Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

(TIỂU LUẬN) tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về đạo đức CÁCH MẠNG THỰC TRẠNG SUY THOÁI BIẾN CHẤT PHẨM CHẤT đạo đức CÁCH MẠNG ở một số cán bộ LÃNH đạo HIỆN NAY và BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.26 KB, 22 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN NHĨM
Mơn học: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG.
THỰC TRẠNG SUY THOÁI BIẾN CHẤT PHẨM CHẤT ĐẠO
ĐỨC CÁCH MẠNG Ở MỘT SỐ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO HIỆN
NAY VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Giảng viên hướng dẫn: ThS. VŨ THỊ THU HIỀN
Sinh viên thực hiện:
Đặng Thị Hồng Duyên

Lư Văn Nhân

Trần Thị Xuân Tiên

Lê Đức Mạnh

Nguyễn Trung Hiếu

Trịnh Minh Hoàng

Nguyễn Thị Khánh Huyền

Ngô Quang Huy

Nguyễn Thị Thu Hà

Lê Nguyễn Trà My



Mai Thị Thanh Phương
Lớp: D11 – Nhóm 6

0

0


TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021

LỜI CAM ĐOAN
Chúng em là :
 ĐẶNG THỊ HỒNG DUYÊN– MSSV : 030335190340
 NGUYỄN THỊ THU HÀ – MSSV : 030335190048
 NGUYỄN TRUNG HIẾU– MSSV : 030335190068
 TRỊNH MINH HỒNG– MSSV : 030335190074
 NGƠ QUANG HUY– MSSV : 030335190078
 NGUYỄN THỊ KHÁNH HUYỀN– MSSV : 030735190052
 LƯ VĂN NHÂN – MSSV : 030335190002
 LÊ ĐỨC MẠNH – MSSV : 030335190138
 LÊ NGUYỄN TRÀ MY – MSSV : 030335190146
 MAI THỊ THANH PHƯƠNG – MSSV : 030135190453
 TRẦN THỊ XUÂN TIÊN – MSSV : 050607190534
Cam đoan bài tiểu luận nhóm: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách
mạng. Thực trạng suy thoái biến chất phẩm chất đạo đức cách mạng ở một số cán
bộ lãnh đạo hiện nay và biện pháp khắc phục
Giảng viên hướng dẫn: ThS. VŨ THỊ THU HIỀN
Bài tiểu luận này là sản phẩm của riêng chúng em, các kết quả phân tích có tính
chất độc lập riêng, khơng sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ

nội dung này ở bất kỳ đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong bài tiểu luận được
chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Chúng em xin hồn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của chúng
em.
TP. Hồ Chí Minh, ngày ___ tháng ___ năm ___

0

0


BẢNG PHÂN CƠNG CƠNG VIỆC
S
T

Thành viên

Cơng việc

T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11

Mức độ
hồn

Ghi chú

thành
Đặng Thị Hồng
Dun
Nguyễn Thị Thu Hà
Nguyễn Trung Hiếu
Trịnh Minh Hồng
Ngơ Quang Huy
Nguyễn Thị Khánh
Huyền
Lư Văn Nhân
Lê Đức Mạnh
Lê Nguyễn Trà My
Mai Thị Thanh
Phương
Trần Thị Xuân Tiên
 Người phân công và đánh giá: Đặng Thị Hồng Duyên(nhóm trưởng)

0

0


MỤC LỤC

Trang
Lời cam đoan
Bảng phân công công việc
Mục lục
GIỚI THIỆU CHUNG__________________________________________________1
Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG________2
1.1.

Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng________________2

1.2.

Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng______________2

1.2.1. Truyền thống đạo đức dân tộc______________________________________2
1.2.2. Tinh hoa đạo đức nhân loại________________________________________2
1.2.3. Đạo đức cộng sản được thể hiện trong học thuyết Mác-Lênin và phong
trào cộng sản quốc tế___________________________________________________3
1.2.4. Sự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức khơng mệt mỏi của Hồ Chí Minh_________3
1.3. Vai trị đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của con người cách
mạng________________________________________________________________3
1.4. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng_____________________4
1.5. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng_____________6
1.5.1. Nói phải đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức_____________________6
1.5.2. Xây đi đôi với chống_______________________________________________7
1.5.3. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời_____________________________________8
Chương 2: MỘT SỐ THỰC TRẠNG SUY THOÁI, BIẾN CHẤT PHẨM CHẤT
ĐẠO ĐỨC Ở MỘT SỐ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO HIỆN NAY___________________10
Chương 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC THỰC TRẠNG TRÊN_13
3.1. Tham nhũng______________________________________________________13

3.2. Hối lộ____________________________________________________________13
3.3. Lợi dụng chức quyền_______________________________________________14
KẾT LUẬN__________________________________________________________15
Danh mục tài liệu tham khảo

0

0


GIỚI THIỆU CHUNG
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, chủ tịch Hồ Chí Minh ln coi trọng vấn đề
xây dựng đạo đức cách mạng, coi đạo đức là cái gốc, cái nền tảng của người cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ bàn một cách sâu sắc, cô đọng, thấm thía về vấn đề đạo
đức mà chính bản thân Người, trong suốt cuộc đời, đã thực hiện một cách mẫu mực
những tư tưởng và khát vọng đạo đức do mình đặt ra. Rất nhiều điều Bác nói về đạo đức
đã qua hàng bốn, năm mươi năm hay lâu hơn nữa, nhưng nay vẫn cịn nóng hổi tính thời
sự. Bác nói về những trường hợp cụ thể, cho những đối tượng cụ thể song ai nghe cũng
cảm nhận đó là lời dạy cho mình.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhất là từ khi lãnh đạo sự nghiệp
đổi mới đất nước, Đảng ngày càng nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về tầm quan trọng và
nội dung, nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng. Đảng ta luôn nhất quán khẳng định: Xây
dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống cịn trong tồn bộ sự nghiệp cách
mạng của Đảng. Trong giai đoan hiện nay, đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân ta đã luôn
ghi nhớ và thực hiện lời dạy của Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới Việt Nam xã
hội chủ nghĩa mà yếu tố hàng đầu là nâng cao đạo đức cách mạng. Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X của Đảng khẳng định: “Đa số cán bộ, đảng viên phát huy vai trò tiên
phong, năng động, sáng tạo, giữ gìn phẩm chất đạo đức”. Đó là một trong những yếu tố
quyết định sự thành công của sự nghiệp đổi mới ở nước ta trong hơn 20 năm qua”. Đảng
ta luôn coi công tác xây dựng đảng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên là vấn đề then

chốt, sống cịn có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại, phát triển của Đảng. Đấu tranh ngăn
chặn, đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên là một trong những
nhiệm vụ chính trị quan trọng bảo đảm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh ngang tầm
với sự lãnh đạo. Tuy nhiên, ngày nay, một bộ phận cán bộ, đảng viên không giữ được
phẩm chất, bản lĩnh của người đảng viên cộng sản, suy thối về đạo đức, lối sống.
Là cơng dân thế hệ mới của đất nước, được lớn lên trong thời kỳ hịa bình
nhưng những nhận thức cơ bản về Tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn được truyền đạt qua lời
kể của bố mẹ, ơng bà. Chính qua lời kể ấy, chúng em đã có thêm ý thức phải cố gắng
trau dồi bản thân cả kiến thức và đạo đức lấy Tư tưởng Hồ Chí Minh làm gốc. Là chủ
nhân tương lai của đất nước, nhận thấy có những cán bộ, đại biểu đi lệch lạc với Tư
tưởng Hồ Chí Minh, chúng em thực hiện đề tài này để tìm hiểu kỹ về Tư tưởng Hồ Chí
Minh và hướng giải pháp khắc phục.

1

0

0


Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
1.1.
Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng là hệ thống những quan điểm
toàn diện và sâu sắc của Người về những chuẩn mực và những nguyên tắc xây dựng
nền đạo đức mới khác về chất so với nền đạo đức cũ, nhằm phát triển toàn diện con
người trong thời đại mới.Hồ Chí Minh xây dựng nền đạo đức cách mạng với hai nội
dung cơ bản:
Một là, xây dựng hệ thống những chuẩn mực của nền đạo đức mới. Tổng hợp
những chuẩn mực đó thành phẩm chất đạo đức của mỗi cá nhân, tập thể...

Hai là, xây dựng những nguyên tắc trong việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức mới.
Hai nội dung này nhằm mục đích phát triển con người một cách toàn diện, hướng tới
các giá trị cao đẹp Chân -Thiện -Mỹ.
1.2.

Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ truyền thống đạo đức dân tộc, tinh
hoa đạo đức nhân loại, đạo đức cộng sản Mác-Lênin và sự tu dưỡng, rèn luyện không
mệt mỏi của Hồ Chí Minh.
1.2.1. Truyền thống đạo đức dân tộc
Truyền thống đạo đức của dân tộc được hình thành và phát triển trên cơ sở của
chủ nghĩa yêu nước. Nhiều giá trị đạo đức từ đó được tích luỹ như: đạo lý yêu quê
hương đất nước, yêu thương, quý trọng con người; đồng cam cộng khổ cứu giúp lẫn
nhau; cần cù trong lao động sản xuất,dũng cảm hy sinh trong đánh giặc cứu nước sống
có thuỷ chung, có tình có nghĩa; uống nước nhớ nguồn; đói cho sạch rách cho thơm rất
lạc quan yêu đời nhưng cũng rất căm ghét cái ác, căm thù bọn cướp nước hiếu thảo với
cha mẹ; trọng tình nghĩa vợ chồng, anh em, tiết kiệm và dung dị trong đời sống... Tất
cả những giá trị đạo đức ấy đã đi vào tâm hồn Hồ Chí Minh ngay từ khi cịn nằm trong
nơi ngày càng nồng đượm trở thành khát vọng thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu
nước.
1.2.2. Tinh hoa đạo đức nhân loại
Trước khi đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh tiếp thu, vận dụng nhiều
tinh hoa đạo đức như: Nho giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Mặc gia... Người viết
“học thuyết của Khổng tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân”. Thế nhưng
Người vẫn phê phán và loại bỏ lập trường phong kiến của Khổng Tử trên các mặt: tôn
thờ chế độ phong kiến, phân biệt đẳng cấp; trọng nam khinh nữ; phân biệt nghề
nghiệp...Hồ Chí Minh cịn kế thừa mặt tiến bộ trong tư tưởng tam dân của Tơn Dật
Tiên và tư tưởng tự do, bình đẳng, bá cái của cách mạng dân chủ tư sản...để xây dựng
nền đạo đức mới ở nước ta.
2


0

0


Hồ Chí Minh viết: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo
đức cá nhân. Tôn giáo của Chúa Giê-su có ưu điểm là lịng bác ái cao cả. Chủ nghĩa
Mác có ưu điểm là phương pháp biện chứng. Chủ nghĩa Tơn Dật Tiên có ưu điểm là
chính sách

3

0

0


"tam dân" thích hợp với điều kiện nước ta... tơi cố gắng làm người học trò nhỏ của các
vị ấy”.
1.2.3. Đạo đức cộng sản được thể hiện trong học thuyết Mác-Lênin và phong
trào cộng sản quốc tế
Đạo đức mà Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụng nhiều nhấtvà có giá trị lý luận,
phương pháp luận để Người kế thừa các giá trị đạo đức khác, xây dựng đạo đức mới là
đạo đức học Mác-Lênin -đạo đức của giai cấp vô sản
Nội dung cơ bản của đạo đức học Mác-lênin là các phạm trù và các tiêu chuẩn
đạo đức được hình thành trên nền tảng của cách mạng vô sản, của chủ nghĩa tập thể vơ
sản, lấy việc giải phóng triệt để giai cấp, dân tộc, con người làm mục đích tối cao; coi
hạnh phúc không phải chỉ là thoả mãn nhu cầu củacá nhân mà cái chính là phục vụ cho
tất cả mọi người theo tinh thần “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Đây chính là

điểm khác nhau căn bản, sự tiến bộ vềchất của đạo đức vô sản so với đạo đức cũ. Hồ
Chí Minh đã nhận rõ điều đó và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của nước ta để
xây dựng nền đạo đức mới - đạo đức cách mạng ở nước ta.
1.2.4. Sự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức không mệt mỏi của Hồ Chí Minh
Cả cuộc đời Người là một tấm gương vĩ đại về tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.
Quá trình rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của Hồ Chí Minh đã nâng Người lên thành bậc
đại nhân, đại trí, đại nghĩa, đại dũng, đại liêm... của thế kỷ XX, khiến kẻ thù cũng phải
kính phục, bị cảm hóa và nhân loại tin tưởng noi theo.
Hồ Chí Minh khơng chỉ thương yêu con người và dântộc Việt Nam, mà còn
thương yêu nhân loại. Người không chỉ muốn cứu nước Việt Nam mà cịn muốn cứu
giúp các dân tộc khác. Chính quyền Pháp nhiều lần dụ dỗ, đe doạ, tử hình vắng mặt,
nhưng Hồ Chí Minh khơng sợ hãi mà càng tăng thêm quyết tâm hoạt động cách mạng.
Sau này Người tâm sự: “Cả đời tơi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi tổ
quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non hoặc ra vào
chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó.”
1.3. Vai trị đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của con người cách
mạng
Hồ Chí Minh ln đề cao vai trò của đạo đức cách mạng, coi đạo đức cách
mạng là gốc của người cách mạng. Người viết: “Cũng như sơng thì có nguồn mới có
nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người
cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo
được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho lồi người là một
cơng việc to tát, mà tự mình khơng có đạo đức, khơng có căn bản, tự mình đã hủ hóa,
xấu xa thì cịn làm nổi việc gì?”
Vai trị nền tảng của đạo đức cách mạng được Hồ Chí Minh khẳng định: “Làm
cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng
4

0


0


nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian
khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo
đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.
Do đó, đạo đức trở thành nhân tố quyết định sự thành bại của mọi công việc và
là phẩm chất mỗi con người.Chính vì vậy, Hồ Chí Minh ln coi trọng giáo dục, rèn
luyện đạo đức cho con người, trước hết là cho cán bộ đảng viên. Người nhấn mạnh:
“Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần
đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tư. Phải giữ gìn Đảng ta
thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của
nhân dân”.
1.4. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
Một là, trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất bao trùm nhất, quan trọng
nhất. Vận dụng khái niệm truyền thống về trung và hiếu, Hồ Chí Minh đã đưa vào đó
nội dung hồn tồn mới: trung với nước là sự trung thành với sự nghiệp dựng nước,
giữ nước và xây dựng đất nước của nhân dân. Nước ở đây là nước của dân, còn dân là
người làm chủ, chủ nhân của đất nước, “bao nhiêu quyền hạn đều của dân”, “bao nhiêu
lợi ích đều vì dân”. Vì thế, theo Hồ Chí Minh, tư tưởng mà Người đề xướng “hiếu với
dân”, không phải chỉ dừng lại ở chỗ thương dân, mà là gần dân, gắn bó với dân, kính
trọng và học tập dân, dựa hẳng vào dân, lấy dân làm gốc. Đối với cán bộ, đảng viên,
Hồ Chí Minh cịn u cầu cao hơn: đó là “tận trung, tận hiếu”, có như vậy mới xứng
đáng là Đảng của đạo đức và văn minh, cán bộ vừa là người lãnh đạo, vừa là người
đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
“Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập, tự do của
Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội...” là chuẩn mực đạo đức bao trùm của con người Việt
Nnam, là định hướng chính trị - đạo đức lớn nhất cho mỗi người, là khát vọng vươn
lên tự hồn thiện mình của tất cả chúng ta theo ngọn cờ, tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh.

Hai là, yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức đẹp đẽ
cao cả nhất mà Hồ Chí Minh yêu cầu và khẳng định đối với con người Việt Nam và
chính Hồ Chí Minh đã chứng minh tuyệt vời phẩm chất đó bằng tồn bộ cuộc đời
mình. Vì u thương vơ hạn đối với con người, Hồ Chí Minh coi đấu tranh giải phóng
dân tộc, giành độc lập tự do là con đường để giải phóng con người, coi con người được
giải phóng và được sống trong độc lập, tự do là nguyện vọng sâu xa và hạnh phúc lớn
lao của chính con người. Yêu thương con người gắn liền với niềm tin tuyệt đối vào khả
năng tự giải phóng của con người, vào năng lực và khát vọng vươn lên tự hồn thiện
mình theo lý tưởng chân, thiện, mỹ. Người từng dạy: “Mỗi con người đều có thiện và
ác ở trong lịng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa
5

0

0


mùa xuân và phần xấu mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng”. Điều đặc biệt
là ở Người, yêu thương con người luôn luôn gắn với niềm tin vào con người, tin vào
lương tri, tin vào lòng dũng cảm, tin vào sức sáng tạo của họ trong hành trình con
người tự giải phóng lấy mình, để con người làm chủ xã hội, làm chủ bản thân mình.
Ba là, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư là những phẩm chất được Hồ Chí
Minh đề cập nhiều nhất, thường xuyên nhất trong các bài viết, bài nói về đạo đức cách
mạng. Phẩm chất này gắn với hoạt động thực tiễn, được thể hiện cụ thể, hàng ngày của
mỗi con người, là cái nhìn thấy được của đạo đức, khơng thể che giấu, gắn chặt giữa
nói và làm, suy nghĩ và hành động....
- Cần tức là lao động cần cù, siêng năng, tự lực cánh sinh, có kế hoạch, sáng tạo
và có năng suất cao.
- Kiệm là tiết kiệm sức lao động, thì giờ, tiền của của nhân dân, của nước, của
bản thân, tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to, khơng phơ trương, hình thức, xa xỉ, hoang

phí....
- Liêm là “Luôn luôn tôn trọng của công, của dân”, liêm khiết trong mọi hồn
cảnh “khơng tham địa vị, khơng tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham
người tâng bốc mình”.
- Chính “nghĩa là khơng tà, thẳg thắn, đứng đắn” đối với mình đối với người và
đối với việc. “Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thìdù nhỏ mấy cũng tránh”.
Về chí cơng vơ tư, theo Hồ Chí Minh là “khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ
đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “phải lo trước thiên hạ, vui sau
thiên hạ”.Như vậy, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư có mối quan hệ mật thiết,
khăng khít với nhau, tạo nên sự thống nhất trong phẩm chất đạo đức của người cách
mạng. Đây là phẩm chất được Người đề cập nhiều nhất, thường xuyên nhất với một
nội dung mới rất cách mạng mà vẫn giữ được nền tảng của các khái niệm đạo đức cũ
rất quen thuộc với mọi người. Về thực chất, chí cơng vơ tư là nối tiếp cần, kiệm, liêm,
chính. Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí cơng vơ tư và ngược lại. Người cho rằng
những cán bộ đảng viên có đầy đủ đức tính nêu trên sẽ đứng vững trước mọi thử thách.
Bốn là, tinh thần quốc tế chân chính, trong sáng là yêu cầu và phẩm chất đạo
đức mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm vào mối quan hệ rộng lớn,
vượt ra ngoài quốc gia, dân tộc, xây dựng tình đồn kết “bốn hương vơ sản đều là anh
em”, tình đồn kết với các dân tộc, với nhân dân các nước, với tất cả những người tiến
bộ trên thế giới vì hịa bình, hữu nghị, cơng lý và tiến bộ xã hội.Tinh thần quốc tế
trong sáng phải được thể hiện trong việc kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa u nước
chân chính với chủ nghĩa quốc tế vơ sản, gắn mục tiêu cách mạng của mỗi nước với
mục tiêu chung của thời đại: hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Người nhắc nhở: “Tinh thần yêu nước chân chính khác với tinh thần “vị quốc” của bọn
6

0

0



đế quốc phản động. Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế. Có thể nói, từ rất sớm,
Người đã chủ trương quan hệ với các quốc gia dân tộc và các tổ chức trên thế giới để
thêm bạn, bớt thù. Quan điểm dân tộc đã được thổi vào thời đại, đã vượt qua biên giới
quốc gia, hướng tới mục tiêu độc lập, dân chủ, hịa bình, hữu nghị và hợp tác.
1.5. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng
1.5.1. Nói phải đi đơi với làm, phải nêu gương về đạo đức
Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh ln ln nêu gương
sáng về đạo đức, Người nói ít làm nhiều, có nhiều vấn đề về đạo đức Người làm mà
khơng nói, phải đi sâu nghiên cứu hành vi đạo đức của Người mới thấy được bản chất
sâu xa của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Nói đi đơi với làm, nêu gương tốt làm việc tốt. Đây không chỉ là nguyên tắc
rèn luyện mà còn là sự phân biệt giữa đạo đức cách mạng và phi đạo đức cách mạng.
Chúng ta biết, nói mà khơng làm là đặc tính của giai cấp bóc lột, cho nên, lời nói phải
đi đơi với việc làm và phải thực hiện việc làm gương - đó là đạo đức của người cách
mạng. Bác từng nói: "Một tấm gương sống cịn có giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên
truyền", "trước mắt quần chúng, không phải cứ viết lên trán hai chữ cộng sản mà ta
được họ yêu quý. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức". Muốn
hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước. Hô hào dân
tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã. “Cho nên, đảng viên phải làm gương mọi mặt
cho quần chúng noi theo. Thực hiện đúng lời dạy của Bác “Đảng viên đi trước, làng
nước theo sau”. Việc làm gương phải thực hiện ở mọi nơi, mọi việc, phải quán triệt
trong tồn Đảng và tồn hệ thống chính trị, từ cán bộ cấp Trung ương đến tận cơ sở.
Đối với cán bộ đảng viên Hồ Chí Minh nêu: “… Trước mặt quần chúng không
phải ta cứ viết lên trán hai chữ cộng sản mà được họ yêu mến. Quần chúng chỉ yêu
mến những người có tư cách, đạo đức muốn hướng dẫn nhân dân mình phải làm mực
thước cho người ta bắt trước”.
Trong cuốn đường cách mệnh, khi nói về tư cách người cách mệnh Hồ Chí
Minh viết: “Nói thì phải làm” “Có lịng bày vẽ cho người” hay trong tác phẩm nâng
cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng cần

thực hiện “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” .
Luận điểm ấy đã khẳng định rất rõ vấn đề nêu gương có tầm quan trọng đặc biệt
trong đời sống đạo đức, nhất là đối với trách nhiệm của cán bộ, đảng viên.
Những tấm gương về đạo đức phải được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp,
có tấm gương chung và riêng, lớn nhỏ, xa gần. Một nền đạo đức mới chỉ được xây
dựng trên một nền rộng lớn, vững chắc, những phẩm chất chuẩn mực đạo đức đã trở
thành hành vi đạo đức hàng ngày phổ biến trong toàn xã hội mà những tấm gương đạo
7

0

0


đức của những người tiêu biểu, những người tốt việc tốt có ý nghĩa thúc đẩy cho q
trình đó
Bác Hồ kính u là tấm gương nói đi đơi với làm. Cho nên, ở Người có sức
thuyết phục lớn, có một sức hút mãnh liệt làm cho cả dân tộc, các giai tầng xã hội, các
thế hệ người Việt Nam đều tin tưởng, kính phục, yêu quý và đi theo lời kêu gọi của
Người. Các vị lãnh tụ cộng sản và nhân dân u chuộng hồ bình trên thế giới cũng
kính u Người
1.5.2. Xây đi đơi với chống
Theo Hồ Chí Minh trong đời sống hàng ngày cái tốt, cái xấu, đạo đức, phi đạo
đức ln ln đan xen lẫn nhau. Chính vì vậy vừa phải xây dựng đạo đức mới, vừa
phải chống cái phi đạo đức.
Muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích cho xây. Cũng vì vậy Hồ Chí
Minh căn dặn toàn Đảng: “Phải cương quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân nâng cao đạo
đức cách mạng bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đồn kết, tính tổ chức và kỷ luật”.
Việc xây dựng đạo đức mới trước hết phải được tiến hành bằng việc giáo dục
những phẩm chất, chuẩn mực đạo đức từ trong gia đình, nhà trường, xã hội nhất là

trong những tập thể gắn với hoạt động mỗi người. Vấn đề quan trọng trong việc giáo
dục đạo đức là phải khơi dạy ý thức đạo đức lành mạnh ở mọi người để mọi người tự
giác nhận thức được trách nhiệm đạo đức của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói,
Cảm nhận thấy sâu sắc việc trau dồi đạo đức cách mạng là việc làm “Sung sướng vẻ
vang nhất trong đời này” tiếp nhận sự giáo dục đạo đức là vấn đề nhất thiết không thể
thiếu được, nhưng sự tự giáo dục, tự trau dồi đạo đức ở mỗi người cịn quan trọng hơn
nhiều đó cũng chính là điều mà Hồ Chí Minh nói về niềm vui của việc trau dồi đạo
đức phải trở thành phổ biến trong xã hội.
Khi xây dựng, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức mới phải gắn liền chống lại cái
xấu, cái sai, cái vô đạo đức thường diễn ra hàng ngày.
Để xây và chống có kết quả để tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi. Muốn
xây dựng đạo đức mới, chung quy lại phải chống cho được chủ nghĩa cá nhân. Trong
tác phẩm: Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân được công bố vào
ngày 3/2/1969, nhân kỷ niệm lần thứ 39 ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam đã
mang ý nghĩa xây đi đôi với chống. Muốn nêu cao đạo đức cách mạng phải quét sạch
chủ nghĩa cá nhân.
Việc xây dựng đạo đức cách mạng khơng phải dễ dàng, bởi ai lại khơng thích
quyền lực, ai thấy vàng, tiền bạc, nhà cao cửa rộng lại không ham, cho nên đấu tranh
để thắng những ham muốn của bản thân mình là một cuộc đấu tranh gay go và phức
tạp. Nhưng nếu chúng ta kiên quyết thì sẽ thành cơng. Hơn nữa, trong Đảng, trong mỗi
con người vì những lý do khác nhau, nên khơng phải mọi người đều tốt. Bác Hồ chỉ rõ
8

0

0


những kẻ địch cần chống trước hết là chống thói quen và truyền thống lạc hậu; và đặc
bịêt là chống chủ nghĩa cá nhân đang ẩn chứa trong mỗi con người, khi có điều kiện

tác động nó sẽ phát triển. Cho nên, Bác yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên "trước hết phải
đánh thắng lòng tà là kẻ thù trong mình". Và phải phê phán đấu tranh loại bỏ hàng
trăm thứ bệnh do chủ nghĩa cá nhân gây ra vì nó là vật cản nguy hiểm cho việc xây
dựng đạo đức cách mạng. Cho nên, chúng ta chống là nhằm để xây dựng, đi liền với
xây và lấy xây làm chính, lấy gương tốt để giáo dục và xây dựng đạo đức cách mạng
cho mỗi người và đạo đức trong Đảng.
1.5.3. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
Theo Hồ Chí Minh, Người đã nhiều lần chỉ rõ: Mỗi con người phải thường;
xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày đấy cũng là công việc
phải kiên trì bền bỉ suốt đời, khơng người nào có thể chủ quan tự mãn. Theo Người:
“Đạo đức cách mạng không phải trên trời xa xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ
hàng ngày mà phát triển củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện
càng trong”.
Bác đã chỉ rõ: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do q trình đấu
tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài
càng sáng, vàng càng luyện càng trong".
Việc tu dưỡng đạo đức cách mạng phải trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa
vào lương tâm của mỗi người và sự đóng góp xây dựng của tập thể của quần chúng.
Người khẳng định, đã là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt, ai cũng
có thiện, có ác ở trong mình. Nhưng tốt, xấu, hiền, dữ, thiện, ác đều lệ thuộc vào sự
giáo dục và rèn luyện mà nên. Cho nên, vấn đề là chúng ta phải biết và dám dũng cảm
nhìn thẳng vào sự thật bản thân con người mình và dựa vào tập thể để thấy cái tốt, cái
hay để phát huy, cái xấu, cái ác để khắc phục. Đã là con người thì khó tránh khỏi vấp
phải khuyết điểm, sai lầm. Vấn đề là phải dũng cảm nhìn nhận sai lầm, khuyết điểm để
sửa chữa, khắc phục. Và, việc tu dưỡng đạo đức cách mạng phải gắn liền với thực tiễn
hoạt động cách mạng, phải bền bỉ, ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Bác đã viết “tư
tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải chăm bón rất khó
nhọc thì mới tốt được. Cịn cỏ dại khơng cần chăm sóc cũng mọc lên lu bù. Tư tưởng
cộng sản phải rèn luyện mới có được. Cịn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh
sơi, nảy nở rất dễ. Vì vậy gột rửa chủ nghĩa cá nhân ví như rửa mặt thì phải rửa hàng

ngày".
Nếu khơng thường xun rèn luyện thì lúc khó khăn có thể vượt qua, có cơng
với cách mạng, nhưng đến khi an nhàn lại xa vào chủ nghĩa cán nhân trở thành con
người ngăn cản cách mạng, cho dân, cho nước. Cũng chính vì lẽ đó mà tu dưỡng đạo
9

0

0


đức phải gắn với thực tiễn bền bỉ trong mọi lúc mọi nơi, mọi hồn cảnh, có như vậy
mới phân biệt được đạo đức mới khác với đạo đức cũ.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh thì mỗi con người đều có cái tốt, cái xấu vấn
đề là khơng tự lừa dối mình mà nhìn thẳng vào mình thấy rõ cái tốt, cái thiện để phát
huy, thấy cái xấu, cái ác để khắc phục. Vì vậy việc tu dưỡng rèn luyện phải được thực
hiện trong hoạt động thực tiễn. Hồ Chí Minh là một tấm gương suốt đời tự rèn luyện
và trở thành tấm gương tuyệt vời về con người mới. Những đức tính q báu của
người khơng phải là bẩm sinh có được mà do q trình tu dưỡng rèn luyện học tập,
từng bước hấp thụ tinh hoa đạo đức dân tộc và nhân loại mà đã trở thành tư tưởng bất
tử.
Đây là những nhân tố cơ bản để hình thành đạo đức cách mạng của người Việt
Nam trong thời đại mới, nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp đổi mới do Đảng ta
khởi xướng và lãnh đạo.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức ln ln có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết
sức sâu sắc, là động lực, là sức mạnh thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong suốt 78
năm qua và đang tiếp tục toả sáng trên con đường xây dựng đất nước Việt nam trong
giai đoạn mới. Thực tế cuộc sống hiện nay cho thấy, việc vận dụng tư tưởng, đạo đức,
tác phong Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết, là cơng việc quan trọng để mỗi chúng ta
góp sức mình vào việc xây dựng đất nước.

Thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Tại hội nghị TW 6 (lần 2) khoá
VIII (tháng 2/1999) của Đảng cộng sản Việt nam đã đề ra cuộc vận động và xây dựng
chỉnh đốn Đảng. Trong đó Đảng đặc biệt chú trọng các nguyên tắc về xây dựng đạo
đức mới mà Hồ Chí Minh đã đưa ra.
Hội nghị TW6 khoá IX chỉ rõ: Cần phải tiếp tục thực hiện nghị quyết hội nghị
lần thứ II Ban chấp hành Trung ương khoá VIII về giáo dục – đào tạo và nhấn mạnh
phải nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học xã hội nhân văn, nhất là các
môn Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Và đặc biệt là chỉ thị số 06/CT-TW ngày 7
tháng 11 năm 2006 của Bộ Chính trị về cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh.
Để làm tốt cuộc vận động các tổ chức Đảng cần tăng cường công tác giáo dục
trong toàn Đảng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, đường lối chính sách của Đảng,
nhiệm vụ đạo đức của người đảng viên. Từng cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của
Đảng của nhân dân lên trên hết, phát huy dân chủ, nâng cao đạo đức cách mạng, từng
bước quét sạch chủ nghĩa cá nhân, học tập nâng cao trình độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao.
Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần gắn việc học tập với giải quyết những
vấn đề thực tiễn đang đặt ra trong các cơ quan, đơn vị, nhằm phê phán những biểu hiện
10

0

0


tiêu cực đang diễn ra giúp cho cán bộ, đảng viên nâng cao nhận thức, giác ngộ trước
những lỗi lầm sai phạm, tự giác thực hành sửa chữa, đồng thời phát hiện những nhân
tố mới, những điển hình người tốt, việc tốt, những tấm gương sáng tiêu biểu để nhân
rộng, tạo nên một phong trào sống chiến đấu, lao động và học tập theo đạo đức Hồ Chí
Minh mang đầy đủ ý nghĩa thực tiễn và có sức thuyết phục.


11

0

0


Chương 2: MỘT SỐ THỰC TRẠNG SUY THOÁI, BIẾN CHẤT PHẨM CHẤT
ĐẠO ĐỨC Ở MỘT SỐ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO HIỆN NAY
Sinh thời Hồ Chủ tịch đã nói: "Làm cán bộ tức là suốt đời làm đày tớ trung
thành của nhân dân", tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều cán bộ, công chức, viên
chức giải quyết công việc cho dân, thậm chí cho cán bộ, cơng chức, viên chức trong
các cơ quan, đơn vị khác theo kiểu "ban ơn, làm phúc” chưa thực sự đúng nghĩa là
“công bộc” của dân, chưa đúng nghĩa là quan hệ giữa người phục vụ và người được
phục vụ mà cịn đặt nặng tính thủ tục, nguyên tắc cứng nhắc, thiếu bình đẳng, thiếu tơn
trọng.
Thực trạng suy thối về đạo đức trong cán bộ, đảng viên đã và đang có những
diễn biến phức tạp, trong Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI đã nêu lên những hạn chế,
yếu kém trong công tác xây dựng Đảng hiện nay: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ,
đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán
bộ cao cấp, suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác
nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng,
chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vơ
ngun tắc...”, những biểu hiện đó có nguy cơ làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối
với Đảng và Nhà nước, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều
năm chậm được khắc phục, nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò
lãnh đạo của Đảng và sự mất dần lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ Xã hội
chủ nghĩa mà Đảng đang ra sức phấn đấu xây dựng.
Ví dụ 1:

Ngày 28/12/2019, sau 2 tuần xét xử, HĐXX đã tuyên phạt nhóm 14 bị cáo trong
vụ án Mobifone mua AVG. Theo cáo trạng, nhóm bị cáo đã thúc đẩy việc Mobifone
mua 95% cổ phần AVG khi chưa có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng; đánh giá khơng
chính xác về giá trị tài sản cũng như khả năng kinh doanh của AVG, gây thiệt hại cho
Nhà nước 6.590 tỷ đồng.
Bị cáo Trương Minh Tuấn (cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông) bị
tuyên phạt 14 năm tù về tội “Nhận hối lộ”, và tội “Vi phạm các quy định về quản lý và
sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bị cáo Phạm Nhật Vũ (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị AVG) bị phạt 3 năm
tù về tội “Đưa hối lộ”.
Các bị cáo khác bị tuyên phạt từ 2 năm tù đến 23 năm tù.
Ví dụ 2:

12

0

0


Ông Nguyễn Văn Hiến (cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cựu Tư lệnh Quân
chủng Hải quân) được Toà án Quân sự Trung ương tuyên giảm 6 tháng tù về tội
“Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” vào ngày 10/12/2020.
Tại phiên toà sơ thẩm, Toà án Quân sự Quan chủng Hải quân tuyên phạt ông
Nguyễn Văn Hiến 4 năm tù. Trong giai đoạn 2006-2010, các bị cáo thuộc Quân chủng
Hải quân và Công ty Hải Thành (thuộc Quân chủng Hải quân) đã chuyển đổi 3 khu đất
quốc phòng ở TP Hồ Chí Minh sang đất kinh tế trong 49 năm không đúng quy định,
sai chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phịng. Thời gian này, ơng Đinh Ngọc Hệ là Phó
Tổng Giám đốc Cơng ty Thái Sơn (Bộ Quốc phịng) đã thành lập Công ty Yên Khánh
(công ty tư nhân của ông Hệ) rồi đề nghị Quân chủng Hải quân cho Công ty Yên

Khánh liên doanh với Công ty Hải Thành để xây cao ốc trên khu đất quốc phòng số 7 9 đường Tôn Đức Thắng, quận 1, TP Hồ Chí Minh.
Được đồng ý liên doanh, ơng Hệ dù khơng góp vốn nhưng vẫn chuyển khu đất
số 7 - 9 từ sở hữu của Quân chủng Hải quân sang đất liên doanh Công ty Yên Khánh
và Công ty Hải Thành. Sau đó, bị cáo Hệ chỉ đạo nhân viên lấy “sổ đỏ” khu đất này
đem đi thế chấp tại Ngân hàng BIDV để các doanh nghiệp riêng của ông Hệ vay tiền.
Trong vụ án này, ông Nguyễn Văn Hiến được xác định, thiếu trách nhiệm, không kiểm
tra sát sao… dẫn tới mất đất.
Ví dụ 3:
Xét xử cựu Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Hữu Tín
Theo cáo trạng, từ năm 2014 – 2016, các bị cáo đã thực hiện các thủ tục bán
nhà và cho thuê đất, sau đó cho chuyển mục đích sử dụng đất tại số 15 Thi Sách cho
Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79 (do Vũ “nhôm” làm chủ tịch HĐQT) nhưng không
thông qua đấu giá; vi phạm quy định tại Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày
19/1/2007 và Quyết định số 140/QĐ-TTg của Thủ tướng về sắp xếp, xử lý nhà, đất
thuộc sở hữu nhà nước; vi phạm quy định tại điều 118 luật Đất đai năm 2013.
Hậu quả thiệt hại là số tiền hơn 6,7 tỉ đồng hỗ trợ trái pháp luật cho công ty của
Vũ “nhôm” và số tiền hơn 802 tỉ đồng giá trị quyền sử dụng đất (tính đến thời điểm
khởi tố vụ án ngày 17.9.2018) nhà nước chưa thu được. Trong vụ án này, ơng Tín được
xác định có vai trò chủ mưu, quyết định. Các bị can còn lại có vai trị đồng phạm và
giúp sức cho Nguyễn Hữu Tín.
Qua đó, bị cáo Nguyễn Hữu Tín và đồng phạm đã tạo điều kiện cho Vũ “nhôm”
và các đối tác xây dựng cơng trình cao 18 tầng, bán và cho thuê cho 114 khách hàng,
thu hơn 1.033 tỉ đồng.
HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hữu Tín 7 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy
định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
13

0

0



Cùng tội danh, bị cáo Đào Anh Kiệt (cựu giám đốc Sở Tài nguyên – môi trường
TP HCM) bị tuyên phạt 6 năm 6 tháng tù. Các bị cáo khác bị tuyên từ 3-5 năm tù.
Xét xử cựu Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cựu Tổng Giám
đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Bị cáo Lê Bạch Hồng là cựu Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội,
cựu Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Trong thời gian giữ chức vụ Tổng
Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ông Hồng cùng đồng phạm được Nhà nước giao
quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội, là tiền đóng góp của người lao động, được dùng để giải
quyết quyền lợi cho người lao động.
Ví dụ 4:
Theo quy định, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải dùng tiền này đúng quy định
pháp luật, đảm bảo hiệu quả. Vậy nhưng lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình, bị cáo
Hồng đã cố ý cho Cơng ty cho th tài chính II (viết tắt là Cơng ty ALC II) vay vốn
(1.010 tỷ đồng) trái quy định của pháp luật, dẫn đến hậu quả là Bảo hiểm xã hội Việt
Nam bị thiệt hại hơn 1.600 tỷ đồng.
Với hành vi này, bị cáo Hồng bị tuyên phạt 6 năm tù về tội cố ý làm trái quy
định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Cùng tội danh này,
các đồng phạm của bị cáo Hồng tuỳ theo mức độ phạm tội mà bị tuyên phạt từ 20
tháng tù (án treo) đến 14 năm tù giam.

14

0

0


Chương 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC THỰC TRẠNG TRÊN

3.1. Tham nhũng
Một là, tuyên truyền phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật về
phịng, chống tham nhũng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, thống nhất có hiệu
quả từ nhận thức đến hành động của cán bộ,cơng chức, viên chức trong việc phịng,
chống tham nhũng.
Hai là, tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội để phòng, chống
tham nhũng.
Ba là, tiếp tục thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách về công tác tổ chức – cán bộ
thuộc cấp cơ sở để phịng, chống tham nhũng.
Bốn là, tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để nâng cao hiệu quả
cơng tác phịng, chống tham nhũng.
Năm là, tăng cường vai trị giám sát trong cơng tác phịng, chống tham nhũng.
3.2. Hối lộ
Một là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xố bỏ triệt để cơ chế xin - cho;
đẩy mạnh xã hội hố các dịch vụ cơng để giảm bớt sự chênh lệch cung - cầu, nguyên
nhân chủ yếu của việc chạy chọt, đưa hối lộ.
Hai là, nâng cao nhận thức, phát huy vai trò của xã hội trong việc phê phán, đấu
tranh với tệ hối lộ.
Điều 279 BLHS hiện hành cần được sửa đổi, bổ sung như sau: Người nào lợi
dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài
sản hoặc những lợi ích khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ hai triệu đồng đến
dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp
sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo u cầu của người đưa
hối lộ, thì bị phạt...
Hành vi đưa hối lộ cần được mơ tả rõ để có sự phân biệt với hành vi nhận hối
lộ. Cụ thể, Tội đưa hối lộ quy định tại Điều 289 BLHS cần được sửa như sau:
“Điều 289. Tội đưa hối lộ
1. Người nào vì lợi ích bất hợp pháp của mình hoặc của người khác mà mời
chào, hứa hẹn hoặc đưa cho, trực tiếp hay gián tiếp người có chức vụ, quyền hạn thuộc
lĩnh vực công hoặc tư, của Việt Nam hoặc của nước ngồi, của tổ chức quốc tế, tài sản

có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng
gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần hoặc những lợi ích khác, cho chính
bản thân người có chức vụ, quyền hạn ấy hay cho một người hoặc một tổ chức khác,
để người có chức vụ, quyền hạn này làm hoặc không làm một việc trong q trình thi
hành cơng việc trong chức trách, quyền hạn thì bị phạt...
15

0

0


Tương tự như vậy, Điều 290 về Tội làm môi giới hối lộ cần được sửa đổi, bổ
sung như sau:
Người nào làm trung gian để thực hiện việc chào mời, hứa hẹn hoặc cho, đòi
hỏi hoặc nhận của hối lộ có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc
dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần hoặc
những lợi ích khác, bất kỳ giữa người có chức vụ quyền hạn thuộc lĩnh vực công hoặc
tư, của Việt Nam hoặc của nước ngoài, của tổ chức quốc tế với người khác mà theo
yêu cầu của người này, người có chức vụ quyền hạn làm hoặc khơng làm một việc
trong q trình thi hành công vụ trong chức trách, quyền hạn của mình thì bị phạt...”
3.3. Lợi dụng chức quyền
Một là, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong đấu tranh
phòng, chống hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
Hai là, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
việc thực thi nhiệm vụ, chức trách, quyền hạn của cán bộ, đảng viên.
Ba là, tiếp tục hoàn thiện cơ chế kiểm sốt quyền lực trong tồn hệ thống chính
trị.
Bốn là, kịp thời xử lý đối với cán bộ, đảng viên có những biểu hiện, hành vi lợi
dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ.


16

0

0


KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng là một tài sản tinh thần vỏ cùng quý
báu của Đảng và dân tộc ta. Nghiên cứu từ trong Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo
đức cách mạng, vấn đề đặt ra không chỉ là ở chỗ thừa nhận và khẳng định những giá trị
thực tiễn to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh, mà một điều rất quan trọng là vận dụng và
phát triển những giá trị của từ trong đó vào sự nghiệp xây dựng đội ngũ cản bộ của đất
nước ta trong giai đoạn hiện nay. Những biện pháp để răn đe và xử lý những lãnh đạo
khơng chuẩn mực được nhóm chúng em đề xuất hi vọng sẽ giảm đến khơng có cán bộ sai
lệch, những người trực tiếp lãnh đạo đất nước một ngày phát triển vững mạnh hơn.
Tuổi trẻ là nền tảng cho một đời người. Với sinh viên- chúng em, những ngày ngồi
trên ghế giảng đường đại học là quãng thời gian vơ cùng quan trọng trong q trình lâu
dài tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, phương pháp tư duy và bản lĩnh chính trị lấy Tư
tưởng Hồ Chí Minh làm gốc. Từ điểm xuất phát này, con người trưởng thành và bước vào
đời.
Tài liệu tham khảo:
1. Học Luật (2020), Quan điểm của HCM về những chuẩn mực đạo đức cách mạng ,
< [17 May 2021].
2. Nguyễn Cúc (2020), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng ,
< [24 May 2021].
3. Nguyễn Huyền (2019), Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và
vận dụng vào xây dựng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ đảng viên, <
[21

May 2021].
4.

Nguyễn Hưng (2020), Những vụ án tham nhũng nghiêm trọng đã xét xử năm 2020,
< />fbclid=IwAR0eNO4Enc8GOh4INNa6n3mgloWRxOP9WU62u7ZCxdsCBGkGBu
wISzu25KU>, [23 May 2021].

5. Tuổi trẻ Đại học Đà Nẵng (2017), TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
CÁCH MẠNG, CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH, CHÍ CƠNG VƠ TƯ,
< />
0

0


ho-chi-minh-ve-dao-duc-cach-mang-can-kiem-liem-chinh-chi-cong-vo-tu930.html>, [24 May 2021].

18

0

0



×