Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tiểu luận môn văn hóa tộc người, các yếu tố tác động đến biến đổi văn hóa tộc người thiểu số ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.37 KB, 22 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cuộc sống hiện đại trong sự hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh như vũ
bão đã làm cho nhu cầu nhận thức sâu sắc vấn đề bảo tồn, phát huy bản sắc văn
hoá dân tộc và văn hoá tộc người trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Xu thế trở về
cội nguồn để khẳng định những giá trị văn hố truyền thống là hướng đi mang
tính tất yếu của thời đại. Muốn nhận diện được sự biến đổi văn hóa từ truyền
thống đến hiện đại trong giao lưu hội nhập trên những bình diện mới giữa các
quốc gia dân tộc hiện nay thì vấn đề bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và
văn hóa tộc người có ý nghĩa lớn lao trong việc tham gia đối thoại với các nền
văn hóa, văn minh trong khu vực và có thể xa hơn, rộng hơn. Sự cần thiết của
việc nghiên cứu so sánh văn hoá của 54 tộc người trên lãnh thổ Việt Nam, nhất là
giữa văn hoá của người Kinh (Việt) và văn hoá các tộc người khác đã từ lâu được
giới nghiên cứu văn hoá Việt Nam đề cập đến. Theo nhiều nhà nghiên cứu văn
hoá Việt Nam, nghiên cứu so sánh văn hoá người Kinh với văn hoá các tộc người
khác cư trú trên lãnh thổ Việt Nam thực chất là đặt văn hố Việt Nam vào bối
cảnh Đơng Nam Á để phân tích, nhận diện một nền văn hố đa tộc người nhưng
được xác định trong một phức thể thống nhất.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta phát triển trong bối cảnh của phát
triển thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường đã khơi dậy mọi
tiềm năng sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, tạo thêm
nhiều giá trị văn hóa mới, làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc, nhưng đồng
thời cũng nảy sinh những mặt tiêu cực, có nguy cơ hủy hoại bản sắc văn hóa dân
tộc quốc gia cũng như bản sắc văn hóa tộc người. Có nhiều yếu tố tác động đến
sự biến đổi của văn hóa tộc người. Chính vì vậy, trong khn khổ của bài tiểu
luận, tác giả sẽ tìm hiểu đề tài “Các yếu tố tác động đến biến đổi Văn hóa tộc
người thiểu số ở Việt Nam hiện nay” cho mơn Văn hóa tộc người.

1


CHƯƠNG I


VĂN HĨA TƠC NGƯỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA
VĂN HĨA TƠC NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1 Văn hóa và văn hóa tộc người
Quan điểm biện chứng khẳng định rằng, sự tồn tại của con người và xã hội
là cuộc đấu tranh nhằm đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần trong cuộc sống
của mình. Đời sống vật chất và đời sống tinh thần là hiện tượng phổ qt của xã
hội lồi người nói chung và các tộc người.
Trong q trình đó, con người với tính cách là con người hiện thực, là chủ
thể lịch sử của quá trình thành và phát triển gắn với sự biến đổi của phương thức
sản xuất trong những điều kiện địa lý tự nhiên và xã hội nhất định. Chính sự tìm
kiếm các phương thức sống đã hình thành nên những lối sống khác nhau, những
cách thức sinh hoạt khác nhau, gắn với kinh tế chiếm đoạt, kinh tế chăn dắt bầy
đàn, kinh tế trồng trọt (lúa nước và lúa khô). Đây là cơ sở của sự hình thành các
dạng thức đặc trưng văn hóa khác nhau. Trong lịch sử truyền thống, hai loại hình
văn hóa gốc du mục và văn hóa gốc nơng nghiệp là nổi trội nhất.
Văn hóa là sản phẩm kết quả của tư duy, hoạt động sáng tạo của con người,
gắn bó với mơi trường thiên nhiên cụ thể và trong tổ chức xã hội của các cộng
đồng người qua từng giai đoạn lịch sử. Nói cách khác, văn hóa là tất cả những gì
con người đã bỏ cơng sức để tạo ra, khác với những gì tồn tại trong tự nhiên
ngoài con người. Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm khẳng định “Văn hóa là hệ
thống hữu cơ những giá trị tinh thần và vật chất do con người sáng tạo ra và tích
lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với mơi
trường tự nhiên và xã hội”. Cho nên, có thể căn cứ vào vào mức độ được con
người biến thành bản chất người, tức là mức độ tự nhiên được con người khai
thác, cải tạo thì có thể xét trình độ văn hóa chung của con người (C.Mác). Tuy
nhiên, quá trình hình thành và phát triển của các dạng thức văn hóa là khơng
2


thuần nhất, mà có sự đan cài phức tạp giữa truyền thống và hiện đại, giữa bản địa

và ngoại lai, giữa cưỡng bức và tự nguyện.
Đó cũng chính là quy luật của hình thành văn hóa tộc người. Sự vận động
về mặt vật chất và tinh thần của chủ thể tộc người luôn luôn gắn với thời gian và
không gian cụ thể. Quá trình quan hệ với tự nhiên và xã hội, các tộc người đã
sáng tạo những sản phẩm có giá trị, đồng thời qua đó thể hiện mình trước tự
nhiên và xã hội. Văn hóa chính là sự thể hiện mình theo một cách riêng, trong
điều kiện cụ thể của một chủ thể văn hóa. Trong trường hợp này, một trong
những định nghĩa văn hóa sau đây đáp ứng được các ý nghĩa khi tiếp cận nghiên
cứu văn hóa tộc người: “Văn hóa là tổng thể sống động của các hoạt động sáng
tạo trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ, các hoạt động sáng tạo ấy đã hình
thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu-những yếu tố xác
định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”. Trong mối liên hệ với văn hóa tộc người,
văn hóa trước hết là những sáng tạo giá trị mang tính nhân sinh, là yếu tố để phân
biệt đặc tính riêng của các cộng đồng dân tộc.
Từ sự phân tích trên đây, khái niệm văn hóa tộc người được hiểu như sau:
Văn hóa tộc người là tổng thể sống động các giá trị văn hoá vật thể và phi
vật thể do các cộng đồng tộc người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử, thể hiện
bản sắc tộc người, là bộ phận hữu cơ của văn hóa quốc gia.
Có thể tham khảo một định nghĩa khác: Văn hóa tộc người là tồn bộ những
giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể do các cộng đồng tộc người sáng tạo ra trong
quá trình sinh tồn và phát triển, gắn với môi trường tự nhiên và xã hội, nó phản ánh
những đặc điểm trong tư duy và lao động sáng tạo của các tộc người trong các giai
đoạn phát triển với các thông tin về nội hàm và ngoại diên phản ánh sự vận động
nội tại và trong mối quan hệ văn hóa ở cấp độ tộc người và quốc gia.

3


Dù cách thức diễn đạt khác nhau, nhưng nói đến văn hóa tộc người là nói
đến giá trị; các giá trị do cộng đồng tộc người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử; là

căn cứ quan trọng để phân biệt tộc người; là bộ phận cấu thành văn hóa quốc gia.
Sắc thái văn hóa tộc người được thể hiện trên ba cấp độ: văn hóa tộc người,
văn hóa nhóm ngơn ngữ - tộc người và văn hóa nhóm địa phương của tộc người
(Ngơ Đức Thịnh). Văn hóa tộc người thể hiện sống động toàn bộ cuộc sống của
một cộng đồng tộc người trong suốt quá trình lịch sử. Trong mối liên hệ hữu cơ
giữa các yếu tố, ý thức tự giác tộc người thể hiện sâu sắc bản sắc văn hóa tộc
người, khơng chỉ ở tộc danh mà cịn là những nét đặc thù về phong cách sống,
sinh hoạt, ứng xử và quan niệm giá trị. Nói đến văn hóa tộc người là nói đến
những khía cạnh tiêu biểu của tộc người đó tạo những nét khác biệt với văn hóa
tộc người khác. Văn hóa tộc người vừa là cái bên ngồi vừa là cái bên trong của
tiến trình vận động và phát triển tộc người.
1.2. Các dạng thức cơ bản của văn hóa tộc người
Dạng thức chính là sự tồn tại của sự vật, hiện tượng bằng những hình thức,
cách thức nhất định. Sự phân biệt các dạng thức văn hóa thường căn cứ vào các
góc độ tiếp cận về tính hệ thống, tính giá trị, hình thức tồn tại của văn hóa hay cơ
sở của sáng tạo văn hóa.... Nhà nghiên cứu văn hóa Ngơ Đức Thịnh phân chia các
dạng thức văn hóa ở Việt Nam như sau:
- Văn hóa cộng đồng (bao gồm văn hóa tộc người; văn hóa quốc gia; văn
hóa làng; văn hóa gia đình, gia tộc và dịng họ; văn hóa tơn giáo tính ngưỡng; văn
hóa nghề nghiệp);
- Văn hóa cá nhân;
- Văn hóa vùng lãnh thổ;
- Văn hóa sinh thái...

4


Theo quan điểm trên, văn tộc người là một trong sáu dạng thức quan trọng
của văn hóa cộng đồng. Quan điểm này cũng phân chia văn hóa tộc người Việt
Nam thành các dạng thức dựa trên căn cứ chính là theo nhóm ngơn ngữ:

- Nhóm Việt - Mường
- Nhóm Mơn-Khơme
- Nhóm Tày-Thái
- Nhóm Nam Đảo (Austronnésien)
- Nhóm Hmơng-Dao
- Nhóm Tạng-Miến
- Nhóm ngơn ngữ Hán....
Từ căn cứ phân chia này, biểu hiện cụ thể của dạng thức văn hóa tộc người
sẽ được nghiên cứu trên các phương diện: Chủ nhân văn hóa tộc người là ai?
Khơng gian sinh sống và sinh hoạt kinh tế? Những sáng tạo thể hiện ở giá trị văn
hóa vật chất và văn hóa tinh thần? Văn hóa tộc người được nhìn nhận trong mối
quan hệ giữa chủng tộc - ngơn ngữ và văn hóa. Những nội dung này sẽ được trình
bày cụ thể trong phần nghiên cứu về văn hóa tộc người của Việt Nam.
Cũng có thể phân chia các dạng thức văn hóa tộc người dựa trên căn cứ về
nhu cầu và hình thức tồn tại của các sản phẩm sáng tạo. Văn hóa tộc người sẽ
được phân chia dưới hai dạng thức: Văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của
tộc người. Đây là những giá trị cơ bản của văn hóa tộc người, kết quả tư duy và
lao động sáng tạo của các cộng đồng tộc người trong quá trình lịch sử tồn tại và
phát triển.
Về dạng thức văn hóa vật thể của tộc người, có thể đồng tình với quan
niệm:
Văn hóa vật thể được là những giá trị văn hóa do các cộng đồng tộc người
sáng tạo nhằm thỏa mãn các nhu cầu ăn, ở, mặc, đi lại, lao động, sinh hoạt gia

5


đình và cộng đồng..., có kết cấu vật chất khơng gian ba chiều mà chúng ta có thể
cầm nắm, cân, đong, đo đếm...được.
Theo định nghĩa này, biểu hiện của dạng thức văn hóa vật thể trong đời

sống của các cộng đồng tộc người rất đa dạng và phong phú, bao gồm các sáng
tạo nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của con người và cộng đồng. Về cơ bản, các
giá trị sáng tạo là tương đồng, song có sự phân biệt bản sắc cá tính tộc người biểu
hiện trong tư duy kỹ thuật canh tác, loại hình kinh tế-văn hóa, tư duy thẩm mỹ....
Dạng thức văn hóa phi vật thể được quan niệm:
Văn hóa phi vật thể là một dạng tồn tại (hay thể hiện) của văn hóa khơng
phải dưới dạng vật thể có hình khối tồn tại trong khơng gian và thời gian, mà nó
tiềm ẩn trong trí nhớ, tập tính, hành vi, ứng xử của con người và thông qua các
hoạt động sống của con người trong sản xuất, giao tiếp xã hội trong hoạt động tư
tưởng và văn hóa-nghệ thuật mà thể hiện ra khiến người ta nhận biết được sự tồn
tại của nó. Văn hóa phi vật thể của tộc người theo quan niệm này, bao gồm các
giá trị về cơ cấu, tổ chức xã hội (gia đình, dịng họ, cộng đồng...); những giá trị
tín ngưỡng, tôn giáo đáp ứng nhu cầu tâm linh; những giá trị văn học, nghệ thuật;
giá trị về tri thức dân gian...
Sự phân chia các dạng thức văn hóa tộc người có ý nghĩa quan trọng trong
nghiên cứu giá trị, bản sắc văn hóa tộc người, đặc biệt nghiên cứu mối quan hệ
giữa văn hóa tộc người trong q trình hình thành và phát triển nền văn hóa quốc
gia dân tộc.
1.3. Chức năng tộc người của văn hoá
Chức năng tộc người của văn hố có thể khái qt lại trong sáu từ, đó là
bảo tồn, chọn lọc và điều tiết các giá trị văn hố tộc người. Ngồi việc duy trì sự
tồn tại của tộc người, theo chúng tôi, chức năng tộc người của văn hố cịn có ba
nhiệm vụ sau:

6


Thứ nhất, chức năng tộc người của văn hố có nhiệm vụ bảo tồn bản sắc
văn hoá tộc người để chống lại những ảnh hưởng có tính áp đặt hoặc có tính lấn
át. Các tộc người đã bảo lưu những giá trị văn hố truyền thống của tộc người

mình trong các pho truyền 7 thuyết, các bộ sử thi, các áng truyện thơ và kho tàng
tục ngữ, ca dao, dân ca…, với các tác phẩm đặc sắc như Khảm hải, Nam Kim Thị
Đan của người Tày; Đẻ đất đẻ nước của người Mường; Sóng chụ xon sao của
người Thái; Đam San, Xing Nhã của người Ê-đê ... và ngay trong cả những tín
ngưỡng, lễ hội dân gian …. Hơn nữa, tộc người Kinh (Việt) với khả năng tiếp
nhận và khả năng lan toả của văn hoá tộc người chủ thể đã bảo lưu những giá trị
văn hoá tộc người trong sự gắn kết văn hố dân tộc. Vì “văn hố Việt do khả
năng thâu nhận cao nên cũng có độ lan tỏa và ảnh hưởng đối với văn hoá tộc
người khác trong phạm vi quốc gia Việt Nam”. Chức năng tộc người của văn hố
làm cho văn hố khơng bị đứt mạch. Chức năng tộc người của văn hoá cũng là
nền tảng để trên cơ sở đó tiếp thu những cái mới.
Thứ hai, chức năng tộc người của văn hoá cịn làm nhiệm vụ chọn lọc các
yếu tố văn hố ngoại tộc để làm giàu thêm cho văn hoá tộc người. Tìm ra được
các tín hiệu văn hố mang tính đặc trưng tộc người bằng phương pháp giải mã
văn hoá các biểu tượng văn hoá dân gian sẽ giúp chúng ta nhận diện rõ hơn chức
năng tộc người của văn hoá trong việc "chọn lọc" theo hai tiêu chuẩn: Một là,
chọn lọc phải là những cái mới, cái có ý nghĩa phát triển chứ không phải là cái lạ.
Cái lạ có khi chính lại là cái cản trở. Ngay vấn đề văn hoá trong xã hội hiện đại
đã cung cấp nhiều bằng chứng của sự chọn lọc văn hoá. Hiện tượng nhạc Rock,
đó là cái mới có ý nghĩa phát triển, làm cho con người nhất là giới trẻ trở nên
năng động hơn, đáp ứng được lối sống hiện đại. Nhưng hiện tượng "lắc" lại là cái
lạ có ý nghĩa kìm hãm làm suy thối thể chất và tinh thần. Dưới góc độ nghiên
cứu xã hội học và văn hố học thì nó cịn làm băng hoại cả một thế hệ nếu như
không được ngăn chặn kịp thời. Hai là, chọn lọc những cái có thể tạo nên sự hài
7


hoà, hội nhập một cách tự nhiên. Để làm rõ ý này, chúng tơi muốn mượn một
hình ảnh trong y học để so sánh. Khi được cấy ghép một bộ phận nào trong cơ
thể, điều đó có nghĩa là, con người phải tạo ra một sức đề kháng để dung nạp,

tiếp nhận và cũng để đào thải những yếu tố lạ không thể cùng chung sống được.
Biện chứng của tự nhiên và biện chứng của xã hội đều thể hiện những nguyên lý
đó. Nhưng có điều là trong biện chứng xã hội thì sự ẩn tàng nhiều chứ khơng lộ
sáng, không dễ nắm bắt.
Thứ ba, chức năng tộc người của văn hố ln giữ vai trị điều tiết đời
sống văn hoá cộng đồng vừa tương đồng ổn định bền vững vừa giao lưu hội nhập
và phát triển. Văn hoá tộc người giữ vai trị vơ cùng quan trọng trong việc khẳng
định bản sắc văn hố dân tộc. Nếu nói “văn hoá là sự bộc lộ đặc thù của lối sống,
hành vi ứng xử của các dân tộc riêng biệt, phương thức cảm nhận thế giới đặc
biệt của nó trong huyền thoại, truyền thuyết, hệ thống tín ngưỡng, tơn giáo bằng
sự định hướng giá trị đã mang lại ý nghĩa cho sự tồn tại của con người” thì văn
hố tộc người nằm trong chính hệ quy chiếu đó. Một nền văn hố bao giờ cũng
hàm chứa nhiều yếu tố, trong đó yếu tố văn hoá tộc người là một trong những yếu
tố quan trọng của nền văn hố có nhiều thành phần tộc người như nền văn hố
Việt Nam.
Đó là nền văn hố có cội nguồn và bản sắc riêng của ba phức thể văn hoá lúa
nước với ba yếu tố: văn hoá rừng núi, văn hoá đồng bằng, văn hoá biển, yếu tố
đồng bằng tuy có sau nhưng lại đóng vai trị chủ thể. Như vậy, nền văn hố riêng
của mỗi tộc người đã trở thành những thành phần hữu cơ của nền văn hoá Việt
Nam qua sự liên kết và điều tiết của chức năng tộc người của văn hố thơng qua
sự giao lưu tiếp biến văn hố giữa các tộc người.

8


CHƯƠNG II
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VĂN HÓA TỘC NGƯỜI VÀ
THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA TỘC NGƯỜI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Tác động của tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế

Q trình tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tạo ra một
sân chơi chung, trong đó sự phát triển của các các quốc gia về kinh tế, xã hội và
văn hóa có sự gắn kết với sự phát triển của khu vực và thế giới. Dù muốn hay hay
không, dù nhìn từ góc độ nào, thì văn hóa quốc gia cũng như văn hóa tộc người
đều bị ảnh hưởng, chi phối của q trình đó.
Có thể thấy một mặt, sự tác động của tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế
đang mở ra cho mỗi quốc gia dân tôc cơ hội để khai thác những gì tốt nhất cho sự
phát triển. Đây cũng là cơ hội để văn hóa mỗi dân tộc tự khẳng định mình. Khơng
thể phủ nhận được sự làm giàu văn hóa nhân loại từ những bản sắc văn hóa của
từng dân tộc và từng tộc người, khi những di sản văn hóa riêng đó được
UNESCO cơng nhận di sản văn hóa thế giới. Q trình đó cũng đang tạo điều
kiện cho mỗi quốc gia, dân tộc cơ hội tiếp nhận chuyển giao về khoa học công
nghệ phục vụ cho sáng tạo, bảo quản, quảng bá văn hóa, phát triển cơng nghiệp
văn hóa… Nhưng mặt khác cũng cho thấy, tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế cũng đưa đến nguy cơ làm xói mịn, thậm chí triệt tiêu sự khác biệt văn hóa
dân tộc. Sự cảnh báo hãy coi “xâm lăng về văn hóa là sự xâm lăng cuối cùng và
triệt để nhất” không là ngoại lệ đối với dân tộc quốc gia nào.
Trong bối cảnh đó, văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng đang
diễn ra một quá trình hội nhập giữa văn hóa truyền thống và hiện đại, giữa văn
hóa tộc người và văn hóa quốc gia, văn hóa quốc tế rất mạnh mẽ và rộng khắp.
Dù chậm so với vùng xuôi, vùng đô thị, nhưng đời sống kinh tế của đồng bào dân
tộc thiểu số đang ngày một được cải thiện. Điều đó tạo cơ sở cho sự biến đổi

9


trong đời sống văn hóa. Về mặt tích cực, đồng vào dân tộc đã có điều kiện để tiếp
nhận tinh hoa văn hóa nhân loại, loại bỏ những hủ tục, lạc hậu, thay vào đó các
yếu tố văn hóa mới, hiện đại.
Có thể thấy văn hóa các dân tộc thiểu số nước ta đang vận động, biến đổi

theo các xu hướng:
- Xu hướng giao lưu văn hóa giữa các tộc người. Trước hết, đó là sự biến
đổi trong phân bố dân cư giữa các tộc người thiểu số. Nhiều vùng đồng bào dân
tộc trên cả nước ta hiện nay, rất ít có làng thuần nhất chỉ có một tộc người cư trú,
mà thường là cộng cư, xen kẽ. Điều đó đã và đang tạo ra những biến đổi về văn
hóa tộc người sâu sắc.
- Xu hướng chịu ảnh hưởng của hội nhập và văn hóa hiện đại. Sự giao lưu
văn hóa này diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các mặt, từ văn hóa sản xuất, khoa học
cơng nghệ, kiến trúc nhà cửa, sinh hoạt, ẩm thực, trang phục… đến việc đón nhận
các giá trị văn hóa hiện đại.
- Xu hướng đồng hóa về văn hóa. Thực ra, đồng hóa văn hóa cũng là vấn
đề có tính quy luật trong tiến trình của các tộc người, có cả đồng hóa tự nhiên và
đồng hóa cưỡng bức. Trái với sự áp đặt của đồng hóa cưỡng bức, đồng hóa tự
nhiên là q trình tiếp nhận văn hóa một cách tự nguyện giữa các tộc người có
trình độ phát triển cao hơn, để hồn thiện, nâng cao văn hóa của tộc người mình.
- Xu hướng mai một, đứt gãy văn hóa. Đây là xu hướng biến đổi văn hóa
truyền thống của các tộc người theo hướng suy thoái, nghèo nàn đi. Nhiều giá trị
văn hóa tộc người bị mai một, đứt gãy, tạo nên sự hẫng hụt mai một văn hóa.
- Xu hướng phục hồi văn hóa truyền thống. Xu hướng này cũng diễn ra tất
yếu, do nhu cầu của chủ thể sáng tạo, do tác động của các yếu tố khách quan.
2.2. Quan điểm quốc tế về đa dạng văn hóa
Năm 2001, UNESCO - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thế giới
đã đã đưa ra những quan điểm quan trọng về Đa dạng văn hóa, Văn hóa và phát
triển, Văn hóa và bản sắc. Bản chất của đa dạng văn hố là khẳng định tơn trọng
bản sắc văn hoá dân tộc thống nhất trong văn hoá chung của nhân loại. Đa dạng

10


văn hố là chấp nhận có các nền văn hố khác nhau trên thế giới, tức là đề cập

đến vấn đề bản sắc từ cấp độ quốc gia, dân tộc, nhóm tộc người, nhóm xã hội đến
cấp độ cá thể (nhân cách).
Nguyên Tổng Giám đốc UNESCO, F.Mayor đã nhấn mạnh: “Kinh nghiệm
của hai thập kỷ qua cho thấy rằng trong mọi xã hội ngày nay, bất luận ở trình độ
phát triển kinh tế nào hoặc theo xu hướng chính trị nào, văn hóa và phát triển là
hai mặt gắn liền với nhau (...). Hễ nước nào tự đặt ra cho mình mục tiêu phát
triển kinh tế mà tách rời mơi trường văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra những mất
cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hóa và tiềm năng sáng tạo của
nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều. Một sự phát triển chân chính địi hỏi phải sử
dụng một cách tối ưu nhân lực và vật lực của mỗi cộng đồng. Vì vậy phân tích
đến cùng, các trọng tâm, các động lực và các mục đích của phát triển phải được
tìm trong văn hóa (...). Từ nay trở đi văn hóa cần coi mình là một nguồn bổ sung
trực tiếp cho phát triển và ngược lại phát triển cần thừa nhận văn hóa giữ một vị
trí trung tâm, một vai trị điều tiết xã hội...”.
Quan điểm trên đây cho thấy văn hóa là đối thoại, là sự xâm nhập, đan xen,
trao đổi, tác động qua lại và có chút pha trộn giữa các yếu tố nội sinh và ngoại
sinh. Khơng có nền văn hóa nào trên thế giới lại tuyệt đối đơn lẻ, thuần khiết và
không bị ảnh hưởng bởi bất cứ nền văn hóa nào khác. Sự vận động, biến đổi của
văn hóa tộc người là quy luật khách quan. Khơng vận động, biến đổi cũng là
đồng nghĩa với sự suy thoái. Phải nhận thức đúng để hạn chế những mặt tiêu cực.
Việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các dân
tộc trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong xu thế hội nhập là
vấn đề lớn, phù hợp với định hướng bảo vệ di sản văn hóa của Đảng và Nhà nước
ta. Làm thế nào để vừa bảo tồn nhưng vẫn phải duy trì được sự phát triển theo xu
hướng tiến bộ của xã hội, bảo vệ văn hóa truyền thống trong nền văn minh công
nghiệp. Bảo vệ, bảo tồn nhưng vẫn phải bảo đảm cho những chủ thể ở đây được
hòa nhập, được hưởng thụ những thành quả mà xã hội đem lại.
2.3 Thực trạng biến đổi giá trị văn hóa tộc người

11



Sự biến đổi văn hóa tộc người ở nước ta mới được xét ở ba phương diện
chủ yếu: ngôn ngữ tộc người, văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể.
2.3.1. Sự biến đổi của ngôn ngữ tộc người
Trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế tồn diện hiện nay, sự biến
đổi văn hóa các dân tộc trước hết là biến đổi về ngôn ngữ tộc người. Nhiều cơng
trình nghiên cứu cho rằng, có ba phương thức chủ yếu tác động đến sự thay đổi
này, đó là: chính sách, truyền thơng và thị trường.
Cũng như các dân tộc khác đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, dân
tộc Thái cũng đang đứng trước nguy cơ mất ngơn ngữ mẹ đẻ - một trong ba tiêu
chí quan trọng của sự tồn tại tộc người và văn hóa tộc người. Từ lâu và hiện tại,
do chính sách ngôn ngữ của Nhà nước, song ngữ (tiếng Kinh và tiếng dân tộc)
được giảng dạy trong nhà trường cho học sinh dân tộc thiểu số từ lớp 1, hiện tại
học sinh người dân tộc còn được học từ lớp mầm non. Tiếng Kinh được xác định
là tiếng phổ thông và được sử dụng làm ngơn ngữ hành chính. Sự biến đổi về
ngôn ngữ tộc người như hiện nay sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình sáng tạo, trao
truyền và hưởng thụ văn hóa của đồng bào.
Học sinh khơng những học tiếng phổ thông, mà đội ngũ giáo viên là người
dân tộc cũng có số lượng rất ít. Tuy Nhà nước ta đã có chủ trương bổ sung đội
ngũ trợ lý ngôn ngữ cho các trường tiểu học, nhưng kết quả vẫn hạn chế và thực
tế chưa đáp ứng được yêu cầu. Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có chương trình xây
dựng chữ viết cho các tộc người, chữ viết này được đưa vào giảng dạy từ tiểu
học. Trên thực tế, chương trình này đã hạn chế phần nào hiện tượng phổ thơng
hóa về ngơn ngữ, và cũng tạo điều kiện cho người dân sáng tạo văn hóa nghệ
thuật, bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình… Điều
đáng nói đây chỉ mới là chương trình thử nghiệm, chưa phổ biến.
Cùng với chính sách ngôn ngữ của Nhà nước như đã nêu trên đây, truyền
thơng cũng có tác động khơng nhỏ. Trên các hệ thống thông tin đại chúng ở nước
ta, tiếng phổ thông được dùng để chuyển tải các thông tin vẫn là ngôn ngữ chủ

yếu. Tiếng các dân tộc thiểu số mới chỉ được sử dụng còn, rất hạn chế trong các

12


chương trình phát thanh, truyền hình của Trung ương và địa phương. Hơn nữa,
chỉ có một số tiếng các dân tộc là được lựa chọn và sử dụng trong các chương
trình truyền thơng. Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước việc
phủ sóng hầu khắp của phát thanh và truyền hình đã tăng cường tính tiếp cận
thơng tin của người dân, nhưng vì ngơn ngữ truyền thơng bằng tiếng các dân tộc
cịn q ít, nên cũng hạn chế đến bảo tồn giá trị văn hóa các dân tộc.
Quá trình phát triển kinh tế thị trường của đất nước cũng tạo điều kiện cho
người dân của các dân tộc thiểu số tiếp cận với những thông tin, dịch vụ kinh
tế và văn hóa, nhưng việc giao dịch chủ yếu trên thị trường vẫn bằng tiếng phổ
thông. Khi trao đổi hàng hóa, hầu hết người dân tộc thiểu số, đặc biệt là bà con
nông dân vẫn phải sử dụng tiếng Kinh.
Mặt hạn chế của thực tế này cũng ảnh hưởng lớn đến việc bảo tồn, phát
huy giá trị văn hóa các dân tộc.
2.3.2. Biến đổi về văn hóa vật thể
Cùng với biến đổi về ngôn ngữ, sự biến đổi văn hóa vật chất của các dân
tộc thiểu số dễ nhận thấy nhất là về kiến trúc nhà ở, trang phục và tập quán ăn
uống…
Về nhà ở: Trong vài chục năm trở lại đây, xuất hiện xu hướng trong đời
sống các dân tộc, đó là bỏ nhà sàn, làm nhà đất, nhà ngói, nhà tầng... như nhà của
người Kinh. Hoặc vẫn làm nhà sàn, nhưng có cải tiến. Hoặc trong một gia đình,
làm cả nhà đất và nhà sàn. Nhiều nơi, ngói hố nhà ở đã trên 50%. Nhiều dân tộc
thiểu số có tập qn làm nhà Rơng, nhà Gươi (nơi sinh hoạt văn hoá và dạy nghề
truyền thống của cộng đồng), nhưng giờ đây, tập quán đó đang bị thay đổi. Qua
khảo sát khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên Việt Nam, hiện tại có 625 làng thuộc
77/79 xã, phường, thị trấn của 7 huyện, thị, nhưng chỉ còn có 265 nhà Rơng,

trong đó chỉ 40% mang ít nhiều những nét truyền thống. Thực tế việc làm nhà
truyền thống bằng gỗ đắt hơn nhà xây, vì gỗ ngày càng khan hiếm. Trong khi làm
nhà xây như người Kinh thì vật liệu thuận tiện và rẻ hơn nhiều.

13


Về trang phục: Việc chối bỏ trang phục truyền thống của dân tộc mình từ
lâu đã trở thành hiện tượng phổ biến của các dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc
sinh sống ở vùng thấp. Một số dân tộc và những người già vẫn sử dụng trang
phục truyền thống hàng ngày, một số khác, chỉ dùng trong những ngày lễ hội, tết.
Có nơi, trong ngày cưới, cả cơ dâu và chú rể đem theo một bộ trang phục truyền
thống, để trước lúc bước qua cửa nhà chồng (hoặc vợ) thì mặc vào khi đứng trước
bàn thờ tổ tiên (theo phong tục). Sau khi làm lễ trình diện trước bàn thờ tổ tiên
xong, họ lại thay âu phục. Nhiều đám cưới, cả cô dâu và chú rể đều không sử
dụng trang phục dân tộc, mà ăn mặc hoàn toàn theo lối “tây hóa”.
Cũng có trường hợp, do trao đổi hàng hố, nên trong trang phục có hiện
tượng ảnh hưởng giữa các dân tộc. Ví dụ, ở vùng Tây Bắc Việt Nam, trang phục
của nhiều dân tộc chịu ảnh hưởng sâu sắc của người Thái. Tại tỉnh Đắc Lắc, nơi
có nghề dệt cổ truyền của những dân tộc thiểu số, nhưng trang phục truyền thống
giờ đây đã trở thành hiếm hoi. Đến nỗi khi tổ chức một lễ hội truyền thống rất lớn
- là lễ hội đâm trâu, Ban tổ chức đã phải mượn trang phục truyền thống của nhà
văn hố tỉnh. Biến đổi trong trang phục có nhiều ngun nhân. Chưa kể đến
nguyên nhân tâm lý, kinh tế thị trường đã đáp ứng nhu cầu trang phục truyền
thống may sẵn bằng vải màu thay cho may bằng vải dệt và thêu hoa văn truyền
thống, giá cả rẻ hơn nhiều. Hơn nữa trang phục như người Kinh cũng giản tiện,
dễ mua bán.
Về ăn uống: Những năm gần đây, lĩnh vực này đã có sự thay đổi cơ bản.
Điều này được thể hiện qua các loại thực phẩm được chọn để tạo đồ ăn, thức
uống và cách chế biến cũng như tập tục ăn uống. Các cư dân Tày, Thái, trước đây

chủ yếu ăn xôi nếp, nay chuyển sang ăn cơm tẻ. Một bộ phận khơng ít cư dân
trước đây khơng ăn thịt chó, thịt trâu thì nay đã dùng phổ biến. Các loại gia vị và
thực phẩm công nghiệp, như mì chính, bột canh, mì ăn liền… ngày càng được
dùng phổ biến. Trong khi đó nhiều món ăn và một số loại bánh đã khơng cịn nữa,
hoặc chỉ xuất hiện trong những dịp lễ, tết.

14


Sự biến đổi này cũng có nguyên nhân do kinh tế phát triển, đời sống đồng
bào được nâng cao, nhất là về nhu cầu lương thực, thực phẩm. Kinh tế thị trường
đã tạo điều kiện cho sự trao đổi hàng hóa đa dạng hơn. Mặt khác, cũng có sự tác
động do mở rộng giao lưu giữa các dân tộc về mọi phương diện, dẫn đến ảnh
hưởng qua lại cả hai bên đối với nhiều lĩnh vực văn hóa trong đó có tập qn ăn
uống.
2.3.3. Biến đổi về văn hố phi vật thể
So với văn hoá vật thể, sự biến đổi trong văn hoá phi vật thể diễn ra tương
đối chậm hơn. Tuy vậy, trước sự tác động của kinh tế thị trường và truyền thơng
tồn cầu, trong phong tục tập quán, lễ hội, văn học dân gian… đã có thay đổi khá
rõ nét.
Về phong tục tập quán: Nhiều hủ tục lạc hậu, có ảnh hưởng đến sản xuất
và sức khoẻ cộng đồng đã bị bãi bỏ dần dần (ví dụ như: tục lệ quàn xác người
chết trong nhà lâu ngày, tổ chức ma chay linh đình, thách cưới quá nặng…).
Nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp được coi trọng và khuyến khích (ví dụ: tổ chức
mừng thọ, cầu sức khoẻ cho người già, mừng trẻ sơ sinh tròn ngày, đầy tháng…
trở thành mối quan tâm chung của cộng đồng làng bản. Việc cưới xin, ma chay có
lúc bị thương mại hố, nên thường tổ chức linh đình với hàng trăm mâm cỗ. Số
tiền thách cưới có khi rất cao, đã trở thành gánh nặng cho các gia đình, nhất là
những người nghèo.
Về văn hoá dân gian: Trước hết là các lễ hội dân gian. Các lễ hội này có vị

trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần các dân tộc thiểu số. Tổ chức lễ
hội là dịp sinh hoạt cộng đồng, có tác dụng giải toả tinh thần, gắn kết các thành
viên, đoàn kết trong họ, trong bản. Các dân tộc Việt Nam có rất nhiều lễ hội. Ví
dụ: hội hạn khuống của người Thái, hội pồn pơơng (chơi hoa) của người Mường,
hội sản sán (còn gọi là gàu tào) của người Hmông, hội cầu mưa của người Pà
Thẻn, hội trở về cội nguồn của người Lô Lô, hội roóng poọc của người Giáy, lễ
bỏ mả của một số dân tộc vùng Trường Sơn - Tây Nguyên.

15


Gần đây, các lễ hội được khôi phục và tổ chức hàng năm, thu hút khá nhiều
dân tộc các bản làng đến tham dự. Nhưng đáng tiếc, có khá nhiều lễ hội đã bị mất
đi, hoặc khơng cịn ngun ý nghĩa ban đầu của nó. Phần lớn các lễ hội ngày càng
bị đơn giản hoá và hiện đại hoá, thậm chí là hội nào cũng na ná giống nhau, ít hấp
dẫn. Người trẻ biết rất ít về các lễ hội.
Có hiện tượng thâm nhập những yếu tố văn hoá ngoại lai tiêu cực ngoài ý
muốn của cộng đồng đang làm xói mịn đi yếu tố truyền thống. Trước 1945, ở
Việt Nam, chỉ một vài dân tộc thiểu số có chữ viết riêng, như: Thái, Dao, Tày, Ê
đê, Ba na... Còn hơn một nửa dân tộc thiểu số chưa có chữ viết. Vì thế nền văn
hố của các dân tộc chủ yếu là truyền miệng. Người già kể truyện cổ tích, đọc
thơ, kể sử thi cho con cháu nghe. Các tác phẩm văn học dân gian được giữ gìn và
lưu truyền theo con đường này.
Trong những thập kỷ gần đây, nhờ có sự phát triển của các phương tiện
thơng tin đại chúng, nhiều hình thức sinh hoạt văn hố mới, như: nghe đài, xem
phim, xem các chương trình truyền hình... đã trở thành nhu cầu phổ biến của đại
đa số cư dân. Việc sinh hoạt và trao truyền các giá trị văn hố như trước đây
khơng cịn hấp dẫn nữa. Lớp trẻ đã dần quen với những hình ảnh “chú mèo
máy Đô rê môn”, với “thuỷ thủ mặt trăng”, “chuột Mickey”... mà không thể biết
đến nàng Slao cải, chàng Báo luông và những nhân vật khác trong truyện cổ tích

của dân tộc mình.
Về các làn điệu dân ca: Mỗi dân tộc đều có những làn điệu dân ca riêng
của mình với nhiều bài hát khác nhau. Phần lớn là những bài ca trữ tình, ca ngợi
tình yêu quê hương đất nước, tình u nam nữ. Người Tày có then, lượn (lượn
slương, lượn cọi, lượn nàng ới), phong slư, phuối pác, phuối rọi, cị lẩu, vén eng.
Người Mường có thường rang. Người Hmơng có gầu phềnh. Người Dao có páo
dung. Người Sán Chay có slình ca. Người Sán Dìu có soọng cơ... Xưa kia, hát
dân ca, nhất là hát giao duyên và hát ru là khá phổ biến trong đời sống hàng ngày.
Nhưng ngày nay, các bài hát cổ truyền đã dần dần mai một, thậm chí nhiều nơi,
các chị khơng cịn biết hát ru nữa.

16


Ở khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên Việt Nam, trường ca (còn gọi sử thi)
là nét độc đáo trong văn học dân gian. Những trường ca được lưu truyền bằng
hình thức sinh hoạt đặc sắc là kể khan, thì giờ đây sinh hoạt kể sử thi hầu như
khơng cịn tồn tại trong đời sống thường ngày của cộng đồng dân tộc. Nhiều
người thường xuyên nghe hát dân ca qua máy thu thanh, hay xem ở các chương
trình truyền hình. Các cô gái, chàng trai người dân tộc thiểu số đến chợ tình
thường mang theo cassette (phiên âm là cát-xét) phát ra tiếng khèn, hay những
làn điệu dân ca tỏ tình, thay cho chính mình hát.
Về các loại nhạc cụ: Nhiều dân tộc có hàng chục loại nhạc cụ khác nhau.
Ví dụ người Khơ Mú có mbring, rbang, thằm đao đao, đàn mơi, pi tơm, phi tot,
tịn mu, tót mạ boi, ho rơ, sừng cum, brưng tnếch... Người Tây Nguyên có dàn
cồng chiêng - đã được cơng nhận di sản văn hoá thế giới. Các loại nhạc cụ được
phục vụ chủ yếu cho các hoạt động tơn giáo, tín ngưỡng và cả trong đời sống
hàng ngày. Hiện nay, nhiều loại nhạc cụ dân tộc đã bị mai một, người biết sử
dụng nhạc cụ dân gian cũng ngày càng ít hơn. Theo tài liệu khảo sát ở tỉnh Lào
Cai: chỉ có 48% nam thanh niên biết sử dụng sáo ngang, 38% biết sử dụng sáo

dọc; 75% nữ thanh niên biết sử dụng khèn lá và 46% biết sử dụng đàn môi. Có
tới 63% học sinh con em dân tộc Hmơng ở trường phổ thông dân tộc nội trú của
tỉnh không biết múa khèn... Sự tác động của kinh tế thị trường cũng đã biến nhiều
nhạc cụ dân tộc trở thành hàng hoá được bày bán tại các quầy hàng phục vụ
khách du lịch. Còn những nhạc cụ hiện đại, như ghi- ta, oóc-gan... đang dần thay
thế các nhạc cụ dân gian.
Thực tế trên cho thấy q trình tồn cầu hóa và hội nhập đã và đang
tác động sâu sắc đến sự phát triển bền vững văn hóa của các dân tộc thiểu số.
Về mặt tích cực, q trình đó đã tạo nên sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ chưa từng
có trong lịch sử đất nước nói chung, ở Điện Biên nói riêng. Kết quả khơng thể
phủ nhận là văn hóa của các dân tộc phong phú hơn. Trong văn hóa mỗi dân tộc
đều in dấu ảnh hưởng của văn hóa dân tộc khác. Điều đáng nói là sự biến đổi này
hồn tồn tự nguyện, khơng xảy ra xung đột văn hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những

17


mặt tích cực, sự xói mịn thậm chí nguy cơ mất đi giá trị và bản sắc văn hóa của
các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc thiểu số. Chính điều này đang làm giảm đa
dạng trong nền văn hóa quốc gia, văn hóa vùng, và sự phát triển bền vững văn
hóa các dân tộc.
CHƯƠNG III
NHỮNG KHUYẾN NGHỊ, ĐỊNH HƯỚNG TRONG BẢO TỒN,
PHÁT HUY VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ HIỆN NAY
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tộc người trong điều kiện hiện nay là
tạo điều kiện, khai thác những nhân tố nội lực của sự phát triển. Việt Nam cũng
như nhiều quốc gia, trong tiến trình đổi mới, hội nhập và phát triển của mình,
khơng thể khơng quan tâm đến phát triển văn hố trong mối quan hệ với các nước
trên thế giới và trong khu vực Đơng Nam Á. Có thể nói, chính ý chí chính trị và
sự thống nhất trong đa dạng văn hoá đang là điều kiện quan trọng, để một nhóm

nước có thể cùng nhau xây dựng một cộng đồng ổn định, hồ hợp, trong q trình
hội nhập phát triển hiện nay.
Cần quán triệt những định hướng bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc
thiểu số trong giai đoạn hiện nay:
Thứ nhất, vấn đề bảo tồn, phát triển văn hóa tộc người cần phải xuất phát
từ nhận thức về vai trị của văn hóa trong q trình phát triển. Văn hóa phải được
xác định là trụ cột quan trọng sau kinh tế, môi trường và xã hội. Mọi sự phát triển
phải vì con người, cho nên phát triển phải được định hướng bằng giá trị. Điều đó
cũng đồng nghĩa với vai trị của văn hóa là hệ điều tiết đối với phát triển xã hội.
Nghiên cứu bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số để phát huy vai
trị giá trị văn hóa các tộc người là hệ điều tiết, mục tiêu, động lực của sự phát
triển các tộc người, phát triển quốc gia.
Thứ hai, bảo tồn, phát triển văn hóa các tộc người là nhiệm vụ quan trọng
trong quá trình xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bản sắc.
Các dân tộc cùng chung sống trên đất nước ta đều có những giá trị và sắc thái văn
hóa riêng. Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn

18


hóa Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc, là cơ sở để giữ vững sự bình
đẳng và phát huy tính đa dạng văn hóa của các dân tộc anh em (Nghị quyết Trung
ương 5 - khóa VIII). Đây cũng là định hướng quan trọng của thế giới về thực hiện
thống nhất trong đa dạng của phát triển văn hóa.
Thứ ba, Phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số phải trên cơ sở quan điểm
lý luận về phát triển bền vững văn hóa, phát triển bền vững văn hóa tộc người.
Tức phát triển có thể đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng,
tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Những
nghiên cứu gần đây của Việt Nam đã đưa ra 5 chỉ báo cho phát triển bền vững về
văn hóa tộc người:

- Chấp nhận đa dạng văn hóa;
- Giữ gìn ngơn ngữ tộc người;
- Giữ gìn bản sắc văn hóa tộc người;
- Ý thức tự giác tộc người;
- Văn hóa góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Những tiêu chí này được xem là bộ công cụ để đánh giá mức độ phát triển
bền vững của văn hóa tộc người gắn với một khơng gian, mơi trường cụ thể.
Thứ tư, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số phải gắn với môi trường tự
nhiên và xã hội. Văn hóa mỗi tộc người được hình thành và phát triển trong
những mơi trường tự nhiên và xã hội nhất định, nếu mơi trường đó bị hủy hoại thì
văn hóa khó có thể phát triển lành mạnh. Q trình hiện đại hóa đất nước đã làm
thay đổi môi trường tự nhiên và xã hội của các dân tộc một cách cơ bản mà chiều
hướng tiêu cực đang lấn át. Vấn đề là phải tạo dựng môi trường cho phù hợp,
nhân dân phải thực sự là người làm chủ trong q trình phát triển. Phải có sự
đồng bộ trong xây dựng và thực thi hệ thống chính sách phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội phù hợp đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững văn hóa tộc người.

19


KẾT LUẬN
Nghiên cứu văn hố tộc người sẽ góp phần làm sáng tỏ nhận thức về sự
tồn tại của văn hố trong trạng thái ln vận động, có sự tiếp thu, chọn lọc, lưu
giữ và nuôi dưỡng để vừa đảm bảo phát triển vừa giữ vững bản sắc cội nguồn
theo tiến trình phát triển của lịch sử, mà lịch sử Việt Nam theo nhà nghiên cứu
lịch sử Nguyễn Quang Ngọc, là “lịch sử của một cộng cư dân nhiều tộc người, có
tộc người đa số, có các tộc người thiểu số, có tộc người đến trước, có tộc người
đến sau, nhưng một khi đã hòa chung vào cộng đồng dân tộc Việt Nam thì chung
sức chung lịng cùng nhau dựng nước, giữ nước và quá trình phát triển của lịch sử
Việt Nam là quá trình vừa mở rộng vừa quy tụ, trong đó quy tụ ln ln là xu

hướng chủ đạo.
Nền văn hóa Việt Nam là sự tổng hịa, thống nhất của các cộng đồng sắc
tộc văn hóa, những giá trị tạo nên bản sắc của dân tộc cần phải được giữa gìn và
phát huy trong bối cảnh kinh tế thị trường với sự phát triển văn hóa diễn ra phổ
biến. Thực tế cho thấy, việc nghiên cứu, tìm hiểu xu hướng phát triển văn hóa tộc
người để thấy được những biến động của nó trước tác động của nền kinh tế thị
trường, bên cạnh đó thấy được những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của nền văn
hóa ấy trong sự phát triển của nền kinh tế nói chung, từ đó có thể định hướng cho
việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện kinh tế thị
trường hiện nay là rất cần thiết.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, đất nước ta đang tích cực hội nhập với thế
giới nên các hoạt động giao lưu văn hóa quốc tế sẽ ngày càng đi vào chiều sâu,
bài bản, phát huy tính độc đáo, sáng tạo của truyền thống văn hóa hàng nghìn
năm với sức mạnh thời đại để góp phần xây dựng, bảo vệ đất nước phát triển
trong hịa bình, hợp tác, bền vững, giao lưu, quảng bá nền văn hóa các vùng,
miền của đất nước với bạn bè khắp năm châu.
20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm
Ban Chấp hành Trung ương khố VIII, Đảng cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị
Quốc Gia, Hà Nội, tr 63.
2. Nông Quốc Chấn, Huỳnh Khái Vinh (2002), Văn hoá các dân tộc Việt
Nam thống nhất mà đa dạng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Nguyễn Từ Chi (2003), Góp phần nghiên cứu văn hố và tộc người,
NXB Văn hố-Thơng tin, Hà Nội.
4. Phan Hữu Dật (1998), Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Chu Xuân Diên (2004), Mấy vấn đề văn hoá và văn học dân gian Việt

Nam, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh.
6. Phạm Đức Dương (2000), Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh Đông
Nam Á, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
7. Ngơ Minh Hiền (2004), “Hồng Phủ Ngọc Tường, văn hố qua cái
nhìn lịch sử”, Tạp chí văn hố nghệ thuật, số 3, tr.87 – 91 và 110.
8. Hà Thị Thu Hương (2007), Mối quan hệ văn hóa Tày – Việt dưới góc
độ thẩm mỹ qua một số kiểu truyện kể dân gian cơ bản, Luận án Tiến sĩ, Trường
đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Nguyễn Xuân Kính (2003), Con người mơi trường và văn hố, NXB
Khoa học xã hội.
10. Nguyễn Quang Lê (2005), “Về cuốn Văn hoá học - những lý thuyết
nhân học văn hoá ở A. A. Belik”, Tạp chí Văn hố Dân gian, số 4, tr. 49 - 59.
11. Lã Văn Lơ (1965), “Tìm hiểu về tơn giáo, tín ngưỡng ở vùng Tày –
Nùng – Thái”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 75, tr.55-64.

21


12. Đặng Văn Lung (2004), Văn hoá Thánh Mẫu, NXB Văn hố-Thơng
tin.
13. Đỗ Hồi Nam (2004), “Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn
Quốc gia 50 năm xây dựng và phát triển”, Tạp chí Văn hố Dân gian, số 1, tr.312. 17
14. Phan Đăng Nhật (1977), Cố gắng phân loại văn học dân gian các dân
tộc ít người như nó vốn tồn tại trong cuộc sống, Tạp chí văn học, số 6, tr. 29 – 42.
15. Phan Đăng Nhật (2005), “Quan hệ tương tác về văn hoá phi vật thể
giữa văn hoá các tộc người anh em và văn hố người Việt”, Tạp chí Di sản Văn
hố, số 4 (13), tr. 58 – 63.
16. Nhiều tác giả (1996), Giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hố các dân tộc
thiểu số Việt Nam, NXB Văn hoá Dân tộc.
17. Nhiều tác giả (2006), Đóng góp của các dân tộc nhóm ngữ Tày – Thái

trong tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. Ngô Đức Thịnh (2003), “Về khái niệm khơng gian văn hố”, Tạp chí
Văn hoá Dân gian, số 4, tr. 3-8.
19. Lê Ngọc Trà (Tập hợp và giới thiệu), (2001), Văn hoá Việt Nam, đặc
trưng và cách tiếp cận, NXB Giáo dục, Hà Nội.
20. Vũ Anh Tuấn (1991), Khảo sát cấu trúc và ý nghĩa một số típ truyện
kể dân gian Tày ở vùng Đơng Bắc Việt Nam, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Nhân
văn.
21. Đặng Nghiêm Vạn (2003), Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam,
NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
22. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (1996), Văn hố học đại cương và cơ sở
văn hóa Việt Nam, NXB Khoa học xã hội.

22



×