Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

TIỂU LUẬN KINH tế CHÍNH TRỊ mác – LÊNIN đề số 5 công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.66 KB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

TIỂU LUẬN:
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN.
Đề số 5: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng
công nghiệp lần thứ tư.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Lương
Mã sinh viên: 11217118
Lớp học phần: Kinh tế chính trị Mác – Lênin(221)_17

Hà Nội, Ngày 07 Tháng 05 năm
2021.
1


MỤC LỤC:

A. LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................3
B. NỘI DUNG.....................................................................................................4
I. Một số vấn đề chung về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa..........................4
1. Khái quát về cách mạng công nghiệp......................................................4
2. Khái quát về công nghiệp hóa và hiện đại hóa........................................5
II. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hố ở Việt Nam trong bối cảnh cách
mạng cơng nghiệp lần thứ tư...........................................................................6
1. Quan điểm về cơng nghiệp hố , hiện đại hoá ở Việt Nam trong bối cảnh
cách mạng công nghiệp lần thứ tư..................................................................6
2. Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam trong bối cảnh
cách mạng công nghiệp lần thứ tư..................................................................7
3. Những giải pháp để Việt Nam thích ứng với cách mạng cơng nghiệp lần
thứ tư:.............................................................................................................8


C. LỜI KẾT, LIÊN HỆ BẢN THÂN.................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................14

2


A. LỜI MỞ ĐẦU
Cơng nghiệp hóa bắt đầu được thực hiện ở nước ta từ những năm 1960 ở
miền Bắc và được tiến hành trên phạm vi cả nước sau khi thống nhất đất nước
năm 1975. Đến những năm đầu đổi mới, q trình cơng nghiệp hóa đã tạo ra
những nền tảng bước đầu để phát triển kinh tế của những năm tiếp theo. Hội
nghị trung ương 7 khóa VII đã đưa ra khái niệm, nhiệm vụ của công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và liên tục bổ sung tại các kì Đại hội Đảng sau đó. Việc Đảng ta
đẩy mạnh thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thúc đẩy nâng cao năng
suất lao động, đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao các ứng dụng khoa học và
công nghệ vào sản xuất, thu hẹp trình độ phát triển nước ta với các nước trong
khu vực và trên thế giới.
Hiện nay thế giới đang bước vào cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Sự phát
triển mạnh mẽ và kì diệu của công nghệ trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư
đang làm thay đổi mạnh không chỉ lực lượng sản xuất, thay đổi cách thức trao
đổi thơng tin, mà cịn làm thay đổi cả trong quan hệ sản xuất, cả cách nhận thức,
làm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu sản xuất, biến đổi sâu sắc nhiều mặt đời sống
xã hội,… từ đó nâng cao thu nhập, phát triển con người. nhưng mặt khác nó
cũng đặt ra những thách thức to lớn về nhân lực, trình độ cơng nghệ, trình độ
sản xuất, môi trường… Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền
kinh tế thế giới nên việc chịu tác động của cuộc cách mạng này là không thể
tránh khỏi.
Đại hội XIII của Đảng nêu rõ chủ trương: “Tiếp tục đẩy mạnh cơng nghiệp
hố, hiện đại hố trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng
tạo”.

Nghiên cứu cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong nền kinh tế là một
vấn đề bức xúc, nóng bỏng trong nhiều năm nay và được đơng đảo các nhà
nghiên cứu, trong đó có đội ngũ sinh viên quan tâm. Nghiên cứu nhằm nhận
thức rõ từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát huy sử dụng tối đa mọi nguồn

3


lực trong nước và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế phục vụ sự cơng nghiệp hóa- hiện
đại hóa.
B. NỘI DUNG
I.

Một số vấn đề chung về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

1. Khái qt về cách mạng cơng nghiệp
Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ
của tư liệu lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công
nghệ trong quá trình phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về
phân công lao động xã hội cũng như tạo bước phát triển năng suất lao động cao
hơn hẳn nhờ áp dụng một cách phổ biến những tính năng mới trong kỹ thuật cơng nghệ đó vào đời sống xã hội.
Đến nay, lịch sử nhân loại đã chứng kiến 4 cuộc cách mạng công nghiệp,
cũng là các cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật nói chung:
- Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1.0) khởi phát từ nước Anh, bắt đầu từ
giữa thế kỷ XVIII đến giữa thể kỉ XIX. Tiền đề của cuộc cách mạng này xuất
phát từ sự trưởng thành về lực lượng sản xuất cho phép tạo ra bước phát triển
đột biến về tư liệu lao động, trước hết trong lĩnh vực dệt vải sau đó lan tỏa ra các
ngành kinh tế khác của nước Anh. Nội dung cơ bản của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ nhất là chuyển từ lao động thủ cơng thành lao động sử dụng máy
móc, thực hiện cơ giới hóa sản xuất bằng việc sử dụng năng lượng nước và hơi

nước.
- Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (2.0) diễn ra vào nửa cuối thế kỷ XIX đến
đầu thế kỷ XX. Nội dung của cách mạng công nghiệp lần thứ hai được thể hiện
ở việc sử dụng năng lượng điện và động cơ điện, để tạo ra các dây chuyền sản
xuất có tính chun mơn hố cao, chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất
điện – cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất.
- Cách mạng cơng nghiệp lần thứ ba (3.0) bắt đầu từ khoảng những năm đầu
thập niên 60 thế kỷ XX đến cuối thế kỷ XX. Đặc trưng cơ bản của cuộc cách
mạng này là sử dụng cơng nghệ thơng tin, tự động hóa sản xuất. Cách mạng

4


công nghiệp lần thứ ba diễn ra bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu thi có các
tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và số hóa vì nó được xúc tác tính (thập niên
1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990).
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã đưa tới những tiến bộ kỹ thuật công
nghệ nổi bật trong giai đoạn này là: hệ thống mạng, máy tính cá nhân, thiết bị
điện tử sử dụng công nghệ số và robot công nghiệp.
- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) được đề cập lần đầu tiên tại Hội chợ
triển lãm công nghệ Hannover (CHLB Đức) năm 2011 và được Chính phủ Đức
đưa vào “Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao” năm 2012. Gần đây tại
Việt Nam cũng như trên nhiều diễn đàn kinh tế thế giới, việc sử dụng thuật ngữ
cách mạng công nghiệp lần thứ tư với hàm ý có một sự thay đổi về chất trong
lực lượng sản xuất trong nền kinh tế thế giới. Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư
được hình thành trên cơ sở cuộc cách số, gắn với sự phát triển và phổ biến của
Internet kết nối vạn vật với mạng nhau (Internet of Things IoT). Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư có biểu hiện đặc trưng là sự xuất hiện các cơng nghệ mới
có tính đột phá về chất như trí tuệ nhân tạo, big data, in 3D...
Vai trị của cách mạng công nghiệp đối với phát triển:

- Thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất.
- Thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất.
- Thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển.
2. Khái quát về công nghiệp hóa và hiện đại hóa
Lịch sử cơng nghiệp hóa trên thế giới đã trải qua hàng trăm năm. Vào giữa
thế kỷ XVIII, một số nước phương Tây, mở đầu là nước Anh đã tiến hành cuộc
cách mạng công nghiệp, với nội dung chủ yếu là chuyển từ lao động thủ cơng
sang lao động cơ khí. Đây là mốc đánh dấu sự khởi đầu cho tiến trình cơng
nghiệp hóa của thế giới. Tuy vậy, phải đến thế kỷ XIX, khái niệm cơng nghiệp
hóa mới được dùng để thay thế cho khái niệm cách mạng công nghiệp, mặc dù
sau cách mạng cơng nghiệp ở Anh, một thế hệ cơng nghiệp hóa đã diễn ra ở các
nước Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Có thể khái qt, cơng nghiệp hóa là quá

5


trình tạo sự chuyển biến từ nền kinh tế nơng nghiệp với nền kinh tế lạc hậu, dựa
trên lao động thủ công, năng suất thấp sang nền kinh tế công nghiệp với cơ cấu
kinh tế hiện đại, dựa trên lao động sử dụng bằng máy móc, tạo ra năng suất lao
động cao. Như vậy, cơng nghiệp hóa là q trình biến một nước có nền kinh tế
lạc hậu thành nước cơng nghiệp hiện đại với trình độ cơng nghệ, kỹ thuật tiên
tiến, có năng suất lao động cao trong các ngành kinh tế quốc dân. Hiện đại hóa
là q trình tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ cơng nghệ ngày càng tiên
tiến, hiện đại.
Trong điều kiện của Việt Nam, Đảng ta xác định: “Cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa là q trình chuyển đổi căn bản, tồn diện các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ cơng là chính
sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện,
phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ
khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”.

Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
của một quốc gia nói chung, đó là: hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách, tổ
chức bộ máy điều hành, đội ngũ lao động và quản lý, môi trường quốc tế và
những yếu tố khách quan.
II.

Công nghiệp hóa, hiện đại hố ở Việt Nam trong bối cảnh cách
mạng công nghiệp lần thứ tư

1. Quan điểm về công nghiệp hoá , hiện đại hoá ở Việt Nam trong bối cảnh
cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Thứ nhất, chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết, giải phóng mọi nguồn
lực. Ngày nay, q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá của tất cả các nước đều
chịu sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là thách
thức, đồng thời cũng là cơ hội đối với tất cả các nước, đặc biệt là các nước cịn
kém phát triển. Do đó, phải tích cực, chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết
để có thể thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thích ứng được với tác động
của các mạng công nghiệp lần thứ tư, coi đây là quan điểm xuất phát.

6


Thứ hai, các biện pháp thích ứng phải được được thực hiện đồng bộ, phát
huy sức sáng tạo của toàn dân. Để thực hiện thành cơng cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa trong bối canh tác động của cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư với trình
độ phát triển như ở nước ta hiện nay là cơng cuộc mang tính thách thức lớn. Do
đó, địi hỏi phải thực hiện rất nhiều giải pháp, vừa có những khâu phải tuần tự,
song phải vừa có những khâu phải có lộ trình tối ưu. Để thành công, những giải
pháp phải được thực hiện một cách đồng bộ, có sự phối hợp của tất cả các chủ
thể trong nền kinh tế - xã hội, phát huy sức mạnh sáng tạo của toàn dân.

2. Thực trạng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam trong bối cảnh
cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước đã có sự phát triển
vượt bậc, đạt được những thành tựu to lớn, từ một nước nghèo, kém phát triển
đã trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp. Trong 30 năm,
tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, trung bình 6% -7% năm. Quy mơ,
trình độ công nghệ chung của nền kinh tế, của các ngành công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ, của hệ thống kết cấu hạ tầng đều tăng lên; cơ cấu kinh tế
chuyển dịch tích cực. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày
càng hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường hiện đại, hội
nhập quốc tế. Việt Nam đã thu hút được những nguồn vốn lớn từ trong và ngoài
nước, tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học - công nghệ của thế giới. Các
ngành kinh tế của đất nước, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đều phát triển cả
về quy mô và trình độ khoa học - cơng nghệ. Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ
“dân số vàng”, có nền giáo dục phát triển từ nhiều năm qua, đã phổ cập trung
học cơ sở, đang hướng tới phổ cập trung học phổ thơng; có đội ngũ trí thức, cán
bộ khoa học đơng đảo, được đào tạo từ nhiều nguồn, trong đó có những nhà
khoa học, chun gia có trình độ cao ở trong nước và người Việt Nam ở nước
ngoài.
Tuy nhiên, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt
Nam cịn chưa hồn thiện. Mơ hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn chủ

7


yếu theo chiều rộng, dựa nhiều vào khai thác tự nhiên và lao động phổ thông giá
rẻ, chuyển đổi chậm. Các nguồn lực vốn, lao động, đất đai, tài nguyên khoa học
- cơng nghệ cịn chưa được huy động, phân bổ hợp lý, sử dụng có hiệu quả.
Năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh
nghiệp và của nhiều sản phẩm của Việt Nam cịn thấp. Nền cơng nghiệp có bước

phát triển, nhưng quy mơ cịn nhỏ, trình độ cịn thấp. Sản xuất cơng nghiệp chủ
yếu là gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng thấp; trình độ cơng nghệ cịn lạc hậu,
phần lớn là của thời kỳ cách mạng công nghệ 2.0, chậm được đổi mới; năng suất
lao động của Việt Nam chưa bằng 1/5 của Xin-ga-po, 1/3 của Thái Lan, 1/2 của
Phi-líp-pin; năng lực cạnh tranh, khả năng tham gia chuỗi giá trị tồn cầu rất hạn
chế. Nội lực của nền cơng nghiệp yếu, phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm do
doanh nghiệp FDI sản xuất thấp. Việc cơ cấu lại các ngành sản xuất công nghiệp
cịn chậm. Cơng nghiệp hỗ trợ kém phát triển; chưa có những ngành cơng
nghiệp mũi nhọn có vai trị dẫn dắt nền kinh tế; nhiều ngành công nghiệp được
ưu tiên phát triển nhưng không đạt được mục tiêu đề ra. Các sản phẩm công
nghệ cao, như điện thoại di động, máy tính, các linh kiện, thiết bị điện tử phần
lớn là do các doanh nghiệp FDI sản xuất. Công nghệ thông tin, viễn thông phát
triển nhanh nhưng chủ yếu là nhập khẩu thiết bị để kinh doanh dịch vụ. Công
nghiệp phần mềm khá phát triển cũng chỉ chủ yếu là gia cơng cho nước ngồi.
Hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ. Chất lượng nghiên cứu, đào tạo của các
viện nghiên cứu khoa học, các trường đại học, dạy nghề cịn hạn chế; ít có cơng
trình được cơng bố, ít sáng chế được bảo hộ quyền sở hữu, ít đại học được xếp
hạng cao trong khu vực; thiếu lao động có tay nghề cao, thiếu nguồn nhân lực
chất lượng cao, thiếu các chuyên gia lành nghề, nhất là thiếu các tổng cơng trình
sư có khả năng thiết kế, chế tạo những sản phẩm cơng nghiệp lớn, trình độ
cao,...
3. Những giải pháp để Việt Nam thích ứng với cách mạng công nghiệp lần
thứ tư:

8


Thứ nhất, hoàn thiện thể chế, xây dựng nền kinh tế dựa trên nền tảng sáng
tạo. Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia để nâng cao năng suất, chất

lượng và hiệu quả. Đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy
nghiên cứu và triển khai. Cải thiện khung pháp lý cho đổi mới sáng tạo. Tăng
nguồn vốn con người cho đổi mới sáng tạo. Đấy mạnh đổi mới sáng tạo trong
khu vực doanh nghiệp. Thúc đẩy liên kết đổi mới sáng tạo. Phát huy vai trò của
các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu có chất lượng cao ở trong nước,
đồng thời kết nối với mạng lưới tri thức toàn cầu.
Thứ hai, nắm bắt và đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu của cuộc cách
mạng 4.0. Huy động ở mức cao nhất các nguồn lực của Nhà nước, của toàn dân
và nguồn lực quốc tế phục vụ cho nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các thành
tựu của cách mạng công nghiệp, đặc biệt là cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. Để thích ứng với cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh
nghiệp phải tối ưu hố mơ hình kinh doanh, với việc xây dựng dây truyền sản
xuất hướng tới tự động hoá ngày càng cao, tin học hoá quản lý, triển khai những
kỹ năng mới cho tổ chức và cá nhân, xây dựng chuỗi cung ứng thông minh, đảm
bảo an ninh mạng.
Thứ ba, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó với những tác tiêu cực
của cách mạng công nghiệp 4.0.
 Xây dựng và phát triển hạ tầng kĩ thuật về công nghệ thông tin và
truyền thông.
Cần huy động các nguồn lực khác nhau bao gồm Nhà nước, doanh nghiệp,
người dân và nước ngồi để phát triển nhanh chóng hạ tầng công nghệ thông tin
và truyền thông.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tất cả các lĩnh
vực của nền kinh tế. Đẩy mạnh đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
công nghệ thông tin. Coi phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin là khâu đột
phá trong cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam.

9



Tập trung phát triển tạo sự bứt phá về hạ tầng, ứng dụng và nhân lực công nghệ
thông tin, truyền thông. Phát triển hạ tầng kết nối số và đảm bảo an tồn, an ninh
mạng, tạo điều kiện bình đẳng cho người dân và doanh nghiệp khi tiếp cận
thông tin và nội dung số.
Việt Nam cần triển khai các giải pháp để phát triển ngành cơng nghệ thơng tin
thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0 như: cảm biến - bộ cảm biến, hệ thống
điều khiển các ứng dụng kinh doanh và chăm sóc khách hàng, thu thập thơng
tin, dữ liệu để hình thành hệ thống dữ liệu lớn làm cơ sở cho việc phân tích và
xử lý dữa liệu để đưa ra những quyết định đúng đắn, có hiệu quả nhằm nâng cao
sức cạnh tranh của nền kinh tế.
 Phát triển ngành công nghiệp
Trước hết cần ưu tiên phát triển ngành cơng nghiệp cơ khí, chế tạo phục vụ cho
nông nghiệp, công nghiệp chế biến và công nghiệp hàng tiêu dùng.
Phát triển có chọn lọc một số ngành, lĩnh vực cơng nghiệp hiện đại và có khả
năng tạo tác động lan tỏa trong nền kinh tế. Tiếp tục xây dựng và phát triển các
ngành công nghiệp theo hướng hiện đạ, tăng hàm lượng khoa học - công nghệ
và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm.
Tập trung vào những ngành cơng nghiệp có tính nền tảng, có lợi thế so sánh và
có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, bền vững; nâng cao tính độc
lập, tự chủ của nền kinh tế, có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng sản
xuất và phân phối tồn cầu.
Chú trọng thiết lập thành cơng nền tảng cơng nghệ mới (IoT, AI, Big Data, điện
tốn đám mây…).Trong đó, AI là giải pháp đột phá cho việc thực hiện chủ
trương tái cơ cấu, đổi mới mơ hình tăng trưởng và chiến lược phát triển kinh tế –
xã hội.
Xây dựng các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, phù hợp với điều kiện và
khả năng thực tế để tạo điều kiện, cơ sở cho việc nghiên cứu, ứng dụng cơng
nghệ mới.
 Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.


10


Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới vào sản xuất
nông nghiệp, để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Phát triển nông,
lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nhằm khai thác và phát huy tiềm
năng, hiệu quả của các ngành này. Thông qua phát triển nông, lâm, ngư nghiệp
để đảm bảo vững chắc an ninh lương thực cho xã hội, đồng thời cung cấp
nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, gia tăng giá trị hàng xuất khẩu, mở
rộng thị trường, đẩy mạnh phân công lao động xã hội, giải quyết việc làm và
nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần xây dựng nơng thơn mới.
 Cải tạo. mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ
tầng kinh tế, xã hội tạo điều kiện để thu hút đầu tư trong và ngoài
nước.
 Phát huy những lợi thế trong nước để phát triển du lịch, dịch vụ.
 Phát triển hợp lý các vùng lãnh thổ: Xây dựng và chuyển dịch vùng cơ
cấu lãnh thổ phù hợp với tiềm năng và lợi thế của vùng, từng bước
tham gia vào phân công lao động, hợp tác trong và ngoài nước. Thống
nhất quản lý tổng hợp chiến lược, quy hoạch phát triển trên quy mơ
tồn bộ nền kinh tế, vùng và liên vùng. Phát huy tiềm năng, thế mạnh
từng vùng, ưu tiên phát triển các vùng kinh tế động lực, tạo sức lôi
cuốn, lan toả phát triển đến các địa phương trong vùng và đến các
vùng khác.
 Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải gắn kết với chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, với sự nghiệp CNH, HĐH, phát triển KTTT. Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội (2011- 2020) khẳng định: “Phát triển và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá
chiến lược, là yếu tố quyết định quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mơ

hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh dài hạn, bảo đảm kinh tế - xã hội phát
triển nhanh, hiệu quả, bền vững... Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo
nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú

11


trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển
kinh tế tri thức”.
Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ lĩnh vực giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng
chất lượng, hiệu quả và coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học.
Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học gắn với
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực. Tăng cường
đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, mà trực tiếp nhất là đầu tư cho lĩnh vực
giáo dục, đào tạo, coi giáo dục là nền tảng và là phương thức tạo ra nguồn lực
phát triển. Tổ chức nghiên cứu khoa học và đào tạo phải thay đổi cơ bản phương
thức hoạt động, nâng cao cơ sở, trang thiết bị nghiên cứu, gắn kết giữa nghiên
cứu đào tạo với doanh nghiệp theo cơ chế hợp tác cùng có lợi, đưa nhanh các
tiến bộ khoa học vào sản xuất và kinh doanh.
Coi trọng chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài.
 Tích cực, chủ động hội nhâp quốc tế.
Trước hết, cần tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn lực từ bên ngoài vào
phát triển kinh tế trong nước, đặc biệt là nguồn vốn, công nghệ và quản lý. Phát
huy lợi thế so sánh ở trong nước để phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, từng
bước tham gia vào phân công lao động quốc tế và chuỗi giá trị toàn cầu. Mở
rộng quan hệ quốc tế trong lĩnh vực an ninh, quốc phịng, du lịch, văn hố. Thực
hiện đầy đủ các quy định và cam kết với các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu
như ASEAN, APEC, ASEM, WTO, CPTTP. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác song
phương, đa phương trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ
quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

C. LỜI KẾT, LIÊN HỆ BẢN THÂN
Sau hơn 30 năm đổi mới và thực hiện q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa, Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu to lớn, góp phần quan trọng đưa nền
kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá, thúc đẩy cơng tác xóa đói giảm nghèo. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành cơng đã đạt được, q trình thực hiện cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa thời gian qua cũng đang bộc lộ những hạn chế nhất định.

12


Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan rộng ra toàn cầu
như hiện nay, Việt Nam muốn đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa cần phải thực hiện những giải pháp mang tính đồng bộ, phải quyết liệt
chuyển đổi mơ hình kinh tế, nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn; chú
trọng quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, góp phần phát huy khả năng cạnh tranh ở
cấp độ quốc gia, địa phương, ngành, sản phẩm. Bên cạnh đó, cần chú ý nâng cao
vai trò định hướng của Nhà nước trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội gắn với
thu hút đầu tư của khu vực tư nhân; tạo các cơ chế tài chính, hình thành các
chính sách phù hợp khuyến khích đầu tư. Chỉ khi thực hiện được cái giải pháp
một cách hợp lý, đồng bộ và hiệu quả thì q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa mới càng được đẩy mạnh phát triển, đóng góp quan trọng cho việc xây dựng
một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh.
Để có thể đương đầu với những thách thức của cuộc cách mạng công nghệ
4.0 này, là một sinh viên của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, em nhận thấy
mình phải tích cực, chủ động hoàn thành tốt những nhiệm vụ ngay từ khi cịn
ngồi trên ghế nhà trường. Chủ động tích lũy tri thức về công nghệ thông tin, chủ
động cập nhật kịp thời và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất
của thế giới vào cuộc sống. Trau dồi vốn ngoại ngữ là yêu cầu mang tính cần
thiết. Khả năng sử dụng ngoại ngữ sẽ tạo cơ hội cho chúng ta tiếp cận với các tin
tức, sách báo, tài liệu nước ngoài, giao tiếp được với bạn bè quốc tế nhằm giao

lưu, học hỏi văn hóa của các miền đất trên Thế giới và tiếp thu tri thức nhân loại.
Đi thực tập, làm việc để có những kinh nghiệm thực tế trước khi ra trường.
Thành thạo những kỹ năng mềm, đây được coi là lợi thế để có thể dễ dàng hịa
nhập vào mọi mơi trường. Trong q tình học tập em cần khai thác và phát triển
tối đa khả năng tiềm ẩn của mình, tham gia các chương trình ngoại khóa sơi nổi,
các câu lạc bộ, các lớp học,… Bên cạnh đó cũng tích cực tham gia vào các hoạt
động xã hội để tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kinh tế chính trị Mac – Lenin

13


2. PGS.TS. Nguyễn Văn Thảo: “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và
những vấn đề đặt ra với công nghiệp hóa theo hướng hiện đại ở nước ta.”
3. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức theo tinh
thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng (2016)
4. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
5. PGS. TSKH Trần Nguyễn Tuyên: “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
và tác động đối với Việt Nam.”
6. ThS. Trần Cao Tùng: “Vai trò của cách mạng công nghiệp 4.0 trong xây
dựng và phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và nền kinh
tế số ở Việt Nam.”
7.

Giải pháp cho nguồn nhân lực chất lượng.
Cách thức quản lý phù
hợp.
Phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ.


8.

/>
9.

/>
14



×