Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tiểu luận cao cấp lý luận chính trị, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững ở tỉnh cao bằng”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.6 KB, 22 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài tiểu luận
Với quan điểm tiếp cận vấn đề nghèo đói và xóa đói giảm nghèo, phải có sự
nhận thức đúng ý nghĩa và tầm quan trọng của cơng tác xố đói, giảm nghèo. Như
chúng ta đã biết, đói nghèo là một hiện tượng mang tính tồn cầu, nó khơng chỉ
tồn tại ở những nước nghèo có thu nhập thấp, mà vẫn có ở ngay trong những nước
phát triển. Do vậy, xố đói, giảm nghèo đã được đưa vào chương trình nghị sự của
Liên Hiệp quốc. Có thể nói, xố đói, giảm nghèo là chiến lược của các quốc gia,
nhưng đối với Việt Nam, nó càng có ý nghĩa đặc biệt vì đó là mục tiêu hàng đầu
của con đường phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, giải
quyết vấn đề nghèo đói khơng chỉ dựa vào kinh nghiệm trong nước mà địi hỏi
phải có phương pháp tiếp cận giải quyết một cách khoa học - đó là gắn kết tăng
trưởng với giảm nghèo, giảm nghèo đói phải bảo đảm tính tồn diện, cơng bằng,
bền vững và hội nhập.
Hiện nay vấn đề giàu - nghèo đã và đang tồn tại như là một thách thức lớn
đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, từng khu vực trên thế giới. Đối với
Việt Nam, vấn đề xoá đói giảm nghèo (XĐGN) khơng chỉ là một trong những chính
sách xã hội, mà là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội (KTXH) của đất nước. Vì vậy, trong những năm qua Đảng và Nhà nước có rất nhiều chủ
trương về XĐGN để đầu tư cho vùng sâu vùng xa nhất là vùng đặc biệt khó khăn
tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), với tập quán canh tác lạc hậu,
thiếu thông tin quan trọng về sản xuất, hàng hóa trong nền kinh tế thị trường. Tại
đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, một lần nữa Đảng ta khẳng định: “Tập trung
triển khai có hiệu quả các chương trình XĐGN ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt
khó khăn. Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức XĐGN gắn với phát triển
nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm để
XĐGN bền vững; tạo điều kiện và khuyến khích người đã nghèo thốt nghèo vươn
lên làm giàu và giúp đỡ người khác thoát nghèo”.
Cao Bằng - tỉnh miền núi biên giới, là một tỉnh cịn gặp nhiều khó khăn về phát
triển KT-XH. Với tổng diện tích đất tự nhiên là 6.690,72 km 2, tuy nhiên diện tích đất

1




canh tác ít chỉ chiếm 30% diện tích đất tự nhiên. Đây là ngun nhân gây khó khăn cho
nơng dân trong q trình sản xuất nơng nghiệp. Dân cư sống trong địa bàn tỉnh chủ yếu
là DTTS chiếm 95%, trình độ dân trí thấp, do đó nguồn thu nhập thấp chủ yếu sống bằng
nghề nông nghiệp. Sản xuất chủ yếu là tự cung tự cấp, cơ sở sản xuất, kết cấu hạ tầng
còn thiếu và kém phát triển. Những nguyên nhân này đã gây khó khăn trong việc giao
lưu bn bán với thị trường và các dịch vụ xã hội khác.
Cùng với sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền địa phương và quyết tâm
vươn lên thốt tình cảnh nghèo đói của của các hộ gia đình, hiện nay tỉnh Cao Bằng
đã thực hiện đồng bộ các giải pháp XĐGN với quan điểm: "tăng trưởng kinh tế ổn
định phải gắn liền với mục tiêu giảm nghèo bền vững". Tuy nhiên, việc thực hiện
XĐGN trên địa bàn toàn tỉnh Cao Bằng vẫn cịn nhiều khó khăn bất cập như thiếu
tính đồng bộ, thống nhất cả về mặt nhận thức và hành động. Cơng tác tổ chức và
trình độ cán bộ cơ sở cịn yếu kém về trình độ, năng lực chun mơn; nguồn lực
dành cho cơng tác XĐGN cịn ít và dàn trải, chưa tìm ra được giải pháp nào thiết
thực, phù hợp với đặc điểm, tình hình của tỉnh biên giới vùng cao.
Với những lý do trên, tôi chọn viết về chuyên đề: “Nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn trong hoạt động chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với xóa đói giảm
nghèo và phát triển bền vững ở tỉnh Cao Bằng”
2. Mục đích
- Phân tích và đánh giá thực trạng việc sử dụng vốn đầu tư phát triển trong
hoạt động chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo và phát triển bền
vững ở tỉnh Cao Bằng;
- Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động
chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững ở
tỉnh Cao Bằng thành công.
3. Giới hạn
- Đối tượng: nghiên cứu việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với xóa đói
giảm nghèo và phát triển bền vững ở tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2015;

- Phạm vi: trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, trong thời gian 5 năm, từ năm
2011 đến năm 2015.

2


4. Phương pháp nghiên cứu
- Tiểu luận vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
lịch sử; khoa học kinh tế chính trị Mác-Lênin và kết hợp với các phương pháp khác
như: điều tra, khảo sát, phân tích thống kê, so sánh, tổng hợp để nghiên cứu;
- Đánh giá trên cơ sở thực tế, tư liệu của báo cáo viên và báo cáo tổng kết
XĐGN tỉnh Cao Bằng.
5. Ý nghĩa thực tiễn
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, tiểu luận ghi nhận lại những kết quả đã đạt
được trong giai đoạn 2011 - 2015 của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với xóa
đói giảm nghèo và phát triển bền vững ở tỉnh Cao Bằng. Từ đó khẳng định việc
thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo và phát triển bền
vững là rất cần thiết trong công cuộc đổi mới, phát triển KTXH.
Tiểu luận cũng chỉ ra những tồn tại trong công tác sử dụng vốn đầu tư phát triển
trong công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo và phát triển bền
vững của tỉnh Cao Bằng, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm đảm
bảo cho công tác này ngày càng có nhiều chuyển biến và kết quả hơn nữa.
6. Cấu trúc tiểu luận
Tiểu luận gồm 4 phần: A. Mở đầu; B. Nội dung; C. Kết luận; D. Tài liệu tham
khảo. Đối với phần B có các mục chính sau:
1. Cơ sở lý luận của chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo
và phát triển bền vững ở tỉnh Cao Bằng.
2. Phân tích thực trạng việc sử dụng vốn đầu tư phát triển trong hoạt động
chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững ở
tỉnh Cao Bằng.

3. Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển trong
hoạt động chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo và phát triển bền
vững ở tỉnh Cao Bằng.
4. Kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động
chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững
ở tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới.

3


B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với xóa đói giảm
nghèo và phát triển bền vững ở tỉnh Cao Bằng
1.1 Một số khái niệm
- Nguồn vốn đầu tư phát triển là các nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến
lựơc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử
dụng cho các dự án kết cấu kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự
án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước, chi cho các
công tác lập và thực hiện các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng,
lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn. Nguồn vốn đầu tư phát triển chủ
yếu từ nguồn ngân sách nhà nước (ngân sách nhà nước cho chi đầu tư phát triển,
ODA, nhà nước vay nợ nước ngoài.v.v.). Ngồi ra có thể 1 phần nguồn vốn đầu tư
phát triển được huy động từ khu vực tư nhân, thông qua hoạt động đầu tư nước
ngoài trực tiếp hoặc vay nợ nước ngoài của khu vực tư nhân. Do tỉnh Cao Bằng là 1
tỉnh nghèo, hạ tầng chưa phát triển, xa các trung tâm nên nguồn vốn đầu tư phát
triển của tỉnh chủ yếu do ngân sách nhà nước (trung ương) tài trợ.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thực chất là sự thay đổi tỷ trọng phát triển giữa
các ngành, lĩnh vực, bộ phận... của nền kinh tế. Nơi nào tốc độ phát triển cao hơn
tốc độ phát triển chung của nền kinh tế thì sẽ tăng tỷ trọng. Ngược lại nơi nào có tốc
độ phát triển chậm hơn tốc độ phát triển chung của nền kinh tế sẽ giảm tỷ trọng.

- Chuyển dịch cơ cấu hợp lý là sự chuyển dịch sang một cơ cấu kinh tế có
khả năng tái sản xuất mở rộng cao, phản ánh được năng lực khai thác, sử dụng các
nguồn lực và phải phù hợp với các quy luật, xu hướng của thời đại.
- “Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thoả mãn một
phần nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng với mức sống tối
thiểu của cộng đồng xét trên mọi phương diện”.
- “Đói là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống nhỏ hơn mức
sống tối thiểu, không đảm bảo nhu về cầu vật chất để duy trì cuộc sống”.

4


- Theo chuẩn nghèo tại Quyết định số 09/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01
năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận
nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 thì khu vực nơng thơn có thu nhập dưới
400.000đồng/người/tháng,

khu

vực

thành

thị

thu

nhập

dưới


500.000đồng/người/tháng)
Kết quả Tổng điều tra hộ nghèo và hộ cận nghèo năm 2010 (theo chuẩn
nghèo tại Quyết định số 09/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2010 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai
đoạn 2011 - 2015) tồn tỉnh Cao Bằng có 44.233 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 38,06%.
1.2 Chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về chuyển dịch cơ
cấu kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững ở tỉnh Cao Bằng
Chính phủ đã có những chính sách ưu tiên như Chương trình 135, ổn định
dân di cư tự do, chính sách trợ giá, trợ cước, Chương trình 173, Chương trình
186... Chương trình phát triển KT-XH ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và
vùng sâu, vùng xa theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31-7-1998 của Thủ
tướng Chính phủ và Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11-7-2006 về việc phê
duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an tồn khu vào diện đầu tư
chương trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và
miền núi giai đoạn 2006 -2010 (Chương trình 135 giai đoạn II).
Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20-7-2004 của Thủ tướng Chính
phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho
hộ dân tộc đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Thực hiện một số
chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào
DTTS để có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện đời sống và sớm thoát nghèo.
Quy hoạch ổn định dân cư các xã biên giới Việt - Trung đến năm 2010 theo
Quyết định số 60/2005/QĐ-TTg ngày 24-3-2005 của Thủ tướng Chính phủ. Theo
quy hoạch này từ nay đến năm 2010 phải hồn thành về cơ bản việc bố trí , sắp
xếp, ổn định, dân cư các xã biên giới theo kế hoạch và quy hoạch để khai thác, sử
dụng có hiệu quả các tiềm năng của biên giới cho sự phát triển và góp phần bảo vệ
vững chắc biên giới quốc gia; cải thiện rõ rệt điều kiện sản xuất, sinh hoạt và nâng

5



cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân vùng biên giới.
Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10-01-2006 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng
bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010. Với mục tiêu tổng quát là: tạo sự
chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng sản xuất gắn với thị trường; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
cho đồng bào các dân tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khắn một cách bền vững,
giảm khoảng cách phát triển giữa các vùng trong cả nước.
Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg ngày 05-02-2007 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010,
nhằm đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, củng cố thành quả giảm nghèo, tạo cơ hội cho
hộ đã thoát nghèo vươn lên khá giả, cải thiện một bước điều kiện sống và sản xuất
ở các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn.
Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27-12-2008 của Chính phủ về chương
trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. Tiếp tục thực
hiện các chính sách có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp như: chính sách ưu đãi về lãi
suất trong tín dụng; chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế; về đất sản xuất, nhà ở,
nước sinh hoạt cho hộ nghèo, dân tộc thiểu số; trợ giúp pháp lý cho người nghèo.
Quyết định số 512/QĐ-TTg ngày 11/4/2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
1.2.1 Phương hướng
- Nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng hài hòa giữa ba khối,
chú trọng thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố (CNH-HĐH), dịch vụ và CNH
nơng nghiệp, nơng thơn nhằm đưa Cao Bằng từng bước trở thành tỉnh có cơ cấu sản
xuất Công nghiệp-Xây dựng, thương mại dịch vụ và nông nghiệp tương đối hiện đại
vào năm 2020.
- Phương hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế phải hướng tới tận dụng lao động
và nhanh chóng chuyển một bộ phận đáng kể lao động từ khu vực nông nghiệp
năng suất thấp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ năng suất cao thông qua bước đột

phá trong phát triển nguồn nhân lực và xây dựng đô thị cùng kết cấu hạ tầng, phát

6


triển cơng nghiệp khai khống gắn với chế biến cũng như phát triển KTXH vùng
biên giới, nhất là phát triển kinh tế cửa khẩu. Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp từ
trồng trọt sang chăn nuôi và thâm canh lâm nghiệp, chế biến lâm sản nhằm tạo ra
hàng hóa có số lượng và chất lượng cao.
1.2.2 Nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng, tỷ trọng ngành công nghiệp
và dịch vụ trong cơ cấu GDP trên địa bàn tỉnh sẽ ngày càng tăng.
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp - phi nông nghiệp: thay đổi cơ bản cơ cấu
nông nghiệp và phi nông nghiệp theo hướng phát triển nhanh các ngành phi nông
nghiệp (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ) theo hướng CNH-HĐH nông
nghiệp, nông thôn để thu hút lao động, nâng cao mức sống nhân dân.
Chuyển dịch cơ cấu khu vực sản xuất - khu vực dịch vụ: phát triển mạnh các
dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống, trong đó chú trọng các dịch vụ: du lịch,
thương mại; vận tải và tài chính, ngân hàng... theo hướng hiện đại, chất lượng cao.
2. Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với xóa đói giảm
nghèo và phát triển bền vững ở tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2015
2.1 Một số kết quả đạt được
2.1.1. Kết quả giải ngân nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh
Cao Bằng giai đoạn 2011-2015
STT

Tên chương trình, dự án

Tổng cộng
1

2
3
4
5

Chương trình phát triển kinh tế - xã hội
các vùng (NQ37)
Chương trình đầu tư hạ tầng khu cơng
nghiệp
Chương trình đầu tư khu kinh tế cửa
khẩu
Chương trình Hỗ trợ đầu tư hạ tầng du
lịch
Chương trình hỗ trợ đầu tư các tỉnh,
huyện mới chia tách

7

Tổng nguồn vốn đã
bố trí và giải ngân
giai đoạn 2011-2015
(tr đồng)
3.993.609

Dự kiến bố
trí giai đoạn
2016-2020
(tr đồng)
5.607.714


1.099.870

2.215.020

212.000

220.000

108.230

284.000

125.065

232.000

53.998

-


STT

Tổng nguồn vốn đã
bố trí và giải ngân
giai đoạn 2011-2015
(tr đồng)
33.440

Dự kiến bố

trí giai đoạn
2016-2020
(tr đồng)
186.400

103.014

17.585

141.200

166.000

44.891

210.400

26.300

24.000

20.538

373.000

604.923

586.995

238.938


799.140

510.549

-

Chương trình 134 kéo dài + Chương
trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh
hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số
nghèo và hộ nghèo ở xã, thơn, bản đặc
biệt khó khăn theo QĐ 755/QĐ-TTg
Chương trình giống cây trồng vật ni,
giống cây CN, thủy sản, hạ tầng thủy sản
Chương trình Hỗ trợ đầu tư phát triển
rừng và bảo vệ rừng bền vững
Chương trình khắc phục hậu quả bom
mìn theo QĐ số 504/QĐ-TTg, ngày
21/4/2010 của Thủ tướng chính phủ
Các dự án đường cứu hộ, cứu nạn

95.610

62.000

5.000

-

60.831


70.998

3.000

62.000

38.301

-

Các dự án cấp bách khác của địa phương
theo ý kiến của lãnh đạo Đảng và Nhà
nước
21 Các công trình văn hóa của địa phương
theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng và
Nhà nước

239.305

96.175

20.000

2.000

6
7
8
9

10
11
12
13
14
15

16
17
18
19

Tên chương trình, dự án

Chương trình bố trí xắp xếp dân cư nơi
cần thiết (QĐ 193)
Chương trình bố trí di dân, định canh,
định cư (QĐ 33)
Chương trình đầu tư hạ tầng quản lý, bảo
vệ biên giới đất liền
Chương trình đầu tư y tế tỉnh và trung
tâm y tế dự phịng
Cơng trình đầu tư trung tâm lao động xã hội
Chương trình Hỗ trợ đầu tư xây dựng
các trụ sở xã
Chương trình Đầu tư phát triển kinh tế xã hội tuyến biên giới Việt - Trung (QĐ
số 120/QĐ-TTg ngày 11/6/2003)
Vốn đối ứng các dự án ODA do địa
phương quản lý
Hỗ trợ huyện nghèo


20

8


STT

22

Tên chương trình, dự án

Hỗ trợ khác

Tổng nguồn vốn đã
bố trí và giải ngân
giai đoạn 2011-2015
(tr đồng)
187.892

Dự kiến bố
trí giai đoạn
2016-2020
(tr đồng)
-

20.714

-


-

469.736

-

450.000

-

792.140

23

Chương trình hỗ trợ huyện nghèo theo
QĐ 293/QĐ-TTg của TTCP
24 Chương trình cấp điện nơng thơn miền
núi và hải đảo GĐ 2013-2020 theo QĐ số
2081/QĐ-TTg ngày 08/11/2013
25 Chương trình hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ
tầng vùng ATK
26 Đề án PTKT-XH huyện Bảo Lâm
27

Các dự án theo Quyết định số 570/QĐTTg ngày 17/5/2012 của Thủ tướng
Chính phủ
28 Cơng trình kè sông suối nội địa và kè
sông suối biên giới Việt Nam - Trung
Quốc
(Nguồn: Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 tỉnh Cao Bằng)


325.000
171.000

2.1.2 Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu: với kết quả tốc độ tăng trưởng kinh tế
(GRDP) bình quân tăng 9,2%/năm, trong đó nơng lâm, ngư nghiệp tăng 3,3%; công
nghiệp - xây dựng tăng 7,8%; thương mại-dịch vụ tăng 12,8%;
Về cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng nông - lâm nghiệp 25,28 (năm 2010 là 32,3%,
công nghiệp - xây dựng 19,33 (năm 2010 là 20%); thương mại - dịch vụ 55,39 (năm
2010 là 47,7%)
- Về lĩnh vực nông, lâm nghiệp:
Đến nay tỉnh Cao Bằng đã cơ bản đảm bảo đủ lương thực tại chỗ, sản lượng
lương thực có hạt năm 2011 đạt 242 ngàn tấn, năm 2015 đạt 262,6 ngàn tấn, bình
quân lương thực đầu người đạt 503 kg/người, giá trị sản xuất nơng nghiệp đạt 35
triệu đồng/ha; hình thành các vùng chuyên canh cây trồng tập trung gắn với cơng
nghiệp chế biến được hình thành và phát triển như: Vùng mía ngun liệu ở các
huyện Phục Hịa, Trùng Khánh, Thạch An, mía xuất khẩu tại Hạ Lang; vùng thuốc
lá tại các huyện: Hịa Quảng, Hịa An, Thơng Nơng, Trùng Khánh; vùng trúc sào tại
các huyện: Ngun Bình, Thơng Nơng, Hòa An, Bảo Lạc; vùng hồi ở các huyện:

9


Trà Lĩnh, Thạch An, Bảo Lạc, Bảo Lâm. Tốc độ tăng trưởng bình qn lĩnh vực
nơng, lâm, ngư nghiệp tăng 3,3%/năm.
Cơ sở hạ tầng ở nông thôn như giao thông, thuỷ lợi, điện, trường học, bệnh
xá, chợ được quan tâm đầu tư, góp phần quan trọng vào việc đổi mới bộ mặt nông
thôn, đời sống đồng bào đã được cải thiện và nâng lên đáng kể.
Trong giai đoạn 2012 - 2015, tỉnh ta đã triển khai một số dự án do các tổ chức

nước ngoài hỗ trợ, cụ thể: Dự án Phát triển kinh doanh với người nghèo - DBRP
(gọi tắt là IFAD) đã phối hợp với chương trình 135, CT30a thực hiện hỗ trợ tăng
cường năng lực, vốn đầu tư và tiếp cận thị trường cho người dân giúp kích thích sản
xuất, giúp người dân hướng tới hình thức sản xuất chuyên nghiệp hơn thông qua
những liên kết do thị trường tạo ra.
- Lĩnh vực công nghiệp- xây dựng:
Giai đoạn này tỉnh đã thu hút được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư
phát triển công nghiệp, một số nhà máy sản xuất công nghiệp truyền thống như:
Nhà máy sản xuất Feromangan Khuổi Hân, Hịa An (Cơng ty cổ phần Khoáng sản
Tây Giang), nhà máy sản xuất gang thỏi (Cơng ty cổ phần Chế biến khống sản Cao
Sơn Hà); Nhà máy thủy điện Bản Rạ, Trùng Khánh (Công ty cổ phần Năng lượng
Đông Bắc), nhà máy thủy điện Thoong Gót II, Trùng Khánh (Cơng ty TNHH
Trường Minh ); nhà máy sản xuất tinh bột sắn Chu Trinh (Công ty cổ phần Khánh
Hạ); nhà máy chế biến trúc, Nguyên Bình (Cơng ty TNHH một thành viên 688) và
các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản... Một số dự án
trọng điểm của tỉnh tiếp tục được triển khai thực hiện như: Nhà máy luyện thép Chu
Trinh (Công ty cổ phần Gang thép Cao Bằng), dự án khai thác mỏ sắt Nà Rụa
(Công ty cổ phần Gang thép Cao Bằng ), thủy điện Tiên Thành, thủy điện Hồ
Thuận (Phục Hồ), thủy điện Bảo Lâm cơng suất từ 7 MW đến trên 190 MW; dự án
khai thác mỏ chì - kẽm Bản Bó (Cơng ty Cổ phần Khoáng sản Bảo Lâm). Số cơ sở
hoạt động sản xuất công nghiệp - TTCN trên địa bàn tỉnh đến nay có khoảng 1.500
cơ sở.
Các làng nghề truyền thống được nhà nước hỗ trợ phát triển như: Làng nghề
dệt thổ cẩm Hoà An, Hà Quảng; nghề đúc, rèn tại xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên.
Hỗ trợ truyền nghề, đào tạo lao động để khôi phục và phát triển nghề truyền thống
như: nghề trạm khắc bạc, dệt, đan lát, gốm, làm giấy dó… góp phần giải quyết việc
làm và tăng thu nhập cho người lao động.

10



Tuy nhiên, trong giai đoạn này (nhất là năm 2014 và 2015) do ảnh hưởng của
suy thoái kinh tế làm cho các cơ sở sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Tốc độ
tăng trưởng bình qn lĩnh vực cơng nghiệp đạt 4,4%/năm.
- Lĩnh vực thương mại, dịch vụ:
Hoạt động thương mại đã thu hút và giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn
lao động, góp phần tăng thu ngân sách, thúc đẩy KTXH địa phương phát triển. Tổng
mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ trên địa bàn tỉnh năm 2011 đạt 5.100 tỷ đồng, năm
2015 đạt 5.529 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt
12,8%/ năm.
Với lợi thế là một tỉnh biên giới, các khu kinh tế cửa khẩu đang được quan tâm
đầu tư phát triển. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh tăng hàng năm.
Năm 2011 đạt 240 triệu USD, năm 2015 đạt trên 556 triệu USD, tốc độ tăng bình
qn 30,9%/năm. Trong đó: Kim ngạch xuất khẩu tăng 18,7%/năm, kim ngạch nhập
khẩu tăng 32,7%/năm.
Hoạt động du lịch đã tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, trong đó tập
trung khai thác: Khu du lịch Thác Bản Giốc - Động Ngườm Ngao, Chùa phật tích
Trúc Lâm (Trùng Khánh); Khu du lịch sinh thái Phja Oắc- Phja Đén, khu di tích
Quốc gia đặc biệt Rừng Trần Hưng Đạo (Ngun Bình); Khu di tích Quốc gia đặc
biệt Pác Bó (Hà Quảng),... Năm 2015 tồn tỉnh đón trên 653.000 lượt khách đến
tham quan du lịch tăng 21,5% so với năm 2010; doanh thu du lịch đạt trên 115 tỷ
đồng; tỷ trọng ngành du lịch chiếm 0,95% GDP toàn tỉnh.
2.1.3 Kết quả thực hiện cơng tác xóa đói giảm nghèo
2.1.3.1. Các chính sách hỗ trợ
- Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo: 49.675 lượt hộ nghèo vay, tổng doanh
số cho vay 1.465.182 triệu đồng; tạo điều kiện cho các hộ nghèo thiếu vốn, có được
vốn đầu tư cho phát triển kinh tế hộ gia đình.
- Chính sách tạo việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động: đã đào tạo được
2.646 lao động thuộc hộ nghèo; tạo việc làm cho 47.313 lao động, xuất khẩu lao
động được 4.928 lao động đi làm việc tại các nước Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản.

- Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo: đã thực hiện hỗ trợ cho học
sinh, sinh viên và hỗ trợ chi phí học tập cho 336.208 lượt học sinh, kinh phí thực
hiện 156.939 triệu đồng.

11


- Chính sách hỗ trợ y tế: Đã mua 1.754.720 lượt thẻ bảo hiểm y tế cho người
nghèo, người dân tộc thiểu số, kinh phí mua thẻ 899.296 triệu đồng; hỗ trợ mua thẻ
bảo hiểm y tế cho 3.448 lượt người thuộc hộ cận nghèo, kinh phí 1.849 triệu đồng.
Thực hiện khám chữa bệnh cho 1.842.616 lượt người nghèo.
- Chính sách hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ nghèo đặc biệt khó khăn dân
tộc thiểu số: thực hiện được 6.696 nhà, trong đó nhà theo Quyết định 167/QĐ-TTg
là 6.247 nhà, huy động vận động: 449 nhà; xây dựng được 56 cơng trình mước sạch,
số hộ nghèo được hưởng lợi là 1.400 hộ.
- Hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý: Đã tổ chức được
1.196 kỳ sinh hoạt trợ giúp pháp lý thu hút hơn 37.751 lượt người tham dự;
- Chính sách hỗ trợ các đối tượng có hồn cảnh đặc biệt khó khăn: thực hiện
trợ cấp xã hội thường xuyên hàng tháng tại cộng đồng cho 67.992 lượt người; trợ
cấp khó khăn đột xuất cho 1.267 trường hợp; trợ cấp mai táng phí cho 1.266 trường
hợp; trợ cấp cứu đói tết và cứu đói giáp hạt cho 115.948 lượt hộ, số gạo cứu đói là
8.522,57 tấn và 329,486 triệu đồng.
- Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo: đã thực hiện hỗ trợ tiền điện cho
1.063.617 lượt hộ nghèo, hộ chính sách xã hội, số kinh phí thực hiện 63.169 triệu đồng.
2.1.3.2 Thực hiện các dự án, chương trình
- Thực hiện Nghị quyết 30a: chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng
thu nhập: Hỗ trợ thơng qua khốn chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất
để trồng rừng sản xuất: số diện tích đã giao khốn 32.593 ha, trồng rừng sản xuất
được 471 ha, cho 197 hộ; hỗ trợ lương thực cho hộ nghèo nhận khốn chăm sóc,
bảo vệ rừng và hộ nghèo thôn, bản giáp biên giới 12.915 lượt hộ nghèo, số gạo

1.958,13 tấn gạo; hỗ trợ khai hoang phục hóa, tạo ruộng bậc thang cho 836 hộ,
diện tích 466 ha; hỗ trợ 01 lần chuyển đổi giống, cây trồng vật ni có giá trị
kinh tế cao, phân bón, chuồng trại cho 38.661 lượt hộ; triển khai được 17 mơ
hình với 2.000 hộ tham gia;
Đào tạo trình độ trung cấp nghề được 715 học viên, trình độ sơ cấp nghề
được 1.691 học viên, đào tạo nghề dưới 3 tháng được 3.027 học viên, tập huấn nâng

12


cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở để triển khai thực hiện Nghị quyết 30a cho
3.130 lượt người.
Luân chuyển 25 cán bộ, công chức cấp huyện tăng cường cho cấp xã, tuyển
145 trí thức trẻ tham gia tổ công tác tại các xã thuộc 05 nghèo; bố trí 44 tri thức trẻ
được tăng cường về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tại 44 xã thuộc 05 huyện
nghèo trên địa bàn tỉnh (theo dự án 600 tri thức trẻ).
Thực hiện 218 cơng trình, trong đó: giao thơng: 99 cơng trình, thủy lợi: 32
cơng trình, trường học: 20 cơng trình, trung tâm giáo dục thường xun: 02 cơng
trình; điện: 9 cơng trình, nước sinh hoạt: 10 cơng trình, ổn định dân cư: 10 cơng
trình, y tế: 17 cơng trình, nhà văn hóa: 03 cơng trình và 16 cơng trình khác. Thực
hiện duy tu, bảo dưỡng đối với 63 cơng trình xuống cấp và hư hỏng. Nhìn chung
các cơng trình đầu tư đạt hiệu quả, giúp cho nhân dân được thuận tiện giao lưu hàng
hóa, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống vật chất phát huy được những tiềm năng
thế mạnh của địa phương.
Về kinh phí thực hiện, vận động được 64,605 tỷ đồng để thực hiện các hoạt
động, cụ thể: xây dựng trường học, nhà bán trú tại các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Hà
Quảng; làm đường giao thông nông thôn tại huyện Hà Quảng; xây dựng trạm y tế,
nhà văn hoá, 02 xe cứu thương, làm nhà ở cho 185 hộ nghèo huyện Bảo Lâm, mua
150 con bò tặng cho 150 hộ nghèo tại 05 huyện nghèo, hỗ trợ phân bón trồng thuốc
lá cánh đồng cao sản và mơ hình phủ ni lơng tại huyện Thông Nông, hỗ trợ vốn cho

Hội viên nông dân nghèo có vốn để phát triển sản xuất.
2.1.3.3 Kết quả thực hiện Chương trình 135
Chính sách hỗ trợ sản xuất: tổng vốn hỗ trợ phát triển sản xuất cho các huyện
và xóm đặc biệt khó khăn là 130.670 triệu đồng; hồn thành 702 cơng trình; duy tu,
bảo dưỡng các cơng trình hạ tầng cơ sở ở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã
an tồn khu; các thơn, bản đặc biệt khó khăn với số vốn 38.271 triệu đồng.
2.1.3.4 Kết quả thực hiện Dự án nhân rộng mơ hình giảm nghèo
- Số lượng mơ hình giảm nghèo đã được triển khai: 12 mơ hình, kinh phí
thực hiện 7.902 triệu đồng.

13


- Số hộ nghèo tham gia mơ hình: 674 hộ nghèo tham gia, đến nay đã có 416
hộ thốt nghèo chiếm 61,72% tổng số hộ tham gia mơ hình.
- Thu nhập của hộ nghèo tham gia mơ hình: tăng thêm khoảng từ 5 đến 10
triệu đồng/hộ/năm so sánh với trước khi tham gia mơ hình.
2.1.3.5 Hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát
đánh giá thực hiện Chương trình
- Thực hiện tuyên truyền về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về
chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2011-2015: 40 bản tin, 41
phóng sự, 33 chuyên trang, 01 chuyên mục tuyên truyền về công tác giảm nghèo;
- Tổ chức 08 cuộc đối thoại chính sách giảm nghèo tại các cụm xã, cụm huyện và
tại tỉnh với 548 người tham gia; in 23.000 tờ rơi và 6.400 cuốn tài liệu truyền thông;
- Tổ chức: 06 cuộc trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương trong và ngồi
tỉnh đã thực hiện thành cơng mơ hình giảm nghèo với 135 cán bộ tham gia;
Tổng kinh phí đã bố trí để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững là 4.162.991 triệu đồng, cụ thể:
- Ngân sách Trung ương: 1.893.561 triệu đồng, bao gồm
- Nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi: 1.268.872 triệu đồng.

- Nguồn vốn huy động cộng đồng 64.605 triệu đồng.
- Nguồn vốn từ các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ giảm nghèo khác
đã và đang thực hiện trên địa bàn: 935.953 triệu đồng.
* Số liệu giảm nghèo đến hết năm 2014:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Các chỉ tiêu

Đơn vị

Số hộ nghèo đầu kỳ
Tỷ lệ nghèo đầu kỳ
Số hộ thoát nghèo giai đoạn 2011-2014
Tỷ lệ thoát nghèo BQ/năm
Số hộ phát sinh nghèo mới giai đoạn 2011-2014
Tỷ lệ phát sinh nghèo mới BQ/năm
Số hộ tái nghèo giai đoạn 2011-2014
Tỷ lệ tái nghèo BQ/năm
Số hộ nghèo cuối kỳ (cuối năm 2014)
Tỷ lệ nghèo cuối kỳ (cuối năm 2014)


14

tính
Hộ
%
Hộ
%
Hộ
%
Hộ
%
Hộ
%

Số liệu
44.233
38,06
28.610
5,98
7.000
1,47
1.764
0,37
24.397
20,05


* Số liệu giảm nghèo đến hết năm 2015 (cập nhật theo chuẩn nghèo
mới):

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Các chỉ tiêu

Đơn vị

Số hộ nghèo đầu kỳ
Tỷ lệ nghèo đầu kỳ
Số hộ thoát nghèo giai đoạn 2011-2015
Tỷ lệ thoát nghèo BQ/năm
Số hộ phát sinh nghèo mới giai đoạn 2011-2015
Tỷ lệ phát sinh nghèo mới BQ/năm
Số hộ tái nghèo giai đoạn 2011 - 2015
Tỷ lệ tái nghèo BQ/năm
Số hộ nghèo cuối kỳ (cuối năm 2015)
Tỷ lệ nghèo cuối kỳ (cuối năm 2015)
2.2 Khó khăn, hạn chế

tính
Hộ

%
Hộ
%
Hộ
%
Hộ
%
Hộ
%

Năm 2015
24.397
20,05
33.679
4
7.137
1,46
1.802
0,37
19.494
15,86

Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế gắn với xố đói giảm nghèo và phát triển bền vững ở tỉnh Cao
Bằng trong giai đoạn 2011- 2015 vẫn còn nhiều hạn chế, đó là:
- Việc sử dụng lồng ghép các chương trình vốn hỗ trợ đầu tư phát triển để
thực hiện cơng tác xóa đói giảm nghèo chưa thực sự hiệu quả, vẫn cịn tình trạng
các chương trình, dự án thực hiện phân mảnh, quá trình phối hợp đồng bộ chưa rõ
rệt trong quá trình triển khai tại các địa phương.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa rõ nét và chưa thực sự gắn với xố đói

giảm nghèo, vì các hộ mới thốt nghèo có nguy cơ tái nghèo cao;
- Đến nay tỉnh Cao Bằng vẫn chưa có sản phẩm nơng nghiệp nào để xuất
thành hàng hố - nền sản xuất vẫn mang tính tự cung tự cấp; sản phẩm phục vụ
công nghiệp như quặng các loại cơ bản là xuất thô, chưa qua tinh chế - giá thành
không cao, gây lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên, thất thu về thuế;
- Chưa phát huy được tiềm năng sẵn có của tỉnh, đó là phát triển lâm nghiệp;
- Việc đầu tư cho kết cấu hạ tầng chưa có trọng điểm, cịn đầu tư giàn trải. vì
vậy hiệu quả khơng cao.
- Tăng trưởng kinh tế có cao hơn giai đoạn trước nhưng so với các tỉnh lân
cận vẫn không sánh bằng;

15


- Chưa định hướng được về phát triển về thương mại dịch vụ ở các khu kinh
tế cửa khẩu;
- Trong q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có một số hộ gia đình bị thu
hẹp về diện tích đất sản xuất nơng lâm nghiệp, dẫn đến gặp khó khăn về đời sống.
Vì thế sự ủng hộ tham gia của người dân chưa cao;
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp tác xã gặp nhiều khó khăn do thiếu
nguồn lực (đặc biệt là về con người thiếu sự nhạy bén và năng động trong kinh
doanh, sản xuất).
3. Những giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với xóa đói giảm
nghèo và phát triển bền vững ở tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới
3.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển bằng cách sử dụng
lồng ghép các nguồn vốn thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia và các
nguồn vốn hỗ trợ phát triển khác:
- Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, phố hợp để sử dụng có hiệu quả
các nguồn vốn vay trên cơ sở lồng ghép các nguồn vốn trên cùng 1 địa bàn để
triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và Chương

trình nơng thơn mới.
- Tiếp tục huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, ngoài nguồn
vốn ngân sách hàng năm. Triển khai thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5
năm 2016 – 2020 đã được phê duyệt. Lập kế hoạch thu hút nguồn vốn ODA, FDI,
NGO và các nguồn vốn xã hội hóa khác; tăng cường cơng tác xúc tiến đầu tư.
- Tăng cường đầu tư hạ tầng kinh tế, xã hội phục vụ sản xuất. Đề ra các giải
pháp đẩy nhanh việc triển khai thi công và giải ngân các dự án đầu tư xây dựng cơ
bản, đưa các dự án hoàn thành, bàn giao vào sử dụng đặc biệt đối với các cơng trình
cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp tại các xã, vùng địa bàn nông nghiệp
nông thôn.
3.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
- Tiếp tục triển khai Chương trình hành động của tỉnh Cao Bằng thực hiện
Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2013-2020 do Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt;

16


- Thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch đã được duyệt, như
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh đến 2020, tầm nhìn đến năm 2025;
- Khai thác lợi thế tự nhiên của các địa phương trong tỉnh, hình thành các
vùng sản xuất tập trung như: mía ngun liệu ở các huyện Phục Hồ, Quảng Uyên,
Thạch An, Hạ Lang… phục vụ chế biến và xuất khẩu; vùng thuốc lá tại các huyện
Hà Quảng, Hòa An, Thơng Nơng; sản xuất lạc hàng hóa tập trung tại Hà Quảng, Trà
Lĩnh, Thạch An. Hợp tác với các địa phương thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) phát
triển một số mơ hình trồng cà chua bi, xồi, trồng dâu nuôi tằm;
- Tiếp tục tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khống
sản (sử dụng cơng nghệ tiên tiến để tinh chế); phát triển thuỷ điện, sản xuất vật
liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản. Hỗ trợ khuyến khích phát triển ngành
nghề thủ cơng truyền thống gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn và thị

trường tiêu thụ sản phẩm;
- Khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh, bằng việc đẩy mạnh hoạt động xuất
nhập khẩu và hợp tác phát triển du lịch với Trung Quốc qua các cửa khẩu. Tập
chung xây dựng và phát triển Cao Bằng là nơi chung chuyển hàng hoá của tuyến
Thành phố Trùng Khánh - Quý Châu - Bách Sắc (Trung Quốc) => qua Trà Lĩnh,
Cao Bằng đi Lạng Sơn, Hải Phòng (Việt Nam);
- Phát triển du lịch của tỉnh, trước hết tập trung vào những khu vực trọng
điểm như: Khu du lịch Pác Bó, Thác Bản Giốc, khu sinh thái Phia Oắc-Phia Đén,...
- Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính nhà nước và
xã hội cho đầu tư phát triển. Xác định đầu tư tập trung vào những lĩnh vực trọng
tâm của tỉnh.
- Tạo môi trường thuận lợi để thu hút và phát triển các doanh nghiệp, hợp tác
xã trong, ngồi tỉnh. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cơng nghệ cao, giảm
chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh sản phẩm.
3.3 Công tác xố đói giảm nghèo
- Tiếp tục qn triệt Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ và các chính sách
của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo, tổ chức triển khai thực hiện

17


các hoạt động, giải pháp thực hiện đảm bảo tạo điều kiện để các hộ nghèo đều có điều
kiện phát triển sản xuất, ổn định đời sống, thoát nghèo bền vững;
- Tiếp tục tăng cường chỉ đạo duy trì sự phát triển và khai thác tốt các dự án
giảm nghèo đã triển khai giai đoạn 2011-2015, đặc biệt là thực hiện tốt đề án giảm
nghèo cấp huyện theo Nghị quyết 30a và Quyết định số 293/QĐ-TTg, đối với 6 huyện
nghèo;
- Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho người nghèo như: Chính sách tín
dụng ưu đãi hộ nghèo; Chính sách tạo việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động;
Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo; Chính sách hỗ trợ y tế;. Chính sách

hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ nghèo đặc biệt khó khăn dân tộc thiểu số; Hỗ
trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý,...
- Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững;
Chương trình xây dựng nơng thơn mới; Chương trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
- Thực hiện các chính sách thu hút người ngoài tỉnh đến Cao Bằng làm việc và
tham gia sản xuất hàng hoá, để dần nâng cao chất lượng về nguồn lực con người.
4. Kiến nghị
- Chính phủ tiếp tục có chính sách ưu tiên đầu tư đối với đồng bào dân tộc
thiểu số vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, để dần từng bước thu hẹp
khoảng cách thu nhập giữa các vùng, miền. Cần có thêm các chính sách khuyến
khích, hỗ trợ cho từng hộ cận nghèo và hộ vừa thốt nghèo thì mới đảm bảo tính
bền vững trong cơng cuộc xố đói giảm nghèo;
- Xây dựng hệ thống giao thông đường liên tỉnh nối Cao Bằng - Lạng Sơn;
- Tăng suất đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn lên 2,5
tỷ đồng/xã; thơn/bản đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II trên 500 triệu đồng/xóm
để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế; tăng kinh phí duy tu bảo
dưỡng cơng trình tối thiểu 20 tỷ đồng/năm;
- Tăng mức cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tối thiểu là 10 triệu đồng/hộ thì
mới đủ để đầu tư sản xuất có hiệu quả;

18


- Trên cơ sở chính sách chung của Trung ương, có cơ chế cho địa phương vận
dụng phù hợp với điều kiện đặc thù dân tộc, vùng miền, hoàn cảnh;
- Về mặt giáo dục và đào tạo, đề nghị Bộ Giáo dục - Đào tạo tăng chỉ tiêu cử
tuyển vào các trường dạy nghề, cao đẳng, dự bị đại học đối với con em đồng bào
dân tộc thiểu số ở Cao Bằng ngồi Chương trình 135. Đồng thời, cũng đề nghị
Chính phủ cho mở rộng độ tuổi và nâng mức trợ cấp đào tạo nghề cho thanh niên

dân tộc thiểu số tuổi từ 18 đến dưới 35;
- Đề nghị Bộ y tế có kế hoạch ưu tiên đầu tư y tế cấp cơ sở vùng đồng bào dân
tộc thiểu số để khắc phục trước mắt những nhu cầu thiết yếu về chăm sóc sức khoẻ
của nhân dân địa phương.

19


C. KẾT LUẬN
Giai đoạn 2011-2015, kinh tế tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế có sự
chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ,
giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp. Ngành công nghiệp bước đầu đi vào khai thác,
phát huy lợi thế tiềm năng của tỉnh; sản xuất nông nghiệp tăng nhanh cả về năng
suất và sản lượng; Chất lượng ngành dịch vụ được nâng cao hơn.
Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015
đã được tỉnh tổ chức triển khai đạt được những kết quả đáng khích lệ, tỷ lệ hộ
nghèo giảm hàng năm đạt từ 4-5%/năm; cơ sở hạ tầng được cải thiện ngày càng tốt
hơn tạo điều kiện cho người dân về đi lại, giao lưu tiếp cận thị trường, các cơng
trình nước sạch, vệ sinh môi trường, điện sinh hoạt, thuỷ lợi phục vụ phát triển sản
xuất được xây dựng đã đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của người dân...
Tuy nhiên kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với xoá đói giảm nghèo
và phát triển bền vững của tỉnh ta trong giai đoạn 2011- 2015, vẫn còn nhiều hạn
chế và bất cập, đó là chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xố đói giảm nghèo chưa có
tính bền vững, mức độ phát triển kinh tế chưa hỗ trợ được nhiều cho xố đói giảm
nghèo, nhất là phát triển về thương mại dịch vụ (mở rộng các khu kinh tế cửa
khẩu) nhiều bộ phận gia đình mất đất sản xuất dẫn đến gặp khó khăn về đời sống.
Do vậy, giai đoạn 2016 - 2020 để thực hiện định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh
tế gắn với xố đói giảm nghèo và phát triển bền vững trở thành động lực cho phát
triển kinh tế- xã hội, củng cố quốc phòng- an ninh, địi hỏi cả hệ thống chính trị từ
tỉnh đến cơ sở phải có quyết tâm cao, có sự đồng lịng của các cấp các ngành, sự

ủng hộ tham gia của người dân; sự ủng hộ và hỗ trợ của Trung ương, Chính phủ và
các Bộ, ngành trung ương. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Cao Bằng tin tưởng
sẽ “Xây dựng tỉnh Cao Bằng thành một tỉnh giàu về kinh tế, vững mạnh về quốc
phịng”. Khơng cịn cảnh đói nghèo triền miên ở các huyện, các xã vùng sâu, vùng
xa, vùng biên giới đặc biệt khó khăn./.

20


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban tổ chức Tỉnh uỷ Cao Bằng, Báo cáo tổng kết công tác tổ chức xây
dựng Đảng năm 2010 nhiệm vụ trọng tâm năm 2011.
2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XVII, Báo cáo Chính trị
3. Đảng Cộng sảnViệt Nam: Văn kiện Hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá VII.
4. Hội đồng Nhân dân tỉnh Cao Bằng (2008), Kỷ yếu của Hội đồng Nhân dân
tỉnh Cao Bằng khoá XIV – kỳ họp thứ 16.
5. Giáo trình cao cấp lý luận chính trị: Các chuyên đề bổ trợ - Tập bài
giảng dành cho Hệ đào tạo cao cấp lý luận chính trị – Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh - Nhà xuất bản chính trị - 2015.
6. Tỉnh uỷ Cao Bằng (2006), Nghị quyết số 04 - NQ/TU về chủ trương xố
đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001 – 2005.
7. Uỷ Ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2015), Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội
5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu 5 năm 2016-2020
8. Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, Xây dựng Chương trình mục tiêu quốc
gia về giảm nghèo về giai đoạn 2006 – 2010 cho tỉnh Cao Bằng.
9. Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2015), Báo cáo Quy hoạch Tổng thể phát
triển kinh tế- xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025.
10. Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2016), Kế hoạch đầu tư công trung hạn
2016-2020 tỉnh Cao Bằng.


21


MUC LỤC

A. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
B. NỘI DUNG..................................................................................................4
1. Cơ sở lý luận của chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với xóa đói giảm
nghèo và phát triển bền vững ở tỉnh Cao Bằng............................................4
1.1 Một số khái niệm.......................................................................................4
1.2 Chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về chuyển dịch cơ
cấu kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững ở tỉnh Cao
Bằng..................................................................................................................5
1.2.1 Phương hướng........................................................................................6
1.2.2 Nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế...................................................7
2. Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với xóa đói giảm
nghèo và phát triển bền vững ở tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2015.......7
2.1 Một số kết quả đạt được...........................................................................7
2.1.1. Kết quả giải ngân nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh
Cao Bằng giai đoạn 2011-2015.......................................................................7
2.2 Khó khăn, hạn chế...................................................................................15
3. Những giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với xóa đói giảm
nghèo và phát triển bền vững ở tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới..........16
3.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển bằng cách sử dụng
lồng ghép các nguồn vốn thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia và các
nguồn vốn hỗ trợ phát triển khác:...............................................................16
3.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:...................................................................16
3.3 Công tác xố đói giảm nghèo..................................................................17
4. Kiến nghị....................................................................................................18
C. KẾT LUẬN...............................................................................................20

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................21

22



×