâu hơn, trước tiên ta
cần phải hiểu rằng, về khái niệm, tích luỹ tư bản thực chất là việc sử
dụng giá trị thặng dư làm tư bản hay sự chuyển hoá giá trị thặng dư trở lại
thành tư bản. Nói một cách cụ thể hơn, tích luỹ tư bản chính là q trình
tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày càng mở rộng. Sở dĩ giá trị thặng
dư có thể chuyển hố thành tư bản được là vì giá trị thặng dư đã mang
sẵn những yếu tố vật chất của tư bản mới. Về bản chất, tư bản tích luỹ là
sự lặp lại quá trình sản xuất nhưng với quy mơ lớn hơn nhằm mở rộng tư
bản chủ nghĩa thơng qua việc chuyển hố giá trị thặng dư thành tư bản
phụ thêm để tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thông qua việc

đầu tư thêm về cơ sở vật chất, thuê thêm nhân cơng, mở rộng diện tích
nhà xưởng, mua thêm nguyên - vật liệu, đầu tư thêm máy móc, trang thiết
bị hiện đại để phục vụ quá trình sản xuất… Điều đó có nghĩa là nhà tư
bản khơng sử dụng hết giá trị thặng dư thu được từ những kì kinh doanh
trước cho tiêu dùng của cá nhân mà để lại một phần, biến nó thành tư bản
phụ thêm.
Ví dụ: Giả sử một nhà tư bản năm thứ nhất có số tư bản ứng trước
là 10000 đồng được dùng để mua tư liệu sản xuất và sức lao động theo tỷ
lệ là 4:1, tỷ suất giá trị thặng dư là 100%. Vậy sau năm thứ nhất quy mô
sản xuất của nhà tư bản sẽ là 8000c + 2000v + 2000m. Lượng thặng dư
thu được nhà tư bản sẽ chia 1000 đồng để tiêu dùng cá nhân và 1000
đồng còn lại sẽ dùng để tích luỹ. Như vậy trong năm sản xuất thứ hai nhà
tư bản sẽ tổng số vốn là 11000 đồng và sau năm kinh doanh thứ hai, vẫn
với mức tỷ suất thặng dư như cũ, quy mô sản xuất và lượng thặng mà nhà
tư bản thu được đều tăng lên một lượng tương ứng.
4


Khi q trình tích luỹ tư bản kéo dài sẽ dần dần khiến cho nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa trở thành nền sản xuất xã hội hoá cao độ, dẫn đến
sự tích luỹ của cải, vật chất cho giai cấp tư sản, khiến giai cấp này vốn đã
giàu có thì nay lại càng được lợi nhiều hơn, lại càng phát triển mạnh mẽ
hơn. Tuy nhiên, trái ngược với sự giàu lên nhanh chóng của giai cấp tư
sản là sự tích luỹ về thất nghiệp cùng với sự bần cùng hố của giai cấp vơ
sản, khiến cho mâu thuẫn giai cấp trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
ngày càng trở nên sâu sắc hơn. Ngoài ra sự vận động ngược chiều này
giữa hai giai cấp chính là quy luật chung của q trình tích luỹ tư bản chủ
nghĩa. Và theo như quy luật chung của q trình tích luỹ tư bản chủ
nghĩa, q trình tích luỹ cơ bản là quá trình tăng cấu tạo hữu cơ của tư
bản.

Xét về cấu tạo hữu cơ của tư bản thì thực chất đó sự phản ánh mối
liên hệ giữa cấu tạo giá trị và cấu tạo kĩ thuật của tư bản, vốn là hai mặt
cấu tạo lên tư bản. Về mặt giá trị, mỗi tư bản đều gồm hai phần là tư bản
bất biến (c) và tư bản khả biến (v) . Tỷ lệ giữa số lượng giá trị của tư bản
bất biến và số lượng giá trị của tư bản khả biến cần thiết để tiến hành sản
xuất được gọi là cấu tạo giá trị của tư bản (Ví dụ: một nhà tư bản có tổng
quy mơ sản xuất là mười sáu nghìn đơ la, trong đó giá trị tư liệu sản xuẩ
là mười hai nghìn đơ la, giá trị sức lao động là bốn đơ la, thì cấu tạo giá
trị của tư bản đó là 12000 đơ la: 4000 đơ la= 3:1). Về mặt kĩ thuật, mỗi tư
bản thì sẽ gồm sức lao động và tư liệu sản xuất. Tỷ số giữa số lượng tư
liệu sản xuất và số lượng sức lao động sử dụng trong quá trình sản xuất
được gọi là cấu tạo kỹ thuật của tư bản (Ví dụ: 2 chiếc liềm/1 nhân lực; 5
lít xăng/ 1 người…) . Bất cứ sự thay đổi nào của một trong hai mặt cấu
tạo của tư bản cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi của cái cịn lại. Vì vậy cho nên
cấu tạo hữu cơ của tư bản thường xuyên sẽ chịu ảnh hưởng của các yếu tố
bên ngoài và từ đó tăng lên cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Mà cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên điều đó có nghĩa là tỷ lệ của tư bản
khả biến với tư bản bất biến giảm xuống, tuy nhiên lượng tuyệt đối của tư
bản khả biến có thể tăng lên. Vì vậy, trong những điều kiện khác khơng
thay đổi thì số cầu về sức lao động cho một tư bản nhất định sẽ giảm
xuống. Ngoài ra những tiến bộ kỹ thuật tác động vào bộ phận tư bản tích
luỹ, nên thu hút một lượng cơng nhân ít hơn so với tích luỹ trong điều
kiện trước đây. Tiến bộ kỹ thuật cũng tác động cả đến bộ phận tư bản cũ,
khi tư bản cố định của nó hao mòn hết phải tiến hành đổi mới tư bản cố
định, do đó đào thải một số lượng cơng nhân, làm tăng số lượng lao động
thất nghiệp.
Ngoài những tác động của q trình tích luỹ tư bản, mục đích tối
đa hố lợi nhuận của những nhà tư bản cũng có những tác động đáng kể
đến vấn đề thất nghiệp. Bất kì một doanh nghiệp hay tổ chức nào khi tiến
hành các hoạt động kinh doanh thì đều hướng tới một mục tiêu chung đó

5


là thu được lượng thặng sư nhiều nhất có thể, và đối với nền kinh tế thị
trường, điều này còn rõ ràng hơn cả. Như C. Mác từng khái quát rằng:
“Giá trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ của tồn bộ tư bản ứng
trước, mang hình thái chuyển hóa là lợi nhuận.” Chính bởi lẽ đó mà các
doanh nghiệp sẽ ln tìm cách thu được giá trị thặng dư lớn nhất nhắm
phục vụ cho mục đích tối ưu hoá mức lợi nhuận thu về, và rồi sẽ sử dụng
lượng thặng dư đó để thúc đẩy q trình tích luỹ tư bản và phát triển mở
rộng quy mô sản xuất. Ứng với mỗi khối lượng thặng dư nhất định thì
quy mơ tích luỹ tư bản sẽ dựa vào tỷ lệ phân chia giữa tiêu dùng và tích
luỹ. Nếu tỷ lệ này đã được xác định thì quy mơ tích luỹ tư bản phụ thuộc
vào khối lượng giá trị thặng dư. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới khối
lượng giá trị thặng dư có tác động liên quan tới thất nghiệp bao gồm:
Thứ nhất, trình độ khai thác sức lao động. Theo lý thuyết
khi muốn tăng khối lượng giá trị thặng dư, nhà tư bản sẽ đầu
tư thêm máy máy, thiết bị và thuê thêm nhân công. Tuy
nhiên thực tế thì hầu hết các chủ doanh nghiệp khơng làm
như vậy mà họ sử dụng các biện pháp cắt giảm tiền công,
tăng ca, tăng cường độ lao động đồng thời tận dụng triệt để
cơng suất của số máy móc hiện có. Khi nghiên cứu sự sản
xuất giá trị thặng dư, C. Mác giả định rằng sự trao đổi giữa
công nhân và nhà tư bản là sự trao đổi ngang giá, tức là tiền
công bằng giá trị sức lao động. Nhưng trong thực tế, công
nhân không chỉ bị nhà tư bản chiếm đoạt lao động thặng dư,
mà cịn bị bóc lột sức lao động một cách kín đáo, chiếm đoạt
một phần lao động tất yếu, bị cắt xén tiền công, để tăng tích
luỹ tư bản. Các nhà tư bản cịn gia tăng sự bóc lột sức lao
động bằng cách tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao

động để tăng khối lượng giá trị thặng dư, nhờ đó tăng tích
luỹ tư bản. Cái lợi mà nhà tư bản nhận được thể hiện ở chỗ
nhà tư bản không cần ứng thêm tư bản để mua thêm máy
móc, thiết bị mà chỉ cần ứng tư bản để mua thêm nguyên
liệu là có thể tăng được khối lượng sản xuất, tận dụng được
công suất của máy móc, thiết bị, nên giảm được hao mịn vơ
hình và chi phí bảo quản của máy móc, thiết bị.
Thứ hai, năng suất lao động xã hội. Nếu năng suất lao động
xã hội tăng lên, thì giá cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng
giảm xuống. Điều này mang đến cho tích luỹ tư bản hai kết
quả: một là, với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, phần
dành cho tích luỹ có lẽ sẽ nhiều hơn, nhưng về tiêu dùng của
các nhà tư bản có thể sẽ khơng giảm, thậm chí có thể cao
hơn trước; hai là, một lượng giá trị thặng dư nhất định dành
cho tích luỹ có thể chuyển hố thành một khối lượng tư liệu
6


sản xuất và sức lao động phụ thêm lớn hơn trước. Do đó,
quy mơ của tích luỹ khơng chỉ phụ thuộc vào khối lượng giá
trị thặng dư được tích luỹ, mà còn phụ thuộc vào khối lượng
hiện vật do khối lượng giá trị thặng dư đó có thể chuyển hố
thành. Như vậy năng suất lao động xã hội tăng lên sẽ có
thêm những yếu tố vật chất để biến giá trị thặng dư thành tư
bản mới, nên làm tăng quy mơ của tích luỹ. Nếu năng suất
lao động cao, thì lao động sống sử dụng được nhiều lao động
quá khứ hơn, lao động quá khứ đó lại tái hiện dưới hình thái
có ích mới, được sử dụng làm chức năng của tư bản ngày
càng nhiều, do đó cũng làm tăng quy mơ của tích luỹ tư bản.
Sự tiến bộ của khoa học và cơng nghệ cũng đóng góp một

phần to lớn trong quá trình làm tăng năng suất lao động xã
hội. Nhưng nếu doanh nghiệp vận dụng đầu tư vào máy móc
và sử dụng chúng một cách hiệu quả hơn, thì hệ quả là ít
cơng nhân hơn được u cầu sử dụng để sản xuất một số
lượng sản phẩm nhất định. Như vậy, việc sử dụng máy móc
một cách có hiệu quả của nhà tư bản sẽ làm giảm số lượng
việc làm của công nhân trong sản xuất. Điều này không đồng
nghĩa với việc số lượng việc làm sẽ liên tục giảm. Một số
ngành cụ thể sẽ tìm được thị trường mới và mở rộng; các
ngành công nghiệp mới được tạo ra cũng có thể đáp ứng nhu
cầu việc làm của công nhân. Như vậy, nhu cầu về lao động
tăng hay giảm sẽ phụ thuộc vào những thay đổi trong chu kỳ
kinh doanh. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là chủ nghĩa tư bản
có khuynh hướng cắt bớt lượng người lao động ra khỏi sản
xuất.
Như vậy, q trình tích luỹ tư bản là quá trình tăng cấu tạo
hữu cơ của tư bản. C.Mác lí luận rằng chính cấu tạo hữu cơ của tư bản
tăng lên có ảnh hưởng trực tiếp đến nạn thất nghiệp trong chủ nghĩa tư
bản. Cấu tạo tư bản ngày càng tăng, làm cho cầu tương đối về sức lao động
có xu hướng ngày càng giảm. Nhân khẩu thừa tương đối là sản phẩm, đồng
thời là điều kiện phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa.
2. Phân loại thất nghiệp
Nhân khẩu thừa (nạn thất nghiệp) từng được chia thành 3 dạng cơ bản
như sau:
Nhân khẩu thừa lưu động: là hình thức thất nghiệp tạm thời,
tính chất lưu động của nó thể hiện ở việc cơng nhân ngừng
làm việc tại nơi này lúc này thì sẽ tiếp tục làm việc ở nơi
khác vào thời gian khác. Nói chung họ chỉ thất nghiệp từng
lúc.
7



Nhân khẩu thừa tiềm tàng: gồm chủ yếu là lao động ở nông
thôn chỉ làm việc theo từng mùa vụ trong thời gian rất ngắn
nhưng khơng thể tìm được việc làm trong công nghiệp trong
những khoảng thời gian rảnh rỗi
Nhân khẩu thừa ngừng trệ: là những người thường xuyên thất
nghiệp thỉnh thoảng mới tìm được việc làm với tiền cơng rất
thấp, hoặc những lao động lười biếng, thích sống phụ thuộc
vào người khác, tạo thành lớp thấp hơn của xã hội.
Tuy nhiên trong nền kinh tế hiện đại với nhiều những đổi thay so với trước đây
thì tình trạng thất nghiệp lại được phân loại một cách đa dạng, cụ thể và chi tiết
hơn, gồm có:
Thất nghiệp cổ điển: là dạng thất nghiệp gắn liền tới loại
công việc mà lương thực tế trả cho người làm cơng việc đó
cao hơn mức tiền cơng thực tế bình qn của thị trường lao
động chung, khiến cho lượng cung về lao động đối với cơng
việc này cao hơn lượng cầu. Hình thức thất nghiệp này còn
được gọi là thất nghiệp tiền lương thực tế.
Thất nghiệp cơ cấu: là loại thất nghiệp tạm thời do người lao
động đang chờ để tìm được việc làm mà họ kỳ vọng chứ
khơng phải khơng thể tìm được việc làm nào
Thất nghiệp chu kỳ: là loại thất nghiệp liên quan đến chu kỳ
kinh tế trong giai đoạn tổng cầu thấp hơn tổng cung, khiến
các công ty phải giảm sản xuất và giảm thuê mướn. Hình
thức thất nghiệp này cịn được gọi là thất nghiệp Keynes vì
Keynes là người đề xướng lý thuyết về tổng cầu và tổng
cung
Thất nghiệp ma sát: là thất nghiệp do người lao động và
người sử dụng lao động khơng thể tìm thấy nhau do các lý

do như khoảng cách địa lý xa xôi, không biết được thơng tin
của nhau
Thất nghiệp trá hình: đây là tình trạng thất nghiệp của những
người lao động làm trái nghề hoặc khơng có đủ trình độ
chun mơn
Thất nghiệp ẩn: là dạng thất nghiệp không được báo cáo
II. Thực tiễn tình trạng thất nghiệp tại Việt Nam
1. Thực trạng
Vấn đề thất nghiệp luôn là một vấn đề đau đầu đối với các nhà lãnh đạo của các
quốc gia trên toàn thế giới kể cả thời kì trước, trong và giờ là sau đại dịch. Mặc
dù tính tới thời điểm hiện tại, dịch bệnh Covid được coi như là đã qua thời điểm
đỉnh dịch và mọi người đã thích nghi với viễn cảnh sống chung với dịch bệnh
nhưng những tàn dư sau dịch mà đại dịch Covid để lại cho thị trường việc làm
8


Việt Nam vẫn rất đáng kể. Cụ thể, theo Báo cáo lao động, việc làm của Tổng
cục Thống kê Việt Nam “tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi quý IV
năm 2021 là 3,56%, giảm 0,42 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,93
điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung năm 2021, tỷ lệ thất
nghiệp trong độ tuổi lao động là 3,22%, tăng 0,54 điểm phần trăm so với năm
2020- thời điểm dịch bệnh căng thẳng nhất. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp ở khu
vực thành thị là 4,42%, cao hơn 1,94 điểm phần trăm so với khu vực nông
thôn.”

Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao đ
2000
1800

1600

1400

1200

1095.5

1000
800
600
400
200
0
Quý 1

Theo như ước tính của ILO thì trong năm 2022 con số biểu thị số người thất
nghiệp sẽ là 207 triệu người, so với con số của năm 2019 là 186 triệu người.
Đặc biệt đáng lưu ý là tỷ lệ thất nghiệp của thanh thiếu niên (15-24 tuổi) là
8,48%, tăng 0,52 phần trăm so với năm trước. Ở độ tuổi này, những người trẻ
thường chưa vững vàng về tâm lý, những áp lực về cơng việc có thể sẽ để lại
những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển tương lai sau này, khiến họ
dễ mất đi động lực để cố gắng, dễ chùn bước trước khó khăn và thậm chí có thể
bị va vào những tệ nạn xã hội do không đủ sức chịu đựng được những áp lực.
Điều đó thực sự là một điều đáng báo động và chắc chắn sẽ ẩn chứa nhiều hiểm
hoạ cho sau này.
Mặc dù hiện nay tỉ lệ thất nghiệp và số lượng nhân cơng trong độ tuổi lao động
chưa tìm được cơng việc vẫn còn cao nhưng tuy nhiên những con số đó đang
dần giảm so với thời kì dịch bệnh hồnh hành và đây thực sự là một dấu hiệu


khởi sắc cho tương lai của nền kinh tế. Ta có thể kể đến một vài dấu hiệu tích

cực như: số lượng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid đã giảm mạnh
9


(trong quý I năm 2022, giảm 7,8 triệu người so với quý trước đó), số người từ
15 tuổi trở lên có được việc làm (quý I năm 2022, tăng gần 1 triệu người so với
quý trước và tăng 132,2 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.), …
Rõ ràng dù ở thời kì nào đi chăng nữa, dù là thời kì trước dịch bệnh hay thời kì
dịch bệnh với nhiều biến phức tạp hay chính hiện nay- thời kì sau đại dịch thì
vấn đề thất nghiệp ln ln và sẽ ln là một bài tốn khó và đầy thách thức
địi hỏi Ban lãnh đạo nước ta phải nghiên cứu tính toán thật kĩ để đưa ra những
giải pháp hợp lý giúp đỡ những người hiện nay vẫn chưa thể tìm được việc.
2. Nguyên nhân
Bất cứ vấn đề nào phát sinh cũng đều có nguyên nhân của nó. Vấn đề thất
nghiệp cũng khơng phải ngoại lệ. Ta có thể nêu ra một vài những nguyên nhân
điển hình khiến cho tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta hiện nay khá cao:
Do chất lượng nguồn nhân lực của nước ta còn thấp, tỉ lệ lao động
có trình độ cao cịn hạn chế, chủ yếu là gồm những lao động phổ thông
chưa được trang bị kiến thức đầy đủ nên không thể làm được những cơng
việc u cầu tính sáng tạo và kĩ thuật cao. Ngồi ra người lao động cịn
thiếu tác phong làm việc chuyên nghiệp, thiếu sáng tạo và thậm chí là cịn
chưa tn theo những kỷ luật lao động.
Do cơng tác giáo dục chưa thực sự đạt được hiệu quả, khi mà học
sinh sau khi tốt nghiệp cấp ba hay sinh viên sau khi tốt nghiệp Đại học
không thể xin được việc làm do chất lượng đào tạo dạy nghề của nước ta
cịn thấp, khơng đáp ứng được u cầu của nhà tuyển dụng, hay thậm chí
học sinh, sinh viên khi ra trường còn thiếu những kĩ năng xã hội cần thiết
nên cần nhiều thời gian để có thể thích nghi và làm quen với cuộc sống
bên ngồi xã hội
Do chính sách của Nhà nước còn nhiều điểm bất cập, chưa tạo

nhiều điều kiện cho lao động có trình độ cao thể hiện đúng năng lực, rất
nhiều những lao động giỏi không làm việc cho các công ty doanh nghiệp
Việt Nam mà họ lực chọn con đường xuất khẩu lao động hoặc nếu ở Việt
Nam họ sẽ làm việc cho những cơng ty tư nhân có vốn đầu tư ở nước
ngồi. Về lâu dài vấn đề này sẽ dẫn đến hiện tượng “chảy máu chất xám”,
ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nguồn lao động ở Việt Nam.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh: một vấn đề không cần phải bàn cãi
nhiều đó là đại dịch Covid-19 đã có những tác động nặng nề lên thị
trường lao động của Việt Nam. Mọi người không thể đi làm việc, các
công ty doanh nghiệp tụt dộc vì khơng có doanh thu dẫn đến cắt giảm
nhân viên hoặc thậm chí có rất nhiều doanh nghiệp đã lâm vào tình cảnh
phá sản. Những con số về tỷ lệ thất nghiệp và số lượng người thiếu việc
làm được thống kê tăng nhanh chóng mặt, người người mất việc, nhà nhà
mất việc khiến cho nền kinh tế lao đao, kém tăng trưởng.
10


3. Giải pháp
Để hạn chế nhiều nhất những tác động không tốt của thất nghiệp lên nền
kinh tế Việt Nam, chính phủ nước ta cần kết hợp với các doanh nghiệp cũng
như người lao động để có những biện pháp kịp thời và cấp bách trong thời
kỳ nền kinh tế nước ta đang dần hồi phục sau đại dịch.
-Về phía nhà nước: Nỗ lực triển khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời
sống xã hội, sớm khắc phục những khó khăn, thách thức, tận dụng cơ hội để
đẩy nhanh quá trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Ban
hành một số chính sách tạo điều kiện giúp đỡ doanh nghiệp vực dậy sau thời
kì kinh tế khó khăn vừa qua, giảm lãi suất vay vốn để san sẻ bớt các gánh
nặng cho doanh nghiệp, tổ chức các chương trình định hướng nghề nghiệp
để nâng cơ hội tìm việc làm cho mọi lao động, tung ra các gói trợ cấp để hỗ
trợ những người đang thất nghiệp giúp họ có thêm động lực sống và phát

triển kinh tế, hướng tới giảm tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên nói riêng và của
tồn bộ lực lượng lao động Việt Nam nói chung.
-Về phía doanh nghiệp: tập trung khơi phục sản xuất kinh doanh, hình thành
những chế độ đãi ngộ hợp lý để chiêu mộ thêm nhân lực, tiến hành sản xuất
kinh doanh nhưng vẫn phải đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch bệnh
để bảo vệ an toàn cho người lao động. Quan tâm, phối hợp với các cơ quan
liên quan cùng thực hiện các chương trình, chính sách thu hút lớp lao động
trẻ, năng động, sáng tạo có thể kể đến như những sinh viên mới tốt nghiệp và
chưa tìm được việc làm, sẵn sàng tuyển dụng họ vào doanh nghiệp để đào
tạo bài bản, nâng cao trình độ và từ đó sẽ dần lấp đầy những vị trí mà doanh
nghiệp cịn thiếu.
-Về bản thân người lao động: chủ động nâng cao trình độ, kiến thức, kĩ năng
cho chính bản thân, khơng ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm làm việc,
kiên nhẫn tìm kiếm những công việc mà bản thân cảm thấy vừa ý; đồng thời
luôn phải đề cao ý thức chống dịch giữ gìn sức khoẻ để hạn chế khả năng
bản thân mắc bệnh. Kết hợp với chính quyền địa phương hoặc các tổ chức
hỗ trợ thất nghiệp để họ giúp tìm kiếm công việc hoặc nhận trợ cấp thất
nghiệp để trang trải cuộc sống khó khăn sau đại dịch.

C.KẾT LUẬN
Như vậy, theo như quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, vấn đề thất nghiệp
được lý giải dựa trên q trình tích luỹ tư bản, là quá trình tăng cấu tạo hữu
cơ của tư bản. C.Mác lí luận rằng chính cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên
có ảnh hưởng trực tiếp đến nạn thất nghiệp trong chủ nghĩa tư bản. Cấu tạo
tư bản ngày càng tăng, làm cho cầu tương đối về sức lao động có xu hướng
ngày càng giảm hay tình trạng thất nghiệp sẽ ngày một gia tăng. Bên cạnh đó
chính mục đích tối đa hố lợi nhuận của các nhà tư bản cũng góp phần khiến
cho vấn đề thất nghiệpp ngày một gia tăng và trầm trọng hơn. Ở Việt Nam
11



hiện nay, nạn thất nghiệp luôn là một thách thức vô cùng lớn đối với nền
kinh tế. Tuy vậy những nhà lãnh đạo các cấp đã và đang không ngừng nỗ lực
tìm ra những biện pháp tối ưu nhất có thể để hạn chế nạn thất nghiệp ở Việt
Nam, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi để tương lai đất nước sẽ phát triển
một cách mạnh mẽ và ổn định hơn.

D.TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác- Lênnin- Bộ Giáo dục và Đào tạo
(2021)
Báo cáo Thống kê về thị trường lao động Việt Nam của Tổng cục
Thống kê năm 2021 và 2022
Giáo trình Kinh tế học Vĩ mô- Đại học Kinh tế Quốc dân
Báo Đầu tư chứng khốn
Báo cáo tồn cầu của ILO về tình hình diễn biến của vấn đề thất
nghiệp quý I năm 2022

12



×