Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

TIỂU LUẬN môn KINH tế vĩ mô đề tài thâm hụt ngân sách của hoa kỳ trong đại dịch covid19 giai đoạn 2020 2021 và bài học cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.37 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
……..***……..

TIỂU LUẬN
Mơn: KINH TẾ VĨ MƠ

Đề tài: Thâm hụt ngân sách của Hoa Kỳ trong đại dịch Covid19 giai đoạn 2020-2021 và bài học cho Việt Nam

Họ và tên thành viên:
Nhóm: 16
Lớp:
Giảng viên hướng dẫn:
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2021

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................................ 4
1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu...........................................................................4
2. Mục tiêu của đề tài..........................................................................................................................4


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................................5
5. Kết cấu của tiểu luận......................................................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG................................................................................................................................. 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH................................................5
1.1. Ngân sách nhà nước.....................................................................................................................5
1.2. Khái niệm thâm hụt ngân sách nhà nước....................................................................................6
1.3. Phân loại....................................................................................................................................... 6
1.2. Nguyên nhân và tác động của thâm, hụt ngân sách tới nền kinh tế...........................................7
1.2.1. Nguyên nhân............................................................................................................................7
2.2. Tác động đến nền kinh tế.............................................................................................................9


2.3. Biện pháp.................................................................................................................................... 10
2.3.1. Vay nợ từ ngân hàng trung ương...........................................................................................10
2.3.2. Vay nợ từ trong nước.............................................................................................................11
2.3.3. Vay nợ nước ngoài.................................................................................................................11
2.3.4. Sử dụng dự trữ ngoại tệ.........................................................................................................12
CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU VỀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH MỸ TRONG THỜI KỲ
COVID.................................................................................................................................................. 13
2.1. Thực trạng thâm hụt ngân sách của Mỹ trong giai đoạn đại dịch Covid..............................13
2.1.1 Thâm hụt ngân sách ở Mỹ năm 2020 tăng cao kỷ lục.............................................................13
2.1.2. Thâm hụt ngân sách ở Mỹ năm 2021 cao thứ hai trong lịch sử.............................................15
2.2. Ảnh hưởng của đại dịch Covid tới ngân sách Mỹ.....................................................................16
2.2.1 Ảnh hưởng đến nguồn thu (thuế, phí, ...)................................................................................16
2.2.2 Ảnh hưởng đến nguồn chi (y tế, giáo dục)..............................................................................22
2.3. Các biện pháp Mỹ đã sử dụng để tài trợ cho thâm hụt..............................................................25
2.3.1. Các tiểu ban và thành phố cắt giảm, đóng băng chi tiêu.......................................................25
2.3.2. Kết thúc các chương trình hỗ trợ trong thời gian đại dịch....................................................25
2.3.3. Lượng thu từ thuế tăng nhiều hơn do tình hình kinh tế được cải thiện dẫn đến
thâm hụt ngân sách giảm................................................................................................................26
2.3.4. Kí dự luật cơ sở hạ tầng........................................................................................................26
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ THÂM HỤT
NGÂN SÁCH TẠI VIỆT NAM...........................................................................................................27


3.1. Giảm chi tiêu công và thâm hụt ngân sách................................................................................27
3.2. Ưu đãi thuế................................................................................................................................. 27
3.3. Cần nâng cao hiệu quả chi tiêu ngân sách bằng các cơ chế minh bạch và giám sát
............................................................................................................................................................ 28
3.4. Vay nợ.......................................................................................................................................... 29
3.4.1. Vay nợ trong nước.................................................................................................................29
3.4.2. Vay nợ nước ngoài.................................................................................................................29

3.5. Dự trữ ngoại hối.........................................................................................................................29
3.6. Phát hành tiền............................................................................................................................29
LỜI KẾT.............................................................................................................................................. 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................31


LỜI MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thâm hụt ngân sách diễn ra tương đối phổ biến và là một vấn đề hết sức phức tạp, có
tác động rộng lớn đến các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, ... trên cả hai mặt tích cực và
tiêu cực. Vì vậy khơng những Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quan tâm.
Nhất là trong khoảng thời gian dịch COVID 19 diễn ra phức tạp, các quốc gia lại càng có
thêm nhiều mối lo về vấn đề này, điển hình là Hoa Kỳ - 1 cường quốc trên thế giới với nền
kinh tế luôn trong top đầu.
Tuy nhiên, vấn đề tìm kiếm bản chất, quy luật vận động, nguyên nhân, hậu quả, các
yếu tố tác động, vai trò và giải pháp xử lý thâm hụt ngân sách là một bài tốn có nội dung
lớn và khơng đơn giản mà cho tới nay vẫn chưa được giải quyết căn bản.
Xuất phát từ tình hình đó, đề tài: “Thâm hụt ngân sách trong đại dịch Covid-19 ở
Hoa Kỳ giai đoạn 2020-2021 và bài học cho Việt Nam” sẽ đi sâu nghiên cứu về cơ sở lý
luận và thực tiễn nhằm góp phần đề ra giải pháp xử lí thâm hụt ngân sách của Hoa Kỳ trong
giai đoạn 2020-2021.
2. Mục tiêu của đề tài
Trên cơ sở kế thừa, chọn lọc, phân tích các lý thuyết, tài liệu có liên quan, kết hợp
với khảo sát và tổng hợp, khái quát thực trạng thâm hụt Ngân sách nhà nước của Hoa Kỳ,
tìm ra những quan điểm, định hướng, giải pháp xử lý thâm hụt ngân sách, đáp ứng mục tiêu
phát triển kinh tế bền vững, ổn định của nước bạn. Từ đó, rút ra được những bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam trong thời điểm này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Sau khi khái quát các nội dung chính về thâm hụt ngân sách, tiểu luận tập trung
nghiên cứu vấn đề thâm hụt ngân sách của Hoa Kỳ trong thời đại dịch Covid-19 trên cả góc

độ lý luận và thực tiễn, từ thực trạng, nguyên nhân đến việc đề ra các giải pháp phù hợp với
nền kinh tế hiện tại. Từ đó, liên hệ với nền kinh tế Việt Nam.


4. Phương pháp nghiên cứu
Bằng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tiểu luận nghiên cứu
thâm hụt ngân sách trong mối quan hệ liên quan và tác động qua lại với các hiện tượng, sự
vật xung quanh trong các giai đoạn từ 2020-2021 cụ thể, nhất là vấn đề kinh tế và quan hệ
kinh tế quốc tế. Đồng thời, luận án còn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp,
so sánh, đối chiếu và mơ hình hóa để rút ra những vấn đề có tính quy luật, đưa ra các đánh
giá, kết luận mang tính khách quan về những vấn đề nghiên cứu.
5. Kết cấu của tiểu luận
Tiểu luận được chia làm 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về thâm hụt ngân sách.
Chương 2: Tìm hiểu về thâm hụt ngân sách của Hoa Kỳ trong thời kỳ Covid.
Chương 3: Một số hàm ý chính sách đối với vấn đề thâm hụt ngân sách tại Việt Nam.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH
1.1. Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là bảng tổng hợp các khoản thu, chi của Nhà nước được dự
toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, do cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước (thường là
một năm).
Gọi B là hiệu số giữa thu và chi ngân sách, ta có:
B= T - G
Có 3 trường hợp xảy ra:
+ B=0: Ngân sách nhà nước cân bằng.
+ B>0: Thu nhiều hơn chi, thặng dư ngân sách.
+ B<0: Thu nhỏ hơn chi, thâm hụt ngân sách.



1.2. Khái niệm thâm hụt ngân sách nhà nước
Thâm hụt Ngân sách nhà nước hay còn gọi là bội chi ngân sách nhà nước, là tình
trạng tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu “không mang tính hồn
trả” của Ngân sách nhà nước. Trường hợp ngược lại, khi các khoản thu lớn hơn các khoản
chi được gọi là thặng dư ngân sách. Thâm hụt ngân sách nhà nước có thể ảnh hưởng tích
cực hoặc tiêu cực đến nền kinh tế tùy theo tỷ lệ thâm hụt và thời gian thâm hụt.
Thâm hụt ngân sách được thể hiện bằng tỉ lệ phần trăm so với GDP (khi tính người ta
thường tách riêng các khoản thu mang tính hồn trả trực tiếp như viện trợ, vay nợ ra khỏi số
thu thường xuyên và coi đó là nguồn tài trợ cho thâm hụt ngân sách).
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của quản lý ngân sách nhà nước là đảm
bảo sự cân đối giữa thu và chi. Tuy nhiên do khả năng nguồn thu bị hạn chế và tăng chậm,
thời kỳ vừa qua (1976 đến nay) các nhu cầu chi lại tăng nhanh nên ngân sách nhà nước mới
bội chi kinh niên. Thâm hụt ngân sách cũng là hiện tượng phổ biến ở các quốc gia trên tồn
thế giới.
1.3. Phân loại
Tài chính cơng hiện đại phân loại thâm hụt ngân sách thành 2 loại: Thâm hụt cơ cấu
và thâm hụt chu kỳ.
-

Thâm hụt cơ cấu (Bs): là các khoản thâm hụt được quyết định bởi các chính sách tùy
biến của chính phủ như quyết định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm hay quy mô chi tiêu
cho gia đình, quốc phịng…

-

Thâm hụt chu kỳ (Bc): là khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế,
nghĩa là mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. Ví dụ: khi nền
kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân từ thuế giảm xuống trong
khi chi ngân sách cho trợ cấp tăng lên.


1.2. Nguyên nhân và tác động của thâm, hụt ngân sách tới nền kinh tế
1.2.1. Nguyên nhân
-

Nguyên nhân khách quan


Tác động của chu kỳ kinh tế (còn gọi là thâm hụt chu kỳ): Mức bội chi Ngân sách
Nhà nước do nhóm nguyên nhân này gây ra được gọi là bội chi chu kỳ bởi vì nó phụ thuộc
vào giai đoạn của nền kinh tế đó. Nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn phồn thịnh thì thu
Ngân sách Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi Ngân sách Nhà nước khơng phải tăng tương
ứng. Điều đó làm giảm mức bội chi ngân sách nhà nước. Và ngược lại, nếu nền kinh tế đang
trong giai đoạn khủng hoảng thì sẽ làm cho thu nhập của Nhà nước giảm đi, nhưng nhu cầu
chi tiêu của Nhà nước lại tăng lên do giải quyết những khó khăn mới của nền kinh tế và xã
hội.
Hậu quả do các tác nhân gây ra như địch họa, thiên tai, tình hình bất ổn chính trị, …:
Tình hình bất ổn của thế giới và diễn biến phức tạp của thiên tai sẽ làm gia tăng nhu cầu chi
quốc phòng và an ninh trật tự xã hội cũng như nhu cầu chi ngân sách nhà nước để khắc phục
hậu quả của thiên tai. Khủng hoảng làm cho thu nhập Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi
lại tăng lên để giải quyết khó khăn mới về kinh tế, xã hội. Điều đó làm cho mức bội chi
ngân sách nhà nước tăng lên.
-

Nguyên nhân chủ quan:
Một là, do cơ cấu thu, chi ngân sách thay đổi: Khi Nhà nước thực hiện chính sách

đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi NSNN. Ngược lại, thực hiện
chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng của Nhà nước thì mức bội chi NSNN sẽ giảm bớt. Mức
bội chi do tác động của chính sách cơ cấu thu chi gây ra được gọi là bội chi cơ cấu.

Hai là, do điều hành ngân sách Nhà nước không hợp lý bao gồm:
Thất thu thuế Nhà nước: Thuế là nguồn thu chính và bền vững nhất cho ngân sách
nhà nước bên cạnh các nguồn thu khác như tài nguyên doanh nghiệp nhà nước vay, nhận
viện trợ tuy nhiên, do hệ thống pháp luật ta còn nhiều bất cập, sự quản lý chưa chặt chẽ đã
tạo kẽ hở cho các cá nhân, tổ chức lợi dụng để trốn thuế, gây thất thu một lượng đáng kể cho
ngân sách nhà nước...điển hình trong năm 2008 lượng thuốc lá nhập lậu vào nước ta đã làm
thất thu thuế, lấy đi của ngân sách nhà nước 2.500 - 3000 tỷ đồng. Ngoài ra, lượng thuốc lá
nhập lậu còn làm chảy máu ngoại tệ của đất nước khoảng 200 triệu USD/năm, làm gia tăng
thất nghiệp, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế.


Bên cạnh đó, việc giãn thuế, giảm thuế và miễn thuế một mặt giúp các doanh nghiệp
có thêm nguồn vốn đầu tư, duy trì và mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, việc miễn thuế, giảm
thuế hoặc chậm thu làm ảnh hưởng tới các khoản chi ngân sách khác gây thâm hụt ngân
sách nhà nước.
Đầu tư kém hiệu quả: Trong 2 năm 2007 và 2008, nước ta đã tiếp nhận một lượng
vốn rất lớn từ bên ngoài. Nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và các công trình
trọng điểm quốc gia phục vụ lợi ích phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế, tình
trạng đầu tư dàn trải gây lãng phí ở các địa phương vẫn chưa được khắc phục triệt để, tiến
độ thi công những dự án trọng điểm quốc gia còn chậm và thiếu hiệu quả, đã gây lãng phí
nguồn ngân sách nhà nước và kiếm hãm sự phát triển của các vùng miền, là nguyên nhân
chính dẫn đến thâm hụt ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, hành chính cơng - dịch vụ cơng của chúng ta q kém hiệu quả. Chính
sự kém hiệu quả này làm cho tình trạng thâm hụt ngân sách càng trở nên trầm trọng.
Nhà nước huy động vốn để kích cầu. Chính phủ kích cầu qua 3 nguồn tài trợ chính là:
Phát hành trái phiếu Chính phủ, miễn giảm thuế và sử dụng Quỹ dự trữ nhà nước. Sử dụng
gói giải pháp kích cầu một mặt làm kích thích tiêu dùng tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sẽ
làm mức thâm hụt ngân sách tăng rất cao khoảng 8-12%GDP.
Chưa chú trọng mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Đây là
một trong những nguyên nhân gây căng thẳng về ngân sách áp lực bội chi ngân sách (nhất là

ngân sách các địa phương). Chúng ta có thể thấy, thơng qua cơ chế phân cấp nguồn thu và
nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và cơ chế bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách
cấp dưới. Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu ứng với các nhiệm vụ chi cụ thể
và được xác định cụ thể trong dự toán ngân sách hằng năm. Vì vậy, khi các địa phương Vay
vốn để đầu tư sẽ đòi hỏi đảm bảo nguồn chi thường xun để bố trí cho việc vận hành các
cơng trình khi hồn thành và đi vào hoạt động cũng như chi phí duy tu, bảo dưỡng các cơng
trình làm giảm hiệu quả đầu tư. Chính điều đó ln tạo sự căng thẳng về ngân sách. Để có
nguồn kinh phí hoặc phải đi vay để duy trì hoạt động hoặc yêu cầu cấp trên bổ sung ngân
sách, cả hai trường hợp đều tạo áp lực bội chi ngân sách nhà nước.


Quy mơ chi tiêu của chính phủ q lớn. Tăng chi tiêu của chính phủ một mặt giúp
nền kinh tế tăng trưởng tạm thời trong ngắn hạn, nhưng lại tạo ra những nguy cơ bất ổn lâu
dài như lạm phát và rủi ro tài chính do sự thiếu hiệu quả của các khoản chi tiêu công và
thiếu cơ chế giám sát đảm bảo sự hoạt động lành mạnh của hệ thống tài chính. Lý thuyết
kinh tế khơng chỉ ra một cách rõ ràng về hướng tác động chi tiêu của chính phủ đối với tăng
trưởng kinh tế. Tuy nhiên đa số các nhà kinh tế thường thống nhất tăng chi tiêu của chính
phủ một khi vượt qua một ngưỡng nào đó sẽ làm cản trở tăng trưởng kinh tế do gây ra phân
bổ nguồn lực một cách không hiệu quả dẫn tới thâm hụt ngân sách.
2.2. Tác động đến nền kinh tế
Ngân sách là một công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước. Thông qua ngân sách nhà
nước sẽ tham gia vào việc điều chỉnh những vấn đề lớn của nền kinh tế như: tích lũy và tiêu
dùng, xuất và nhập khẩu. Vì vậy ngân sách và vấn đề thâm hụt ngân sách là mối quan tâm
sâu sắc của mỗi quốc gia. Thâm hụt NSNN có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nền
kinh tế của một nước tùy theo tỉ lệ thâm hụt và thời gian thâm hụt.
Về tác động tích cực, khi sản lượng của nền kinh tế thấp dưới mức sản lượng tiềm
năng thì chính phủ có thể tăng mức chi ngân sách chấp nhận thâm hụt để thúc đẩy hoạt động
kinh tế. Vì vậy nó được sử dụng như một cơng cụ của chính sách tài khóa để tăng trưởng
kinh tế.
Về tác động tiêu cực, tình trạng thâm hụt NSNN với tỉ lệ cao và thời gian kéo dài nếu

khơng có biện pháp xử lý đúng đắn sẽ gây ra nhiều tác động xấu đối với sự phát triển kinh
tế. Thâm hụt ngân sách làm:
Giảm tiết kiệm nội địa.
Giảm đầu tư tư nhân.
Giảm tăng trưởng trong dài hạn.
Giảm niềm tin đối với năng lực điều hành vĩ mơ của chính phủ.
Tăng nợ quốc gia: Sản lượng tiềm năng tăng chậm lại.
Gia tăng lạm phát.


2.3. Biện pháp
2.3.1. Vay nợ từ ngân hàng trung ương
Trong trường hợp thâm hụt ngân sách, Chính phủ có thể đi vay Ngân hàng Trung
ương để bù đắp. Để đáp ứng yêu cầu này, tất nhiên, Ngân hàng trung ương sẽ tăng việc in
tiền. Điều này sẽ làm tăng cơ sở tiền tệ. Chính vì vậy, biện pháp này cịn được gọi là tiền tệ
hóa thâm hụt.
Ưu điểm: Biện pháp này có ưu điểm là đáp ứng nhanh chóng nhu cầu bù đắp ngân
sách nhà nước, không phải trả lãi và không tạo ra gánh nặng nợ nần.
Hạn chế:
Việc in thêm hay phát hành thêm tiền sẽ khiến cho cung tiền vượt cầu tiền, có thể gây
nên tình trạng lạm phát gia tăng đến mức khơng thể kiểm sốt nổi.
Trong những năm 80 của thế kỷ 20, nước ta đã bù đắp bội chi ngân sách nhà nước
bằng cách in thêm tiền đưa vào lưu thông. Việc này đã đẩy tỉ lệ lạm phát đỉnh điểm lên tới
hơn ba con số.
Chính vì những hậu quả đó, biện pháp này rất ít khi được sử dụng. Và từ năm 1992,
nước ta đã chấm dứt hoàn toàn việc in tiền để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước.
2.3.2. Vay nợ từ trong nước
Chính phủ có thể tiến hành vay nợ trong nước, huy động nguồn tiền dự trữ trong dân
chúng bằng cách phát hành trái phiếu, cơng trái của Chính phủ.
Ưu điểm: Đây là biện pháp cho phép Chính phủ có thể tài trợ thâm hụt ngân sách mà

không cần phải tăng cơ sở tiền hoặc giảm dự trữ quốc tế. Vì vậy, biện pháp này được coi là
một cách hiệu quả để kiềm chế lạm phát.
Hạn chế: Việc tài trợ thâm hụt ngân sách bằng cách vay nợ tuy không gây ra lạm
phát trước mắt nhưng có thể làm tăng áp lực lạm phát trong tương lai nếu tỷ lệ nợ/GDP liên
tục tăng. Ngoài ra, việc huy động nợ từ dân chúng trực tiếp làm giảm khả năng tiếp cận tín
dụng của khu vực tư nhân và gây sức ép làm tăng lãi suất trong nước.


2.3.3. Vay nợ nước ngồi
Chính phủ có thể tiến hành vay nợ nước ngồi thơng qua việc nhận viện trợ nước
ngồi hoặc vay nợ nước ngồi từ các Chính phủ nước ngồi, các định chế tài chính thế giới
như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) , Ngân hàng Phát triển Châu Á
(ADB)..., các tổ chức liên chính phủ, tổ chức quốc tế …
Ưu điểm: Biện pháp tài trợ thâm hụt này có thể bù đắp được các khoản bội chi mà
không gây sức ép lạm phát cho nền kinh tế. Đây cũng là một nguồn vốn quan trọng bổ sung
cho nguồn vốn thiếu hụt trong nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Nhược điểm: Vay nợ nước ngoài làm tăng gánh nặng nợ nần, tăng nghĩa vụ trả nợ
cho nền kinh tế, giảm khả năng chi tiêu của Chính phủ. Đồng thời, hướng tài trợ này khiến
cho nền kinh tế bị phụ thuộc vào nước ngoài, nhất là khi các khoản viện trợ thường kèm
theo các điều khoản về kinh tế, chính trị, quân sự.
2.3.4. Sử dụng dự trữ ngoại tệ
Quỹ dự trữ ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà ngân hàng trung ương hoặc cơ quan hữu
trách tiền tệ của một quốc gia hoặc một lãnh thổ nắm giữ nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán
quốc tế hoặc hỗ trợ đồng tiền quốc gia.
Chính phủ có thể giảm dự trữ ngoại tệ để tài trợ thâm hụt ngân sách.
Ưu điểm: Biện pháp này có ưu điểm là mức dự trữ hợp lí có thể giúp quốc gia tránh
khỏi khủng hoảng.
Hạn chế:
Việc sử dụng dự trữ ngoại tệ để tài trợ thâm hụt ngân sách tiềm ẩn nhiều rủi ro và cần
hạn chế sử dụng.

Nếu khu vực tư nhân cho rằng nguồn dự trữ ngoại thể của quốc gia hết sức mỏng
manh và mất niềm tin vào khả năng can thiệp vào thị trường ngoại hối của Chính phủ, điều
này có thể dẫn đến dòng vốn ồ ạt chảy ra thế giới bên ngoài, làm cho đồng nội tệ giảm mạnh
và gia tăng sức ép lạm phát.


Kết hợp với việc vay nợ ở trên việc giảm quỹ dự trữ ngoại tệ cũng khiến cho tỷ giá
hối đoái tăng, làm suy yếu sức cạnh tranh quốc tế của hàng hóa trong nước.

CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU VỀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH MỸ TRONG THỜI KỲ
COVID
2.1. Thực trạng thâm hụt ngân sách của Mỹ trong giai đoạn đại dịch Covid
2.1.1 Thâm hụt ngân sách ở Mỹ năm 2020 tăng cao kỷ lục
Theo cơng bố của Bộ Tài chính Mỹ ngày 16/10/2020, thâm hụt ngân sách của nền
kinh tế đứng đầu thế giới đã tăng lên con số 3,1 nghìn tỷ USD trong năm tài khóa kết thúc
vào ngày 30/9/2020, gấp 3 lần so với 948 tỷ USD năm 2019 và gấp đôi kỷ lục được ghi
nhận vào năm 2009 (1,4 nghìn tỷ USD). Thâm hụt ngân sách tại Mỹ năm 2020 chiếm
khoảng 16,0% trong GDP. Sau lần thâm hụt ngân sách lịch sử năm 1975 khi Mỹ phải chi
một khoản khổng lồ cho quân sự nhằm chấm dứt chiến tranh thế giới thứ II, thâm hụt ngân
sách ở Mỹ năm 2020 là con số lớn nhất.

Hình 2.1. Thâm hụt ngân sách tại Mỹ trong giai đoạn 2001-2021
Nguyên nhân là “sức khỏe” của nền kinh tế Mỹ phải gánh chịu hậu quả nặng nề do
đại dịch Covid-19 gây ra. Doanh thu của Hoa Kỳ đã giảm 1,2% xuống 3,42 nghìn tỷ đơ la,
trong khi chi tiêu chính phủ lại tăng 47,3% lên 6,55 nghìn tỷ đơ la. Khoản chi tiêu của chính
phủ bao gồm 2,2 nghìn tỷ đơ từ Đạo luật CARES để chi trả thất nghiệp bổ sung cho người


lao động bị mất việc trong đại dịch COVID-19 và các khoản vay có thể miễn trả cho các
doanh nghiệp để tạo động lực cho các công ty giữ chân người lao động; 1,2 nghìn tỷ đơ la

để kiểm tra kích thích kinh tế cho hàng triệu người Mỹ. Hậu quả là nền kinh tế rơi vào cuộc
suy thoái mạnh đầu năm nay khi nhiều doanh nghiệp đóng cửa, cơng nhân phải về nước vì
dịch Covid.
Mặc dù khoảng một nửa trong số 22 triệu việc làm bị mất trong tháng 3 và tháng 4 đã
được khôi phục, nhưng điều đáng lo ngại là nếu khơng có thêm sự hỗ trợ của chính phủ,
những người vẫn chưa có việc làm sẽ không thể trả tiền thuê nhà hoặc thế chấp và mua thực
phẩm. Ngoài thiệt hại về người, kết quả sẽ là một lực cản đáng kể đối với tăng trưởng kinh
tế Hoa Kỳ.
Theo báo cáo chung của Bộ Tài chính và Văn phòng Quản lý và Ngân sách cho thấy
tổng thu nhập của chính phủ là 1,61 nghìn USD, thấp hơn 286 tỷ USD so với dự kiến. Điều
này phản ánh việc giảm 203 tỷ đô la thuế thu nhập cá nhân và giảm 51.8 tỷ đô la thuế thu
nhập doanh nghiệp so với số liệu được dự báo vào tháng Hai.


Hình 2.2. Thu và chi của ngân sách Hoa Kỳ năm 2020
Ngoài ra, các khoản chi tiêu cao hơn dự kiến cho Nông nghiệp, Giáo dục, Y tế, nhân
sinh cũng góp phần vào thâm hụt ngân sách.
2.1.2. Thâm hụt ngân sách ở Mỹ năm 2021 cao thứ hai trong lịch sử
Theo Bộ Tài chính Mỹ, thâm hụt ngân sách Hoa Kỳ năm 2021 là 2,8 nghìn tỷ USD,
giảm 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, đây vẫn là mức thâm hụt lớn thứ hai trong
lịch sử, phản ánh một cách rõ ràng về sự thay đổi trong chi tiêu chính phủ trong đại dịch
Covid-19 và gây ra những tranh cãi của quốc hội.
Tỷ lệ thâm hụt trong năm tài chính là 12,4% GDP, giảm 15% so với năm trước.
Trong khi mức thâm hụt của năm 2019, trước khi đại dịch bùng phát là 4,6% GDP.
Các khoản chi của chính phủ cho năm tài chính 2021 đã tăng 4% so với năm trước đó
lên 6,8 nghìn tỷ USD. Trong 11 tháng đầu năm, tổng nguồn thu của chính phủ đạt 3.390 tỷ
USD, đánh dấu mức tăng 17,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn là nhờ sự phục hồi
kinh tế sau cuộc suy thoái do đại dịch COVID-19 gây ra, từ đó cho phép hàng triệu người đi
làm trở lại, thúc đẩy thuế từ thu nhập cá nhân và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chi tiêu trong năm tài chính được thúc đẩy bởi các chi phí liên quan đến đại dịch bao

gồm các khoản tín dụng thuế trẻ em hàng tháng, bồi thường thất nghiệp mở rộng, các khoản
vay khẩn cấp cho doanh nghiệp nhỏ và kiểm tra kích thích cho các hộ gia đình.
Tính theo tỷ trọng GDP, doanh thu của chính phủ đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm
tài chính 2001. Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã gọi những số liệu này là "bằng chứng
thêm cho thấy nền kinh tế Mỹ đang trong giai đoạn phục hồi”. Nguyên nhân là do hai yếu tố
sau:
Một là, sản lượng kinh tế tăng nhanh trong 12 tháng qua sau khi ký hợp đồng vào
năm tài chính trước, khi hàng loạt doanh nghiệp phải đóng cửa do đại dịch, dẫn đến thuế
cũng lớn hơn.


Hai là, doanh thu cũng có thể tăng trong năm nay do các doanh nghiệp và cá nhân
chuẩn bị cho việc tăng thuế tiềm năng. Thu nhập 2021 có thể bị đánh thuế thấp hơn thu nhập
vào năm 2022, giúp người dân có thêm động lực nộp thuế.
Sự gia tăng chi tiêu của chính phủ đã giúp thúc đẩy sự phục hồi nhanh chóng từ cuộc
suy thối kinh tế do đại dịch gây ra, nhưng cũng giúp đẩy khoản nợ liên bang - tính theo tỷ
trọng của nền kinh tế - tăng vọt lên mức chưa từng thấy kể từ khi Thế chiến thứ hai kết thúc.
Vì vậy, nếu Quốc hội khơng tăng trần nợ vào cuối năm nay, chính phủ sẽ phải đình chỉ các
khoản thanh tốn cho người thụ hưởng hoặc trì hỗn việc trả lãi, điều này sẽ khiến chính
phủ vỡ nợ.
2.2. Ảnh hưởng của đại dịch Covid tới ngân sách Mỹ
Đại dịch coronavirus đang gây áp lực ngân sách rất lớn lên các chính quyền tiểu bang
và địa phương, đe dọa cắt giảm sâu và có khả năng kéo dài đối với giáo dục, cơ sở hạ tầng
và các khoản đầu tư quan trọng khác.
Cú sốc tài chính do đại dịch gây ra được cho là có thể so sánh với cú sốc của cuộc
suy thối trước. Trước khi bắt đầu đại dịch, ngân sách nhà nước hầu như đã phục hồi từ
cuộc khủng hoảng 2007-2009, và nhiều ngân sách đã xây dựng quỹ ngày mưa để rút từ thời
kỳ suy thối. Nhưng nó khơng đủ để ngăn đại dịch gây ra thiệt hại kinh tế đáng kể.
2.2.1 Ảnh hưởng đến nguồn thu (thuế, phí, ...)
Như trong các đợt suy thoái kinh tế khác, đại dịch đã làm giảm thu ngân sách của nhà

nước và địa phương, nhưng lần này thì khác. Sự sụt giảm thu nhập từ thuế thu nhập có thể
sẽ nhỏ hơn so với dự đốn dựa trên kinh nghiệm lịch sử vì mất việc làm tập trung bất
thường vào những người lao động có mức lương thấp (những người nộp thuế thu nhập ít
hơn những người lao động có mức lương cao hơn), thị trường chứng khoán vẫn giữ vững
cho đến nay (duy trì thuế đối với thu nhập từ vốn), và chính phủ liên bang đã tăng và mở
rộng các khoản trợ cấp và trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho doanh nghiệp, điều này sẽ nâng
cao thu nhập chịu thuế. Mặt khác, sự sụt giảm doanh thu và các loại thuế và phí khác lớn
hơn so với kinh nghiệm lịch sử cho thấy, bởi vì tiêu dùng đã giảm quá mạnh và người dân
đang ở nhà - có nghĩa là doanh thu từ thuế và phí khách sạn, phí cầu đường, sân bay và
nhiên liệu động cơ đã giảm mạnh.


Các tiểu bang đã kết thúc năm tài chính 2020 trong tình trạng tốt hơn so với dự báo
ban đầu vì hàng trăm tỷ đơ la viện trợ liên bang và tính chất bất thường của đại dịch suy
thối. Những người có mức lương thấp trong các ngành dịch vụ, những người phải trả ít
thuế hơn, đã bị tàn phá bởi mất việc làm, trong khi thị trường chứng khoán bùng nổ và
những người lao động có mức lương cao tương đối không bị ảnh hưởng. Nhưng các bang
vẫn được dự báo sẽ thiếu hụt rất lớn trong những năm tới, thậm chí trước khi có sự gia tăng
của các trường hợp COVID-19 vào cuối năm 2020. Tình hình thay đổi đáng kể giữa các
bang, tùy thuộc vào cấu trúc nền kinh tế và sức khỏe tài khóa trước đại dịch của họ: ví dụ:
California đã chứng kiến doanh thu kỷ lục, được thúc đẩy bởi thị trường chứng khoán và
tăng thu nhập giữa những cư dân giàu có nhất của nó. Nhưng phần lớn các bang đã chứng
kiến nguồn thu từ thuế bị thu hẹp, theo một phân tích của Washington Post; năm bang, bao
gồm Alaska và Florida, bị sụt giảm tỷ lệ phần trăm hai con số.
Nguồn thu từ thuế đã giảm mạnh khi các bang phải đối mặt với số đơn thất nghiệp kỷ
lục và chi phí y tế công cộng tăng cao. Mặc dù nền kinh tế đang dần tạo thêm việc làm,
nhưng gần mười triệu người trong số họ đã bị mất kể từ khi đại dịch bắt đầu, với nhà hàng
và khách sạn là một trong những ngành kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Khi mọi
người mất việc làm, nhiều người đủ tiêu chuẩn hơn để được hưởng Medicaid, các chi phí
được chia sẻ bởi các tiểu bang và chính phủ liên bang. Hơn nữa, trong quý đầu tiên của năm

2020, mức tài trợ lương hưu của các bang đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba thập kỷ ,
do đại dịch khiến giá trị tài sản của quỹ hưu trí giảm mạnh. Mặc dù thị trường chứng khốn
sau đó đã phục hồi, nhưng vẫn có những lo ngại về hoạt động của nó, cũng như ảnh hưởng
của lãi suất thấp từ trái phiếu đối với các quỹ hưu trí.
Thu thuế doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm một phần nhỏ trong thu ngân sách của
tiểu bang và địa phương nhưng đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế. Các nhà phân
tích kinh tế dự đốn rằng họ sẽ giảm 29 tỷ đô la vào năm 2021 và 14 tỷ đô la vào năm 2022.
Thuế bất động sản chiếm 22% doanh thu từ nguồn tự có (nghĩa là, khơng bao gồm trợ cấp từ
chính phủ liên bang), nhưng giá nhà đã được giữ cho đến nay vẫn tốt và việc giảm thuế tài
sản trong tương lai dường như không đáng kể. Khi mọi người ở nhà, doanh thu thu được từ
các nguồn như phí đường cao tốc và phí cơng viên cơng cộng có thể giảm xuống. Việc giảm
phí và lệ phí liên quan đến đại dịch có thể gây ra khoản lỗ 55 tỷ USD vào năm 2021 và 45 tỷ


USD vào năm 2022. Sự sụt giảm này đến từ sự sụt giảm doanh thu liên quan đến giao thông
vận tải, một sự khác biệt lớn so với các cuộc suy thối trước đó. Đại dịch cũng có thể làm
giảm 22 tỷ USD phí cho các bệnh viện cơng và cơ sở giáo dục đại học trong năm nay, 22 tỷ
USD vào năm 2022, mặc dù những khoản phí này thường được đưa ra để đổi lấy các dịch
vụ do chính quyền bang và địa phương chi trả. Ví dụ, chi tiêu y tế giảm mạnh vào mùa xuân
có nghĩa là doanh thu của các cơ sở chăm sóc sức khỏe giảm xuống. Trong phạm vi các
bệnh viện công sa thải công nhân, giảm nhân công và giờ làm, hoặc cắt giảm nguồn cung,
những khoản lỗ doanh thu này có thể đã được bù đắp ít nhất một phần do giảm chi tiêu.
Đại dịch cũng đã khiến chính quyền các bang thiếu hụt thuế bán hàng, một trong
những nguồn thu lớn nhất của họ, khi các biện pháp làm mất cân bằng xã hội đã hạn
chế các hoạt động như mua sắm và ăn uống. Bốn mươi sáu tiểu bang áp đặt thuế bán
hàng chung và trung bình, những loại thuế này chiếm khoảng một phần tư doanh thu
thuế của tiểu bang và địa phương. Một số địa phương đánh thuế doanh thu của chính họ
lên trên hoặc thay cho thuế doanh thu của nhà nước. Bởi vì thuế bán hàng dựa trên giá
trị đô la của doanh số bán hàng, doanh thu từ thuế bán hàng thay đổi tỷ lệ thuận với
việc tiêu thụ các mặt hàng bị đánh thuế. Nhưng chi tiêu của người tiêu dùng trong thời

kỳ đại dịch là khơng bình thường. Phần lớn sự sụt giảm ảnh hưởng đến các dịch vụ,
chẳng hạn như làm tóc, vốn ít bị đánh thuế hơn hàng hóa. Đã có sự gia tăng lớn trong
việc mua thực phẩm tại cửa hàng tạp hóa, nơi thường khơng phải chịu thuế bán hàng và
giảm mạnh trong chi tiêu tại các nhà hàng và khách sạn, nơi thường bị đánh thuế cao
hơn những thứ khác.
Tổng cộng, thuế bán hàng có vẻ sẽ giảm 45 tỷ USD trong năm 2021 và 46 tỷ USD
vào năm 2022, một phần phản ánh mức giá thấp hơn và một phần do nhu cầu thay đổi. Nhìn
qua các tiểu bang, tỷ lệ phần trăm sụt giảm lớn nhất được dự đoán là ở Quận Columbia (18
phần trăm) và Rhode Island (16 phần trăm), trong khi mức giảm nhỏ nhất là ở Alabama,
Idaho và Arkansas (4 phần trăm, 5 phần trăm và 6 phần trăm, tương ứng). Các thành phố
cũng đã bị ảnh hưởng nặng nề: một cuộc khảo sát vào tháng 12 năm 2020 của Liên đoàn các
thành phố quốc gia cho thấy doanh thu đã giảm hơn 1/5.
Sales Taxes Make Up Half of States’ Tax Revenues


Total state tax revenues, 2021

Tax

Revenue (billions)

Share of total

$457

48%

$352

37%


Other taxes

$51

5%

Corporate

$45

5%

$26

3%

$16

2%

Sales and
gross
receipts

Individual
income

income


Motor
vehicle
license

Property

Source: U.S. Census Bureau.
Hình 2.3. Thu nhập từ thuế của chính phủ Mỹ năm 2021
Đại dịch cũng đã góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ nhập học của sinh viên quốc tế,
những người thường trả học phí cao hơn mức trung bình của cư dân Hoa Kỳ tại các trường
cơng lập. Một cuộc khảo sát của các trường cao đẳng Hoa Kỳ cho thấy rằng số sinh viên


quốc tế đăng ký mới giảm 43% vào mùa thu năm 2020. Chi tiêu cho cơ sở hạ tầng cũng
đang bị cắt giảm. Theo Hiệp hội các nhà xây dựng đường bộ & giao thông Hoa Kỳ, đến
tháng 8/2020, các chính quyền địa phương và bang đã trì hỗn hoặc hủy bỏ gần 10 tỷ USD
dự án cơ sở hạ tầng do đại dịch.
Nguồn thu của nhà nước và địa phương đã giảm do đại dịch buộc các doanh nghiệp
phải đóng cửa hoặc thu hẹp quy mơ, gây tốn kém hàng triệu việc làm. Thuế bán hàng, một
nguồn thu chính của các bang và ở mức độ thấp hơn là các địa phương, đã giảm đặc biệt
mạnh. Thuế thu nhập - nguồn thu chính khác của các bang - cũng giảm, cũng như thu từ
thuế xăng dầu và các nguồn khác thấp hơn.
Kết quả là, các bang và địa phương đã giảm thêm hoặc sa thải 1,2 triệu công nhân
cho đến nay, nhiều hơn nhiều so với con số 750.000 người bị mất việc làm trong thời kỳ Đại
suy thoái. Họ cũng áp đặt cắt giảm chi tiêu làm giảm phạm vi tiếp cận và chất lượng của
các dịch vụ công. Georgia, chẳng hạn, cắt giảm tài trợ cho K-12 gần 1 tỷ đô la, và California
cắt giảm giáo dục đại học gần tương đương. Bởi vì nhiều bang đang hoạt động theo ngân
sách mà họ biết là không thực tế, nên việc cắt giảm nhiều hơn - có khả năng dẫn đến nhiều
đợt sa thải, tăng học phí và cắt giảm dịch vụ công - sẽ đến trừ khi chính phủ liên bang tăng
cường.

Các chính quyền địa phương cũng phải đối mặt với sự thiếu hụt đáng kể, mặc dù ít
hơn các bang - phần lớn là do các địa phương phụ thuộc nhiều hơn vào thuế bất động sản,
vốn cho đến nay vẫn ổn định. Khơng có dữ liệu tồn diện nào có sẵn để dự báo mức độ
thiếu hụt tại địa phương một cách chính xác, nhưng các nhà nghiên cứu thường ước tính
rằng tổng thiệt hại về thu ngân sách địa phương bằng khoảng một nửa số thiệt hại của các
bang. Sử dụng quy tắc ngón tay cái này, tổn thất doanh thu địa phương cho đến năm tài
chính 2022 sẽ đạt khoảng 135 tỷ đơ la nếu dự báo doanh thu hiện tại của các bang giữ
nguyên hoặc khoảng 180 tỷ đô la nếu mô hình lịch sử tự xác minh lại. Các quốc gia bộ lạc
và lãnh thổ Hoa Kỳ cũng phải đối mặt với sự thiếu hụt đáng kể; Đạo luật Anh hùng do Hạ
viện thông qua bao gồm 40 tỷ đô la viện trợ để trang trải cho họ, sẽ đi một chặng đường dài
để bù đắp thiệt hại tài chính.
Tổng cộng, họ ước tính rằng sự thiếu hụt mà các bang, địa phương, quốc gia bộ lạc


và vùng lãnh thổ Hoa Kỳ phải đối mặt sẽ đạt từ khoảng 480 tỷ USD đến 620 tỷ USD cho
đến năm 2022 và có thể cịn cao hơn nữa trong trường hợp suy thoái kép.
Tương tự, Moody's Analytics ước tính mức thiếu hụt cục bộ và trạng thái tổng cộng
là 450 tỷ đơ la nếu khơng có suy thối kép và 650 tỷ đô la nếu xảy ra suy thối kép. Ước
tính của Moody's tập trung vào thuế Quỹ Chung của các bang, trong khi của chúng tôi cũng
bao gồm các loại thuế khác của bang như thuế xăng dầu, và Moody's không bao gồm các
khoản thiếu hụt mà các quốc gia bộ lạc và lãnh thổ Hoa Kỳ phải đối mặt.
2.2.2 Ảnh hưởng đến nguồn chi (y tế, giáo dục)
Về y tế,
Cũng như rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống của người Mỹ, đại dịch COVID-19 đã
có tác động mạnh mẽ đến ngành y tế của quốc gia vào năm 2020, thúc đẩy mức tăng trưởng
9,7% trong tổng chi tiêu chăm sóc sức khỏe quốc gia, nâng mức chi tiêu lên 4,1 nghìn tỷ đơ
la.
Chi tiêu chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ tăng nhanh chóng để đối phó với đại dịch và
chủ yếu được thúc đẩy bởi tăng chi tiêu liên bang, bao gồm hỗ trợ tài chính cho các nhà
cung cấp để bù đắp cho doanh thu bị mất thông qua Quỹ Cứu trợ Nhà cung cấp (122 tỷ đơ la

vào năm 2020) và Chương trình Bảo vệ Tiền lương (53 tỷ đô la vào năm 2020) và tăng chi
tiêu cho y tế công cộng của liên bang (114,9 tỷ đô la) bao gồm chi tiêu cho phát triển vắc
xin, xét nghiệm COVID và chuẩn bị cho cơ sở y tế. Kết quả là, tăng trưởng chi tiêu của
chính phủ liên bang cho chăm sóc sức khỏe tăng 36,0% vào năm 2020.
Do tác động của đại dịch COVID-19, chi tiêu cho y tế đã tăng vào năm 2020 với tốc
độ tăng nhanh nhất kể từ năm 2002. Tuy nhiên, khi chi tiêu cho y tế công cộng của liên bang
và các chương trình liên bang khác (bao gồm cả tài trợ bổ sung COVID-19) bị loại bỏ, Tăng
trưởng NHE chỉ đạt 1,9%, tốc độ tăng chậm hơn so với mức tăng 4,3% trong năm 2019,
phần lớn là do việc giảm sử dụng hàng hóa và dịch vụ chăm sóc y tế vì đại dịch. Tỷ trọng
của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dành cho y tế tăng mạnh từ 17,6% vào năm 2019 lên
19,7% vào năm 2020, mức tăng lớn nhất trong lịch sử của các báo cáo của NHE.


Về giáo dục,
Bất kể xu hướng nào, có một trọng tâm đặc biệt là ảnh hưởng của COVID-19 đối với
ngân sách giáo dục trong tương lai. Trên khắp Hoa Kỳ, ngân sách của các trường đại học
đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những khó khăn kinh tế mà đại dịch đang gây ra. Ngân hàng
Thế giới tuyên bố rằng do nguồn thu của chính phủ giảm, tài trợ cho giáo dục sẽ có những
tác động tức thời và lớn nhất đối với nó. Nhu cầu ưu tiên quá lớn trong việc ứng phó với
tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng và củng cố mạng lưới an toàn có thể làm giảm
lượng kinh phí dành cho các khoản đầu tư công khác, bao gồm cả giáo dục. Trong báo cáo
của Ngân hàng Thế giới, ' Tác động của Đại dịch COVID-19 đối với việc tài trợ cho giáo
dục ', mặc dù nó chỉ ra rằng việc cắt giảm ngân sách có 'tác động tiêu cực nhỏ' đến giáo dục
và tỷ lệ nhập học, vẫn có 'mối quan tâm đáng kể'.
Việc cắt giảm ngân sách đã quét qua hệ thống giáo dục đại học của Hoa Kỳ. Ví dụ,
California đã bị cắt 1,7 tỷ đô la cho các dịch vụ giáo dục đại học của mình, Colorado đã bị
cắt 3,1 tỷ đô la và Ohio đã bị cắt 110 triệu đô la . Với các dịch vụ căng thẳng và các nhà
giáo dục giảng dạy tại nhà, đã có nhiều lời kêu gọi hỗ trợ thêm về kinh phí, trên hết là
những gì được HEERF đảm bảo.
Những hạn chế về ngân sách và các vấn đề khác mà các trường đại học phải đối mặt

cũng gây ra sự không chắc chắn về việc tuyển sinh hiện tại và tương lai, cùng với việc giữ
chân sinh viên. Với việc sinh viên không thể quay trở lại khuôn viên trường và cuộc sống
hàng ngày ở trường đại học, giáo dục đại học có thể phải đối mặt với tỷ lệ thu hút cao trong
lịch sử. Điều này có thể do vơ số yếu tố gây ra, chẳng hạn như không hài lịng với việc học
từ xa hoặc khơng đủ khả năng chi trả học phí.
Năm 2017, Hoa Kỳ là ngơi nhà của 24% sinh viên quốc tế. Hiện nay, với những hạn
chế về việc đi lại, các trường đại học đang mất đi một lượng lớn doanh thu của họ. Trong
nhiều trường hợp, họ cung cấp chương trình đào tạo từ xa, nhưng rất nhiều sinh viên khơng
thích phong cách làm việc này. Những người khác cũng cho rằng giá học phí khơng đáng
bằng việc học trực tuyến.
Sự sụt giảm sinh viên quốc tế cũng có tác động đến nguồn nhân tài của Hoa Kỳ. Nếu


sinh viên tài năng không đến du học từ nước ngồi, sẽ có ít tiềm năng đổi mới hơn, ít ứng
viên phù hợp hơn cho các dự án nghiên cứu và một lượng nhỏ nhân tài mới gia nhập lực
lượng lao động Mỹ.
Về trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác,
Những thách thức chưa từng có này đang gây ra những tác động kinh tế trên toàn
quốc khi hàng ngàn người Mỹ bất ngờ tìm thấy những người thất nghiệp thiếu việc làm với
khả năng gia tăng đáng kể tỷ lệ thất nghiệp. Các quốc gia đang hành động để giải quyết các
mối quan tâm về việc làm mà người Mỹ phải đối mặt và để bảo vệ những người khơng cịn
khả năng làm việc. Một số vấn đề trước mắt của các nhà hoạch định chính sách bao gồm mở
rộng thời gian nghỉ có lương cho người lao động, chuẩn bị các chương trình trợ cấp bảo
hiểm thất nghiệp của nhà nước cho những nhu cầu tăng cao và giúp các doanh nghiệp
chuyển sang làm việc từ xa tồn thời gian.
Ngày 22/12/2020, Quốc hội Mỹ đã thơng qua gói cứu trợ COVID-19 trị giá gần 900
tỷ USD, nhằm tạo động lực cho hàng triệu người dân Mỹ và các doanh nghiệp vốn bị ảnh
hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19, đồng thời cung cấp tài chính cho các hoạt động của
chính phủ liên bang cho đến tháng 9/2021. Gói cứu trợ này sẽ mở rộng chương trình cho
vay dành cho doanh nghiệp nhỏ và "trợ cấp" tiền cho các trường học, các hãng hàng không,

hệ thống vận chuyển và phân phối vắc-xin ngừa COVID-19.
Theo dự luật, mỗi người dân Mỹ với thu nhập dưới 75.000 USD/năm hoặc các cặp
vợ chồng có thu nhập dưới 150.000 USD/năm sẽ được hỗ trợ 600 USD/người. Ngoài ra,
mỗi thành viên phụ thuộc dưới 18 tuổi trong cùng một hộ gia đình cũng được nhận 600
USD. Mỹ cũng gia hạn bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp liên bang với mức trợ
cấp 300 USD/người/tuần; cấp hơn 284 tỷ USD tiền cho vay đối với các doanh nghiệp đang
gặp khó khăn trong việc trả tiền thuê nhà và nhân công.
2.3. Các biện pháp Mỹ đã sử dụng để tài trợ cho thâm hụt
2.3.1. Các tiểu ban và thành phố cắt giảm, đóng băng chi tiêu
Để đối phó với thâm hụt ngân sách do COVID-19, các tiểu bang và thành phố đã
thực hiện cắt giảm, đóng băng chi tiêu và thuê mướn, sa thải công nhân, và rút quỹ “rainy


day”. Một số bang đã chứng kiến doanh thu tăng lên do tính chất khơng đồng đều của cuộc
suy thối này, nhưng nhìn chung, đại dịch đã làm kiệt quệ ngân khố của bang và địa
phương. Chính phủ liên bang đã vào cuộc để cung cấp viện trợ đáng kể.
2.3.2. Kết thúc các chương trình hỗ trợ trong thời gian đại dịch
Trong vòng ba tháng từ cuối năm 2020 đến đầu năm 2021, Hạ viện Mỹ đã thơng qua
hai gói cứu trợ với tổng trị giá gần 3 nghìn tỷ đô la nhằm mục tiêu giúp tăng thu nhập và chi
tiêu của người dân. Gói cứu trợ đầu tiên được thông qua vào khoảng thời gian cuối tháng 12
năm 2020 đã chu cấp 600 USD cho mỗi người dân nước Mỹ. Tiếp đó, vào tháng 3 năm
2021, một dự luật cứu trợ COVID-19 trị giá 1,9 nghìn tỷ USD được ký kết bởi tổng thống
Joe Biden để giúp người dân và doanh nghiệp vượt qua đại dịch. Điều này nhận được sự
hoan nghênh và hưởng ứng vì nó kích thích cả tăng trưởng trong nước và sự phục hồi của
nền kinh tế thế giới. Nhưng đồng thời nó cũng gây ra sự tăng lên đáng kể trong các khoản
chi của chính phủ. Tuy nhiên một khi các chương trình tài trợ này dần đi đến hồi kết (dự
kiến đến năm 2022), thâm hụt ngân sách của Mỹ sẽ giảm xuống đáng kể, cụ thể là tính riêng
trong tháng 8 năm 2021, lương thâm hụt ngân sách tổng cộng là 170,6 tỷ USD, giảm tới
14,7% so với tháng 8/2020 khi thâm hụt ở mức 200 tỷ USD.
Bên cạnh đó, Nancy Vanden Houten, nhà kinh tế học tại công ty nghiên cứu Oxford

Economics, dự đoán thâm hụt ngân sách của Mỹ sẽ tiếp tục giảm xuống còn 1,430 tỷ USD
trong năm tới, thấp hơn một nửa so với mức ghi nhận năm 2020 và 2021.
2.3.3. Lượng thu từ thuế tăng nhiều hơn do tình hình kinh tế được cải thiện dẫn đến thâm
hụt ngân sách giảm
Các quan chức Bộ Tài chính cho biết rằng thâm hụt thấp hơn trong năm nay phản ánh
một nền kinh tế đang được cải thiện với lợi nhuận doanh nghiệp tăng lên và hàng triệu
người trở lại làm việc, điều này thúc đẩy việc nộp thuế cá nhân. Ngoài ra, các doanh nghiệp
đang phải bù đắp phần đóng thuế An sinh xã hội đã được hỗn lại vào năm 2020 như một
phần của khoản giảm thuế mà Quốc hội đã cấp trong thời kỳ suy thoái do đại dịch gây ra.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen thời gian qua đã nỗ lực vận động nhằm đi
tới một thỏa thuận tham vọng để chấm dứt điều mà bà gọi là “cuộc đua xuống đáy” về thuế
doanh nghiệp trên toàn cầu. Cuộc đua giảm thuế giữa các quốc gia đã xói mịn nguồn thu


ngân sách của các chính phủ, trong khi nhiều chính phủ phải vay nợ kỷ lục để ứng phó với
đại dịch Covid-19. Nỗ lực này của chính quyền Tổng thống Joe Biden là sự đảo ngược chủ
trương của chính quyền tiền nhiệm Donald Trump, đồng thời thu hút được khoảng 140 quốc
gia tham gia đàm phán.
“Một công việc cấp bách là đàm phán đa phương để chấm dứt sức ép cạnh tranh về
thuế thu nhập doanh nghiệp. Bộ Tài chính Mỹ nhấn mạnh rằng 15% là một mức sàn, và các
cuộc thảo luận cần tiếp tục để có thể đạt tới một mức thuế cao hơn”, tuyên bố ngày 20/5 của
Bộ Tài chính Mỹ có đoạn viết. Thời ơng Trump, Mỹ đã rút khỏi cuộc đàm phán thuế doanh
nghiệp toàn cầu do OECD dẫn đầu. Sau khi ông Biden lên nắm quyền, Mỹ đã quay trở lại
bàn đàm phán. Đề xuất thuế 15% mà Mỹ vừa đưa ra đã gần hơn với mức 12,5% mà OECD
thảo luận trước đó.
2.3.4. Kí dự luật cơ sở hạ tầng
Ngày 15/11 dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 1.200 tỷ USD đã được Tổng thống Joe Biden
ký thành luật tại Nhà Trắng. Đây là dự luật nhằm tiến hành việc thay đổi căn bản và toàn
diện về cơ sở hạ tầng lớn nhất của Mỹ trong hơn một nửa thế kỷ qua và đồng thời bù đắp
lượng chi tiêu gia tăng trong đại dịch COVID-19.

Dự luật được coi là một kế hoạch mang tính lịch sử, giúp cho việc định hình cuộc
sống của người dân Mỹ trong nhiều thập kỷ. Lễ ký kết được tổ chức với sự chứng kiến của
khoảng 800 khách mời bao gồm các thành viên của Quốc hội, các thống đốc và quan chức
địa phương… Trong gói 1200 tỷ sẽ có khoảng 550 tỷ USD tài trợ mới được sử dụng để đầu
tư vào đường bộ, cầu và đường sắt trên khắp nước Mỹ. Bên cạnh đó, khoản tiền trên còn
được sử dụng để thay thế các đường ống dẫn nước nhiễm chì để cung cấp nước sạch cho
cộng đồng người dân và thiết lập mạng lưới các trạm sạc xe điện và mở rộng truy cập
internet băng thông rộng. Đây được coi khoản đầu tư quan trọng và đáng kể nhất của chính
phủ kể từ khi mạng lưới đường cao tốc quốc gia được thành lập vào những năm 1950.
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ THÂM HỤT
NGÂN SÁCH TẠI VIỆT NAM
Nợ nước ngoài cao, thâm hụt ngân sách, chi tiêu quá khả năng là những nguyên nhân
chính dẫn tới thâm hụt ngân sách và khủng hoảng nợ cơng nói riêng của các nền kinh tế, đó


là những minh chứng thực tiễn sâu sắc đối với các quốc gia trong quá trình phát triển kinh
tế, trong đó có Việt Nam. Vì thế, nhóm đã đề xuất một số định hướng cho Việt Nam nhằm
giải quyết vấn đề này như sau.
3.1. Giảm chi tiêu công và thâm hụt ngân sách
Một bài học từ nguyên nhân chủ yếu gây ra cuộc khủng hoảng tại các quốc gia Mỹ
Latinh cũng như các quốc gia châu Âu (điển hình là Hy Lạp) là thâm hụt ngân sách. Do vậy,
việc cần làm là Việt Nam nên thắt chặt công khố, thực hành tiết kiệm và chi tiêu công hợp
lý, thận trọng trong những dự án đầu tư quy mô lớn tiêu tốn 1 lượng lớn vốn từ những
khoản nợ nước ngoài. Điều này cần được quan tâm thực hiện, bởi hiện nay, Việt Nam đang
có q nhiều dự án quy mơ lớn, như: mở rộng đô thị, xây dựng nhà máy điện hạt nhân,
đường sắt cao tốc Bắc – Nam, …
3.2. Ưu đãi thuế
Để huy động nguồn thu, các nước trên thế giới thường làm: các chính sách phát triển
kinh tế để tăng quy mô thu ngân sách nhà nước trên nền thuế hiện có; Ban hành thêm các
loại thuế mới; Cơ cấu lại, điều chỉnh hệ thống thuế hiện có (cơ sở thuế, thuế suất, các ưu

đãi, miễn giảm thuế …). Cũng gần tương tự, Việt Nam thường làm: thực hiện Chiến lược
cải cách hệ thống thuế; ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi,
thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả nền kinh tế; cơ cấu lại thu NSNN theo hướng
mở rộng cơ sở thuế, rà soát lại các ưu đãi, miễn giảm thuế …); tăng cường công tác quản lý
thuế…
Tuy nhiên, Theo Báo cáo “Đánh giá chính sách ưu đãi thuế của Việt Nam” do Oxfam
thực hiện năm 2017, chính sách ưu đãi thuế của Việt Nam lớn và dàn trải; ưu đãi về thời
gian miễn thuế, giảm thuế của Việt Nam dài hơn và có phạm vi rộng hơn một số nước trong
khu vực. Việt Nam áp dụng chính sách ưu đãi thuế khá cao cho các dự án đầu tư vào các địa
bàn kém phát triển hay các khu kinh tế. Những ưu đãi thuế có thể thúc đẩy hành vi chuyển
giá, chuyển lợi nhuận, gây xói mịn cơ sở thuế. Vì vậy, Việt Nam cần rà sốt và loại bỏ
những ưu đãi thuế khơng cần thiết, đồng thời giảm thiểu việc trốn thuế và tránh thuế qua các
cơ chế giám sát, đặc biệt thực hiện tốt Nghị Định 20/2017/NĐ-CP - Quy định về quản lý
thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết.


×