Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tiểu luận cao cấp lý luận chính trị, thực trạng và giải pháp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.81 KB, 22 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Xây dựng nông thôn mới là một mục tiêu quan trọng trong chủ trương
của Đảng cộng sản việt Nam về Nông nghiệp, nông dân và nông thôn, được
xác định trong Nghị quyết số 26-NQ/TƯ ngày 05/8/2008 của hội nghị lần thứ
Bẩy Ban chấp hành Trung ương khóa X. Khơng thể một nước cơng nghiệp
nếu nền nơng nghiệp, nơng thơn lạc hậu, nơng dân có đời sống văn hóa, vật
chất thấp. Việc xây dựng nơng thơn mới địi hởi phải có kết cấu hạ tầng kinh
tế-xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất
hợp lý, gắn nơng nghiệp với phát triển công nghiệp và dịch vụ; gắn phát triển
nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định giàu
bản sắc văn hóa dân tộc, mơi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự
được giữ vững;đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được
nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Muốn thực hiện được nội dung
trên, đòi hỏi nền kinh tế- xã hội phải phát triển bền vững. Một nền kinh tế
phát triển bền vững là cơ sở khoa học cho việc thực hiện thành công xây dựng
nông thôn mới.
Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về
“Nơng nghiệp, nơng dân và nơng thơn”, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
“Bộ tiêu chí Quốc gia về nơng thơn mới” (Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày
16/4/2009) và “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” tại
Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 06/4/2010 nhằm thống nhất chỉ đạo việc xây
dựng nông thôn mới trên cả nước. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn và đã thu được những thành tựu đáng kể trong phát triển nông nghiệp
ở địa phương: nếp sống, mức sống, thu nhập tăng cao so với những thời kỳ
trước. Người dân đã áp dụng khoa học kĩ thuật vào trồng trọt chăn nuôi. Đời
sống người dân đã được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần, bộ mặt nông


2


thôn đã thay đổi rõ rệt, cảnh quan môi trường được đảm bảo hơn. Tuy nhiên,
trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nơng thơn mới trên địa bàn huyện vẫn cịn những hạn chế, bất cập cần được
giải quyết. Do đó tơi chọn vấn đề: “Thực trạng và giải pháp thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” để viết tiểu luận kết thúc khối kiến
thức thứ Tư, trong hệ thống các khối kiến thức thuộc chương trình đào tạo
Cao cấp lý luận chính trị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu, đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 nhằm đánh giá kết quả đạt được;
tìm ra những hạn chế, bất cập và đề xuất các giải pháp trong việc triển khai
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn huyện trọng giai đoạn tiếp theo.
3. phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Tại xã huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
- Về thời gian: Số liệu được lấy trong giai đoạn 2011-2015.
4. Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm cơ bản của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Ngun.
- Thực trạng xây dựng nơng thơn mới huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2011-2015
- Những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng nơng thôn mới trên
địa bàn.
- Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác triển khai
chương trình nơng thôn mới trên địa bàn huyện đến năm 2020.


3
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI

1. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Nơng nghiệp là quá trình sản xuất ra lương thực, thực phẩm cung cấp
cho con người và tạo ra của cải cho xã hội.
1.2. Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản
xuất nông nghiệp, sống chủ yếu bằng ruộng vườn sau đó đến ngành nghề khác
và tư liệu chính là đất đai.
1.3. Nơng thơn:
Hiện nay vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác về nơng thơn và có nhiều
quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay của Việt Nam
chúng ta có thể hiểu: “ Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong
đó có nhiều nơng dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh
tế, văn hóa, xã hội và mơi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu
ảnh hưởng của các tổ chức khác”.
1.4. Nông thôn mới:
Trước tiên, nông thôn mới phải là nông thôn, chứ không phả là thị xã, thị
trấn hay thành phố; nông thôn mới khác với nông thơn truyền thống. Mơ hình
nơng thơn mới là tổng thể, những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ
chức nơng thơn theo tiêu chí mới đáp ứng u cầu mới đặt ra trong nơng thơn
hiện nay. Nhìn chung mơ hình nơng thơn mới là mơ hình cấp xã, thơn được
phát triển tồn diện theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ và văn
minh. Mơ hình nơng thơn mới được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu
cầu phát triển, có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường;
đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội.
Tiến bộ hơn so với mơ hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ
biến và vận dụng trên tồn lãnh thổ.
1.5.Xây dựng nơng thơn mới


4
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để

cộng đồng dân cư ở nông thơn đồng lịng xây dựng thơn, xã, gia đình của
mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nơng nghiệp, cơng
nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được
đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
2. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng nông thôn
mới
Vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông
dân luôn chiếm vị trí quan trọng trong các chương trình nghị sự của Đảng và
Nhà nước. Trải qua các kỳ đại hội Đảng, vấn đề nông nghiệp, nông thôn và
nông dân ngày càng được Đảng ta nhận thức sâu sắc hơn, trên cơ sở đó đề ra
những chủ trương, định hướng đúng đắn, phù hợp với tình hình, yêu cầu trong
từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Tại Đại hội VI - Đại hội của đổi mới, Đảng đã đề ra những quan điểm,
chủ trương quan trọng về đổi mới, trước hết là đổi mới kinh tế; thực hiện ba
chương trình kinh tế lớn, nhấn mạnh vai trò hàng đầu của nông nghiệp trong
việc đáp ứng những yêu cầu cấp bách về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu
sản xuất, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Phấn đấu đưa nông nghiệp trở thành
nền nơng nghiệp sản xuất hàng hố xã hội chủ nghĩa.
Đại hội VII của Đảng đã tiếp tục bổ sung, khẳng định và làm rõ tầm quan
trọng của vấn đề này. Đại hội chỉ rõ: “Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn
với cơng nghiệp chế biến, phát triển tồn diện kinh tế nông thôn và xây dựng
nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế xã hội” . Hội nghị Trung ương 5, khoá VII đã ra Nghị quyết về “Tiếp tục đổi
mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thơn”, trong đó đã đánh giá thực trạng
nơng nghiệp, nơng thôn nước ta qua những năm đổi mới; xác định mục tiêu,
quan điểm tiếp tục đổi mới và phát triển nông nghiệp, nông thôn; đề ra những


5
phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm phát triển nông nghiệp, xây dựng
nông thôn giàu mạnh, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trên cơ sở đánh giá kết quả 10 năm đổi mới, với những tiền đề đã đựơc
tạo ra, Đại hội VIII của Đảng tiếp tục phát triển nội dung cơng nghiệp hố,
hiện đại hố nơng nghiệp, nông thôn nhằm từng bước nâng cao đời sống nơng
dân. Theo đó, thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng
thơn và xây dựng nơng thơn mới, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên
sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng cả trong trước mắt và về lâu dài.
Gắn cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn với thực hiện dân
chủ hố, tạo ra sự phân cơng lao động mới, giải quyết việc làm, nâng cao đời
sống nhân dân và xây dựng nông thôn mới.
Trước yêu cầu phải rút ngắn thời gian tiến hành cơng nghiệp hố, hiện
đại hố đất nước, Đại hội IX của Đảng đã tiếp tục bổ sung, phát triển những
quan điểm cơ bản về cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn
trong giai đoạn mới. Cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội IX, Hội nghị Trung ương
5, khoá IX, đã ra Nghị quyết về “Đẩy nhanh cơng nghiệp hố, hiện đại hố
nơng nghiệp, nơng thơn thời kỳ 2001-2010”. Đây là lần đầu tiên, Đảng ta ra
nghị quyết chun đề về cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng
thơn và đặt trong mối quan hệ với sự phát triển của kinh tế tập thể, kinh tế
hợp tác, hợp tác xã, kinh tế tư nhân và với sự phát triển của văn hố, xã hội.
Điều đó thể hiện bước phát triển mới trong nhận thức của Đảng về vị trí, vai
trị của khu vực kinh tế này đối với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội.
Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, Đại hội X của Đảng đã
khẳng định phát triển nông nghiệp, nông thôn là sự lựa chọn bước đi đúng đắn
trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, đồng thời chủ trương
đẩy mạnh hơn nữa cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thôn,
giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân.


6
Quán triệt Nghị quyết Đại hội X, Hội nghị Trung Ương lần thứ Bảy ban
hành Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 đã nêu một cách

toàn diện quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới. Nghị quyết
khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trị to lớn, có vị trí quan
trọng trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết
26/NQTW ngày 28/05/2008 đã nêu một cách tổng quát về mục tiêu, nhiệm vụ
cũng như phương thức tiến hành q trình xây dựng nơng thơn mới trong giai
đoạn hiện nay, phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển của đất nước. Quan
điểm đó của Đảng là sự kế thừa và phát huy những bài học kinh nghiệm lịch
sử về phát huy sức mạnh toàn dân, huy động mọi nguồn lực để tạo ra sức
mạnh tổng hợp xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện đường lối của Đảng, ngày 28/10/2008, Chính phủ đã ra Nghị
quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành một chương trình hành động của Chính
phủ về xây dựng nơng nghiệp, nông dân và nông thôn, thống nhất nhận thức,
hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu
Quốc gia về xây dựng nơng thơn mới. Đây là chương trình mang tính tổng
hợp, sâu, rộng, có nội dung toàn diện; bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn
hóa, xã hội, chính trị, an ninh - quốc phịng. Mục tiêu chung của chương trình
được Đảng ta xác định là: xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế
- xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất
hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát
triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định,
giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật
tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng
được nâng cao.
3. Các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới
Ngày 19/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 491/QĐTTg, ban hành "Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới” bao gồm 19 tiêu chí


7
và được chia thành 5 nhóm: Nhóm tiêu chí về quy hoạch; về hạ tầng kinh tế xã hội; kinh tế và tổ chức sản xuất; văn hóa - xã hội - mơi trường; hệ thống
chính trị. 19 tiêu chí để xây dựng mơ hình nơng thơn mới bao gồm: Quy

hoạch và thực hiện quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở
vật chất văn hóa, chợ nơng thơn, bưu điện, nhà ở dân cư, thu nhập bình quân
đầu người/năm, tỷ lệ hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất,
giáo dục, y tế, văn hóa, mơi trường, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững
mạnh và an ninh, trật tự xã hội. Trong 19 tiêu chí lớn sẽ có những chỉ tiêu cụ
thể, tổng cộng gồm 39 chỉ tiêu để đánh giá về xã đạt chuẩn nông thôn mới.
II. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN
1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội
Huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên là một huyện trung du miền núi có
20 xã và 01 thị trấn; trong đó có 20 xã thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng NTM. Với diện tích 249,36km2, dân số khoảng 14,3 vạn người.
Là một huyện trung du miền núi, Phú Bình có nhiều điều kiện để phát
triển sản xuất nông nghiệp với đa dạng các loại hình cây con. Đặc biệt sản
phẩm gà đồi Phú Bình đã được Cục sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học và Công nghệ
cấp nhãn hiệu chứng nhận. Tuy nhiên, diện tích nhỏ lẻ, manh mún sẽ hạn chế
khả năng sản xuất lớn, sản xuất hàng hóa của huyện.
Phú Bình có Quốc lộ 37 chạy qua, nối liền trung tâm huyện với thành
phố Thái Nguyên, với tỉnh Bắc Giang; đồng thịi lại tiếp giáp khu cơng nghiệp
Sam Sung Thái Nguyên là điều kiện, cơ hội để huyện có thể giao lưu, phát
triển kinh tế.
Với dân số 14,3 vạn người gồm 7 dân tộc anh em cùng chung sống đồn
kết, cùng phấn đấu xây dựng Phú Bình giàu đẹp.


8
2.Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái
Ngun giai đoạn 2011-2015
2.1. Cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và

các văn bản chỉ đạo của tỉnh Thái Nguyên. Để triển khai hiệu quả trên địa
bàn, Huyện ủy, thành lập, Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết TW7 (BCĐ) của
huyện (trưởng BCĐ do 01 đồng chí Phó Bí thư huyện ủy là trưởng ban); Ủy
ban nhân dân huyện thành lập Ban chỉ đạo Chương trình XDNTM huyện (do
đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban), tổ giúp việc BCĐ (gồm 04
đồng chí là cán bộ Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn); xây dựng
quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên BCĐ, các
cơ quan chuyên môn huyện phụ trách theo dõi lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban
nhân dân các xã, các ngành thực hiện các mục tiêu về Chương trình xây dựng
nơng thơn mới; Ban hành Chương trình số 04/CTr-UBND, ngày 13/04/2010
về thực hiện Nghị quyết Trung ương 7.
Cấp xã: Mỗi xã thành lập 01 Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình xây
dựng nơng thơn mới xã (do Đ/c Bí thư Đảng ủy làm trưởng ban), 01 Ban
quản lý xây dựng nông thôn mới xã (do Đ/c chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm
trưởng ban) và các thôn thành lập Ban phát triển thôn; mỗi xã phân công 01
cán bộ để tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã quản lý, tổ chức thực hiện nội
dung Chương trình xây dựng nơng thơn mới xã;
BCĐ đã chủ động tham mưu cho Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện cụ
thể hoá các nội dung Nghị quyết của Ban chấp hành trung ương, các văn bản
của Chính phủ, của Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân tỉnh về Chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới thành Chương trình hành động mục tiêu
cụ thể về xây dựng nông thôn mới ở địa phương; xây dựng kế hoạch, tổ chức
giám sát, kiểm tra các địa phương theo kế hoạch hàng tháng, quý, năm, từ đó
rút ra các phương pháp trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ


9
xây dựng nông thôn mới phù hợp với từng địa phương. Kết quả, trong 5 năm,
huyện Phú Bình đã ban hành 47 văn bản các loại để chỉ đạo, điều hành những
nội dung có liên quan đến việc tiển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới

trên địa bàn.
2.2. Công tác tuyên truyền, vận động
Để triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng nông thôn mới, trong
5 năm 2011-2015, các tổ chức Đảng, chính quyền, các ngành đồn thể từ
huyện đến cơ sở đã tổ chức được 99 lớp tập huấn với 7810 lượt người tham
gia, tuyên truyền 1755 buổi với 21950 lượt người tham gia, có 425 tin bài
được phát sóng trên đài truyền thanh huyện, in ấn phát hành nhiều tài liệu
cũng như các văn bản hướng dẫn thực hiện nội dung Chương trình xây dựng
nơng thôn mới mà Trung ương và tỉnh đã chỉ đạo.
Hoạt động tun truyền cịn được thơng qua các phịng trào thi đua "Phú
Bình chung sức xây dựng nơng thơn mới" và cuộc vận động “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn
mới; phong trào “tổ phụ nữ tự quản đường giao thông nông thôn”, câu lạc bộ
“5 không 3 sạch”, “xây dựng nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh”... Đồn thanh
niên tham gia làm đường giao thơng nơng thơn, phong trào “con đường thắp
sáng làng quê" phòng trào Hội nơng dân làm kinh tế giỏi...từ đó tạo ra phong
trào thi đua sôi nổi trong công cuộc xây dựng nông thơn mới trên địa bàn tồn
huyện. phong thi đua xây dựng Nông thôn mới đã xuất hiện nhiều tập thể, cá
nhân ở các địa phương được các cấp chính quyền khen thưởng, điển hình xã
Đồng Liên, Lương Phú được Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh
tặng Bằng khen, hồn thành mục tiêu xây dựng Nơng thơn mới trước 1 năm so
với mục tiêu; 05 xã ( Hà châu, Tân Khánh, Nhã Lộng, Thanh Ninh, Bảo Lý)
hoàn thành 19 tiêu chí trong năm 2015...
2.3. Kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng
thơn mới


10
2.3.1. Công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới
a) Lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới:

Đến năm 2015, Ủy ban nhân dân huyện đã phê duyệt 100% Đồ án quy
hoạch xây dựng xã Nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm
2020 cho các xã trên địa bàn. Hiện đã có 16/20 xã thực hiện lập xong quy
hoạch chi tiết Khu trung tâm xã, tỷ lệ 1/500, quy mơ diện tích từ 10-15 ha/xã.
Các xã đã thực hiện xong việc công bố quy hoạch, cắm mốc chỉ giới quy
hoạch; chất lượng hồ sơ quy hoạch nông thôn mới các xã đảm bảo đầy đủ các
nội dung theo quy định.
b) Lập đề án xây dựng nông thôn mới:
Đến nay 100% số xã đã lập xong Đề án xây dựng nông thôn mới và đề
án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho nguời dân với tổng kinh phí đề
án được phê duyệt của 20 xã thực hiện trong giai đoạn 2011-2020 là trên 4
nghìn tỷ đồng
2.3.2. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân
Năm 2013 Ủy ban nhân dân huyện đã xây dựng đề án phát triển tồn
diện ngành nơng nghiệp 2013-2015 định hướng đến năm 2020 và được Hội
đồng nhân dân huyện phê chuẩn; trong 5 năm qua tổng kinh phí đầu tư cho
các mơ hình phát triển sản xuất trên địa bàn huyện Phú Bình là trên 5 tỷ đồng
bằng các nguồn vốn khác nhau; từ đầu tư vốn trực tiếp bằng nguồn vốn trái
phiếu chính phủ, xi măng hỗ trợ làm đường giao thơng vào các mơ hình phát
triển sản xuất. Tổ chức thực hiện xây dựng mô hình cánh đồng 1 giống , áp
dụng phương pháp hệ thống canh tác cải tiến SRI, đã cho năng suất, chất
lượng cao hơn sản xuất theo phương pháp truyền thống đã được người dân
đồng thuận triển khai thực hiện ở tất cả các xã trên địa bàn huyện. Các mơ
hình sản xuất nông nghiệp đang là hướng đi đúng và thích hợp trong cơng cuộc
xây dựng Nơng thơn mới theo hướng sản xuất nơng nghiệp hàng hóa, phát huy
được tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương.
2.3.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu


11

Trong 5 năm từ 2011-2015 huyện Phú Bình đã cải tạo nâng cấp được 213
km đường GTNT, kiên cố hóa 35 km kênh mương nội đồng, 33 cơng trình
trường học, 11 trạm biến áp, xây mới 04 nhà văn hóa xã, cải tạo nâng cấp 58
nhà văn hóa thơn xóm..... tổng nguồn lực huy động xây dựng cơ sở hạ tầng
thiết yếu nơng nghiệp, nơng thơn trên địa bàn tồn huyện là 1.248.999,24
triệu đồng. ( trong đó: Lĩnh vực giao thông là 221.653,17 triệu đồng, lĩnh vực
thủy lợi là 214.443,2 triệu đồng, trường học là 32.371,61 triệu đồng, Y tế là
3.596,73 triệu đồng, trụ sở xã và nhà văn hóa 43.304,14 triệu đồng, Môi
trường 22.840 triệu đồng, nhà ở dân cư 16.171 triệu đồng). Các cơng trình cơ
sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư trong những năm qua đã và đang phát huy
hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống của
nhân dân địa phương.
2.3.4. Về phát triển giáo dục, y tế, văn hố và bảo vệ mơi trường
Từ năm 2011-2015 vấn đề về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ
môi trường đã được quan tâm và đầu tư, tỷ lệ trường học đạt chuẩn được nâng
lên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học trên
95%. Huyện Phú Bình đã hoàn thành việc phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.
Các chương trình mục tiêu Quốc gia về Y tế, các chương trình mục tiêu về
văn hóa - xã hội được tổ chức triển khai đồng bộ và có hiệu quả; trang thiết bị
y tế tại các cơ sở y tế tuyến xã, huyện được đầu tư nâng cấp, công tác chăm
sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân ngày được quan tâm, chất lượng khám,
chữa bênh cho người dân từ tuyến cơ sở đến huyện được nâng cao.
Công tác bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm chỉ đạo, nhiều địa
phương đã thành lập các tổ thu gom rác thải, xây dựng các điểm tập kết và thu
gom rác thải, đảm bảo môi trường ở khu dân cư nông thôn. Trong công tác chỉ
đạo tập chung vào công tác tuyên truyền, vận động người dân tự thu gom rác
thải sinh hoạt; sử lý ngay tại gia đình, vệ sinh đường làng ngõ xóm ln xanh
– sạch – đẹp tạo nếp sống văn minh ở nông thôn.



12
2.3.5. Về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và giữ
gìn an ninh, trật tự xã hội.
Cơng tác xây dựng hệ thống tổ chức chính trị được các cấp ủy Đảng,
chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện; chất
lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở địa phương đã có nhiều
chuyển biến tích cực , quy chế dân chủ ở cơ sở được phát huy. Công tác cải
cách các thủ tục hành chính ở địa phương đã được các xã triển khai thực hiện
một cách có hiệu quả.
Tình hình an ninh- chính trị và trật tự an tồn xã hội ở địa phương luôn
ổn định, các tệ nạn xã hội đã được đẩy lùi, an tồn giao thơng được kiềm chế
đã góp phần thúc đẩy cho sự nghiệp xây dựng nông thôn mới và phát triển
kinh tế xã hội tại địa phương.
2.3.6. Kết quả huy động, sử dụng nguồn lực
Tổng nguồn lực thực hiện Chương trình Nơng thơn mới trong giai đoạn
2011-2015 là 1.248.999,24 triệu đồng; trong đó: ngân sách trung ương là
57.838,04 triệu đồng; ngân sách địa phương là 325.460,49 triệu đồng; vốn
lồng ghép từ các chương trình dự án khác là 16.926,6 triệu đồng, vốn tín dụng
647.980,89 triệu đồng, vốn doanh nghiệp 28.773 triệu, vốn đóng góp từ cộng
đồng dân cư là 145.424,52 triệu đồng, vốn huy động từ nguồn khác là
26.595,7 triệu đồng. Bên cạnh đó, huyện đã phát động phong trào nhân dân
hiến đất, tự giải phóng mặt bằng để xây dựng các cơng trình hạ tầng cơ sở.
Kết quả, trong 5 năm 2011-2015 nhân dân đã hiến trên 24,65 ha đất giá trị là
21.361 triệu đồng.
(Chi tiết tại bảng số 1)
2.3.7. Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM
Trên cơ sở quyết định số 769/QĐ-UBND ngày 24/04/2014 của UBND
tỉnh Thái Nguyên về việc Ban hành Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới tỉnh
Thái Nguyên, Thường trực BCĐ đã chỉ đạo các xã tự rà sốt các tiêu chí nơng



13
thơn mới của địa phương mình theo quy định, qua kết quả đánh giá, đến hết
năm 2015; tổng số tiêu chí tồn huyện đạt 300 tiêu chí, bình qn là 15 tiêu
chí / xã ( tăng10,6 tiêu chí / xã so với năm 2010) có 7 xã đạt chuẩn Nơng thơn
mới, 09 xã đạt từ 11 đến 15 tiêu chí; 04 xã đạt 10 tiêu chí; khơng có xã dưới 9
tiêu chí.
(Chi tiết tại bảng số 2)
3. Đánh giá chung
3.1. Những kết quả nổi bật đã đạt được khi triển khai Chương trình quốc
gia về xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện giai đoạn 2011-2015.
Sau 5 năm triển khai tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng nơng
thơn mới có tác động và tạo sự chuyển biến mới trong nhận thức của cả hệ
thống chính trị về mục tiêu, ý nghĩa của Chương trình. Khu vực nơng thơn có
nhiều đổi mới, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của người dân
trong việc thực hiện xây dựng nơng thơn mới. Tính chủ động, sáng tạo trong
phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo và làm giàu tại địa phương của cộng
đồng cư dân nông thôn đã được nâng lên. Cán bộ, Đảng viên, nhân dân đã có
sự chuyển biến và nhận thức bước đầu về vai trị, tầm quan trọng về xây dựng
nơng thơn mới, do vậy đã phát huy được sức mạnh tổng hợp trong thực hiện.
Nơng thơn mới đã hình thành trên thực tế, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo
người dân nông thôn.
Bộ mặt nông thôn ở một số nơi được đổi mới, văn minh hơn, cơ sở hạ
tầng thiết yếu được nâng cấp, thu nhập và đời sống của nhân dân được cải
thiện (điển hình các xã đã thực hiện hồn thành nơng thơn mới).
Trong sản xuất nơng, lâm nghiệp có nhiều bước tiến mới về chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật ni theo hướng hàng hóa và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều mơ hình mới, đã và đang được nhân rộng phát
huy hiệu quả, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích khơng ngừng tăng lên.
Kinh tế nông thôn dần dần chuyển dịch theo hướng nâng cao giá trị gia tăng



14
và phát triển bền vững. Làng nghề truyền thống được hình thành và mở rộng,
tạo thêm việc làm tại chỗ cho người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, đẩy mạnh giảm nghèo bền vững ở nông thôn.
3.2. Những hạn chế, khó khăn chủ yếu
Tuy Chương trình xây dựng nông thôn mới thời gian qua đã đạt được
nhiều kết quả tích cực, nhưng mức độ đạt tiêu chí cịn ở mức thấp nhất là một
số hạ tầng thiết yếu; sản xuất có chuyển biến nhưng vẫn cịn ở quy mơ nhỏ lẻ
và manh mún nên khó có thể áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất;
chưa tháo gỡ được khó khăn về tiêu thụ sản phẩm nên hiệu quả chưa cao; môi
trường nông thôn đang là vấn đề cần được quan tâm giải quyết đúng mức.
Vốn đầu tư thực hiện Chương trình cịn hạn chế, chưa đáp ứng với mục
tiêu, nhiệm vụ đề ra
Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nơng
thơn chưa thực sự hấp dẫn đối với các doanh nghiệp và người dân.
Nhận thức của một số ít cán bộ, và nhân dân ở một số địa phương đổi
mới chậm; năng lực của cán bộ tham mưu giúp việc làm công tác nơng thơn
mới từ huyện, đến xã, thơn, xóm cịn hạn chế, tổ chức thực hiện còn lúng
túng nên hiệu quả chưa cao.
Các địa phương vẫn cịn tư tưởng chơng chờ ỷ lại vào đầu tư của cấp trên,
việc huy động các nguồn lực ở địa phương để đối ứng xây dựng nông thôn
mới đặc biệt là vốn xây dựng các cơng trình văn hố xã, đường GTNT là rất
khó khăn.
III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ GIAI ĐOẠN 2016-2020
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung:
- Duy trì và nâng cao mức độ đạt chuẩn các tiêu chí của các xã đã đạt
được 2011-2015.
- Phấn đấu đến năm 2020 có từ 85 % đến 100% số xã (có từ 17 - 20 xã) đạt

19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.


15
- Tiếp tục huy động mọi nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng nông
nghiệp, nông thôn
- Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt trên 50 triệu
đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 5%.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1 Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
- Giao thơng( tiêu chí 2):
+ Đường trục xã, liên xã, trục xóm, nội đồng cần phải kiên cố hóa: 343
km ( trong đó đường trục xã 40 km; Đường trục xóm 123,1 km;.Đường ngõ là
90 km;Đường trục nội đồng là 90 km).
+ Cải tạo, xây mới 30 chiếc cầu, cống dân sinh;
- Thủy lợi( tiêu chí 3): Kiên cố hóa hệ thống kênh mương do xã
quản lý là 169 km để đạt tỷ lệ 50%.
- Điện ( Tiêu chí 4): Đầu tư nâng cấp 5 trạm điện, cải tạo nâng cấp hệ
thống đường dây cao áp, hạ áp.
- Trường học(tiêu chi 5): Phấn đấu 100% tròng học đạt chuẩn quốc gia
mức độ 2; duy trì các trường học đã đạt chuẩn quốc gia; tiếp tục đầu tư cải
tạo, nâng cấp đầu tư các trang thiết bị cho các trường học.
- Cơ sở vật chất văn hóa ( Tiêu chí 6):
+ Xây mới 10 nhà văn hóa xã, 10 khu thể thao xã, cải tạo, nâng cấp nhà
văn hóa xóm đảm bảo cho hoạt động văn hóa văn nghệ và thể thao quần
chúng trên địa bàn tồn huyện.
- Chợ nơng thơn( tiêu chí 7): Cải tạo, nâng cấp chợ tại các xã theo quy
hoạch đảm bảo cho hoạt động giao lưu buôn bán trao đổi hàng hóa của nhân
dân địa phương.



16
- Bưu Điện( Tiêu chí 8): Tiếp tục đầu tư nâng cấp, cải tạo các điểm bưu
điện tại 20 xã, các điểm internet đến thôn theo quy định của Bộ thông tin và
truyền thông.
- Nhà ở dân cư ( Tiêu chí 9): tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ cải tạo
sửa chữa và xây dựng nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội theo quyết
định số 22 QĐ-TTg, tăng số nhà ở đạt chuẩn theo quy định của Bộ xây dựng
phấn đấu trong giai đoạn 2016-2020 có 20/20 xã đạt chuẩn NTM về nhà ở.
1.2.2. Phát triển kinh tế và quan hệ sản xuất nông thôn
- Thu nhập (tiêu chí 10): phấn đấu đến năm 2020 bình quân thu nhập đầu
người trên địa bàn huyện đạt trên 50 triệu đồng/người/năm
- Tỷ lệ hộ nghèo( Tiêu chí 11): Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo
trên địa bàn huyện giảm xuống dưới 5%;
- Tỷ lệ lao động có việc làm thường xun( tiêu chí 12): phấn đấu đến
hết năm 2020 có 100% số xã thực hiện hồn thành tiêu chí.
- Hình thức tổ chức sản xuất( Tiêu chí 13): Đến năm 2020; 100% số xã
có ít nhất 1 trong các hình thức tổ chức sản xuất: HTX. Tổ HTX, trang trại
quy mô liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.
1.2.3. Văn hóa- xã hội- y tế- mơi trường
- Giáo dục ( Tiêu chí 14): phấn đấu đến hết năm 2016 có 100% số xã đạt
tiêu chí; tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở các bậc học nhằm
đáp ứng yêu cầu tiêu chí về giáo dục
- Y Tế ( Tiêu chí 15): Hiện có 20/20 xã đạt được tiêu chí, song trong các
năm tới cần tiếp tục phối hợp tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân tích
cực tham gia các hình thức BHYT tự nguyện để đạt và giữ vững danh hiệu xã
chuẩn quốc gia về y tế.
- Văn hóa( Tiêu chí 16): Phấn đấu đến năm 2020 tồn huyện có 80% hộ
gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa; 70 % làng, thơn xóm văn hóa; 95 % cơ quan
văn hóa



17
- Mơi trường ( tiêu chí 17): phấn đấu đến năm 2020 có 85% số xã đạt
tiêu chí mơi trường.
1.2.4. Hệ thống chính trị
- Hệ thống tổ chức chính trị -xã hội vững mạnh ( tiêu chí 18): Hằng năm
100 % Đảng bộ xã đạt tiêu chuẩn " trong sạch , vững mạnh" 100% tổ chức
đồn thể chính trị xã hội cấp xã đạt danh hiệu tiên tiến; 100% cán bộ công
chức đạt chuẩn.
- An ninh, trật tự xã hội( Tiêu chí 19): 100 % số xã đạt tiêu chí an ninh
chính trị xã hội..
2. Nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện
2.1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về nội dung chương trình xây
dựng nông thôn mới, thống nhất về nhận thức và cách làm, cơng khai các cơ
chế, chính sách hỗ trợ.
2.2. Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào thi đua “Phú
Bình chung sức xây dựng nơng thơn mới” cuộc vận động “toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nơng thơn mới.
2.3. Thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn mới
quản lý đất đai, quản lý tài nguyên khoáng sản theo quy định, tiếp tục thực
hiện cải cách hành chính; tổ chức lập và thực hiện các dự án phát triển sản
xuất nông nghiệp cấp xã theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung;
2.4. Tổ chức thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng
nơng thơn mới; bước đầu thí điểm thực hiện dồn điền đổi thửa, khoanh vùng
sản xuất tập trung trên lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi; đẩy mạnh ứng dụng các
thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến vào sản xuất nơng nghiệp, duy trì
phát triển nhãn hiệu "Lúa nếp thầu dầu" "Gà đồi phú Bình" gắn với liên kết
sản xuất theo chuỗi giá trị; thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch



18
bệnh trên cây trồng, vật ni; kiện tồn, thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác
hoạt động có hiệu quả để thực hiện liên kết trong sản xuất, bảo vệ môi tường.
2.5. Tập trung huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội xây
dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng thiết yếu ở địa phương phục vụ sản xuất,
dân sinh; ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng; khuyến khích và tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến, bảo quản và
tiêu thụ nông sản. Tổ chức thu gom rác thải không để ô nhiễm môi trường;
phấn đấu 100% dân cư nông thôn sử dựng nước sinh hoạt hợp vệ sinh;
2.6. Hồn thiện các thiết chế văn hóa ở nông thôn, đầu tư cơ sở vật chất
phát triển văn hóa, thể thao quần chúng, xây dựng gia đình văn hóa, làng văn
hóa, khu dân cư văn hóa; vận động nhân dân chỉnh trang khuôn viên nơi ăn ở;
gọn gàng xanh- sạch - đẹp đảm bảo môi trường.
2.7. Thực hiện xã hội hóa cơng tác giáo dục, khuyến học, khuyến tài
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; xây dựng cơ sở vật chất trường học, cơ sở
vật chất trang thiết bị y tế, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân,
thực hiện các chính sách an sinh xã hội, bảo hiểm y tế tự nguyện..
2.8. Thành lập văn phịng Điều phối chương trình xây dựng nơng thơn
mới cấp huyện, kiện tồn Ban chỉ đạo các cấp, bồi dưỡng nâng cao chất lượng
cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới ở các cấp từ huyện
đến cơ sở, cán bộ làm công tác quản lý cấp xã.
2.9. Tiếp tục giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội ở nơng
thơn; thường xuyên nắm chắc tình hình trong nhân dân, chủ động giải quyết
kịp thời những đơn thư khiếu nại ngay tại cơ sở, củng cố nâng cao chất lượng
hoạt động của các tổ chức Đảng, chính quyền, các đồn thể, tạo niềm tin vững
chắc cho nhân dân.
2.10. Giải pháp về nguồn lực:



19
Tổ chức triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 73/NQ- HĐND ngày
30/07/2015 của Hội đồng nhân dân huyện về đầu tư công trung hạn 5 năm
2016-2020.
Dự kiến tổng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới giai đoạn 20162020 là 1.697 tỷ đồng
Trong đó:
- Ngân sách TW: 133 tỷ đồng ( trong đó TPCP: 97 tỷ, vốn ĐTPT: 23 tỷ;
SNKT; 13 tỷ)
- Ngân sách địa phương: 503 tỷ đồng ( NS tỉnh 305 tỷ; NS huyện 144
tỷ; NS xã 53 tỷ)
- Vốn Lồng ghép :

31 tỷ đồng

- Vốn vay tín dụng ngân hàng: 648 tỷ đồng
- Vốn Doanh nghiệp :

35 tỷ đồng

- Vốn cộng đồng dân cư đóng góp; 315 tỷ đồng
- Nguốn vốn khác :

29 tỷ đồng

3. Kiến nghị, đề xuất
* Với trung ương và tỉnh Thái Nguyên
+ Đề xuất với trung ương điều chỉnh các tiêu chí xây dựng nông thôn cho
phù hợp với thực tế
+ Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên tiếp tục thực hiện chính

sách hỗ trợ xi măng cho các địa phương để xây dựng đường giao thông nông
thôn, đường giao thông vào vùng sản xuất, đường nội đồng, kênh mương nội
đồng giai đoạn 2016-2020;
Tăng nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình xây dựng nơng thơn
mới.
Có cơ chế đặc thù hỗ trợ cho các địa phương thực hiện việc dồn điền đổi
thửa; nhằm tập trung đất đai xây dựng vùng sản xuất nơng nghiệp theo hướng
hàng hóa tập trung có hiệu quả.


20
* Đề nghị Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện
+ Cân đối và bố trí nguồn vốn ngân sách hỗ trợ hàng năm cho các xã
đã về đích 2014-2015 để trả nợ thanh tốn các hạng mục cơng trình xây dựng
kết cấu hạ tầng mà các địa phương đã nỗ lực thực hiện hoàn thành nội dung
các tiêu chí về xây dựng nơng thơn mới trong năm 2014 -2015.
+ Hỗ trợ cho các xã (mỗi xã 200 triệu đồng) để thực hiện thanh toán lập
quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã tỷ lệ 1/500; nhằm quản lý khai thác thêm
nguồn thu từ chuyển mục đích sử dụng đất phục vụ cho xây dựng nơng thôn
mới ở từng xã.


21
C. KẾT LUẬN
Trong 5 năm qua, các cấp ủy, chính quyền cùng cả hệ thống chính trị và
đơng đảo nhân dân trên địa bàn huyện Phú Bình đã chung vai, góp sức thực
hiện Chương trình xây dựng nơng thơn mới. Xây dựng nông thôn mới đã trở
thành phong trào quần chúng sôi nổi và tương đối đều khắp trên địa bàn
huyện; các cơ chế chính sách của Trung ương, của tỉnh và huyện được ban
hành khá đồng bộ và kịp thời. Nguồn lực đầu tư cho Chương trình ngày càng

tăng, nhất là các địa phương trong huyện đã chủ động sử dụng nguồn lực từ
ngân sách địa phương, lồng ghép từ các chương trình, dự án, từ các nguồn
vốn tín dụng và thu hút, huy động mạnh mẽ sự tham gia của người dân và các
doanh nghiệp... qua đó đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo chuyển biến
mới trong nông nghiệp, bộ mặt nông thôn được đổi mới, đời sống nông dân
được nâng lên. Sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ từng
bước được phát triển; nhiều cơng trình xây dựng kết cấu hạ tầng được hồn
thành, diện mạo nơng thơn Phú Bình có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và
tinh thần của người dân được cải thiện, nâng cao. Tuy nhiên, kết quả thực
hiện Chương trình vẫn cịn bộc lộ một số mặt hạn chế; sự quyết tâm trong
triển khai thực hiện Chương trình ở một số địa phương, cơ sở chưa cao về cả
nội dung tuyên truyền, kết quả huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện.
Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng, là nhiệm vụ của
cả hệ thống chính trị và là nguyện vọng của giai cấp nông dân, nhằm nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của người dân thơng qua q trình hiện đại hóa
nơng nghiệp, phát triển cơng nghiệp và dịch vụ ở nông thôn theo cơ chế thị
trường, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân lực và các
nguồn vốn. Đồng thời, với phát triển sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng nông
thôn cần phải kết hợp hài hịa với phát triển văn hóa và bảo vệ cảnh quan, môi
trường để nông thôn vừa là nơi bảo vệ lưu giữ, vừa là môi trường tốt đẹp nhất,
tiếp tục tạo ra những giá trị văn hóa mới cho địa phương và đất nước./.


22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 “Về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn’’.
2. Quyết định số 49/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng chính phủ
về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới kèm theo bộ tiêu chí
quốc gia về nơng thơn mới.

3. Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2009 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt chương trình mục tiêu chí Quốc gia về nơng thôn mới,Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn (2000).
4. Một số văn bản pháp luật hiện hành về phát triển nông nghiệp, nông
thôn. NXB lao động – xã hội.
5. Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Phú Bình lần thứ XXVI.
6. Báo cáo Tổng kết Chương trình xây dựng nơng thơn mới huyện Phú
Bình giai đoạn 2011-2015.
7. Lê Đình Thắng (2000), Chính sách phát triển nơng nghiệp và nơng
thơn sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.



×