Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu luận cao cấp lý luận chính trị , thực trạng và đề xuất giải pháp giải quyết việc làm, thu nhập cho người lao động nông nghiệp nông thôn trong quá trình đô thị hóa tại tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.7 KB, 19 trang )

A. MỞ ĐẦU
Đơ thị hóa là q trình phát triển kinh tế - xã hội đang diễn ra mạnh mẽ
trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Theo ước tính của Liên
hiệp Quốc đến giữa năm 1990 dân số đơ thị hóa thế giới là 2,3 tỷ người,
chiếm tỷ lệ 43% dân số thế giới dân số đơ thị hóa thế giới, đến năm 2005, tỷ
lệ này đã tăng 50% (tức là hơn 3 tỷ người) và ước tính vào khoảng 60% vào
năm 2016. Ở các nước đang phát triển, dân số đơ thị hóa 25% vào năm 1970,
lên tới 30% và ước đạt 50% vào năm 2016.
Trong những năm qua, q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa và giải
quyết việc làm cho nơng thôn ở Vĩnh Phúc diễn ra rất nhanh, đã đem lại cho
tỉnh sắc màu mới, phát triển hơn, giàu đẹp hơn. Cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc đã
có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng của công nghiệp và giảm tỷ trọng
nông nghiệp. Cho đến nay, về cơ bản Vĩnh Phúc đã trở thành một tỉnh cơng
nghiệp hóa. Tỷ trọng GDP ngành nơng lâm thủy sản chỉ cịn chiếm 9,3%
trong cơ cấu GDP của tỉnh năm 2014. Xu hướng giảm tỷ trọng GDP nông lâm
thủy sản sẽ tiếp tục trong những năm tới.
Mặc dù đóng góp vào GDP giảm mạnh nhưng nơng nghiệp vẫn giữ vai trị
quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc. Nơng nghiệp
khơng chỉ giữ vai trị quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững kinh
tế - xã hội của Vĩnh Phúc mà còn là vùng đệm, tạo cảnh quan môi trường cho
một Vĩnh Phúc công nghiệp hóa, đơ thị hóa.
Nhưng bên cạnh đó cũng cịn khơng ít những vấn đề cịn tồn tại, đặc
biệt là vấn đề đơ thị hố đã làm giảm quỹ đất nông nghiệp dẫn đến một bộ
phận dân cư nông thôn trình độ thấp thiếu việc làm, giảm thu nhập gây nguy
hại cho mục tiêu phát triển bền vững, xố đói giảm nghèo của tỉnh.
Từ yêu cầu trên và qua thời gian học tập nghiên cứu tại Học viện chính
trị Quốc gia Hồ Chí Minh, với mong muốn hồn thiện và hiểu biết thêm trong
hoạt động thực tiễn tôi chọn đề tài: “Thực trạng và đề xuất giải pháp giải


quyết việc làm, thu nhập cho người lao động nông nghiệp nơng thơn trong


q trình đơ thị hóa tại tỉnh Vĩnh Phúc”.
Do thời gian nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm của bản thân khơng
có nhiều nên khơng thể tránh khỏi sai sót. Kính mong được sự đóng góp ý
kiến của thầy cơ để bài tiểu luận thêm hồn thiện.


B.NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN VỀ ĐƠ THỊ, ĐƠ THỊ HĨA
1. Những vấn đề chung về đô thị
1.1. Khái niệm đô thị
Đô thị là nơi dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi
nông nghiệp, cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay chun
ngành, có vai trị thúc đẩy sự phát triển KT-XH của một huyện, tỉnh hay vùng,
miền , lãnh thổ, cả nước.
- Trung tâm tổng hợp: là những đô thị có vai trị, chức năng chủ yếu về
một mặt nào đó như: cơng nghiệp cảng, du lịch – nghỉ dưỡng, đầu mối giao
thông...
- Đô thị gồm: thành phố, thị xã hoặc thị trấn.
- Quy mô dân số: tối thiểu của một đô thị không nhỏ hơn 4000 người.
Riêng ở miền núi quy mô dân số tối thiểu không nhỏ hơn 2000 người.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp: của một đô thị không nhỏ hơn 65%
- Cơ sở hạ tầng đô thị gồm: hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
1.2. Chức năng của đô thị
- Chức năng chính trị, qn sự, tơn giáo:“Đơ” là thành qch để bảo vệ
dân cư và “Thị” là nơi diễn ra các hoạt động kinh tế, thương mại.
- Chức năng quản lý: Quản lý toàn bộ các hoạt động trong xã hội nhằm
hướng nguồn lực vào mục tiêu KTXH, sinh thái và kiến trúc, bảo vệ bản sắc
văn hóa dân tộc....
- Chức năng sản xuất, thương mại và dịch vụ: Hầu hết các hoạt động sản
xuất, thương mại và dịch vụ đều tập trung trong các đơ thị, đóng góp vào

ngân sách chiếm khoảng 70 – 75% tổng ngân sách.
- Chức năng văn hóa: Ở tất cả các đơ thị đều có nhu cầu giáo dục, giải trí cao.
- Chức năng xã hội: Ngày càng nặng nề không chỉ tăng dân số đơ thị mà
cịn vì chính những nhu cầu về nhà ở, y tế, giáo dục, đi lại có nhiều thay đổi.


1.3. Phân loại đô thị (ĐT)
- Theo NĐ 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của CP về phân loại ĐT và
TT số 34/2009/TT-BXH thì đơ thị được phân làm 6 loại gồm:
ĐT đặc biệt gồm các thành phố trực thuộc TW
ĐT loại I gồm các thành phố trực thuộc TW hoặc thuộc tỉnh.
ĐT loại II gồm các thành phố trực thuộc TW hoặc thuộc tỉnh.
ĐT loại III gồm thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh.
ĐT loại IV gồm thị xã thuộc tỉnh hoặc thị trấn thuộc tỉnh.
ĐT loại V gồm thị trấn thuộc huyện.
- Về các tiêu chuẩn phân loại ĐT gồm 6 tiêu chí:
+ Chức năng ĐT là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp
quốc gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc trung tâm vùng trong
tỉnh; có vai trị thúc đẩy phát triển KTXH của cả nước hoặc vùng lãnh thổ
nhất định.
+ Quy mô dân số toàn ĐT phải đạt 4000 người trở lên.
+ Mật độ dân số phù hợp với quy mơ, tính chất và đặc điểm của từng loại
ĐT và được tính trong nội thành, nội thị và khu phố XD tập trung của thị trấn.
+ Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong phạm vi nội thành, nội thị và khu
phố XD phải tập trung đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động.
+ Hệ thống cơng trình hạ tầng ĐT đối với khu vực nội thành, nội thị phải
xây dựng đồng bộ và có mức độ hồn chỉnh theo từng loại ĐT, đối với khu
vực ngoại thành, ngoại thị phải được đầu tư đồng bộ mạng hạ tầng và đảm
bảo yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
+ Kiến trúc, cảnh quan ĐT phải đảm bảo có các khu ĐT kiểu mẫu, các

tuyến phố văn minh ĐT, có khơng gian cơng cộng...
2. Những khái niệm chung về đơ thị hóa ( ĐTH)
2.1. Khái niệm đơ thị hóa
- Trên quan điểm một vùng: ĐTH là quá trình hình thành, phát triển các
hình thức và điều kiện sống theo kiểu ĐT.


- Trên quan điểm kinh tế quốc dân: ĐTH là quá trình biến đổi về sự phân bố
các yếu tố lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư những vùng
khơng phải ĐT thành ĐT, đồng thời phát triển những ĐT hiện có theo chiều sâu.
- Trên quan điểm các nhà quản lý ĐT: ĐTH là quá trình tập trung dân số vào
các ĐT và mở rộng biên giới lãnh thổ, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân
cư ĐT trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống để tăng trưởng kinh tế.
2.2. Đặc điểm của đơ thị hóa ( ĐTH)
- Xu hướng tăng nhanh dân số; dân cư tập trung nhiều vào các thành phố
lớn và cực lớn. Số lượng các thành phố có số dân trên 1 triệu người ngày càng
nhiều lên. Hiện nay, tồn thế giới có hơn 270 thành phố từ 1 triệu dân trở lên,
50 thành phố có số dân vượt quá 5 triệu người.
- Lối sống thành thị phổ biến rộng rãi. Cùng với sự phát triển của quá
trình ĐTH, lối sống thành thị được phổ biến rộng rãi và ảnh hưởng đến lối
sống dân cư nơng thơn.
2.3. Các hình thái biểu hiện của đơ thị hóa
- Mở rộng quy mơ diện tích các ĐT hiện có:trên cơ sở hình thành các khu
ĐT mới, các quận, phường mới là hình thức phổ biến với các ĐT Việt Nam
trong điều kiện kinh tế còn nhiều hạn chế. Việc hình thành các khu ĐT mới,
các quận, phường mới được xem là hình thức ĐTH theo chiều rộng.
- Hiện đại hóa và nâng cao trình độ các ĐT hiện có: là q trình thường
xun và tất yếu của q trình tăng trưởng và phát triển.
- Sự hình thành các ĐT mới: để phát triển đồng đều các khu vực, các ĐT
mới được xây dựng trên cơ sở các khu công nghiệp và các vùng kinh tế là xu

hướng tất yếu của sự phát triển.
3. Tác động của đô thị hóa.
3.1. Tác động tích cực của đơ thị hóa
- Thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh hơn: các ĐT đóng góp GDP cho
quốc gia chiếm trên 70% tổng thu ngân sách. Cùng với q trình ĐTH, các
ĐT ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tổng thu nhập của tỉnh, huyện.


- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: ĐTH gắn liền với cơng nghiệp hóa, dịch vụ
và thương mại. Đây là các ngành lĩnh vực tạo ra giá trị rất lớn đã làm thay đổi
cơ cấu kinh tế của một quốc gia, một tỉnh cũng như một huyện.
- Làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động: ĐT là nơi tạo ra nhiều
việc làm và có thu nhập cao, đồng thời ĐT là nơi có chất lượng cuộc sống
cao.Cho nên nhiều người lao động đổ về ĐT để tìm kiếm việc làm và định cư.
Việc di dân từ các vùng khác vào ĐT để sống và làm việc đã làm thay đổi sự
phân bố dân cư giữa ĐT và các vùng.
- Nâng cao trình độ quản lý: cùng với việc gia tăng dân cư, cũng như
công nghệ sản xuất cũng được cải tiến, nhiều ngành nghề mới xuất hiện, thị
trường hàng hóa, lao động, đất đai, khoa học cơng nghệ, vốn phát triển...đòi
hỏi người quản lý các cấp từ cấp trung ương đến địa phương, từ ngành, lĩnh
vực đều phải địi hỏi nâng cao trình độ.
- Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động: ở Đt do sản xuất
phát triển nên đã tạo ra nhiều việc làm; đồng thời với nền kinh tế có hàm
lượng khoa học cao nên địi hỏi lao động phải có trình độ, tay nghề. Vì thế,
tiền lương và thu nhập của người lao động tại các ĐT thường cao hơn so với
các khu vực khác.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống: ĐT là khu vực kinh tế, xã hội rất phát
triển, cơ sở kỹ thuật hạ tầng phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của con
người khá đầy đủ, hiện đại và đa dạng, nên điều kiện sống và làm việc thuận
lợi hơn so với các khu vực khác.

- Sử dụng lao động có chất lượng cao: khác với nông thôn, ở thành thị
các ngành công nghiệp, dịch vụ rất phát triển, đòi hỏi tất yếu là lao động phải
có trình độ cao để có thể sử dụng các máy móc, thiết bị, cơng cụ lao động
hiện đại.
- Có điều kiện học tập, nâng cao trình độ: do nhu câu flao động và làm
việc trong ĐT đòi hỏi phải có chun mơn và tay nghề, mặt khác do cơ sở vật


chất, kỹ thuật hạ tầng phát triển đã giúp cho con người có nhiều điều kiện
thuận lợi để trau dồi thơng tin, học tập, nâng cao trình độ lành nghề.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động: ĐTH gắn rộng quy mô sản xuất, phát
triển công nghiệp, dịch vụ và ra đời một số ngàng nghề mới đã tạo điều kiện
giúp người lao động chuyển đổi việc làm, từ việc làm thuần nơng thu nhập
thấp sang việc làm mới và có thu nhập cao.
Nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng ĐT: để đáp ứng quá trình CNHHĐH, phát triển kinh tế và phục vụ nhu cầu của người dân, phải đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng ĐT. Cho nên chất lượng hệ thống hạ tầng Đt ngày được
nâng lên.
- Thu hút nhiều nhà đầu tư: trong các ĐT cơ sở hạ tầng phát triển đáp
ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa, nguồn nhân lực dồi dào và sẵn
có, điều kiện sống đảm bảo và là nơi tiêu thụ các sản phẩm....Đây chính là các
điều kiện cần thiết để thu hút các nhà đầu tư vào ĐT.
Là nơi tiêu thụ các sản phẩm: ĐT là nơi tập trung dân cư đơng đúc, do đó
nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sản xuất tại ĐT là rất lớn, đồng thời nhu cầu
tiêu dùng của người dân ĐT rất cao. Cho nên, ĐT chính là thị trường tiêu thụ
các sản phẩm nhiều nhất.
3.2. Tác động tiêu cực của đô thị hóa (ĐTH)
Sự quá tải về dân số tại các ĐT: cùng với ĐTH là sức hút đối với người
dân là rất lớn, tạo ra một làn sóng di dân từ nơng thơn ra thành thị gây nên
tình trạng q tải, bùng nổ dân số cho các ĐT, đang là vấn đề nan giải trong
việc giải quyết về: nhà ở, đi lại, giáo dục, y tế và các dịch vụ sinh hoạt hàng

ngày như điện, nước,.. ở ĐT.
- Sự quá tải về hạ tầng ĐT: ĐT phát triển nhanh nhưng hạ tầng ĐT phát
triển chưa tương xứng với tốc độ tăng dân số và tốc độ phát triển KTXH dẫn
đến quá tải về hạ tầng trong ĐT như: gia thông, giáo dục, y tế, mơi trường,.....
- Ơ nhiễm mơi trường gia tăng: do dân số lớn nên nhu cầu đi lại và sinh
hoạt nhiều đã tạo ra nhiều chất thải lớn, tong khi các biện pháp xử lý môi


trường chưa đáp ứng nên tình trạng ơ nhiễm ngày càng ra tăng như: khói, bụi,
ngập úng, nước thải, chất thải,.....
- Bản sắc văn hóa dân tộc trong ĐT bị mai một: mỗi dân tộc có bản sắc
riêng nhưng quá trình ĐTH đang làm lai căng, mai một các giá trị văn hóa
truyền thống của địa phương, bởi người dân ĐT đang bị người nhập cư mang
những nét văn hóa hịa nhập.
- Đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp: để tiến hành ĐTH cần phải tiến
hành thu hồi đất nông nghiệp để phát triển công nghiệp, ĐT và các cơng trình
khác. Việc thu hồi đất để phát triển cơng nghiệp và ĐT đã làm giảm đáng kể
quỹ đất nông nghiệp.
- Thiếu lao động có chun mơn, tay nghề cao tại các ĐT: CNH- HĐH
cần lao động có trình độ chun mơn, có tay nghề cao trong khi đó đội ngũ
lao động có chun mơn và tay nghề cao chưa nhiều và chưa có sự chuẩn bị
trước nên tình trạng trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp đang thiếu
lao động có chun mơn và tay nghề cao.
- Một bộ phận lao động trong độ tuổi khơng có hoặc thiếu việc làm: do
thu hồi đất để phục vụ ĐTH dẫn đến tình trạng dan cư ở ngoại thành, ngoại
thị và những vùng nông thôn bị thu hồi đất đã rơi vào tình trạng mất tư liệu
sản xuất, nên một bộ phận người lao động thiếu việc làm hoặc mất việc làm.
Những người lao động trong độ tuổi nhưng mất việc làm hoặc thiếu việc làm
thuộc các đối tượng: khơng có chun mơn, khơng có tay nghề, khơng đủ tuổi
tuyển dụng, sức khỏe yếu,....

- Phân hóa xã hội giàu nghèo ngày càng tăng: trong nông thôn lao động
nông nghiệp quen với tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; trình độ lao động
chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ lớn nên thu nhập thấp. Trong khi đó lao động
trong ĐT có thu nhập cao hơn và ổn định đã dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo
ngày càng rõ nét và khoảng cách càng xa hơn.
- Sản xuất ở nông thôn bị đình trệ: phần lớn lao động trẻ, khỏe từ nơng
thơn đã vào ĐT để tìm kiếm việc làm. Lực lượng lao động nơng thơn cịn lạo


phần đơng là những người già yếu, khơng có tay nghề hoặc người vì điều
kiên, hồn cảnh khơng đi làm xa được ở lại sản xuất. Vì thiếu lao động nên
sản xuất ở nơng thơn bị đình trệ, đây là thực tiễn đang xảy ra.
- Cơ cấu lao động bị biến đổi: thực tế hiện nay cho thấy việc thu hồi quỹ
đất để phục vụ quá trình ĐTH đang kéo theo một bộ phận lao động từ sản
xuất nông nghiệp chuyển sang các hoạt động lao động phi nông nghiệp khác
như: dịch vụ, công nghiệp và xây dựng... đã làm thay đổi cơ cấu lao động
trong xã hội.
- Nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp: dân số càng đông xã hội càng
phức tạp, năng lực quản lý của nhà nước còn nhiều bất cập nên càng nảy sinh
ra nhiều vấn đề phức tạp như: trộm cắp, cờ bạc, tệ nạn xã hội.... trong các ĐT.
II. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG
NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TRONG Q TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA
TỈNH VĨNH PHÚC
1. Khái qt về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và đơ thị của tỉnh
1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Vĩnh Phúc thuộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, thuộc
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp Thái Nguyên và Tuyên
Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đơng và phía Nam giáp Hà Nội.
- Địa hình: có 3 vùng sinh thái rõ rệt (đồng bằng, trung du và miền núi)
- Diện tích tự nhiên là : 1.371,41km2.

- Đơn vị hành chính gồm 9 đơn vị: Vĩnh Yên, Phúc Yên và 7 huyện. Tỉnh
lỵ là Thành phố Vĩnh Yên cách Hà Nội 50km và cách sân bay Nội Bài 25km.
- Giao thơng đối ngoại: có quốc lộ 2, đường cao tốc Nội Bài – Lào Cao
và tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cao chạy qua là cầu nối giữa trung du miền
núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội; liền kề với cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
Đây là những điều kiện thuận lợi để Vĩnh Phúc phát triển thuận lợi và thu hút
đầu tư.
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội


- Dân số: 1.041.936 người, trong đó dân thành thị chiếm 23,31%, dân
nông thôn 76,69%; dân số trong độ tuổi lao động là 675.000 người.
- Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế đạt 620.400 người.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,97%, trong đó cơng nghiệp xây dựng
tăng 5,91%, dịch vụ tăng 7,6%, NLTS tăng 2,7%.
- Cơ cấu kinh tế: công nghiệp xây dựng chiếm 62,12%, dịch vụ chiếm
28,11%, nông lâm thủy sản chiếm 9,77%.
- Thu nhập bình quân đầu người đạt 67,1 triệu đồng.
- Thu ngân sách đạt 24,3 nghìn tỷ đồng
1.3. Về phát triển đơ thị
- Về ĐT: tồn tỉnh có 24 ĐT, trong đó có 01 ĐT loại II ( thành phố Vĩnh
Yên), 01 ĐT loại III (thị xã Phúc Yên), 12 ĐT loại V và 10 ĐT mới.
- Dân số ĐT 284,8 nghìn người, tỷ lệ ĐT hóa đạt 23%.
- Đất ĐT 22.100 ha.
- Nhà ở đạt 22m2/1 người.
- Hạ tầng ĐT đang được đầu tư đồng bộ.
2. Q trình đơ thị hóa tỉnh Vĩnh Phúc
2.1. Q trình đơ thị hóa với sự biến động khu vực nội thị, đất đai, các
khu công nghiệp (KCN)
a. Biến động khu vực nội thị trong q trình ĐTH.

- Biến động về ĐT: năm 1997 tồn tỉnh có 01 thị xã là ĐT loại IV và 5
thị trấn là ĐT loại V, đến năm 2015 có 01 thành phố là ĐT loại II, 01 thị xã là
ĐT loại III, 12 thị trấn và 10 ĐT mới là ĐT loại V. ĐT tăng cả về số lượng và
quy mô.
- Biến động về đất đai: đất ĐT 22.100ha chiếm 21,6% diện tích đất tự nhiên.
b. Biến đổi cơ cấu đất đai trong quá trình ĐTH
Quá trình ĐTH đã làm biến động về đất đai, cụ thể:
- Đối với đất ở tăng nhanh và cao, trong đó:


+ Đất ở ĐT tăng nhanh giai đoạn 2000- 2005 tăng 1.168ha; giai đoạn
2005- 2010 giảm 654,95ha do chuyển huyện Mê Linh về Hà Nội; giai đoạn
2010- 2014 tiếp tục tăng 175,53ha.
+ Đất ở nông thôn liên tục tăng cao trong cả giai đoạn 2000- 2005 tăng
2.078,48 ha; giai đoạn 2005- 2010 tăng 406,52 ha; giai đoạn 2010- 2014 tăng
396,09 ha.
- Đối với đất chuyên dùng cũng liên tục tăng, cụ thể:
+ Đất trụ sở cơ quan giai đoạn 2000- 2005 tăng 99,9 ha; giai đoạn 20052010 tăng 9,46 ha; giai đoạn 2010- 2014 tăng 8,2 ha;
+ Đất sản xuất kinh doanh: giai đoạn 2000- 2005 tăng 2.306,18 ha; giai
đoạn 2005- 2010 tăng 173,49 ha; giai đoạn 2010- 2014 tăng 430,47 ha;
Q trình tăng lên nhanh chóng của hai loại đất này đã phản ánh sự thay
đổi lớn trong sản xuất kinh doanh, tổ chức sản xuất từu ngành nông, cơng
nghiệp và TTCN là ngun nhân làm q trình ĐTH diễn ra nhanh chóng trên
địa bàn tỉnh.
c. Biến động về đất cơng nghiệp và cụm cơng nghiệp trong q trình
ĐTH
- Về cơng nghiệp: năm 1998 trên địa bàn tỉnh có 01 KCN với quy mô 50
ha (KCN Kim Hoa), năm 2015 đã có 10 KCN được thành lập với tổng diện
tích là 1.852,1 ha. Tồn tỉnh có 675 dự án cịn hiệu lực, trong đó số dự án FDI
đầu tư là 225 dự án.

- Về cụm công nghiệp và làng nghề: tồn tỉnh có trên 50 cụm cơng
nghiệp và làng nghề, để giúp các làng nghề có điều kiện phát triển sản xuất,
tỉnh đầu tư hơn 219 tỉ xây dựng 8 cụm TTCN làng nghề với diện tích hơn 81
ha, thu hút được trên 100 cơ sở sản xuất và hàng trăm hộ gia đình đến kinh
doanh.
2.2. Q trình đơ thị hóa với sự chuyển dịch quy mơ dân số, chuyển
dịch kinh tế và cơ cấu kinh tế.
a. Quá trình ĐTH với chuyển dịch quy mô dân số


- Dân số năm 2000 là 930.859 người, năm 2014 là 1.041.936 người,
trong đó:
+ Dân số nơng thơn vẫn chiếm tỷ lệ cao và có xu thế giảm; năm 2000
chiếm 87,13% và đến năm 2014 giảm còn 76,68%.
+ Dân số ĐT chiếm tỷ lệ thấp hơn nhưng lại có tốc độ tăng khá nhanh và
cao, năm 2000 chiếm 12,87%, năm 2014 chiếm 23,32%.
- Cùng với sự gia tăng dân số, mật độ dân số ở các huyện, thành, thị cũng
tăng nhanh và cao nhất là thành phố Vĩnh Yên tiếp đến là Yên Lạc, Vĩnh
Tường.
Qua phân tích trên chứng tỏ tốc độ ĐTH trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc diễn
ra rất nhanh cả về quy mô và tốc độ.
b. Quá trình ĐTH với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh
Giai đoạn 2001- 2015 cơ cấu kinh tế chuyển dịch khá nhanh: khu vực
CN- XD tỷ trọng GDP tăng từ 40,68% năm 2000 lên 62,54% năm 2014; khu
vực dịch vụ có xu hướng giảm, tỷ trọng trong GDP từ 30,38% năm 2000
xuống cịn 27,7% năm 2014; tỷ trọng ngành nơng lâm thủy sản giảm nhanh từ
28,94% năm 2000 xuống còn 9,76% năm 2014.
- Thu ngân sách năm 1998 đạt 130 tỷ đồng, đến năm 2015 đạt gần 25.000
tỷ đồng.
Như vậy, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ

trọng nông lâm thủy sản và tăng mạnh tỷ trọng CN- XD
2.3. Những hạn chế trong quá trình đơ thị hóa của tỉnh
- Hệ thống đơ thị phân bố chưa hợp lý giữa các vùng kinh tế của tỉnh dẫn
đến chênh lệch về kinh tế xã hội giữa vùng đồng bằng với trung du, miền núi.
Chưa tạo ra được những trung tâm sản xuất, dịch vụ có quy mơ lớn và chất
lượng cao, do đó sức thu hút, cạnh tranh chưa thực sự mạnh và ổn định.
- Công tác quy hoạch, kế hoạch trong xây dựng, phát triển ĐT chưa đầy
đủ cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc xây dựng và quản lý ĐT.


- Cơ cấu lao động đã có sự dịch chuyển từ lao động nông nghiệp sang
lao động phi nông nghiệp, lao động nông thôn ra thành thị, thu nhập lao động
nông nghiệp được cải thiện. Tuy nhiên tỷ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị
và nông thôn vẫn cao do chưa được đào tạo bài bản; lao động qua đào tạo
được nâng cao nhưng chủ yếu là đạo tạo hệ đào tạo nghề; hệ giáo dục đào tạo
chiếm tỷ lệ thấp; lao động chuyển sang công nghiệp và dịch vụ chủ yếu là đào
tạo ngắn hạn làm công nhân, làm thợ, làm ở các khu công nghiệp và làng
nghề; thời gian nhàn rỗi của lao động nông nghiệp vẫn cịn cao. Cơng tác
phân luồng, định hướng, tư vấn giới thiệu việc làm chưa thực sự có hiệu quả
cao; việc tiếp cận thị trường và bắt nhịp với quá trình ĐTH của một bộ phận
lao động chưa kịp thời....
- Do chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải ĐT nên nhiều khu vực,
nhất là các sông, hồ trong ĐT đã bị ơ nhiễm. Rác thải, nước thải, khí thải chưa
được kiểm soát chặt chẽ. Hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là sinh thái rừng đã
được kiểm soát tốt, tuy nhiên chữa có kế hoạch khai thác hiệu quả. Những
nguy cơ về biến đổi khí hậu tồn cầu chưa thực sự được quan tâm và có kế
hoạch đối phó. Việc đầu tư nguồn lực cho bảo vệ mơi trường chưa được quan
tâm đúng mức.
- Công tác quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan ĐT bước đầu được
quan tâm nhưng còn một số tồn tại, bất hợp lý như: diện tích cây xanh thiếu,

khơng gian sinh hoạt cơng cộng như: cơng viên, quản trường, khu vui chơi
giải trí, ... chưa được đầu tư đầy đủ; kiến trúc công trình, khơng gian cảnh
quan ĐT cịn lộn xộn; hình thái ĐT chưa rõ rệt. Các lợi thế của địa phương về
địa hình, cảnh quan thiên nhiên như: Đầm Vạc, núi Đinh và hệ thống các
sông, hồ chưa được khai thác có hiệu quả.
- Hệ thống hạ tầng ĐT đầu tư chưa đảm bảo, chưa đáp ứng yêu cầu của
CNH- HĐH và chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế.


- Công tác quản lý quy hoạch và quản lý đầu tư xây dựng trong các ĐT
còn lỏng lẻo nhất là quản lý về kiến trúc và cảnh quan ĐT. Chất lượng xây
dựng cơng trình chưa cao...
3. Ảnh hưởng của ĐTH tới việc làm, thu nhập của lao động nông
nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh
3.1. Ảnh hưởng của ĐTH tới việc làm của lao động nông nghiệp
nông thôn.
ĐTH đã có nhiều ảnh hưởng tích cực đến việc làm của lao động nông
nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực có những tác
động tiêu cực đến 1 bộ phận lao động nơng nghiệp có trình độ thấp hoặc
khơng có tay nghề, thiếu việc làm hoặc khơng có việc làm, cụ thể:
- Tỷ lệ thất nghiệp trong năm ở mức 1%- 1,5% và có xu thế giảm trong
những năm gần đây; cao nhất năm 2008 là 1,6% và thấp nhất là 3 năm gần
đây duy trì ở mức 1%.
- Tỷ lệ thất nghiệp ở ĐT đang chiếm 1 tỷ lệ khá cao trong những năm
gần đây, duy trì ở mức trên 2% gấp 2 lần so với bình quân cả tỉnh, năm cao
nhất là 2008 là 2,98%, thấp nhất là 2014 là 1,6%.
- Tỷ lệ thất nghiệp của nơng thơn cũng khá cao, ln duy trì ở mức 1,3%,
cao nhất là năm 2006 mức 1,42%, thấp nhất năm 2012 là 0,6%, đặc biệt là tỷ
lệ thất nghiệp nơng thơn đang có xu hướng tăng lên trong 3 năm gần đây.
3.2. Ảnh hưởng của ĐTH tới thu nhập của lao động nơng nghiệp

nơng thơn.
Q trình CNH và ĐTH đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao
động,.... theo hướng tích cực, năng suất lao động tăng và thu nhập của người
lao động ngày càng cao. Tuy nhiên, thu nhập của người lao động có tăng lên
nhưng vẫn ở mức thấp, cụ thể:
- Thu nhập lao động thuộc nhóm ngành nơng nghiệp rất thấp, năm
2001 là 1,8 triệu đồng/người/năm; năm 2014 tăng lên 8,4 triệu
đồng/người/năm.


- Thu nhập lao động thuộc nhóm ngành CN- XD từ 24,4 triệu
đồng/người/năm năm 2001 tăng lên 69,4 triệu đồng/người/năm năm 2014.
- Thu nhập lao động thuộc nhóm ngành dịch vụ tương đối ổn định, giai
đoạn 2001- 2014 đạt khoảng trên dưới 20 triệu đồng/người/năm.
III. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM, THU NHẬP CHO
NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TRONG Q
TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA
1. Nhóm giải pháp về ban hành và thực hiện cơ chế, chính sách.
Thứ nhất: Tiến hành rà sốt điều chỉnh, hồn thiện các quy hoạch, kế
hoạch đất nông nghiệp, đất ĐT
- Trước hết, cần tiến hành rà soát lại các quy hoạch đã và đang thực
hiện, đánh giá lại việc quy hoạch và thu hồi đất hiện nay đã phù hợp với yêu
cầu phát triển CNH- HĐH trong giai đoạn hiện nay chưa, nhằm khắc phục
tình trạng quy hoạch treo.
- Gắn quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp với quy hoạch phát triển các
ngành nghề, đặc biệt là ngành nghề truyền thống của địa phương. Xây dựng
và mở rộng các ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ ngay tại khu vực nông
thôn để thu hút lao động nông nghiệp.
- Trong quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ĐT và quy hoạch
phát triển công nghiệp phải gắn với việc đầu tư hạ tầng xã hội như: nhà ở,

trường học, bệnh viện,...
Thứ hai, thực hiện chính sách việc làm cho lao động nơng thơn, đặc biệt
là lao động bị thu hồi đất phục vụ công nghiệp, dịch vụ và ĐT theo hướng
sau:
- UBND tỉnh ban hành cơ chế đối với lao động đã được đào tạo nghề
như hiện nay thì được ưu tiên giải quyết việc làm trên địa bàn.
- Thực hiện chính sách vay vốn ưu đãi đối với lao động bị thu hồi đất
khi họ tạo nghề mới và tìm kiếm việc làm, đồng thời miễn, giảm thuế trong


thời gian đầu để hỗ trợ giải quyết một phần khó khăn khi bước vào phát triển
ngành nghề mới.
- Có chính sách hỗ trợ cho người lao động tham gia vào các lớp khuyến
nông, ứng dụng công nghệ mới để giúp họ tạo việc làm trong lĩnh vực công
nghiệp và dịch vụ,....
Thứ ba, hoàn thiện cơ chế giải quyết việc làm cho nơng dân nói chung và
lao động nơng thơn nói riêng:
- UBND tổ chức thực hiện và giám sát các doanh nghiệp, các nhà đầu
tư đang sử dụng đất thu hồi của nông dân, thực hiện cam kết trong việc giải
quyết việc làm cho người lao động.
- Phân công các ngành tham mưu, giải quyết kịp thời các vấn đề phát
sinh khi thu hồi đất, đào tạo nghề và một số ngành liên quan.
Thứ tư ,tổ chức, quản lý thị trường sức lao động trên địa bàn theo hướng:
- Hình thành bộ máy, cơ chế thu thập thơng tin thị trường lao động;
trang bị các phương tiện để xử lý, thu thập thơng tin; hình thành ngân hàng
thơng tin thị trường lao động đảm bảo đầy đủ, kịp thời, đồng thời phân tích và
dự báo thị trường lao động.
- Tổ chức thường xuyên các sàn giao dịch việc làm, đặc biệt là mở
những phiên chợ việc làm ở khu vực có đất bị thu hồi, tạo điều kiện cho người
dân, người sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo nghề trực tiếp gặp gỡ, tiếp

xúc, trao đổi thơng tin về nhu cầu lao động, việc làm.
2. Nhóm giải pháp về thị trường xuất khẩu lao động, đào tạo nghề
và tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nông nghiệp nông thôn.
Thứ nhất, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động: cần thơng tin đầy đủ
về lợi ích, tính chất, điều kiện cũng như hàng loạt các vấn đề về văn hóa, điều
kiện việc làm, thu nhập và những quy định nhập khẩu lao động của các
nước...
Thứ hai, đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn gồm:


- Rà soát lại các cơ sở đào tạo nghề đảm bảo đào tạo gắn với nhu cầu
thực tiễn và tránh chồng chéo. Ngành Lao động thương binh xã hội tham mưu
giúp UBND tỉnh quy hoạch lại các cơ sở đào tạo nghề đảm bảo tiếp cận với
trình độ tiên tiến trong khu vực và châu Á.
- Không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các hình thức, cách
thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động nơng nghiệp.
- Tăng cường giáo dục tính chủ động về tự tạo và tìm kiếm việc làm,
tránh tư tưởng ỷ lại vào các cấp chính quyền. Chính quyền các cấp không chỉ
giải quyết bằng biện pháp kinh tế, hành chính mà cịn có cả biện pháp tư
tưởng thơng qua tuyên truyền, giáo dục, vận động và thuyết phục.
3. Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Thứ nhất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển nhanh, bền
vững, nhằm tạo việc làm cho lao động nông nghiệp nông thôn, cần tập trung
thực hiện một số biện pháp, như: Khuyến khích các thành phần kinh tế phát
triển sản xuất; đẩy mạnh việc cải cách các thủ tục hành chính; cần sớm hồn
chỉnh các cơ chế chính sách khuyến khích thu hút đầu tư, về thuế, vốn ưu đãi
tiền thuế đất...; tạo môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp đầu tư và
phát triể; khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư để xây dựng nhà ở
công nhân thuê; xây dựng các khu vui chơi, giải trí gần các khu công nghiệp
nhằm từng bước cải thiện đời sống cho người lao động.

Thứ hai, tăng cường trách nhiệm của các doanh nghiệp có sử dụng đất
thu hồi trong việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho nông dân bị thu
hồi đất.
-


C. KẾT LUẬN
Giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động nơng nghiệp nơng
thơn trong q trình đơ thị hóa tại tỉnh Vĩnh Phúc là vấn đề bức xúc, địi hỏi
phải tiến hành lâu dài và kiên trì. Trong quá trình thực hiện phải phát huy
được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức, các lực lượng
và cá nhân người lao động mới mang lại kết quả như mong muốn.


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 05/11/2012 của Ban Bí thư về “Tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông
thôn”
2.Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng (khóa X) về
nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn.
3. Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/1999 của Thủ tướng Chính
phủ.
4. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
2011-2015 và định hướng đến năm 2020.
5. Báo cáo quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Vĩnh Phúc
giai đoạn 2011-2020.
6 Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XX (nhiệm kỳ
2010-2015),lần XXI (nhiệm kỳ 2015- 2020) và các tài liệu có liên quan.




×