Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số giải pháp đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học trong các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.79 MB, 30 trang )

1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến Sở giáo dục đào tạo tỉnh Ninh Bình
Chúng tơi ghi tên dưới đây:

T
T

Họ và tên

Ngày sinh

1

Bùi Thị Khuyên

24/11/1968

1

Trịnh Thị Bản

8/11/1972

2

Lê Thị Lan


01/02/1978

3

Cao Thị Hòa

8/03/1981

4

Phan Thị Thu Hiển

29/08/1982

Chức vụ

Trình
độ CM

Tỷ lệ
đóng
góp vào
việc tạo
ra SK

Sở GDĐT

Phó Giám đốc

Đại học


20%

Đại học

20%

Phịng
GDMN Sở GDĐT
Ninh Bình

Trưởng phịng
Phó trưởng
phịng
Phó trưởng
phịng

Đại học

20%

Đại học

15%

Chuyên viên

Đại học

25%


Nơi
công tác

I. Tên sáng kiến, đối tượng nghiên cứu và lĩnh vực áp dụng
Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến “Một số giải pháp đổi
mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học trong các trường mầm
non trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”
Đối tượng nghiên cứu: Sáng kiến được triển khai và áp dụng tại các trường
mầm non trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong năm học 2019-2020 và những năm
học tiếp theo.
Lĩnh vực áp dụng: Quản lí giáo dục
II. Nội dung sáng kiến
1. Lí do chọn đề tài
Chất lượng học tập của trẻ làm nên giá trị của nhà tường. Trình độ chun
mơn của giáo viên có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng học của trẻ. Vì thế,
bồi dưỡng, phát triển năng lực nghề của giáo viên là yêu cầu sống còn của các
nhà trường và cơ sở giáo dục mầm non.
Ngồi việc ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ thì chất lượng chun mơn
cũng là yếu tố quan trọng, đòi hỏi người giáo viên mầm non thường xuyên tự
học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên mơn của mình. Thực tế cho thấy
ở trường mầm non tổ chun mơn như một mắt xích quan trọng trong bộ máy
hoạt động của nhà trường. Mọi công việc từ chỉ đạo thực hiện chương trình, tổ


2
chức các buổi chuyên đề, theo dõi chất lượng của trẻ trên các nhóm, lớp trong
trường đều phải thơng qua sự quản lý của chuyên môn.
Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm
non là nhiệm vụ hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, khắc phục những

khó khăn, hạn chế trong q trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Góp phần đáp ứng yêu
cầu đổi mới trong giáo dục mầm non, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ
chun mơn nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên.
Bồi dưỡng giáo viên trong trường mầm non là cơng việc mang tính chiến
lược, là việc làm thường xuyên, liên tục và lâu dài để xây dựng đội ngũ giáo
viên có chất lượng cao về chuyên môn, nghiệp vụ. Mặt khác, công tác bồi dưỡng
chuyên môn cho giáo viên mang tính cấp bách bởi nhà trường phải thực hiện
ngay những yêu cầu của năm học, những chỉ đạo của ngành nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục như đổi mới chương trình, phương pháp dạy học…
Bồi dưỡng giáo viên được thực hiện với nhiều hình thức phong phú đặc
biệt là hình thức bồi dưỡng tại trường sẽ góp phần xây dựng tinh thần cộng tác,
làm việc theo tổ, nhóm chun mơn trong nhà trường. Đẩy mạnh cơng tác đào
tạo, bồi dưỡng sẽ khuyến khích giáo viên làm việc chăm chỉ, tích cực để thực
hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Khi tham gia bồi dưỡng một cách thường xuyên, bài bản sẽ góp phần
nâng cao ý thức, tính sáng tạo trong phương pháp dạy, những kỹ năng và thói
quen tự học của giáo viên. Qua bồi dưỡng giúp cho giáo viên đánh giá được khả
năng hồn thành cơng việc và sự tiến bộ trong công tác của bản thân.
Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là một loại hình hoạt động
cơ bản của nhà trường, nhằm tổ chức việc học tập, nâng cao năng lực chuyên
môn của giáo viên tại nhà trường thông qua nghiên cứu cải tiến việc học của trẻ
trong các hoạt động và bài học hằng ngày. Đây là một hoạt động bồi dưỡng tại
trường, do chính giáo viên là người thực hiện bồi dưỡng, gắn lý thuyết với thực
hành, nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn của nhà trường.
Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học đặt trọng tâm vào nghiên
cứu cải thiện việc học của trẻ, gắn trực tiếp với diễn biến của hoạt động dạy và
học trong mỗi bài học minh họa (là bài học/hoạt động cụ thể trong chương trình
giáo dục của nhà trường, do giáo viên thực hiện với tồn bộ trẻ ở nhóm, lớp của
mình). Điều này để nhấn mạnh về tính thực tế, chân thực của bài học được sử
dụng trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Ở đây, tìm hiểu việc

học của trẻ là để nhận diện được tình trạng học tập của mỗi trẻ, những khó khăn


3
và các yếu tố đang cản trở (hay thúc đẩy) việc học tập của trẻ và tìm ra cách
thức để tác động phù hợp, hiệu quả hơn.
Trước thực tế đó, yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra là cần đổi mới sinh hoạt
chuyên môn theo nghiên cứu bài học tại các trường mầm non trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay là rất
cần thiết. Xuất pháp từ yêu cầu và thực tiễn trên, nhóm tác giả chúng tơi đã chọn
làm đề tài “Một số giải pháp đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu
bài học trong các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”.
2. Ưu điểm và khó khăn của giải pháp cũ
Hoạt động chun mơn của nhà trường trong những năm qua đã đi vào nề
nếp, chất lượng ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của các cơ sở giáo dục mầm
non đã được nâng lên qua từng năm học. Qua thực tế việc thực hiện sinh hoạt
chun mơn cịn nặng về hình thức, thể hiện trên hồ sơ sổ sách, đảm bảo đủ số
lượng buổi sinh hoạt theo quy định, chưa có sự đổi mới nâng cao chất lượng
trong nội dung sinh hoạt. Các hoạt động sinh hoạt chun mơn mang tính biểu
diễn, làm mẫu, được tập duyệt nhiều lần trước khi cho giáo viên dự giờ, dẫn đến
đa số trẻ mất đi sự hứng thú, tự nhiên trong các hoạt động. Giáo viên thường coi
hoạt động tổ chức trong buổi sinh hoạt chuyên mơn là hoạt động mẫu, lý tưởng,
ít có nội dung thảo luận, phản biện vấn đề tìm giải pháp ưu việt hơn. Các hình
thức đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay đó là:
Một là, bồi dưỡng, tập huấn thơng qua các chun đề: Ưu điểm của hình
thức này là giáo viên được cung cấp hiểu biết về những vấn đề mới. Tuy nhiên
hạn chế là giáo viên bị lệ thuộc vào các chuyên gia. Dù chuyên gia là những
người có hiểu biết nhưng chắc chắn chưa biết hết được chính xác những khó
khăn của giáo viên. Các chun đề thường được xây dựng không gắn với thực
trạng và nhu cầu của giáo viên do đó nhiều khi khơng thực sự phù hợp với nhu

cầu của giáo viên ở cơ sở. Việc áp dụng các nội dung tập huấn chưa linh hoạt.
Hai là bồi dưỡng chuyên môn thông qua tham quan học tập: Ưu điểm
của hình thức này là người tham quan sẽ được quan sát, học hỏi và đem các sáng
kiến của các trường bạn về áp dụng tại trường, lớp mình. Tuy nhiên hạn chế là
việc học tập dễ dẫn tới sao chép một cách hình thức các sáng kiến mơ hình của
trường bạn mà khơng chắc mơ hình đó có phù hợp với đơn vị mình hay khơng.
Kinh phí triển khai khá tốn kém nên khơng tổ chức thường xuyên hoặc không tổ
chức được cho tất cả giáo viên tham gia.


4
Ba là bồi dưỡng chuyên môn thông qua dự giờ, thao giảng: Ưu điểm của
hình thức này là có thể thực hiện thường xuyên, thuận tiện trong nội bộ nhà
trường. Tuy nhiên hạn chế là mục đích học tập của giáo viên tham gia dự giờ
chưa đạt kết quả như mong muốn, giáo viên chỉ quan sát, dự giờ chú trọng tìm
lỗi, nhận xét, góp ý thường chỉ trích hoặc khen hết lời theo ý chủ quan. Người
dạy thường bị tổn thương và có những ứng xử tiêu cực; Đơi khi, chính sự tham
gia của những người dự giờ làm ảnh hưởng đến hoạt động của trẻ. Đa số giáo
viên dự tập trung soi xét đánh giá hoạt động của người dạy, theo các khn mẫu
nhất định, ít quan tâm đến quá trình hoạt động của trẻ, trong các buổi sinh hoạt
chuyên môn thường lựa chọn những giáo viên khá giỏi để dạy, nên khi nhận xét
thường chỉ là những giáo viên khá, giỏi và cán bộ quản lý nhận xét, cịn giáo
viên xếp loại chun mơn trung bình, giáo viên yếu hoặc giáo viên mới vào
ngành ít khi có ý kiến và những vẫn đề mới và khó thường ít được đưa ra bàn
bạc thảo luận. Chính vì vậy khơng khí của các buổi sinh hoạt chun mơn
thường trầm hoặc căng thẳng khiến giáo viên bị ức chế và khơng học được gì
hoặc sẽ dập khn máy móc từ buổi sinh hoạt chun mơn.
Vì thế kết quả của giải pháp cũ có kết quả:
- Chất lượng trẻ ít được cải thiện.
- Giáo viên yếu ít có cơ hội được học tập, tham gia ý kiến.

- Các buổi sinh hoạt chuyên môn chưa phát huy hết khả năng, năng lực
sáng tạo cho giáo viên.
3. Giải pháp mới cải tiến
Trong những năm qua, Phòng Giáo dục mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo
luôn chú trọng tham mưu chỉ đạo nâng cao chất lượng chun mơn ngành học nói
chung, trong đó có nội dung đổi mới sinh hoạt chun mơn theo nghiên cứu bài
học trong trường mầm non thông qua nhiều hoạt động như: Ban hành Hướng dẫn
nhiệm vụ năm học; hướng dẫn nhiệm vụ chuyên môn cấp học; ban hành Kế hoạch
triển khai thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung
tâm”; tổ chức Hội thảo chuyên đề; tập huấn cán bộ giáo viên; tổ chức bồi dưỡng
chuyên môn thường xuyên; tổ chức kiểm tra thực hiện chương trình giáo dục
mầm non lồng ghép vào kiểm tra đầu năm, phối hợp với phịng Khảo thí và kiểm
định chất lượng kiểm tra các trường đủ điều kiện đánh giá ngồi và cơng nhận
chuẩn quốc gia...
Phịng Giáo dục mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ tham
mưu với lãnh đạo ngành về chủ trương, đường lối, quy mô phát triển của cấp học


5
mầm non; quản lý, chỉ đạo cấp học mầm non thực hiện nội dung Chương trình ni
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tham
mưu chỉ đạo các hoạt động liên quan đến công tác bồi dưỡng về chuyên môn,
nghiệp vụ đối với giáo viên mầm non, vì thế hoạt động chuyên môn của nhà
trường trong những năm qua đã đi vào nề nếp, chất lượng ni dưỡng, chăm
sóc, giáo dục trẻ của các cơ sở giáo dục đã được nâng lên qua các năm học. Tuy
nhiên các hoạt động sinh hoạt chun mơn của các trường mầm non chưa phong
phú, hình thức còn đơn điệu, chưa đi sâu vào vấn đề đổi mới phương pháp dạy
và học chưa tập trung tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong nhà trường.
Do đó các ý kiến góp ý thường rất ít và hình thức đa số là nhất trí, chính vì thế
nên khi thực hiện đại trà các tiết học đó tại các lớp thì hiệu quả thường rất thấp.

Trước tình hình trên chúng tơi nhận thấy cần có sự đổi mới trong công tác
sinh hoạt chuyên môn trong các nhà trường. Với mục đích sinh hoạt chun mơn
trong đó mỗi thành viên đều được tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau mở rộng tâm
hồn học hỏi đồng nghiệp, cùng nhau chia sẻ, giúp nhau hiểu biết sâu hơn về trẻ
để nâng cao năng lực chuyên môn cho mỗi các cán bộ giáo viên trong nhà
trường. Và mỗi người tham gia vào buổi sinh hoạt chun mơn đó đều với vai
trị là “người học”.
Từ những thành công và hạn chế trong công tác triển khai các giải pháp đổi
mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học trong các trường mầm non
trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, từ năm học 2019-2020, nhóm tác giả đã nghiên cứu
tài liệu liên quan, tìm hiểu thực tế, lựa chọn, áp dụng một số giải pháp đổi mới
sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học trong các trường mầm non trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình như sau:
Thứ nhất: Tham mưu ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện đổi mới sinh
hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học;
Thứ hai: Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các
hoạt động sinh hoạt chuyên môn;
Thứ ba: Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo
viên;
Thứ tư: Tổ chức thí điểm sinh hoạt chun mơn theo nghiên cứu bài học
Thứ năm: Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, tư vấn và nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên môn trong các trường mầm non.


6
3.1. Giải pháp thứ nhất: Tham mưu ban hành văn bản chỉ đạo thực
hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
Tham mưu lãnh đạo Sở triển khai kịp thời văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm
vụ giáo dục mầm non, đồng thời chủ động tham mưu ban hành văn bản chỉ đạo
thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tiễn trong đó có

nội dung đổi mới sinh hoạt chun mơn theo nghiên cứu bài học tại công văn số
1132/SGDĐT- GDMN ngày 04/9/2019 về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học
2019-2020 có nội dung về thực hiện chỉ đạo hình thức sinh hoạt chuyên môn theo
nghiên cứu bài học.
Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các đơn vị thực hiện chuyên đề: “Xây dựng
trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, “Nâng cao chất lượng giáo dục phát
triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”… Chú trọng định hướng thực hiện
các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, hướng tới mọi trẻ
em đạt mục tiêu các lĩnh vực giáo dục.
Ngoài hệ thống văn bản chỉ đạo trên hồ sơ cơng việc của ngành, phịng
Giáo dục mầm non tích cực tham gia ý kiến phát biểu, định hướng chun mơn
cấp học trong đó có nội dung đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài
học thông qua các cuộc họp giao ban của ngành, hội thảo chuyên môn, chuyên đề
của cấp học; các bài viết, chuyên mục trên website của ngành.
3.2. Giải pháp thứ hai: Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình
thức tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn
- Về nội dung: Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học cần
đa dạng, phong phú, kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực hành, lấy lý luận về
hình thức, nội dung, phương pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm làm cơ sở
lý luận cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục, đồng thời tăng cường các hoạt
động thực hành làm minh chứng cho lý luận. Các nội dung đưa vào sinh hoạt
chuyên môn cần bắt nguồn từ nhu cầu của giáo viên, của trẻ chứ không chỉ là
chỉ đạo một chiều theo mong muốn chủ quan của Ban giám hiệu nhà
trường. Mặt khác, cần mở rộng nội dung sinh hoạt tới tất cả các hoạt động chăm
sóc giáo dục trẻ như hoạt động ăn, ngủ, lao động, vệ sinh, vui chơi, khơng gói
gọn trong các hoạt động học ở trên lớp.
- Về phương pháp: Cần linh hoạt, tránh gị bó, khn mẫu, áp đặt giáo
viên theo lối mịn. Khuyến khích giáo viên thử nghiệm những đề tài mới,
phương pháp mới, trên những đồ dùng, thiết bị mới. Cần xác định hoạt động tổ
chức trong buổi sinh hoạt chuyên môn là hoạt động minh họa chứ không phải là



7
hoạt động mẫu, lý tưởng, khuyến khích giáo viên trao đổi, thảo luận dân chủ để
tìm ra những hướng đi đúng, những cách làm hay. Sinh hoạt chuyên môn cần
phải thay đổi và đi vào chiều sâu như coi trọng sinh hoạt cho giáo viên về đổi
mới phương pháp dạy học, cập nhật và chia sẻ những kinh nghiệm về tổ chức
các hoạt động dạy học, giải quyết các tình huống trong dạy học; kĩ năng dự giờ,
đánh giá giờ dạy; Dành thời gian nhiều hơn cho việc phân tích, đánh giá và rút
kinh nghiệm các giờ dạy đã được giáo viên trong tổ, nhóm chun mơn dự giờ.
Khi thảo luận cần quan tâm đến quá trình hoạt động của trẻ ra sao, thái độ của
trẻ với hoạt động như thế nào, việc tác động của giáo viên tới hoạt động của trẻ
có hợp lý hay khơng…chứ khơng chỉ quan tâm đến phương pháp tổ chức đặc
trưng của từng hoạt động.
- Về hình thức: Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chuyên môn và
nhà trường, để sinh hoạt chuyên môn các tổ không bị chồng chéo về nội dung và
thời gian tổ chức. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc bồi
dưỡng chuyên môn. Chẳng hạn: lập hịm thư tổ/trường để cùng chia sẻ thơng tin,
hướng dẫn chia sẻ kinh nghiệm khai thác tài nguyên phục vụ bồi dưỡng chuyên
môn trên mạng (violet, trang web của Bộ, Sở,...). Các buổi sinh hoạt chuyên
môn nên giảm tải tính hành chính (họp hành, đánh giá, triển khai... có thể đưa
lên hịm thư nội bộ hoặc dán/thơng báo lên bảng tin), dành thời gian chia sẻ kinh
nghiệm, lên chuyên đề nhằm tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho giáo
viên trong chuyên môn.
3.3. Giải pháp thứ ba: Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực cho
đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
Để nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn của các cơ sở giáo
dục thì chúng tơi xác định việc bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý
và giáo viên là nhiệm vụ quan trọng nhất. Trong thực tiễn chúng ta thấy đội ngũ
giáo viên ln là lực lượng nịng cốt của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo. Nhiệm

vụ này quyết định sự thành công trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo
dục trẻ của các nhà trường.
Tham mưu chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non triển khai thực hiện
nghiêm túc Thông tư số 11/2019/TT-BGDĐT ngày 26/8/2019 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành Chương trình Bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ
sở giáo dục mầm non; Thông tư số 12/2019/TT-BGDĐT ngày 26/8/2019 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
mầm non; Thông tư số 25/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo quy định Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non; Thông tư số


8
26/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
Cần chú trọng bồi dưỡng năng lực tổ chức điều hành cho đội ngũ tổ
trưởng những người chủ trì các buổi sinh hoạt chun mơn vì thực tế cho ta thấy
buổi sinh hoạt chuyên môn thành công phụ thuộc rất nhiều vào khả năng và
chun mơn của người chủ trì. Tổ trưởng tổ chuyên môn phải nêu được vấn đề
cần thảo luận, như vị trí, vai trị, các hình thức tăng cường hoạt động trải nghiệm
cho trẻ, xây dựng môi trường hoạt động trải nghiệm cho trẻ, các tác động của
giáo viên đối với hoạt động của trẻ thế nào là phù hợp và hiệu quả… hướng cho
giáo viên đến các tình huống có vấn đề và thống nhất quan điểm chung với vấn
đề đưa ra thảo luận. Cần tăng cường quản lý chặt chẽ của Ban giám hiệu nhà
trường tới các hoạt động sinh hoạt chuyên môn để định hướng, giúp đỡ tổ
chun mơn khi cần.
Xác định được vai trị quan trọng từ việc nâng cao chất lượng đội ngũ, do
đó từ hè năm học 2018-2019 và đầu năm học 2019-2020 cho đến nay Sở, Phòng
Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường mầm non đã tập chung đẩy mạnh công
tác bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ giáo viên thông qua các lớp tập huấn
chuyên môn nghiệp vụ mà quan trọng nhất đó là kỹ năng tổ chức hoạt động học

minh họa sáng tạo, kỹ năng quay phim chụp ảnh, kỹ năng quan sát ghi chép và
suy ngẫm, kỹ năng điều hành và chia sẻ giờ học… cho đội ngũ cán bộ quản lý,
giáo viên mầm non.
Để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ tại đơn vị nhà
trường, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các lớp tập huấn sinh hoạt chuyên
môn dựa trên nghiên cứu bài học cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán của các
phòng giáo dục và đào tạo vào hè 2019. Kết quả: Trong năm Sở, các Phòng Giáo
dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục mầm non đã tổ chức tập huấn được 167
lớp tập huấn và 334 tiết thực hành dự giờ, chia sẻ các hoạt động giờ học sau giờ
học minh họa cho cán bộ quản lý, giáo viên.
(Phụ lục1: Hình ảnh Sở GD&ĐT tổ chức lớp BDTX cho CBQL và
GVMN về ND sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học)
3.4. Giải pháp thứ tư: Tổ chức thí điểm sinh hoạt chuyên môn theo
nghiên cứu bài học
Ngay tại các lớp tập huấn và từ đầu năm học 2019-2020 Sở Giáo dục và
Đào tạo đã chỉ đạo tới toàn bộ cán bộ giáo viên về việc nâng cao hiệu quả hoạt


9
động sinh hoạt chuyên môn trong các cơ sở giáo dục mầm non và chú trọng chỉ
đạo các nội dung sau:
Đổi mới sinh hoạt chuyên môn là giáo viên tham gia từ các khâu chuẩn bị
cho giờ dạy minh họa, người dạy cần có sự sáng tạo tuy nhiên tiết học minh họa
lại cần diễn ra hết sức tự nhiên khơng có sự sắp đặt. Giáo viên trong trường dự
giờ tiết học suy ngẫm và cùng chia sẻ các ý kiến, về những vẫn đề diễn ra trong
việc học của trẻ. Đây là hoạt động học tập lẫn nhau, học tập trong thực tế, là nơi
thử nghiệm và trải nghiệm những cái mới, là nơi kết nối giữa lý thuyết và thực
hành. Trong q trình học tập đó giáo viên sẽ học được nhiều điều để phát triển
được năng lực chun mơn mới. Cần tạo khơng khí vui vẻ để giáo viên nhận
thấy hứng thú và có động lực tham gia sinh hoạt chuyên môn để học tập lẫn

nhau. Người chủ trì cần cho họ thấy được sinh hoạt chuyên mơn là nhằm mục
đích nâng cao chất lượng của bài học, chất lượng trẻ. Để đạt được mục đích đó
giáo viên cần phải biết:
- Học cách quan sát, hình thành cho giáo viên có kỹ năng quan sát phán
đốn về trẻ, đây là một năng lực mới đặt biệt quan trọng đối với giáo viên, giúp
họ hiểu sâu hơn về trẻ, đồng nghiệp, về bản thân trước những yêu cầu luôn thay
đổi trong hoạt động dạy học.
- Giáo viên trong nhà trường cần tạo nên văn hóa trong việc sinh hoạt
chuyên môn, cộng tác và giải quyết các vẫn đề đặt ra như; thắc mắc về phương
pháp dạy học, về những khó khăn của đứa trẻ, những nhận thức của trẻ trong
việc tiếp thu kiến thức… với giáo viên cần xây dựng tình đồng nghiệp, mỗi quan
hệ nhà trường thân thiện cởi mở cùng học tập lẫn nhau, quan tâm chia sẽ những
hiểu biết và khó khăn cho nhau.
- Với quan điểm mọi người tham gia hoạt động sinh hoạt chun mơn mới
đó với vai trị là “người học” sẽ tạo cơ hội cho mọi cán bộ quản lý và giáo viên
trong nhà trường được hiểu nhau hơn. Cùng nhau cởi mở chia sẽ những kinh
nghiệm chuyên môn, phương pháp dạy học mới, để hướng tới đổi mới việc kiểm
tra và đánh giá. Và để làm được những điều đó địi hỏi buổi sinh hoạt chun
mơn cần:
+ Khuyến khích sự chủ động sáng tạo của tất cả các giáo viên khi chuẩn
bị tiết dạy minh họa và cả việc áp dụng vào việc học hằng ngày.
+ Giáo viên chỉ quan sát suy ngẫm về việc học và các vấn đề liên quan
đến việc học của trẻ.


10
+ Khi chia sẽ ai cũng phải có ý kiến riêng, ý kiến phải cụ thể tỷ mỷ. Mọi
người cùng phải biết lắng nghe và tôn trọng các ý kiến khác của nhau: khơng
xếp loại giờ dạy, khơng phê bình, khơng chỉ chích (giáo viên và trẻ).
Mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học chúng tôi đã chỉ

đạo xây dựng và thực hiện có mối lien hệ chặt chẽ với nhau theo 4 bước sau:
Bước 1. Chuẩn bị bài dạy minh họa: Phân công người dạy, chuẩn bị bài
dạy (yêu cầu đối với bài dạy minh họa cần phải có sự sáng tạo và đổi mới) để
tạo cơ hội cho giáo viên được học và trải nghiệm các tình huống học thực tế.
Người dạy minh họa: Là người tạo cho đồng nghiệp có cơ hội học tập để
dạy cho trẻ được học tốt hơn.
Do đó khơng dạy, không hướng dẫn, không luyện trẻ trước. Không sắp đặt
quá mức. Khuyến khích giáo viên xây dựng kế hoạch với ý định sáng tạo và
mục tiêu là vì trẻ.
Bước 2. Dự giờ: Đây là bước để người dạy và người dự giờ thu thập thông
tin để chuẩn bị cho việc suy ngẫm và chia sẻ (người dự giờ tự tìm cho mình một vị
trí quan sát thích hợp nhất và chỉ tập trung vào việc học của trẻ).
Người dự giờ phải biết quan sát trẻ xem trẻ hoạt động như thế nào trong
giờ học, khi nào trẻ thực sự học, khi nào trẻ không tập trung vào giờ học, khi
nào trẻ gặp khó khăn, giáo viên đã giúp trẻ vượt qua khó khăn nhưng thế nào.
Giáo viên quan sát thái độ, hành vi, cảm xúc, lắng nghe câu trả lời của trẻ
với cô, cách trao đổi giữa trẻ với trẻ. Tìm hiểu và xem kết quả sản phẩm của trẻ
đã tạo ra trong giờ học.
Bước 3. Suy ngẫm và chia sẻ về giờ học
- Sau dự giờ giáo viên dạy minh họa chia sẽ về mục đích yêu cầu của bài
học và những ý tưởng mới của mình khi thực hiện tiết học minh họa. Giải thích
lý do ý tưởng tổ chức hoạt động đó; chia sẻ cảm nhận của mình sau hoạt động về
những điểm đã tiến hành thành cơng, những điểm cịn cảm thấy khó khăn, băn
khoăn…
- Người dự giờ suy ngẫm và chia sẻ ý kiến của mình về giờ học dựa trên ý
định của giáo viên và thực tế diễn ra trên tiết học. Người dự giờ chia sẻ các tình
huống cụ thể của trẻ, những khó khăn của trẻ và tìm hiểu ngun nhân của
những khó khăn đó và tìm ra những biện pháp để cải tiến. Đây là cơng việc có ý
nghĩa quan trọng nhất trong buổi sinh hoạt chun mơn mới. Vì đây là yếu tố
quyết định chất lượng và hiệu quả của buổi sinh hoạt chun mơn, vì suy ngẫm



11
gắn liền với thảo luận và chia sẽ ý kiến. Các ý kiến đưa ra nhiều hay ít, tinh tế
sâu sắc hay hời hợt nông cạn sẽ quyết định hiệu quả học tập, phát triển năng lực
của tất cả mọi người tham gia sinh hoạt chuyên môn. Tuy nhiên đây cũng là
khâu khó khăn và phức tạp nhất nhưng lại đặc biệt thú vị. Vì vậy cần có tinh
thần cộng tác xây dựng của người tham gia đặc biệt là vai trị, năng lực của
người chủ trì.
- Nhiệm vụ của người chủ trì: Tạo khơng khí cho buổi sinh hoạt chun
mơn cởi mở, thoải mái, có tính học hỏi. Định hướng được những vấn đề trọng
tâm để người tham gia đưa ra nhiều ý kiến thảo luận chia sẻ. Tránh thói quen
nêu ý kiến tiêu cực hay phê phán. Hiểu được ý kiến của người dự giờ, định
hướng trao đổi về ý định của giáo viên dạy minh họa. Cố gắng tìm ra những
điểm trội trong các tình huống mà giáo viên dạy minh họa thể hiện cách giao
tiếp và trả lời với trẻ. Làm sáng tỏ những gì mà các giáo viên dự giờ chưa thấy
rõ ràng, định hướng người tham gia lắng nghe lẫn nhau, hướng cho mọi người ai
cũng phải nêu ý kiến.
Bước 4. Áp dụng và điều chỉnh các bài học và thực tế
Qua việc học tập đồng nghiệp từ các giờ sinh hoạt chuyên môn dựa trên
nghiên cứu bài học. Giáo viên thiết kế lại hoạt động đó tại lớp mình và từng
bước điều chỉnh áp dụng các phương án học tập được vào giờ dạy. Đây là bước
gián tiếp không làm trực tiếp trong sinh hoạt chun mơn. Tuy nhiên nó khơng
tách dời việc sinh hoạt chuyên môn, giáo viên nghiên cứu, vận dụng, kiểm
nghiệm những gì đã học được và đúc rút những vấn đề thắc mắc băn khoăn.
Trên cơ sở đó giáo viên tiếp tục tìm tịi trong các buổi sinh hoạt chun mơn sắp
tới để tìm ra hướng giải quyết.
Đối với trẻ giờ học ở trên lớp chúng tôi luôn giúp trẻ tìm hiểu, trải nghiệm
và sáng tạo theo ý tưởng của trẻ cụ thể như: Trong hoạt động học, trải nghiệm,
khám phá, chơi góc và ơn luyện buổi chiều. Qua đó chúng tơi thấy trẻ thực hiện

bài học ln tốt và hứng thú như:
Trẻ hăng say chú ý cuốn hút trong các giờ học trong ngày
Trẻ sôi nổi thảo luận và học theo nhóm nhỏ.
Thơng qua giờ học trẻ biết biểu cảm về lời nói, hành động, cử chỉ, điệu bộ
và biết chia sẻ với bạn khi trẻ học được những gì trên lớp.
Trẻ thể hiện tốt những sản phẩm cô yêu cầu.


12
Chất lượng giờ học của giáo viên được đánh giá thông qua sản phẩm học
tập của trẻ. Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về sản phẩm học tập của trẻ;
nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động học của trẻ ở trên lớp. Qua đó giúp trẻ học
tiến bộ hơn, trẻ hứng thú và thích tham gia vào các giờ học mà trẻ khơng cịn dào
cản và nặng nề như giờ học theo phương pháp cũ.
(Phụ lục 2: Hình ảnh phòng GD&ĐT và trường mầm non tổ chức cho CBQL và
GVMN về nội dung sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học)

3.5. Giải pháp thứ năm: Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, tư
vấn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên môn trong
các trường mầm non
Sở Giáo dục và Đào tạo và các phòng giáo dục thường xuyên kiểm tra
việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non tại các cơ sở giáo dục mầm non
qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra, thẩm định trường đạt chuẩn quốc gia,
kiểm định chất lượng trường mầm non, kiểm tra chuyên đề... Qua đó, việc thực
hiện chương trình giáo dục mầm non nói chung và thực hiện đổi mới sinh hoạt
chun mơn nói riêng được tư vấn, rút kinh nghiệm kịp thời.
Thông qua kiểm tra nắm bắt tình hình cơ sở, chúng tơi nhận thấy nhiều
trường mầm non gặp khó khăn lúng túng khi xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ
trong đó có kiểm tra các hoạt động chuyên môn, như chưa xác định rõ nội dung
cần kiểm tra, đối tượng kiểm tra, đối tượng được kiểm tra, minh chứng kèm

theo, tiến trình đầy đủ của hoạt động kiểm tra (nhất là nội dung tư vấn, hậu
kiểm). Chính vì vậy, trong nội dung bồi dưỡng thường xuyên, phòng Giáo dục
mầm non đã tham mưu đưa vào nội dung bồi dưỡng 2: Hướng dẫn xây dựng kế
hoạch kiểm tra nội bộ, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho cơ sở, từng bước nâng
cao chất lượng hoạt động kiểm tra chuyên môn trong các trường mầm non.
Thông qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra theo định kỳ, theo kế hoạch
của Sở, nội dung triển khai thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn là một trong
những nội dung thanh tra, kiểm tra trọng tâm đối với cấp học Mầm non của các
đoàn. Năm học 2018-2019 và năm học 2019-2020 phòng giáo dục mầm non đã
phối hợp với Thanh tra Sở thanh tra chuyên ngành 24 cơ sở giáo dục mầm non
một số phòng giáo dục như: phòng Giáo dục Nho Quan huyện Nho Quan, phịng
Giáo dục n Khánh huyện n Khánh có nằm trong kế hoạch thanh tra, kiểm
tra của Thanh tra Sở.
Ngoài những đợt kiểm tra, thanh tra theo kế hoạch, hoạt động thẩm định
trường mầm non đạt chuẩn quốc gia và đánh giá ngoài các cơ sở giáo dục mầm


13
non tại các đơn vị cấp huyện cũng là những hoạt động có tác dụng kiểm tra,
đánh giá, tư vấn hỗ trợ trực tiếp các trường trong thực hiện đổi mới sinh hoạt
chuyên môn thông qua đội ngũ cốt cán cấp tỉnh của cấp học Mầm non
Thông qua các hoạt động này, lãnh đạo Sở, phòng Giáo dục Mầm non nắm bắt,
đánh giá được tình hình triển khai thực hiện đổi mới sinh hoạt chun mơn ở cơ sở
và có định hướng chỉ đạo, tham mưu triển khai thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ
quản lý, giáo viên sát với tình hình thực tiễn của các huyện, thành phố trong tỉnh.
Mặt khác, thông qua hoạt động tư vấn của đội ngũ cốt cán, một số kinh nghiệm, giải
pháp sáng tạo của các huyện cũng được chia sẻ, nhân rộng ở các địa phương có điều
kiện tương tự.
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non phát huy mạnh mẽ vai trò giám sát
của nhân dân trên địa bàn đối với hoạt động của các nhà trường như việc tổ chức

thực hiện chế độ sinh hoạt của trẻ, tổ chức bán trú, tu sửa cơ sở vật chất…đặc
biệt là ở các điểm trường lẻ.
Chỉ đạo các trường quan tâm lựa chọn những nội dung mới, trọng tâm của
năm học, những vấn đề đội ngũ gặp khó khăn trong thực hiện để đưa vào kế
hoạch kiểm tra nội bộ và chú trọng khâu tư vấn và kiểm tra việc khắc phục
những tồn tại hạn chế của người được kiểm tra.
(Phụ lục 3: Hình ảnh Đồn đánh giá ngồi của Sở GD&ĐT về khảo sát
chính thức tại trường mầm non)
4. Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội
Qua năm học 2019-2020 áp dụng thực hiện những giải pháp đổi mới sinh
hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học trong các trường mầm non trên địa
bàn tỉnh Ninh Bình đã đạt được kết quả sau:
4.1. Hiệu quả kinh tế: Với việc áp dụng sáng kiến“Giải pháp đổi mới
sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học trong các trường mầm non trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình” đã tiết kiệm được chi phí cho các hoạt động tổ chức các
giờ học minh họa. Với lý do các giờ học minh họa từ khâu phân công người dạy,
chuẩn bị bài dạy đều do giáo viên xung phong và tự nguyện tạo cơ hội cho giáo
viên được học và trải nghiệm các tình huống học thực tế. Nên những giờ học đó
khơng dạy trước, khơng hướng dẫn trước, không luyện trẻ trước, không sắp đặt
quá mức nên cũng khơng có hiện tượng tổ chức hoạt động mang tính hình thức.
Khuyến khích giáo viên xây dựng kế hoạch với nhiều ý tưởng sáng tạo và vì trẻ,
dựa trên nhu cầu, hứng thú của trẻ. Nên đã tiết kiện được nhiều thời gian công
sức và kinh tế cho giáo viên và các nhà trường


14
4.2. Hiệu quả xã hội: Hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu
bài học đã định hướng được những vấn đề trọng tâm để người tham gia đưa ra
nhiều ý kiến thảo luận chia sẻ; không nêu ý kiến tiêu cực hay phê phán; hiểu
được ý kiến của người dự giờ, định hướng trao đổi về ý định của giáo viên dạy

minh họa; cố gắng tìm ra những điểm nổi trội trong các tình huống mà giáo viên
dạy minh họa thể hiện cách giao tiếp và trả lời với trẻ; làm sáng tỏ những gì mà
các giáo viên dự giờ chưa thấy rõ ràng, định hướng người tham gia lắng nghe
lẫn nhau, hướng cho mọi người ai cũng phải nêu ý kiến. Chính vì thế mọi người
đều học được ở đồng nghiệp mình từ thủ thuật lên lớp, phương án khắc phục
khó khăn của giáo viên và của trẻ… từ giờ học minh họa.
Hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học đã thực sự quan
tâm tới trẻ học như thế nào trong giờ học ấy, quan tâm tới những khó khăn của
đứa trẻ. Để cùng nhau tìm hướng khắc phục để giúp trẻ học được tốt hơn, tạo cơ
hội học tập cho trẻ được nhiều hơn.
5. Điều kiện và khả năng áp dụng
5.1 Điều kiện áp dụng
Để tổ chức thực hiện hiệu quả đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên
cứu bài học trong các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trước hết cần
sự quan tâm của các cấp ngành, chính quyền địa phương và cán bộ quản lí nhà
trường về cơng tác chuyên môn, tạo điều kiện trong việc tổ chức tất cả các hoạt
động trong trường mầm non.
Giáo viên cần hiểu những điều trẻ gặp, trẻ nghĩ và trẻ cảm nhận, có kiến
thức đầy đủ về những điều cần dạy trẻ và quyết định lựa chọn hình thức tổ chức
phù hợp nhất. Giáo viên cần học tập đồng nghiệp trong trường, huyện, tìm các
nguyên nhân và các giải pháp tổ chức các hoạt động phù hợp với trẻ qua việc
chia sẻ và học tập từ đồng nghiệp, các buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng
nghiêm cứu bài học giúp giáo viện nhận được những ý kiến cùng chiều, trái
chiều từ đồng nghiệp, các ý kiến đó, mỗi giáo viên suy ngẫm và tự rút ra những
bài học, những hiểu biết mới cho mình, từ đó hồn thiện và nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ của bản thân. Mỗi buổi sinh hoạt chun mơn phải duy
trì khơng khí và tinh thần học hỏi, từ đó mỗi giáo viên sẽ trở thành một người
học thành công.
Để hoạt động bồi dưỡng chuyên môn có hiệu quả thì sinh hoạt chun mơn
theo hướng nghiên cứu bài học cần thực sự hiệu quả các nhà trường cần có các

điều kiện để tổ chức thúc đẩy sinh hoạt chuyên môn nghiên cứu bài học hiệu


15
quả, đồng thời cần có vai trị hỗ trợ và tham gia của cán bộ quản lý giáo dục các
cấp cũng như của mọi giáo viên.
5.2. Khả năng áp dụng
Các giải pháp được lựa chọn, triển khai thực hiện phù hợp với định hướng chỉ
đạo thực hiện nhiệm vụ hiện nay, có tác dụng hỗ trợ cho các giải pháp đã và đang
triển khai thực hiện, phù hợp với tình hình của cấp học Mầm non tỉnh Ninh Bình.
Qua thực tế nghiên cứu áp dụng, các giải pháp sáng kiến đề cập đã mang
lại hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động sinh
hoạt chuyên môn trong các trường mầm non. Việc ứng dụng sáng kiến vào
quản lý giáo dục, tổ chức các hoạt động giáo dục khơng gặp nhiều khó khăn
vì các giải pháp trên cơ bản đều được lồng ghép, cụ thể hóa trong các hoạt
động quản lý giáo dục đang thực hiện và đã có nề nếp. Do vậy, việc áp dụng
các giải pháp đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong các trường mầm non đảm
bảo tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc,
giáo dục trẻ, tạo nên sự chuyển biến tích cực trong các nhà trường.
Sáng kiến này hiện đang được áp dụng khá hiệu quả trong công tác chỉ
đạo đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học tại các
trường mầm non trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và có thể áp dụng được cho các
phịng Giáo dục và Đào tạo, các trường mầm non trên toàn tỉnh, góp phần nâng
cao chất lượng, hiệu quả đổi mới sinh hoạt chun mơn theo nghiên cứu bài
học trong tồn ngành.
Qua thực tế chỉ đạo chúng tơi có thể khẳng định: sáng kiến có thể áp dụng
được tới các trường mầm non tỉnh Ninh Bình trong năm học khi thực hiện sáng
kiến và thực hiện các năm học tiếp theo.
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trên là đúng sự thật và hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung theo đơn đề nghị./.

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN

ĐẠI DIỆN NHÓM TÁC GIẢ

Phan Thị Thu Hiển


16
PHỤ LỤC CÁC HÌNH ẢNH MINH HỌA SÁNG KIẾN
Phụ lục1: Hình ảnh Sở GD&ĐT tổ chức lớp BDTX cho CBQL và GVMN về
ND sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học


17
Phụ lục 2: Hình ảnh phịng GD&ĐT và trường mầm non tổ chức cho CBQL và
GVMN về nội dung sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

SHCM theo nghiên cứu bài học trường mầm non Vân Giang, tp Ninh Bình


18

SHCM theo nghiên cứu bài học trường mầm non Ninh Khánh, tp Ninh Bình


19

SHCM theo nghiên cứu bài học trường mầm non Yên Lộc, huyện Kim Sơn

SHCM theo nghiên cứu bài học trường mầm non Khánh Phú, huyện Yên Khánh



20

SHCM theo nghiên cứu bài học Trường mầm non Mai Sơn, huyện Yên Mô


21
CBQL và giáo viên tham dự các hoạt động thực hành


22


23

Các con đang thực hiện vận động bò qua đường dích dắc

Các con đang thực hiện hoạt động phát triển vận động


24

Các con đang thực hiện hoạt động tạo hình

Cơ trị đang quan sát quả táo


25


Trẻ đang tham gia hoạt đơng theo nhóm

Trẻ đang tham gia hoạt động âm nhạc


×