Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

(TIỂU LUẬN) trình bày những vấn đề lý luận về mô hình tập đoàn kinh tế phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về tập đoàn kinh tế trên cơ sở tìm hiểu một tập đoàn kinh tế cụ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.86 KB, 22 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 1

ĐỀ BÀI: 10
Trình bày những vấn đề lý luận về mơ hình tập đồn kinh
tế. Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn
thi hành pháp luật về tập đoàn kinh tế trên cơ sở tìm hiểu
một tập đồn kinh tế cụ thể trên thực tế ở Việt Nam.

HỌ TÊN

: ĐINH VĂN HIẾU

MSSV

: 442548

LỚP

: 4425 – N03.TL2

NHÓM

: 02
0


MỤC LỤC



MỞ ĐẦU ..........................................................................................
2
NỘI DUNG ......................................................................................
2
I.

LÝ LUẬN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ .....................................

2
I.1.

Khái niệm tập đoàn kinh tế ....................................................

2
I.2.

Đặc điểm của tập đồn kinh tế ................................................

3
I.3.

Các hình thức liên kết trong tập đồn kinh tế ..........................

7
I.4.

Vai trị của tập đồn kinh tế ...................................................

7

II.

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ ........

8
II.1. Về thành lập tập đoàn kinh tế .................................................

8

1


II.1.1.Tập đoàn kinh tế nhà nước ......................................................

8
II.1.2.Tập đoàn kinh tế tư nhân ........................................................

9
II.2. Về liên kết trong tập đoàn kinh tế ..........................................

10
II.2.1.Liên kết vốn .........................................................................

10
II.2.2.Các hình thức liên kết khác ...................................................

14
III.

THỰC TIỄN MƠ HÌNH TẬP ĐỒN KINH TẾ ....................


15
III.1. Hiệu quả đạt được ...............................................................

15
III.2. Những vấn đề hạn chế ..........................................................

16
KẾT LUẬN ................................................................................... 18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................
19

2


MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, Việt Nam ta đang
vươn lên phát triển để bắt kịp xu hướng chung, đồng thời đang từng bước gỡ
bỏ các rào cản về hành chính, thuế quan,.. tạo điều kiện phát triển cho các
doanh nghiệp. Đặc biệt sau khi gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO,
nền kinh tế trong nước đang chứng kiến sự cạnh tranh bình đẳng giữa các
doanh nghiệp và các tập đồn kinh tế hùng mạnh. Tuy vậy, thực tế cho thấy
những tập đoàn kinh tế mạnh ở cả khối kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân sẽ
là mắt xích mang vai trị chủ lực để đảm bảo sự thành cơng trong q trình
hội nhập. Trước thực tế đó, Nhà nước đã và đang liên tục sửa đổi, bổ sung các
quy định pháp lý đối với mơ hình tập đồn kinh tế với mong muốn khuyến
khích, thúc đẩy sự phát triển của mơ hình này. Trong thực tiễn áp dụng, ngồi
những hiệu quả đáng khích lệ, vẫn tồn tại những thiếu sót, gây ra nhiều khó
khăn cho các tập đồn. Vì lẽ đó, em quyết định lựa chọn đề bài số 10 này để
thực hiện nghiên cứu. Do vốn kiến thức cịn hạn hẹp nên trong q trình

nghiên cứu khơng thể tránh khỏi những sai sót, mong thầy/cơ có thể cho em
những đánh giá, lời khuyên chân thành nhất để bài làm được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG
I.

LÝ LUẬN VỀ MƠ HÌNH TẬP ĐỒN KINH TẾ

I.1.

Khái niệm tập đoàn kinh tế

Trong giai đoạn đầu của nền kinh tế hàng hóa, trước quy luật vận động
phát triển và quy luật cạnh tranh, các nhà kinh doanh đã phải triển khai những
mơ hình liên kết phù hợp để có khả năng tích tụ vốn, phân tán rủi ro đồng thời
có thể quản lý và kinh doanh có hiệu quả. Bởi vậy, liên kết góp vốn thành lập
cơng ty kinh doanh đã trở thành xu hướng chủ đạo. Tuy nhiên, quy luật vận
3


động của nền kinh tế đang ngày càng phức tạp đi kèm với tác động mạnh từ
khoa học công nghệ địi hỏi nhà kinh doanh cần xây dựng mơ hình liên kết
kiểu mới để hình thành tổ chức kinh doanh có quy mơ lớn hơn, đem lại hiệu
quả cao hơn, có sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn – và mơ hình tiêu biểu, phù hợp
nhất được xem là tập đồn kinh tế. Xét từ góc độ quản trị, có thể có khái niệm
tập đồn kinh tế như sau:
“Tập đồn kinh tế là một tổ tập hợp quy mô lớn, thực hiện hoạt động
sản xuất kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực trên cơ sở liên kết hình thành từ
hoạt động đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại các liên kết kinh

doanh nhằm tích tụ tập trung nguồn lực để tăng khả năng cạnh tranh, tối đa
hóa lợi nhuận.”
Xét về bản chất pháp lý, tập đoàn kinh tế được hình thành dựa trên sự
liên kết từ các chủ thể kinh doanh, những liên kết này được hình thành từ hoạt
động đầu tư và trong những hợp đồng liên kết. Các hình thức liên kết trong
tập đồn kinh tế là rất phức tạp, tương ứng với mỗi hình thức liên kết là một
loại hợp đồng khác nhau. Đồng thời, q trình hình thành tập đồn kinh tế là
một quá trình tự nhiên trên cơ sở quyền tự do kinh doanh, tự do hợp đồng.
Bởi vậy, từ góc độ pháp lý, có thể rút ra khái niệm về tập đoàn kinh tế như
sau”
“Tập đoàn kinh tế là một tổ hợp liên kết giữa các pháp nhân độc lập
trên cơ sở hoạt động đầu tư và thỏa thuận trong hợp đồng liên kết tạo lập
quyền và nghĩa vụ cho mỗi thành viên trong tập đồn, trong đó có những
pháp nhân giữ quyền chi phối, những pháp nhân bị chi phối và những pháp
nhân không bị chi phối”
1.2.

Đặc điểm của tập đồn kinh tế
Thứ nhất, tập đồn kinh tế được hình thành từ liên kết giữa các chủ thể

kinh doanh độc lập tạo thành một tổ hợp.
Trên cơ sở liên kết giữa các chủ thể kinh doanh với nhau mà tập đồn
kinh tế mới có thể hình thành. Đồng thời, chủ thể kinh doanh trong tập đoàn
4


là những pháp nhân kinh doanh độc lập và liên kết giữa các chủ thể kinh
doanh với nhau trong tập đồn được quy định tại các hợp đồng liên kết.
Có sự khác nhau trong liên kết giữa các thành viên trong tập đồn so
với cơng ty. Cụ thể, liên kết giữa các thành viên trong tập đồn được hình

thành trên cơ sở đầu tư vốn trực tiếp từ thành viên này vào thành viên khác
hoặc việc cùng sở hữu, sử dụng chung các đối tượng sở hữu công nghiệp hay
nằm trong một chuỗi kinh doanh. Còn liên kết giữa các thành viên trong cơng
ty là liên kết hình thành từ quan hệ đầu tư góp vốn để trở thành đồng sở hữu
chung của cơng ty, giữa các thành viên có mối quan hệ chặt chẽ, độc lập về tư
cách pháp lý, quản lý và điều hành. Trong khi tính trách nhiệm của các thành
viên trong công ty được cá biệt hóa, các thành viên được tham gia quản lý,
điều hành công ty ở mức độ tương ứng với tỷ lệ đóng góp, thì vè mặt pháp lý,
các thành viên trong tập đoàn độc lập với nhau, tự chịu trách nhiệm với hoạt
động kinh doanh của mình nhưng có thể có sự chi phối lẫn nhau giữa các
thành viên trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời, các thành viên trong tập
đoàn có sự ràng buộc trực tiếp về trách nhiệm với nhau thông qua hợp đồng
liên kết, và những mối liên kết đó có thể là chi phối hoặc khơng mang tính chi
phối.
Thứ hai, tập đồn kinh tế là tổ hợp có danh tính và khơng có tư cách
pháp nhân.
Tập đồn kinh tế là một tổ hợp có danh tính, danh tính đó dùng để chỉ
một tập hợp các pháp nhân độc lập, hoạt động trên cơ sở liên kết chặt chẽ vì
lợi ích kinh tế. Đồng thời, danh tính của tập đoàn kinh tế phân biệt một tập
hợp pháp nhân với các pháp nhân trong tập đoàn và phân biệt với tập hợp
pháp nhân khác. Danh tính của tập đồn là một quyền tài sản, được xác định
là một tên thương mại, là cơ sở để xây dựng hệ thống nhãn hiệu của tập đoàn
và các pháp nhân độc lập trong tập đồn có quyền thụ hưởng giá trị tên
thương mại, nhãn hiệu và phải trả phí.

5


Song, khi xem xét theo nhiều góc độ, theo học thuyết của các quốc gia
theo truyền thống dân luật (civil law) hay thơng luật (common law) thì tập

đồn kinh tế đều khơng có tư cách pháp nhân. Cịn xét từ khía cạnh liên kết và
bản chất pháp lý của tập đồn, có thể thấy tập đồn kinh tế khơng có tư cách
pháp nhân vì những lý do sau:
- Tập đồn kinh tế khơng có tài sản độc lập:
Đối với pháp nhân kinh doanh, đặc trưng của pháp nhân đó là phải sở
hữu tài sản độc lập và sử dụng những lợi ích từ tài sản của mình để thực hiện
các mục đích sinh lời. Tài sản của pháp nhân cịn là cơ sở để pháp nhân gánh
chịu rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện các mục đích sinh lời đó.
Đồng thời sản nghiệp của pháp nhân được thiết lập bằng những tài sản do
thành viên của pháp nhân đóng góp thơng qua việc thực hiện chuyển quyền sở
hữu tài sản góp vốn cho pháp nhân. Mặt khác, sự liên kết của các pháp nhân
độc lập hình thành nên tập đồn kinh tế nhưng khơng xuất phát từ việc thực
hiện góp vốn chung. Tập đồn kinh tế cũng khơng tiếp nhận sự chuyển bất kì
quyền sở hữu tài sản góp vốn nào từ các pháp nhân là thành viên nên khơng
hình thành tài sản riêng.
- Tập đồn kinh tế khơng có năng lực pháp lý:
Tập đồn kinh tế là tập hợp của nhiều pháp nhân là chủ thể pháp lý với
năng lực pháp lý đầy đủ, thực hiện các quan hệ pháp luật nhân danh chính
mình. Tuy vậy, sự tập hợp các pháp nhân của tập đoàn kinh tế là để tối đa hóa
lợi ích của từng pháp nhân kinh doanh độc lập chứ không hướng đến việc
hình thành một tổ chức kinh tế mới. Bởi lẽ đó, tập đồn kinh tế khơng có năng
lực pháp lý của chủ thể pháp lý, cũng không cần đến sự thừa nhận của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền về sự ra đời nên khơng có năng lực hành vi để
thực hiện các hoạt động nhân danh tập đoàn.
- Tập đồn kinh tế khơng chịu trách nhiệm tài sản:
Tập đồn kinh tế khơng có tài sản riêng, giao dịch của tập đồn kinh tế
được thực hiện qua cơng ty chi phối, đồng thời, tập đồn kinh tế khơng có
6



năng lực pháp lý, khơng nhân danh chính mình để thực hiện các giao dịch. Do
đó, tập đồn kinh tế không chịu trách nhiệm tài sản đối với các nghĩa vụ pháp
lý phát sinh từ tài sản của mình, khơng chịu trách nhiệm pháp lý thay cho các
pháp nhân là thành viên. Cịn trong trường hợp có phát sinh về nghĩa vụ pháp
lý từ các giao dịch, tài sản độc lập của pháp nhân được sử dụng để chịu trách
nhiệm cho pháp nhân chi phối đó.
Thứ ba, tập đồn kinh tế có cơ cấu tổ chức phức tạp, nhiều cấp.
Tập đồn kinh tế có nhiều cấp. Cấp một gồm cơng ty chi phối ban đầu
(cơng ty mẹ) có các cơng ty bị chi phối (các công ty con cấp một). Cấp hai
bao gồm công ty chi phối (là công ty con cấp một) có các cơng ty bị chi phối
(các cơng ty con cấp hai). Đối với các tập đồn lớn, việc khơng có giới hạn về
số cấp dẫn đến số lượng thành viên trong tập đoàn là rất lớn. Đồng thời, vấn
đề quản lý hoạt động kinh doanh của các cơng ty cấp dưới là vấn đề khó khăn,
do đó địi hỏi cần có những cơ chế kiểm sốt thông suốt từ công ty mẹ đến
công ty con trong tập đồn để có thể vận hành hiệu quả. Từ thực tế đó, có ba
mơ hình tập đồn kinh tế khác nhau: cấu trúc đầu tư đơn cấp (cấu trúc đơn
giản), cấu trúc đầu tư đa cấp đơn giản và cấu trúc đầu tư đa cấp sở hữu chéo.
Mỗi mô hình có ưu, nhược điểm riêng và có ảnh hưởng lớn đến hoạt động
chung của tập đoàn.
Thứ tư, tập đoàn kinh tế lớn về quy mô, sử dụng nhiều lao động, phạm
vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành.
Tập đoàn kinh tế có quy mơ vốn được hình thành thơng qua hoạt động
thu hút đầu tư và vận hành kinh doanh có hiệu quả trong một q trình tích tụ
lâu dài. Nguồn vốn ấy tạo nên năng lực cạnh tranh cho tập đồn, phát triển
đầu tư vào chun mơn hóa và cơng nghệ, từ đó giảm giá thành, tăng lợi
nhuận, tạo động lực thúc đẩy phát triển. Đồng thời, tập đồn là nơi tập trung
lực lượng lao động quy mơ lớn, phân hóa, gồm nhiều bậc trình độ chun
mơn từ trung bình đến cao. Đây cũng là điểm cộng khi việc đầu tư của tập
đồn sẽ góp phần khơng nhỏ vào vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao trình
7



độ lao động tại địa phương được đầu tư. Mặt khác, hầu hết các tập đoàn kinh
tế đều kinh doanh đa nghành, đa lĩnh vực với một nghành nghề mũi nhọn.
Ngồi ngành nghề mũi nhọn đó là những lĩnh vực đầu tư chiến lược mới, điều
này giúp tập đồn có thể phân tán rủi ro, bảo đảm tính bền vững về lâu dài
đồng thời tận dụng được tối đa cơ sở vật chất và khả năng lao động của tập
đồn.
Ví dụ: Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) là tập đoàn đa quốc gia “khổng
lồ” với rất nhiều công ty con, chuỗi hệ thống bán hàng toàn cầu. Theo
“Samsung Financial Highlights”, đến hết năm năm 2017 , tổng giá trị tài sản
của tập đoàn Samsung là 265 tỷ USD. Cũng trong năm này, theo “Samsung
Global Newsroom”, số nhân viên của tập đoàn đã lên đến 320.671 người.
Ngoài lĩnh vực thế mạnh là điện tử với công ty con mang tên “Samsung
Electronics”, tập đồn này cịn có 14 cơng ty con, hoạt động trên rất nhiều
lĩnh vực, từ kỹ thuật (Samsung Engineering), hóa chất (Samsung Fine
Chemicals), công nghiệp nặng (Samsung Heavy Industries), v.v.. cho tới y tế
(Samsung Medical Center), bảo hiểm (Samsung Life Insurance).
1.3.

Các hình thức liên kết trong tập đồn kinh tế
Có hai hình thức liên kết chính là: liên kết về vốn và các hình thức liên

kết khác. Cụ thể bao gồm: liên kết về vốn trong tập đoàn, liên kết về quyền sở
hữu cơng nghiệp trong tập đồn, liên kết về thị trường trong tập đoàn, liên kết
tạo thành tổ hợp kinh doanh trong tập đồn và một số hình thức khác (liên kết
thông qua quyền khai thác tài nguyên, liên kết thông qua việc nắm giữ thị
trường của các cơng ty trong tập đồn).
1.4.


Vai trị của tập đồn kinh tế
Nhằm đáp ứng những biến đổi không ngừng của nền kinh tế, các tập

đoàn kinh tế liên tục được ra đời và phát triển. Đồng thời, chính các tập đồn
kinh tế này đóng vai trị rất lớn trong sự phát triển của thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng.

8


Thứ nhất, tập đồn kinh tế là cơ sở hình thành và phát triển mơ hình
liên kết kinh doanh quy mơ lớn.
Thứ hai, tập đồn kinh tế là một trong những công cụ để Nhà nước thực
hiện việc điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế.
Thứ ba, tập đoàn kinh tế tạo ra cơ sở nâng cao sức cạnh tranh, hội nhập
kinh tế, quốc tế.
Thứ tư, tập đoàn kỹ thuật nâng cao hiệu quả khoa học – kỹ thuật.
Cuối cùng, tập đồn kinh tế cũng góp phần lớn trong giải quyết việc
làm, đảm bảo an sinh xã hội.
II.
2.1.

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TẬP ĐỒN KINH TẾ
Về thành lập tập đồn kinh tế

2.1.1. Tập đoàn kinh tế nhà nước
Về điều kiện và tiêu chuẩn thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước, từ
những quy định mang tính chất rất chung trong Nghị định 101/2009/NĐ-CP
về điều kiện thành lập tập đoàn kinh tế, Nghị định 69/2014/NĐ-CP đã quy
định lại khá chi tiết về vấn đề này. Thứ nhất, tổng cơng ty làm nịng cốt tập

đồn phải đáp ứng điều kiện về tài chính trong 03 năm liền phải kinh doanh
có lãi, mức độ bảo đảm cao và đáp ứng các điều kiện về công nghệ, kỹ thuật,
quản lý. Quy định này tuy phù hợp nhưng lại có bất cập trong quan điểm về
tập đồn kinh tế khi một nhóm cơng ty nhà nước phát triển trở thành tổng
công ty rồi trở thành tập đồn kinh tế, hơn nữa, sự chuyển đổi mơ hình lại là
từ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Thứ hai, điều kiện đối với công ty
mẹ chưa sát thực tế khi vẫn tồn tại việc nhiều tập đồn có quy mơ vốn dưới
mức tiêu chuẩn và Chính phủ vẫn chưa có giải pháp khắc phục hồn tồn vấn
đề này. Đồng thời, pháp luật về tập đoàn kinh tế cũng chưa có quy định về thủ
tục chứng minh vốn điều lệ và vì vậy, nếu khơng u cầu chứng minh thì việc
đưa ra những điều kiện đó cũng khơng mang lại nhiều giá trị. Còn về điều
kiện hạn chế kinh doanh ngoài ngành, Nghị định 69/2014/NĐ-CP đã phần nào
giải quyết được tình trạng đầu tư tràn lan ngồi ngành thiếu hiệu quả của các
9


tập đoàn kinh tế nhà nước khi quy định rằng cơng ty mẹ, cơng ty con trong
tập đồn kinh tế nhà nước không được đầu tư, kinh doanh những ngành nghề
khơng liên quan.
Về quy trình thành lập tập đồn kinh tế nhà nước, theo quy định, quy
trình được triển khai gồm 5 bước: (i) Thủ tướng Chính phủ quyết định các
công ty mẹ trong tổng công ty được phép xây dựng đề án thành lập tập đoàn
kinh tế nhà nước; (ii) Xây dựng đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước;
(iii) Thẩm định đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước; (iv) Phê duyệt đề
án thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước; (v) Triển khai thực hiện đề án thành
lập TĐKT nhà nước. So với Nghị định 101/2009/NĐ-CP, Nghị định
69/2014/NĐ-CP đã có những sửa đổi đáng kể trong việc quy định về thủ tục
thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước. Các bước được quy định cụ thể và đã
phân công rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước tham gia vào quá trình
thành lập. Tuy nhiên, về mặt bản chất, những quy định này chưa thực sự làm

thay đổi được cách thức thành lập tập đồn kinh tế nhà nước. Dù đã có quy
trình cụ thể hơn với trách nhiệm rõ ràng nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ về
việc thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước tự phát khi thẩm quyền thành lập
khơng thay đổi. Ví dụ điển hình là sự thất bại trong việc thành lập hai tập
đoàn kinh tế thí điểm của nhà nước về xây dựng trong quá khứ.
2.1.2. Tập đoàn kinh tế tư nhân
Theo Khoản 1 – Điều 194 – Luật Doanh nghiệp 2020, tập đoàn kinh tế
không phải tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh, đây là quy định được đánh
giá là phù hợp với bản chất pháp lý của mơ hình tập đồn kinh tế và cả với
thông lệ quốc tế. Trong quá khứ, tại Khoản 4 – Điều 38 – Nghị định
102/2010/NĐ-CP, công ty mẹ được tạo điều kiện để sử dụng cụm từ “tập
đồn” trong tên riêng của cơng ty mẹ nhằm đáp ứng yêu cầu “chính danh”
cho chủ sở hữu tập đoàn nhưng đồng thời lại tạo ra một số hệ lụy về mặt pháp
lý. Thứ nhất, Nghị định này không đặt ra điều kiện pháp lý để công ty mẹ có
thể sử dụng cụm từ “tập đồn” khi tiến hành đăng ký kinh doanh. Trong thực
10


tế, đã có khơng ít cơng ty với quy mơ vốn nhỏ, hoạt động chỉ trên một lĩnh
vực nhưng vẫn đăng ký kinh doanh dưới tên gọi là tập đoàn với hi vọng phần
nào đó cụm từ “tập đồn” sẽ tạo được sự uy tín trên thị trường. Trong thực tế,
việc đưa cụm từ “tập đồn” vào cơng ty hết sức đơn giản như việc thành lập
công ty thông thường, hơn nữa, các công ty này không cần phải chứng minh
với Cơ quan đăng ký kinh doanh rằng mình có cơng ty con. Bởi vậy, có hiện
tượng xuất hiện một loạt những cơng ty mang danh “tập đồn” nhưng năng
lực tài chính thì hết sức yếu kém. Thứ hai, quy định sử dụng cụm từ này cũng
dẫn đến sự nhầm lẫn giữa tập đồn và cơng ty mẹ trong tập đồn kinh tế.
Cách đặt tên cho cơng ty mẹ trong tập đồn vẫn phải có tiền tố xác định mơ
hình quản lý (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,..) và cụm từ “tập
đoàn” chỉ là một cụm từ được sử dụng vào trong tên của các công ty.

Hiện nay đã có Nghị định 96/2015/NĐ-CP và mới nhất là Nghị định
47/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp. Trong
nội dung của nghị định này khơng cịn quy định về việc sử dụng cụm từ “tập
đồn”, việc sử dụng cụm từ này cũng khơng cịn cơ sở pháp lý để thực hiện.
Đây là vướng mắc trong thực tế khi các tập đoàn kinh tế tư nhân muốn xây
dựng tập đoàn.
Quy định hiện hành về doanh nghiệp không quy định về thủ tục thông
báo việc thành lập tập đoàn kinh tế tư nhân cho cơ quan đăng ký kinh doanh
như tập đoàn kinh tế nhà nước. Đây là vấn đề cần xem xét lại khi nhu cầu
thực hiện thủ tục này của chủ sở hữu tập đoàn hiện nay là khá cao.
2.2.

Về liên kết trong tập đoàn kinh tế

2.2.1. Liên kết vốn
Đối với liên kết vốn trong tập đoàn kinh tế nhà nước, theo quy định
tại Nghị định 69/2014/NĐ-CP, tập đoàn kinh tế nhà nước bao gồm công ty
mẹ, các công ty thành viên và công ty liên kết. Nguồn vốn đầu tư để thành lập
công ty mẹ là nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Ngân sách và các quỹ tập trung
của Nhà nước khi doanh nghiệp thành lập và được bổ sung trong quá trình
11


hoạt động; các khoản phải nộp ngân sách được trích để lại; nguồn Quỹ đầu tư
phát triển tại doanh nghiệp; Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp; vốn nhà nước
được tiếp nhận từ nơi khác chuyển đến; giá trị quyền sử dụng đất, quyền sử
dụng tài nguyên quốc gia được Nhà nước giao và ghi tăng vốn nhà nước cho
doanh nghiệp; các tài sản khác theo quy định của pháp luật được Nhà nước
giao cho doanh nghiệp.
Về bản chất, liên kết vốn trong tập đoàn kinh tế nhà nước được hình

thành từ hoạt động đầu tư góp vốn của cơng ty mẹ vào công ty con. Việc thay
đổi cơ chế từ giao vốn sang đầu tư vốn đã tạo động lực cho sự phát triển của
tập đoàn kinh tế nhà nước. Và cũng từ đó, cơng ty con có nguồn vốn độc lập
để chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh riêng. Theo quy định
tại Điều 21 – Nghị định 91/2015/NĐ-CP, Nhà nước cho phép công ty mẹ được
sử dụng tài sản thuộc quyền quản lý của công ty mẹ để đầu tư thành lập công
ty con với điều kiện hoạt động đầu tư phải tuân thủ các quy định khác của
pháp luật, phù hợp với kế hoạch phát triển của công ty mẹ, không làm ảnh
hưởng đến hoạt động của công ty mẹ. Đồng thời, công ty mẹ khơng được góp
vốn hoặc đầu tư vào các cơng ty con trong lĩnh vực bất động sản (trừ trường
hợp cơng ty mẹ có ngành nghề kinh doanh chính là lĩnh vực bất động sản),
khơng được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty
chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khốn hoặc cơng ty
đầu tư chứng khốn, trừ những trường hợp đặc biệt theo Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ.
Các liên kết vốn trong tập đoàn kinh tế là đơn cấp, đầu tư từ cấp cao
xuống cấp thấp hơn. Đối với tập đồn kinh tế nhà nước, pháp luật khơng cho
phép hoạt động “đầu tư chéo” trong tập đoàn, đồng nghĩa với việc công ty con
không được đầu tư nắm giữ cổ phần, phần vốn góp trong cơng ty mẹ, các
cơng ty con trong tập đồn khơng được đầu tư vốn để sở hữu chéo lẫn nhau.
Mặc dù sở hữu chéo mang lại nhiều lợi ích cho q trình phát triển của tập
đoàn nhưng mục tiêu của nhà nước khi tiến hành đầu tư là bảo toàn và kiểm
12


sốt được nguồn vốn, vì vậy, ngăn chặn sở hữu là giảm bớt gánh nặng quản trị
khi sở hữu chéo là hình thức rất phức tạp, đồng thời làm tăng tính minh bạch
về tài chính.
Về hình thức đầu tư, cơng ty mẹ có thể đầu tư thành lập cơng ty con
100% vốn cơng ty mẹ; đầu tư; góp vốn chung với nhà đầu tư khác để thành

lập công ty, do công ty mẹ nắm quyền chi phối hoặc không chi phối. Với hình
thức cơng ty mẹ đầu tư 100% quy định tại Khoản 3 – Điều 9 – Nghị định
69/2014/NĐ-CP, công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ phải là
những công ty được thành lập để phát triển, nắm giữ các bí quyết cơng nghệ
phục vụ trực tiếp việc thực hiện các nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh chính
của cơng ty mẹ. Đây là quy định sát thực tế, từ đó có thể đảm bảo hoạt động
đầu tư của công ty mẹ không lệch khỏi ngành nghề chính, đồng thời là tối đa
hóa nguồn lực đặc trưng riêng có ở các tập đồn kinh tế nhà nước.
Với hình thức đầu tư, góp vốn chung với nhà đầu tư khác để thành lập
công ty, do công ty mẹ nắm quyền chi phối, theo Nghị định 69/2014/NĐ-CP,
không quy định một mức sở hữu cổ phần, phần góp vốn để xác định sự chi
phối trong tập đoàn trong khi theo điều lệ của các tập đồn thì mức góp vốn
chi phối là 50%. Đây là một sự đổi mới hoàn toàn phù hợp với mức độ phức
tạp ngày càng tăng của các mối liên kết về kinh tế. Tuy nhiên, trong quan hệ
giữa công ty mẹ - con trong tập đồn kinh tế nhà nước thì sự can thiệp vẫn
thường mang tính chất hành chính mà khơng thơng qua các công cụ của các
thành viên hay cổ đông. Ngoài ra, Nghị định 69/2014/NĐ-CP chỉ quy định
việc thực hiện quyền của công ty mẹ với công ty liên kết ở tư cách là chủ sở
hữu theo điều lệ công ty, đồng nghĩa với việc cơng ty mẹ có thể thối vốn hay
đầu tư thêm khi đầu tư khơng hiệu quả hoặc ngược lại. Đây là vấn đề chưa
thực sự được quan tâm và pháp luật nên có những điều chỉnh phù hợp.
Đối với liên kết vốn trong tập đoàn kinh tế tư nhân, liên kết vốn này
cũng được hình thành từ hoạt động đầu tư vốn như tập đoàn kinh tế nhà nước
nhưng việc không bị giới hạn như đối với tập đoàn kinh tế nhà nước.
13


Về bản chất, nhà đầu tư được tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh,
địa điểm kinh doanh, phương thức kinh doanh; chủ động mở rộng quy mô
kinh doanh; tự do lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử

dụng vốn hợp lý. Điều này đồng nghĩa với việc cơng ty mẹ trong tập đồn
kinh tế tư nhân có quyền tự do thực hiện hoạt động kinh doanh theo chiến
lược của công ty, công ty mẹ được thành lập và tham gia góp vốn chi phối
cơng ty con. Các cơng ty con trong tập đồn kinh tế tư nhân cũng không bắt
buộc phải đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh chính hoặc ngành nghề
kinh doanh có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính của cơng ty mẹ.
Đồng thời, trong tập đoàn kinh tế tư nhân, công ty mẹ được thành lập trên cơ
sở thỏa thuận thành lập công ty của các thành viên, cổ đông sáng lập; các
thành viên, cổ đông tiến hành chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho cơng
ty mẹ, từ đó hình thành vốn kinh doanh ban đầu cho cơng ty mẹ; công ty mẹ
đầu tư vốn vào công ty con thông qua hành vi chuyển quyền sở hữu tài sản
góp vốn vào cơng ty con và có quyền chi phối hoạt động của cơng ty con.
Đây là hình thức phân tán rủi ro hiệu quả khi phân chia được dòng chảy vốn
đầu tư về nhiều lĩnh vực khác nhau để hạn chế rủi ro mà vẫn có thể quản lý
vốn hiệu quả.
Về hình thức liên kết vốn, trong tập đồn kinh tế tư nhân, các liên kết
đó phải mang tính chất chi phối lẫn nhau, xác định dựa trên số cổ phần hay
phần vốn góp mà cơng ty mẹ sở hữu. Tỉ lệ cổ phần, phần vốn góp chi phối
theo quy định tại Khoản 1 – Điều 195 – Luật Doanh nghiệp 2020: “Sở hữu
trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó”. Quy
định này đồng thời được xem là phù hợp với thông lệ quốc tế. Pháp luật về
doanh nghiệp hiện hành không giới hạn về số cấp doanh nghiệp hay lĩnh vực
kinh doanh trong tập đoàn kinh tế tư nhân. Cũng như đối với tập đoàn kinh tế
nhà nước, tại Khoản 2 – Điều 195 – Luật Doanh nghiệp 2020 cũng có quy
định về sở hữu chéo:

14


“Cơng ty con khơng được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty

mẹ. Các công ty con của cùng một cơng ty mẹ khơng được cùng nhau góp
vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.”
So sánh với tập đồn kinh tế nhà nước, có thể thấy quy định về hạn chế
sỡ hữu chéo đối với tập đồn kinh tế tư nhân có phần thơng thống hơn. Cụ
thể, trong tập đoàn kinh tế tư nhân chỉ cấm công ty con đầu tư vào công ty mẹ
và các công ty con cùng cấp tiến hành đầu tư chéo lẫn nhau, đồng nghĩa với
việc các công ty con ở các cấp khác nhau vẫn có thể đầu tư chéo, tạo ra mơ
hình tập đồn kinh tế đa cấp đơn giản. Mặc dù việc quy định hạn chế sở hữu
chéo ảnh hưởng tới quyền tự do kinh doanh của công ty, hạn chế khả năng gia
tăng quy mơ nhanh chóng của công ty mẹ nhưng được xem là hợp lý trong
bối cảnh kinh tế hiện nay. Còn trong tương lai, nếu khả năng quản lý Nhà
nước trong đăng ký doanh nghiệp, thuế, tài chính được nâng cao thì việc nới
lỏng những quy định về sở hữu chéo sẽ là khả thi.
2.2.2. Các hình thức liên kết khác
Liên kết vốn là hình thức liên kết cơ bản, tuy nhiên, để mở rộng quy
mơ, tập đồn kinh tế có thể tiếp nhận những chủ thể kinh doanh khác vào tập
đồn thơng qua các hình thức khác như: liên kết về quyền sở hữu công
nghiệp, liên kết thông qua quyền khai thác tài nguyên, liên kết thông qua việc
công ty mẹ nắm giữ thị trường của công ty thành viên, v.v..
Đối với quyền sở hữu cơng nghiệp, có hai hình thức liên kết: thứ nhất,
liên kết giữa các đồng sở hữu chung quyền sở hữu công nghiệp; thứ hai, liên
kết giữa chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp và người được chuyển quyền
sử dụng đối tượng sở hữu cơng nghiệp. Với hình thức thứ nhất, các công ty
cùng nhau bỏ vốn để tiến hành xây dựng, nghiên cứu, sáng tạo các đối tượng
sở hữu công nghiệp nhưng không thành lập một pháp nhân mới, hình thức
hợp đồng có điểm tương đồng với hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC). Sau
khi thực hiện việc nghiên cứu thành công, các công ty cùng nhau đăng ký và
thực hiện các hoạt động pháp lý nhằm bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp.
15



Giữa các cơng ty hình thành mối quan hệ chặt chẽ để cùng nhau thụ hưởng
những lợi ích từ quyền sở hữu công nghiệp và xây dựng cơ chế để bảo vệ
quyền sở hữu cơng nghiệp đó. Các cơng ty hồn tồn độc lập về pháp lý,
khơng chi phối nhau về quản lý, được tự do thực hiện hoạt động kinh doanh
trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bảo vệ quyền sở hữu cơng nghiệp. Cịn với
hình thức thứ hai, cơng ty giữ quyền chi phối trong tập đồn kinh tế khơng
thực hiện việc góp vốn bằng đối tượng quyền sở hữu công nghiệp vào công ty
thành viên, thay vào đó cơng ty giữ quyền chi phối chuyển giao quyền sử
dụng đối tượng quyền sở hữu công nghiệp cho công ty thành viên.
Mặt khác, đối với liên kết thông qua quyền khai thác tài ngun,
cơng ty mẹ trong tập đồn kinh tế được Nhà nước cấp giấy phép khai thác tài
nguyên, công ty mẹ giao cho các công ty con ký kết hợp đồng nhận thầu khai
thác cho công ty mẹ. Công ty mẹ sử dụng quyền khai thác tài nguyên để chi
phối hoạt động của công ty con. Tuy vậy, theo Nghị định 69/2014/NĐ-CP và
các văn bản có liên quan đến tập đồn kinh tế nhà nước khơng có quy định về
loại quyền chi phối này. Nói cách khác, mối quan hệ giữa công ty mẹ và công
ty thành viên trong trường hợp này vẫn chưa được pháp luật điều chỉnh cụ
thể.
III.

THỰC TIỄN MƠ HÌNH TẬP ĐỒN KINH TẾ

III.1. Hiệu quả đạt được
Nhằm đưa kinh tế phát triển và hội nhập với kinh tế thế giới, Đảng và
Nhà nước đã chủ trương xây dựng tập đoàn kinh tế, đồng thời xác định rõ một
số lĩnh vực trọng điểm cần phải hình thành các tập đồn kinh tế mũi nhọn với
sức cạnh tranh tốt để tham gia vào thị trường quốc tế. Theo đó, một số tổng
cơng ty nhà nước trên một số lĩnh vực mũi nhọn sẽ được chuyển đổi thành các
tập đoàn kinh tế. Trên thực tế đã có những tập đồn kinh tế quốc gia trong các

lĩnh vực mũi nhọn như Bưu chính - viễn thơng, Than - khống sản, Dầu khí,
Điện lực, Cơng nghiệp tàu thuỷ, Dệt may, Cao su, Tài chính - bảo hiểm đã
được thành lập, tạo dựng được mối quan hệ rộng rãi, mật thiết, liên doanh với
16


nhiều đối tác trong và ngoài nước và đem lại hiệu quả hoạt động rất đáng
khen ngợi.
Bên cạnh việc thí điểm hình thành các tập đồn kinh tế mũi nhọn theo
định hướng của nhà nước dưới hình thức chuyển đổi các tổng cơng ty nhà
nước thành tập đồn kinh tế, khu vực kinh tế tư nhân thời gian qua cũng có
những bước phát triển rất đáng chú ý. Rất nhiều tập đồn kinh tế tư nhân đã
được hình thành và phát triển mạnh trong một số lĩnh vực trọng yếu của nền
kinh tế. Những điều đó thể hiện ở việc khu vực kinh tế tư nhân đang đóng góp
khoảng 40% GDP và một phần ba tổng đầu tư toàn xã hội. Các doanh nghiệp
tư nhân ở nước ta ngày nay có những thế mạnh riêng có thể là vốn, cơng
nghệ, mạng lưới phân phối, thương hiệu…nếu như các doanh nghiệp có thể
liên kết với nhau tận dụng được các lợi thế của nhau sẽ tạo điều kiện cho sự
phát triển khơng chỉ của cơng ty đó mà cịn góp phần thúc đẩy sự phát triển
chung của nền kinh tế.
Có được những điều này là nhờ Nhà nước đã có những chính sách ngày
càng cởi mở và đúng đắn hơn với khu vực kinh tế tư nhân. Các chính sách tự
do hố đã khuyến khích sự phát triển đa dạng của các loại hình doanh nghiệp
mới, tích cực thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chú trọng cải cách thị
trường vốn…Tất cả các chính sách đó cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập
WTO đã tạo ra những động lực mới cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển.
Trên thực tế trong khoảng 5 năm gần đây khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam
có tốc độ tăng trưởng đạt trên 10% (cao hơn so với mức 8% của cả nền kinh
tế), trong đó có những cơng ty có mức tăng trưởng về doanh thu lên đến hơn
50%. Hiện nay tại Việt Nam ngày nay cũng đã có những tập đồn kinh tế tư

nhân lớn mạnh và có tầm ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế như tập đồn
FPT, Kinh Đơ, Hồ Phát, Hồng Anh Gia Lai, Trung Ngun, Vingroup…
Các tập đồn này đều có vốn góp, cổ phần chi phối lẫn nhau ở các công ty
con, các công ty liên kết, ngân hàng, đối tác chiến lược trong và ngồi nước
với hàng ngàn cổ đơng. Các tập đồn kinh tế tư nhân đang có những đóng góp
17


to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và trở thành những đầu tàu
về kinh tế trong các doanh nghiệp tư nhân.
III.2. Những vấn đề hạn chế
Dù những hiệu quả đạt được rất đáng khích lệ là thế, trong thời gian
qua, các mơ hình tập đồn kinh tế tư nhân cũng đã gặp rất nhiều những khó
khăn, lúng túng và trở ngại trong q trình hình thành và phát triển.
Đầu tiên là việc hiện tại vẫn chưa có định hướng cụ thể nào nhằm
khuyến khích việc hình thành và hoạt động của của mơ hình tập đồn kinh tế
tư nhân. Các chủ trương hình thành tập đồn kinh tế tư nhân vẫn mang tính
chung chung. Hệ thống tiêu chí để xác định về tập đồn đến nay vẫn chưa có
nhiều nghiên cứu cụ thể để hình thành một chiến lược tổng thể để thúc đẩy sự
phát triển của mơ hình mới. Nói cách khác, những nhân tố mới về tập đoàn
kinh tế tư nhân Việt Nam thời gian qua vẫn đang hoạt động một cách dò dẫm
và chưa có được những định hướng mang tầm vĩ mơ về hoạt động của các tập
đồn. Tổng thể, hệ thống quy định hiện hành chưa đáp ứng được toàn bộ nhu
cầu phát triển của các tập đoàn kinh tế.
Mặt khác, trong q trình thành lập các tập đồn kinh tế nhà nước đã
xuất hiện sự lúng túng trong giải quyết các vấn đề cụ thể khi xây dựng đề án.
Các vấn đề nảy sinh đó là mối quan hệ và liên kết giữa các đơn vị trong tập
đoàn, cơ chế thực hiện liên kết, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý (thành phần,
quyền, trách nhiệm và mối quan hệ giữa các bộ phân quản lý trong bộ máy
của tập đồn), thương hiệu của tập đồn, quy mơ, vốn điều lệ và các vấn đề

khác để xác lập tập đoàn. Ngay như địa vị pháp lý của tập đoàn vẫn cịn
những ý kiến khác nhau như tập đồn có hay khơng có tư cách pháp nhân,
đăng ký hay khơng đăng ký, có hay khơng có bộ máy quản lý riêng. Như vậy,
trong những năm vừa qua vẫn còn rất nhiều những quan điểm khác nhau về
nguyên tắc hình thành tập đồn kinh tế trên cơ sở Tổng cơng ty nhà nước.
Việc hình thành các tập đồn chỉ mang tính thuần tuý thị trường hay chỉ cần
quyết định hành chính hay kết hợp cả hai nguyên tắc trên.
18


Cuối cùng, các tập đồn cịn gặp nhiều khó khăn khi tự thân vận động
trong quá trình đầu tư sản xuất và kinh doanh. Theo Viện nghiên cứu quản lý
kinh tế trung ương, phần lớn các tập đoàn được thành lập trong vòng 10 năm
trở lại đây và vận hành bằng phương thức gia đình chứ chưa thực sự chuyên
nghiệp. Bên cạnh đó là các xu thế phát triển của các doanh nghiệp, cần liên
doanh, liên kết, cổ phần hóa…nên địi hỏi có cách quản lý cơng khai, minh
bạch, hiệu quả… Do đó, khi quy mơ phát triển lớn hơn thì việc quản lý theo
cách cũ khơng cịn phù hợp trong khi đó thời gian phát triển lại ngắn nên kinh
nghiệm quản lý thiếu dẫn đến hầu hết các doanh nghiệp đều rơi vào tình trạng
khủng hồng về nhân lực đặc biệt là nhân sự cao cấp.

KẾT LUẬN
Việt Nam đã và đang bước vào thời kỳ xây dựng nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Có thể thấy đây là một thuận lợi lớn cho
các doanh nghiệp trong nước có thể mở rộng thị trường, lĩnh vực kinh doanh,
thâm nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế, làm tiền đề để có những bước phát
triển đột phá cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đứng trước cơ hội đó cũng là
những thách thức, cạnh tranh đến từ các tập đoàn nước ngoài, các tập đoàn
kinh tế đa quốc gia hết sức lớn mạnh. Cũng có thể thấy, ngồi những điểm
sáng thì q trình xây dựng các tập đồn kinh tế cũng cịn tồn tại những vấn

đề tranh cãi, những quy định pháp lý chưa thực sự rõ ràng, sát với thực tế về
vấn đề hình thành các tập đồn kinh tế. Trước thực tế đó, Nhà nước cần ln
theo sát tình hình để có những điều chỉnh cụ thể, kịp thời để tạo điều kiện tốt
nhất cho các tập đoàn kinh tế được phát triển mạnh, từ đó đưa nền kinh tế
nước nhà đi lên sánh vai với các cường quốc trên thế giới.

19


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam Tập I – Đại học Luật Hà Nội;
2. Luật Doanh nghiệp;
3. Luật Doanh nghiệp 2020;
4. Nghị định 101/2009/NĐ-CP 2014 về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt
động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước;
5. Nghị định 69/2014/NĐ-CP về tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công
ty nhà nước;
6. Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp;
7. Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp;
8. Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp;
9. Danh mục thống kê “FAST-FACTS” – Samsung Global Newsroom
( />10. Báo cáo tài chính “Samsung Financials Highlights” 2017 – Samsung
Global ( />
20


11.

Bài viết “TẬP ĐOÀN KINH TẾ VIỆT NAM – HIỆN TRẠNG VÀ XU
HƯỚNG PHÁT TRIỂN” – Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương

– Trung tâm thông tin tư liệu (CIEM);

21



×