Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT HOẠT ĐỘNG Ô NHIỄM VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÙNG VEN BIỂN CẦN GIỜ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (867.97 KB, 22 trang )

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT

HOẠT ĐỘNG Ô NHIỄM VÀ CÁC GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÙNG VEN BIỂN
HUYỆN CẦN GIỜ

TP.HCM,


ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT HOẠT
ĐỘNG Ô NHIỄM VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG VÙNG VEN BIỂN
HUYỆN CẦN GIỜ

TP.HCM,


MỤC LỤC
1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội ............................................................... 2
1.1. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................................... 2
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................... 7
2. Đặt vấn đề.......................................................................................................... 9
3. Giải pháp phi công trình .................................................................................. 10
3.1. Nâng cao vai trò tham gia và ý thức bảo vệ môi trường đối với cộng đồng 10
3.2. Nâng cao vai trò, hiệu quả và năng lực quản lý của cơ quan quản lý địa
phương ................................................................................................................. 10
3.3. Ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn (SXSH) đối với các hoạt động có
khả năng gây ra ô nhiễm cao ............................................................................... 11
4. Giải pháp công trình ........................................................................................ 13
5. Kết luận và khuyến nghị ................................................................................. 19
6. Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 20



1


1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội
1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
-Cần Giờ là huyện ven biển duy nhất của thành phố Hồ Chí Minh, nằm
phía Đông Nam thành phố, cách trung tâm thành phố 50km theo đường chim
bay, chiều dài từ Bắc xuống Nam là 35km và từ Đông sang Tây là 30km. Cần
Giờ như là một quần đảo nhỏ của thành phố với 2 cửa sông chính là Soài Rạp và
Ngã Bảy. Huyện có bờ biển dài khoảng 20km, có hệ thống sông rạch chằng chịt,
rừng phòng hộ trên địa bàn huyện đóng vai trò sinh thái hết sức quan trọng đối
với thành phố Hồ Chí Minh.
- Ranh giới tiếp giáp như sau:
+ Phía Đông giáp huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai.
+ Phía Tây giáp huyện Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh huyện Cần Giuộc
tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.
+ Phía Nam giáp Biển Đông.
+ Phía Bắc giáp huyện Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh và huyện Nhơn
Trạch tỉnh Đồng Nai.
- Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 70421,58ha (theo quy hoạch
duyệt 1998 là 71361ha giảm 939,42ha). Huyện Cần Giờ chiếm 1/3 tổng diện
tích toàn thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó đất rừng chiếm 49,40% sông rạch
chiếm 31,94% diện tích tự nhiên của huyện.

2


Hình 1. 1: Vị trí địa lý huyện Cần Giờ

- Huyện Cần Giờ chia làm 7 đơn vị hành chính: thị trấn Cần Thạnh, xã
Bình Khánh, xã An Thới Đông, xã Tam Thôn Hiệp, xã Lý Nhơn, xã Long Hoà,
xã Thạnh An. Xã có diện tích lớn nhất là xã Lý Nhơn 915816,26ha) và nhỏ nhất
là thị trấn Cần Thạnh (2408,93ha). Gồm 20 ấp và 260 tổ dân phố. Trung tâm
huyện lỵ được đặt tại thị trấn Cần Thạnh.
Cần Giờ có vị trí quan trọng đặc biệt đối với thành phố về kinh tế, quốc
phòng, là cửa ngõ ra biển Đông, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế
biển và các loại hình dịch vụ.
1.1.2. Khí tượng - khí hậu
- Nhiệt độ cao, điều hoà và ổn định, trung bình tháng từ 25,5-290C, biến
động nhiệt độ trung bình ngày từ 5-70C, nhỏ hơn từ 1-20C so với Tân Sơn Nhất
và Củ Chi. Số giờ nắng trung bình đạt trên 5 giờ đến gần 9 giờ/ ngày, lượng bức
xạ phong phú, trung bình đạt từ 10-14 kcal/m2, cường độ bức xạ thay đổi qua
các mùa không đáng kể.
3


Hình 1. 2: Lượng mưa, nhiệt độ huyện Cần Giờ năm 2014
- Độ ẩm không khí hàng tháng nói chung cao hơn các nơi khác của thành
phố từ 4-8%, có khi đến 10%. Trị số độ ẩm trung bình là 73-85%, độ ẩm không
khí ban ngày thường là trên dưới 60%, buổi trưa chỉ đạt 45-60% trong đó nhiều
ngày dưới 60%.
- Bốc hơi mạnh nhất từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau trung bình từ 3,56,0mm/ngày, cao nhất đến trên 7,8 mm/ngày.
Cần Giờ có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ tương đối cao và ổn định, trung bình
khoảng 250C đến 290C, cao tuyệt đối là 38,20C, thấp tuyệt đối là 14,40C. Độ ẩm
trung bình từ 730C đến 850C, độ bốc hơi từ 3,5 đến 6mm/ngày, trung bình
5mm/ngày, cao nhất 8mm/ngày, lượng mưa trung bình hằng năm từ 1000mm1402mm, trong mùa mưa lượng mưa tháng thấp nhất khoảng 100mm, tháng
nhiều nhất 240mm. Mùa mưa hướng gió chính là Tây - Tây Nam, mùa khô
hướng Bắc - Đông Bắc.

- Mưa ở Cần Giờ nói chung là ít, phía Nam mưa ít hơn phía Bắc huyện.
Theo số liệu đo mưa 3 năm 1977-1979 do đài KTTV thành phố Hồ Chí Minh
công bố thì lượng mưa ở đây đạt từ 1300-1700 mm/năm, nhưng tham khảo số
liệu nhiều năm ở vùng lân cận Gò Công, Vũng Tàu và tiếp theo những năm
1980-1986 thì lượng mưa ở Cần Giờ nói chung chỉ đạt từ 1100 – 1500 mm/năm.
Mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 10, tháng có lượng mưa nhiều
4


nhất đạt từ 300-400 mm. Những tháng 5 – 6 có lượng mưa ít nhất trong mùa
mưa, chỉ đạt từ 100-200 mm.
Từ những số liệu trên cho ta thấy khí hậu vùng huyện Cần Giờ:
a. Bức xạ, ánh sáng, nhiệt độ: dồi dào, ổn định trong cả năm, thoả mãn được
yêu cầu của các loại cây trồng ưa nhiệt, những trị số cực trị (cao, thấp
nhất) của các yêu cầu này cũng nằm trong giới hạn thuận lợi cho các loại
cây trồng nói trên.
b. Độ ẩm không khí: nói chung cao hơn ở các nơi khác thuộc thành phố từ 48%. Nếu so sánh riêng trong huyện thì phía Bắc khô nhanh hơn phía Nam
huyện, còn về mưa thì có sự giao động lượng mưa hàng năm đáng kể, nói
chung lượng mưa nằm ở Cần Giờ thấp hơn các nơi khác từ 20-30%, trong
đó phía Nam mưa ít hơn phía Bắc huyện và thời gian có mưa trong năm
cũng ngắn hơn, tập trung chủ yếu từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 10 với
lượng mưa từ 100-200 mm (tháng 5, 6 và 10) đến 350 – 400 mm (tháng
9).
c. Bốc hơi trung bình: từ 4 – 6,0 mm/ ngày trong những tháng 12 đến tháng
4, trong đó từ tháng 2 đến tháng 4 thường đạt 5,0 – 6 mm/ngày, cao nhất
đến 7,8 mm/ngày, những tháng còn lại trong năm lượng bốc hơi thường
đạt từ 2,5 – 5,5 mm/ ngày, thấp nhất là tháng 9 và 10 thường chỉ từ 2,4 –
3,0 mm/ngày, điều đó phù hợp với tình hình mưa và độ ẩm trong thời gian
ấy.
(Niên giám thống kê huyện Cần Giờ năm 2014)

1.1.3. Địa hình
- Huyện Cần Giờ có địa hình tương đối phẳng và thấp, bị chia cắt bởi rất
nhiều sông rạch. Hướng đổ dốc không rõ rệt. Độ dốc mặt đất rất nhỏ dưới 0,1%.
Cao độ mặt đất thay đổi từ 2,3m (khu vực xã Cần Thạnh) xuống đến dưới 0,5m
(khu vực rừng ngập mặn).
- Khu vực có cấu tạo nền đất là phù sa mới, thành phần chủ yếu là sét, sét
pha trộn lẫn một ít tạp chất hữu cơ, thường có màu đen, xám đen. Sức chịu tải
của nền đất thấp, nhỏ hơn 0,7 kg/cm2. Mực nước ngầm không áp nông, cách mặt
đất từ 0,5m đến 0,8m.
- Đất mặn phèn tiềm tang chiếm 85,2 % tổng diện tích đất, chiều sâu xuất
hiện sinh phèn thay đổi theo vùng. Khu sử dụng đất phải thật thận trọng, không
xáo trộn tầng sinh phèn lên mặt, không bố trí đại trà mà phải tuỳ thuộc vào tính
chất và khả năng thích nghi của từng loại cây trồng. Tổng quát vùng phía Nam
5


nên phục hồi và bảo vệ rừng ngập mặn. Phía Bắc có thể sử dụng vào mục tiêu
nông nghiệp hoặc nông lâm kết hợp nhưng phải điều tra cẩn thận khi bố trí mùa
vụ và cây con.
1.1.4. Chế độ thủy văn
- Khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều trên biển
Đông. Theo số liệu quan trắc tại trạm Nhà Bè, mực nước cao nhất (Hmax) và mực
nước thấp nhất (Hmin) tương ứng với các tần suất khác nhau như sau:
Bảng 1. 1: Mực nước tại trạm Nhà Bè
Tần suất 1%

10%

25%


50%

75%

90%

Hmax

1,51

1,39

1,34

1,3

1,27

1,24

Hmin

-2,03

-2,22

-2,32

-2,41


-2,49

-2,64

Mực nước cao tính toán từ 1,32m đến 1,39m.
Huyện Cần Giờ nằm trong vùng cửa sông rạch chằng chịt với mật độ
dòng chảy cao nhất so với các nơi trong thành phố. Toàn bộ sông rạch chịu ảnh
hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, mỗi ngày xuất hiện 2 lần nước lên
xuống, số lần nhật triều trong tháng thay đổi không đáng kể. Trong ngày hai
đỉnh triều thường xấp sỉ nhau, nhưng 02 chân triều lại chênh lệch nhau rất xa.
Độ mặn trên các sông rạch của huyện biến đổi liên tục theo cả không gian và
thời gian. Cường độ mặn sông Lòng Tàu lớn hơn sông Soài Rạp. Độ mặn trung
bình 18 0 00 thường xuyên xuất hiện ở Cần Giờ, cao nhất vào mùa khô khi triều
cường xâm nhập sâu vào thượng nguồn.
1.1.5. Chế độ hải văn
Bờ biển có chiều dài khoảng 20km dọc bờ biển từ mũi Cần Thạnh đến mũi
Đồng Tranh. Hàng năng chịu ảnh hưởng nhiều của chế độ dòng triều.
Vùng biển Cần Giờ bao gồm vùng biển trước các cửa sông, vịnh Gành Rái,
vịnh Đồng Tranh và vùng bãi triều Cần Giờ.
Vùng biển trước cửa sông có bờ biển chạy dọc theo hướng Đông Bắc – Tây
Nam, chia làm hai phần: từ Vũng Tàu lên Hàm Tân, phía Tây Nam từ Vũng Tàu
đến Gò Công. Cửa sông ở đây nông dần xuống phía Nam do ảnh hưởng bồi đắp
cát từ đất liền.
Vịnh Gành Rái ăn sâu vào đất liền, phía Đông giáp Vũng Tàu, phía tây là
Cần Giờ và vùng bãi cạn, phía Nam là biển Đông, phía bắc giáp đảo Long Sơn.
Đổ nước vào vịnh là ba con sông lớn: sông Ngã Bãy, sông Thị Vãi và sông
Dinh. Đường bờ bao quanh vịnh khúc khuỷu và dốc.
6



Vịnh Đồng Tranh, đổ vào vùng này là sông Soài Rạp và sông Đồng Tranh.
Nhòn chung địa hình toàn vùng có hướng dốc từ Bắc xuống Nam, theo hướng
các dòng sông và hướng dốc từ Tây sang Đông, từ bờ ra biển. Đường bờ tương
đối đơn giản, thoải phần lớn là các bãi bồi.
1.1.6. Đa dạng sinh học vùng cửa sông
Hệ sinh thái đặc truwnng tại thành phố Hồ Chí Minh tương tự vùng Đông
Nam Bộ, đó là hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Rừng ngập mặn Cần Giờ ngày nay không chỉ đơn thuần là rừng phòng hộ
mà còn giữ vai trò là khu dự trữ sinh quyển Thế giới được UNESCO công nhận
năm 2000. Các chủng loại động thực vật sinh sống chủ yếu tại khu vực này là
các loài đã thích nghi được với rừng ngập mặn bao gồm 150 loài thực vật trở
thành nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho rất nhiều loài thuỷ sinh, cá và
các động vật có xương sống khác.
-Về thực vật: nhiều loại cây chủ yếu là bần trắn, mắm trắng các quần hợp
đước đôi-bần trắng cùng xu ổi, trang,…và các loại nước lợ như bần chua, ô rô,
dừa lá, rang,… Thảm cỏ biển với các loài ưu thế Halophyla sp, Halodule sp và
Thalassa sp, đất canh tác nông nghiệp với lúa, khoai mỡ và các loại đậu, dừa,
các loại cây ăn quả.
- Về động vật: khu hệ động vật thuỷ sinh không xương sống với trên 700
loài, khu hệ cá trên 130 loài, khu hệ động vật có xương sống có 9 loài lưỡng thể
31 loài bò sát, 4 loài có vú. Trong đó có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt
Nam như: tắc kè (gekko gekko), kỳ đà nước.
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.2.1. Kinh tế
Giá trị tổng sản lượng ngành công nghiệp năm 2007 đặt 107,842 tỷ đồng
tăng 14,26% so với cùng kỳ năm trước, và năm 2008 đạt 90,531 tỷ đồng, giảm
16,05% so với cùng kỳ năm trước trong đó chủ yếu là công nghiệp chế biến
thực phẩm chiếm 76,063 tỷ đồng công nghiệp cơ khí 8,955 tỷ đồng.
Cơ cấu phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện đang có sự chuyển đối
trong thời gian qua. Chức năng kinh tế chính trước đây là cảng biển-công nghiệp

dịch vụ cảng và đánh bắt chế biến thuỷ sản, bảo vệ khu rừng thiên nhiên và nông
lâm nghiệp – du lịch sinh thái đã và đang được chuyển thành thương mại dịch
vụ, đầu mối giao thông, hạ tầng kỹ thuật phía Đông Nam thành phố, nông lâm
ngư nghiệp và công nghiệp.

7


1.2.2. Dân số và phân bố dân cư
- Theo số liệu thống kê của huyện Cần Giờ, dân số toàn huyện năm 2008
là 69545 người có 16396 hộ, trong đó dân số thị trấn Cần Thạnh là 11206 người.
- Tốc độ gia tăng dân số của huyện Cần Giờ giai đoạn 2001-2008 khoảng
1,9%/năm, có xu hướng tăng chậm so với các quận huyện khác. Năm 2003 mức
tăng dân số cao nhất là 2,9% năm 2008 tăng thấp nhất 1,4%. Tỷ lệ tăng tự nhiên
của dân số huyện Cần Giờ biến đổi, năm 2000 là 1,13% tăng liên tục đến năm
2003 là 1,75 %, những năm sau đó xu hướng giảm dần từ năm 2003 giảm liên
tục đến năm 2008 là 1,06%.
Bảng 1. 2: Các chỉ tiêu về dân số huyện Cần Giờ từ năm 2012-2013
TT

Chỉ tiêu

ĐVT

2012

2013

1


Quy mô dân số

Người

71537

72814

2

Tỷ lệ sinh

%

1.27

1.18

3

Tỷ lệ tử

%

0.37

0.37

4


Tỷ lệ tăng (giảm) tự %
nhiên

0.9

0.8

5

Tỷ lệ tăng (giảm) cơ học

%

0.78

0.96

6

Mật độ dân số

Người/km2

102

103

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013)
- Mật độ dân số bình quân trên địa bàn huyện là 99 người/km2, ở mức rất
thấp so với mật độ dân cư bình quân toàn thành phố (3175 người/km2), sống tập

trung thành các cụm dân cư. Phân bố dân số trên địa bàn huyện không đều, nơi
có mật độ dân cư cao ( thị trấn Cần Thạnh 464 người/km2) và mật độ dân cư
thấp (xã Thạnh An 35 người/km2), chênh nhau khoảng 13 lần.
Bảng 1. 3: Phân bố dân cư huyện Cần Giờ năm 2013
STT Tên xã-Thị trấn
1

Thị trấn
Thạnh

2

Xã Long Hoà

3

Xã Thạnh An

Diện
(ha)

tích Số khu Dân số Mật độ dân số
phố/ấp
(người) (người/km2)

Cần 2451,09

5

11607


482

13257,69

4

11375

86

13141,46

3

4710

36

8


4

Xã Nhơn Lý

5

Xã Tam
Hiệp


15815,21

3

5970

38

Thôn 11038,39

4

5840

53

6

Xã An Thới Đông 10372,47

6

13565

131

7

Xã Bình Khánh


4345,27

8

19747

455

Tổng cộng

70421,58

33

72814

103

(Nguồn: niên giám thống kê năm 2013)
-Đặc điểm dân cư:
+ Theo điều tra1/10/2004 huyện Cần Giờ bình quân một hộ có 4,45 người
(toàn thành phố 4,42 người/hộ), hiện nay là 4,27 người/hộ.
+ Về giới tính: tỷ lệ nam 49,3% tổng số dân, nữ chiếm 50,7%.
+ Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi: nhóm tuổi 0-14 tuổi chiếm 27,5%; nhóm
tuổi 15-19 chiếm tỷ lệ cao 65,9% và nhóm 60 tuổi trở lên chiếm 6,6%.
+ Tình trạng cư trú: theo số liệu điều tra dân số 1/10/2004 tổng số người
có mặt trên địa bàn huyện Cần Giờ là 66113 người, trong đó nhân khẩu thực tế
tthuownfg trú là: 65865 người, trong đó KT1 là 55382 người chiếm 84,08%;
KT2 là 2099 người chiếm 3,1%; KT3 là 3812 người chiếm 5,795; KT4 là 3692

người chiếm 5,61%. Nhân khẩu ở thành phố dưới 6 tháng: 117 người. Người
nước ngoài: 15 người, 116 khách vãng lai.
+ Dân tộc Kinh chiếm 99,38%, kế đến dân tộc Hoa chiếm 0,35%, còn lại
các dân tộc Khome, Chăm, khác (0,27%).
+ Trình độ học vấn: Chương trình nâng cao dân trí đào tạo nguồn nhân
lực được tập trung triển khai trong những năm qua, huyện đã hoàn thành phổ
cập giáo dục trung học cơ sở, nâng cao mặt bằng học vấn dân cư lên lớp 7,5 vào
năm 2005.
- Lao động: lực lượng lao động trên địa bàn huyện không ngừng gia tăng:
Năm 2000 huyện có 31956 người tham gia lao động trong các ngành kinh tế,
năm 2008 là 36841 người chiếm 52,97% dân số toàn huyện. Năm 2007, giải
quyết việc làm cho khoảng 4700 người.
2. Đặt vấn đề
Để cải thiện chất lượng môi trường cũng như tăng hiệu quả cho các giải
pháp bảo vệ môi trường tại các lưu vực hệ thống sông và vùng ven biển huyện
Cần Giờ, trước hết, huyện cần xác định đây là nhiệm vụ chiến lược lâu dài,
thường xuyên đòi hỏi phải tập trung các nguồn lực đầu tư với những quyết tâm
9


cao của chính quyền và nhân dân địa phương trên lưu vực, có sự hỗ trợ của ngân
sách Trung ương; bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông trên địa bàn huyện
Cần Giờ phải được giải quyết tổng hợp và thống nhất trên toàn lưu vực, trên
từng tiểu lưu vực, theo từng ngành nhằm gìn giữ chất lượng, trữ lượng nước và
bảo vệ môi trường; lấy phòng ngừa, giảm thiểu và ngăn chặn suy thoái môi
trường là chủ yếu kết hợp từng bước xử lý khắc phục các điểm nóng ô nhiễm
môi trường trên lưu vực đặc biệt những điểm và nguồn nước được sử dụng cho
mục đích cấp nước; đối với các cơ sở sản xuất, khu chế xuất, khu công nghiệp,
cụm công nghiệp cần thiết phải thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm bảo đảm
đạt yêu cầu theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

Đối với tất cả các cơ sở sản xuất mới trong phạm vi lưu vực phải áp dụng
công nghệ sạch hoặc dùng công nghệ xử lý ô nhiễm bảo đảm đầu ra đạt quy
chuẩn môi trường; ưu tiên thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường lưu vực
huyện Cần Giờ lồng ghép, gắn kết với các kế hoạch, chương trình, dự án khác
có liên quan của nhà nước, bộ, ngành và từng địa phương trên lưu vực. Và cuối
cùng là đẩy mạnh xã hội hóa, phát huy nội lực kết hợp với việc tăng cường quản
lý nhà nước, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến và phát huy giải pháp
truyền thống thích hợp để xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường lưu vực.
Thông qua quá trình xây dựng các biện pháp công trình và phi công trình
nhằm mục đích nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý bảo vệ môi trường của
cơ quan và người dân địa phương.
3. Giải pháp phi công trình
3.1. Nâng cao vai trò tham gia và ý thức bảo vệ môi trường đối với cộng đồng
- Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng: Báo, đài phát thanh, đài
truyền hình, cải lương, phim video để tuyên truyền các hiểu biết về môi trường
và các phương thức bảo vệ, trách nhiệm của từng công dân.
- Chú trọng công tác giáo dục về môi trường cho lớp trẻ. Xây dựng các
phong trào hoạt động sôi nổi với sự tham gia của đoàn thanh niên và các tổ chức
xã hội tìm hiểu về môi trường, thực hiện các hành động bảo vệ môi trường.
- Đưa giáo dục môi trường vào trường học thông qua các hoạt động ngoại
khóa, thực hiện các chương trình bảo vệ môi trường ven biển với mục tiêu đưa
kiến thức về tới vùng sâu, ngư dân đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
3.2. Nâng cao vai trò, hiệu quả và năng lực quản lý của cơ quan quản lý địa
phương
- Rà soát, đánh giá hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính sách, pháp luật
trong công tác bảo vệ môi trường. Bổ sung, hoàn thiện các chính sách phù hợp
với thực tiễn địa phương vùng ven biển.
10



- Xây dựng các quy định cụ thể về bảo vệ môi trường cho các KCN, cảng
biển, làng nghề, lưu vực sông, khu đô thị, vùng ven biển, quy định về bảo vệ
môi trường đất, nước, khí, CTR.
- Xây dựng các quy định cụ thể về BVMT cho một số ngành nghề đặc
trưng vùng ven biển như: Chế biến thủy sản, nuôi trồng thủy sản…
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức: Cấp tỉnh nâng cao năng lực quản lý của Sở
TN&MT (Chi cục BVMT), Công an tỉnh (PC49), bộ phận quản lý môi trường
của Ban quản lý các KCN, cảng biển, đảm bảo đủ nhân lực để thi hành nhiệm
vụ; Cấp huyện nâng cao năng lực quản lý môi trường của phòng Tài nguyên &
Môi trường, đảm bảo đủ biên chế để tổ chức thực hiện; Cấp xã/phường có cán
bộ chuyên trách về quản lý môi trường; Các cơ sở sản xuất kinh doanh đều phải
có cán bộ theo dõi công tác môi trường.
- Tạo điều kiện nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, kỹ thuật nhằm đáp
ứng được các nhu cầu về thực tế.
- Triển khai tập huấn cho các cán bộ quản lý môi trường về các công tác
quản lý môi trường cơ sở, hiểu rõ các chính sách, chủ trương về môi trường đặc
biệt là các nội dung sửa đổi trong Luật môi trường Việt Nam mới được Quốc hội
thông qua.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho các hoạt
động bảo vệ môi trường và nhân lực nhằm đẩy mạnh thường xuyên công tác
thanh tra, kiểm tra, giám sát; quy định và áp dụng các chế tài cần thiết để xử lý
nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Kết hợp với các cơ quan chức năng, chuyên môn khác trong tỉnh xây
dựng bộ cơ sở dữ liệu về bảo vệ môi trường ven biển.
- Nghiên cứu, đề xuất với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL và Ủy ban sông
MêKông tại Việt Nam về quản lý môi trường vùng cửa sông, ven biển.
3.3. Ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn (SXSH) đối với các hoạt động có
khả năng gây ra ô nhiễm cao
3.3.1. Đối với nông nghiệp
- Tìm hiểu tận gốc nguồn gây ô nhiễm từ ngành nông nghiệp.

- Đánh giá các hoạt động nông nghiệp gây ra sự ô nhiễm cao đối với môi
trường: Đốt rơm rạ, bón phân, thuốc BVTV.
- Kiểm soát quá trình trong quá trình sản xuất và xử lý nguồn thải. Các
thông số của quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ... cần
được giám sát và duy trì càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt.
11


- Nghiên cứu, ứng dụng một số phương pháp công nghệ sạch vào các hoạt
động sản xuất nông nghiệp như:
+ Quản lý nội vi là một loại giải pháp đơn giản nhất của sản xuất sạch hơn.
Các ví dụ của quản lý nội vi có thể là khắc phục các điểm rò rỉ, đóng van nước
hay tắt thiết bị khi không sử dụng dể tránh tổn thất.
+ Thay đổi nguyên liệu là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng
các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn.
+ Cải tiến thiết bị là việc thay đổi thiết bị đã có để nguyên liệu tổn thất ít
hơn. Việc cải tiến thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, là tối ưu kích thước
kho chứa, là việc bảo ôn bề mặt nóng/lạnh, hoặc thiết kế cải thiện các bộ phận
cần thiết trong thiết bị. Một ví dụ của mạ điện là lắp đặt cẩu vớt để thu hồi phần
rơi vãi từ các chi tiết được mạ.
+ Công nghệ sản xuất mới là việc lắp đặt các thiết bị hiện dại và có hiệu
quả hơn, ví dụ như lắp đặt nồi hơi hiệu suất cao hơn hay lắp đặt máy nhuộm Jet
sử dụng dung tỷ thấp hơn.
+ Tận thu và tái sử dụng tại chỗ là việc thu thập "chất thải" và sử dụng lại
cho quá trình sản xuất. Một ví dụ đơn giản của giải pháp này là sử dụng lại nước
giặt từ một quá trình cho quá trình giặt khác.
+ Tạo ra các sản phẩm phụ là việc thu thập (và xử lý) "các dòng thải" dể có
thể trở thành một sản phẩm mới hoặc bán ra cho các cơ sở sản xuất khác. Lượng
men bia dư thừa có thể được sử dụng làm thức ăn cho lợn, cho cá hay làm các
chất độn thực phẩm.

+ Nông nghiệp hữu cơ: không dùng hoá chất mà sử dụng các nguồn hữu cơ
một cách triệt để. Nông nghiệp hữu cơ tận dụng được cả những nguồn hữu cơ đã
bị loại thải và tiếp tục tham gia vào các chu trình sinh học trong hệ thống canh
tác bao gồm đất, thực vật, động vật, ... theo hướng có lợi cho con người. Tuy
nhiên, sản xuất an toàn theo mô hình này chi phí sẽ cao, chất lượng cao song
năng suất thấp.
3.3.2. Đối với công nghiệp
Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về sản xuất sạch hơn trong
công nghiệp cho các cấp, ngành, địa phương, cơ sở sản xuất công nghiệp và
cộng đồng dân cư.
Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật thúc đẩy sản xuất sạch
hơn trong công nghiệp:
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có
thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách, pháp luật thúc đẩy sản xuất sạch
hơn trong công nghiệp;
12


- Lồng ghép nội dung sản xuất sạch hơn vào chiến lược, quy hoạch phát
triển các ngành công nghiệp; chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường của Bộ, ngành và địa phương.
Nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý, tổ chức tư vấn và cơ sở sản
xuất công nghiệp trong việc áp dụng sản xuất sạch hơn:
- Nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý nhà nước về sản xuất sạch
hơn trong công nghiệp góp phần thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp
luật về bảo vệ môi trường;
- Xây dựng, phát triển đội ngũ chuyên gia sản xuất sạch hơn cho các tổ
chức tư vấn và đội ngũ cán bộ kỹ thuật về sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản
xuất công nghiệp;
- Hỗ trợ xây dựng thí điểm, nhân rộng các mô hình áp dụng sản xuất sạch

hơn trong công nghiệp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.
Phát triển mạng lưới các tổ chức hỗ trợ sản xuất sạch hơn trong công
nghiệp.
4. Giải pháp công trình
4.1. Phát triển các công cụ quản lý môi trường hiện đại
4.1.1. Thực trạng và những hạn chế của các công cụ quản lý môi trường hiện
nay
a. Công cụ quản lý môi trường
Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động thực hiện công
tác quản lý môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. Mỗi một
công cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn
nhau.
Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo chức năng gồm:
- Công cụ điều chỉnh vĩ mô, công cụ hành động và công cụ hỗ trợ. Công
cụ điều chỉnh vĩ mô là luật pháp và chính sách.
- Công cụ hành động là các công cụ có tác động trực tiếp tới hoạt động
kinh tế - xã hội, như các quy định hành chính, quy định xử phạt v.v...
- Công cụ kinh tế.
Công cụ hành động là vũ khí quan trọng nhất của các tổ chức môi trường
trong công tác bảo vệ môi trường. Thuộc về loại này có các công cụ kỹ thuật
như GIS, mô hình hoá, đánh giá môi trường, kiểm toán môi trường, quan trắc
môi trường.
13


Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo bản chất thành các loại
cơ bản sau:
- Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật
quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường
quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương.

- Các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền
của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả
trong nền kinh tế thị trường.
- Các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà
nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất
ô nhiễm trong môi trường. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh
giá môi trường, minitoring môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng
chất thải. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành công trong
bất kỳ nền kinh tế phát triển như thế nào.
b. Thực trạng thực hiện các công cụ quản lý môi trường hiện nay
Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Việt Nam
phải giải quyết cùng một lúc hai vấn đề: nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền
vững là kiểm soát được mức độ ô nhiễm ngày càng tăng do công nghiệp hoá và
đô thị hoá, đồng thời phải có được những chính sách giảm tối đa chi phí cho bảo
vệ môi trường cả từ phía các doanh nghiệp lẫn Nhà nước trên cơ sở công bằng
xã hội. Để đáp ứng được yêu cầu đó thì việc tìm kiếm các biện pháp cũng như
công cụ quản lý môi trường cần áp dụng là cần thiết.
Trong thời gian qua, việc áp dụng các công cụ quản lý môi trường nhằm
kiểm soát ô nhiễm môi trường ở nước ta đã đạt được những hiệu quả nhất định.
Phần lớn những công cụ này đã kích thích những người gây ô nhiễm có khả
năng hoàn thành các mục tiêu môi trường bằng những phương tiện có hiệu quả,
chi phí hiệu quả nhất, giúp giảm thiểu chất thải, góp phần bảo vệ môi trường với
nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” và “người hưởng lợi phải trả tiền”.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc thực hiện các công cụ
kinh tế trong bảo vệ môi trường vẫn bộc lộ một số hạn chế, cần sớm đề ra
phương án khắc phục.
c. Hạn chế của các công cụ quản lý môi trường hiện nay
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc sử dụng các công cụ quản lý
môi trường hiện nay vẫn còn gặp phải một số hạn chế, gây ảnh hưởng không
nhỏ đến hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường. Có thể kể đến một số hạn

chế sau:
14


- Vẫn còn một số cá nhân, cơ quan tổ chức có những hành vi trốn thuế,
khai sai thuế, tỉ lệ đóng góp các loại phí, lệ phí môi trường còn chưa cao, tình
trạng lợi dụng thiếu sót của pháp luật để trốn thuế ở một số tổ chức, doanh
nghiệp còn khá phổ biến. Đơn cử như vụ việc công ty cổ phần đầu tư khoáng
sản và thương mại Bình Thuận buôn lậu quặng titan và trốn thuế với số thuế ước
tính khoảng trên 48 tỷ đồng. Như phí bảo vệ môi trường đối với chất thải có tỉ lệ
thu lớn tại các tỉnh lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, còn các tỉnh khác
tỉ lệ này thường thấp. Ngay chính tại địa bàn Hà Nội, tỉ lệ này cũng thấp tại một
số huyện ngoại thành. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ chiếm tỉ lệ lớn nhưng
lại là đối tượng thường có hành vi trốn thuế, phí, lệ phí.
- Việc quy định mức phí còn chưa hợp lý. Cách thu một số loại phí như
phí bảo vệ môi trường được tính theo người/tháng là chưa hợp lý. Từ quy định
đó có thể thấy, các hộ dân chỉ cần đóng đủ phí theo một định mức nhất định,
không phụ thuộc vào việc hộ gia đình đó xả thải nhiều hay ít, thành phần, chủng
loại. Hơn nữa, rác thải không được phân loại kỹ lưỡng, tất cả đều được xử lý
như nhau.
- Chất lượng dịch vụ của các loại dịch vụ như công tác vệ sinh, quản lý
rác thải còn kém, dẫn đến mất lòng tin của nhân dân.
- Quỹ môi trường còn ít, chưa đáp ứng đủ các nhu cầu đầu tư, cho vay
vốn cho các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Tiềm lực, nguồn lực để tiến hành xây dựng các công trình bảo vệ môi
trường còn hạn chế.
- Qúa trình áp dụng các công trình xây dựng bảo vệ môi trường như: xây
dựng hệ thống thoát nước, cống xử lý nước thải tại các khu công nghiệp, nhà
máy chưa phù hợp, các công trình chưa đầu tư đúng mức, thiếu chuyên gia trong
việc quy hoạch, hoạch định phương án kỹ thuật xây dựng hệ thống.

- Quyền sở hữu không được phân định rõ ràng, ở nước ta các tài nguyên
và dịch vụ môi trường được coi như tài sản chung ai cũng có quyền sử dụng và
không phải trả tiền. Điều này đã dẫn đến tình trạng cộng đồng không có ý thức
trong việc sử dụng tài nguyên và chi trả cho các dịch vụ làm sạch môi trường.
- Thiếu thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước nên hoạt động được bao cấp,
chậm đổi mới và thiếu tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh nên hiệu quả.
4.1.2. Một số công cụ quản lý môi trường lưu vực sông phổ biến
Hiện nay, có nhiều địa phương đã ứng dụng thành công các công cụ quản
lý môi trường tại các lưu vực sông, bước đầu đã đem lại hiệu quả cao đối với
môi trường. Một số công cụ sử dụng phổ biển như:
15


Ứng dụng phối hợp các modul Geoinformatics trong công tác quản lý lưu
vực sông: Từng modul đơn lẽ của Geoinformatics như GIS, viễn thám và
Modeling đã được sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu về môi trường và
tài nguyên. Trong những năm gần đây, việc ứng dụng kết hợp các modul nói
trên trong quản lý tổng hợp các lưu vực sông đã trở thành xu hướng mới trên thế
giới vì hiệu quả cuả hệ công cụ này trong quản lý môi trường và tài nguyên ở
quy mô vùng lãnh thổ. Sản phẩm cuối của việc sử dụng phối hợp các modul
Geoinformatics là hệ thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường lưu vực sông; đây
là công cụ hỗ trợ cho việc ra các quyết định liên quan đến sử dụng và bảo vệ
nguồn nước của một lưu vực. Do vậy hệ thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường
lưu vực sông cũng là mục tiêu cần đạt được cuả việc nghiên cứu ứng dụng
Geoinformatics trong quản lý lưu vực sông tại Viện Môi Trường & Tài Nguyên.
Sử dụng hệ thống hỗ trợ giải quyết tranh chấp (Conflict Resolution
Support System - CRSS) là một phần mềm để hỗ trợ giải quyết các tranh chấp
trong quản lý tài nguyên nước.
Trong QLTHTNN cần phải giải quyết các vấn đề phức tạp theo nhiều

chiều, do đó, khó có thể giải quyết bài toán tổng hợp đa chiều nếu không có sự
trợ giúp của những công cụ tính toán, những phương pháp tính toán có tính khoa
học và độ chính xác cao. Đó là lý do của việc phát triển nhanh chóng phương
pháp mô hình toán trong QLTHTNN của lưu vực sông trong những năm gần
đây. Hiện nay, có nhiều mô hình mô phỏng hệ thống nguồn nước phục vụ cho
yêu cầu quản lý như: MITSIM, REBASIM, MIKE BASIN, WEAP, … đây là
các công cụ quản lý được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong việc quản lý môi
trường tại các lưu vực sông.
4.1.3. Đề xuất công cụ quản lý môi trường cho lưu vực sông huyện Cần Giờ
a. Quản lý nhu cầu - sử dụng nước hiệu quả hơn
Đối với lưu vực sông huyện Cần Giờ, quản lý nhu cầu nước phải thực
hiện các biện pháp tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế,… Trong đó, đặc biệt phải coi
trọng việc thực hiện các biện pháp giảm nhu cầu nước dùng:
- Thực hiện các biện pháp tiết kiệm nước và hạn chế tổn thất, sử dụng lại
nước:
+ Xây dựng các mô hình phát triển sản xuất theo hướng tiết kiệm và bảo
vệ nguồn nước trên lưu vực sông huyện Cần Giờ; Áp dụng các biện pháp canh
tác nông nghiệp tiên tiến để bảo vệ nguồn nước không bị cạn kiệt. Bố trí cây
trồng, thời vụ cho phù hợp với các tiểu vùng sinh thái trong lưu vực nhằm giảm
lượng nước dùng.
16


+ Tiếp tục xây dựng các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ để cung cấp đủ
nước tưới và góp phần giải quyết nước sinh hoạt cho nhân dân, nhất là ở vùng
đặc biệt khan hiếm nước.
+ Phát triển, duy tu, bảo vệ các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ: Củng cố
và nâng cấp các công trình thuỷ lợi (hồ chứa, đập dâng và trạm bơm) kiên cố,
xây dựng kế hoạch phân phối nước hợp lý và sử dụng nước tiết kiệm để tăng
hiệu quả sử dụng của các công trình này.

- Phối hợp với các giải pháp về kinh tế, kỹ thuật, chính sách,… để nâng
cao hiệu quả sử dụng nước;
+ Khai thác tối đa nguồn nước phát điện, điều tiết dòng chảy và cho các
mục đích khác: xây dựng, bổ sung quy trình quản lý, vận hành hệ thống hồ chứa
trong lưu vực nhằm dẫn nước đúng và đủ theo yêu cầu của người dùng;
+ Bảo vệ và khai thác hiệu quả nguồn nước mặt: sông, hồ, ao, …
+ Bảo vệ, khai thác hiệu quả tiềm năng nước dưới đất.
+ Sử dụng hợp lý nguồn nước mặt và nước ngầm;
- Hạn chế tác hại gây ra do nước:
+ Lên đê bao các đô thị để phòng lũ, ngập;
+ Chủ động phòng tránh lũ quét, sạt lở đất;
- Kiểm soát bảo vệ chất lượng nước: kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải,
thực hiện triệt để xử lý nước thải;
- Giáo dục nhận thức cho người dân dùng nước để họ có ý thức tiết kiệm
nước và tham gia quản lý và bảo vệ nguồn nước;
- Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và vận hành có ý thức trách nhiệm và
trình độ chuyên môn đáp ứng các yêu cầu quản lý theo nhu cầu dùng nước.
b. Các công cụ điều phối
- Quy định phân phối và giới hạn sử dụng nước
- Quy định về chất lượng và số lượng nước: xây dựng và ban hành các
chính sách về quản lý giám sát nguồn nước, khai thác sử dụng nước trong
ngưỡng cho phép;
- Quy định về dịch vụ nước: xây dựng các quy định nhằm cải tiến thể chế
liên quan đến tổ chức các dịch vụ về nước
- Kiểm soát quy hoạch sử dụng đất và bảo vệ thiên nhiên
c. Các công cụ kinh tế - sử dụng hiệu quả và công bằng
17


Sử dụng giá trị và giá cả để đạt được hiệu quả sử dụng tài nguyên và sự

công bằng xã hội dựa trên các văn bản của Nhà nước;
+ Định giá nước;
+ Định giá dịch vụ nước
+ Phí ô nhiễm và môi trường
+ Thị trường nước và chuyển nhượng giấy phép
+ Trợ cấp và khuyến khích;
Đối với lưu vực sông huyện Cần Giờ có thể sử dụng các mô hình: (1)
SWAT: để xác định nguồn nước đầu vào cho các vùng TNN, (2) CROPWAT để
xác định nhu cầu nước cho cây trồng, (3) MIKEBASIN để mô phỏng, tính toán
cân bằng nước để hỗ trợ trong QLTHTNN lưu vực sông huyện Cần Giờ.
4.2. Hoàn thiện và bổ sung các công trình tiêu thoát lũ và hạn chế lũ tràn
– Cải tạo, nâng cấp các hồ, đập hiện có; xây mới một số hồ, đập tại các vị
trí cần thiết có nguồn sinh thủy, các công trình tiêu thoát lũ và hạn chế lũ tràn.
– Sửa chữa, nâng cấp, hòa mạng và xây mới các trạm bơm cấp nước, các
đập hồ dự trữ nước, đập thủy điện ngăn lũ, lốc.
– Kiên cố hoá hệ thống kênh mương, đập ngăn lũ nhằm giảm diện tích
chiếm đất, tưới tiết kiệm; bê tông hoá mặt bờ kênh, đập đảm bảo giao thông
thuận lợi, nâng cao hiệu quả giữ nước tràn, vỡ đập.
– Nghiên cứu xây dựng các phương án tưới, tiêu hiện đại và các phương
án tưới tiết kiệm nước.
– Cải tạo, nạo vét các luồng tiêu, nạo vét, mở rộng các hồ, đầm, cải tạo,
nâng cấp và xây dựng mới các trạm, đập, cống.
– Từng bước hiện đại hoá trang thiết bị quản lý, điều khiển hệ thống.
– Nâng cao hiệu quả công tác quản lý tưới, tiêu:
+ Đối với thiết bị: Xây dựng các trạm khống chế mực nước và lưu lượng
trên hệ thống nhằm nâng cao chất lượng quản lý và phân phối nước. Xây dựng
hệ thống giám sát điều khiển, truyền thông tin từ các điểm quan trắc về trung
tâm xử lý.
+ Đối với quy trình quản lý, vận hành: Xây dựng quy trình vận hành khoa
học, hợp lý nhằm tiết kiệm nước, chủ động phân phối nước trong các tình huống

thực tế xảy ra. Đầu tư xây dựng các phần mềm quản lý để quyết định vận hành
nhanh và chính xác hơn.
– Khảo sát, đánh giá phân loại các công trình tiêu để đề xuất phân cấp
quản lý.

18


– Cải tạo, xây mới các tuyến đê, kè, cống dưới đê, hành lang chân đê,
điếm canh đê… để tăng cường khả năng phòng chống lũ.
5. Kết luận và khuyến nghị
Vấn đề suy giảm nguồn nước ở hạ lưu các lưu vực sông đang diễn ra và
ngày càng diễn biến phức tạp. Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi phải có
những biện pháp đồng bộ, có tính hệ thống và thực hiện kiên trì trên toàn lưu
vực sông với quan điểm quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông, quản lý
suy giảm nguồn nước, khan hiếm nước. Những biện pháp quan trọng hàng đầu
gồm: Điều tra cơ bản đồng bộ; Quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước LVS; phát
triển nguồn nước với các biện pháp công trình và phi công trình; xây dựng cơ
chế điều hòa, phân bổ nguồn nước ở một số lưu vực trọng điểm; tăng cường
quản lý nhu cầu, có cơ chế kinh tế, tài chính bảo đảm dùng nước hiệu quả, tiết
kiệm và nâng cao giá trị đóng góp cho phát triển của tài nguyên nước; xây dựng
cơ chế phối hợp bảo đảm vận hành hiệu quả các công trình tài nguyên nước;
chuyển đổi cơ cấu kinh tế, điều chỉnh quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh
vực trên cơ sở quy hoạch tổng thể lưu vực để phù hợp với tiềm năng nguồn
nước; tăng cường phòng chống ô nhiễm, suy thoái nguồn nước...
Đề xuất một số giải pháp cấp bách, trước mắt là:
Tăng cường phối hợp quản lý tài nguyên nước trong mùa khô ở các địa
phương trên địa bàn huyện Cần Giờ có các lưu vực sông với nhiều công trình hồ
chứa thủy điện, thủy lợi, nhất là trong giám sát, kiểm soát việc quản lý vận hành,
khai thác sử dụng các hồ chứa nhằm tích đủ nước vào hồ, bảo đảm nguồn nước

cho hạ du đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, kinh tế, xã hội và BVMT.
Phối hợp liên ngành ở các cấp và các địa phương liên quan trong quản lý
vận hành hợp lý các hệ thống hoặc bậc thang các hồ chứa lớn trọng điểm quốc
gia (như trên lưu vực sông Hồng, Đồng Nai - Sài Gòn, Srepok, sông Ba, Vu Gia
- Thu Bồn...) nhằm khai thác hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước, bảo đảm hài hòa
các lợi ích của các ngành kinh tế, xã hội và BVMT.
Tăng cường và có biện pháp khai thông việc hợp tác với các nước láng
giềng trong quản lý các lưu vực sông quốc tế, trước hết là với Trung Quốc trong
quản lý lưu vực sông Cửu Long, giảm thiểu tác động của việc sử dụng tài
nguyên nước thuộc phần lưu vực thuộc Trung Quốc đến suy giảm nguồn nước
về Việt Nam.
Xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất và tăng cường trao đổi thông tin tài
nguyên nước và dữ liệu liên quan phục vụ giám sát, chỉ đạo quản lý khắc phục
và giảm thiểu tác động của tình trạng suy giảm nguồn nước đến đời sống và phát
triển kinh tế, xã hội, BVMT.
19


6. Tài liệu tham khảo
1.
Báo cáo “Tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 và kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội năm 2014” - Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM.
2.
Báo cáo “Tình hình KT-XH 6 tháng đầu năm và các nhiệm vụ, giải
pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2014” - Sở Tài nguyên và Môi trường TP.
HCM.
3.
Báo cáo “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất
5 năm giai đoạn 2011-2015, Thành phố HCM”- Sở Tài nguyên và Môi
trường TP. HCM.

4.
Báo cáo “Tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2013 và triển khai kế
hoạch năm 2014” - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. HCM.
5.
Báo cáo “kết quả thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành, tình hình sản
xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn 6 tháng đầu năm và kế hoạch 6
tháng cuối năm 2014” - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. HCM.
6.
Báo cáo “Tổng kết công tác năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ
năm 2014” - Sở Giao thông vận tải TP.HCM.
7.
Quyết định phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông
vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020” Sở Giao thông vận tải TP.HCM.
8.
Báo cáo “sơ kết 4 năm (2011-2014) thực hiện chương trình phát triển
du lịch sinh thái Cần Giờ giai đoạn 2011-2015” - UBND huyện Cần Giờ.
9.

Niên Giám thống kê năm 2013, 2014 - UBND huyện Cần Giờ.

10. “Chương trình phát triển du lịch huyên Cần Giờ giai đoạn 20112015”- UBND huyện Cần Giờ.
11. Báo cáo “Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng huyện Cần Giờ TP.
HCM” - UBND huyện Cần Giờ.
12. Báo cáo “Sở kết tình hình thực hiện chương trình chuyển dịch vơ cấu
kinh tế nông nghiệp giai đoạn 201-2014” - UBND huyện Cần Giờ.

20




×