Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Tìm hiểu về “làng nghề đan cỏ tế” truyền thống thôn Lưu Thượng – xã Phú Túc – Phú Xuyên – Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.81 KB, 40 trang )

BÀI TIỂU LUẬN

Tên đề tài:
Tìm hiểu về “làng nghề đan cỏ tế” truyền thống thôn Lưu Thượng – xã Phú
Túc – Phú Xuyên – Hà Nội

0


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn dề tài..............................................................................................

2. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................
3. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................
4. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................
6. Bố cục tiểu luận..................................................................................................
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ ĐAN CỎ TẾ THÔN LƯU
THƯỢNG - XÃ PHÚ TÚC - PHÚ XUYÊN - HÀ NỘI .....................................
1.1 Vị trí địa lí........................................................................................................
1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của thôn Lưu Thượng...........................................
1.3 Con người nơi làng nghề.................................................................................
1.2 Lịch sử làng nghề đan cỏ tế truyền thống thôn Lưu Thượng........................
CHƯƠNG 2 – LÀNG NGHỀ ĐAN CỎ TẾ TRUYỀN THỐNG THÔN LƯU
THƯỢNG - XÃ PHÚ TÚC - PHÚ XUYÊN - HÀ NỘI......................................
2.1 Nguyên liệu......................................................................................................
2.1.1 Cỏ tế (Guột)....................................................................................................


2.1.2 Dây rừng.......................................................................................................
2.1.3 Bèo tây...........................................................................................................
2.1.4 Tre - nứa.........................................................................................................
2.2 Dụng cụ sản xuất..............................................................................................
2.3 Quy trình sản xuất............................................................................................
2.4 Các loại hình sản phẩm...................................................................................
2.5 Đặc điểm làng nghề đan cỏ tế thôn Lưu Thượng...........................................
2.6 Những đóng góp của làng nghề đan cỏ tế Lưu Thượng................................

1


2.6.1 Về mặt văn hoá – xã hội................................................................................
2.6.2 Về mặt kinh tế................................................................................................
2.6.2.1 Tạo việc làm, tăng thu nhập và ổn định xã hội.........................................
2.6.2.2 Quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ.....................................................
CHƯƠNG 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP, BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ
LÀNG NGHỀ ĐAN CỎ TẾ THÔN LƯU THƯỢNG - XÃ PHÚ TÚC - PHÚ
XUYÊN - HÀ NỘI
3.1 Những khó khăn..............................................................................................
3.2 Những giải pháp, bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề Lưu Thượng.........
3.2.1 Đa dạng hóa loại hình sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm.........
3.2.2 Vấn đề công nghệ và cải tiến công nghệ......................................................
3.2.3 Thay đổi tư duy và quy mô sản xuất.............................................................
3.2.4 Sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương.....................................
KẾT LUẬN............................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................
PHỤ LỤC...............................................................................................................

2



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một đất nước nhiệt đới, khí hậu ơn hịa, con người chất phác,
thiên nhiên ưu đãi với nhiều loài động thực vật quý, đa dạng về chủng loại,
phong phú về số lượng. Nền kinh tế nước ta chủ yếu là sản xuất nơng nghiệp, cư
dân Việt Nam có nhiều thời gian rảnh rỗi ngồi thời vụ chính. Vốn cần cù chịu
thương chịu khó và có đơi bàn tay tài hoa. Ngay từ xa xưa, người Việt cổ đã biết
tận dụng những nguyên liệu sẵn ấy để tạo ra nhiều sản phẩm thủ công. Cùng sự
phát triển xã hội, người Việt đã biết học hỏi, tìm tịi, tiếp thu sáng tạo làm ra
những sản phẩm thủ công tinh xảo, kỹ thuật cao. Những sản phẩm đó khơng
những có giá trị sử dụng mà cịn mang đậm tính nghệ thuật, giá trị văn hóa đặc
sắc.
Trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã đổ bao mồ
hôi, xương máu để lao động, tìm tịi, sáng tạo nhằm xây dựng các ngành nghề
phục vụ cho đời sống. Và trong sự phát triển của lịch sử sản xuất, do nhiều khả
năng và đặc trưng riêng về kỹ thuật, về nguyên liệu, về truyền thống tay nghề.....
của một số nghề hay một số vùng nào đó đã hình thành dần dần trên đất nước ta
những làng nghề, những vùng nghề với trình độ nghề nghiệp rất thuần thục. Khi
nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu về sản phẩm thủ cơng địi hỏi ngày
càng cao. Các sản phẩm thủ cơng vừa rẻ, bền, đẹp, thu nhập từ nghề phụ không
thua kém gì thậm chí cịn hơn nghề trồng lúa nên một bộ phận người dân sẵn có
tay nghề đã chuyển sang làm nghề, truyền nghề cho nhau dần dần hình thành lên
các làng nghề. Làng nghề chính là một nét đặc trưng của nông thôn Việt Nam,
khắp nơi trên mọi miền tổ quốc đâu đâu cũng có làng nghề thủ công, mỗi làng
nghề lại sản xuất một mặt hàng thủ công truyền thống khác nhau. Hà Tây là
vùng đất như vậy, nơi tập trung tinh hoa nghề nghiệp và được mệnh danh “ đất
trăm nghề”.


3


Phong phú về cảnh quan, đặc sắc về văn hoá - lịch sử, Hà Tây với 1.150
làng có nghề, 121 làng nghề được nhân dân tạo dựng nét văn hoá riêng, có giá
trị nổi tiếng: Lụa tơ tằm Vạn Phúc (Hà Đơng), vân sa (Ba Vì), sơn khảm Chun
Mỹ, sơn mài Dun Thái (Thường Tín), nón làng Chng, chạm khắc Thanh
Thuỳ.... Làng nghề đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn trong tỉnh
theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đồng thời nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần cho người dân, gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Làng nghề đan cỏ tế truyền thống thôn Lưu Thượng là một trong số
những làng nghề ở Hà Tây gặp khơng ít khó khăn để duy trì, đẩy mạnh và phát
triển làng nghề. Đây là những vấn đề đòi hỏi xã hội phải kịp thời phát hiện và
phản ánh sâu sắc.
Là một sinh viên thuộc chuyên ngành bảo tồn lịch sử - văn hố, quan tâm
và u thích sản phẩm thủ cơng bằng mây tre đan, thấy rõ được tầm quan trọng
của làng nghề cũng như những vấn đề nảy sinh trong việc phát triển làng nghề
nên em quyết định chọn "làng nghề đan cỏ tế truyền thống thôn Lưu Thượng xã
Phú Túc – Phú Xuyên – Hà Nội” làm đề tài để tìm hiểu và nghiên cứu.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Tiểu luận là nghề đan cỏ tế truyền thống thôn
Lưu Thượng– xã Phú Túc – Phú Xuyên – Hà Nội.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ giới hạn về thời gian, nguồn lực và các điều kiện khác,
đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi sau đây:
- Về thời gian: nghiên cứu làng nghề đan cỏ tế thơn Lưu Thượng gắn liền
với q trình hình thành, tồn tại và phát triển của làng nghề.
- Về không gian: Nghiên cứu làng nghề đan cỏ tế trong khơng gian lịch sử
văn hố và vùng đất nơi làng nghề tồn tại (thôn Lưu Thượng thuộc xã Phú Túc –
Phú Xuyên – Hà Nội).


4


4. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng làng nghề đan cỏ tế thôn Lưu Thượng – Phú Túc
– Phú Xuyên – Hà Nội.
- Đề xuất các phương án khả thi để bảo tồn và phát huy giá trị của làng
nghề thôn Lưu Thượng - xã Phú Túc - Phú Xuyên - Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mac – Lênin: Duy vật lịch sử
và duy vật biện chứng.
- Phương pháp khoa học được sử dụng để tiến hành nghiên cứu: Bảo tàng
học, Bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá, Khoa học Lịch sử, Khảo cổ học, Dân tộc
học, Xã hội học...
- Các phương pháp khác: thống kê, so sánh, phân tích, nghiên cứu tài
liệu...
6. Bố cục tiểu luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục thì bố
cục gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về làng nghề thôn Lưu Thượng – Phú Xuyên – Hà Nội.
Chương 2: Làng nghề đan cỏ tế truyền thống thôn Lưu Thượng.
Chương 3: Một số giải pháp, bảo tồn và phát huy giá trị “làng nghề đan tế” thôn
Lưu Thượng - xã Phú Túc - Phú Xuyên - Hà Nội.

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ ĐAN CỎ TẾ THÔN LƯU THƯỢNG XÃ PHÚ TÚC - PHÚ XUYÊN - HÀ NỘI
1.1 Vị trí địa lý
Phú Xuyên là huyện nằm ở tận cùng phía Đơng Nam của tỉnh Hà
Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội). Phía Bắc giáp các huyện Thường
Tín và Thanh Oai. Phía Nam giáp huyện Duy Tiên của tỉnh Hà Nam. Phía Tây
giáp huyện Ứng Hồ. Phía Đông giáp sông Hồng, ngăn cách với tỉnh Hưng Yên.
Đây là vùng có địa hình đồng bằng thấp, là vùng trũng của tỉnh Hà Tây
cũ. Hai sông Hồng và sông Nhuệ chảy suốt chiều dọc huyện. Quốc lộ 1A và
đường sắt Bắc Nam chạy qua huyện theo chiều dọc.
1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của vùng đất
Nằm gần trục là quốc lộ 1A nối Hà Nội với các tỉnh miền Trung và Nam,
xã Phú Túc là một mắt xích trong nhịp cầu nối các vị trí then chốt giữa Hà Nội
với miền trong. Là địa bàn của sự giao lưu giữa 2 vùng nhất là các mặt hàng
thuỷ hải sản từ miền trung ra và hàng tiêu dùng từ hà nội vào.
Huyện có sơng Nhuệ chảy từ Bắc xuống Nam. Địa hình thuộc khu vực
trũng nhất của vùng. Quốc lộ 1A và đường xe lửa Bắc Nam đi qua trung tâm
huyện lỵ. Là huyện cửa ngõ nằm trên trục giao thông quan trọng nối liền tỉnh Hà
Tây cũ với các tỉnh phía Nam, Phú Xun thực sự có nhiều điều kiện và cơ hội
thuận lợi để tăng tốc phát triển. Huyện có tiềm năng lớn về sản xuất nơng nghiệp
với tổng diện tích đất nơng nghiệp là 10.404,15 ha, phần lớn là ruộng đất phì
nhiêu, màu mỡ, có cả đồng chiêm trũng và đồng màu xen lẫn. Điều đó đã tạo
điều kiện cho nhân dân huyện Phú Xuyên, có khả năng gieo trồng trên diện tích
lớn, tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất và đa dạng hóa cơ cấu cây trồng với nhiều
loại cây màu, cây công nghiệp khác như ngơ, đỗ, khoai, mía, lạc, …

6


Từ một vùng chiêm trũng mỗi năm chỉ lấy 1 vụ cấy lúa, bên cạnh trồng
lúa và hoa màu, Phú Xun cịn phát triển ngành chăn ni theo hướng nạc hóa

đàn lợn, sinh hóa đàn bị, phát triển đàn bị sữa, gia cầm theo hướng siêu thịt,
siêu trứng. Nhờ đó tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất công
nghiệp đều tăng theo các năm.
Dân Lưu Thượng sống lâu đời chủ yếu bằng nghề làm ruộng . bình qn
ruộng đất khơng ít, nhưng những khó khăn do thiên nhiên gây ra khiến cho cuộc
sống và sản xuất vô cùng vất vả, vào mùa mưa những cơn lũ thường đột ngột
xuất hiện phá hoại cuộc sống và sản xuất của người dân Phú Túc. Dưới chế độ
cũ cả xã khơng có lấy một cơng trình thủy lợi, mọi hoạt đọng sản xuất thường bị
phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. hàng năm chỉ cấy được một vụ, năng suất
thấp.
Tuy nhiên Lưu Thượng lại là nơi lắm tôm và nhiều cá ngon, có năm đánh
bắt cá cịn hơn cấy cả vụ chiêm, đặc biệt là đã từ lâu xã Phú Túc có nghề đan tế
truyền thống (từ thơn Lưu Thượng rồi lan ra cả xã), lúc phát đạt nghề thủ cơng
có thể tạo việc làm cho hàng ngàn lao động và có những sản phẩm nổi tiếng cả
trong và ngồi nước. Ngày nay, Lưu Thượng trở thành điểm nhấn trong du luch
huyện Phú Xuyên.
1.3 Con người nơi làng nghề
Cũng như bao làng quê khác trên đất nước Việt Nam, con người Lưu
Thượng vẫn chân chất, mộc mạc. Con người sống yêu thương gắn bó, sẻ chia và
đùm bọc nhau trong cuộc sống, luôn tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động sản
xuất, là một cuộc sống “tối lửa tắt đèn có nhau”. đến với làng nghề thơn Lưu
Thượng ta vẫn thường bắt gặp những cảnh “người người gọi nhau”, họ gọi nhau,
đến với nhau và cùng ngồi với nhau miệng thì khơng ngớt những câu chuyện,
những tiếng cười và đặc biệt là đơi tay của họ thì khơng ngừng nghỉ, vẫn cứ
thoăn thoắt lướt trên sản phẩm của mình, từng sợi guột, từng mũi kim đan vào

7


vẫn chính xác đến khơng ngờ, những sản phẩm cuối cùng cho ra cho thấy độ

tinh xảo và hoàn thiện vô cùng.
Mặc dù nằm cách thủ đô Hà Nội, một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hố.
được xem là nơi phồn hoa đơ hội có sức lan toả mạnh thế nhưng Lưu Thượng thì
vẫn giữ được những nét bình dị của một làng quê, vẫn cây đa - bến nước - sân
đình, ao bèo và đường làng quanh co. Tất cả là nhờ thơn Lưu Thượng cịn giữ
được nghề của mình.
1.4 : Lịch sử làng nghề đan cỏ tế thôn Lưu Thượng
Thôn Lưu Thượng, xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, Hà Nội là làng nghề
cổ truyền với lịch sử gần 400 năm, cụ tổ nghề của làng là cụ Nguyễn Thảo Lâm.
Cho đến bây giờ, người già trong làng vẫn truyền lại cho lớp trẻ câu
chuyện về một người đã mang nghề quý đến cho dân.
Đó là vào khoảng những năm đầu thế kỷ XVII, hồi ấy làng có tên là Giầu
Tế, dân còn thưa thớt, đất đai bỏ hoang nên cỏ dại mọc đầy. Một người đàn ông
tên Nguyễn Thảo Lâm đã đến đây lập nghiệp, lấy những cây cỏ dại đan thành đồ
dùng hàng ngày và những chiếc giỏ để đánh bắt cua, cá... Ông đã dạy lại cho dân
làng nghề đan cỏ tế từ đó. Ghi ơn ông, người dân nơi đây đã tôn vinh thành ông
tổ nghề và thờ phụng tại đình Lưu Thượng. Để ghi nhớ công đức, dân Lưu
Thượng đã lập miếu thờ, tôn ông làm tổ nghề và hàng năm vào ngày 16 tháng
Mười âm lịch đều tổ chức giỗ tổ nghề.
Theo lời của nghệ nhân Nguyễn Văn Thọ: Lệ làng xưa, nghề đan cỏ tế
không được truyền ra khỏi làng, thậm chí con gái đi lấy chồng cũng phải trả lại
nghề cho cha.
Do nghề chỉ được truyền trong làng nên phạm vi sản xuất rất nhỏ lẻ, sản
phẩm cũng rất đơn giản. Người dân trong làng chủ yếu sơ chế cây cỏ tế (guột)
thành nguyên liệu thô cung cấp cho các làng xung quanh đan nong nia, rổ rá,
làm nón…Làng nghề trước kia chỉ gói gọn trong thơn, phạm vi rất nhỏ hẹp, sản

8



phẩm ít. Người trong làng thu mua cỏ tế, chế thành nguyên liệu cung cấp cho
các làng nghề khác là chính. Lưu Thượng là nơi cung cấp nguyên liệu cho làng
đan ở Ninh Sở, làng rổ rá ở Cầu Bầu, làng nong nia ở Lau, Trường Thịnh, làng
nón ở Chng...Trước đây, người làng nghề thường sử dụng cây guột tế để đan
thành đồ dùng hàng ngày và chẻ thành sợi để bán cho những địa phương có
nghề đan rổ, rá...
Năm 1988, đại diện Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh mang một số
hàng mẫu về đặt hợp tác xã Phú Túc. Mọi người háo hức nhận đan thử, song đều
thất bại và chán nản. Ông Nguyễn Văn Ngải lên xin hợp tác xã cho thêm thời
gian để tập đan. Ông tháo mẫu ra, xem từng ống đan, kiểu cạp rồi tập đan cho
thật giống. Sau những chiếc đĩa đầu méo mó, ơng Ngải đã có thể đan được một
chiếc đĩa y hệt hàng mẫu sau nửa tháng mày mò tự học.
Từ nguyên liệu là cỏ tế, nghệ nhân Ngải cùng mọi người thử áp dụng và
thành công khi kết hợp cỏ tế với các loại nguyên liệu khác như mây, bèo, giang,
gai, cói, lá bua... Điều này vừa tạo ra sự đa dạng trong chủng loại các mặt hàng,
vừa giải quyết vấn đề nguyên liệu cho sản xuất.
Bên cạnh những sản phẩm dụng cụ tiêu dùng như khay tế bộ ba, đĩa đơn
pha cói, lẵng đựng bia rượu, bồ đựng đồ..., nghệ nhân Ngải tiếp tục thành công
với các đơn hàng là các sản phẩm phức tạp hơn. Ngoài ra ông còn tự sáng tạo ra
mẫu các con vật và thành cơng với các hình con chim, gà, vịt, ếch... vừa là vật
dụng, vừa có thể trưng bày như những sản phẩm nghệ thuật độc đáo. Có nhiều
sản phẩm mẫu khi đối tác đưa đến, khơng ai có thể đan giống được vì sự phức
tạp của nó. Chẳng hạn như sản phẩm con sò xuất khẩu, chỉ nghệ nhân Ngải mới
đan được, sau khi nắm được bí quyết, ơng liền truyền lại cho mọi người trong
thôn xã.
Khi lô hàng đầu tiên là 300 chiếc đĩa lục lăng ký kết với Công ty xuất
nhập khẩu (XNK) Quảng Ninh thành công, nhân dân trong làng Lưu Thượng
quê ông tấp nập đến nhà xin làm học trị ơng Ngải. Ban đầu là năm bảy người,

9



dần dần, già trẻ cả làng đến học đan, dân các làng khác trong xã Phú Túc cũng
khăn gói đến học đan nhà ông Ngải. Vừa dạy đan cho mọi người các mẫu đã
biết, ông Ngải vừa tiếp tục tự tập đan thêm nhiều mẫu mới. Khi tay nghề đã
nâng cao, ơng chỉ cần nhìn qua mẫu là có thể tự đan lại giống y hệt, bên cạnh
các mẫu đan do ơng tự nghĩ ra.
Đến năm 1994, để tìm hướng phát triển mới cho làng nghề, đem lại giá trị
kinh tế cao hơn cho các sản phẩm của làng, ông Nguyễn Quốc Sinh, chủ doanh
nghiệp Phú Thượng đã xin phép các cụ truyền nghề ra ngồi phạm vi làng. Từ
đó làng nghề đan cỏ tế Lưu Thượng đã có những bước phát triển mạnh mẽ.
Giai đoạn những năm 1995 – 2000 là giai đọan các sản phẩm hàng hóa từ
cỏ tế có tốc độ phát triển rất nhanh và mạnh. Hàng hóa của Phú Túc được u
thích và được sử dụng rất nhiều tại các nước như Đài Loan, Nhật Bản và các
quốc gia Đông Âu. Giai đọan 2001 – 2008, nghề vẫn duy trì tốc độ phát triển,
nhưng từ năm 2009, suy thối kinh tế đã gây ra khơng ít khó khăn cho hoạt động
xuất khẩu của địa phương do nhu cầu về hàng hóa tại các thị trường giảm mạnh.
Sản xuất ngày càng phát triển, nhiều gia đình đã tách ra làm ăn độc lập.
Hiện xã Phú Túc có 8/8 thơn đều làm hàng xuất khẩu như Tư Sản, Lưu Thượng,
Lưu Xá.... Cả xã có chín doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã, hơn 20 tổ hợp sản
xuất và hàng trăm hộ cá thể tích cực sản xuất, sáng tạo mẫu mã, tìm kiếm bạn
hàng xuất khẩu. Cả xã Phú Túc có xấp xỉ 2.000 hộ dân thì có khoảng 95% số hộ
làm nghề đan cỏ tế xuất khẩu. Mỗi xưởng có từ 15 đến 30 lao động tập trung,
bên cạnh hàng chục nghìn lao động trong các hộ sản xuất cá thể.
Để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu khách hàng, hiện nay, ngồi ngun liệu
chính là cỏ guột tế, những người thợ tài hoa Phú Túc đã xen vào các nguyên liệu
khác như dây rừng, bèo tây, cói, mây... để tạo nên những sản phẩm đa dạng, với
nhiều cấp độ sắc màu tự nhiên của các nguyên liệu đan xen. Các sản phẩm của
làng không chỉ được biết đến ở thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu
sang thị trường nước ngoài.Những mặt hàng này được người làng nghề đem giới


10


thiệu, chào hàng và được khách hàng từ nhiều nước đón nhận nồng nhiệt. Những
hợp đồng lớn từ các nước Đông Âu, Canada, Úc, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài
Loan... tạo việc làm thường xuyên với thu nhập cao cho người dân 8 làng trong
xã và hàng nghìn người từ các vùng lân cận.

11


CHƯƠNG 2
LÀNG NGHỀ ĐAN CỎ TẾ TRUYỀN THỐNG THÔN LƯU THƯỢNG
2.1 : Nguyên liệu
2.1.1: Cỏ tế ( Guột)
Từ xưa đến nay, người làng nghề thường sử dụng cây guột tế để đan thành
đồ dùng hàng ngày và làm ra những sản phẩm thủ công đa dạng như: các con
giống ngộ nghĩnh, lẵng hoa xinh xắn, những chiếc làn đủ hình thù, kích cỡ...
Cây guột tế là một loại cỏ mọc hoang ở rừng nhiệt đới miền Bắc nước ta.
Cỏ tế (guột) là cây thuộc họ dương xỉ, thân mầu đỏ nâu óng, từ xưa đã được ơng
cha ta sử dụng để đan lát các dụng cụ gia đình.Cây tế là một loại cỏ mọc ở vùng
rừng núi nhiệt đới. Giống cỏ này mọc vào mùa xuân và già cỗi vào mùa đông.
Khoảng tháng 9 âm lịch hàng năm là mùa cây guột cho khai thác. Người ta cắt
lấy phần ngọn, cịn chừa gốc để đến mùa xn, nó lại tự mọc lên tươi tốt. Đây là
nguồn nguyên liệu tự nhiên rất quý giá đối với người dân làm nghề ở xã Phú
Túc. Người dân Lưu Thượng đưa thân cỏ tế về quê mình chẻ tách thành những
sợi guột nhỏ để buộc, nức những chiếc rổ, chiếc rá, khâu nón…góp phần tạo nên
những mặt hàng thủ công phục vụ sinh hoạt đời sống hàng ngày. Trước đây
người ta chỉ lấy phần ruột của cây cỏ tế tách thành những sợi nhỏ gọi là guột,

dùng để nức rổ, rá, khâu nón…cịn phần vỏ cứng bên ngoài chỉ để đun bếp…
Vào thập kỷ 80 người dân Lưu Thượng đã sử dụng phần ngoài của cây cỏ tế này
để đan lát một số dụng cụ sinh hoạt như làn, được gọi là mặt hàng cao cấp nhất
của làng nghề guột tế. Chỉ một cây cỏ tế thôi mà người thợ ở đây phân ra làm
nhiều phần, phần vỏ bên ngoài cứng hơn dùng để đan, phần ruột bên trong được
tách ra làm nhiều sợi nhỏ để nưc, buộc. Nghề đan cỏ guột tế giống như nghề đan
lát mây, tre, nhưng sợi guột tế có ưu thế về màu đỏ nâu tự nhiên rất đẹp. Để sản
phẩm bền màu và tươi tắn hơn, người ta chỉ cần phun một nước dầu bóng mà
khơng cần phải ngâm với bất kỳ loại hoá chất độc hại nào. Hơn nữa, nó mềm

12


mại, dẻo dai, nên dễ tạo thành nhiều hình thù khác nhau và đặc biệt có độ bền
cao. Cũng như sản phẩm từ mây, tre, giang..., đồ dùng từ guột tế có nguồn gốc
từ thiên nhiên nên thân thiện với môi trường, phù hợp với xu hướng tiêu dùng
của khách hàng khắp thế giới.
Xưa kia khi mà dân số còn ít, đất đai còn rộng, nghề đan cỏ tế còn chưa phổ biến
tới các vùng lân cận cộng với thị trường chưa mở rộng thì làng nghề cịn tự cung
tự cấp đuợc nguyên liệu thế nhưng đã từ lâu nguồn nguyên liệu của địa phương
và những vùng lân cận đã khơng cịn đáp ứng được nhu cầu cho việc sản xuất
của làng nghề.
Nguồn nguyên liệu là cây tế chủ yếu được mua về từ Hà Giang, Lạng
Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn nhưng từ năm 2005 đến nay, do cạnh tranh từ phía
Trung Quốc, làng nghề Phú Túc chủ yếu mua các loại cỏ tế từ nước bạn Lào, với
chất lượng tương đương.
Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, giá cỏ tế nguyên liệu có mức tăng giá
chóng mặt, gây ra khơng ít khó khăn cho các hộ, doanh nghiệp sản xuất. Nếu
giai đoạn 2004 – 2005, giá cỏ tế là 800.000đồng/tạ thì đến nay, đã tăng lên gấp
hơn 2 lần, đạt từ 1,7-1,8 triệu đồng/tạ. Cái khó ló cái khơn, nguyên liệu tăng giá

thì người Phú Túc chuyển sang sản xuất các mặt hàng thủ cơng có nguồn gốc từ
các nguồn nguyên liệu khác như bẹ ngô, bẹ chuối, bèo lục bình...
Để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu khách hàng, hiện nay, ngồi ngun liệu
chính là cỏ guột tế, những người thợ tài hoa Phú Túc đã xen vào các nguyên liệu
khác như dây rừng, bèo tây, cói, mây...
2.1.2: Dây rừng:
Tính đa dạng sản phẩm phải mới lạ và có tính thực dụng cao, đồng thời
phải mang nét hoang sơ, đẹp tự nhiên, mộc mạc. Màu sắc và lớp vỏ xù xì của sợi
dây rừng, cũng như độ dẻo để dễ dàng gia cơng, tạo hình của chúng hồn tồn
đáp ứng được yêu cầu trên.

13


2.1.3: Bèo tây:
Không dừng ở nguồn nguyên liệu truyền thống là cây cỏ tế. Hơn 10 năm
trước, những nghệ nhân làng Lưu Thượng đã thử nghiệm loại nguyên liệu mới.
Đó là cây bèo tây, nam bộ quen gọi là lục bình.
Làng Lưu Thượng gần sơng Nhuệ. Có những khi trên mặt sơng Nhuệ phủ
kín một màu xanh do bèo tây nở ra làm cản trở dòng chảy. Sẵn nguyên liệu,
người dân vớt bèo cắt bỏ gốc rồi đem phơi. Cách chế biến bèo tây khá phức tạp.
Bèo tây sau khi vớt sẽ phân loại để chọn những cây bèo đạt yêu cầu. Bèo được
sử dụng thường có chiều cao từ 50 – 70 cm, đường kính chừng 1,5cm. Thân bèo
phải đặc, cứng và phát triển đều. Sau khi chọn được những cây bèo đạt tiêu
chuẩn người ta sẽ tiến hành tẩy trắng bèo bằng lưu huỳnh.Đến khi thân cây bèo
khô đi thành một sợi dây thì họ dùng nó làm sợi để đan các sản phẩm mỹ nghệ
giống như sợi cỏ tế. Những sản phẩm như thế sau khi hoàn thiện, phun dầu bóng
vào cũng đẹp và hấp dẫn khách nước ngồi khơng kém gì so với làm từ cỏ tế.
Sản phẩm làm từ bèo tây chủ yếu là khay đựng, rương, hòm, salon,
giường…Với những lợi thế như nhẹ, hút ẩm tốt và có độ bền khá cao.

2.2: Dụng cụ sản xuất:
Dụng cụ làm nan đơn giản lắm: đanh, kìm, kim, kéo, kẹp, dùi và chủ yếu
là dao. Dao có bốn năm loại: to, nhỏ, dày, mỏng khác nhau với những cơng dụng
riêng. Dao to để pha, dao nhỏ vót nan, dao rựa chặt nứa, dao bài to bóc cật.
Dao phay ( dao rựa):
Là loại dao làm bằng sắt dùng để chẻ các mành tre. Có 1 lưỡi sắc, và có tay nắm.
chiều dài của dao 30cm. rộng 5cm, cân nặng 0.8kg.
Dao cạo:
Dao cạo được làm bằng chất liệu hợp kim được chế tác rất mỏng và nhẹ.
Phía dưới có một lưỡi sắc.
Để người thợ cạo dễ di chuyển từng nét hoa văn, bên ngoài dao cạo
thường được bọc bằng một lớp vải để khi cạo không bị đau tay.

14


2.3 : Quy trình sản xuất:
Theo người dân Lưu Thượng, một sản phẩm mĩ nghệ hồn chỉnh địi hỏi
phải trải qua rất nhiều công đoạn như từ khâu chọn guột, đến bóc vỏ, phơi, tiến
hành đan, rồi sấy diêm sinh, phết keo và cuối cùng bơi dầu bóng.
Điều đáng nói là công việc sản xuất hàng xuất khẩu ở đây đã được chun
mơn hóa đến từng cơng đoạn và được tổ chức khoa học hợp lý, có bộ phận sản
xuất theo hộ, các hộ chỉ chun một cơng đoạn. Ví dụ làm một lô hàng sản phẩm
khay đựng hoa quả, giỏ đi chợ, giỏ đựng sách báo... thì một bộ phận các hộ
chuyên đan đế, bộ phận hộ khác chuyên đan ... cuối cùng hoàn thành sản phẩm
được thu gom về tổ hợp hoặc DN để hoàn thiện cuối cùng, phơi sấy, hun, phun
bóng, gắn nhãn mác, đóng gói bao bì xuất khẩu.
Cơng đoạn chon cỏ tế:
Các loại tế ngun liệu sau khi được mua về sẽ phải trải qua các cơng
đọan chọn ngun liệu: cỏ tế chất lượng có màu sắc đẹp, có độ dẻo, dai phù hợp

với các mặt hàng, thơng thường, tế cần phải được phơi ít nhất 03 nắng to liên tục
mới đạt chất lượng, cả về độ bền và màu sắc. Với cỏ tế, kỵ nhất là gặp trời mưa,
màu sẽ xỉn và độ dẻo, dai của ngun liệu khơng đạt u cầu.
Bóc vỏ, phân loại nguyên liệu:
Cỏ tế bóc vỏ ra là guột, được chẻ thành sợi, người ta chỉ lấy phần ruột của
cây cỏ tế tách thành những sợi nhỏ, phần vỏ cứng bên ngoàiđể đan lát một số
dụng cụ sinh hoạt như làn, được gọi là mặt hàng cao cấp nhất của làng nghề guột
tế
Tùy từng loại hàng hóa và mục đích sử dụng mà cây cỏ tế được để nguyên
hay chẻ ra làm 2, 3 hay 4 phần, phân loại theo màu sắc, chất lượng, cắt mỗi sợi
guột thành các kích cỡ tuỳ theo sản phẩm.
Tiến hành đan sản phẩm:
Có rất nhiều kiểu đan tạo thành các sản phẩm khác nhau.

15


+ Một số kiểu đan đơn giản như đĩa lót cốc, chén,…có thể đan trực tiếp
tạo thành hình sản phẩm.
+ Tạo khung sắt, gỗ,.
+ Đan theo khn có kích thước, hình dáng quy định
Từ các cách đan truyền thống là đan nong mốt, nong đơi, nong ba, với óc
sáng tạo và bàn tay khéo léo, người làng đan guột Lưu Thượng đã sáng tạo hàng
trăm cách đan khác nhau như đan xương cá, kết hình hoa và kết hợp màu sắc,
tạo hình hoa văn nổi, tạo ra nhiều mẫu mã sản phẩm tinh xảo, có tính thẩm mỹ
cao.
Trong các loại đan, cái khó của sự kết hợp giữa sắt với guột chính là khâu
thiết kế sáng tạo mẫu mã để đưa ra một mặt hàng cụ thể. Nói là khó bởi phải tạo
dáng sản phẩm bằng khung sắt, gỗ. Phải tính tốn sao cho đạt được hình dáng
mỹ thuật để sử dụng có hiệu quả đồ vật đó. Lại phải tính đến các thuận tiện có

thể thao tác được cho người thợ thủ công đan được nan guột trên bộ khung ấy.
Trong việc thiết kế các đồ dùng bằng sắt đan guột, tính sáng tạo và tư duy trừu
tượng là động lực thúc đẩy cho việc sáng tác kiểu dáng sản phẩm.
Nét độc đáo là người ta nối guột với nhau sao cho đường đan liền mạch
tạo ra cảm giác sợi guột dài vô tận. Khi đan xong, sản phẩm được nhúng vào bể
keo đặc biệt có tác dụng dán chặt guột với sắt và guột với guột đồng thời tạo độ
bóng trên bề mặt nan guột.
Cơng đoạn hồn thiện sản phẩm:
Khái qt q trình hồn thiện: Sản phẩm sau khi được tạo ra sẽ hun sấy
bằng diêm sinh và nhúng qua dầu keo để tăng độ bền cho sản phầm. Sau đó đem
phơi hoặc sấy khơ rồi lại nhúng dầu lần hai, hoặc lần ba cho đến khi khô kiệt thì
đóng kiện và xuất khẩu.
- Bước 1: Sản phẩm đan xong được vệ sinh, cắt tỉa những phần không cần
thiết.

16


- Bước 2: Sấy diêm sinh: Thông thường người dân dùng khí lưu huỳnh để
xơng hoặc sấy để có được màu sắc đẹp nhất và diệt trừ mọi loại sâu hại.
Tiến hành xơng khí lưu huỳnh trong buồng kín vừa với một hộp đốt lưu
huỳnh vào trong buồng thực hiện q trình xơng khói.
Sấy diêm sinh là một cơng đoạn quan trọng. Khi nguyên liệu được sấy khô
đến độ ẩm theo yêu cầu trong sử dụng, nó mang lại các lợi ích sau:
 Tạo sự ổn định kích thước cho vật liệu
 Nâng cao tính chất cơ học
 Loại bỏ hoặc làm giảm nguy cơ bị nấm và côn trùng phá hại
 Thúc đẩy sức thẩm thấu thuốc bảo quản
 Giảm chi phí vận chuyển
 Dễ gia cơng, đánh nhẵn và dán keo

 Nâng cao khả năng bám dính của các chất phủ (chất nhuộm màu, vecni,
sơn,…)
 Tăng khả năng cách nhiệt
Giảm sức ăn mòn các vật kim loại tạo liên kết trong sản phẩm.
- Bước 3: Nhúng dầu (Luộc dầu)
Ngun liệu cịn tươi có thể được luộc trong dầu để loại bỏ lớp sáp và các
chất gôm. Luộc song mây trong dầu nhằm loại bớt nước hay giảm độ ẩm, vì thế
giúp sản phẩm tránh được nấm mốc và nấm mục tấn công; và cải thiện được
màu sắc cho sản phẩm.
- Bước 4: Làm màu: Có 2 cách làm màu hàng đan: nhuộm hoặc sơn.
- Bước 5: Đem phơi hoặc sấy.
Bước 6: Nhúng keo: để sản phẩm chắc, cứng rồi để khô.
Các nguyên liệu như keo, dầu đều được mua trong nước, dầu thông
thường được mua về từ Quảng Ninh. Do là sản phẩm thủ công, 100% công đoạn
làm bằng tay nên nghề đan cỏ tế không cần đầu tư về máy móc trang thiết bị, chỉ

17


cần đầu tư một lò sấy hơi, khoảng từ 150 – 200 triệu đồng. Xây dựng bể nhúng
và có sàn dốc tận thu dầu, rồi chuyển ra sân phơi khô.
- Bước 7: Vệ sinh, cắt tỉa, chỉnh trang lần cuối
- Bước 8: Đóng gói sản phẩm, dán mác thương hiệu. Để tránh mốc, khi
đóng gói có hạt chống ẩm hoặc giấy chống ẩm.
2.4: Các loại hình sản phẩm:
Sáng tạo được trên trăm mẫu sản phẩm với đủ thể loại như lẵng hoa, chụp
đèn. Lồng đèn, bình hoa cho đến các loại bát mây, đĩa mây, làn mây... có thể
phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau trong sinh hoạt cũng như trong trang trí
nghệ thuật...
- Cốc trịn có 3 mẫu đang được ưa chuộng dùng để giấy ăn trong quán café.

Cốc tết trên viền miêng được tết kiểu đuôi sam
Cốc sao được đan sao cho các mắt đan tạo thành cánh sao
Cốc rút đan thua như lưới mắt cáo
- Cốc vng: phần khung được làm bằng sắt khơng gỉ, có các kích cỡ khác
nhau, được dùng để đựng giấy ăn trong nhà hàng.
- Gùi cao 30cm, hình bán nguyệt có 2 dây đeo vai, thường được dùng trong
biểu diễn văn nghệ hoặc trang trí quán theo phong cách dân tộc.
- Lẵng có nhiều kiểu đa dạng được u thích nhất là hình thuyền, hình bồ
dục, dùng bày đựng bánh kẹo, quà tết.
- Các loại khay với các kích thước khác nhau (35 cm x 50 cm x 0.8 cm, 30
cm x 40 cm x 0.8cm,…) hay dùng để bày bánh mì, món ăn,…
-

Máng để cắm hoa trang trí thềm cửa sổ, trang trí văn phịng, khách sạn

Ngồi ra cịn có những con giống, những lẵng đựng hoa quả, khay, hộp đựng
quần áo, tráp đựng son phấn, hàng lưu niệm... được để thô mộc mang nhưng nét
giản dị quê hương hoặc dùng sơn, dầu bóng thổi những nét hiện đại, đẹp đẽ đều
có những sức thu hút đầy sống động. Từ một loại cây mọc hoang dại trên rừng,
bằng bàn tay tài hoa và khéo léo của người dân nơi đây đã trở thành những sản

18


phẩm mang tính nghệ thuật cao, chinh phục được bao khách hàng trong nước và
quốc tế. Những sản phẩm như lẵng đựng hoa quả, khay, hộp đựng quần áo, tráp
đựng son phấn, hàng lưu niệm, con giống… thực sự đã làm bao du khách phải
ngỡ ngàng. Có một cái gì đó thật bình dị, dân dã mà vẫn rất hiện đại tốt lên từ
chính những cây cỏ hoang dại ấy.
Hàng năm, người dân thôn Lưu Thượng sản xuất ra hàng ngàn sản phẩm

đủ loại như: rương tủ, bàn ghế, lẵng, giỏ, khay, con giống… Dưới bàn tay tài
hoa của các nghệ nhân trong làng cây guột được kết hợp với các nguyên liệu
khác như: guột pha cỏ lăn, guột pha dây rừng, rơm rạ, song, mây, bẹ ngô…, để
tạo ra các sản phẩm vô cùng tinh xảo.
Với sự năng động của người làng nghề, họ cải tiến mẫu mã, làm ra những
sản phẩm thủ công đa dạng như: các con giống ngộ nghĩnh, lẵng hoa xinh xắn,
những chiếc làn đủ hình thù, kích cỡ... Những mặt hàng này được người làng
nghề đem giới thiệu, chào hàng và được khách hàng từ nhiều nước đón nhận
nồng nhiệt.
2.5 : Đặc điểm làng nghề đan cỏ tế thôn Lưu Thượng:
Không giống những ngành nghề khác, nghề đan cỏ tế có một đặc điểm nổi
bật đó là tính phổ thơng, phù hợp với mọi lứa tuổi. Từ trẻ lên 3 cho tới những
ông cụ, bà cụ 80 - 90 tuổi đều có thể làm được, đó có thể là một cơng đoạn nào
đó dù khộng quan trọng trong một sản phẩm. Hay nói cách khác là nghề thủ
cơng khơng kén chọn, khơng khó tính trong việc sử dụng lao động. đến với làng
nghề Lưu Thượng hẳn ai cũng thấy hình ảnh cả một đại gia đình ngồi quây quần
với nhau, thoạt nhìn chắc chắn trong chúng ta sẽ khơng ít người lầm tưởng rằng
gia đình đó đang có một dịp kỷ niệm nào đó nhưng thực ra lại khơng phải như
vậy mà đó chính là công việc thường ngày của người làng nghề Lưu Thượng,
những đứa bé và ơng bà già thì làm những cơng việc khơng khắt khe và khơng
địi hỏi kỹ thuật cao trong một sản phẩm cịn đói với người trong độ tuổi lao

19


động thì thường đảm nhiệm những cơng việc khó, địi hỏi độ chính xác cao, sự
tinh tế và tính thẩm mỹ hoàn thiện trong một sản phẩm.
Một đặc điểm thư hai đó là nghề đan cỏ tế khơng có những qui đinh cụ thể
về thời gian, không gian cụ thể trong lao động sản xuất, người ta có thể làm
trong bất kỳ thời gian nào rảnh rỗi và ở bất cứ nơi đâu mà họ cho là tiện, nói

chung là vào mọi lúc, mọi nơi (sáng sớm, giữa trưa hay cả ban đêm và thậm chí
là thời gian đi học về của nhũng cơ bé, cậu bé, người có con mọn đều có thể
tranh thủ làm việc).
Bên cạnh việc phù hợp đối với mọi đối tượng và có thể làm việc ở mọi lúc,
mọi nơi như đã nói thì nghề còn mang lại thu nhập khá cao cho người lao động
nhất là đói với người lao động lành nghề. Theo khảo sát thực tế thì đối với
những người đi làm theo kiểu cơng nhân ăn lương trong các xưởng thì ngày
công thường đạt từ 40-50 ngàn/người/ngày (thường là người dưới hoặc quá độ
tuổi lao động), còn đối với những người trong độ tuổi lao động hay những lao
đông lành nghề thì thường tự nhận mẫu và sản phẩm để làm tại nhà thì ngày
cơng thường đạt từ 70 – 100 ngàn/người/ngày (có khi cịn hơn thế).
Tuy nhiên, bên cạnh đó để có thể cho ra một sản phẩm có giá trị nghệ
thuật cao, mang nhiều chi tiết, đòi hỏi độ chính xác, tinh sảo thì cần có đơi tay
của những người lâu năm trong nghề am hiểu cá tính của của từng sợi guột thì
mới có thể cho ra những sản phẩm hồn mỹ.
2.6: Những đóng góp của nghề đan cỏ tế thơn Lưu Thượng:
2.6.1: Về mặt văn hố – xã hội:
Đóng góp khơng nhỏ trong cả văn hóa vật chất lẫn văn hóa tinh thần:
ngồi việc tạo ra những sản phẩm phục vụ trong cuộc sống thì bên cạnh đó nó
cịn mang những giá trị tinh thần to lớn, chính nghề mây tre đan cùng với sự
phát triển của nó là một nhân tố góp phần lưu giữ những truyền thống văn hóa
tốt đẹp có từ hàng ngàn năm của tổ tiên.

20


Nền văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, sự
đa dạng của nền văn hóa việt nam chính là nhờ sự góp mặt của cả các lĩnh văn
hóa tinh thần (quan họ Bắc Ninh, Kồng Chiêng Tây Nguyên, nhã nhạc cung
đình huế...) và những đặc trưng thuộc văn hóa vật chất (trống đồng đơng sơn,

các loại lăng tẩm, đền, đình, chùa... và trong đó cũng không thể không kể đến
hàng ngàn nghề thủ công truyền thống trên cả nước). Tuy nhiên trong các lĩnh
vực thuộc văn hóa vật chất thì cũng bao gồm các yếu tố của văn hóa tinh thần và
ngược lại trong văn hóa tinh thần thì cũng bao gồm cả những yếu tố của văn hóa
vật chất. Sự góp mặt của hàng ngàn làng nghề trên nước ta trong đó nghề đan
thủ cơng cũng có những đóng góp khơng nhỏ trong cả văn hóa vật chất lẫn văn
hóa tinh thần, ngồi việc tạo ra những sản phẩm phục vụ trong cuộc sống thì bên
cạnh đó nó cịn mang những giá trị tinh thần to lớn, chính nghề mây tre đan cùng
với sự phát triển của nó là một nhân tố góp phần lưu giữ những truyền thống văn
hóa tốt đẹp có từ hàng ngàn năm của tổ tiên, với những sản phẩm làm từ chất
liệu thiên nhiên - cỏ tế là sự ghi dấu những tinh hoa về giá trị và bề dày văn hóa
của thơn Lưu Thượng – Phú Túc nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung,
Nó góp phần làm phong phú và sống động thêm cho bức tranh văn hóa Việt
Nam vốn đã đa dạng và độc đáo thì lại càng trở nên đa dạng và độc đáo hơn tô
đậm thêm dấu ấn, bản sắc của nền văn hóa dân tộc mấy ngàn năm lịch sử.
Những sản phẩm thủ cơng thể hiện tinh hoa văn hố cũng như sự khéo léo
của con người Việt Nam vốn cần cù, chịu thương chịu khó. Với bàn tay khéo léo
của những người thợ, những thân cây tưởng như vô dụng đã trở thành những đĩa
bày hoa quả, lẵng hoa, bát hoa, làn, giỏ, khay, lọ hoa, chao đèn,... Sự khéo léo đó
thể hiện ở sự điêu luyện đến mức thành thạo của người làm ra sản phẩm, mỗi
một nan, một mắt nan đều thể hiện sự tỷ mỉ, kiên trì, sự sáng tạo thơng minh đến
bất ngờ của những người thợ thủ công – nông dân chất phác.Với sự tài hoa và
óc sáng tạo của người thợ thủ cơng, chất liệu thiên nhiên này đã biến thành các
sản phẩm rất hữu dụng đối với đời sống con người, từ những vật dụng nhỏ nhất

21


như chiếc tăm, chiếc giỏ đến những sản phẩm trang trí nội thất và cả những cơng
trình kiến trúc, các ngôi nhà cư trú… Nếu được xử lý đúng kỹ thuật, các sản

phẩm mây tre đan khơng những có giá trị sử dụng thực tế với nét mỹ thuật độc
đáo mà cịn có độ bền hàng trăm năm.
Nó góp phần làm phong phú và sống động thêm cho bức tranh văn hóa việt
nam đa dạng và độc đáo. Làng nghề thủ cơng truyền thống với các bí quyết nghề
nghiệp riêng là sản phẩm độc đáo của nền văn hóa Việt Nam. Đó là một cộng
đồng có sự liên kết chặt chẽ bởi những mối liên hệ chằng chịt về lãnh thổ, huyết
thống, kinh tế, văn hóa và tâm linh. Đây là nơi hiện lưu giữ kho tàng di sản văn
hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, nơi biểu hiện cụ thể, sinh động
bản sắc văn hóa dân tộc. Các làng nghề không chỉ là nơi tập trung sản xuất các
sản phẩm của làng nghề mà còn là nơi hội tụ các thợ và các nghệ nhân tài khéo,
những người đã tạo ra những sản phẩm có bản sắc riêng mà ở nơi khác khó có
thể bắt chước được. Thực tế cho thấy, những sản phẩm thủ công mỹ nghệ không
chỉ là những vật phẩm sinh hoạt bình thường hàng ngày, mà một số sản phẩm
nghệ thuật biểu trưng của nền văn hóa xã hội, mức độ phát triển kinh tế, trình độ
dân trí, đặc điểm nhân văn của dân tộc.
2.6.2: Về mặt kinh tế:
2.6.2.1: Tạo việc làm, tăng thu nhập và ổn định xã hội.:
Ông Bùi Hồng Luyến, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Túc cho biết: Tồn xã
có 1.978 hộ dân, trong đó hơn 90% đều làm mây tre đan. Thủ công nghiệp
chiếm 71% cơ cấu kinh tế địa phương. Cả 8 thôn của xã đều được công nhận là
làng nghề.
Gần 100% các hộ trong thôn Lưu Thượng tham gia vào hoạt động của
làng nghề với tất cả các khâu: từ cung cấp nguyên liệu đến xử lý, đóng gói, thu
mua sản phẩm. Nhờ đơi bàn tay khéo léo cùng sự nhạy bén, năng động phát huy
lợi thế quê hương, nhiều người đã xây dựng cho mình được cả cơ nghiệp vững

22


vàng, ổn định, đầy đủ tiện nghi. Tuy nhiên, công việc khá an nhàn, ít độc hại,

đặc biệt khơng có khái niệm "ngồi độ tuổi lao động", do đó từ người già, em
nhỏ, thậm chí cả các chị con mọn, ai cũng có thể kiếm tiền, khẳng định giá trị
bản thân. Những con người khéo léo của đất nghề từ các em nhỏ tới các bậc cao
niên, rồi những bà, những cô, những cậu... đang thoăn thoắt tay buộc, tay đan
làm nên những món hàng độc đáo.
Làng nghề mây tre Lưu Thượng là làng nghề lâu đời trong số bảy làng
nghề truyền thống thuộc Hà Tây. Vào thời vụ, làng thu hút hơn 1.000 lao động.
Nhiều thợ thủ công tự coi mình là một nơng dân bám nghề đi lên, và gần như
thành đạt với nghề.
Với nghề Mây tre đan Lưu Thượng luôn đảm bảo sử dụng hết nguồn lao
động dư thừa và trong thơn xóm khơng có tên nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè,
ma túy mại dâm...đảm bảo một cuộc sống ổn định và bền vững góp phần tích
cực vào sự phát triển chung của đất nước.
2.6.2.2: Quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ:
Hiện nay thôn Lưu Thượng là trung tâm của xã nghề Phú Túc với 7 công
ty và doanh nghiệp như: Phú Tuấn, Phú Ngọc, Thanh Kai. Thanh Hồng, Lương
Hiến,… 20 tổ hợp sản xuất chiếm 99% số DN và cơ sở sản xuất của toàn xã.
Những năm gần đây, dân làng nghề Lưu Thượng mạnh dạn lập cơng ty,
doanh nghiệp gia đình. Mơ hình tổ hợp thu hút nhiều lao động địa phương tham
gia "mạng lưới" liên kết làm ăn. Ngoài các doanh nghiệp và cơng ty gia đình,
các hộ gia đình trong thôn liên kết để sản xuất hàng theo các đơn nhỏ lẻ như
giao hàng cho các chợ đầu mối như chợ Đồng Xuân, chợ Mơ,…
Ông Phạm Tuấn Đa, chủ tịch UBND xã Phú Túc cho biết: Tỉ trọng tiểu
thủ công nghiệp hiện nay đã chiếm 63% trong cơ cấu kinh tế toàn xã. Tới đây,
xã đang làm thủ tục xin phép xây dựng điểm công nghiệp 5 ha nằm ở cánh đồng

23


thôn Lưu Thượng. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi, kết hợp với sự tài hoa,

năng động của người làng nghề, tin rằng, họ sẽ đưa cây guột tế "vươn xa" hơn.
Trong xã có các cơ sở sản xuất, công ty TNHH chuyên xuất khẩu các mặt
hàng mây tre. Nhờ có nghề mây tre đan truyền thống khá phát triển mà người
dân trong xã có việc làm thường xuyên, đời sống được cải thiện.
Sản phẩn mây tre đan của xã đã được các Công ty, các doanh nghiệp xuất
khẩu ra thị trường 50 nước trên thế giới., nhiều nhất là thị trừờng Đông Âu.
Huyện Phú Xuyên đã dành nhiều kinh phí cho cơng tác khuyến cơng nhân
cấy nghề, nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn, đào tạo đội ngũ nghệ nhân
trẻ. Đội ngũ lao động trẻ chiếm tỉ lệ khá đông, do được cha mẹ truyền dạy từ bé
nên dần trở thành thợ lành nghề. Cùng với đó, huyện đã tích cực triển khai cơng
tác giải phóng mặt bằng để xây dựng các khu, cụm, điểm công nghiệp. Xã đang
cho xây dựng điểm công nghiệp 5 ha nằm ở cánh đồng thôn Lưu Thượng.
Những năm đầu, doanh số làng nghề đạt 500 - 700 triệu đồng/năm, nay
đạt trên 70 tỉ đồng/năm, nộp ngân sách 2 tỉ đồng/năm.
Xây dựng điểm tham quan du lịch độc đáo về làng nghề: Theo tuyến quốc
lộ 21B đến Quán Tròn rẽ trái theo tỉnh lộ 73, theo tấm biển đề du lịch làng nghề
mây, tre, giang đan, guột tế Phú Túc sẽ dẫn ta đến với một điểm tham quan du
lịch độc đáo. Bên những con đường được trải bê tông, trải nhựa hay lát gạch
sạch, đẹp theo dọc địa phận xã, men theo rìa làng, dọc các thơn, xóm đã bắt gặp
một khơng khí lao động hăng say sơi nổi. Từng dãy hàng guột tế, mây, tre, giang
đan đang phơi ven đường, trong sân nhà. Trong kho, xưởng của những tổ hợp,
doanh nghiệp lớn nơi những người thợ trong những công đoạn hồn thiện sản
phẩm: Khị đốt, phơi khơ, chỉnh sửa, phun sơn, đóng gói... đang chất cao thêm
những thùng thành phẩm chờ ngày tiêu thụ.
Nghề đan guột tế, mây, tre, giang của Phú Túc tuy chỉ mới phát triển hơn
chục năm nay, sau q trình tìm tịi từ nghề bn, chẻ cỏ tế truyền thống của dân
làng. Với những bàn tay cần cù, khéo léo cộng với nền tảng vững chắc là những

24



×