Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

ẢNH HƯỞNG MOI TRƯỜNG VAN HOA dến HOẠT DỘNG KINH DOANH QUỐC tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.63 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA THƯƠNG MẠI –DU LỊCH
MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI NHÓM 2

ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA ĐẾN
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ NHẬT
BẢN VÀ TRUNG QUỐC

I)TỔNG QUAN VỀ NHẬT BẢN
Nhật Bản là một quốc gia hải đảo, có diện tích tổng cộng là 377.834 km2 .
Đất đai của Nhật Bản là một dãy đảo trải theo hình vòng cung bên cạnh phía đông
của lục địa châu Á, dài 3,800 cây số, từ 20 độ vĩ tuyến bắc với các đảo cực nam là
Okinawa, tới 45 độ vĩ tuyến bắc với phần trên cùng của đảo Hokkaido. Nhật Bản
có hơn 3,900 hòn đảo nhỏ và 4 đảo lớn là Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku.


Một số đặc trưng tính cách tâm lý của người Nhật chịu ảnh hưởng nhiều điều
kiện tự nhiên – địa lý, lịch sử – văn hoá – xã hội:
Nhật Bản là một trong những nước có thành phần dân tộc thuần nhất với
hơn 99% dân số là người Nhật, số ít ỏi còn lại là người Ainu (một tộc người cổ
xưa nhất ở Nhật Bản, chủ yếu sống ở Hokkaido), người Triều Tiên (phần lớn di cư
sang trong chiến tranh thế giới lần hai), người Trung Quốc và một số ít các cư dân
từ nước khác đến cư trú tập trung theo khu vực riêng. Tuy nhiên, ý thức dân tộc
thuần nhất của họ rất cao nên cho dù những người thuộc thiểu số gần 1% dân số
dù đã sinh sống ở Nhật lâu đời vẫn không được đa số người Nhật xem là “người
Nhật”. Do hầu như thuần nhất như thế, nên Nhật Bản có một nền văn hoá và trạng
thái tâm lý khá thống nhất và tự cho họ là dòng giống thượng đẳng, tự tôn dân tộc
cao…. Nhật Bản - xứ sở mặt trời mọc- là một quốc gia nằm tách biệt với đại lục,
có đến hơn 6.800 hòn đảo lớn nhỏ và 4 đảo lớn (Hokkaido, Honshu, Kyusyu,


Shikoku). Tính chất đảo mang đến cho Nhật Bản những khó khăn như khó giao
lưu, giao thông … và thuận lợi như trong lịch sử tránh được các cuộc chiến tranh
xâm chiếm của người Trung Hoa, Nguyên Mông … đã làm nên tính thống nhất và
thuần nhất của nền văn hoá văn minh dân tộc Nhật. Do vị trí đặc biệt này nên
người Nhật có được thế chủ động tiếp thu có chọn lọc và tiếp biến các yếu tố văn
hoá của các dân tộc khác (Trung Hoa,…) tạo thành nền văn hoá riêng mang bản
sắc của họ. Tính chất đảo cũng đem lại cho người Nhật tâm lý “đảo quốc” , khiến
họ vừa hiếu khách, vừa dè dặt trong giao tiếp, quan hệ với người khác, vừa tự tôn
dân tộc, vừa tự ti, mặc cảm, có thái độ bài ngoại,… Người Nhật luôn vừa muốn
nhìn ra thế giới, học hỏi, du nhập những giá trị văn hoá và tiếp thu những thành
tựu mới của thế giới vừa rất bảo thủ và thu mình trong việc tiếp thu cái mới, chẳng
hạn như các cuộc cải cách trong lịch sử Nhật Bản như Taika (năm 645), cải cách
Minh Trị (1868) đều diễn ra sự đấu tranh gay gắt giữa thế lực thủ cựu và tư tưởng
mới…
Thiên nhiên của Nhật rất đẹp, nhưng rất khắc nghiệt với khí hậu bốn mùa rõ rệt,


thường xảy ra nhiều thiên tai dữ dội như động đất, núi lửa, hạn hán; sóng to bão
lớn; địa hình với ¾ là núi đồi, diện tích trồng trọt chỉ chiếm 1/6 và sông ngòi ngắn,
tài nguyên thiên nhiên ít ỏi, đất đai không màu mỡ và không thích hợp cho trồng
trọt. Tuy nhiên cho đến đầu thế kỷ XX, kinh tế chủ yếu của Nhật Bản là nông
nghiệp, đánh bắt cá biển và họ phải bỏ ra rất nhiều công sức lao động, cải tạo đất
đai – hình thành nên tính cách gan góc, cần cù, vượt khó truyền thống yêu lao
động đến quên mình và nhiệt tình trong mọi lĩnh vực lao động, quý trọng thành
quả lao động, tiết kiệm và tạo tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng và tinh thần hoà
hợp rất cao như dựa vào và sống hào hợp với tự nhiên, cùng hiêp lực với nhau
chống chọi với thiên tai…. Đồng thời điều kiện địa lý, thiên nhiên vừa đẹp vừa
khắc nghiệt, tạo ra một tâm hồn Nhật Bản có nét chung là yêu cái đẹp, theo đuồi
sự hoàn thiện không ngừng, tạo ra sự tương phản có tính dữ dội trong tính cách
hngười Nhật. Cái gì ở Nhật Bản cũng được đưa lên cao và chiếm vị trí quan trọng

trong đời sống của họ như “hoa đạo”, “trà đạo”, “võ sĩ đạo”, “kiếm đạo”, “cung
đạo”, “thư đạo”, nghệ thuật gấp giấy origami,.. và họ thể hiện ý thức đặc biệt đối
với cái đẹp như ngắm hoa hanami, ngắm trăng tsukimi; quan niệm “cái nhỏ là cái
đẹp, cái tinh tế” …; trong công việc luôn làm hết mình, trong xử sự luôn theo quy
tắc nghiêm ngặt, theo đẳng cấp, ngay đến cả cái chết tự sát vì lòng trung thành
cũng dữ dội và trở nên cao cả như “mổ bụng” hay sẵn sàng làm việc hết sức cho
công việc…. Những điều này ăn sâu vào trong cách xử thế, ý nghĩ và nguyện vọng
của dân tộc Nhật, tạo thành những truyền thống văn hoá riêng đặc sắc và thể hiện
lòng tự hào, tự tôn dân tộc của họ. Họ kế thừa, củng cố những nét văn hoá đó và
vay mượn, cải biến nền văn hoá nước ngoài, biến thành một bộ phận trong văn hoá
truyền thống của họ.
Lịch sử Nhật Bản cũng là lịch sử độc đáo với một Hoàng gia duy nhất, vị đại diện
tối cao của Thần đạo (Shinto) tôn thờ các thần Kami như thần cây, thần đá… – các
Thiên Hoàng với dòng dõi truyền thuyết là con cháu nữ thần Mặt trời Aramatesu,
tồn tại như là sự thống nhất của nhân dân cho đến tận ngày nay; và trên nước Nhật
có nhiều cuộc nội chiến liên miên giữa các lãnh chúa phong kiến. Điều kiện lịch


sử – xã hội phong kiến với sự cát cứ, tranh dành khiến lòng trung thành là điều rất
quan trọng. Cùng với sự tiếp thu có chọn lọc và biến những tư tưởng của Khổng
Tử tạo thành Nho giáo riêng Nhật Bản, với tinh thần Võ sĩ đạo (Bushido) coi lòng
trung thành với người chủ là trên tất cả… Sang đến thế kỷ XIX, đứng trước yêu
cầu mới hoặc là phải mạnh mẽ để thoát khỏi số phận trở thành thuộc địa của
phương Tây hoặc là chịu chung số phận với các nước châu Á khác, phong kiến
Nhật Bản đã chọn con đường nhìn ra thế giới, thực hiện cách mạnh Minh Trị duy
tân (1868) mọi mặt xã hội và học tập, phát triển mạnh mẽ – và trở thành nước duy
nhất ở Châu Á thoát khỏi số phận lệ thuộc và đứng ngang hàng với phương Tây
hùng mạnh và còn đi xâm lược nước khác, khiến phương Tây phải kinh sợ. Sau
chiến tranh thế giới lần thứ hai, họ lại nhanh chóng phục hồi nền kinh tế bị chiến
tranh tàn phá thảm bại thành một nền kinh tế “phát triển thần kỳ” và mạnh mẽ cho

đến tận ngày nay. Nhật Bản lại tiến ra đi khắp thế giới mở rộng với kiểu cách thức
buôn bán kinh doanh đặc trưng của họ … Người Nhật ngày nay vừa phát huy
truyền thống văn hoá kinh doanh của họ và họ cũng đang dần thay đổi tính cách,
tâm lý của họ để dễ làm ăn quan hệ với nước ngoài, học hỏi nước ngoài để làm
phong phú và hoàn thiện hơn nền văn hoá kinh doanh của họ, đem lại lợi ích cho
quốc gia của họ, và giữ vững vị trí cướng quốc kinh tế nhất nhì của họ.

II) MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA NHẬT BẢN
1) Các yếu tố cấu thành nên văn hóa Nhật Bản
1.1Ngôn ngữ
Tiếng Nhật là một ngôn ngữ được hơn 130 triệu người sử dụng ở Nhật Bản
và những cộng đồng dân di cư Nhật Bản ở khắp thế giới. Nó là một ngôn ngữ chắp
dính, nổi bật với hệ thống các nghi thức nghiêm ngặt và rành mạch. Hệ thống kính
ngữ trong tiếng Nhật khá phức tạp, thể hiện bản chất thứ bậc của xã hội Nhật Bản,


với những dạng biến đổi động từ và sự kết hợp một số từ vựng để chỉ mối quan hệ
giữa người nói, người nghe và người được nói đến trong hội thoại.
Ngoài ra, vì số lượng người nước ngoài học tiếng Nhật ở Nhật Bản và trên thế
giới đang tăng, những chương trình đa dạng và những hoạt động nghiên cứu cũng
đang được tiến hành để khuyến khích việc giáo dục tiếng Nhật. Điều này rất có lợi
cho Nhật, nếu tiếng Nhật được sử dụng phổ biến như tiếng Anh thì người Nhật nói
chung và các doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng sẽ đa dạng hơn trong quan hệ kinh
doanh quốc tế.
Tuy nhiên về mặt ngôn ngữ cũng có nhiều mặt hạn chế góp phần khiến người
Nhật Bản rất cẩn trọng khi phát biểu, thể hiện chính kiến, và thường thông qua
thái độ ngầm định, những yếu tố phi ngôn ngữ, sự nỗ lực thể hiện của bản thân để
điền vào chỗ trống của ngôn từ. Bởi vậy để hiểu họ thường phải kết hợp nghe họ
nói, quan sát những gì họ thể hiện và thấu hiểu tính cách của họ.
Hệ thống cách nói kính ngữ và khiêm nhường và tính mơ hồ, giao tiếp theo cách

tatemae (hình thức, đóng kịch, nói lấy lệ) – honne (nội dung thật lòng)…trong
ngôn ngữ của người Nhật rất khó đối với người nước ngoài và ngay cả với người
Nhật cũng cảm thấy lúng túng. Việc hiểu biết tiếng Nhật là chìa khoá để hiểu
người Nhật và những cảm nghĩ, thái độ, ý nghĩa các lời nói của họ.
Tuy tiếng Nhật rất khó trong viêc sử dụng , nhưng người Nhật Bản vẫn rất tôn
trọng ngôn ngữ dân tộc,trong hoạt động kinh doanh luôn bắt buộc phải lây bảng
hiệu bằng tiếng Nhật hạn chế ngôn ngữ khác do đó trong quá trình giao tiếp kinh
doanh với người Nhật, do vậy khi giao tiêp kinh doanh với người Nhật chúng ta
nên tránh sử dụng những ngôn ngữ khác ngoài tiếng Nhật .
1.2 Tôn giáo
Người Nhật đều thể hiện rõ một tín ngưỡng tôn giáo, một văn hoá tâm linh
hướng về Chân, Thiện, Mỹ để cầu mong những điều tốt lành, đẹp đẽ và chống lại
những sự rủi ro, xấu xa…


Các lễ hội không chỉ tạo cho những người dân không phân biệt giai cấp, tầng lớp
có cơ hội cùng vui chơi, thưởng thức các nét đẹp văn hoá truyền thống mà còn là
dịp giúp cho mọi người củng cố tinh thần đoàn kết cộng đồng của một xã hội rất
văn minh hiện đại nhưng cũng rất chú trọng gìn giữ và phát huy những bản sắc
văn hoá truyền thống tốt đẹp. Đó cũng là nguyên nhân chính khiến cho các lễ hội
của người Nhật diễn ra ngày nay đã không bị bó hẹp chỉ trong phạm vi huyết
thống mỗi gia đình, dòng họ, vùng lãnh thổ mà ngày càng có tính phổ biến chung
cho cả các doanh nghiệp, công ty, trường học, các địa phương, vùng lãnh thổ khác
nhau, thậm chí còn thu hút sụ quan tâm và hưởng ứng tham gia của nhiều người
nước ngoài cùng thời điểm đó đang cư trú trên đất Nhật. Đây có lẽ mới chính là
nét đẹp lớn nhất, tổng hợp nhất và cũng là nguyên nhân cơ bản nhất khiến cho loại
hình văn hoá truyền thống này chắc chắn sẽ trường tồn với thời gian.
Phật giáo và Nho giáo có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành tư tưởng của người
Nhật. Phật giáo đưa ra quan niệm về sinh và tử, ngoài ra nó dạy con người rằng
việc niệm phật sẽ giúp cho người ta đạt đến một trạng thái không có lo âu và phiền

muộn. Nho giáo được hình thành bởi Khổng Tử (552-479 TCN), đây là một hệ
thống tư tưởng chứ không phải là một tôn giáo. Trung tâm của hệ thống tư tưởng
này là chữ “nhân”. “Nhân” có nghĩa là yêu người nhưng không phải là tinh thần
bác ái như đạo Phật và đạo Thiên Chúa mà là yêu người thân và anh em. Đầu tiên
là lấy chữ “nhân” để trị gia và sau rộng ra là trị nước.
Trong xã hội phong kiến Nhật Bản, việc tôn trọng cha mẹ, người bề trên, và các
quan lại là điều rất có lợi cho giai cấp thống trị. Tư tưởng này đã góp phần tạo nên
sự thống trị của các võ sĩ đạo samurai và cho đến thời Minh Trị thì sự kết hợp của
tư tưởng Nho giáo và đạo đức hiện đại của châu Âu đã đóng vai trò quan trọng
trong việc hình thành đạo đức của người Nhật cận đại.
Đây là một yếu tố giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài cần chú ý để hoạt động kinh
doanh về thương mại diễn ra xuyên suốt và dễ dàng hơn .
1.3. Các giá trị và thái độ


Giá trị là những niềm tin vững chắc làm cơ sở cho con người đánh giá
những điều đúng và sai , tốt và xấu , quan trọng và không quan trọng.
Ngày nay mặc dù Nhật Bản đã là một quốc gia tân tiến nhưng trong xã hội Nhật,
vai trò và các liên hệ nam nữ đã được ấn định rõ ràng.Thời xưa, Nhật Bản theo chế
độ mẫu hệ, người phụ nữ có vai trò lớn hơn nam giới. Từ khi thời kỳ samurai phát
triển, người đàn ông lại chiếm vai trò độc tôn. Dù rằng tinh thần giải phóng phụ nữ
đã được du nhập vào Nhật Bản từ cuối thế kỷ 19 nhưng hiện nay trong đời sống
công cộng, người phụ nữ vẫn ở vị thế thấp hơn nam giới và bên ngoài xã hội,
người nam vẫn giữ vai trò lớn hơn một chút.
Theo căn bản, người nữ vẫn là người của "bên trong" và người nam vẫn là người
của "bên ngoài". Phạm vi của người phụ nữ là gia đình và các công việc liên hệ,
trong khi người chồng là người đi kiếm sống và đưa hết tiền lương về cho người
vợ.
Thời xưa, người phụ nữ trên 25 tuổi mà chưa có chồng thường bị nam giới coi như
"có khuyết điểm nào đó". Nhưng nay Nhật Bản lại là nước có phụ nữ lấy chồng rất

muộn, thậm chí là sống độc thân mà không có chồng (Nhật Bản hiện nay là nước
có phụ nữ lấy chồng rất ít và tỉ lệ sinh thấp nhất Châu Á. Tại các công ty, nhà máy,
cửa hàng... người phụ nữ thường được thuê mướn để chào đón các khách mới đến.
Ngày nay, vị thế của người phụ nữ đã được nâng lên nhiều trong xã hội, nhất là tư
duy của lớp thanh niên trẻ - những người thường không có quan niêm phân biệt và
suy nghĩ bảo thủ, cổ hủ.
1.4 Thói quen và cách ứng xử
Cùng với sự hiện đại hoá và sự thay đổi về số người trong gia đình , nếp
sống hiện nay của người Nhật Bản khác ngày trước do việc dùng các máy móc gia
dụng, do sự phổ biến các loại thực phẩm ăn liền và đông lạnh, các loại quần áo
may sẵn và các phương tiện hàng ngày khác. Thay vì sống trong một đại gia đình
từ hai đến ba thế hệ thì người Nhật Bản hiện nay có xu hướng sống trong những
gia đình nhỏ hơn và có tỉ lệ sống độc thân cao hơn. Bên cạnh đó thì ở Nhật đề cao


vị trí của các bậc trưởng bối vì sự uyên thâm và kinh nghiệm quý báu mà họ đã
đóng góp cho xã hội .
Xã hội Nhật Bản có các nét đặc biệt về giao thiệp. Người Nhật thường cúi chào
bằng cách gập người xuống và độ hạ thấp tùy thuộc địa vị xã hội của cả hai người.
Đây là một dấu hiệu quan trọng để tỏ lộ sự kính trọng.
Trong xã hội Nhật Bản nói chung và trong công ty Nhật Bản nói riêng thì hệ thống
phân chia cấp bậc, chức vụ, vị trí cực kỳ quan trọng. Xã hội Nhật Bản còn được
miêu tả có nền văn hoá cấp bậc thường là theo hình kim tự tháp.
Trong công ty mỗi người có một vị trí khác nhau, nhìn vào chức vụ ghi trên danh
thiếp của người Nhật là ta có thể hiểu ngay được chức vụ và công việc của người
đó trong công ty. Chức vụ và vị trí của những người trong ban quản lý của người
Nhật quan trọng nên người ta thường gọi chức vụ, vị trí thay cho tên họ của người
ấy.
Ngôn ngữ Nhật Bản thể hiện rất rõ ràng hệ thống cấp bậc này, những người dưới
luôn dùng cách nói kính ngữ với người cấp trên mình (dù người đó nhỏ tuổi hơn

mình), và dùng từ ngữ khiêm nhường khi nói về bản thân mình. Nếu nói không
phù hợp, sẽ bị xem là thất lễ , đụng chạm rất lớn đến thể diện của người Nhật.
Cách cúi chào của họ cũng thể hiện rất rõ hệ thống cấp bậc trong văn hoá của họ –
qua đó, ta phân biệt được chức vụ, vị trí của người Nhật - người Nhật cúi đầu thấp
để chào người cấp trên, người lớn tuổi hơn mình; cúi ngang bằng với người khác
nếu họ cùng chức vụ, địa vị như mình… Có thể nói văn hoá cấp bậc và sự phục
tùng cấp trên, tạo ra sự trật tự và sự thống nhất trong gia đình và tổ chức của họ.
Nó cũng thể hiện mối quan hệ tiêu biểu trong công ty và xã hội Nhật. Nó đem lại
sự ổn định cho tổ chức, sự nhất trí, đoàn kết, tinh thần trách nhiệm cao, nhưng mặt
nào đó có hạn chế bởi sự rắc rối, mơi hồ trong khi giao tiếp với người nước
ngoài…
Một nét phong tục khác là việc trao đổi danh thiếp. Mỗi lần giới thiệu hay gặp mặt
đều cần tới tấm danh thiếp và việc nhận tấm danh thiếp bằng hai tay là một cử chỉ
lễ độ. Tấm danh thiếp được in rõ ràng và không được viết tay trên đó.


Trong việc giao thiệp, người Nhật thường không thích sự trực tiếp và việc trung
gian đóng một vai trò quan trọng trong cách giải quyết mọi hoàn cảnh khó khăn.
Cũng như đối với nhiều người châu Á khác, người ngoại quốc tới Nhật Bản cần
phải bình tĩnh trước mọi điều không vừa ý, không nên nổi giận và luôn luôn nên
nở nụ cười.
Trong quan hệ, người Nhật Bản chấp nhận người khác có thể mắc sai lầm, nhưng
luôn cho đối tác hiểu rằng điều đó không được phép lặp lại và tinh thần sửa chữa
luôn thể hiện ở kết quả cuối cùng. Mọi người đều có ý thức rất rõ rằng không được
xúc phạm người khác, cũng không cần buộc ai phải đưa ra những cam kết cụ thể.
Nhưng những chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo đức doanh nhân ( trách nhiệm đặt
trên tình cảm ) đã tạo một sức ép vô hình lên tất cả khiến mọi người phải xác định
được bổn phận của mình nếu muốn có chỗ đứng trong tổ chức.
Ngoài ra cần chú ý tới một số sở thích của người Nhật như: màu may mắn là màu
đỏ, trắng, bạc; màu trong những ngày không vui là màu đên hoặc đen- trắng hoặc

đen - bạc kết hợp; Các con số đẹp đối với người Nhật là 3, 5, 7, 8 và ngược lại số
xấu là 4, 9.
2) Các khía cạnh văn hóa trong kinh doanh quốc tế
2.1) Sự cách biệt quyền lực
Sự cách biệt quyền lực là tầng nấc quyền lực được chấp nhận giữa cấp trên
và cấp dưới trong các tổ chức. Theo biểu đồ của Geert Hofstede thì sự cách biệt
quyền lực ở Nhật là khá cao với chỉ số là 54%. Ngay từ xa xưa người Nhật có tính
tổ chức, kỷ cương rất chặt chẽ, tạo thành một xã hội quy củ, tôn ti trật tự được coi
trọng và có ý thức phục tùng tuyệt đối các cấp trên, sự tôn ti, phục tùng này thể
hiện rất rõ cả trong ngôn ngữ, trong xưng hô, chào hỏi và giao tiếp trong hệ thống
cấp bậc của người Nhật. Những người sống ở Nhật Bản có ít quyền lực thì phụ
thuộc vào sự hiểu biết sâu sắc những điều lẽ đúng sai trong cuộc sống của những
người có quyền lực.


Trong xã hội Nhật Bản nói chung và trong công ty Nhật Bản nói riêng thì
hệ thống phân chia cấp bậc, chức vụ, vị trí cực kỳ quan trọng. Xã hội Nhật Bản
còn được miêu tả có nền văn hoá cấp bậc thường là theo hình kim tự tháp. Trong
công ty, mỗi người có một vị trí khác nhau. Nhìn vào chức vụ ghi trên danh thiếp
của người Nhật, ta có thể hiểu ngay được chức vụ và công việc của người đó trong
công ty. Chức vụ và vị trí của những người trong ban quản lý của người Nhật quan
trọng nên người ta thường gọi chức vụ, vị trí thay cho tên họ của người ấy. Hơn
nữa, công dân Nhật cho rằng quyết định của những người chủ của họ là đúng bởi
vì quyền lực mà họ có được. Ở nơi làm việc, những người có ít quyền lực hơn thì
khá sợ sệt khi bày tỏ ý kiến hoặc sự bất đồng của mình với sếp của họ.
Ở Nhật, chỉ có đàn ông mới có nhiều quyền lực; phụ nữ rất ít có cơ hội được giao
phó những vai trò hay vị trí quan trọng trong một tổ chức. Điều này chứng tỏ vấn
đề trọng nam khinh nữ ở Nhật Bản vẫn còn rất đậm nét. Các tổ chức ở một vài
quốc gia rất đề cao sự đóng góp của toàn thể nhân viên vào thành công của tổ
chức. Tuy nhiên, công dân Nhật lại cho rằng vai trò và hệ thống cấp bậc địa vị của

họ là bình thường.
Ngoài ra, sự cách biệt quyền lực này không chỉ ảnh hưởng thái độ cá nhân ở nơi
làm việc, mà ngay cả tại trường học và gia đình. Chẳng hạn, con cái trong gia đình
phải kính trọng và tôn trọng cha mẹ. Ở trường học, giáo viên là những người có tất
cả các ý kiến, nơi mà học sinh không được phép bày tỏ bất cứ suy nghĩ gì. Nhưng
đôi khi cha mẹ hay giáo viên không có nghĩa lúc nào cũng đúng mà cần thiết phải
để con cái, học sinh nói lên ý kiến của riêng mình.
2.2) Lẫn tránh rủi ro
Theo những khía cạnh văn hóa của Geert Hofstede, lẩn tránh rủi ro là đặc tính văn
hóa nổi bật thứ hai của Nhật. Những nước có xu hướng lẩn tránh rủi ro cao cho
thấy những đặc điểm như luật pháp khắt khe, nỗi lo lắng trong những hoàn cảnh
bất ngờ, có khuynh hướng lẩn tránh sự mơ hồ về một điều gì đó, sự bộc lộ cảm


xúc mạnh mẽ, khuôn mẫu hóa những hành động có tính tổ chức và phụ thuộc
nhiều vào những qui định và luật lệ,….
Nhật là một quốc gia có sự lẩn tránh rủi ro cao. Chỉ số lẩn tránh rủi ro của Nhật là
92%. Điều này có nghĩa là ở Nhật, người ta ít sẵn lòng để đương đầu với rủi ro và
an toàn là một trong những động lực mạnh mẽ. Cho dù có ý kiến cho rằng chấp
nhận rủi ro là tốt thì Nhật Bản vẫn đang làm tốt việc né tránh chúng. Hofstede giải
thích rằng một cấp bậc cao trong bảng đánh giá mức độ lẩn tránh rủi ro chỉ ra một
mức độ thấp của sự dung thứ cho những cách cư xử không đoán trước được (tức là
cái gì khác biệt là nguy hiểm). Chính vì có sự lẩn tránh rủi ro cao nên người Nhật
khó thích nghi khi ra nước ngoài và điều này cũng phần nào gây bất lợi cho sự tìm
hiểu về những giá trị của những nước khác. Cũng có ý kiến cho rằng người Nhật
khi làm một điều gì thì thường làm theo một cách nhất định xuyên suốt lịch sử của
họ. Do đó, họ sẽ tiếp tục làm những điều theo cái cách họ đã làm. Những nước có
số điểm lẩn tránh rủi ro cao đặc thù có những nhà quản lý ít chấp nhận rủi ro, có
nhiều quy tắc thành văn và trải nghiệm sự thay đổi lao động thấp. Và đương nhiên,
Nhật cũng nằm trong số những quốc gia như vậy.

Xung đột đặc biệt được xem như là một quan niệm tiêu cực ở Nhật. Văn hóa
phương Tây thường xem xung đột là nguồn gốc của sự phát triển. Tuy nhiên, điều
này lại không mấy được đề cao ở Nhật. Người Nhật cũng có khuynh hướng rất chi
tiết, một ví dụ khác cho sự lẩn tránh rủi ro. Nhân viên thích nghề nghiệp có tính
chuyên môn cao và đánh giá cao chỉ dẫn chính xác của người quản lý. Có rất nhiều
luật lệ và nghi thức trong xã hội mà chúng chỉ rõ thái độ thích hợp cho từng hoàn
cảnh cụ thể để mà không diễn ra sự mơ hồ về cách thực hiện. Thậm chí có một vài
trường hợp mà người nước ngoài phải thích ứng để được chấp nhận, chẳng hạn
như phải cởi giày trước khi vào nhà hay tắm theo kiểu Nhật Bản.
2.3) Chủ nghĩa cá nhân
Chủ nghĩa cá nhân là khuynh hướng con người chú trọng bản thân họ và những
điều liên quan trực tiếp đến họ. Những nước coi trọng chủ nghĩa cá nhân mong


muốn cá nhân tự phát triển hết khả năng, nhấn mạnh năng lực cá nhân và những
thành tựu của họ. Sự đảm bảo tự do cá nhân và tài chính cá nhân được xem là có
giá trị cao và con người được khuyến khích ra những quyết định cá nhân mà
không tin vào sự ủng hộ của tập thể.Hướng này đối nghịch với chủ nghĩa tập thể khuynh hướng con người dựa vào nhóm để làm việc và trung thành với nhau.
Hofstede nhận thấy Nhật có chủ nghĩa cá nhân cao hơn các nước khác ở châu Á.
với chỉ số là 46% Nhật ngày càng gia tăng chủ nghĩa cá nhân và xem đây là một
năng lực chủ yếu trên vũ đài kinh tế thế giới.
2.4) Sự cứng rắn
Khi nhắc đến “sự mềm mỏng” người ta có thể nghĩ ngay tới cụm từ trái ngược đó
là “sự cứng rắn”. Sự cứng rắn ở đây không phải là một cụm từ đơn thuần mà theo
Geert Hofstede nó thể hiện một khía cạnh văn hóa của một quốc gia. Về cơ bản, sự
cứng rắn thể hiện qua những giá trị như sự kiểm soát, sự quyết đoán, thẳng thắn….
Nghiên cứu của Hofstede đã phát hiện ra rằng Nhật Bản là một xã hội cứng rắn
nhất thề giới, với số điểm 95. Như vậy sự cứng rắn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến
văn hóa Nhật Bản nói chung và thế giới kinh doanh nói riêng. Chẳng có gì ngại
đối với giới doanh nhân Nhật Bản khi họ thẳng thắn đặt câu hỏi cho những người

nước ngoài hoặc thậm chí đối với giới của họ. Họ có thể hỏi: “Anh làm ra bao
nhiêu tiền một tháng?” hay “Nhà của anh lớn bao nhiêu?”, …
Trong thực tiễn kinh doanh, khi một việc gì diễn ra không được như mong đợi thì
cách giải quyết mâu thuẫn có thể được chấp nhận là những biện pháp mang tính
chất công kích. Đây hoàn toàn không phải là bạo lực mà chỉ là không có chỗ cho
sự thương lượng. Người Nhật sống là để làm việc từ trong bản chất của họ và mọi
thứ là về kinh doanh. Điều được mong đợi là thái độ lãnh đạm để cực đại hóa tính
hiệu quả trong hoàn cảnh và môi trường kinh doanh. Ở những nước phương Tây,
người ta dường như thần tượng hóa những ai có liên quan đến những người nổi
tiếng. Nhưng ở Nhật, cho dù bạn biết ai hay có mối quan hệ với ai thì điều đó


không quan trọng. Họ dùng tính riêng biệt trong chuyên môn để đánh giá người
khác trong thương trường.

NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HÓA NHẬT BẢN TRONG KINH
DOANH QUỐC TẾ.
1. Triết lý kinh doanh
Có thể nói rất hiếm các doanh nhân Nhật Bản không có triết lí kinh doanh.
Điều đó được hiểu như sứ mệnh của doanh nhân trong sự nghiệp kinh doanh. Là
hình ảnh của doanh nhân trong ngành và trong xã hội. Nó có ý nghĩa như mục tiêu
phát biểu, xuyên suốt, có ý nghĩa định hướng cho doanh nhân trong cả một thời kì
phát triển rất dài. Thông qua triết lí kinh doanh doanh nhân tôn vinh một hệ giá trị
chủ đạo xác định nền tảng cho sự phát triển, gắn kết mọi người và làm cho khách
hàng biết đến doanh nhân . Hơn nữa các doanh nhân Nhật Bản sớm ý thức được
tính xã hội hóa ngày càng tăng của hoạt động sản xuất kinh doanh , nên triết lí
kinh doanh còn có ý nghĩa như một thương hiệu, cái bản sắc của doanh nhân . Ví
dụ như Công ty Điện khí Matsushita: "Tinh thần xí nghiệp phục vụ đất nước" và "
kinh doanh là đáp ứng như cầu của xã hội và người tiêu dùng". Doanh nghiệp
Honđa: "Không mô phỏng, kiên trì sáng tạo, độc đáo: và - Dùng con mắt của thế

giới mà nhìn vào vấn đề . Hay công ty Sony: "Sáng tạo là lí do tồn tại của chúng
ta"
2.Lựa chọn những giải pháp tối ưu
Những mối quan hệ: Doanh nhân - Xã hội; Doanh nhân - Khách hàng; Doanh
nhân - Các Doanh nhân đối tác; Cấp trên - cấp dưới thường nảy sinh rất nhiều mâu
thuẫn về lợi ích, tiêu chí, đường lối. Để giải quyết các doanh nhân Nhật Bản
thường tìm cách mở rộng đường tham khảo giữa các bên, tránh gây ra những xung
đột đối đầu. Các bên đều có thể đưa ra các quyết định trên tinh thần giữ chữ tình
trên cơ sở hợp lí đa phương. Các qui định pháp luật hay qui chế của DN được soạn
thảo khá " lỏng lẻo" rất dễ linh hoạt nhưng rất ít trường hợp lạm dụng bởi một bên.


3.Đối nhân xử thế khéo léo.
Trong quan hệ, người Nhật Bản chấp nhận người khác có thể mắc sai lầm,
nhưng luôn cho đối tác hiểu rằng điều đó không được phép lặp lại và tinh thần sửa
chữa luôn thể hiện ở kết quả cuối cùng. Mọi người đều có ý thức rất rõ rằng không
được xúc phạm người khác, cũng không cần buộc ai phải đưa ra những cam kết cụ
thể. Nhưng những chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo đức doanh nhân ( trách nhiệm
đặt trên tình cảm ) đã tạo một sức ép vô hình lên tất cả khiến mọi người phải xác
định được bổn phận của mình nếu muốn có chỗ đứng trong tổ chức. Điều này rõ
ràng đến mức khi tiếp xúc với các nhân viên người Nhật nhiều người nước ngoài
cảm thấy họ tận tụy và kín kẽ, nếu có trục trặc gì thì lỗi rất ít khi thuộc về người
Nhật Bản. Người Nhật Bản có qui tắc bất thành văn trong khiển trách và phê bình
như sau: - Người khiển trách là người có uy tín, được mọi người kính trọng và
chính danh " Không phê bình khiển trách tùy tiện, vụn vặt, chỉ áp dụng khi sai sót
có tính hệ thống, gây lây lan, có hậu quả rõ ràng " Phê bình khiển trách trong bầu
không khí hòa hợp, không đối đầu.
4.Phát huy tính tích cực của nhân viên
Người Nhật Bản quan niệm rằng: trong bất cứ ai cũng đồng thời tồn tại cả mặt
tốt lẫn mặt xấu, tài năng dù ít nhưng đều ở đâu đó trong mỗi cái đầu, khả năng dù

nhỏ nhưng đều nằm trong mỗi bàn tay, cái Tâm có thể còn hạn hẹp nhưng đều ẩn
trong mỗi trái tim. Nhiều khi còn ở dạng tiềm ẩn, hoặc do những cản trở khách
quan hay chủ quan. Vấn đề là gọi thành tên, định vị nó bằng các chuẩn mực của tổ
chức, tạo điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi, thúc đẩy bằng đào tạo, sẵn
sàng cho mọi người tham gia vào việc ra quyết định theo nhóm hoặc từ dưới lên.
Các DN Nhật Bản đều coi con người là tài nguyên quí giá nhất, nguồn động lực
quan trọng nhất làm nên giá trị gia tăng và phát triển bền vững của DN. Người
Nhật Bản quen với điều: sáng kiến thuộc về mọi người, tích cực đề xuất sáng kiến
quan trọng không kém gì tính hiệu quả của nó, bởi vì đó là điều cốt yếu khiến mọi


người luôn suy nghĩ cải tiến công việc của mình và của người khác. Một DN sẽ
thất bại khi mọi người không có động lực và không tìm thấy chỗ nào họ có thể
đóng góp.
5.Tổ chức sản xuất kinh doanh năng động và độc đáo
Tinh thần kinh doanh hiện đại là lấy thị trường làm trung tâm, xuất phát từ khách
hàng và hướng tói khách hàng. Điều này đã thể hiện rất sớm trong phong cách và
đường lối KD Nhật Bản. Các DN lớn của Nhật Bản chỉ chiếm không đến 2% trong
tổng số các DN mà đại bộ phận là các DN vừa và nhỏ. Nhưng sự liên kết giữa
chúng thì rất đa dạng và hiệu quả. Đó là sự liên kết hàng ngang giữa các công ty
mẹ nhằm phát huy lợi thế tuyệt đối của các công ty thành viên, tăng khả năng cạnh
tranh vào các thị trường lớn, với các đối thủ lớn của quốc tế. Nhưng dưới mỗi
công ty mẹ là vô số các công ty con liên kết theo chiều dọc nhằm phát huy các lợi
thế tương đối của các công ty thành viên, khai thác lợi thê tiềm năng của thị
trường tại chỗ, tăng lợi thế tuyệt đối cho công ty mẹ, và uyển chuyển thích nghi
khi có biến động kinh tế. Sự liên kết đó thấy rất rõ qua hình thức cổ phần chéo,
gắn kết về tài chính, nghiên cứu phát triển, hệ thống kênh phân phối, cung ứng đầu
vào, hỗ trợ nhân sự... Các doanh nhân Nhật Bản luôn đề cao chất lượng thỏa mãn
nhu cầu khách hàng, các cam kết kinh doanh , đi trước thị trường và kết hợp hài
hòa các lợi ích. Cải tiến liên tục, ở từng người, từng bộ phận trong các doanh nhân

Nhật Bản để tăng tính cạnh tranh của doanh nhân và thỏa mãn khách hàng tốt hơn
là điều rất nhiều người nước ngoài đã từng biết.
6.Công ty như một cộng đồng
Điều này thể hiện trên những phương diện:
Mọi thành viên gắn kết với nhau trên tinh thần chia sẻ trách nhiệm hơn là bởi hệ
thống quyền lực " Tổ chức như một con thuyền vận mệnh, một mái nhà chung "
Anh làm được gì cho tổ chức quan trọng hơn anh là ai - Sự nghiệp và lộ trình công
danh của mỗi nhân viên gắn với các chặng đường thành công của doanh nhân -


Mọi người sống vì doanh nhân, nghĩ về doanh nhân, vui buồn với thăng trầm của
doanh nhân Triết lí kinh doanh được hình thành luôn trên cơ sở đề cao ý nghĩa
cộng đồng và phù hợp với các chuẩn mực xã hội, hướng tói những giá trị mà xã
hội tôn vinh. Đã có thời người ta hỏi nhau làm ở đâu hơn là hỏi gia đình như thế
nào. Sự dìu dắt của lớp trước đối với lớp sau, sự gương mẫu của những người
lÂnh đạo làm cho tinh thần cộng đồng ấy càng bền chặt. Trong nhiều chục năm
chế độ tuyển dụng chung thân suốt đời và thăng tiến nội bộ đã làm sâu sắc thêm
điều này.
7.Công tác đào tạo và sử dụng người
Thực tế và hoàn cảnh của Nhật Bản khiến nguồn lực con người trở thành yếu tố
quyết định đến sự phát triển của các doanh nhân. Điều đó được xem là đương
nhiên trong Văn hóa Doanh nhân Nhật Bản. Các doanh nhân khi hoạch định chiến
lược kinh doanh luôn coi đào tạo nhân lực và sử dụng tốt con người là khâu trung
tâm. Các doanh nhân quan tâm đến điều này rất sớm và thường xuyên. Các doanh
nhân thường có hiệp hội và có quĩ học bổng dành cho sinh viên những ngành nghề
mà họ quan tâm. Họ không đẩy nhân viên vào tình trạng bị thách đố do không theo
kịp sự cải cách quản lí hay tiến bộ của khoa học công nghệ mà chủ động có kế
hoạch ngay từ đầu tuyển dụng và thường kì nâng cấp trình độ chuyên môn nghiệp
vụ cho nhân viên. Các hình thức đào tạo rất đa dạng, nhưng chú trọng các hình
thức đào tạo nội bộ mang tính thực tiễn cao. Việc sử dụng người luân chuyển và đề

bạt từ dưới lên cũng là một hình thức giúp cho nhân viên hiểu rõ yêu cầu và đặc
thù của từng vị trí để họ xác định cách hiệp tác tốt với nhau, hiểu được qui trình
chung và trách nhiệm về kết qua cuối cùng, cũng như thuận lợi trong điều hành
sau khi được đề bạt. Cách thức ấy cũng làm cho các tầng lớp, thế hệ hiểu nhau,
giúp đỡ nhau và cho mọi người cơ hội gắn mình vào một lộ trình công danh rõ
ràng trong doanh nghiệp.


Nét độc đáo của VHDN Nhật Bản đã kết tụ rất rõ nét trong Phong cách quản lí
kiểu Nhật, là một trong những nguyên nhân chính làm nên sự thành công trong
KD của các DN Nhật Bản.
NHỮNG CHÚ Ý KHI GIAO TIẾP KINH DOANH VỚI NGƯỜI NHẬT
1. Giữ lời hứa dù là những việc nhỏ nhất.
Đặc biệt, các doanh nhân Nhật Bản coi trọng ấn tượng trong buổi gặp mặt
đầu tiên hay trong đợt giao dịch đầu tiên. Điều này có nghĩa khi các doanh nghiệp
VN không thực hiện được lời hứa, thì việc đầu tiên là phải xin lỗi, cho dù vì bất kỳ
lý do gì. Việc giải thích lý do phải được thực hiện hết sức khéo léo và vào những
thời điểm phù hợp.
2. Trao đổi thông tin, đàm phán rất lâu và kỹ, làm việc rất máy móc
Cho dù là công ty thương mại đơn thuần, trong đại đa số trường hợp, khách
hàng Nhật Bản vẫn yêu cầu đối tác làm ăn đưa đến tận nơi sản xuất để tận mắt
chứng kiến tổ chức, năng lực sản xuất của bạn hay của đối tác sản xuất hàng cho
bạn. Nhưng khi bắt đầu vào giao dịch chính thức thì các công ty Nhật Bản lại nổi
tiếng là ổn định và trung thành với bạn hàng.
3. Thời gian đặt hàng thử, số lượng nhỏ kéo dài rất lâu
Nhiều khi, sau vài đơn hàng đầu tiên với số lượng ít, doanh nghiệp phía VN
không đủ kiên trì để tiếp tục nên đã không nhiệt tình trong giao tiếp kinh doanh,
dẫn đến mất khách hàng tốt trong tương lai.
4. Việc tham gia hội chợ thương mại tại Nhật Bản là rất quan trọng
Nó không chỉ giúp tìm kiếm khách hàng mới mà còn khẳng định tính thường

xuyên, ổn định trong kinh doanh với khách hàng cũ.
Tuy nhiên, việc tham gia hội chợ tại Nhật Bản thường rất tốn kém, chưa kể những
mẫu mã hàng hóa chọn để trưng bày nên có sự trao đổi và thống nhất trước với
những khách hàng truyền thống của mình, tránh tình trạng vi phạm cam kết về
mẫu mã trước đó.
5. Thái độ lịch sự tại gian trưng bày


Người phụ trách bán hàng không được ăn, uống trước mặt khách hàng, cho
dù phía trước gian hàng chỉ thấy có khách đi qua, lại. Phải luôn đứng, tươi cười
mời chào khách với thái độ thật niềm nở và cám ơn cho dù khách đó chỉ nhìn và
gian hàng của ta rồi lại đi luôn.
6. Coi trọng chuyện gặp mặt trước khi bàn bạc hợp tác
Họ cũng rất chu đáo trong việc chăm sóc khách hàng. Việc mời ăn, đón,
tiễn sân bay (đặc biệt là nếu vào được tận trong máy bay để đón thì sẽ gây được ấn
tượng đặc biệt với bạn). Trong giao dịch thương mại, vấn đề quan hệ cá nhân là vô
cùng quan trọng.
Chú ý, trong bữa ăn mời khách, ta nên chủ động tiếp đồ uống cho cho khách, cố
gắng làm sao để khách không bao giờ phải tự rót rượu cho mình trong suốt bữa ăn.
7. Văn hóa trao danh thiếp
Nhật Bản là một trong những nước hay sử dụng danh thiếp nhất thế giới.
Việc không có hay hết danh thiếp khi giao dịch không bao giờ để lại ấn tượng tốt
với khách hàng.
8. Trực công ty
Người Nhật sẽ cảm thấy rất bất ổn về đối tác khi họ gọi điện đến công ty
mà không thấy có người trả lời máy điện thoại hoặc trả lời không đúng mực.
9. Rất thích khi đối tác sử dụng được tiếng Nhật
Vì như thế họ cảm thấy gần gũi hơn. Hơn nữa ở những doanh nghiệp vừa
và nhỏ, số người nói được tiếng Anh rất ít.
10. Người Nhật Bản rất coi trọng giờ hẹn

Vì vậy, khi đi làm việc với khách Nhật, ta phải chủ động lựa chọn phương
tiện hợp lý và thời gian đảm bảo tránh bị muộn vì lý do tắc đường.
11. Sau khi đàm phán hay thống nhất vấn đề gì đó dù là không quan trọng lắm
cũng cần phải làm bản tóm tắt nội dung đã thống nhất gửi lại cho đối tác.
12. Chú ý tặng quà khách vào một số dịp lễ của Nhật như dịp Ô Bôn (tháng 7), dịp
này nên gửi đồ ăn; dịp cuối năm dương lịch nên tặng đồ uống.


13. Gửi thiếp chúc mừng nhân dịp ngày thành lập công ty; gửi thiếp chúc mừng
Giáng sinh và năm mới (lưu ý thiếp chúc mừng phải được gửi tới tay đối tác trước
ngày Giáng sinh, tốt nhất là vào khoảng nửa đầu tháng 12).
14. Hàng hóa, cho dù bất kỳ loại gì cũng phải có hình thức đẹp, sạch sẽ. Bao bì sản
phẩm phải rất cẩn thận đúng tiêu chuẩn, hình thức đẹp, kích thước hợp tạo được sự
lôi cuốn và tiện dụng cho người sử dụng.
So với các thị trường khác, tại Nhật Bản đối với một số mặt hàng như hàng quà
tặng, chi phí cho bao bì chiếm tỷ trọng cao hơn trong giá thành sản phẩm.
Trong các công ty, chấp hành kỷ luật và tôn trọng cấp trên cũng như tôn
trọng những người thâm niên hơn là nền tảng cho các mối quan hệ. Trước khi thiết
lập mối quan hệ với ai đó, họ cần biết được cấp bậc của người ấy để cư xử cho
đúng phép tắc.
Danh thiếp cung cấp những thông tin này, nên bạn phải trao danh thiếp của
mình ngay khi chào hỏi lần đầu tiên.
Danh thiếp phải được cho và nhận bằng hai tay. Người Nhật luôn trông đợi tấm
danh thiếp của mình được người khác xem và ngắm nghía ngay khi nhận. Trong
suốt cuộc gặp gỡ, danh thiếp nên được để trên bàn. Sau khi gặp xong phải được
trân trọng cho vào ví và không bao giờ được
nhét trong túi quần sau.

II)TỔNG QUAN VỀ TRUNG QUỐC



Trung Quốc nằm ở phía đông Châu Á, bờ tây Thái Bình Dương, có diện
tích lãnh thổ rộng lớn với 9,6 triệu km2, là nước có diện tích lớn thứ ba trên thế
giới, chỉ sau Nga và Canada.
Biên giới đất liền của Trung Quốc dài hơn 20000 km, phía đông giáp Triều Tiên,
phía đông bắc giáp Nga, phía bắc giáp Mông Cổ, phía tây bắc giáp Nga,
Kazacxtan, phía tây giáp Kyrgyzstan, Tajikistan, Afganistan, Pakistan, phía tây
nam giáp Ấn Độ, Nepal, Butan, phía nam giáp Mianmar, Lào và Việt Nam. Đông
và đông nam trông ra biển. Trung Quốc có đường bờ biển dài, bằng phẳng, có
nhiều hải cảng đẹp, phần lớn quanh năm không đóng băng. Phía bên kia bờ biển là
các nước láng giềng : Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Brunei, Malaysia và
Inđônêxia.
Trung Quốc là đất nước đông dân nhất thế giới với hơn 1.3 tỷ dân (tính đến
giữa năm 2008). Trong khi đó, dân số thế giới là 6.7 tỷ dân, Trung Quốc đã chiếm
gần 20% và cứ 5 người trên thế giới lại có 1 người Trung Quốc
Trung Quốc là một trong những cái nôi văn minh nhân loại sớm nhất. Văn
minh Trung Quốc cũng là một trong số ít các nền văn minh, cùng với Lưỡng Hà cổ
(người Sumer), Ấn Độ (Văn minh lưu vực sông Ấn Độ), Maya và Ai Cập Cổ đại
(mặc dù có thể nó học từ người Sumer), tự tạo ra chữ viết riêng.
Lịch sử Trung Quốc đã trải qua nhiều triều đại khác nhau.
Đặc điểm của phong kiến Trung Quốc là các triều đại thường lật đổ nhau trong bể
máu và giai cấp giành được quyền lãnh đạo thường phải áp dụng các biện pháp
đặc biệt để duy trì quyền lực của họ và kiềm chế triều đại bị lật đổ. Chẳng hạn như
nhà Thanh sau khi chiếm được Trung Quốc thường áp dụng các chính sách hạn
chế việc người Mãn Châu bị hòa lẫn vào biển người Hán vì dân họ ít. Tuy thế,
những biện pháp đó đã tỏ ra không hiệu quả và người Mãn Châu cuối cùng vẫn bị
văn hóa Trung Quốc đồng hóa.


Vào thế kỷ thứ 18, Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ đáng kể về công nghệ

so với các dân tộc ở Trung Á mà họ gây chiến hàng thế kỷ, tuy nhiên lại tụt hậu
hẳn so với châu Âu.
Tại Trung Quốc có khoảng hơn một trăm dân tộc, trong đó đông nhất là người
Hán, là dân tộc với sắc thái ngôn ngữ và văn hóa có nhiều khác biệt vì thực ra là
kết hợp của nhiều dân tộc khác nhau được coi là cùng chia sẻ một thứ ngôn ngữ và
văn hóa. Trong lịch sử Trung Quốc, nhiều dân tộc bị các dân tộc xung quanh đồng
hóa hoặc biến mất không để lại dấu tích. Một số dân tộc khác biệt lọt vào trong
vùng sinh sống của dân tộc Hán đã bị Hán hóa và được coi là người Hán, khiến
cho dân tộc này trở nên đông một cách đáng kể; và trong cộng đồng người Hán
thực ra có nhiều người được coi là người Hán nhưng có truyền thống văn hóa và
đặc điểm ngôn ngữ khác hẳn. Thêm vào đó trong lịch sử cũng có nhiều sắc dân
vốn là người ngoại quốc đã làm thay đổi văn hóa và ngôn ngữ của sắc dân Hán
như trường hợp người Mãn Châu bắt đàn ông người Hán phải để tóc đuôi sam.
Đôi khi người ta dùng thuật ngữ dân tộc Trung Hoa để chỉ người Trung Quốc nói
chung.

II) MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA TRUNG QUỐC
1) Các yếu tố cấu thành nên văn hóa Trung Quốc
1.1 Ngôn ngữ
Tiếng Trung Quốc (hay còn gọi là Hán ngữ, Hoa ngữ, hay Trung văn) là
một ngôn ngữ có ngữ điệu thuộc hệ ngôn ngữ Hán-Tạng. Mặc dù thường được coi
là ngôn ngữ duy nhất với lý do văn hoá, trên thực tế mức độ đa dạng giữa các
vùng khác nhau có thể sánh với sự đa dạng của các ngôn ngữ Rôman. Tuy vậy, tất
cả mọi người nói các thứ tiếng Trung Quốc khác nhau đều dùng chung một dạng
văn viết thống nhất có từ đầu thế kỷ 20 là bạch thoại (nghĩa là thứ tiếng bình dân
dựa trên tiếng Quan Thoại) dùng gần như cùng một bộ chữ Trung Quốc.


Khoảng một phần năm dân số thế giới hiện nay dùng một trong những thứ tiếng
Trung Quốc làm tiếng mẹ đẻ, khiến nó trở thành thứ tiếng đứng đầu thế giới về

phương diện này
Khi công ty của các nước phương Tây đổ bộ vào Trung Quốc, vì đặc trưng chữ
Hán không phải theo hệ thống chữ cái la tinh nên đòi hỏi các công ty phải có một
cách thích ứng khéo léo. Những nhãn hiệu nước ngoài ở Trung Quốc thường được
chuyển sang tiếng Hán nhưng phần âm của nhãn hiệu đó vẫn được giữ nguyên và
họ đã thể hiện sự tài tình trong Marketing, tên nhãn hiệu sau khi chuyển lại có một
ý nghĩa rất hay phù hợp với định vị của sản phẩm. Chẳng hạn, sản phẩm xà bông
LUX của Unilever có mặt trên thị trường Trung Quốc với cái tên là “Lishi”, phát
âm theo tiếng Hán giống với LUX trong tiếng Anh, nghĩa của nó chính là người
đàn ông mạnh mẽ. Một ví dụ khác, sản phẩm Omo được thừa nhận có một sức
mạnh giặt tẩy thật kỳ diệu với tên là “Ao miao” (kỳ diệu và thần kỳ).
1.2 Tôn giáo
Tại Trung Quốc, kể từ năm 1949 dưới sự điều hành của chính phủ Cộng
Sản luôn muốn khuếch trương chủ nghĩa vô thần nên dân số của các tôn giáo
không xác dịnh rõ ràng. Nhưng trên thực tế từ nhiều nguồn nghiên cứu về văn hóa
và tôn giáo Trung Hoa thì đại đa số người dân vẫn còn giữ phong tục thờ cúng tổ
tiên do ảnh hưởng của Khổng Giáo, cũng như kết hợp với Phật Giáo và Đạo Giáo
trở thành "Tam giáo đồng nguyên", số còn lại theo những tôn giáo chính sau với tỉ
lệ chỉ mang tính ước lượng có thể không chính xác:
Lão giáo: xuất hiện dưới nhiều trạng thái khác biệt và khó phân ranh rõ ràng với
những tôn giáo khác nên người ta không nắm rõ số người theo. Theo các tài liệu
gần đây nhất thì có khoảng 400 triệu người (30% tổng dân số) theo Đạo Giáo.
Phật giáo: khoảng 8%, bắt đầu du nhập vào Trung Quốc khoảng từ thế kỷ thứ nhất
Công nguyên. Ngoài ra, còn có những người theo Phật giáo Tây Tạng, chủ yếu tại
Tây Tạng và Nội Mông Cổ. Con số thực của số lượng Phật tử trên danh nghĩa có
thể đạt trên 660 triệu đến 1 tỷ người (50% - 80%). Nhờ vậy mà Trung Quốc đương


nhiên trở thành quốc gia Phật Giáo đông dân nhất, theo sau là Nhật Bản và Việt
Nam, chiếm khoảng 2/3 trong tổng số 1,5 tỷ người theo Phật Giáo trên khắp Thế

Giới. Lưu ý là đa số người gốc Hán thường tôn thờ Phật Giáo cùng chung với các
tôn giáo truyền thống Trung Hoa khác (như Đạo Giáo hay Khổng Giáo).
Cơ Đốc giáo: khoảng 1 đến 4% tùy nguồn, một số nhánh của đạo này được truyền
rải rác vào Trung Quốc thành nhiều đợt bắt đầu từ thế kỷ thứ 8. Ngoài ra còn có
những người Trung Quốc gốc Nga ở phía bắc và tây bắc Trung Quốc theo Chính
Thống giáo với số lượng tương đối nhỏ.
Nho giáo: không rõ số người theo, đây là tôn giáo xuất phát từ Khổng Tử mà các
triều đại Trung Quốc cố gắng truyền bá theo chiều hướng có lợi cho chính quyền,
tuy nhiên theo nhiều học giả thì bản chất của nó không phải như vậy.
Hồi giáo: 1% đến 2%, có ở Tân Cương và các vùng có người dân tộc thiểu số theo
Hồi Giáo sinh sống rải rác. Đạo này phát triển mạnh vào thời nhà Nguyên (12711368).
Tôn giáo cổ truyền Trung Quốc: tôn giáo đa thần của phần lớn dân Trung Quốc
trước năm 1949, là kiểu tín ngưỡng pha trộn giữa một số trường phái Đạo giáo và
Phật giáo và các tín ngưỡng khác.
1.3 Giá trị và thái độ
Giá trị là những niềm tin vững chắc làm cơ sở để con người đánh giá điều đúng
hay sai, tốt và xấu, quan trọng hay không quan trọng.
Thái độ là khuynh hướng không đổi của sự cảm nhận và hành vi theo một hướng
riêng biệt về một đối tượng.
Theo báo cáo từ cuộc nghiên cứu một cuộc nghiên cứu trên thế giới cho biết con
số mà người Trung Quốc thích nhất là 8 vì âm của số 8 khi đọc trải ra khá giống từ
“phát” (phát tài, giàu có) trong tiếng Hán, họ tin rằng con số này sẽ mang tới một
điềm may mắn cho họ. Vì thế, thói quen mua hàng của người Trung Quốc hay một
hoạt động nào đó nếu phải nhận số, họ sẽ rất vui khi nhận được con số 8. Những
mặt hàng có mã số 1888 thường tiêu thụ rất nhanh. Trái lại, số 4 là con số người


Trung Quốc không muốn nhận về nhất, lý do là khi đọc trải ra âm của nó giống âm
“tử” (chết chóc) trong tiếng Hán và họ thường từ chối con số này vì nghĩ đó là một
điềm xấu, không may mắn.

1.4 Thói quen và cách ứng xử
Khi gặp nhau, người Trung Quốc sẽ bắt tay, đồng thời cũng thường xuyên cuối
đầu chào. Nhưng lần đầu gặp nhau tốt nhất nên bắt tay. Đừng khó chịu khi người
Trung Quốc không tươi cười khi tiếp đón bạn. Vì từ bé họ đã được dạy ít thể hiện
cảm xúc, người Trung Quốc cho rằng dù là người thân đến mấy cũng không thể để
họ biết hết suy nghĩa, cảm xúc của mình. Khi xưng hô người Trung Quốc, hãy
xưng bằng ông hay cô với họ của họ, ví dụ như ông Trần, cô Nguyễn. Nếu ta biết
được chức vị của người đó trong công ty thì hãy tên chức vị đi sau là họ, chẳng
hạn như Giám đốc Lâm hay Trưởng phòng Lý; sẽ là bất lịch sự nếu bạn gọi tên
của họ mà khi chưa được sự cho phép của họ.
Phải luôn nhớ rằng, người Trung Quốc rất nhạy cảm với “mất mặt”, không nên chỉ
trích hoặc đối đầu với người Trung Quốc trước mặt mọi người. Đồng thời, bạn
cũng nên biết rằng người Trung Quốc không muốn trực tiếp trả lời “không”, vì vậy
bạn phải tìm một cách tế nhị hơn để tránh điều đó. Chẳng hạn như, thay vì hỏi,
“ông sẽ gửi cho tôi bản mẫu trước thứ tư chứ?”, bạn có thể hỏi, ‘khi nào thì ông
tiện gửi bản mẫu cho tôi?” Tất nhiên, bằng cách đó bạn sẽ xây dựng được một mối
quan hệ đối tác thoải mái hơn. Hãy nhớ nói nhẹ nhàng và tránh lên giọng, điều đó
sẽ khiến cho đối phương cảm thấy bạn đang bực tức, và không nên chen ngang
cuộc trò chuyện của người khác nếu chưa được họ mời. Đừng ngạc nhiên nếu
người Trung Quốc bình luận về cân nặng, hỏi về tiền lương hằng tháng và hôn
nhân của bạn. Đây thường là những đề tài để mở đầu câu chuyện của họ.
Ở Trung Quốc, nam giới say rượu được xem là bình thường, nó được xem là một
cách để thư giãn và vui vẻ. Tuy nhiên, phụ nữ không nên uống say. Có người cho
rằng khi bạn cùng say chung với đối tác của bạn là một cách để tạo lập mối thân


tình với họ vì người Trung Quốc xem đó là dấu hiệu của sự tin tưởng đối với họ,
điều đó có thể cải thiện một hợp đồng lớn.
Trong sinh hoạt hằng ngày của người Trung Quốc không thể thiếu một loại nước
giải khát là trà. Tục ngữ nước này có câu: “Củi đóm, gạo dầu, muối, tương, dấm

và trà”. Trà được liệt vào một trong 7 thứ quan trọng trong cuộc sống. Dùng trà để
tiếp khách là thói quen của người Trung Quốc. Khi có khách đến nhà, chủ nhà liền
bưng một chén trà thơm ngào ngạt cho khách, vừa uống vừa chuyện trò, bầu
không khí rất thoải mái. Nghi lễ uống trà ở các vùng cũng không giống nhau. Ở
Bắc Kinh, khi chủ nhà bưng trà mời khách, người khách phải lập tức đứng dậy, hai
tay đỡ lấy chén, rồi cảm ơn. Ở Quảng Đông, Quảng Tây, sau khi chủ nhà bưng lên,
phải khum bàn tay phải lại gõ nhẹ lên bàn 3 lần, tỏ ý cảm ơn. Ở một số khu vực
khác, nếu như khách muốn uống thêm, thì trong chén để lại ít nước, chủ nhà thấy
vậy sẽ rót thêm, nếu như uống cạn, chủ nhà sẽ cho rằng bạn không muốn uống
nữa, thì sẽ không rót thêm nữa.
1.5 Văn hoá vật chất
Viện Công nghệ Trung Quốc được thành lập và với qui mô cũng như chất lượng
cao của nền giáo dục, không có gì phải ngạc nhiên khi Trung Quốc, cũng như Nhật
Bản, tỏ ra vượt trội trong việc sản xuất phần mềm, trong khi Ấn Độ chuyên cung
cấp dịch vụ.
Các công ty khổng lồ trong nghành công nghệ thông tin của Mỹ cũng xây dựng cơ
sở công nghệ tại Trung Quốc. Nếu bạn bước vào một phòng thí nghiệm mới trong
trung tâm công nghệ tiên tiến của hãng Microsoft ở giữa quân Haidian, Bắc Kinh,
nơi có nhiều trường đại học, phòng thí nghiệm và cơ sở công nghệ cao, bạn sẽ học
được bài học đổi mới của thế kỉ 21. Khoảng 170 nhà khoa học đang quây quần bên
máy vi tính, trong các phòng nhỏ màu xám để động não và chắp vá ý tưởng.
Trung Quốc cũng đang trở thành một trung tâm gia công kế tiếp. Theo báo cáo gia
công IT toàn cầu năm 2005, do Công ty Tư vấn quản lý quốc tế Diamond Cluster


×