Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.37 MB, 92 trang )

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

MỤC LỤC
Mở đầu.................................................................................................................. 1
PHẦN THỨ NHẤT ............................................................................................. 2
I. Khái lược những nội dung chính của Chiến lược phát triển du lịch Việt
Nam giai đoạn 2001 – 2010 ................................................................................. 2
1. Quan điểm phát triển ....................................................................................... 2
2. Mục tiêu của Chiến lược ................................................................................. 3
3. Định hướng phát triển một số lĩnh vực ........................................................... 3
4. Phát triển các vùng du lịch .............................................................................. 3
5. Những giải pháp chủ yếu ................................................................................ 4
II. Bối cảnh thực hiện chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn
2001 - 2010............................................................................................................ 4
III. Đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam
giai đoạn 2001 - 2010 ........................................................................................... 5
1. Về nhận thức và quan điểm phát triển ............................................................ 5
2. Về thực hiện các mục tiêu phát triển............................................................... 7
2.1. Chỉ tiêu về khách ....................................................................................... 7
2.2. Chỉ tiêu về thu nhập du lịch và đóng góp vào GDP ................................. 8
2.3. Chỉ tiêu về cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch ................................... 10
2.4. Chỉ tiêu về doanh nghiệp lữ hành quốc tế .............................................. 10
2.5. Đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu của ngành du lịch trong tổng thể
phát triển kinh tế-xã hội .................................................................................. 11
3. Về thực hiện các định hướng phát triển theo các lĩnh vực ........................... 12
3.1. Lĩnh vực phát triển thị trường và sản phẩm, dịch vụ du lịch ................. 12
3.2. Lĩnh vực xúc tiến, quảng bá, hợp tác quốc tế về du lịch, ....................... 13
3.3. Lĩnh vực đầu tư phát triển du lịch .......................................................... 14
3.4. Lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực du lịch và nghiên cứu ứng dụng khoa
học, công nghệ................................................................................................. 18
3.5. Lĩnh vực tổ chức phát triển theo lãnh thổ: ............................................. 21


4. Về công tác tổ chức thực hiện các giải pháp Chiến lược .............................. 23
4.1. Tổ chức quản lý nhà nước về du lịch ...................................................... 23
4.2. Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển du lịch...................................... 25
4.3. Tổ chức quy hoạch phát triển du lịch ..................................................... 27
4.4. Đánh giá thực hiện các giải pháp cụ thể ................................................ 28
IV. Nguyên nhân mang lại kết quả và tồn tại, bất cập trong thực hiện Chiến
lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 ............................... 30
1. Đối với những kết quả đạt được.................................................................... 30
2. Đối với những tồn tại, bất cập ....................................................................... 30
V. Bài học kinh nghiệm từ quá trình thực hiện Chiến lược phát triển du
lịch giai đoạn 2001 – 2010 ................................................................................. 34
PHẦN THỨ HAI ............................................................................................... 37
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM ................................. 37
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 ................................................................. 37
i


Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

I. Bối cảnh phát triển du lịch Việt Nam trong tình hình mới ..................... 37
1. Bối cảnh và xu hướng du lịch thế giới .......................................................... 37
2. Bối cảnh phát triển du lịch Việt Nam ........................................................... 38
2.1. Tình hình phát triển du lịch .................................................................... 38
2.2. Những cơ hội, thuận lợi cho phát triển du lịch....................................... 40
2.3. Những khó khăn, thách thức đối với phát triển du lịch .......................... 40
II. Quan điểm phát triển .................................................................................. 41
III. Mục tiêu phát triển...................................................................................... 44
1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................ 44
2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 44
IV. Giải pháp phát triển .................................................................................... 47

1. Nhóm giải pháp phát triển sản phẩm du lịch ................................................ 47
1.1. Giải pháp ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch ....................................... 47
1.2. Giải pháp phát triển du lịch theo vùng tạo sản phẩm đặc trưng............ 48
2. Nhóm giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ du lịch................................................................................................... 53
2.1. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ............................... 53
2.2. Giải pháp phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ............... 54
3. Nhóm giải pháp phát triển nhân lực du lịch .................................................. 55
3.1.Giải pháp phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch.................................. 55
3.2.Giải pháp về chuẩn hóa nhân lực du lịch ..................................................... 55
4. Nhóm giải pháp về phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và xây dựng
thương hiệu du lịch.............................................................................................. 56
4.1. Định hướng thị trường ............................................................................ 56
4.2. Giải pháp về xúc tiến quảng bá du lịch .................................................. 58
4.3. Giải pháp về xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu du lịch ........ 59
5. Nhóm giải pháp đầu tư và chính sách phát triển du lịch............................... 60
5.1. Giải pháp đầu tư phát triển du lịch ........................................................ 60
5.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách phát triển du lịch ................................ 61
6. Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế phát triển du lịch .................................. 61
6.1.Giải pháp về tăng cường hiệu quả triển khai hợp tác quốc tế ..................... 62
6.2.Giải pháp về đa phương hóa, đa dạng hóa hợp tác quốc tế ......................... 62
7. Nhóm giải pháp quản lý Nhà nước về du lịch .............................................. 62
7.1. Giải pháp về tổ chức quản lý .................................................................. 62
7.2. Giải pháp về kiểm soát chất lượng hoạt động du lịch ............................ 63
7.3. Giải pháp về huy động và sử dụng nguồn lực, khoa học và công nghệ . 63
7.4. Giải pháp về nâng cao nhận thức du lịch ............................................... 64
V. Kế hoạch hành động.................................................................................... 65
1. Khung kế hoạch giai đoạn 2011 – 2015........................................................ 65
2. Khung kế hoạch giai đoạn 2016 – 2020........................................................ 67
VI. Tổ chức thực hiện ........................................................................................ 68

1. Trách nhiệm Ban Chỉ đạo nhà nước về du lịch............................................. 68
2. Trách nhiệm Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ ......................................................................................... 68
ii


Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ............................. 70
4. Hiệp hội du lịch và các hội nghề nghiệp: ...................................................... 70
5. Doanh nghiệp du lịch và tổ chức, đơn vị liên quan ...................................... 70
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 72
Phụ lục 1: Các căn cứ pháp lý xây dựng Chiến lược phát triển Du lịch đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 .................................................................. 72
Phụ lục 2: Quy trình xây dựng Chiến lược phát triển Du lịch đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030..................................................................................... 73
Phụ lục 4: Hiện trạng khách và thu nhập du lịch thế giới và khu vực ........ 81
Phụ lục 5: Số liệu thực trạng phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 2010 83
Phụ lục 6: Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch đến năm 2030 .................. 84

iii


Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Mở đầu
Cùng sự nghiệp đổi mới của đất nước hơn 20 năm qua và sau 10 năm thực
hiện Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001- 2010, ngành Du lịch đã có
nhiều tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Luật Du lịch năm
2005 khẳng định một bước tiến lớn về khuôn khổ pháp lý. Chiến lược, quy

hoạch phát triển du lịch, các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án được triển
khai rộng khắp trên phạm vi cả nước. Hệ thống quản lý nhà nước về du lịch từ
Trung ương tới địa phương khơng ngừng đổi mới và hồn thiện cùng với sự
hình thành phát huy vai trị của Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch. Sự ra đời của
Hiệp hội Du lịch Việt Nam, sự trưởng thành và lớn mạnh không ngừng của hệ
thống doanh nghiệp du lịch; cơ sở hạ tầng, các trung tâm, điểm đến du lịch, khu
nghỉ dưỡng, khách sạn, khu giải trí, các tuyến du lịch, loại hình du lịch đa dạng
tạo diện mạo mới và tiền đề quan trọng tạo đà cho du lịch Việt Nam phát triển.
Những kết quả đánh giá thông qua các chỉ tiêu về lượng khách, thu nhập,
tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành Du lịch trong nền
kinh tế quốc dân. Ngành Du lịch đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh
tế, xố đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn
hoá, bảo vệ mơi trường và giữ vững an ninh, quốc phịng. Bên cạnh những
thành tựu đạt được, qua 10 năm thực hiện Chiến lược cho thấy ngành Du lịch
còn nhiều hạn chế và bất cập;  nhiều  khó  khăn,  trở  ngại  vẫn  chưa  được giải
quyết  thoả  đáng;  chưa có bước phát triển đột phá để khẳng định thực sự là
ngành kinh tế mũi nhọn; kết quả chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của
đất nước, phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ, yếu tố thiếu bền vững.
Xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và
tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới
đang tạo những cơ hội to lớn đồng thời cũng là thách thức đối với phát triển du
lịch. Trước bối cảnh và xu hướng đó, Việt Nam cần phải có Chiến lược phát
triển du lịch với quan điểm phát triển đột phá đáp ứng được những yêu cầu mới
của thời đại về tính chuyên nghiệp, tính hiện đại, hội nhập, hiệu quả và bền vững
tương xứng với tiềm năng của đất nước, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và
quốc tế. Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020 phải khắc phục được những
điểm yếu, hạn chế của giai đoạn vừa qua đồng thời phải tạo bước phát triển
mạnh về chiều sâu, lấy chỉ tiêu chất lượng và hiệu quả làm thước đo đánh giá để
thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với tính chất hiện đại.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 là

kim chỉ nam định hướng cho các ngành, các cấp, các thành phần kinh tế - xã hội,
trong đó ngành Du lịch là hạt nhân trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện.
1


Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

PHẦN THỨ NHẤT
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 – 2010
Thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010 được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg, ngày 09 tháng
07 năm 2002, những năm qua hoạt động du lịch, quản lý và kinh doanh du lịch
có nhiều thay đổi sâu sắc từ nhận thức tới hành động. Quốc hội đã thông qua
Luật Du lịch năm 2005 trên cơ sở Pháp lệnh Du lịch năm 1999, Quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch cả nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch
được triển khai và đi vào cuộc sống, Chương trình hành động quốc gia về du
lịch 2002 – 2010 được thực hiện cùng với hệ thống quản lý nhà nước về du lịch
từ Trung ương tới địa phương được đổi mới, trong đó vai trị của Ban chỉ đạo
nhà nước về du lịch được đề cao. Kết quả hoạt động du lịch mang lại những
bước tăng trưởng quan trọng đóng góp vào cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước thể hiện trong tỷ trọng GDP du lịch trong nền kinh tế. Không thể
phủ nhận, hoạt động du lịch đã mang lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế,
tạo việc làm cho xã hội, góp phần bảo đảm an sinh xã hội giữ vững an ninh
quốc phòng. Tuy nhiên những bước tăng trưởng của ngành du lịch so với định
hướng chiến lược và tiềm năng của đất nước còn bộc lộ những hạn chế, bất cập
nhất định. Ngành du lịch chưa thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn như đã được
xác định trong Nghị quyết của Đảng, chưa có bước phát triển đột phá và khai
thác đúng với tiềm năng và lợi thế của đất nước.
Vì vậy, việc đánh giá tình hình và kết quả thực hiện chiến lược phát triển

du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân
nhằm có định hướng đúng đắn và phù hợp với giai đoạn phát triển mới là cần
thiết.
I. Khái lược những nội dung chính của Chiến lược phát triển du lịch Việt
Nam giai đoạn 2001 – 2010
1. Quan điểm phát triển
Phát triển du lịch với vai trò một ngành kinh tế mũi nhọn là hướng tích
cực để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành khác phát triển,
góp phần thực hiện cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Phát triển du lịch nhanh và bền vững, tranh thủ khai thác mọi nguồn lực
trong và ngoài nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế;
nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển.
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hố sâu
sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao.
Phát triển cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa, đảm bảo đạt hiệu quả cao
về kinh tế, chính trị và xã hội, lấy phát triển du lịch quốc tế là hướng chiến lược.
2


Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Phát triển du lịch kết hợp chặt chẽ với an ninh, quốc phòng, trật tự, an
tồn xã hội, góp phần phục vụ đắc lực sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
2. Mục tiêu của Chiến lược
a) Mục tiêu tổng quát: Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi
nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái,
truyền thống văn hoá lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ
sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu
vực, phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có

ngành du lịch phát triển trong khu vực.
b) Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP của ngành du lịch
bình quân thời kỳ 2001 - 2010 đạt 11 - 11,5%/ năm, với các chỉ tiêu cụ thể sau:
Năm 2005: Khách quốc tế vào Việt Nam du lịch từ 3 đến 3,5 triệu lượt
người, khách nội địa từ 15 đến16 triệu lượt người, thu nhập du lịch đạt trên 2 tỷ
USD;
Năm 2010: Khách quốc tế vào Việt Nam du lịch từ 5,5 đến 6 triệu lượt
người, khách nội địa từ 25 đến 26 triệu lượt người, thu nhập du lịch đạt 4 đến
4,5 tỷ USD.
3. Định hướng phát triển một số lĩnh vực
Mở rộng và phát triển thị trường: định hướng phát triển du lịch sinh thái,
văn hóa; hình thành một số sản phẩm du lịch đặc sắc, có sản phẩm cạnh tranh.
Xúc tiến quảng bá du lịch: triển khai chương trình phổ cập nâng cao nhận
thức du lịch trên tồn quốc, đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá ngang tầm các
nước trong khu vực.
Đầu tư phát triển du lịch: có hệ thống cơ sở hạ tầng và chất chất kỹ thuật
tương đối đồng bộ, đầu tư xây dựng hệ thống khu du lịch quốc gia có sức cạnh
tranh khu vực và quốc tế.
Phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ:
Đào tạo lại và đào tạo mới để có đội ngũ cán bộ, lao động có kỹ năng, nghiệp vụ
đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong tình hình mới.
Hợp tác quốc tế: thiết lập hệ thống đại diện tại một số quốc gia là thị
trường trọng điểm du lịch.
4. Phát triển các vùng du lịch
Phát triển du lịch theo 3 vùng du lịch: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam
Trung Bộ và Nam Bộ và 7 địa bàn trọng điểm du lịch.

3



Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

5. Những giải pháp chủ yếu
Những giải pháp trọng tâm trong Chiến lược gồm: Hoàn thiện hệ thống
pháp luật chuyên ngành du lịch, tạo hành lang pháp lý cơ bản đảm bảo cho hoạt
động du lịch phát triển; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch; sắp xếp đổi mới
các doanh nghiệp du lịch nhà nước, thực hiện cải cách hành chính và tạo điều
kiện thuận lợi cho doanh nghiệp du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch. với
cơ cấu và chất lượng phù hợp; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công
nghệ phục vụ phát triển du lịch; tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về du
lịch; chủ động và tăng cường hợp tác quốc tế trong kĩnh vực du lịch; khuyến
khích và tạo điều kiện để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư du lịch ra nước
ngoài.
II. Bối cảnh thực hiện chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn
2001 - 2010
Bối cảnh quốc tế trong giai đoạn 2001 - 2010 diễn biến phức tạp với những
thuận lợi và khó khăn đan xen, có nhiều điểm mới cần đặc biệt quan tâm, đánh
giá. Xu thế tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, sự chuyển dịch của dòng
khách du lịch thế giới về các nước châu Á –Thái Bình Dương mở ra những cơ
hội thuận lợi cho sự phát triển du lịch của các nước châu Á và Đơng Nam Á,
trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, các bất ổn về chính trị diễn ra trên diện rộng,
bắt đầu với sự kiện 11 tháng 9 năm 2001 ở Mỹ, chiến tranh I Rắc (2003), nạn
khủng bố, đại dịch xẩy ra liên tiếp (SARS 2003). Khủng hoảng tài chính thế giới
(2008) lan rộng. Mặc dù được các nước can thiệp tích cực với nhiều nỗ lực,
nhưng tiến trình phục hồi chậm chạp và mong manh làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến nền kinh tế thế giới và tác động trực tiếp đến lượng khách du lịch quốc
tế. Hầu hết các quốc gia trong khu vực đều có sự sụt giảm về lượng khách. Bối
cảnh quốc tế tác động nhiều mặt đối với nước ta cả tích cực và tiêu cực trong
thời gian qua, trong đó ngành du lịch cũng phát triển trong xu thế này.
Trong nước, tình hình chính trị, xã hội ổn định; kinh tế vĩ mơ dần giữ vững

cân đối; uy tín và vị thế chính trị, ngoại giao quốc tế của Việt Nam được cải
thiện rõ rệt: cho đến năm 2007, kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng với tốc độ
cao; nước ta tổ chức thành công Sea games 22 và Hội nghị APEC, đặc biệt từ
năm 2006 nước ta chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO), đã mở ra những cơ hội rất lớn cho các ngành kinh tế, trong đó có
du lịch để phát triển tăng tốc. Ngành du lịch được Đảng, Chính phủ quan tâm
đầu tư hỗ trợ hạ tầng du lịch. Chính sách thu hút đầu tư thơng thống đã thu hút
đáng kể nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch,
các cơ sở phục vụ du lịch, cộng với sự nỗ lực của ngành du lịch đã đem lại diện
mạo mới cho ngành, tăng sức hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế và nội địa.
4


Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam với cơ cấu kinh tế chủ yếu là nơng nghiệp,
xây dựng và khai khống. Tỷ trọng khối dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế còn
thấp. Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ và phụ thuộc chặt chẽ vào tình hình phát
triển các ngành kinh tế khác cũng như đời sống văn hóa xã hội. Trong giai đoạn
này nền kinh tế Việt Nam vẫn trong thời kỳ tăng trưởng về chiều rộng. Những
yếu tố đảm bảo cho du lịch phát triển với chất lượng cao vẫn còn trong giai đoạn
đầu, đặc biệt là yếu tố con người cũng như quy trình cơng nghệ quản lý cịn hạn
chế. Do vậy bối cảnh kinh tế đó đã gây những khó khăn nhất định cho phát triển
du lịch.
Những khó khăn của kinh tế thế giới tác động vào Việt Nam làm bộc lộ
những yếu kém của nền kinh tế và của cả công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành
kinh tế. Du lịch là một trong những ngành kinh tế mang tính hội nhập cao, do
vậy rất nhạy cảm với các diễn biến trong nước và quốc tế. Hàng loạt những vấn
đề mới, phức tạp có ảnh hưởng rất mạnh đến sự phát triển du lịch của Việt Nam,
ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thực hiện chiến lược phát triển du lịch.

III. Đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam
giai đoạn 2001 - 2010
1. Về nhận thức và quan điểm phát triển
a) Về nhận thức
Nhận thức về du lịch từ khi có chiến lược đã có bước chuyển biến rõ rệt từ
chỗ trong xã hội thường coi du lịch là hoạt động giải trí xa xỉ đơn thuần. Đến
nay Đảng và Nhà nước xác định du lịch là một ngành kinh tế có vị trí quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, phù hợp với yêu cầu và
xu thế phát triển của thời đại.
Nhận thức về quản lý và phát triển du lịch được nâng lên rõ rệt, đổi mới tư
duy phát triển du lịch. Các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII và các
Nghị quyết của Ban Chấp hành TW và Nghị quyết Đại hội Đảng IX xác định
mục tiêu phát triển du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đại hội
Đảng X tiếp tục khẳng định đẩy mạnh phát triển du lịch, tạo bước đột phá để
phát triển vượt bậc khu vực dịch vụ, góp phần thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam
sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển.
Những chuyển biến về nhận thức thể hiện trong triển khai Kết luận của Bộ
Chính trị về phát triển du lịch trong tình hình mới, năm 1998, chỉ ra những định
hướng quan trọng trong thực hiện Chiến lược; thành lập Ban Chỉ đạo nhà nước 
về du lịch; nhận thức của các cấp, các ngành về phát triển du lịch đã từng bước
có chuyển biến tích cực hơn. Hầu hết các tỉnh đã có nghị quyết, chỉ thị về phát
triển du lịch. Đại hội Đảng bộ các cấp ở hầu hết các tỉnh, thành phố đều định
hướng phát triển du lịch, coi du lịch là ngành kinh tế quan trọng hoặc mũi nhọn.
5


Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp quan tâm và chỉ đạo tốt hơn công tác du
lịch. Nhận thức của các doanh nghiệp du lịch được nâng lên. Hoạt động du lịch

đã thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội.
b) Về quan điểm phát triển du lịch
Quá trình thực hiện Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn vừa qua luôn
đảm bảo sự nhất quán với quan điểm phát triển. Đây là những quan điểm phát
triển có tính bao trùm và có tính định hướng lâu dài. Với những quan điểm này,
dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, ngành du lịch đã triển khai các hoạt động phát
triển du lịch với quy mơ vượt bậc so với giai đoạn trước, Chương trình đầu tư hỗ
trợ cơ sở hạ tầng du lịch 2001 – 2010, Chương trình Hành động Quốc gia về Du
lịch ra đời cho giai đoạn 2001 – 2005 và tiếp tục cho giai đoạn 2006 – 2010,
Chương trình Xúc tiến Du lịch Quốc gia là biểu hiện cụ thể về những chính sách
mới tạo điều kiện cho du lịch phát triển để thực hiện các mục tiêu của Chiến
lược đề ra.
Quá trình phát triển đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia
trong hoạt động du lịch, thúc đẩy phát triển nhiều khu, điểm du lịch mới với sức
hút của các sản phẩm du lịch mới, thu hút và phục vụ đông đảo khách du lịch
trong nước và quốc tế, bám sát quan điểm phát triển của Chiến lược. Mặc dù
trước tình hình diễn biến phức tạp của du lịch thế giới, du lịch Việt Nam vẫn giữ
được tốc độ tăng trưởng nhanh, bước đầu phát huy được tính liên ngành, liên
vùng, đảm bảo an ninh, quốc phịng và trật tự an toàn xã hội.
Quan điểm chiến lược đặt trọng tâm phát triển du lịch sinh thái và du lịch
văn hóa – lịch sử, góp phần bảo vệ các giá trị tự nhiên và văn hóa truyền thống,
xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù và theo định hướng phát triển du lịch bền
vững đã được phổ biến và quán triệt thực hiện xuyên suốt từ Trung ương đến địa
phương. Đồng thời, quan điểm chiến lược đã phát huy nội lực, thu hút được sự
quan tâm rộng rãi hơn của các bộ ngành, địa phương, các thành phần kinh tế và
các tầng lớp nhân dân. Các hoạt động du lịch được gắn nhiều với các nội dung
văn hóa, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc trong các chương trình
festival, lễ hội tại các địa phương cũng như trong các hoạt động xúc tiến quảng
bá tại nước ngoài.
Du lịch phát triển tạo sự đổi mới về diện mạo đô thị, nông thôn được

chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, tạo ra khả
năng tiêu thụ, xuất khẩu tại chỗ cho hàng hoá và dịch vụ, thúc đẩy các ngành
nghề khác phát triển. Nhiều lễ hội, nhiều làng nghề thủ công truyền thống được
khôi phục và phát triển; tạo thêm các điểm tham quan, sản xuất và tiêu thụ hàng 
lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, tạo ra nhiều việc làm mới và tăng thu nhập; góp 
phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xố đói giảm nghèo và vươn lên làm
giàu từ du lịch. Du lịch phát triển đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các
6


Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

di tích và nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, chính quyền
địa phương và cộng đồng dân cư. Cơng tác tuyên truyền, quảng bá du lịch ở
trong nước và ngoài nước đã truyền tải được giá trị văn hoá dân tộc đến bạn bè
quốc tế, khách du lịch và nhân dân.
Thực hiện quan điểm phát triển của Chiến lược, đến nay ngành du lịch đã
đảm bảo được các mục tiêu thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, duy trì
các thị trường khách quốc tế truyền thống và thu hút các thị trường mới có lượng
khách tăng trưởng nhanh, ổn định. Đồng thời, phục vụ nhu cầu du lịch gia tăng
nhanh của thị trường khách nội địa. Sản phẩm du lịch bước đầu đáp ứng phù
hợp với nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của đơng đảo nhân dân.
Quan điểm phát triển gắn với giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã
hội và nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các nước có du lịch phát triển trong
khu vực cũng được quán triệt.
2. Về thực hiện các mục tiêu phát triển
2.1.Chỉ tiêu về khách
Cùng với sự chuyển đổi cơ chế kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở rộng hoạt động đối ngoại và khuyến
khích thu hút đầu tư nước ngoài của nhà nước, số lượng người nước ngoài vào

Việt Nam đầu tư, kinh doanh và du lịch ngày một tăng. Đây là tiền đề cơ bản
cho ngành du lịch Việt Nam phát triển trên các mặt: số lượng khách quốc tế vào
tham quan du lịch, số lượng khách du lịch nội địa và người Việt Nam đi du lịch
nước ngoài ngày một tăng.
Ngành du lịch đã đón tiếp và phục vụ được 3,43 triệu lượt khách du lịch
năm 2005, so với mục tiêu Chiến lược đặt ra (từ 3-3,5 triệu lượt), nếu so mục
tiêu 3 triệu lượt thì thực hiện vượt mức 43%, nếu so mục tiêu 3,5 triệu lượt thì
đạt được 98%. Như vậy, về chỉ tiêu lượng khách quốc tế đến 2005 đã đạt được
như Chiến lược đề ra. Cuộc khủng khoảng tài chính toàn cầu tác động mạnh mẽ
đến hoạt động du lịch của tất cả các nước trong năm 2008 và 2009. Nhưng với
sự bứt phá ngoạn mục trong năm 2010, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam đã đạt 5,0 triệu lượt khách, tương ứng với 91% so với mục tiêu 5,5 triệu do
Chiến lược đề ra.
Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) năm 2009 du lịch thế giới
không có sự tăng trưởng và chỉ có khả năng phục hồi vào năm 2011. Mặt khác
ngành du lịch phải đối diện với đại dịch cúm AH1N1 đang lan rộng trên phạm vi
toàn cầu. Hoạt động du lịch càng trở nên khó khăn do tâm lý e ngại của du
khách và những cảnh báo, hạn chế đi lại giữa các quốc gia nhằm ngăn chặn dịch
cúm lây lan mạnh.
Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế trung bình trong giai đoạn 20012010 là 8,9 %/năm, nhưng trong hai năm 2002-2003 tăng trưởng âm (-7,6%) và
2008-2009 tăng trưởng âm (-10,9%).
7


Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Về khách du lịch nội địa, đến năm 2005 đã vượt chỉ tiêu của Chiến lược
đặt ra từ 15-16 triệu lượt khách, riêng trong 2 năm 2009 và 2010, khách du lịch
nội địa có tốc độ tăng trưởng ấn tượng và đạt con số 28 triệu lượt năm 2010,
vượt xa mục tiêu của Chiến lược đặt ra cho năm 2010 về lượng khách du lịch

nội địa từ 25-26 triệu lượt khách. Bình quân giai đoạn 2001-2010 tốc độ tăng
trưởng khách du lịch nội địa đạt 10,2%.
Bảng 1. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch giai đoạn 2001 - 2010

(Đơn vị tính:%)

Năm

2001- 2002- 2003- 2004- 2005- 2006- 2007- 2008- 2009- 20012002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2010

Khách quốc tế

12,8

-7,6

20,5

18,8

3,05

18,0

Khách nội địa

11,1

3,8


7,4

10,3

9,4

9,7

0,15 - 10,9
6,8

21,95

32,54

8,9

12,0

10,2

Nguồn: Tổng cục Du lịch

Trong mục tiêu Chiến lược chưa đặt ra chỉ tiêu đưa người Việt Nam đi du
lịch nước ngoài, nhưng trong thực tế từ năm 2000 đến nay, số lượng người Việt
Nam đi du lịch nước ngoài ngày một tăng và thực tế ngành du lịch chưa thực
hiện việc thống kê cụ thể.
2.2.Chỉ tiêu về thu nhập du lịch và đóng góp vào GDP
Theo mục tiêu của Chiến lược về thu nhập ngoại tệ, đến năm 2005 thu
nhập ngoại tệ của ngành du lịch đạt trên 2 tỷ USD và đến năm 2010 đạt từ 4 4,5 tỷ USD. Thực tế thực hiện năm 2005 thu nhập du lịch Việt Nam đạt 1,9 tỷ

USD, năm 2008 là 3,41 tỷ USD, năm 2009 là 3,6 tỷ USD và năm 2010 là 4,8 tỷ
USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 2005- 2010 đạt 20,4%/ năm, như vậy mục
tiêu về nguồn thu ngoại tệ có thể nói đã hồn thành một cách cơ bản.
Bảng 2: Thu nhập từ xuất khẩu dịch vụ

Xuất khẩu
Dịch vụ du lịch
Dịch vụ vận tải hàng không
Dịch vụ hàng hải
Dịch vụ BCVT
Dịch vụ tài chính
Dịch vụ bảo hiểm
Dịch vụ công
Dịch vụ khác

Năm
2005
4.265
2.300
657
510
100
220
45
33
400

Năm
2006
5.100

2.850
890
650
120
270
50
40
230

Nguồn: Tổng cục Thống kê

8

Đơn vị tính: Triệu USD
Năm
Năm
Năm
2007
2008
2009
6.460
7.096
5.766
3.750
3.930
3.050
1071
1.326
2.062
808

1.030
110
80
124
332
230
175
65
60
65
45
50
100
300
190
279


Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Nếu xét về cơ cấu doanh thu ngoại tệ trong xuất khẩu dịch vụ, doanh thu
của ngành du lịch chiếm trên 50% trong xuất khẩu dịch vụ của cả nước, đứng
đầu về doanh thu ngoại tệ trong các loại hoạt động dịch vụ”xuất khẩu” trong nền
kinh tế, đồng thời có doanh thu ngoại tệ lớn nhất trên cả các ngành vận tải, bưu
chính viễn thơng và dịch vụ tài chính.
Nếu so sánh với xuất khẩu hàng hoá (năm 2009), doanh thu ngoại tệ từ
xuất khẩu dich vụ du lịch chỉ đứng sau 4 ngành xuất khẩu hàng hố là xuất khẩu
dầu thơ, dệt may, giầy dép và thuỷ sản. Tuy nhiên, đối với hoạt động du lịch với
tư cách là hoạt động” xuất khẩu vô hình”, “xuất khẩu tại chỗ” có thể đem lại
hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo ra nhiều việc làm có thu nhập cho xã hội.

Năm 2010, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cả năm đạt 5,0
triệu lượt khách, thu nhập du lịch đạt 96.000 tỷ đồng. Như vậy tốc độ tăng
trưởng thu nhập du lịch giai đoạn 2001 - 2010 nhanh hơn tốc độ tăng trưởng
khách, đạt bình quân 18,7%/năm.
Bảng 3. Thu nhập du lịch giai đoạn 2001 – 2010
Năm
2001
Thu nhập
(ngàn tỷ
20,5
đồng)
Tăng so
với năm 17,8
trước (%)

2002

2003

2004

2005

2006

23,0

22,0

26,0


30,0

51,0

-4,35

18,18

15,38

12,2

70,0

2007

2008 2009 2010

56,0 60,0

9,80

68,0

96,0

7,14 13,3

41,2


Nguồn : Bộ VH, TT &DL; Tổng cục Du lịch.

Như vậy, mục tiêu chiến lược đề ra là tốc độ tăng trưởng GDP của ngành
du lịch bình quân thời kỳ 2001 - 2010 đạt 11 - 11,5%/ năm đã hoàn thành, thực
tế thực hiện đạt mức tăng trưởng 15,8%/năm.
Bảng 4: Cơ cấu GDP phân theo các ngành kinh tế của cả nước, 2001 - 2009
Đơn vị: Tỷ đồng; Giá so sánh 1994: 1USD = 11.000VND

Ngành kinh tế (2)
Công nghiệp-xây dựng
% so với cả nước
Nông-Lâm-Thủy sản
% so với cả nước
Thương mại-dịch vụ
% so với cả nước
Trong đó du lịch (1)
Tỷ trọng trong tổng
Tổng số (2)

2001
106.986
36,57%
65.618
22,43%
119.931
41,00%
10.107
3,45%
292.535


Nguồn: (1): Tổng cục Du lịch; Viện NCPT Du lịch.
(2): Niên giám thống kê năm 2009.

9

2005
157.867
40,17%
76.888
19,56%
158.276
40,27%
13.971
3,55%
393.031

2008
203.791
41,60%
86.082
17,57%
199.960
40,82%
24.143
4,99%
489.833

2009
214.799

41,58%
88168
17,07%
213.601
41,35%
26.796
5,18%
516.568


Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Nếu so sánh với tổng sản phẩm quốc dân, giá trị tăng thêm của ngành du
lịch (GDP du lịch) năm 2009 chiếm 5,18% trong GDP, trong giai đoạn 2001 –
2009, năm cao nhất GDP du lịch chiếm 5,44% (năm 2006) và năm thấp nhất
chiếm 3,06% (năm 2003). Nếu so sánh với khối dịch vụ, GDP du lịch chiếm
khoảng 12,54% của GDP ngành dịch vụ (năm 2009).
2.3.Chỉ tiêu về cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch
Đến năm 2010, trong cả nước đã có 12.000 cơ sở lưu trú với 235.000
buồng, trong đó có 388 cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng từ 3 sao đến 5 sao
với 40.052 buồng. Bình quân tăng trưởng số buồng khách sạn là 15,87%/năm.
Như vậy, nếu so với mục tiêu 130.000 buồng của Chiến lược đặt ra thì trên thực
tế đã phát triển hơn 105 nghìn buồng.
Trong lĩnh vực khách sạn, đã hình thành những khu du lịch (resorts) cao
cấp tại các bãi biển miền trung, miền trung trung bộ, Phú Quốc và một số bãi
biển phía Bắc theo mục tiêu Chiến lược đã đặt ra. Lĩnh vực khách sạn thu hút sự
quan tâm lớn của các nhà đầu tư nước ngồi. Tính đến tháng 6/2009, đầu tư
nước ngoài trong lĩnh vực khách sạn và ăn uống đã thu hút được gần 11 tỷ USD
với 247 dự án, xếp thứ ba sau lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và kinh
doanh bất động sản.

Bảng 5. Tổng số cơ sở lưu trú tính đến năm 2010
Hạng khách sạn
Xếp hạng từ 3 – 5 sao:
Khách sạn 5 sao
Khách sạn 4 sao
Khách sạn 3 sao
Tổng
Số khách sạn xếp hạng 1-2 sao và
chưa được xếp hạng
Tổng số

Số khách sạn

Số buồng khách sạn

43
110
235
388

10.756
13.943
16.353
40.052

11.612
12.000

194.948
235.000


Nguồn : Tổng cục Du lịch

2.4. Chỉ tiêu về doanh nghiệp lữ hành quốc tế
Hoạt động lữ hành quốc tế đóng vai trị quan trọng trong việc dẫn dắt thị
trường, quảng cáo, xúc tiến và thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, đưa
người Việt Nam đi du lịch nước ngoài và tổ chức cho nhân dân đi du lịch trong
nước. Số lượng các doanh nghiệp lữ hành quốc tế không ngừng tăng với mục
tiêu mở rộng thị trường thu hút khách du lịch. Nếu như năm 2000, cả nước có
108 doanh nghiệp được cấp giấy phép lữ hành quốc tế, đến năm 2010 đã có 800
doanh nghiệp được kinh doanh lữ hành quốc tế.
10


Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế, để đáp ứng
nhu cầu của khách du lịch trong nước, doanh nghiệp lữ hành nội địa cũng tăng
lên nhanh chóng. Hiện tại có khoảng hơn 10 ngàn doanh nghiệp lữ hành nội địa
được thành lập và đi vào hoạt động.
Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch không ngừng nâng cao về chất lượng và
số lượng. Hiện cả nước có khoảng hơn 17 ngàn hướng dẫn viên, trong đó biết
tiếng Anh chiếm 43%, tiếng Pháp chiếm 10%, tiếng Trung chiếm 23%, tiếng
Nhật chiếm 8%, còn lại là các ngoại ngữ khác.
2.5. Đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu của ngành du lịch trong tổng thể
phát triển kinh tế-xã hội
Nghị quyết các Đại hội Đảng tồn quốc từ khố VIII đến khố X đều xác
định:” Từng bước đưa ngành du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của
đất nước”, và trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2006-2010 được Đại hội
Đảng lần thứ X thông qua:” Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi

nhọn, phấn đấu sau năm 2010, Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành
du lịch phát triển trong khu vực”.
Đối chiếu với các định hướng mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Đảng
và Nhà nước đề ra có thể so sánh một số chỉ tiêu cơ bản của ngành du lịch sau:
+ Các chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng:
- Tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch quốc tế giai đoạn 2001-2010
là 8,9%
- Tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch nội địa giai đoạn 2001-2010
là 10,2%
- Thu nhập du lịch tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2010 đạt
18,7%/năm và chiếm 5,8% trong GDP năm 2010.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân số buồng trong các cơ sở lưu trú đạt
15,87%/năm.
- Tổng số vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực du lịch, khách sạn đạt trên
16 tỷ USD (tính đến tháng 11/2010), xếp thứ ba trong tổng số vốn đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam (sau ngành công nghiệp chế biến và kinh doanh
bất động sản).
- Số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế tăng lên 7,4 lần so với năm
2000.
- Số lao động trong ngành du lịch (cả trực tiếp và gián tiếp) tăng trưởng
bình quân 13,4%, chiếm 2,4% trong tổng số lao động trong cả nước.
+ Mục tiêu “phấn đấu sau năm 2010, Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có
ngành du lịch phát triển trong khu vực”
11


Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Do cịn hạn chế về nhiều mặt, đặc biệt là điều kiện cơ sở hạ tầng của đất
nước nên du lịch Việt Nam chỉ có thể xếp hạng thứ 5 trong các nước ASEAN

(sau Malaysia, Thái Lan, Singapo và Inđônêxia).
Để phát triển du lịch, trước hết cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đất nước phải
tốt. Đặc biệt đối với việc phát triển du lịch quốc tế cần phải có 5 loại phương
tiện vận chuyển khách quốc tế đến, đó là: hàng khơng, đường bộ, đường sắt,
đường biển và đường sông. So sánh với 3 nước trong khu vực thì Việt Nam cịn
q hạn chế về vấn đề này, công suất các sân bay quốc tế của Việt Nam chỉ bằng
1/2 sân bay quốc tế của các nước khác, bên cạnh đó các phương tiện vận chuyển
khác như : đường bộ, đường sắt, đường biển và đường sông vận chuyển khách
du lịch quốc tế chưa lớn (khoảng 10-20%).
3. Về thực hiện các định hướng phát triển theo các lĩnh vực
3.1. Lĩnh vực phát triển thị trường và sản phẩm, dịch vụ du lịch
a) Những kết quả đã đạt được:
- Phát triển thị trường: Các thị trường phát triển tương đối phù hợp với
định hướng Chiến lược giai đoạn 2001 – 2010 và có sự tăng trưởng đều đặn. Các
thị trường trọng điểm là Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn
Quốc, Anh, Đức, Úc, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn (18%),
thị trường Hàn Quốc gia tăng nhanh; một số thị trường có xu hướng tăng nhanh
chóng trong thời gian gần đây là Nga, Thái Lan và Malaixia, tăng trưởng trên
20%/năm. Thị trường khách du lịch nội địa liên tục tăng trưởng qua các năm,
đạt 28 triệu lượt khách vào năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt
10,2%/năm. Đây là mức tăng trưởng khá ấn tượng, phản ánh nhu cầu đi du lịch
rất lớn của khách du lịch nội địa cũng như khả năng đáp ứng của ngành du lịch.
Điều này lại càng có ý nghĩa hơn đối với ngành du lịch trong bối cảnh thị trường
khách du lịch quốc tế có những biến động bất thường.

Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2010
Trung Quốc
18%

Các thị trường khác

30%

Hàn Quốc
10%

Pháp
4%
Malaisia
4% Thái Lan
4% Campuchia
5%

Úc
5%

Đài Loan
7%

12

Mỹ
9%

Nhật Bản
9%

Nguồn: Tổng cục Thống kê


Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030


- Phát triển sản phẩm: Thời gian qua đã hình thành được một số sản phẩm
du lịch đặc trưng như tham quan Vịnh Hạ Long, tìm hiểu các giá trị văn hóa dân
tộc tại Sa Pa, tìm hiểu các giá trị di sản văn hóa Huế, Hội An, Mỹ Sơn hoặc
tham gia du lịch sông nước tại Thới Sơn...Tại nhiều địa bàn như Khánh Hịa,
Bình Thuận đã phát triển mạnh những khu du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp.
Ngồi ra những sản phẩm mới có khả năng cạnh tranh quốc tế cao đang dần hình
thành tại Phú Quốc, Côn Đảo...
b) Những hạn chế:
- Về thị trường: Cơ cấu thị trường khách có nhiều thay đổi nhưng vẫn
chưa thu hút được nhiều khách du lịch cao cấp, tỷ trọng khách du lịch thuần túy,
nghỉ dưỡng dài ngày, chi tiêu cao vẫn còn hạn chế. Việc mở rộng và phát triển
thị trường còn nhiều bị động, phụ thuộc nhiều vào các hãng lữ hành quốc tế
nước ngoài và hạn chế bởi các cửa vào hàng không. Du lịch đường bộ và đường
thủy còn hạn chế bởi cơ sở hạ tầng yếu kém.
- Về phát triển sản phẩm: Dù đã có nhiều cố gắng nhưng nhìn chung hệ
thống sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, trùng lắp ở những lãnh thổ có
đặc trưng tương đồng về địa lý, phân bố không đồng đều, chất lượng dịch vụ du
lịch chưa cao, sức cạnh tranh yếu.
Cho đến nay du lịch Việt Nam vẫn chưa tạo được những sản phẩm đặc
trưng và sản phẩm du lịch mang tầm cỡ, có thương hiệu du lịch quốc gia, chưa
mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam, chưa tập trung cho sản phẩm có giá trị gia
tăng cao; giá cả so sánh trong một số khâu dịch vụ cịn cao dẫn tới kém sức cạnh
tranh quốc tế. Nhiều khu du lịch, điểm du lịch khai thác ở dạng tự phát, chưa
được đầu tư đúng tầm. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch chưa tạo được
lòng tin và ấn tượng lâu dài cho du khách, chưa có quan điểm phát triển sản
phẩm du lịch đột phá, độc đáo và đặc sắc trên cơ sở văn hóa bản địa và tài
nguyên du lịch đặc trưng. Chưa phát huy được tính liên kết giữa các khơng gian
lãnh thổ.
Điều cơ bản mà du lịch Việt Nam đang thiếu là tính chun nghiệp, thể

hiện ở nhiều khâu, trong đó quan trọng nhất là sự phối kết hợp thiếu hiệu quả
của các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch để hình thành, phát triển sản phẩm
du lịch.
3.2. Lĩnh vực xúc tiến, quảng bá, hợp tác quốc tế về du lịch,
a) Những kết quả đạt được
Những năm qua xúc tiến, quảng bá du lịch được quan tâm đặc biệt thể
hiện trong Chương trình hành động quốc gia về du lịch. Hoạt động xúc tiến,
13


Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

tuyên truyền quảng bá du lịch mang lại những kết quả bước đầu cho du lịch Việt
Nam.
Giai đoạn từ 2001 - 2005: Du lịch Việt Nam bắt đầu triển khai các chương
trình hành động quốc gia, công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch đã có
những thay đổi về chất và lượng. Các hoạt động xúc tiến quảng bá diễn ra mạnh
mẽ, quy mô hơn. Ngành du lịch đã xây dựng những kế hoạch cụ thể cho các
chương trình, các sự kiện và hoạt động này đã bắt đầu vươn ra thế giới, tới các
thị trường trọng điểm mạnh mẽ hơn.
Giai đoạn 2006 - 2010: Trong giai đoạn này công tác xúc tiến quảng bá du
lịch được tăng cường mạnh mẽ. Tổng cục Du lịch đã tổ chức nhiều sự kiện trong
và ngoài nước, phối hợp nhiều sự kiện văn hóa, quảng bá trên một số kênh
truyền hình uy tín thế giới. Trong khn khổ chương trình hành động quốc gia
về du lịch ngành du lịch Việt Nam đã đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du
lịch và mang lại những kết quả đáng ghi nhận, góp phần vào ổn định và làm gia
tăng lượng khách; từng bước tạo dựng được hình ảnh điểm đến Việt Nam thanh
bình, thân thiện, hấp dẫn trong lòng bè bạn quốc tế; tạo cơ hội cho các doanh
nghiệp du lịch Việt Nam mở rộng thị trường hoạt động, tiếp xúc, hợp tác làm ăn
với các đối tác lớn, chuyên nghiệp trên thế giới.

Về hợp tác quốc tế: Hợp tác du lịch với các nước và vùng lãnh thổ trên
thế giới, với các tổ chức khu vực và quốc tế ngày càng tích cực và hiệu quả hơn.
Tranh thủ được sự hỗ trợ quốc tế trong các dự án phát triển du lịch, đặc biệt
trong lĩnh vực đào tạo nhân lực, đạt hiệu quả cao. Thời gian vừa qua cũng đã tổ
chức được nhiều sự kiện, hội nghị quốc tế quan trọng, nâng tầm vóc của du lịch
Việt Nam trong hợp tác quốc tế.
- b) Những hạn chế chính:
Cách thức tổ chức, tham gia các hội chợ, sự kiện quốc tế cịn thiếu tính
chun nghiệp, chưa ngang tầm khu vực; nguồn lực cho xúc tiến quảng bá cịn
hạn chế; nội dung và hình thức chưa phong phú đa dạng; chưa hồn thành
chương trình phổ cập nâng cao nhận thức về du lịch; hoạt động xúc tiến quảng
bá du lịch của Việt Nam ở nước ngồi cịn yếu, mới chỉ tập trung quảng bá hình
ảnh, chưa tạo dựng và quảng bá được những sản phẩm đặc thù và thương hiệu
du lịch, hiệu quả xúc tiến quảng bá du lịch thấp.
3.3. Lĩnh vực đầu tư phát triển du lịch
a) Hỗ trợ của nhà nước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch
- Theo địa bàn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch: Từ 2001 – 2010, Nhà nước
đó hỗ trợ 5.606 tỷ đồng, trong giai đoạn 2006-2010 ngân sách nhà nước đã
hỗ trợ 3.460 tỷ đồng chủ yếu tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho các khu du
lịch trên địa bàn 57 tỉnh và thành phố. Mức bình quân hỗ trợ hàng năm mỗi tỉnh,
thành phố cú khu du lịch quốc gia khoảng 18 tỷ đồng.
14


Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Hàng năm nhu cầu vốn của các tỉnh/thành khoảng từ 2.500-3.200 tỷ
đồng/năm, nhưng kế hoạch hàng năm bố trí nguồn vốn hỗ trợ đầu tư CSHT du
lịch của Chính phủ chỉ đảm bảo từ 20-25% tổng số nhu cầu. Bên cạnh nguồn
vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, hàng năm ngân sách các tỉnh/thành cũng bổ

sung vào nguồn đầu tư CSHT du lịch khoảng gần 200-250 tỷ đồng chiếm
khoảng 26-30% tổng vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung Ương giai đoạn 2006-2010.
Nguồn vốn của địa phương chủ yếu bố trí cho cơng tác chuẩn bị đầu tư và giải
phóng mặt bằng. Riêng phần vốn thực hiện dự án, hầu hết các địa phương đều
bố trí thấp hơn 50% tổng số vốn đầu tư của toàn dự án, thấp hơn mức quy định
theo Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg. Một số địa phương khó khăn về nguồn
thu nên khơng thể bố trí vốn đối ứng mà chủ yếu vẫn sử dụng nguồn vốn nguồn
hỗ trợ của Trung ương để thực hiện dự án.
Đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch chủ yếu phục vụ khai thác các khu du lịch
Quốc gia, điểm du lịch quốc gia, khu du lịch địa phương có khả năng thu hút
nhiều khách du lịch của vùng phụ cận các trung tâm du lịch (Hà Nội, Huế, Đà
Nẵng, TP Hồ Chí Minh...); đầu tư gắn với các điểm, tuyến du lịch thuộc các tỉnh
khó khăn, vùng sâu, vùng xa có khả năng liên kết với các tuyến du lịch tạo thế
liên hoàn thu hút khách du lịch, góp phần xóa đói giảm nghèo còn rất hạn chế.
Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng của nhà nước đã bước đầu phát huy hiệu quả, kích
thích thu hút các nguồn vốn phục vụ sự phát triển du lịch tại các địa phương.
- Về loại dự án được hỗ trợ đầu tư: Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng
du lịch vào đối tượng bao gồm đường đến các khu du lịch du lịch, cấp điện, cấp
thốt nước, bảo vệ mơi trường cho các khu, điểm du lịch. trong tổng vốn 5.606
tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch thời kỳ 2001-2010, cơ cấu như sau:
+ Đường vào các khu du lịch và đường trong khu du lịch chiếm 90% tổng số.
+ Cấp nước cho các khu du lịch chiếm 2,2 % tổng số
+ Cấp điện cho các khu du lịch chiếm 2,2 % tổng số
+ Thốt nước, bảo vệ mơi trường chiếm 5,6 % tổng số
Nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch đóng vai trị như ‘’vốn mồi‘’, thu
hút nhiều nguồn đầu tư khác trực tiếp vào cơng trình cơ sở hạ tầng du lịch và các
cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn. Nhiều địa phương đã tự cân đối bổ sung
từ ngân sách địa phương cũng như huy động nguồn vốn từ việc đấu giá quyền sử
dụng đất.v.v. để thực hiện dự án. Quá trình thực hiện, nhìn chung các địa
phương đã chấp hành các quy định về đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, việc

sử dụng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch cịn có những hạn chế sau:
+ Nhiều cơng trình cịn đầu tư kéo dài, khơng hồn thành đúng tiến độ dự
án, không được cân đối đủ vốn, nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ chỉ đáp
ứng một phần và địa phương khơng bố trí bổ sung được nguồn vốn.
15


Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

+ Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng còn dàn trải: Một số địa phương đã tự bố
trí vốn theo hướng phân tán, dàn trải, mở thêm các cơng trình mới trong khi các
dự án chuyển tiếp thiếu nhiều vốn để hoàn thành.
+ Tổ chức thực hiện và quản lý vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch còn
bất cập: Thời gian qua, do đặc điểm riêng của mỗi địa phương, các dự án sử
dụng nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch được quản lý theo nhiều
cách khác nhau. Tại một số địa phương, các Sở quản lý về du lịch đã gặp khó
khăn trong việc lập và tổ chức triển khai kế hoạch vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du
lịch, quản lý, theo dõi và báo cáo tình hình thực hiện nguồn vốn này.
b) Đầu tư nước ngồi trong lĩnh vực du lịch:
Tính đến cuối tháng 11 năm 2010, cả nước có khoảng 625 dự án đầu tư
vào lĩnh vực du lịch (bao gồm bất động sản du lịch) được cấp phép với tổng vốn
đăng ký đạt 12,258 tỷ USD còn hiệu lực giấy phép, chiếm 28% về vốn đăng ký
trong lĩnh vực dịch vụ. So với tổng chung thì lĩnh vực du lịch chiếm 9% về tổng
vốn đăng ký. Đặc biệt trong 3 năm 2007-2010, số dự án đăng ký đầu tư nước
ngoài trong lĩnh vực du lịch tăng mạnh gấp 4-5 lần số vốn đăng ký đầu tư của
giai đoạn 1988-2006;
- Phân theo địa phương: hai địa phương có các dự án đầu tư du lịch chính
là Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội, ngoài ra tập trung ở các địa phương có cơ sở hạ
tầng tương đối tốt và có điều kiện tự nhiên để xây dựng khu du lịch ven biển
hoặc du lịch sinh thái.

- Phân theo đối tác: Đã có 28 quốc gia và vũng lãnh thổ đầu tư vào Việt
Nam trong lĩnh vực du lịch, trong đó dẫn đầu là vùng lãnh thổ Hồng Công với
33 dự án, tổng vốn đăng ký còn hiệu lực là 570,6 triệu USD (chiếm 17,6% số dự
án và 13,2% về vốn đầu tư nước ngoài trong ngành du lịch), tiếp theo là
Singapore với 20 dự án với tổng vốn đăng ký còn hiệu lực là 466,8 triệu USD....
Trong số các nước có dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch thì các Vùng lãnh
thổ (như Hongkong, Taiwan, British Virgin Island…) dẫn đầu về số dự án và
vốn đăng ký (chiếm 31,9% về số dự án và 42,9% về vốn), tiếp đến là các nước
thuộc khu vực ASEAN (chiếm 22,8% về số dự án và 21,8% về vốn), các nước
thuộc khu vực Đông Á chiếm 15,4% về số dự án và chiếm 15,5% về vốn, các
nước thuộc khu vực Châu Âu chiếm 18% về số dự án nhưng chỉ chiếm 6,9% về
vốn, các nước khu vực Bắc Mỹ (chủ yếu là Canada và Hoa Kỳ) chỉ chiếm 6,3%
về số dự án nhưng chiếm tới 11,3% về vốn đăng ký.
Số vốn đầu tư trung bình trên 1 dự án của các khu vực như sau: khu vực
ASEAN là 21,9 triệu USD, Bắc Mỹ là 40 triệu USD, Châu Âu là 8,7 triệu USD,
Đông Á là 23 triệu USD.

16


Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Phân theo hình thức đầu tư: Hiện nay đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du
lịch chủ yếu tập trung ở 3 hình thức là 100% vốn nước ngoài, Hợp đồng hợp tác
kinh doanh và Liên doanh. Chưa có dự án nào thực hiện dưới B.O.T hoặc B.O
Trong số các hình thức trên thì hình thức thành lập Cơng ty liên doanh
chiếm tỷ lệ áp đảo so với các hình thức khác (chiếm 80,8% số dự án và 87,6%
về vốn). Hình thức đầu tư qua liên doanh chiếm tỷ lệ áp đảo trong các hình thức
đầu tư và chủ yếu tập trung vào các dự án xây dựng khách sạn, khu du lịch và
sân golf. Điều này cũng phản ánh thực tế là các dự án đầu tư vào khách sạn, khu

du lịch… đòi hỏi diện tích sử dụng đất rất lớn, trong khi đó hầu hết các doanh
nghiệp trong nước đều có đất ở vị trí đắc địa nên chủ yếu là lấy giá trị đất làm
vốn góp liên doanh.
- Phân theo lĩnh vực kinh doanh:Số dự án đầu tư vào khách sạn chiếm
67,5% số dự án và 81,4% vốn đăng ký; Dự án sân Golf chiếm 7,9% số dự án và
10,5% vốn; Dự án liên doanh lữ hành chiếm 6,9% số dự án và 0,24% về
vốn…Qua số liệu thống kế có thể thấy rằng vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào
xây dựng cơ sở lưu trú, cũng là lĩnh vực mà ngành du lịch Việt Nam đang thiếu.
- Tình hình triển khai thực hiện của các dự án FDI trong ngành du lịch:
Các dự án FDI trong ngành du lịch được cấp phép đến nay đều hoạt động có
hiệu quả. Tổng vốn thực hiện của các dự án trong lĩnh vực du lịch đã có bước
tiến triển tốt hơn nhiều so với bình quân về vốn thực hiện của cả nước. Nhiều dự
án du lịch thuộc nguồn vốn FDI đi vào hoạt động đã tạo điều kiện cơ sở vật chất
kỹ thuật cho ngành du lịch phát triển .
c) Tình hình đầu tư du lịch trong nước:
Trong giai đoạn 2001-2010, ở Việt Nam có khoảng trên một nghìn dự án
du lịch với nguồn vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng được các nhà đầu tư trong
nước đầu tư với qui mơ khác nhau trong đó chủ yếu là đầu tư các khu du lịch ở
ven biển và vùng núi.
d) Những tồn tại trong quá trình đầu tư phát triển du lịch :
So với các nhiệm vụ của Chiến lược đặt ra, các dự án đầu tư đã cải thiện
hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch nhưng chất lượng chưa cao: đến
2010 cả nước có 12.000 cơ sở lưu trú trong đó chưa đến 50% số cơ sở được xếp
hạng sao. Chưa hoàn thành đầu tư xây dựng các khu du lịch quốc gia, 01 khu du
lịch tổng hợp quốc gia bị điều chỉnh (Văn Phong - Đại Lãnh). Một số khu du
lịch chưa được đầu tư xây dựng như khu du lịch Cổ Loa, Ba Bể, Côn Đảo, Đất
Mũi... Hệ thống thu, gom rác thải tại các khu, điểm du lịch còn rất hạn chế. Cho
đến nay, Việt Nam chưa có cảng biển du lịch, đồng thời năng lực thơng qua của
hệ thống sân bay cịn rất hạn chế, có ảnh hưởng khơng nhỏ đến khả năng phát
triển du lịch.

17


Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

3.4. Lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực du lịch và nghiên cứu ứng dụng khoa
học, công nghệ
- Phát triển nguồn nhân lực du lịch:

- Về số lượng: Theo tổng hợp báo cáo của các Sở Văn hoá, Thể thao và
Du lịch, đến năm 2009 ngành du lịch có khoảng 1.389.600 lao động trong đó có
434.240 lao động trực tiếp làm việc trong lĩnh vực du lịch và hơn 955.350 lao
động gián tiếp, chiếm khoảng 2,4% tổng số lao động cả nước. So sánh với
những năm trước đó trong giai đoạn 2001-2010 (năm 2005 các con số tương ứng
là: 875.128; 275.128 và 600.000 ), số lượng nhân lực ngành Du lịch có sự tăng
trưởng khá mạnh, nó đã minh chứng hiệu quả xã hội của hoạt động du lịch qua
tạo công ăn việc làm từ đó tăng thêm thu nhập và nhiều hiệu quả gia tăng khác .
- Về chất lượng nhân lực: Tỷ lệ lao động có chun mơn về du lịch (được
đào tạo và bồi dưỡng về du lịch) chiếm khoảng 42,5% tổng số. Trong đó:
+ Trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng chiếm 47,30% và chiếm 19,8%
tổng số lao động của ngành; Trong đó lao động trong lĩnh vực buồng, bàn, bar,
bếp chiếm tỷ trọng lớn.
+ Trình độ đại học và sau đại học du lịch chỉ chiếm 7,4% số lao động có
chun mơn du lịch và chiếm 3,11% trong tổng số lao động.Tỉ lệ này trong tổng
số lao động hoạt động trong lĩnh vực marketing là khá cao (khoảng 85% ), tiếp
đến là lao động trong lĩnh vực hướng dẫn và lễ tân với các con số tương ứng là
65%.
+ Số lao động được bồi dưỡng về kiến thức du lịch chiếm 45,3% lao động
có chuyên du lịch và chiếm 19,4% trong tổng số và chủ yếu là đội ngũ lao động
phục vụ nghề và dịch vụ bổ sung khác.

Do là một ngành kinh tế đang trên đà phát triển, cơ cấu nhân lực ngành du
lịch cịn có những sự bất hợp lý nhất định như bất hợp lý trong cơ cấu theo
ngành nghề chun mơn, theo giới tính và độ tuổi hay sự phân bố không đồng
đều nhân lực giữa các địa phương trong cả nước, nhiều nơi tập trung nhiều tài
nguyên du lịch, điểm du lịch hấp dẫn nhưng lại thiếu nhân lực hoặc nhân lực
chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Hay sự bất cập trong cơ cấu nhân
lực theo lĩnh vực hoạt động. Đội ngũ nhân lực làm việc trong lĩnh vực quản lý
nhà nước còn mỏng (chỉ chiếm khoảng 1,9% so sánh với nhân lực kinh doanh
du lịch là 98,1%), do vậy công tác điều hành, giám sát hoạt động Du lịch ở
nhiều địa phương, nhiều khu, điểm du lịch chưa đạt hiệu quả.
Du lịch là ngành có yêu cầu cao về nhân lực sử dụng ngoại ngữ. Hiện có
khoảng 60% lao động trong lĩnh vực biết và sử dụng các ngoại ngữ khác nhau
trong đó tiếng Anh chiếm tỷ lệ cao nhất với con số khoảng 42% nhân lực toàn
ngành, tiếng Trung, tiếng Pháp và các tiếng khác có tỷ lệ ít hơn do yêu cầu riêng
18


Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

của từng loại thị trường khách và từng khu vực khác nhau, từng doanh nghiệp cụ
thể với tỷ lệ biết và sử dụng tương ứng là 5%; 4% và 9%.
- Về lĩnh vực đào tạo du lịch: Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực
du lịch những năm qua được quan tâm, phát triển. Tính đến tháng 08/2010 cả
nước có 284 cơ sở tham gia đào tạo du lịch gồm 62 trường đại học có khoa du
lịch hoặc liên quan, 80 trường cao đẳng (trong đó có 8 trường cao đẳng nghề),
117 trường (trong đó có 12 trường trung cấp nghề) và một số cơng ty, trung tâm
đào tạo nghề có liên quan đến lĩnh vực du lịch trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Hệ thống trường, cơ sở đào tạo du lịch đã được hình thành, phát triển,
phân bố khá đều khắp theo các vùng du lịch. Năng lực đào tạo, bồi dưỡng của hệ
thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch từng bước được nâng cao.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học về du lịch được nâng cấp thông qua đầu
tư của Nhà nước và xã hội hóa cùng các tài trợ quốc tế trong lĩnh vực đào tào
nhân lực du lịch. Thông qua các dự án này 13 tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch
được áp dụng ở tất cả các trường đào tạo nghề du lịch trong cả nước, số lượng
lớn học viên đã được đạo tào, nâng dần chất lượng nhân lực du lịch,. Chương
trình khung trình độ trung cấp chuyên nghiệp về du lịch đã được thống nhất ban
hành năm 2003.
Như vậy, hiện nay các cơ sở đào tạo nói chung và cơ sở đào tạo du lịch
nói riêng có chương trình và giáo trình giảng dạy rất đa dạng, phong phú. Quy
mô đào tạo du lịch không ngừng được nâng cao và gắn với nhu cầu của xã hội.
Công tác liên kết và hợp tác quốc tế trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực
được chú trọng và đạt được khá nhiều kết quả tốt.
- Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học cơng nghệ và xây dựng tiêu
chuẩn ngành
+ Tình hình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực du lịch: Từ năm 2001
đến nay, đã có gần 100 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (ở Trung ương), trong
đó có 2 đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, với tổng kinh phí hơn 16 tỷ đồng, đã
được triển khai. Các sản phẩm nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất
lượng cho công tác quy hoạch phát triển ngành du lịch, hoạch định các chiến
lược thị trường, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, cho việc đề xuất
các cơ chế chính sách phù hợp và cho công tác quản lý.
+ Về ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực du lịch: Ngành
Du lịch đã có những nỗ lực rất nhiều để ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông (ICT) trong công tác quản lý, góp phần vào sự phát triển nhanh của du
lịch. Những nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin trong dự báo phát triển
ngành, ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý tài nguyên và quy hoạch du lịch...
đã được thực hiện và phần nào đã phát huy hiệu quả. Năm 2005, chỉ số sẵn sàng
ứng dụng ICT của Ngành du lịch đã được xếp hạng khá cao (đứng thứ 8/26 Bộ).
19



Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Nhiều doanh nghiệp đã có áp dụng các phần mềm quản lý doanh nghiệp
và khách hàng, áp dụng quy trình quản lý theo tiêu chuẩn ISO....Tuy nhiên, việc
ứng dụng ICT trong quản lý tại các doanh nghiệp du lịch cũng còn những hạn
chế nhất định.
Ứng dụng KH&CN trong kinh doanh du lịch: Tổng cục Du lịch đã xuất
bản nhiều ấn phẩm thông tin, các đĩa CD-ROM, các website giới thiệu về du lịch
đã được xuất bản. Phía doanh nghiệp thì hầu hết các doanh nghiệp đã có
website quảng bá và bước đầu đã mang lại hiệu quả rõ nét. Các tiện ích trên
website được cung cấp ở nhiều cấp độ khác nhau như các dịch vụ đặt dịch vụ,
đặt vé, lựa chọn khách sạn và thụ hưởng một số dịch vụ giá trị gia tăng... Nhiều
website đã chấp nhận thanh tốn qua thẻ tín dụng.
+ Hoạt động xây dựng tiêu chuẩn ngành trong lĩnh vực du lịch: Trong thời
gian qua Ngành du lịch cũng đã có nhiều nỗ lực trong cơng tác xây dựng tiêu
chuẩn và đã đạt được một số kết quả nhất định.
b) Những hạn chế:
- Mặc dù nguồn nhân lực giữ vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát
triển du lịch nhưng đến nay ngành du lịch vẫn chưa xây dựng được chiến lược
phát triển nguồn nhân lực du lịch.
- So với yêu cầu phát triển ngành thì lực lượng lao động lực vừa yếu vừa
thiếu ở những khâu then chốt; nhiều lĩnh vực có liên quan đến du lịch chưa coi
trọng phát triển nhân lực, chưa đáp ứng yêu cầu công việc. Tỷ lệ lao động được
đào tạo đúng chun mơn du lịch cịn thấp, số lao động sử dụng thành thạo từ
hai ngoại ngữ trở lên còn thấp, chỉ khoảng 28%, số nhân viên sử dụng được các
ngoại ngữ hiếm như tiếng Trung, Hàn, Nhật, Tây Ban Nha cịn q ít.
- Chương trình, giáo trình và chun ngành đào tạo du lịch đang trong quá
trình xây dựng và thống nhất. Tính liên thơng giữa các cấp học bậc học của
chương trình và giáo trình đào tạo du lịch đang là vấn đề cần giải quyết.

- Chưa xây dựng những tiêu chí cụ thể về chun mơn làm căn cứ cho các
cơ sở đào tạo xây dựng chương trình, giáo trình dẫn đến nội dung đào tạo của
các cơ sở khơng thống nhất, khơng có quy chuẩn tối thiểu về nội dung chương
trình đào tạo chuyên ngành du lịch cho từng bậc học, từng ngành học. Nhiều
trường đào tạo du lịch vẫn cịn tình trạng đào tạo lý thuyết là chính, phương tiện
thực hành hạn chế.
- Ngân sách và kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học cơng nghệ cấp Bộ
của ngành Du lịch rất hạn hẹp. Các doanh nghiệp chưa chú trọng nghiên cứu
ứng dụng trong kinh doanh, kinh phí dành cho nghiên cứu của doanh nghiệp rất
ít; những doanh nghiệp nhỏ hầu như không đầu tư kinh phí cho nghiên cứu.
- Kết quả nghiên cứu của nhiều đề tài khoa học chưa được áp dụng rộng
vào thực tiễn. Hàm lượng khoa học của nhiều đề tài chưa đủ căn cứ cho hoạch
20


Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

định chính sách, chiến lược phát triển du lịch. Nguyên nhân của những vấn đề
này một phần do kinh phí triển khai cịn thấp, tính thực tiễn của các đề tài
nghiên cứu chưa cao. Việc tổng hợp, nghiên cứu, xem xét những kết quả, những
đề xuất, kiến nghị của các đề tài nghiên cứu (sau khi hồn thành) để có thể đưa
vào áp dụng vẫn chưa thực sự được quan tâm đầy đủ.
- Phần lớn hoạt động quản lý tại doanh nghiệp là theo phương pháp kinh
nghiệm truyền thống; chưa đến 25% các đơn vị sử dụng phần mềm quản lý tác
nghiệp.
- Hoạt động xây dựng tiêu chuẩn ngành trong lĩnh vực du lịch còn rất
chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế về quản lý và phát triển du lịch hiện
nay.
Lĩnh vực tổ chức phát triển theo lãnh thổ:
a) Các kết quả đạt được:

Định hướng phát triển các vùng du lịch trong Chiến lược phát triển du lịch
giai đoạn 2001 – 2010 là một trong những định hướng quan trọng, xác định sự
ưu tiên phát triển của các địa bàn, các sản phẩm du lịch đặc trưng và xác định
khoanh vùng phát triển. Thực tế phát triển, nhiều địa bàn du lịch đã có sự phát
triển phù hợp với định hướng chiến lược, nhiều sản phẩm du lịch đã hình thành,
cụ thể như:
+ Tại vùng du lịch Bắc Bộ: Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du
lịch văn hóa, du lịch sinh thái kết hợp với du lịch tham quan, du lịch nghiên cứu
và du lịch nghỉ dưỡng.
Các địa phương đã nỗ lực tìm giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch; liên
kết, mở rộng phạm vi các chương trình, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản
phẩm du lịch. Hình thành được một số sản phẩm đặc trưng như tham quan thắng
cảnh (Hạ Long), tìm hiểu các giá trị văn hố dân tộc (Sapa). Nhiều chương trình
hợp tác tạo sản phẩm du lịch được hình thành như: Chương trình hợp tác du lịch
Phú Thọ - Yên Bái – Lào Cai; Chương trình du lịch “Theo dấu chân Bác Hồ”
của Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên… Các sự kiện du lịch
được tổ chức tại một địa phương đã thu hút được các địa phương khác hưởng
ứng và tham gia tích cực nên đã tạo ra chuỗi sự kiện đều khắp. Hoạt động kinh
doanh du lịch nhờ thế có điều kiện thuận lợi để phát triển, góp phần nâng cao
khả năng cạnh tranh, hội nhập của du lịch mỗi địa phương và cả nước.
Các doanh nghiệp lữ hành đã tích cực tham gia tổ chức các đồn
Carnavan, đã hình thành nhiều tour du lịch nhằm thu hút khách du lịch quốc tế
và nội địa, tổ chức đón đồn FAMTRIP các doanh nghiệp lữ hành nước ngoài
khảo sát và xây dựng các tour du lịch mới có tính liên kết vùng. Xây dựng tour,
tuyến du lịch qua miền Tây Bắc, các tour du lịch có tính liên kết trong vùng...
3.5.

21



Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

hình thành một số loại hình du lịch mới như du lịch mạo hiểm, du lịch làng
nghề...Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam được xây dựng.
Cùng với sự hỗ trợ của Trung ương, các địa phương đã cố gắng nghiên
cứu mở rộng thị trường, liên kết với các tỉnh để nối tuyến du lịch nội địa và quốc
tế, đã tiến hành khảo sát xây dựng và tổ chức các tour du lịch kết nối.
+ Tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ: Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là
du lịch thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng biển, tham quan các di tích lịch sử văn hoá,
cách mạng, di sản văn hoá thế giới.
Các sản phẩm du lịch đã được chú trọng nhiều về chất lượng như: tham
quan các di tích lịch sử văn hóa kết hợp với nhà vườn, du lịch sinh thái, du lịch
biển và đầm phá, du lịch văn hóa và lễ hội.
Tổ chức đoàn Fam trip Việt Nam – Lào, xây dựng và khảo sát các điểm
dừng chân trên tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây, tổ chức nhiều chương trình
Du lịch văn hóa các dân tộc miền núi và đường Trường Sơn huyền thoại, xây
dựng một số tour du lịch mới để đón khách quốc tế đến.
+ Tại vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Sản phẩm du lịch đặc
trưng của vùng là du lịch tham quan, nghỉ dưỡng biển và núi để khai thác thế
mạnh du lịch của dải ven biển Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, du lịch sông
nước, du lịch sinh thái đồng bằng châu thổ sông Cửu Long.
Các sản phẩm du lịch miệt vườn sơng nước Đồng bằng Sơng Cửu Long
có sức thu hút cao đối với khách du lịch, đã phần nào phát huy được nét đặc thù
của khu vực. Các địa phương cũng liên kết mở các tuyến du lịch có tính liên kết
vùng tour du lịch đường bộ Việt Nam – Campuchia – Thailan, mở thêm tuyến
du lịch quốc tế Kiên Giang – Sihanouk – Chanthaburi, hợp tác tour – tuyến du
lịch, phát triển tour du lịch theo hành lang kinh tế Đông Tây...
Nhiều khu nghỉ dưỡng biển, khu du lịch sinh thái có tầm cỡ được đầu tư
phát triển như ở Khánh Hịa, Bình Thuận, Kiên Giang...
Thành phố Hồ Chí Minh đã phát huy lợi thế là trung tâm du lịch đầu tầu

phía Nam đã làm tốt cơng tác hợp tác và là hạt nhân liên kết trong quản lý phát
triển du lịch của các tỉnh miền Trung, Tây nguyên và các tỉnh Đồng bằng Sông
Cửu Long.
b) Những hạn chế, bất cập:
Mặc dù nhiều địa bàn có hoạt động du lịch phát triển phù hợp với định
hướng Chiến lược nhưng sự liên kết tồn vùng cịn rất hạn chế. Các vùng du lịch
chưa thực sự có sự phát triển theo lãnh thổ, chưa có sự phát triển thống nhất,
đồng bộ, có tính liên kết. Các địa phương hầu hết phát triển theo các thế mạnh
tiềm năng sẵn có, chưa tận dụng được các thế mạnh và nguồn lực mà Chiến lược
xác định: gắn các vùng du lịch với các vùng và địa bàn trọng điểm kinh tế, cũng
là địa bàn động lực tăng trưởng du lịch.
22


×