Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới khu vực nam đuống và xây dựng quy hoạch nông thôn mới xã kim lan, huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.93 MB, 178 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NGUYỄN CHÍ HIẾU

ðÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
KHU VỰC NAM ðUỐNG VÀ XÂY DỰNG QUY HOẠCH
NÔNG THÔN MỚI XÃ KIM LAN, HUYỆN GIA LÂM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NGUYỄN CHÍ HIẾU

ðÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
KHU VỰC NAM ðUỐNG VÀ XÂY DỰNG QUY HOẠCH
NÔNG THÔN MỚI XÃ KIM LAN, HUYỆN GIA LÂM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ðẤT ðAI
MÃ SỐ: 60.85.01.03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG TUẤN HIỆP


HÀ NỘI, NĂM 2013


LỜI CAM ðOAN
- Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn
gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Chí Hiếu

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

ii


LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành bản luận văn này, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ tận tình của:
- TS. Hoàng Tuấn Hiệp, viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp - Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn - người ñã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời
gian thực hiện ñề tài;
- Các thầy, cô giáo khoa Tài nguyên và Môi trường, trường ðại học Nông
nghiệp Hà Nội và các ñồng nghiệp;
- UBND huyện Gia Lâm, phòng Quản lý ñô thị huyện Gia Lâm, phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm; các phòng, ban và UBND các xã thuộc khu
vực Nam ðuống huyện Gia Lâm.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các cá nhân, tập thể và cơ quan nêu trên ñã
giúp ñỡ, khích lệ và tạo những ñiều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện

ñề tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Chí Hiếu

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

iii


MỤC LỤC

Lời cam ñoan

ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục bảng


viii

MỞ ðẦU

1

1

Tính cấp thiết của ñề tài

1

2

Mục ñích của ñề tài

2

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU

3

1.1

Cơ sở lý luận

3

1.1.1


Một số khái niệm cơ bản

3

1.1.2

ðặc trưng của nông thôn mới

3

1.1.3

Chức năng của nông thôn mới

4

1.1.4

Mục tiêu xây dựng nông thôn mới

6

1.1.5

Nội dung xây dựng nông thôn mới

7

1.1.6


Các nguyên tắc của Chương trình xây dựng nông thôn mới

7

1.1.7

Vị trí và phạm vi của xây dựng nông thôn mới

8

1.1.8

Vị trí, vai trò của quy hoạch xây dựng nông thôn mới

9

1.2

Cơ sở pháp lý về xây dựng nông thôn mới

10

1.3

Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của một số nước trên thế giới

12

1.3.1


Nhật Bản: Con ñường hiện ñại hóa nông nghiệp theo mô hình tiết

1.3.2

kiệm ñất ñai

12

Hàn Quốc: Phong trào nông thôn mới – Saemaul Undong

14

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

iv


1.3.3

ðài Loan: Từ “nông nghiệp bồi dưỡng công nghiệp” tới “công
nghiệp bồi dưỡng nông nghiệp”

16

1.3.4

Thái Lan: Nhà nước trợ giúp mạnh mẽ

17


1.3.5

Xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc

19

1.4

Tình hình xây dựng nông thôn mới tại Việt nam

21

1.4.1

Trên phạm vi toàn quốc

21

1.4.2

Trên ñịa bàn thành phố Hà Nội

27

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

29

2.1


ðối tượng và phạm vi nghiên cứu

29

2.2

Nội dung nghiên cứu

29

2.2.1

ðánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới khu vực Nam
ðuống

2.2.2

29

Quy hoạch nông thôn mới xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội

30

2.3

Phương pháp nghiên cứu

31


2.3.1

Phương pháp ñiều tra, khảo sát

31

2.3.2

Phương pháp kế thừa, chọn lọc tài liệu

31

2.3.3

Phương pháp xử lý số liệu, phân tích tổng hợp

31

2.3.4

Phương pháp ñánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân
(PRA)

31

2.3.5

Phương pháp minh họa bằng bản ñồ


31

2.3.5

Phương pháp chuyên gia

32

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1

33

ðánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới khu vực Nam
ðuống, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

33

3.1.1

ðiều kiện tự nhiên

33

3.1.2

Tài nguyên

34


3.1.3

Dân số và lao ñộng

36

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

v


3.1.4

ðánh giá tiềm năng của khu vực Nam ðuống

3.1.5

ðánh giá thực trạng nông thôn khu vực Nam ðuống theo Bộ tiêu

36

chí quốc gia về nông thôn mới

38

3.1.6

ðánh giá chung

54


3.2

Quy hoạch nông thôn mới xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội

58

3.2.1

ðiều kiện tự nhiên

58

3.2.2

ðánh giá thực trạng nông thôn xã Kim Lan

60

3.2.3

Hiện trạng và biến ñộng ñất ñai năm 2010 so với năm 2005

68

3.2.4

ðánh giá hiện trạng nông thôn xã Kim Lan theo 19 tiêu chí vê nông
thôn mới


69

3.2.5

Dự báo tiềm năng và ñịnh hướng phát triển

71

3.2.6

Quy hoạch không gian tổng thể toàn xã

80

3.2.7

Quy hoạch sản xuất

91

3.2.8

Quy hoạch xây dựng

95

3.2.9

Quy hoạch sử dụng ñất ñến năm 2020


101

3.2.10 ðánh giá hiệu quả của quy hoạch

103

3.2.11 Các giải pháp thực hiện quy hoạch

104

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

107

1

Kết luận

107

2

Kiến nghị

107

TÀI LIỆU THAM KHẢO

108


PHẦN PHỤ LỤC

110

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ ñầy ñủ

CNH - HðH

Công nghiệp hóa - Hiện ñại hóa

UBND

Ủy ban nhân dân

HðND

Hội ñồng nhân dân

CTCC

Công trình công cộng


CN

Công nghiệp

NN

Nông nghiệp

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

HTX

Hợp tác xã

TNMT

Tài nguyên và môi trường

NNPTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTM

Nông thôn mới

PRA


Participatory rural appraisal - Phương pháp
ñánh giá nông thôn có người dân tham gia

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

vii


DANH MỤC BẢNG

STT
3.1

Tên bảng

Trang

ðánh giá thực trạng nông thôn các xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới

54

3.2

Tổng hợp hiện trạng nhà ở tại xã Kim Lan

66

3.3


Tổng hợp so sánh diện tích ñất năm 2010 với năm 2005

68

3.4

Tổng hợp ñánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí về nông
thôn mới

3.5

Dự báo nhu cầu sử dụng ñất xây dựng các công trình hạ tầng xã hội,
các khu dân cư mới

3.6

69
73

Dự báo nhu cầu sử dụng ñất xây dựng hạ tầng thiết yếu phục vụ sản
xuất, dân sinh

74

3.7

Dự báo dân số và lao ñộng theo các giai ñoạn

75


3.8

Tổng hợp các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu

79

3.9

Diện tích, cơ cấu sử dụng ñất trước và sau quy hoạch

102

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

viii


MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 ñã nêu mục tiêu
tổng quát về xây dựng nông thôn mới là: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội hiện ñại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp
lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, ñô thị theo quy
hoạch; xã hội nông thôn ổn ñịnh, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí ñược nâng
cao, môi trường sinh thái ñược bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh
ñạo của ðảng ñược tăng cường”.
Quyết ñịnh 491/Qð-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc
Ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới là căn cứ ñể xây dựng nội dung

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Trong ñó công tác
lập quy hoạch là tiêu chí số 1 trong 19 tiêu chí về nông thôn mới ñược ban hành.
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới ñược phê duyệt là cơ sở ñể các cấp
ñảng, chính quyền, nhân dân tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới công
nghiệp hóa - hiện ñại hóa phù hợp với tiến trình phát triển của ñất nước.
Nam ðuống là một phần diện tích của huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Là khu vực phát triển ñô thị ở phía ðông của Thủ ñô Hà Nội, là nơi tập trung các
công trình ñầu mối giao thông và hạ tầng kỹ thuật quan trọng của quốc gia và của
thành phố.
Bên cạnh ñó, ñây cũng là khu vực phát triển các cơ sở công nghiệp quy mô,
các trung tâm dịch vụ, thương mại lớn; Là khu vực nông nghiệp, nông thôn ngoại
thành Hà Nội, có giá trị sản xuất nông, thủy sản năm sau cao hơn năm trước. Nam
ðuống cũng ñã hình thành các vùng sản xuất rau an toàn tập trung tại các xã Văn
ðức, ðông Dư...
Ngoài ra, khu vực này còn tập trung nhiều làng nghề truyền thống như Kim Lan Bát Tràng (sản xuất gốm sứ), Kiêu Kỵ (dát bạc, sơn son thếp vàng, ñồ gỗ),…

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

1


Trong vài năm trở lại ñây, ñời sống của người dân tại các xã nơi ñây ñã ñược
nâng lên một cách rõ rệt. Số hộ nghèo, số nhà dột nát giảm mạnh; Số nhà văn hóa
cấp xã và thôn ñã ñược ñầu tư xây dựng; Các ñường liên thôn, xã ñược bê tông hóa.
Song vẫn chưa ñáp ứng ñược các tiêu chí nông thôn mới trong bộ tiêu chí do Chính
phủ ban hành.
ðể ñáp ứng ñược yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ ñổi mới tại
các xã khu vực Nam ðuống thì việc ñánh giá hiện trạng, ñịnh hướng, lập và thực
hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới là cần thiết. Trước tiên cần thực hiện việc
ñánh giá hiện trạng theo 19 tiêu chí nông thôn mới ñối với các xã và chọn một xã ñể

thí ñiểm xây dựng nông thôn mới. Từ ñó ñúc rút kinh nghiệm trước khi triển khai
ñại trà trên toàn bộ các xã nơi ñây.
Xuất phát từ những vấn ñề nêu trên, tôi chọn và thực hiện ñề tài “ðánh giá
thực trạng xây dựng nông thôn mới khu vực Nam ðuống và xây dựng quy hoạch
nông thôn mới xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.
2. Mục ñích của ñề tài
ðánh giá thực trạng nông thôn các xã khu vực Nam ðuống, huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới;
Xây dựng quy hoạch nông thôn mới xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, thành phố
Hà Nội.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

2


Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Khái niệm về nông thôn: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội
thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, ñược quản lý bởi cấp hành chính cơ sở
là Ủy ban nhân dân xã.
- Khái niệm về nông thôn mới: Nông thôn mới là nông thôn có kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội hiện ñại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã
hội dân chủ, ổn ñịnh, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, ñời sống vật chất, tinh thần ñược
nâng cao, môi trường sinh thái ñược bảo vệ, an ninh trật tự ñược giữ vững.
- Khái niệm về xây dựng nông thôn mới: Là xây dựng nông thôn ñạt 19 tiêu
chí của Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới.
- Khái niệm quy hoạch nông thôn mới: Là bố trí, sắp xếp các khu chức năng,
sản xuất, dịch vụ, hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường trên ñịa bàn, theo tiêu chuẩn

nông thôn mới, gắn với ñặc thù, tiềm năng, lợi thế của từng ñịa phương; ñược mọi
người dân của xã trong mỗi làng, mỗi gia ñình ý thức ñầy ñủ, sâu sắc và quyết tâm
thực hiện.
1.1.2. ðặc trưng của nông thôn mới
Nông thôn mới giai ñoạn 2010 – 2020 gồm các ñặc trưng: Kinh tế phát triển,
ñời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ñược nâng cao; Nông thôn
mới phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện ñại, môi trường
sinh thái ñược bảo vệ; Dân trí ñược nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc ñược giữ gìn
và phát huy; Chất lượng hệ thống chính trị ñược nâng cao; An ninh tốt, dân chủ
ñược phát huy.
Việc xây dựng nông thôn mới nhằm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế của
ñất nước trong thời kỳ ñổi mới. Sau 25 năm thực hiện ñường lối ñổi mới, dưới sự
lãnh ñạo của ðảng, nông nghiệp, nông thôn, nông dân, nước ta ñã ñạt ñược thành
tựu to lớn và khá toàn diện; tuy nhiên, những thành tựu ñạt ñược chư tương xứng

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

3


với tiềm năng, lợi thế và chưa ñồng ñều giữa các vùng; nông nghiệp phát triển còn
kém bền vững, tốc ñộ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp;việc
chuyển dịch cơ cấu kinh té và ñổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn
chậm; năng xuất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp, chưa thúc ñẩy
mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao ñộng ở nông thôn; ñời sông vật chất và
tinh thần của người dân nông thôn còn thấp; chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn
với thành thị, giữa các vùng miền còn lớn, phát sinh nhiều vấn ñề xã hội bức
xúc…Vì vậy, xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng
hàng ñầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñất nước, góp phần nâng cao
ñời sống vật chất và tinh thần cho người dân ở nông thôn.

1.1.3. Chức năng của nông thôn mới
1.1.3.1. Chức năng sản xuất nông nghiệp hiện ñại
Nông thôn là nơi diễn ra phần lớn các hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp của các
quốc gia. Có thể nói nông nghiệp là chức năng tự nhiên của nông thôn. Chức năng cơ
bản của nông thôn là sản xuất dồi dào các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao.
Khác với nông thôn truyền thống, sản xuất nông nghiệp của nông thôn mới bao gồm
cơ cấu các nghành nghề mới, các ñiều kiện sản xuất nông nghiệp hiện ñại hoá, ứng
dụng phổ biến khoa học kỹ thuật tiên tiến và xây dựng các tổ chức nông nghiệp hiện
ñại (Cù Ngọc Hưởng, 2006).
Chính vì vậy, xây dựng nông thôn mới không có nghĩa là biến nông thôn trở
thành thành thị. Hướng tư duy áp dụng mô hình phát triển của thành thị vào xây dựng
nông thôn phần nào ñã phủ nhận những giá trị tự có của nông thôn và khả năng phát
triển trên cơ sở giữ vững bản sắc riêng nông thôn (Cù Ngọc Hưởng, 2006).
1.1.3.2. Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống
Trải qua hàng nghìn năm phát triển, làng xóm ở nông thôn ñược hình thành
dựa trên những cộng ñồng có cùng phong tục, tập quán, huyết thống. Quy tắc hành
vi của xã hội gồm những người quen này là những phong tục tập quán ñã ñược hình
thành từ lâu ñời, ở ñó con người ñối xử tin cậy lẫn nhau trên quy phạm phong tục
tập quán ñó. Ở ñó quan hệ huyết thống là mối quan hệ quan trọng nhất. Chính các

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

4


tập thể nông dân cùng huyết thống ñã giúp họ khắc phục ñược những nhược ñiểm
của kinh tế tiểu nông, giúp bà con nông dân chống chọi với thiên tai ñại họa. Cũng
chính văn hoá quê hương ñã sản sinh ra những sản phẩm văn hoá tinh thần quý báu
như lòng kính lão yêu trẻ, giúp nhau canh gác bảo vệ, giản dị tiết kiệm, thật thà
ñáng tin, yêu quý quê hương.vv.., tất cả ñược sản sinh trong hoàn cảnh xã hội nông

thôn ñặc thù. Các truyền thống văn hoá quý báu này ñòi hỏi phải ñược giữ gìn và
phát triển trong một hoàn cảnh ñặc thù. Môi trường thành thị là nơi có tính mở cao,
con người cũng có tính năng ñộng cao, vì thế văn hoá quê hương ở ñây sẽ không còn
tính kế tục. Do vậy, chỉ có nông thôn với ñặc ñiểm sản xuất nông nghiệp và tụ cư
theo dân tộc, dòng tộc mới là môi trường thích hợp nhất ñể giữ gìn và kế tục văn hoá
quê hương. Ngoài ra, các cảnh quan nông thôn với những ñặc trưng riêng ñã hình
thành nên màu sắc văn hoá làng xã ñặc thù, thể hiện các tư tưởng triết học như trời
ñất giao hoà, thuận theo tự nhiên với sự tôn trọng tự nhiên, mưu cầu phát triển hài hoà
cũng như chú trọng sự kế tục phát triển của các dân tộc (Cù Ngọc Hưởng, 2006).
ðể ñảm bảo giữ gìn ñược văn hóa truyền thống tốt ñẹp của nông thôn nên việc
xây dựng nông thôn mới nếu như phá vỡ ñi các cảnh quan làng xã mang tính khu vực
ñã ñược hình thành trong lịch sử thì cũng chính là phá vỡ ñi sự hài hoà vốn có của
nông thôn, làm mất ñi bản sắc làng quê nông thôn. ðiều này không những hạn chế tác
dụng của chức năng nông thôn mà còn có tác dụng tiêu cực ñến giữ gìn sinh thái cảnh
quan nông thôn và cảnh quan văn hoá truyền thống (Cù Ngọc Hưởng, 2006).
1.1.3.3. Chức năng sinh thái
Nền văn minh nông nghiệp ñược hình thành từ những tích luỹ trong suốt một
quá trình lâu dài, từ khi con người thích ứng với thiên nhiên, lợi dụng, cải tạo thiên
nhiên, cho ñến khi phá vỡ tự nhiên dẫn ñến phải hứng chịu các ảnh hưởng xấu và
cuối cùng là tôn trọng tự nhiên. Trong nông thôn truyền thống, con người và tự
nhiên sinh sống hài hoà với nhau, chức năng người tôn trọng tự nhiện, bảo vệ tự
nhiên và hình thành nên thói quen làm việc theo quy luật tự nhiên. Thành thị là hệ
thống sinh thái nhân tạo phản tự nhiên ở mức ñộ cao nhất. Quá trình mưu cầu cuộc
sống ñầy ñủ về vật chất ñã khiến người thành thị càng ngày càng xa rời tự nhiên.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

5



Nền văn minh công nghiệp ñã phá vỡ mối quan hệ hài hoà vốn có giữa con người
với thiên nhiên, dẫn ñến phá vỡ môi trường một cách nghiêm trọng (Cù Ngọc
Hưởng, 2006).
Quá trình công nghiệp hoá và ñô thị hoá khiến con người ngày càng xa rời tự
nhiên, dẫn ñến những ô nhiễm trong môi trường nước và không khí. Nếu so sánh
với hệ thống sinh thái ñô thị, thì hệ thống sinh thái nông nghiệp một mặt có thể ñáp
ứng nhu cầu cung cấp các sản phẩm lương thực hoa quả cho con người, mặt khác
cũng ñáp ứng ñược các yêu cầu về môi trường tự nhiên. Thuộc tính sản xuất nông
nghiệp ñã quyết ñịnh hệ thống sinh thái nông nghiệp mang chức năng phục vụ hệ
thống sinh thái. ðất ñai canh tác nông nghiệp, hệ thống thuỷ lợi, các khu rừng, thảo
nguyên..vv..phát huy các tác dụng sinh thái như ñiều hoà khí hậu, giảm ô nhiễm
tiếng ồn, cải thiện nguồn nước, phòng chống xâm thực ñất ñai, làm sạch
ñất..vv…(Cù Ngọc Hưởng, 2006).
Chức năng này chính là một trong những tiêu chí quan trọng phân biệt giữa
thành thị với nông thôn. Thông qua sự tuần hoàn của tự nhiên và năng lượng, cuối
cùng, thành thị cũng là nơi thu ñược lợi ích từ chức năng sinh thái của nông thôn.
Các cảnh quan tự nhiên tươi ñẹp cùng với môi trường sinh thái có thể ñáp
ứng ñược nhu cầu trở về với tự nhiên của con người. Nông thôn có thể bù ñắp ñược
những thiếu hụt sinh thái của thành thị. Môi trường tự nhiên yên tĩnh có thể ñiều
hoà cân bằng tâm lý con người. Môi trường sinh vật phong phú khiến con người có
thể cảm thụ ñược những ñiều tốt ñẹp từ cuộc sống. Sự chung sống hài hoà giữa con
người với tự nhiên có tác dụng thanh lọc và làm ñẹp tâm hồn. ðây cũng chính là
nguyên nhân khiến cho các khu du lịch sinh thái xung quanh các khu ñô thị ngày
càng phát triển rầm rộ. Do vậy, phải nên xây dựng nông thôn mới với những ñóng
góp tích cực cho sinh thái. Có thể coi chức năng sinh thái chính là thước ño một ñơn
vị có thể coi là nông thôn mới hay không. ðồng thời phải phân biệt rõ không ñược
lẫn lộn ranh giới giữa nông thôn với thành thị (Cù Ngọc Hưởng, 2006).
1.1.4. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới
Mục tiêu xây dựng nông thôn mới là nhằm nâng cao ñời sống vật chất, tinh


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

6


thần của dân cư nông thôn; xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo
hướng hiện ñại; nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất; sản
phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh cao; xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội ñồng bộ và hiện ñại, nhất là ñường giao thông, thủy lợi, trường
học, trạm y tế, khu dân cư…; xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn ñịnh, văn
minh, giàu ñẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; an
ninh trật tự ñược giữ vững theo ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa; tăng cường sự lãnh
ñạo của ðảng trong hệ thống chính trị ở nông thôn, củng cố vững chắc liên minh
công nhân – nông dân – trí thức.
1.1.5. Nội dung xây dựng nông thôn mới
Theo Quyết ñịnh 800/Qð-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ thì
xây dựng nông thôn mới gồm 11 nội dung về: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao
thu nhập; Giảm nghèo và an sinh xã hội; ðổi mới và phát triển các hình thức tổ
chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn; Phát triển giáo dục – ñào tạo ở nông thôn;
Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn; Xây dựng ñời sống văn hóa,
thông tin và truyền thông nông thôn; Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn; Nâng cao chất lượng tổ chức ðảng, chính quyền, ñoàn thể chính trị - xã hội
trên ñịa bàn; Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn.
1.1.6. Các nguyên tắc của Chương trình xây dựng nông thôn mới
Nguyên tắc 1: Các nội dung, hoạt ñộng của Chương trình phải hướng tới mục
tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới ban hành tại
Quyết ñịnh số 491/Qð-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Nguyên tắc 2: Phát huy vai trò chủ thể của cộng ñồng dân cư ñịa phương là
chính, Nhà nước ñóng vai trò ñịnh hướng, ban hành các chính sách, cơ chế hỗ trợ,

ñào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện; các hoạt ñộng cụ thể do chính cộng ñồng
người dân ở nông thôn, xã bàn bạc dân chủ ñể quyết ñịnh và tổ chức thực hiện.
Nguyên tắc 3: Kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia,
chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác ñang triển khai trên

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

7


ñịa bàn nông thôn.
Nguyên tắc 4: Quá trình thực hiện Chương trình phải gắn kết với kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của ñịa phương, có quy hoạch và cơ chế ñảm bảo thực
hiện ñã ñược cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nguyên tắc 5: Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng
cường tính chủ ñộng trong quá trình tổ chức thực hiện cho cấp xã; phát huy vai trò
làm chủ của người dân và cộng ñồng, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở trong việc
lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, ñánh giá.
Nguyên tắc 6: Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị
và toàn xã hội; cấp ủy ðảng, chính quyền ñóng vai trò chủ ñạo, ñiều hành; Mặt trận
tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội vận ñộng mọi tầng lớp nhân dân phát huy
vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới.
1.1.7. Vị trí và phạm vi của xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới có thể tạm coi là một bộ phận, hợp phần của tổng
thể phát triển nông thôn. Nếu căn cứ vào diễn giải ngôn từ, nông thôn mới sẽ khác
biệt với nông thôn hiện nay, hoặc với nông thôn trước kia. Sự khác biệt ñó hàm ý sự
thay ñổi theo hướng tích cực của vùng nông thôn. Các thay ñổi có thể về bộ mặt
nông thôn thể hiện ra bên ngoài nói chung, nhưng cũng có thể là các thay ñổi về
chất lượng, về tinh thần tạo ra ñộng lực thúc ñẩy phát triển nông thôn tại vùng phạm
vi ñịa lý nhất ñịnh. Nếu phát triển nông thôn là vấn ñề phát triển chung, có sự thống

nhất tương ñối và có thể chia sẻ giữa các nước khác nhau trên thế giới, thì xây dựng
nông thôn mới có tính chất ñặc thù. Không nhiều nước sử dụng và phát triển nội
dung này thành công trong phát triển nông thôn (Nguyễn Quang Dũng, 2010).
Nổi bật hơn cả có trường hợp phong trào Làng Mới của Hàn Quốc. Khi ñó
người nông dân trong các làng quê ñược khơi dậy và khai sáng tinh thần ñể làm
việc chăm chỉ trên cơ sở tính gắn kết cộng ñồng, ñoàn kết và kỷ luật cao, cộng ñồng
làng của họ có thể thực hiện ñược các công việc khó khăn. Từ ñó tạo ra sự thay ñổi
của bộ mặt làng quê, người nông dân ñồng thời cải thiện ñáng kể ñiều kiện ñời sống
vật chất và tinh thần. Kết quả thu ñược từ phong trào Làng Mới ñược coi là có vai

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

8


trò quan trọng, ñóng góp ñáng kể vào hiện ñại hóa, phát triển khu vực nông thôn và
phát triển ñất nước Hàn Quốc. Như vậy yếu tố Mới vừa là thay ñổi tích cực về chất
- tinh thần người nông dân, vừa là thay ñổi tích cực về hình thức - bộ mặt làng quê.
Trong ñó thay ñổi về chất có vai trò quyết ñịnh (Nguyễn Quang Dũng, 2010).
Xây dựng nông thôn mới tập trung vào tổ chức thực hiện các nội dung phát
triển nông thôn tại cấp cơ sở. Việc quản lý và thực hiện trên cơ sở cấp quản lý chính
quyền tiếp xúc trực tiếp với cộng ñồng dân cư. Nó có giới hạn về phạm vi ñịa lý với
vùng diện tích tương ñối nhỏ, tương ứng với phạm vi sinh sống của mỗi cộng ñồng
dân cư nông thôn. Xây dựng nông thôn mới là một quá trình liên tục, lâu dài. Các nội
dung sẽ bao trùm tất cả các hoạt ñộng phát trienr nông thôn tại cấp cơ sở. Có nhiều
bên với vai trò khác nhau sẽ tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn mới, ñó là
người dân, Nhà nước, các tổ chức và cá nhân khác (Nguyễn Quang Dũng, 2010).
1.1.8. Vị trí, vai trò của quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, quy hoạch và thực hiện quy hoạch
có vai trò quan trọng, nhằm bảo ñảm cho việc sử dụng ñất và xây dựng hạ tầng thiết

yếu, các khu dân cư khu vực nông thôn vừa theo hướng văn minh, hiện ñại, vừa giữ
ñược bản sắc văn hóa làng, xã của ñịa phương.
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới sẽ góp phần hạn chế và giảm thiểu các
quy hoạch chắp vá, tùy tiện, giữ gìn và phát huy các không gian kiến trúc truyền
thống vốn có của nông thôn Việt Nam, ñồng thời ñáp ứng yêu cầu của Chính phủ về
nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện ñại hóa. ðể thực hiện mục tiêu
Nghị quyết của ðảng về “tam nông”, phấn ñấu ñến năm 2020 có 50% số xã ñạt tiêu
chí nông thôn mới thì vấn ñề quy hoạch nông thôn ñang rất cần ñược quan tâm.
Trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, công tác quy hoạch ñược ñặt lên
hàng ñầu, phải ñi trước một bước.
Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới không chỉ liên quan ñến nhiều
tiêu chí khác, mà còn ảnh hưởng không nhỏ ñến quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội cả vùng - huyện.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

9


1.2. Cơ sở pháp lý về xây dựng nông thôn mới
- Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
- Luật ðất ñai ngày 26/11/2003;
- Luật Thương mại ban hành ngày 14/6/2005;
- Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005;
- Luật quy hoạch ñô thị ban hành ngày 17/06/2009;
- Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương
ðảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành
Chương trình hành ñộng của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày
05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương ðảng Khoá X về nông nghiệp, nông

dân, nông thôn;
- Quyết ñịnh số 491/Qð-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Bộ Tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới;
- Quyết ñịnh số 800/2010/Qð-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính
phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai
ñoạn 2010- 2020;
- Quyết ñịnh số 193/Qð-TTg ngày 02/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
- Nghị ñịnh số 08/2005/Nð-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy
hoạch xây dựng;
- Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng về Ban
hành Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn;
- Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng về Ban
hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn;
- Quyết ñịnh số 2933/BGTVT-KHðT ngày 11/5/2009 của Bộ Giao thông
vận tải hướng dẫn tiêu chí nông thôn mới trong lĩnh vực giao thông nông thôn;
- Thông tư 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

10


- Thông tư liên tịch 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày
28/10/2011 của Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bộ Tài
nguyên và Môi trường;
- Thông tư liên tịch số 26/TTLT-BNNPTNT-BKHðT-BTC ngày 13/04/2011
hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết ñịnh số 800/TTg ngày 4/6/2010 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông

thôn mới giai ñoạn 2010-2020;
- Thông tư số 17/TT-BXD ngày 30/9/2010 của Bộ xây dựng hướng dẫn xác
ñịnh và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch ñô thị;
- Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/02/2010 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông
nghiệp cấp xã theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Thông tư liên tịch số 22/2007/TTLT-BVHTT-UBTDTT ngày 4/7/2007 của
Bộ Văn hóa thông tin và Ủy ban Thể dục Thể thao về việc hướng dẫn tổ chức và hoạt
ñộng của trung tâm văn hóa thể thao xã phường thị trấn;
- Nghị quyết số 03/2010/NQ-HðND ngày 21/04/2010 của UBND thành phố
Hà Nội về việc xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội giai ñoạn 2010- 2020,
ñịnh hướng 2030;
- Quyết ñịnh 47/2009/Qð-UBND ngày 20/1/2009 của UBND thành phố Hà
Nội. về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Huyện Gia Lâm -Hà Nội, tỷ lệ
1/10.000;
- Quyết ñịnh số 1259/Qð-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt ðiều chỉnh quy hoạch chung Thủ ñô Hà Nội ñến năm 2030; tầm nhìn ñến 2050;
- Quyết ñịnh số 2233/Qð-UBND ngày 25/5/2010 của UBND thành phố Hà
Nội về việc phê duyệt ñề án nông thôn mới Thành Phố Hà Nội giai ñoạn 20102020. ñịnh hướng 2030;
- Quyết ñịnh số 1999/Qð-TƯ ngày 15/08/2010 của thành ủy Hà Nội thành
lập ban chỉ ñạo chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố Hà Nội giai ñoạn
2010- 2020;

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

11


- Quyết ñịnh số 2000-Qð/BCð- TƯ ngày 19/5/2010 của ban chỉ ñạo chương
trình xây dựng nông thôn mới thành lập tổ công tác giụp việc ban chỉ ñạo chương

trình xây dựng nông thôn mới Thành phố Hà Nội giai ñoạn 2010- 2020;
- Quyết ñịnh số 2314/Qð-UBND ngày 24/05/2010 của UBND thành phố Hà
Nội lập hội ñồng thẩm ñịnh ñề án xây dựng nông thôn mới cấp huyện và cấp xã trên
ñịa bàn thành phố Hà Nội trong thời kỳ ñẩy mạnh công nghiệp hóa hiện ñại hóa;
- Quyết ñịnh số 6330/Qð-UBND ngày 23/12/2010 của UBND Thành phố Hà
Nội về việc ban hành quy ñịnh trình tự, thủ tục lập, thẩm ñịnh, trình duyệt ñề án xây
dựng nông thôn mới cấp huyện và ñề án xây dựng nông thôn mới cấp xã ñịa bàn
Thành Phố Hà Nội giai ñoạn 2010 - 2020;
- Quyết ñịnh số 3817/Qð-UBND ngày 04/08/2010 của UBND Thành phố Hà
Nội ban hành quy chế huy ñộng và hỗ trợ vốn cho xã thực hiện ñề án “Chương trình
xây dựng thí ñiểm mô hình xây dựng nông thôn mới thời kỳ công ngiệp hóa hiện
ñại hóa’’ trên ñịa bàn thành phố Hà Nội;
- Căn cứ Chủ trương của huyện ủy, HðND, UBND huyện Gia Lâm về việc
xây dựng nông thôn mới giai ñoạn 2010 -2020;
- Căn cứ Nghị quyết của ðảng ủy, HðND xã Kim Lan về thực hiện mục tiêu
quốc gia NTM giai ñoạn 2010 -2020.
1.3. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của một số nước trên thế giới
Bất luận tiến trình ñô thị hóa và công nghiệp hóa ñược thúc ñẩy thế nào, các
nước có ña phần dân số làm nghề nông cũng bắt buộc phải chấp nhận một thực tế
vài chục năm, thậm chí hàng trăm năm nữa, số dân tiếp tục dựa vào nông nghiệp ñể
mưu sinh vẫn là số lớn. Bởi vậy, xây dựng nông thôn mới không phải là một quy
hoạch ngắn hạn, mà là một quốc sách lâu dài...
1.3.1. Nhật Bản: Con ñường hiện ñại hóa nông nghiệp theo mô hình tiết kiệm ñất ñai
Bắt ñầu từ thời Minh Trị Duy Tân cho ñến trước khi công nghiệp phát triển
nhanh chóng sau chiến tran, lương thực luôn là một trong những vấn ñề chủ yếu mà
Nhật Bản phải ñối diện. Một mặt, họ mưu cầu có thể tự cung cấp lương thực, mặt
khác lại gặp phải tình trạng nông nghiệp mất dần ưu thế, vấn ñề ñiều chỉnh nông

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp


12


nghiệp của Nhật Bản lúc này cực kỳ cấp thiết.
Năm 1870, Nhật Bản nhập nông cụ, phân bón và giống từ các nước Âu, Mỹ
nhằm hiện ñại hóa nông nghiệp, mô phỏng Âu, Mỹ thiết lập các xưởng chế tạo nông
cụ, bãi ươm giống, ruộng thí nghiệm... Nhưng thực tiễn ñã chứng minh, con ñường
hiện ñại hóa nông nghiệp theo mô hình “tiết kiệm lao ñộng” của Âu, Mỹ không phù
hợp với một Nhật Bản lạc hạu về kinh tế, ñất chật người ñông, quy mô nông ñiền
nhỏ. Xuất phát từ thực tế ñó, Nhật Bản lựa chọn một phương thức kinh doanh theo
mô hình “tiết kiệm ñất ñai”, nhằm nhiều vào lao ñộng và phân bón, cải thiện hệ
thống thủy lợi nội ñồng, nhân rộng các giống cây trồng tốt, sử dụng nhiều phân bón
hóa học, phát triển kỹ thuật canh tác kinh doanh mô thức nhỏ kết hợp giữa tập trung
lao ñộng và tập trung ñất ñai.
ðến giữa những năm 50 của thế kỷ XX, sự tăng tốc của công nghiệp hóa ở
Nhật Bản ñã thu hút một lượng lớn sức lao ñộng của nông nghiệp, lực lượng lao
ñộng ở nông thôn trở nên thiếu hụt. Nhưng lúc này, Nhật Bản ñã kịp chuẩn bị ñiều
kiện “tư bản thay thế lao ñộng”. Công nghiệp hóa cung cấp cho nông nghiệp một
lượng lớn máy móc công cụ, bắt ñầu thời kỳ cơ khí hóa nông nghiệp quy mô lớn.
Máy cày ñộng lực và máy kéo dùng trong nông nghiệp ở Nhật Bản ñã tăng từ 90
ngàn chiếc (năm 1955) lên gần 400 ngàn chiếc (ñầu những năm 1970), cơ bản hoàn
thành hiện ñại hóa nông nghiệp. Nhưng cũng vào thời kỳ này, chính sự bảo hộ nông
nghiệp của Nhật Bản gặp phải sự phản ñối của các tập ñoàn lợi ích thương nghiệp,
công nghiệp và người tiêu dùng. Về sau, khi công nghiệp phát triển nhanh chóng, sự
tẩy chay ñối với nông nghiệp ở trong nước mới mất ñi. ðoàn thể nông nghiệp ñã
thành công trong công việc ñề xướng và thực thi bảo hộ nông nghiệp ở trình ñộ cao
nhất thế giới.
ðể có một nền nông nghiệp phát triển như vậy, chính phủ Nhật Bản ñã nắm
vai trò chủ ñạo, mạnh dạn ñầu tư hơn 2000 tỷ yên ñể làm các hạng mục xây dựng cơ
bản của nông thôn, cải thiện môi trường, ñưa nước, ñường, ñiện, ñiện thoại,..ñến

từng hộ dân, miễn phí hoàn toàn giáo dục sơ ñẳng, tạo dựng cơ sở ñể thành thì và
nông thôn tác ñộng tốt tới nhau. Về cơ bản, quốc gia này ñã làm tốt việc phát triển

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

13


cân bằng, bền vững (Tài liệu hỏi ñáp về xây dựng nông thôn mới, 2012).
1.3.2. Hàn Quốc: Phong trào nông thôn mới – Saemaul Undong
Vào cuối thập kỷ 60 của thế kỷ XX, Hàn Quốc là nước nghèo, lạc hậu, người
dân khổ cực, thiếu ñói triền miên. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp trong
khi lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra. Thu nhập bình quân ñầu người chỉ ñạt 85
USD... Mặc dù ñã có nhiều biện pháp ñể tăng năng suất lương thực nhưng nhìn
chung nông thôn Hàn Quốc còn rất lạc hậu. Xã hội bị phân chia thành hai khối có
ñời sống tinh thần khác hẳn nhau. Trong khi một bộ phận dân cư thành thị tích cực
học tập, với quyết tâm ñổi ñời thì ñại bộ phận nông dân vẫn sống trong cảnh nghèo
nàn, mang trong mình tư tưởng bi quan, ỷ lại, lối thoát duy nhất của họ là rời bỏ quê
hương, di chuyển về ñô thị.
Xuất phát từ tình hình trên, phong trào “Saemaul Undong” ra ñời với mục
ñích biến ñổi cộng ñồng nông thôn cũ thành cộng ñồng nông thôn theo tinh thần:
Mọi người làm việc và hợp tác với nhau xây dựng cộng ñồng mình ngày một ñẹp
hơn và giàu hơn. Cuối cùng là ñể xây dựng một quốc gia ngày một giàu mạnh hơn
dựa trên nền tảng “khuyến khích người dân tự hợp tác ñể giúp ñỡ nhau phát triển”,
theo quan ñiểm “viện trợ của Chính phủ cũng là vô nghĩa nếu người dân không
nghĩ cách tự giúp mình”. Tinh thần “Saemaul Undong” ñược xây dựng trên 3 trụ
cột: Chuyên cần – Tự giác – Hợp tác. ðó là những giá trị xuyên suốt quá trình phát
triển nông thôn nói riêng, xã hội Hàn Quốc nói chung, ñóng góp lớn ñưa GDP bình
quân của Hàn Quốc từ 85 USD lên 20.000 USD sau 30 năm phát triển.
Trong thập niên 70, chính phủ nhìn thấy tiềm lực của Saemaul undong nhưng

do ngân sách hạn hẹp nên không thể ñưa các dự án về nông thôn. Những khoản vốn
nhỏ giọt từ ngân sách chỉ ñủ gói gọn trong 10 nội dung thí ñiểm phát triển nông
thôn trong ñó tập trung vào việc: Mở rộng và nâng cấp ñường giao thông; cải tạo và
nâng cấp nhà ở; chỉnh sửa, làm lại bếp và hàng rào; xây dựng cầu; cải tạo và nâng
cấp hệ thống thủy lợi ñể cấp nước sinh hoạt và sản xuất; xây dựng các khu vực giặt
giũ công cộng; xây dựng giếng nước; xây dựng cầu; cải tạo và nâng cấp hệ thống
thủy lợi ñể cấp nước sinh hoạt và sản xuất; xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu...

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

14


ðể thực hiện các nội dung ñó, Hàn Quốc chia thành các giai ñoạn sau:
Năm thứ nhất: Chính phủ cấp cho 32 ngàn xã, mỗi xã 355 bao xi măng và
giao cho chính quyền xã tổ chức thực hiện. Các hoạt ñộng khác ñược lấy từ ngân
sách ñịa phương và lực lượng lao ñộng sẵn có. Sau một năm, 16 ngàn xã (50%) ñạt
mục tiêu ñề ra.
Năm thứ hai: Chính phủ tiếp tục cấp thêm cho những xã tự vươn lên bằng
chính sức mình 500 bao xi măng và 1 tấn thép. Kết quả là tranh vách ñất ñược thay
bằng nhà gạch, ñường xá ñược mở rộng, ñê ñiều ñược tu bổ, cầu cống ñược xây
dựng... ðặc biệt, chương trình này ñã giúp cho người dân nông thôn xóa ñược mặc
cảm, tự vươn lên, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế và ñô thị.
Năm thứ ba: Chính phủ chia 32 ngàn xã làm 3 loại: Cơ sở - Tự lực – Tự lập
ñể hỗ trợ kinh phí dựa trên cấp ñộ phát triển của từng loại và tiếp tục phát triển các
dự án sau phù hợp với yêu cầu nông thôn mới.
Sau 8 năm triển khai phong trào Saemaul undong, nông thôn Hàn Quốc ñạt
ñược những thành tựu to lớn: Cơ bản hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn,
với 42.000 km ñường liên thôn, 69.000 km ñường nội ñồng; ñời sống nông dân thay
ñổi, thu nhập tăng lên 03 lần so với 7 năm trước ñó, ñạt 3000 USD/người/năm (năm

1977), cao hơn thu nhập bình quân của hộ dân ở thành phố. Khu vực nông thôn trở
thành xã hội năng ñộng, có khả năng tự tích lũy, tự ñầu tư và phát triển... Thành quả
của phong trào Saemaul undong ñã tạo tiền ñề xây dựng xã hội Hàn Quốc ngày
càng hưng thịnh. Là quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển ở ðông Bắc Á,
song Hàn Quốc vẫn ñảm bảo việc làm ổn ñịnh cho 2,3 triệu lao ñộng nông nghiệp
(chiếm 11,6 % lao ñộng cả nước).
Kinh nghiêm rút ra từ phong trào Saemaul undong là: Phát huy nội lực của
nhân dân với sự hỗ trợ giảm dần của Nhà nước ñể xây dựng nông thôn mới. Xây
dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài nhưng trước mắt tập trung hoàn thiện ñiều
kiện sống của người dân; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và ñời sống,
ñồng thời phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong nông thôn. Nhà nước hỗ trợ
nông dân thông qua hình thức cho vay với lãi suất phù hợp ñể phát triển sản xuất,

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

15


nâng cao thu nhập cho nông dân thông qua các hình thức: tăng năng suất cây trồng;
xây dựng vùng chuyên canh; xây dựng các hình thức hợp tác trong sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm, phát triển chăn nuôi, trồng rừng ña canh...; ñào tạo ñội ngũ cán bộ
phát triển nông thôn, ñặc biệt là người lãnh ñạo chương trình ở các xã; thực hiện tốt
dân chủ ở cơ sở ñể xây dựng nông thôn mới và xã hội hóa công tác bảo vệ, phát
triển môi trường nông thôn... (Tài liệu hỏi ñáp về xây dựng nông thôn mới, 2012).
1.3.3. ðài Loan: Từ “nông nghiệp bồi dưỡng công nghiệp” tới “công nghiệp bồi
dưỡng nông nghiệp”
ðến cuối những năm 50 của thế kỷ trước, ðài Loan ñã cơ bản thực hiện tự
cung tự cấp lương thực và có dư. Sau khi giải quyết xong vấn ñề lương thực, từ năm
1963 trở ñi, ðài Loan bắt ñầu dồn sức phát triển công nghiệp nhẹ. ðiều ñáng nói là
lúc này, một số quan chức chính quyền ðài Loan có dấu hiệu coi thường nông

nghiệp, bởi tới năm 1969, sản xuất nông nghiệp trở nên tiêu ñiều, kéo theo cảnh tiêu
ñiều trong sản xuất công nghiệp. Trong hoàn cảnh này, chính quyền ðài Loan buộc
phải ñiều chỉnh chính sách, tức chuyển từ phương châm “nông nghiệp bồi dưỡng
công nghiệp” sang “công nghiệp bồi dưỡng nông nghiệp”. Chính sách cụ thể chủ
yếu là: từ năm 1974, bắt ñầu thiết lập một quỹ bình chuẩn lương thực, thực hành
chính sách thu mua ñảm bảo giá cả ñối với các nông sản như thóc, gạo...; tăng
cường ñầu tư vào các hạng mục công trình công cộng nông thôn, bao gồm thủy lợi,
rừng chắn gió, ñường và nước máy...; mở rộng cơ giới hóa nông nghiệp và kỹ thuật
nông nghiệp tổng hợp; tăng cường nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, nhân lực và
kinh phí...
Sau thập kỷ 80 của thế kỷ trước, bối cảnh chính sách nông nghiệp ðài Loan
có sự thay ñổi khá lớn: mức thu nhập bình quân ñầu người tăng cao dẫn ñến cơ cấu
tiêu dùng phát sinh biến ñộng. Ý thức bảo vệ môi trường ñược nâng cao; sự phát
triển của nông nghiệp quốc tế hóa và tự do hóa khiến cho nhiều mặt hàng từ nước
ngoài ñược nhập vào ðài Loan, tạo nên sức cạnh tranh với các sản phẩm nội ñịa. Do
những thay ñổi này, chính sách nông nghiệp cũng có sự ñiều chỉnh tương ứng, từ
ñơn thuần coi trọng chính sách xuất công nghiệp, chính sách thị trường, giá cả

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

16


×