Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

TIỂU LUẬN KINH DOANH QUỐC tế đề tài ẢNH HƯỞNG của môi TRƯỜNG văn HOÁ đến HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của SHOPEE tại VIỆT NAM và INDONESIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---------***--------

TIỂU LUẬN KINH DOANH QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI:

ẢNH HƯỞNG CỦA MƠI TRƯỜNG VĂN HỐ
ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SHOPEE
TẠI VIỆT NAM VÀ INDONESIA
Lớp

: KDO307.5

Khóa

: 58

Nhóm

:3

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Nguyễn Hồng Hạnh

Phạm Thị Hương Giang

: 1911110118

Nguyễn Thị Bích Huệ



: 1915510060

Nguyễn Thị Khánh Huyền : 1911110196
Phạm Lan Hương

: 1911110450

Tống Thị Thanh Mai

: 1911120077

Bùi Thanh Phương

: 1915510136

Hà Nội, tháng 5 năm 2021


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................................... 1
NỘI DUNG.......................................................................................................................... 2
TỔNG QUAN CHUNG VỀ SHOPEE...................................................................... 2

I.

I.1.

Sơ lược về Shopee và hoạt động kinh doanh quốc tế của Shopee ..................... 2


I.2.

Tình hình kinh doanh của Shopee tại thị trường Việt Nam và Indonesia .......... 7

II.
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MƠI TRƯỜNG VĂN HỐ ĐẾN HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA SHOPEE TẠI VIỆT NAM VÀ INDONESIA ................ 9
II.1.

Mơi trường văn hố ......................................................................................... 9

II.2.

So sánh Shopee Indonesia và Shopee Việt Nam ........................................... 17

III.

GIẢI PHÁP SHOPEE .......................................................................................... 24

III.1.

Shopee exchange ........................................................................................... 25

III.2.

Tích hợp cơng nghệ AR ................................................................................ 26

III.3.


Xuất khẩu sản phẩm nội địa .......................................................................... 28

KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 29


LỜI NÓI ĐẦU
Trong bối cảnh thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, thương
mại điện tử hiện đang nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia vì những đóng góp lớn
cho tăng trưởng nền kinh tế. Ngay cả trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra vào năm ngoái,
thị trường thương mại điện tử của Việt Nam đã đạt được 15 tỷ USD lợi nhuận.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các nhà bán lẻ cũng đã tham gia vào thị trường
này, thương mại điện tử Việt Nam đã trở nên đông đúc hơn nhiều so với chỉ hai năm trước
đây. Với rất nhiều đối thủ cạnh tranh trực tuyến, tờ Financial Times báo cáo rằng, hai đối
thủ nặng ký trong thương mại điện tử tại châu Á là Alibaba và Shopee, dự kiến sẽ nổi lên
như những người dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh.
Shopee thuộc sở hữu của tập đoàn SEA, Singapore và đã mở rộng nhanh chóng tại
Việt Nam trong thời kỳ đại dịch Covid-19 bùng phát bằng cách cung cấp các dịch vụ giao
hàng miễn phí và chi phí vận chuyển thấp. Thị trường trực tuyến đã thu hút hơn 62 triệu
lượt truy cập hàng tháng tại Việt Nam trong quý 3 năm 2020, tăng hơn 80% so với một
năm trước đó.
Trong rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Shopee tại thị
trường Đơng Nam Á như kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội thì mơi trường văn hóa là một
nhân tố tác động rất lớn. Trong bài tiểu luận này, nhóm 3 chúng em quyết định chọn Shopee
Việt Nam và Shopee Indonesia, hai thị trường lớn và phát triển của Shopee để phân tích
những điểm giống và khác trong văn hóa dẫn đến cách thức kinh doanh của Shopee tại hai
thị trường này. Từ đó đề xuất những phương án phát triển mới cho Shopee Việt Nam để
phát triển hoạt động kinh doanh.
Bài tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan chung về Shopee
Chương 2. Phân tích ảnh hưởng của mơi trường văn hóa đến hoạt động kinh doanh

của Shopee tại Việt Nam và Indonesia
Chương 3. Đề xuất cho Shopee ở Việt Nam
Chúng em xin chân thành cảm ơn cơ đã giúp đỡ chúng em hồn thành bài báo cáo
này.
1


NỘI DUNG
I.
TỔNG QUAN CHUNG VỀ SHOPEE
I.1. Sơ lược về Shopee và hoạt động kinh doanh quốc tế của Shopee
Sơ lược về Shopee (Cơng ty TNHH Shopee)

I.1.1.

Lịch sử hình thành
Vào năm 2015, Shopee được ra mắt tại Singapore với định hướng là sàn thương mại
điện tử phát triển chủ yếu trên thiết bị di động, hoạt động như một mạng xã hội phục vụ
nhu cầu mua bán mọi lúc, mọi nơi cho người dùng. Tích hợp hệ thống vận hành, giao nhận
và hỗ trợ về khâu thanh toán, Shopee là bên trung gian giúp việc mua sắm trực tuyến dễ
dàng và an toàn hơn cho cả bên mua lẫn bên bán.
Shopee thuộc sở hữu của tập đoàn SEA - được thành lập từ năm 2009 bởi nhà sáng
lập Forrest Li, SEA là công ty Internet vận hành ba nền tảng trong các lĩnh vực: giải trí kỹ
thuật số (Garena), thương mại điện tử (Shopee) và dịch vụ tài chính kỹ thuật số
(SeaMoney). Tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, SEA đánh vào 7 thị trường:
Indonesia, Đài Loan, Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Singapore. Năm 2019,
Shopee

tiếp


tục

mở

rộng

thị

trường

hoạt

động

sang

Brazil.

Hình 1.1: Văn phịng Shopee có mặt ở 7 quốc gia. (Nguồn: Shopee Việt Nam)
Với mục tiêu trở thành điểm đến trong thương mại điện tử tại Đông Nam Á, Shopee
không ngừng nâng cao và phát triển. Sản phẩm tại Shopee rất đa dạng, bao gồm: sức khỏe
sắc đẹp, thời trang, tiêu dùng nhanh, nhà cửa đời sống, điện tử…
Mơ hình kinh doanh
Mơ hình ban đầu của Shopee Việt Nam là C2C Marketplace - Trung gian trong quy
trình mua bán giữa các cá nhân với nhau. Tuy nhiên, hiện nay Shopee Việt Nam đã trở
thành mơ hình lai khi có cả B2C (doanh nghiệp đến người tiêu dùng). Khi tham gia những
nền tảng Shopee, người bán hàng nhận được sự hỗ trợ tốt hơn về thanh toán, logistics và
đặc biệt là nền tảng người dùng tích hợp. Đổi lại, Shopee kiếm tiền bằng việc chạy quảng
2



cáo, tính phí cho các dịch vụ cung cấp cho người bán và cắt giảm phí giao dịch ở những
thị trường nhất định.
Trước thời điểm 01/04/2019, Shopee khơng thu phí bán hàng đối với người tham
gia bán hàng trên sàn. Khi đó, Shopee của là đơn vị trung gian để người mua hàng và bán
hàng gặp nhau, trao đổi thông tin và thực hiện hành vi mua bán của mình.
Tuy nhiên, từ sau ngày 01/04/2019, Shopee đã thực hiện hoạt động thu phí bán hàng
trên trang đối với người bán hàng gọi là phí thanh tốn (phí từ 1 đến 2% sau mỗi giao dịch
thành công, tùy thuộc vào phương thức thanh tốn mà nhà cung cấp sử dụng). Phí sẽ được
trừ vào mỗi đơn hàng trước khi số tiền cịn lại được chuyển vào ví Shopee của người bán.
Chính sách tương tự cũng được áp dụng cho người bán Shopee Mall tại Singapore cùng
ngày với Việt Nam, sau khi áp dụng mơ hình này ở Đài Loan và Indonesia.
Thị phần
Tính đến năm 2017, nền tảng này đã ghi nhận 80 triệu lượt tải ứng dụng, tại Việt
Nam là hơn 5 triệu lượt. Sàn này hiện đang làm việc với hơn bốn triệu nhà cung cấp với
hơn 180 triệu sản phẩm. Cũng trong quý 4 năm 2017, tổng giá trị hàng hóa của Shopee
được báo cáo đạt 1,6 tỷ đơ la Mỹ, tăng 206% so với năm trước.
Tính đến năm 2019, Shopee đã đạt 1,2 tỷ đơn đặt hàng, đem về doanh thu 17,6 tỷ
USD. Mức lỗ EBITDA (Lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao) trên mỗi đơn hàng
được điều chỉnh giảm xuống 0,86 USD so với mức 1,42 USD của năm trước. Tuy nhiên,
Shopee vẫn công bố mức lỗ EBITDA là 1 tỷ USD vào năm 2019.
Theo số liệu báo cáo Bảng xếp hạng các doanh nghiệp thương mại điện tử hàng đầu
tại Đông Nam Á do iPrice insights, Shopee đang dẫn đầu trong quý 2 năm 2019 về lượng
truy cập website trung bình tháng là 200,2 triệu trong khi con số này của Lazada là 174,4
triệu. Báo cáo được thu thập từ lượt truy cập cả máy tính để bàn và thiết bị di động, sử
dụng dữ liệu từ App Annie và SameWeb tại 6 quốc gia chính: Indonesia, Việt Nam,
Philippines, Malaysia, Singapore và Thái Lan.

3



Hình 1.2 Top 5 nền tảng Thương mại điện tử lớn nhất ĐNÁ, Quý 2, 2019.
(Nguồn: Iprice Insights)
Tại Việt Nam, theo số liệu báo cáo Bảng xếp hạng các doanh nghiệp thương mại
điện tử hàng đầu tại đây do iPrice insights cập nhật trong quý 4 năm 2020 cho thấy
Shopee Việt Nam tiếp tục dẫn đầu về lượng truy cập website, đạt trung bình 68,6 triệu
lượt/tháng. Nền tảng này cũng đứng đầu ở chỉ số xếp hạng ứng dụng di động trên cả 2 hệ
điều hành Android và iOS.

Hình 1.3: Xếp hạng các trang thương mại điện tử Việt Nam có lượt truy cập mỗi tháng
lớn nhất trong quý IV/2020. (Nguồn: Iprice Insight)
4


Mục tiêu của Shopee
Với niềm tin rằng cơng nghệ có thể thay đổi thế giới để kết nối cộng đồng người
mua và người bán tốt hơn, khi mà điện thoại thông minh là thiết bị được dùng để mua sắm
nhiều nhất, Shopee đặt ra mục tiêu nâng cao ứng dụng liên tục để đem lại sự liền mạch
trong trải nghiệm mua sắm, đem đến sự thú vị cho người dùng bằng cách tạo ra các sự
tương tác như trang mạng xã hội.
Giá trị cốt lõi
Kể từ khi thành lập Shopee, ban lãnh đạo đề ra 5 giá trị cốt lõi mà các nhân viên tại
Shopee luôn phải thể hiện và ln phải nằm trong tâm trí. Cụ thể tên và ý nghĩa của 5 giá
trị cốt lõi như sau:


We serve: khách hàng là duy nhất người mà có thể quyết định giá trị sản phẩm và
dịch. Shopee nỗ lực thỏa mãn nhu cầu chưa được thỏa mãn




We adapt: Shopee chấp nhận việc thay đổi một cách chóng vánh để có thể thích
nghi được với tốc độ thay đổi chóng mặt của hành vi người dùng.



We run: Shopee đang chạy đua liên tục để gặ hái thành công trong khi đang đối mặt
với sự thay đổi chóng mặt.



We commit: Shopee ln cam kết với tất cả các đối tác, nhân viên, khách hàng rằng
sẽ làm tốt nhất và trở thành tốt nhất có thể.



We stay humble: Shopee đã trải đoạn đường không hẳn là dài cũng không hẳn là
ngắn từ những ngày đầu và Shopee không để đánh mất sự khiêm tốn để đạt được
những đỉnh cao mới.

I.1.2.

Hoạt động kinh doanh quốc tế của Shopee
Theo Zhou Junjie, Giám đốc Thương mại của Shopee, thay vì tập trung vào các

trang web như hầu hết các sàn thương mại điện tử vào thời điểm 2015, Shopee tập trung
cung cấp dịch vụ trên nền tảng di động, lấy ứng dụng làm trọng tâm. Một chiến lược quan
trọng khác mà Shopee triển khai là chinh phục các thị trường địa phương bằng chiến lược
đa nội địa và tuỳ biến ứng dụng cho mỗi thị trường riêng biệt. Thay vì dùng một ứng dụng
chung cho tồn khu vực, Shopee tạo ra các phiên bản riêng cho mỗi thị trường, điều này

cho phép công ty giới thiệu những tính năng đặc trưng của mỗi thị trường để thu hút người
dùng ở mỗi thị trường như Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Việt Nam
5


và Philippines. Ví dụ như tại Indonesia, Shopee đã tạo nên một mục gồm các sản phẩm,
dịch vụ nhằm phục vụ riêng cho thị trường với phần đông là người Hồi giáo này. Tại Thái
Lan và Việt Nam, nơi mà sức ảnh hưởng của người nổi tiếng góp phần làm thay đổi thói
quen của người tiêu dùng, Shopee đã mở các cửa hàng trực tuyến bán các mặt hàng được
quản lý bởi những người nổi tiếng hàng đầu.
Các cột mốc hoạt động của Shopee


Năm 2015, Shopee được chính thức giới thiệu tại 6 thị trường: Singapore,
Indonesia, Malaysia, Thailand, Taiwan, Philippines. Ngày 8/8/2016, Shopee Việt
Nam chính thức ra mắt.



Tổ chức buổi Shopee University đầu tiên
Tháng 12/2015, sự kiện Shopee University lần đầu tiên được tổ chức ở Đài Loan.
Hiện tại, khoảng 70.000 nhà bán hàng trong khu vực đang hưởng lợi ích từ những
sự kiện này.



Giới thiệu Shopee Mall ở tất cả 7 thị trường
Tháng 6/2017, Shopee Mall chính thức ra mắt lần đầu tại Đài Loan.
Tính đến thời điểm hiện tại, đang có hơn 11.000 nhà bán hàng trên Shopee Mall
tại 7 thị trường.




Tổng doanh thu (GMV) của Shopee đạt trên 10 tỷ đô-la Mỹ
Năm 2018, tổng doanh thu (GMV) của Shopee chạm ngưỡng 10 tỷ đô-la Mỹ với
hơn 600 triệu giao dịch tại sàn.



Super Brand Day
Tháng 5/2018, Shopee hợp tác cùng P&G giới thiệu Super Brand Day lần đầu
tiên tại thị trường Indonesia. Kể từ đó, hơn 70 Super Brand Day khác cũng được
tổ chức trong khu vực.



Đại diện Thương hiệu của Khu vực
Tháng 11/2018, nhóm nhạc BLACKPINK là Đại diện Thương Hiệu đầu tiên của
Khu vực trong đợt Sale Sinh nhật 12.12 của Shopee.



Đại sứ thương hiệu khu vực 2019

6


Vào tháng 8 năm 2019, Cristiano Ronaldo trở thành đại sứ thương hiệu khu vực
mới của Shopee trong năm 2019.



Shopee 12.12 Sale sinh nhật
Vào tháng 12 năm 2019, Shopee đã bán được 80 triệu sản phẩm trong một ngày
tại Chương trình giảm giá sinh nhật Shopee 12.12.



Shopee Live và Trị chơi trong ứng dụng
Năm 2019, ghi nhận 500 triệu lượt xem trên Shopee Live và hơn 1 tỷ lượt chơi
các trị chơi trong ứng dụng của Shopee.



I.2.
I.2.1.

Năm 2019, Shopee tiếp tục mở rộng thị trường sang Brazil.
Tình hình kinh doanh của Shopee tại thị trường Việt Nam và Indonesia
Tình hình kinh doanh của Shopee tại thị trường Việt Nam

Tại Việt Nam, theo số liệu báo cáo Bảng xếp hạng các doanh nghiệp thương mại điện tử
hàng đầu tại đây do iPrice insights cập nhật ngày 9/2/2021, trong quý 4 năm 2020,
Shopee Việt Nam tiếp tục dẫn đầu về lượng truy cập website, đạt trung bình 68,6 triệu
lượt/tháng. Số lượng này gấp 3 lần của Tiki và Lazada, xếp số 2 và 3. Nền tảng này cũng
đứng đầu ở chỉ số xếp hạng ứng dụng di động trên cả 2 hệ điều hành Android và iOS.

Hình 1.3: Xếp hạng các trang thương mại điện tử Việt Nam có lượt truy cập mỗi tháng
lớn nhất trong quý IV/2020. (Nguồn: Iprice Insight)

7



Hình 1.4: Top 10 Most used e-commerce Mobile Applications in Vietnam, 2019.
(Nguồn: Iprice Group)
I.2.2.

Tình hình kinh doanh của Shopee tại thị trường Indonesia
Tại Indonesia, theo một báo cáo do iPrice Group phối hợp với App Annie và Similar

Web công bố vào ngày 09/02/2021, Shopee đã vượt qua Tokopedia để trở thành nền tảng
thương mại điện tử có nhiều lượt truy cập hàng tháng nhất trong quý 4 năm 2020 với hơn
129,3 lượt/tháng, theo sau là Tokopedia với 114,6 triệu lượt/tháng.
Trong suốt năm 2019, Shopee liên tục là ứng dụng thương mại điện tử được tải
xuống nhiều nhất ở Indonesia, nhưng chưa bao giờ vượt qua được Tokopedia - ứng dụng
mua hàng của Indonesia về lượt truy cập hàng tháng cho đến tháng 9/2020. Sự thành công
của Shopee phần lớn đến từ hiệu quả trong việc giảm giá, ưu đãi trong chiến dịch Ngày
Độc thân tháng 11 và Siêu Sale sinh nhật shopee 12/12.

Hình 1.5: Xếp hạng các trang thương mại điện tử Indonesia có lượt truy cập mỗi tháng
lớn nhất trong quý IV/2020. (Nguồn: Iprice Group)
8


I.2.3.

Tổng quan chung về tình hình kinh doanh của Shopee
Vào chương trình sale 9/9, theo báo cáo của hãng truyền thông Thái Lan The Nation,

Shopee đã đạt 5,8 triệu đơn hàng, hơn 15 triệu mặt hàng được bán trong vòng 24 giờ. Theo
cơng ty, đã có hơn bảy triệu người bán và 10.000 thương hiệu trên Shopee trong suốt lễ

hội.
Năm 2018, trong sự kiện 12.12 Shopee Sale Sinh Nhật, trong vòng 24 giờ của ngày 12.12,
Shopee ghi nhận hơn 12 triệu đơn đặt hàng trên toàn khu vực, phá vỡ kỷ lục của sự kiện 11.11
Shopee Siêu Sale trước đó. Với sự hỗ trợ của hơn 450.000 thương hiệu hàng đầu và nhà bán
hàng, sự kiện 12.12 Shopee Sale Sinh Nhật nhận được 48 triệu lượt người truy cập mua sắm với
60 triệu ưu đãi áp dụng cho tất cả các ngành hàng. Bên cạnh đó, trị chơi Lắc Siêu Xu nhận được
46 triệu lượt chơi trong suốt sự kiện. Cùng sự xuất hiện của trò chơi mới - Đấu trường Shopee
cũng nhận được có 11 triệu lượt người tham gia trên tồn khu vực.
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MƠI TRƯỜNG VĂN HOÁ ĐẾN HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA SHOPEE TẠI VIỆT NAM VÀ INDONESIA
II.1. Mơi trường văn hố
II.

II.1.1. Mơi trường văn hố Việt Nam
Mơi trường văn hố là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
quốc tế của tất cả các doanh nghiệp. Đặc biệt với một quốc giá châu Á như Việt Nam, việc
nghiên cứu kĩ lưỡng mơi trường văn hố và đưa ra các đối sách phù hợp sẽ trực tiếp quyết
định kết quả thâm nhập thị trường của doanh nghiệp.
Theo tổng cục thống kê cho biết, tổng dân số Việt Nam năm 2020 ước tính là 97,58
triệu dân, đứng đầu trong khu vực sơng Mekong, đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN và
đứng thứ 15 trên thế giới. Dân số đông thể hiện một thị trường lớn với nhu cầu cao, thu hút
các doanh nghiệp đầu tư và mở rộng thị trường. Trong đó, dân số nam chiếm 48,59 triệu
người, chiếm 49,8%; dân số nữ chiếm 48,99 triệu người, chiếm 50,2%. Dân số nữ cao giúp
thương mại điện tử phát triển vì nữ giới thường quan tâm đến hoạt động mua sắm và khuyến
mãi hơn, giúp các cơng ty thương mại điện tử có các chiến lược marketing phù hợp thu hút
người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

9



Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao.
Họ đi làm, có thu nhập và có khả năng chi tiêu mua sắm. Hơn nữa, họ tiếp cận internet
nhanh. Do đó, người tiêu dùng Việt Nam có hứng thú trải nghiệm với những sản phẩm
mới. Điều này thúc đẩy các thương hiệu mới phát triển. Một điểm quan trọng hơn, tầng lớp
trung lưu - nền tảng của tiêu dùng đang tăng nhanh. Tỷ lệ người tiêu dùng sẵn sàng trả giá
cao hơn cho những sản phẩm chất lượng cao chiếm đến gần 26% thị phần nhóm hàng tiêu
dùng nhanh… Những điều này tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp có thể thích ứng với
những thay đổi của thị trường và bắt kịp các xu hướng mới. Đây là mảnh đất màu mỡ cho
các doanh nghiệp bán lẻ cũng như các sàn thương mại điện tử phát triển.
Người Việt Nam có xu hướng thích những đồ đa dụng, đa chức năng. Các sàn
thương mại điện tử như một siêu thị online bởi tập hợp nhiều mặt hàng đa dạng từ mẫu mã
tới chất lượng giúp thu hút người dân sử dụng và mua sắm.
Đợt dịch Covid vừa qua, toàn dân Việt Nam phải cách ly xã hội, hạn chế tới các tụ
điểm đơng người, nhiều chợ, hàng qn phải tạm đóng cửa phục vụ cho cơng tác phịng
dịch và dập dịch. Người dân ở nhà nhiều hơn, nhu cầu giải trí trực tuyến tăng cao là điều
kiện lý tưởng để các sàn thương mại điện tử áp dụng các tính năng mà họ đã thử nghiệm
10


thời gian qua. Điều này tạo cơ hội thuận lợi hơn cho thương mại điện tử phát triển. Theo
Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng ấn tượng
trong năm 2020 với mức tăng 18%, quy mô thị trường 11,8 tỉ USD, ước tính chiếm 5,5% tổng
mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Việt Nam cũng là nước duy
nhất ở Đơng Nam Á có tăng trưởng thương mại điện tử 2 con số.
Xu hướng sống nhanh, sống gấp diễn ra trong giới trẻ Việt Nam hiện nay. Cơng việc
bận rộn khiến họ có ít thời gian dành cho bản thân và gia đình, đồng thời có tâm lý tị mị
thích khám phá cái lạ nên nhiều người thường rút gọn thời gian mua sắm, nấu ăn và để
dành thời gian đó cho việc thư giãn, giải trí. Vì vậy họ sẵn sàng đặt đồ bên ngoài, đợi nhân
viên vận chuyển hàng đến. Trong khoảng thời gian đó họ có thể tìm một thú vui nào đó để
bản thân cảm thấy thả lỏng sau những giờ làm việc mệt mỏi. Ngành dịch vụ và thương mại

điện tử thường đưa ra các quảng cáo cũng như các slogan khuyến khích các bạn trẻ tìm
kiếm bản thân, thư giãn và trải nghiệm, khám phá, kích thích xu hướng này ngày càng phát
triển.
Ngoài ra, mạng xã hội ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Giới trẻ hiện nay rất thích
thú với các xu hướng thịnh hành trên thế giới. Đất nước ngày càng mở cửa, dân ta vốn có
tính sính ngoại. Thương mại điện tử thường cập nhật xu hướng nhanh chóng, nắm bắt kịp
thời đồng thời có nhiều kế hoạch quảng bá tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu, thoả mãn nhu
cầu khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh của người lớn từ 15 tuổi trở lên trên toàn quốc
đạt 85% (theo Cimigo). Điện thoại thông minh được sử dụng ngày càng rộng rãi là một
yếu tố thuận lợi giúp thương mại điện tử ngày càng phát triển, trong đó có shopee khi có
thể vừa xây dựng một website người dùng vừa tích hợp ln thêm app trên điện thoại di
động. Theo số liệu thống kế, 58% người dùng Việt Nam mua sắm trực tuyến qua điện thoại
di động. Điện thoại thơng minh ngày càng phổ biến, tích hợp nhiều chức năng giúp việc
mua sắm online đơn giản hơn, tạo thói quen mua sắm cho người dùng.
Tỉ lệ người có tài khoản ngân hàng ở Việt Nam là 63%. Hiện nay nhiều ví điện tử,
ứng dụng thanh tốn ra đời với những khuyến mãi hấp dẫn, mã giảm giá dồi dào thúc đẩy
thanh toán trực tuyến phát triển. Tuy nhiên, người Việt Nam có thói quen dùng tiền mặt,
thường khó khăn trong việc đổi sang thanh tốn kỹ thuật số vì vậy phương thức COD
(thanh tốn bằng tiền mặt khi nhận hàng) được hệ thống chặt chẽ, sử dụng rộng rãi.
11


Văn hoá tiết kiệm: từ xưa tới nay, người Việt Nam ln đề cao văn hố tiết kiệm,
được truyền từ đời này sang đời khác. Bởi vậy, mọi người thường có thói quen khi đi mua
sắm sẽ “mặc cả”, trả giá với người bán hàng, nhất là ở vùng nông thôn. Hay như khi đi siêu
thị, nhiều người thừa nhận họ bị thu hút bởi các quầy hàng giảm giá, khuyến mãi. Bởi vậy,
nhiều người e ngại việc mua sắm trên các trang thương mại điện tử sẽ gặp phải giá đắt, hay
có nhiều người có thói quen “bùng hàng”, không nhận hàng khi bắt gặp giá cả khuyến mại
hấp dẫn hơn ở trang khác.

Thói quen mua sắm trực tiếp: Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp lúa nước. Mỗi
lần sản xuất ra sản phẩm nào đó, người dân có xu hướng tập hợp lại ở chợ để trao đổi, mua
bán, hình thành nên một thói quen lâu dài. Khi mua trực tiếp sản phẩm, người mua có thể
trực tiếp cảm nhận sản phẩm. Họ có tâm lý e ngại về chất lượng hàng hóa vì vậy ln muốn
trực tiếp chạm tay, trải nghiệm về sản phẩm. Nếu mua trên mạng, người mua khơng có khả
năng này tuy nhiên họ có thể xem video để ước lượng hoặc dựa vào các phản hồi, đánh giá
của những người mua trước. Tuy nhiên với tập quán của người Việt, họ thích mua sắm trực
tiếp hơn là mua sắm qua mạng. Ngoài ra ngay cả việc không được “mặc cả” cũng là một
trong những nguyên nhân khiến mọi người không hào hứng với việc mua hàng qua mạng.
Những kĩ năng giao tiếp khi mặc cả là một trong những phương pháp hữu hiệu để mua
món hàng với số tiền ít nhất có thể.
Lòng tin trong thương mại điện tử: Một trong những trở ngại lớn nhất trong ngành
thương mại điện tử ở Việt Nam là lòng tin (trust). Nhiều người sử dụng Internet khơng tin
vào thơng tin mà họ tìm kiếm được, cũng như khơng tin vào hệ thống thanh tốn trực tuyến,
lo ngại rủi ro bị rị rỉ thơng tin các nhân cũng như bị lừa đảo. Đặc biệt trong đợt dịch
COVID-19, nhiều thông tin giả lan truyền trên các trang tin tức cũng như các mạng xã hội
khiến mọi người hoang mang, đồng thời vấn nạn mua sắm online nhận hàng không như
mô tả ngày càng làm mọi người e ngại thương mại điện tử.
Địa lý Việt Nam trải dài, khi thị trường chưa phát triển thì sẽ rất khó khăn trong
khâu vận chuyển hàng hoá và giao nhận hàng.
II.1.2. Mơi trường văn hố Indonesia
Ngơn ngữ

12


Indonesia có hơn 300 dân tộc và người dân ở mỗi vùng lại nói một thứ tiếng địa
phương khác nhau. Thực tế có hơn 700 ngơn ngữ được nói ở Indonesia. Tình trạng nhiều
ngơn ngữ này tất nhiên dẫn đến nhiều vấn đề. Chúng gây trở ngại cho nền kinh tế và việc
quản lý đất nước một cách hiệu quả. Do đó, Indonesia đã áp dụng một ngơn ngữ quốc gia.

Kể từ khi giành được độc lập vào năm 1945, tiếng Bahasa Indonesia đã trở thành ngơn ngữ
chính thức. Đây là một phiên bản bị biến đổi của tiếng Malay, được sử dụng trong thương
mại, hành chính, giáo dục và truyền thông. Song, hầu hết người Indonesia sử dụng tiếng
địa phương (như tiếng Java) là tiếng mẹ đẻ. Bahasa Indonesia được dạy bên cạnh tiếng mẹ
đẻ trong tất cả các trường học. Mặc dù vậy, không phải tất cả người dân của Indonesia đều
nói ngơn ngữ này. Chỉ có khoảng 70% người Indonesia thông thạo tiếng Bahasa Indonesia.
Bahasa Indonesia là ngôn ngữ mẹ đẻ của "chỉ" 20 triệu người. Như vậy, nhiều ngơn ngữ
vùng miền vẫn có tầm quan trọng rất lớn.
Hiện nay, sự thống lĩnh toàn cầu của tiếng Anh đang là một mối đe dọa lớn đối với
ngôn ngữ chính thức của quốc gia này. Trẻ em Indonesia, mặc dù được sinh ra và lớn lên
ở Indonesia, nhưng các em lại đang phải chật vật với chính ngơn ngữ của đất nước mình,
tiếng Bahasa Indonesia. Cha mẹ các em, những người lớn lên trong tiếng mẹ đẻ, nhưng lại
sang Mỹ và Australia du học, thích nói chuyện với con cái bằng tiếng Anh. Và các em
thường được cho học ở trường tư, nơi tiếng Anh là ngôn ngữ hướng dẫn chính.
Mặc dù vậy, Bahasa Indonesia vẫn là ngơn ngữ mặc định trên các nền tảng thương
mại điện tử nói chung, trong đó có cả Shopee.
Cấu trúc xã hội
Người Indonesia luôn luôn là một cộng đồng. Trước đây những người nông dân làm
việc cùng nhau để canh tác đất đai của họ và quản lý tài nguyên, các làng giữ quan hệ cộng
đồng chặt chẽ và chăm sóc lẫn nhau, các giá trị văn hóa thúc đẩy các nguyên tắc của chủ
nghĩa tập thể. Trong môi trường làm việc văn phòng và cộng đồng hiện đại, sự hòa nhập
và thân thiện của người Indonesia vẫn ln được giữ gìn và phát huy.
Người Indonesia có xu hướng giữ mối quan hệ chặt chẽ với các thành viên trong gia
đình. Đối với nhiều thanh niên Indonesia, việc rời khỏi nhà của cha mẹ không phải là một
việc đơn giản, ngay cả khi họ đã có thu nhập ổn định của riêng mình. Nhiều người chọn
sống dưới mái nhà của cha mẹ trừ khi họ thực sự phải làm (nhiều người Indonesia rời quê
13


hương để kiếm việc làm trong thành phố). Và nó không nhất thiết là một dấu hiệu của sự

phụ thuộc, nó chỉ cho thấy các giá trị và nguyên tắc quốc gia có được khi nói đến gia đình.
Một số hộ gia đình thậm chí bao gồm gia đình mở rộng - ơng bà, cơ dì, chú bác và cháu
gái sống cùng hoặc ở cùng một khu phố chỉ để gần nhau.
Các giai tầng trong xã hội Indonesia:


Tầng lớp đại chúng: những người là trụ cột của nền kinh tế Indonesia và chiếm số
lượng đơng đảo.



Tầng lớp trung lưu: những người khơng có cuộc sống xa hoa nhưng khá giả hơn về
mặt kinh tế.



Tầng lớp giàu có
Hiện nay, xã hội Indonesia đang biến đổi với xu hướng gia tăng của tầng lớp trung

lưu. Dữ liệu của World Bank cho thấy trong 50 năm vừa qua, Indonesia đã duy trì tăng
trưởng GDP ổn định ở mức 5.6%, thành công chuyển đổi từ quốc gia thu nhập thấp sang
thu nhập trung bình. Từ 1993 đến 2014, 80% người thu nhập thấp đã thành cơng thốt
nghèo. Tầng lớp trung lưu với an tồn tài chính chiếm đến ⅕ dân số Indonesia, tương
đương 52 triệu người. Tầng lớp này sẽ còn tăng trưởng trong tương lai và đóng vai trị thiết
yếu trong phát triển kinh tế như một trong những nhóm người tiêu dùng chính.
Tơn giáo
Indonesia có sự hịa hợp đa dạng giữa các nền văn hóa và phong tục của nhiều tơn
giáo. Trong đó, tơn giáo có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của người dân Indonesia
đó chính là đạo Hồi giáo, chiếm khoảng 86% dân số đất nước này. Sự thống trị của người
Hồi giáo ở Indonesia cũng có tác động đến xã hội và văn hóa, Ở những vùng nơng thơn thì

người dân ăn mặc rất khiêm tốn, kín đáo và tuân thủ các cấu trúc xã hội nghiêm ngặt. Tuy
nhiên, người Hồi giáo ở các thành phố lớn hơn có xu hướng thực hành tơn giáo của họ một
cách tự do hơn. Bên cạnh Hồi giáo thì văn hóa Indonesia cịn tập hợp nhiều tơn giáo khác
nhau như đạo Kitô giáo, Ấn Độ giáo và Phật giáo.
Ở Indonesia, Shopee đã tung ra một mục dành riêng cho các sản phẩm và dịch vụ
Hồi giáo để phục vụ cho thị trường đa số là người Hồi giáo này - Shopee Barokah. Mặt
khác ở các quốc gia như Thái Lan và Việt Nam, nơi người nổi tiếng có ảnh hưởng lớn đến

14


thói quen mua hàng của người tiêu dùng, Shopee có các cửa hàng trực tuyến bán các mặt
hàng do những người nổi tiếng hàng đầu tuyển chọn - KOL Club.
Shopee cũng rất chú ý đến xu hướng “mua sắm giải trí”, bắt nguồn từ Trung Quốc.
Shopee đã giới thiệu các mobile games, live-streaming và tính năng chat trong ứng dụng
của mình để tương tác tốt hơn với người mua và khuyến khích họ mua sắm trong nền tảng
này.
Vào tháng 11/2018, Shopee đã thực hiện một chiến dịch với các đại sứ thương hiệu
khu vực là nhóm nhạc nữ K -pop Blackpink với quảng cáo có sự tham gia của các thành
viên trong nhóm trong giai điệu bản hit “DDU -DU DDU-DU”. Tưởng chừng như sẽ chỉ
có thành cơng cho nước đi này bởi các quốc gia Đông Nam Á luôn sở hữu lượng fans Kpop hùng hậu. Thế nhưng ngày 11/12, Ủy ban Phát thanh Truyền hình Indonesia (KPI) đã
đưa ra cảnh báo ngừng phát sóng clip quảng cáo này của Shopee tới 11 đài truyền hình
trong nước bởi quảng cáo đã vi phạm các quy tắc về chuẩn mực đạo đức tại Indonesia.
Lý do được đưa ra đó là Indonesia là quốc gia có dân số Hồi giáo lớn nhất thế giới.
Phụ nữ của nước này không được dùng trang phục hở các bộ phận nhạy cảm. Trong khi
đó, các cơ gái nhóm nhạc BlackPink trong quảng cáo của Shopee lại mặc váy ngắn lộ đùi
hay áo crop top khoe eo thon. Thêm vào đó, điệu nhảy quyến rũ trong quảng cáo được cho
là quá khiêu khích, gây ảnh hưởng xấu tới trẻ em đất nước này.
Trang phục như BlackPink mặc trong quảng cáo khá năng động và đẹp ở hầu hết các quốc
gia. Kể cả những quốc gia có văn hóa khắt khe như Việt Nam thì trang phục trong quảng

cáo này vẫn không hề gây nên tranh cãi, thậm chí cịn được cộng đồng mạng hưởng ứng.
Tuy nhiên, quảng cáo này của Shopee vẫn dành cho Indonesia mà quên mất rằng hình ảnh
với trang phục của BlackPink khơng phù hợp với văn hóa của Indonesia.
Nền văn hóa pha trộn và ưa chuộng hội hè
Đặc trưng văn hóa của Indonesia là văn hố tơn giáo. Nhưng nền văn hố của
Indonesia là nền văn hố khơng thuần nhất. Đó là sự hoà hợp đa dạng giữa các nền văn hố
và phong tục của nhiều tơn giáo. Trong đó, Hồi giáo có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của
người dân Indonesia. Mỗi lễ hội là đặc trưng cho mỗi nền tơn giáo khác nhau. Indonesia
có khoảng 300 nhóm sắc tộc cho nên mỗi nhóm sẽ có nét văn hóa khác biệt. Dù đã trải qua
nhiều thế kỷ tồn tại và phát triển cùng với ảnh hưởng từ các nước như Ấn Độ, Ả Rập,
15


Trung Quốc, Malaysia và Châu Âu nhưng nét văn hóa của Indonesia lại có sự phân hóa
sâu sắc. Đất nước Indonesia là đất nước của những lễ hội. Hàng năm có rất nhiều lễ hội
được tổ chức tại đây.
Tận dụng nét văn hóa đặc trưng này, Shopee có nhiều sự kiện sales nhằm kích cầu,
tiêu biểu nhất phải kể đến: Shopee 10/10, Singles’ Day 11/11 và HarBolNas 12/12.
Cơ hội tiếp cận Internet và thanh toán điện tử ở Indonesia
Theo thống kê của statista.com vào tháng 10 năm 2020, Indonesia là nước có số
lượng người sử dụng Internet cao nhất thế giới với 171.26 triệu người. Tuy nhiên con số
này chỉ đạt mức 53,7% khi so với tổng dân số hơn 260 triệu người. Đây là một tỷ lệ không
hề cao, thậm chí cịn thấp hơn nhiều quốc gia ở Châu Á Thái Bình Dương.
Với dân số 260 triệu người, Indonesia là một thị trường tiềm năng cho thương mại
điện tử. Nhiều cơng ty đang tìm cách để khai thác và phục vụ cho khách hàng là tầng lớp
trung lưu đang ngày càng đông đảo ở đất nước này. Tuy nhiên, dù Indonesia có số lượng
người dùng Facebook cao thứ tư trên Thế giới và cao thứ năm khi nói đến Twitter, nhưng
có đến 90% dân số chưa bao giờ mua hàng trực tuyến. Rất nhiều người cịn khơng sở hữu
điện thoại thơng minh.
Ngành cơng nghiệp thanh tốn kỹ thuật số tại Indonesia hiện được định giá hàng tỷ

USD. Lý do bởi vì hơn 1/3 trong tổng số 260 triệu dân nước này vẫn chưa có tài khoản
ngân hàng. Chính vì thế, chính phủ Indonesia và cả các nhà đầu đang tiêu đốt hàng triệu
USD nhằm khai thác miếng đất màu mỡ này. Điều này sẽ trở thành một nguồn động lực to
lớn thúc đẩy sự phát triển của ngành thương mại điện tử nói chung và Shopee nói riêng.
Giao thơng và Logistics
Indonesia được mệnh danh là quốc gia vạn đảo với khoảng 17.508 hòn đảo lớn nhỏ.
Phần lớn Indonesia là những vùng đồng bằng nằm gần ven biển. Tuy nhiên, hầu hết các
hịn đảo lớn đều có những dãy núi cao chót vót. Địa hình chia cắt nhiều, lại nhiều núi cao
khiến giao thông vận tải và Logistics ở Indonesia là một trở ngại lớn trong khâu vận chuyển
hàng đến tay người tiêu dùng. Theo CBS News, Jakarta (thủ đô Indonesia) đứng thứ 10
trong danh sách những thành phố có giao thơng tồi tệ nhất thế giới.
Thêm vào đó, dịch bệnh Covid-19 cũng gây ảnh hưởng lớn đến luồng vận chuyển
hàng hóa. Vào tháng 4 và tháng 5 năm 2020, một số khu vực ở Indonesia bị cấm vận do
16


địa phương quản lý và với việc giảm lưu lượng hàng khơng trên tồn quốc, việc vận chuyển
bưu kiện giữa các thành phố đã bị trì hỗn. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến việc
giao các đơn hàng trong cùng thành phố hoặc khu vực.
Sự thay đổi hành vi tiêu dùng của người dân Indonesia vì đại dịch Covid-19
Khảo sát do McKinsey và Mobile Marketing Association thực hiện vào quý đầu tiên
của năm 2020 cho thấy tần suất mua sắm trực tuyến tăng lên ở Thái Lan và Indonesia sau
COVID-19. Ở Indonesia, gần 10% số người được hỏi đã chuyển sang các kênh trực tuyến
để mua sắm hàng tạp hóa.
Tuy nhiên, hàng hóa người tiêu dùng quan tâm lại khơng thật sự là những hàng hóa
mà thị trường thương mại điện tự đang tập trung vào. Trước đó, phần lớn tổng giá trị giao
dịch của thị trường là do thời trang, mỹ phẩm và 3C (máy tính, truyền thơng và điện tử tiêu
dùng). Điều này đã thay đổi rất nhanh khi dịch Covid-19 xảy ra, ngày càng nhiều siêu thị
truyền thống và cửa hàng đặc sản tươi sống ở Indonesia mở gian hàng chính thức và tăng
cường sự hiện diện trực tuyến của họ trên Tokopedia, Lazada và Shopee.

Shopee cũng đẩy mạnh chương trình Shopee Mart để đưa các sản phẩm thiết yếu,
bao gồm thực phẩm, đồ chăm sóc cá nhân và đồ chăm sóc em bé, đến với người tiêu dùng
trên tất cả 6 thị trường Đông Nam Á. Vì có nhiều sản phẩm này được Shopee đáp ứng nên
người tiêu dùng có thể gom hàng để thuận tiện hơn cho quá trình mua sắm. Đặc biệt tại
Indonesia vào tháng 3 năm 2020, nhu cầu về đồ uống gừng tăng lên đáng kể với lý do
người tiêu dùng Indonesia tin rằng gừng có thể tăng cường hệ miễn dịch sau khi một số
hãng tin Indonesia đưa tin rằng tổng thống Indonesia, Joko Widodo, đã uống nước gừng
ba lần một ngày để cải thiện hệ thống miễn dịch của mình.
Vào cuối tháng 4 năm 2020, Shopee Indonesia đã xúc tiến bán thực phẩm ăn liền
ShopeeFOOD trên nền tảng của mình bắt đầu ở Jakarta. Điều này khiến họ phải cạnh tranh
trực tiếp với các nhà cung cấp dịch vụ giao đồ ăn, như Grab và Gojek.
II.2.

So sánh Shopee Indonesia và Shopee Việt Nam

II.2.1. Sản phẩm
Giống
Shopee dựa trên nền tảng trực tuyến kết nối người tiêu dùng với nhau (theo mơ hình
C2C), cung cấp dịch vụ thuận lợi cho người mua và người bán liên hệ với nhau. Hợp đồng
17


mua bán được tạo lập trực tiếp giữa Người Mua và Người Bán. Theo đó các Bên liên quan
đến giao dịch sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm với hợp đồng mua bán, danh mục hàng hóa,
bảo đảm đơn hàng. Shopee không can thiệp vào giao dịch giữa các Người Dùng.
Lý thuyết là vậy nhưng, thực tế thì Shopee giống như chợ trời online. Tuy nhiên đặc
điểm của Shopee là giao diện rõ ràng, thu hút. Người mua và người bán có thể là bất cứ ai,
rất dễ dàng để bán hàng trên Shopee chỉ với vài bước đơn giản.
Đến với Shopee, với cùng một sản phẩm nhưng có thể có đến hàng trăm nơi bán với
hàng trăm giá khác nhau, bất cứ sản phẩm nào cũng có thể đăng lên bán. Tuy nhiên người

bán hàng phải chịu một số ràng buộc về sản phẩm đó, nếu làm sai quy định phải chịu trách
nhiệm. Trường hợp nhẹ bị phạt tiền, nặng sẽ bị khóa tài khoản.
Ưu điểm lớn nhất của Shopee là người mua hàng có thể tự do lựa chọn giá cả sao
cho được lợi nhất.
Tích hợp nhiều tính năng hỗ trợ như shopee feed, shopee story, shopee live, game
Shopee Feed là một tính năng hỗ trợ người bán tương tác trực tiếp với người mua.
Gần giống với các hình thức mạng xã hội, Shopee Feed giúp người mua tiếp cận các sản
phẩm của Shop qua các bài đăng sản phẩm, có thể gián tiếp xem hình ảnh hay video và dễ
dàng truy cập vào trang sản phẩm qua các link đính kèm.... Mặt khác giúp người bán quảng
bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm qua các bài đăng và giúp Shop tiếp cận với các khách
hàng tiềm năng dễ dàng hơn.
Ưu điểm khi đăng bài tại Shopee Feed


Tăng độ hiển thị và số lượng người theo dõi Shop



Tăng doanh thu



Đăng bài hồn tồn miễn phí



Giúp Shop tiết kiệm chi phí quảng cáo
Shopee Live
Shopee Live là tính năng hỗ trợ người bán có thể thực hiện livestream để bán các


sản phẩm đang có tại shop trên Shopee.
Việc thực hiện livestream trực tiếp trên ứng dụng của Shopee, người bán sẽ nhận
được một số lợi ích như sau:
18




Với nguồn traffic truy cập vào Shopee mỗi tháng khoảng 50 triệu lượt truy cập,
người bán có thêm 1 kênh để quảng bá sản phẩm, shop và các chương trình
khuyến mãi của mình.



Giúp tăng nhanh số lượng khách theo dõi Shop, tăng nhanh lượng tương tác và
đặc biệt tăng bùng nổ số lượng đơn hàng.

Cụ thể:


Lượt xem livestream: đạt khoảng 200 – 800 lượt xem/ 1 lần livestream



Tổng lượt click vào sản phẩm trên livestream: khoảng 50 – 200 clicks mỗi

lần live (tùy thuộc vào loại hình và số lượng sản phẩm có trong livestream của)


Tương tác với livestream: gần 3,000 lượt likes + shares lên các mạng xã hội.




Lượng khách hàng theo dõi Shop trên Shopee: Tăng khoảng 20%.



Đơn hàng trong ngày: Tăng khoảng 15% so với trung bình 7 ngày trước đó

khi chưa tham gia Shopee live.
Top các sản phẩm bán chạy nhất và được tìm kiếm nhiều nhất trên Shopee Indonesia
và Việt Nam đều thuộc mặt hàng Thời trang, Đồ chơi, Phụ kiện phản ánh văn hóa mua sắm
của hai nước.
Do nhu cầu đặt đồ ăn lớn nên Shopee Indo tích hợp ShopeeFood cịn Shopee Việt
Nam có Now.
Khác
Indonesia:
Với 90% người dân theo đạo Hồi, trang phục Hồi giáo ln nằm trong top từ khóa
được tìm kiếm nhiều nhất trên Shopee
Hầu hết các doanh nghiệp siêu nhỏ chọn Shopee làm thị trường tiếp cận của họ ,
điều này rất lớn do 99% doanh nghiệp ở Indonesia được phân loại là doanh nghiệp siêu
nhỏ, nhỏ và vừa.
Shopee Select Lokal là một trang tuyển chọn dành cho các sản phẩm địa phương,
cho các danh mục thời trang, thực phẩm và đồ uống, làm đẹp, thiết bị gia dụng và lối sống,
cũng như thiết bị dành cho bà mẹ và trẻ em. Tính năng này giúp các thương hiệu địa phương

19


cải thiện khả năng tiếp thị sản phẩm, khiến người tiêu dùng trong và ngoài nước quan tâm

nhiều hơn
Shopee Segar là gian hàng bán đồ tươi sống cũng được truy cập nhiều trong thời
điểm dịch bệnh Covid 19 khi giãn cách xã hội khiến người tiêu dùng có xu hướng mua sắm
những hàng hóa thiết yếu, kể cả thực phẩm tươi sống qua mạng
Việt Nam:
Người Việt có xu hướng sính ngoại và thích đồ hiệu. Trong cuộc thăm dị của
Nielsen thực hiện tại 58 quốc gia, Việt Nam có tỷ lệ người tiêu dùng chuộng hàng hiệu cao
thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Shopee nắm bắt được tâm lý này và cho ra
mắt gian hàng Hàng hiệu -50% cung cấp nhiều mặt hàng từ mỹ phẩm, điện tử cho đến cả
sản phẩm công nghệ như tivi, xe máy.
Trong 5 năm gần đây cũng có sự gia tăng trong xu hướng trả góp của người Việt
trong mua sắm, đặc biệt đối với các sản phẩm điện tử, gia dụng. Nắm bắt được điều này,
Shopee cũng cung cấp cho người tiêu dùng những ưu đãi từ đối tác với các chính sách trả
góp lãi suất 0%
II.2.2. Giá
Giống
Áp dụng nhiều phương thức thanh tốn khác nhau


Thanh tốn bằng thẻ ATM nội địa (Internet Banking)



Thanh tốn bằng Thẻ tín dụng/ghi nợ



Thanh tốn khi nhận hàng (COD)
Phí bán hàng hợp lý với phí hoa hồng ở mức khác nhau cho các loại mặt hàng, dao


động từ 1-5%. Phí giao dịch cũng khác nhau tùy thuộc vào mức thanh toán mà người mua
lựa chọn, dao động từ 1-10%
Miễn phí vận chuyển
Đây được coi là chiến lược kinh doanh của Shopee đem lại hiệu quả rõ nét. Thông
qua một vài khảo sát shopee nhận thấy rằng phí vận chuyển hàng hóa là rào cản tương đối
lớn với cả người mua hàng và bán hàng khi chuyển đổi từ hình thức mua hàng truyền thống
sang mua hàng online. Do đó thay vì đẩy mạnh truyền thông, shopee bắt tay vào việc xây

20


dựng hệ thống giao hàng chuyên nghiệp, vững chắc. Đồng thời nhấn mạnh yếu tố “free
ship” trong những chiến dịch quảng bá của mình
Thơng qua việc kích thích các chủ hộ kinh doanh bằng những hình thức cung cấp
mức giá ưu đãi khi chủ shop tham gia đăng ký trở thành thành viên của shopee, việc hỗ trợ
tối đa về phí ship, code freeship cũng được hãng thường xuyên triển khai.
Slogan hấp dẫn với tính chất ngắn gọn, như ở Việt Nam là “Thích Shopping, lướt
Shopee”, ở Indonesia là “Beli semua di Shopee, Gratis Ongkir” (Mua hàng Shopee, miễn
phí vận chuyển)
Khác:
Indonesia:
Với 83,1 triệu người dân không sử dụng tài khoản ngân hàng, hầu hết các thanh toán
mua hàng online tại Indonesia là bằng tiền mặt hoặc thông qua các cửa hàng tiện lợi. Các
cửa hàng tiện lợi hỗ trợ các giao dịch này bao gồm Alfamart, Alfamidi, Alfa Express,
Lawson và DAN + DAN, làm cho nó trở thành một cách thanh tốn thuận tiện cho nhiều
người mua sắm Indonesia.
Do đó, Shopee đã cho ra mắt dịch vụ Paylater, cho phép khách hàng mua sản phẩm
trước và thanh tốn sau đó. Chỉ cần selfie bên cạnh giấy tờ tùy thân và cung cấp một số
thông tin chi tiết, bao gồm cả thu nhập hằng tháng, đơn đăng ký sẽ được phê duyệt trong
24h và người tiêu dùng có thể được vay lên đến 750.000 rupiah (khoảng 1tr2). Khách hàng

trả sau ở Indonesia có 30 ngày để hồn tất các khoản thanh tốn của họ mà khơng phải chịu
phí hoặc lãi suất. Tùy thuộc vào số tiền vay, người dùng có thể chọn thời hạn trả nợ lên
đến 12 tháng. Paylater được nhận định là có thể thúc đẩy mạnh mẽ quyết định mua sắm
của những người khơng có tài khoản ngân hàng trên Shopee.
Việt Nam:
Với 63% người dân có tài khoản ngân hàng, thanh tốn khơng dùng tiền mặt đang
trở nên ngày càng phổ biến khi khách hàng có thể thực hiện các giao dịch thanh tốn trực
tuyến đối với hóa đơn điện, nước, viễn thông, mua sắm trực tuyến tại các trang thương mại
điện tử, nộp thuế điện tử và một số khoản phí, lệ phí khi thực hiện dịch vụ hành chính
cơng… Do vậy, Shopee đã triển khai nhiều hình thức thanh tốn trong đó ⅘ phương thức
là khơng dùng tiền mặt. Ví Airpay được nhiều người tin dùng, đặc biệt là giới trẻ do chính
21


sách tặng kèm nhiều mã giảm giá và mã miễn phí vận chuyển từ Shopee. Đây là một
phương thức tiện lợi, an tồn, tiết kiệm chi phí và được cả người bán và người mua ưa
chuộng
II.2.3. Phân phối
Có mạng lưới rộng, liên kết nhiều đơn vị vận chuyển khác nhau Indo có 11 đơn vị
và ở VN có 9 đơn vị, trong đó Shopee Express là đơn vị vận chuyển riêng của Shopee. Do
công ty mẹ của Shopee là công ty đại chúng, Shopee có khả năng tiếp cận thanh khoản tốt
hơn so với các công ty cùng ngành trong nước để thực hiện các chiến lược tăng trưởng và
hoạt động của mình, giảm sự phụ thuộc vào các đơn vị vận chuyển khác. Ngồi ra cịn có
tùy chọn giao hàng trong thời gian ngắn khi kết hợp với các ứng dụng đặt xe.
Shopee cịn có chính sách vận chuyển riêng cho các mặt hàng cồng kềnh, dễ vỡ, quy
định về đóng gói hàng hóa và chính sách đổi trả cho các mặt hàng nhằm đem lại sự an tâm
cho người tiêu dùng
Khác:
Indonesia:
Giao thông vận tải và Logistics ở Indonesia là một trở ngại lớn trong khâu vận

chuyển hàng đến tay người tiêu dùng. Theo CBS News, Jakarta (thủ đô Indonesia) đứng
thứ 10 trong danh sách những thành phố có giao thông tồi tệ nhất thế giới. Tuy vậy, Shopee
vẫn cung cấp các tùy chọn giao hàng ngay lập tức trong vòng 3 giờ hoặc giao hàng trong
ngày, tất cả với chi phí chỉ 20.000 rupiah, tương đương khoảng 35000 đồng. Shopee hợp
tác với các ứng dụng đặt xe theo u cầu như Gojek và Grab để đóng vai trị là người giao
hàng giữa người mua và người bán.
Ngoài ra do địa hình nhiều đảo lớn nhỏ nên Shopee đã thực hiện giao hàng tập trung
tại các cửa hàng tiện lợi, nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Indonesia cũng xuất khẩu nhiều mặt hàng sang
các nước lân cận như Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore
Việt Nam:
Gian hàng quốc tế có lượng truy cập khá cao tại Shopee Việt Nam, chủ yếu là hàng
Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc do thói quen tiêu dùng của người Việt và giá cả hợp lý.
Hàng quốc tế tại Shopee được hỗ trợ mức phí vận chuyển rất cạnh tranh, chủ yếu là 10000
22


đồng và thường được áp dụng mã freeship khi thanh tốn bằng Airpay. Shopee Global giúp
xóa bỏ mọi rào cản khi mua trên các website nước ngoài như: giao diện tiếng Anh, khơng
có thẻ thanh tốn quốc tế, bị giới hạn khối lượng, thời gian giao hàng quá lâu, ...
Các gian hàng quốc tế trên shopee thường rất đa dạng, phong phú về chủng loại,
mẫu mã, màu sắc, giá cả. Nhiều sản phẩm độc, lạ, chưa từng xuất hiện tại Việt Nam.
II.2.4. Xúc tiến
Shopee còn thực hiện làm Marketing bằng cách tạo ra những viral TVC nhằm quảng
bá cho thương hiệu của mình để nhiều người biết tới. Thêm vào đó, hãng cũng thực hiện
nhiều chương trình khuyến mại giảm giá nhằm kích cầu người dùng tham gia mua hàng
theo từng đợt. Những chiến lược này đơn giản nhưng lại giúp Shopee đạt thành công ở
từng thị trường mà hãng nhắm vào. Điểm mạnh lớn nhất của thương hiệu này chính là dựa
vào những Campaign truyền thơng gây ấn tượng mạnh với khách hàng ở nhiều quốc gia
tại Đông Nam Á, những chiến dịch này tạo ra được hiệu ứng rất tốt cho thị trường.

Shopee sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram và YouTube
để chạy các chiến dịch quảng cáo. Khơng chỉ vậy, Shopee cịn tiếp cận những người có
ảnh hưởng trên mạng xã hội để quảng bá thương hiệu Shopee. Cho đến nay, quảng cáo
người có ảnh hưởng trên Shopee phổ biến nhất thuộc về siêu sao bóng đá Cristiano
Ronaldo, nơi anh được nhìn thấy đang nhảy theo bản phối lại của bài hát thiếu nhi có sức
lan tỏa trên Shopee, Baby Shark. Khi bạn đặt Cristiano Ronaldo và Baby Shark cùng nhau,
nó sẽ lan rộng như cháy rừng và rất khó để loại bỏ điều đó khỏi đầu bạn.
Bên cạnh tiếp thị người ảnh hưởng, Shopee cũng rất chủ động trong việc tung ra các
sự kiện bán hàng. Nhân các ngày lễ lớn của đất nước, Shopee triển khai các sự kiện bán
hàng hàng tháng theo định dạng ngày rất dễ nhớ: 1.1, 2.2, 3.3, ..., 11.11 và 12.12. Bằng
cách này, người mua biết khi nào doanh số sẽ giảm và người bán biết khi nào cần chuẩn bị
trước.
Indonesia:
Quảng cáo Shopee của BlackPink bị cấm tại Indonesia do vi phạm thuần phong mỹ
tục. Indonesia là quốc gia có dân số Hồi giáo lớn nhất thế giới. Phụ nữ của nước này không
được dùng trang phục hở các bộ phận nhạy cảm. Trong khi đó, các cơ gái nhóm nhạc
BlackPink trong quảng cáo của Shopee lại mặc váy ngắn lộ đùi hay áo crop top khoe eo
23


×