Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Luận văn " PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU - CHI NGÂN SÁCH TẠI SỞ TÀI CHÍNH TỈNH BẾN TRE " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (905.97 KB, 105 trang )

Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU - CHI
NGÂN SÁCH TẠI SỞ TÀI CHÍNH
TỈNH BẾN TRE



Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
ĐÀM THỊ PHONG BA LÊ DUY HIẾU
MSSV: 4031056
Lớp: Kế toán 01-K29



Cần Thơ, 2007
Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba
2
LỜI CẢM TẠ


*&*

Qua bốn năm học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Cần Thơ, sau đó
là thời gian thực tập tốt nghiệp, đây là phương thức giáo dục và đào tạo của các
trường Đại học nhằm kết hợp lý thuyết mà sinh viên đã học ở trường để nghiên
cứu và áp dụng vào thực tế, đi sâu vào thực tế để tìm tòi, học hỏi và nắ
m bắt
thêm những kiến thức, kinh nghiệm trong điều kiện mới nhằm bổ sung vào hành
trang kiến thức của sinh viên khi tốt nghiệp ra trường.
Thời gian thực tập kết thúc cũng là lúc em vừa hoàn thành cuốn luận văn
tốt nghiệp. Đây là kết quả của một quá trình học tập và nghiên cứu từ khi bước
chân vào Trường Đại học Cần Thơ. Trong suốt thời gian đó em đã nhậ
n được sự
giúp đỡ tận tình của Quý thầy cô của Trường nói chung, Quý thầy cô Khoa Kinh
tế - Quản trị kinh doanh nói riêng, cùng với sự giúp đỡ tận tình của các cô chú,
anh chị tại cơ quan thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô, những người đã truyền đạt cho
em những kiến thức quý báo trong suốt thời gian em theo học tại trường. Đặc
biệt, em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến cô Đàm Thị Phong Ba, ng
ười đã trực
tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em để em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các Cô chú, anh chị cán
bộ công tác tại Sở Tài chính Bến Tre, mà đặc biệt là các anh chị ở phòng Ngân
sách đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện để em được thực tập tại cơ quan cũng
như là cung cấp những số liệu, tài liệu cần thiết cho đề tài.
Sau cùng, em xin kính chúc Quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ cùng
toàn thể các Cô chú, anh chị cán bộ công tác tại Sở Tài chính Bến Tre dồi dào
sức khoẻ để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Ngày…tháng…năm 2007
Sinh viên thực hiện


Lê Duy Hiếu
Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba
3

LỜI CAM ĐOAN
*&*

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ
đề tài nghiên cứu khoa học nào.


Ngày …. tháng …. năm 2007
Sinh viên thực hiện


Lê Duy Hiếu
Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba
4
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình đổi mới và hội nhập. Một trong
những nhân tố tài chính giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện đường lối đổi
mới và hội nhập của nước nhà đó là ngân sách Nhà nước. Vì ngân sách Nhà nước

là hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá
trình nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầ
u
thực hiện các chức năng quản lí và điều hành nền kinh tế xã hội. Vì vậy để nhà
nước tồn tại và phát triển vững mạnh thì cần phải có bộ phận quản lí ngân sách
Nhà nước mà trong đó hiệu quả thu chi ngân sách sẽ giữ vai trò quyết định.
Làm thế nào để biết được một đơn vị có chi đúng chế độ không, các khoản
chi của đơn vị có đảm bảo tiế
t kiệm, mang lại hiệu quả và tạo được tiền đề cho
tăng trưởng kinh tế hay không? Hay, làm thế nào để biết được nguồn thu của đơn
vị có đảm bảo đủ để thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách và các nguồn thu có đầy
đủ hợp lí hay không? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lí ngân
sách của đơn vị đó. Vì thế, khi tìm hiểu và phân tích tình hình thu chi ngân sách
của đơn vị sẽ giúp cho ta th
ấy được hiệu quả quản lí nguồn thu và sử dụng ngân
sách của đơn vị đó. Từ đó tìm ra được những mặt thuận lợi cũng như là những
khó khăn, hạn chế trong quá trình quản lí ngân sách của đơn vị. Đồng thời có
những giải pháp tích cực nhằm khắc phục, hạn chế những khó khăn, phát hiện và
ngăn chặn kịp thời những sai lầm, khuyế
t điểm hay là những thiếu sót trong công
tác thu chi ngân sách nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lí ngân sách, góp
phần tích cực vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của nước nhà.
Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới của đất nước, các chính
sách, chế độ về tài chính và bộ máy kế toán không ngừng được đổi mới và hoàn
thiện để phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong nước và hợp tác hộ
i nhập
quốc tế. Ngân sách Nhà nước tỉnh Bến Tre đã có những chuyển biến rõ nét nhằm
đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội, xây
dựng công trình phúc lợi trên địa bàn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân trong tỉnh.

Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba
5
Trên thực tế, nguồn thu ngân sách chỉ đáp ứng được nhu cầu chi thường
xuyên. Do đó để đảm bảo đầy đủ và kịp thời nguồn kinh phí của ngân sách cho
hoạt động của bộ máy nhà nước và thực hiện các đường lối kinh tế - xã hội thì
ngoài nguồn thu của mình, ngân sách Tỉnh còn nhận được những khoản thu do
ngân sách cấp trên hỗ trợ. Vì vậy, nếu chấp hành theo đúng dự toán thì sẽ tiết
kiệ
m được kinh phí và mang lại hiệu quả cao trong công tác thu chi ngân sách.
Với sự quan tâm sâu sắc đến nền kinh tế của Tỉnh nhà mà trong đó Sở Tài
chính Bến Tre – Cơ quan quản lí ngân sách của Bến Tre, là đầu mối trong việc
thực hiện các đường lối đổi mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nên em
muốn đi sâu tìm hiểu về hiệu quả quản lí ngân sách Nhà nước của Bến Tre. Đó là
lí do em chọn đề tài: “Phân tích tình hình thu chi ngân sách tại Sở Tài chính
tỉnh Bến Tre” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình
Nếu như chi ngân sách đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo đầy đủ, kịp
thời nguồn kinh phí cho hoạt động của đơn vị để thực hiện các chương trình kinh
tế - xã hội thì thu ngân sách sẽ là nguồn vốn để đảm bảo cho việc chi của đơn vị.
Trên thực tế nếu thu chi hợp lí sẽ tiết kiệ
m được kinh phí và mang lại hiệu quả
cho nền kinh tế nước nhà. Vì thế, tìm hiểu về tình hình thu chi ngân sách tại Sở
Tài chính Bến Tre để thấy được hiệu quả của công tác thu chi tại tỉnh nhà, từ đó
đề ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả về quản lí ngân sách tại Sở tài
chính Bến Tre.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Luận văn được xây dựng nhằm đạt mục tiêu sau: Phân tích tình hình thu chi
ngân sách tại Sở Tài chính tỉ

nh Bến Tre qua các năm 2004, 2005, 2006. Từ đó
tìm ra những khó khăn và hạn chế của công tác thu chi ngân sách của đơn vị, đưa
ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lí ngân sách của
đơn vị, góp phần vào việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của nước nhà.
1.2.2. Mục tiêu riêng
- Tìm hiểu tình hình thu chi ngân sách tại Sở Tài chính giai đoạn 2004 –
2006.
Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba
6
- Phân tích tình hình thu ngân sách tại Sở tài chính Bến Tre giai đoạn 2004-
2005.
- Phân tích tình hình chi ngân sách tại Sở tài chính Bến Tre giai đoạn 2004-
2005.
- Đánh giá hiệu quả quản lí thu chi ngân sách tại Sở Tài chính Bến Tre giai
đoạn 2004-2006.
- Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí thu chi ngân sách
tại Sở Tài chính.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Không gian (địa bàn nghiên cứu)
Luận văn được nghiên cứu tại Phòng Ngân sách của Sở Tài chính Bến Tre,
tỉnh Bến Tre.
1.3.2. Thời gian (thời
điểm thực hiện nghiên cứu)
Luận văn được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 05/03/2007 đến
ngày 11/06/2007.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Do thời gian thực tập có hạn, nên luận văn này chỉ nghiên cứu xoay quanh
về những vấn đề sau:

- Nguồn thu của Sở Tài chính – tình hình thu ngân sách.
- Các khoản chi ngân sách của Sở Tài chính – tình hình sử dụng ngân sách.
- Hiệu quả thu chi ngân sách của Sở Tài chính.
- Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu chi ngân sách của S
ở tài chính.
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Điều hòa ngân sách giữa trung ương và địa phương – TS. Bùi Đường
Nghiêu và ThS. Nguyễn Minh Tân, ThS. Võ Tnhành Hưng – Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2006: Với phương pháp tiếp cận khoa học, toàn diện từ lí
luận đến thực tiễn, cả trong và ngoài nước, hướng tới việc giải quyết những vấn
đề nổi bật về cơ chế điề
u hòa ngân sách giữa trung ương và địa phương ở nước
ta.
Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba
7
Lý thuyết tài chính tiền tệ – Đinh Văn Sơn – Nhà xuất bản thống kê, 2004:
Trang bị những kiến thức cơ bản về tài chính, tiền tệ và tín dụng nhằm giúp sinh
viên có một hành trang cần thiết để khai phá, nghiên cứu những nội dung, những
vấn đề và những khía cạnh khác nhau của lĩmh vực tài chính, tiền tệ và tín dụng
theo ngành và chuyên ngành đào tạo.
Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiệ
n – Bộ tài
chính – Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội, 2003: Tạo điều kiện cho các bạn sinh
viên, cơ quan tài chính các cấp, các đơn vị hành chính sự nghiệp có đầy đủ tài
liệu khi nghiên cứu và áp dụng Luật ngân sách nhà nước.

Luận văn tốt nghiệp


SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba
8
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Bản chất và vai trò của ngân sách Nhà nước
2.1.1.1. Khái niệm về ngân sách Nhà nước
Theo Điều 1 Chương I của Luật ngân sách Nhà nước được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày16/12/2002 thì Ngân sách
Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực
hiệ
n các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
2.1.1.2. Bản chất của ngân sách Nhà nước
Ngân sách nhà nước hoạt động trong lĩnh vực phân phối các nguồn tài
chính. Ngân sách thể hiện mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa nhà nước và xã hội.
Mọi hoạt động thu chi của ngân sách đều do nhà nước quyết định và nhằm mục
đích phục vụ yêu cầu thực hiện chức năng của nhà nước. Về khía c
ạnh này cho
thấy được quyền lực chính trị của nhà nước.
Bản chất của ngân sách Nhà nước trong nền kinh tế thị trường là hệ thống
những mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình huy
động vốn và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các
chức năng của nhà nước.
2.1.1.3. Vai trò của ngân sách Nhà nước.
Vai trò của ngân sách nhà nước được thể hiện trên các mặ
t sau:
- Ngân sách nhà nước là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các
nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
Đây là vai trò truyền thống của ngân sách nhà nước trong mọi mô hình kinh

tế, nó gắn chặt với các chi phí của Nhà nước trong quá trình tồn tại và thực hiện
nhiệm vụ của mình. Mối quan hệ hữu cơ giữa nhà nước với ngân sách được Các
Mác tổng kết như sau: “Sức mạnh chuyên chính của Nhà nước được quyết định
b
ởi ngân sách và ngược lại”.
Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba
9
- Ngân sách nhà nước là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Vai trò này xuất phát từ yêu cầu khắc phục những khuyết tật vốn có của nền
kinh tế thị trường. Vai trò này thể hiện trên các mặt sau:
+ Ngân sách nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế
mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền.
+ Ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết thị trường,
bình
ổn giá cả, chống lạm phát.
- Ngân sách nhà nước là công cụ điều tiết thu nhập giữa các thành phần
kinh tế và các tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo công bằng xã hội.
Thông qua hoạt động thu ngân sách, dưới hình thức kết hợp thuế gián thu
và thuế trực thu, Nhà nước điều tiết bớt một phần thu nhập của tầng lớp có thu
nhập cao trong xã hội, hướng dẫn tiêu dùng hợp lí, tiết kiệm,
đảm bảo thu nhập
chính đáng của người lao động. Mặt khác, thông qua hoạt động chi ngân sách
dưới hình thức các khoản cấp phát, trợ cấp trong chính sách về dân số kế hoạch
hóa gia đình, về bảo trợ xã hội, về việc làm,… Nhà nước hỗ trợ để nâng cao đời
sống của tầng lớp người nghèo trong xã hội.
2.1.2. Thu ngân sách Nhà nước
2.1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa về thu ngân sách Nhà nước
Theo khoản 1 Điều 2 Chương I Lu

ật ngân sách nhà nước thì thu ngân sách
nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt kinh
tế của nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân, các khoản viện
trợ và các khoản thu khác theo qui định của pháp luật.
Về bản chất, thu ngân sách nhà nước là hệ thống các quan hệ phân phối
dưới hình thái giá trị nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực chính trị
tập trung các nguồn lực tài chính trong xã hội để hình thành quỹ tiề
n tệ tập trung
quan trọng nhất của nhà nước.
Về phương diện pháp lí, thu ngân sách nhà nước bao gồm những khoản tiền
nhà nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba
10
2.1.2.2. Phân loại
zCăn cứ vào nội dung của các nguồn thu ta có:
- Thu trong nước bao gồm: thu thuế từ hoạt động kinh tế, thu thuế từ hoạt
động sự nghiệp, thu dân cư (lệ phí, thuế, vay), thu khai (xổ số kiến thiết, bán và
thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước,…)
- Thu ngoài nước bao gồm: thu viện trợ và vay từ các tổ chức phi chính phủ
và chính phủ nước ngoài.
zCăn cứ vào tính chất kinh tế của các khoả
n thu:
- Thu thuế và các khoản thu mang tính chất thuế: thuế trực thu, thuế gián
thu, thu lệ phí có tính chất thuế.
- Thu không mang tính chất thuế: bán và thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước,
xổ số kiến thiết, vay qua phát hành công trái, viện trợ và vay nước ngoài.
2.1.2.3. Cơ cấu thu ngân sách Nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Theo Điều 2 Nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 06/06/2003 của Chính

phủ thì thu ngân sách nhà nước bao gồm:
- Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo qui định của pháp luậ
t.
- Phần nộp ngân sách nhà nước theo qui định của pháp luật từ các khoản
phí, lệ phí.
- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước theo qui định của pháp
luật gồm: tiền thu hồi vốn của nhà nước tại các cơ sở kinh tế; thu hồi tiền vay của
nhà nước (cả gốc và lãi); thu nhập từ vốn góp của nhà nước vào các cơ sở kinh
tế, kể cả thu từ lợi nhu
ận sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế của các tổ chức kinh
tế có sự tham gia góp vốn của nhà nước theo qui định của Chính phủ.
- Phần nộp ngân sách theo qui định của pháp luật từ các hoạt động sự
nghiệp.
- Tiền sử dụng đất, thu từ hoa lợi công sản, tài sản công và đất công ích.
- Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước.
- Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo qui định của pháp luậ
t.
- Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài
nước.
Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba
11
- Thu từ huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo
qui định tại khoản 3 Điều 8 của luật ngân sách.
- Phần nộp ngân sách nhà nước theo qui định của pháp luật từ tiền bán hoặc
cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
- Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức,
cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam, các tổ chức nhà nước thuộ
c địa

phương theo qui định tại Điều 50 của Nghị định 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 06/06/2003.
- Thu từ Quỹ dự trữ tài chính theo qui định tại Điều 58 của Nghị định
60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ.
- Thu kết dư ngân sách theo qui định tại Điều 69 của Nghị định
60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ.
- Các khoản thu khác theo qui định của pháp luật gồm: Các khoản di sản
nhà nước
được hưởng, phần nộp ngân sách theo qui định của pháp luật từ các
khoản phạt, tịch thu, thu hồi dự trữ nhà nước,thu chênh lệch giá, thu bổ sung từ
ngân sách cấp trên, thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách năm trước chuyển
sang, các khoản thu khác.
2.1.3. Chi ngân sách Nhà nước
2.1.3.1. Khái niệm và ý nghĩa về chi ngân sách Nhà nước
Theo khoản 2 Điều 2 Chương I Luật ngân sách nhà nước thì chi ngân sách
nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng
an ninh, đả
m bảo hoạt động của bộ máy nhà nước, chi viện trợ và các khoản chi
khác theo qui định của pháp luật.
Đứng về phương diện pháp lí, chi ngân sách nhà nước là những khoản chi
tiêu do Chính phủ hoặc các pháp nhân hành chính thực hiện để đạt được các mục
tiêu công ích như giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng, trật tự an an toàn xã hội.
Xét về bản chất, chi ngân sách nhà nước là hệ thống những quan hệ phân
phối lại những khoản thu nhập phát sinh trong quá trình s
ử dụng có kế hoạch quỹ
tiền tệ tập trung của nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước như
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mở rộng các sự nghiệp văn hóa xã hội, duy trì hoạt
động bộ máy nhà nước, đảm bảo quốc phòng an ninh.
Luận văn tốt nghiệp


SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba
12
Chi ngân sách nhà nước có mối quan hệ mật thiết với thu ngân sách nhà
nước vì: Thu ngân sách là nguồn vốn đảm bảo thực hiện thu ngân sách; ngược lại
vốn ngân sách được sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh
tế, nó là điều kiện để tăng thu ngân sách.
Chi ngân sách nhà nước gắn liền với việc thực hiện các chính sách kinh tế,
chính trị, xã hội của nhà nước trong từng th
ời kì. Điều này khẳng định chi ngân
sách nhà nước ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống chính trị xã hội của một quốc
gia. Từ đó cho thấy chi ngân sách có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế
nhằm thực hiện các đường lối của đất nước, tạo điều kiện cho cơ sở hạ tầng của
xã hội được xây dựng và cải tạo.
2.1.3.2. Phân lo
ại
Chi ngân sách nhà nước là sự sắp xếp các khoản chi thành những nhóm
theo những tiêu thức nhất định nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lí định
hướng chi ngân sách, công tác nghiên cứu phân tích kinh tế.
zCăn cứ vào lĩnh vực hoạt động: Bao gồm các khoản chi như: Chi đầu tư
kinh tế: Là những khoản chi nhằm hoàn thiện, mở rộng nền sản xuất xã hội như
cấp vốn, đầu tư
cơ sở hạ tầng…, chi giáo dục, chi y tế, chi phúc lợi xã hội, chi
cho quản lí hành chính và chi cho an ninh quốc phòng.
zCăn cứ vào chức năng quản lí nhà nước: Bao gồm chi nghiệp vụ và chi
phát triển.
zCăn cứ vào tính chất sử dụng: Bao gồm 2 khoản chi: Chi cho các lĩnh
vực sản xuất vật chất như: Công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp và chi
cho lĩnh vực phi sản xuất vật chất như: Giáo d
ục, y tế, khoa học, nghệ thuật
zCăn cứ vào mục đích kinh tế xã hội: Bao gồm: Chi tích lũy như: Đầu tư

xây dựng cơ bản, chi dự trữ, cấp vốn cho doanh nghiệp nhà nước… và chi tiêu
dùng như chi quản lí hành chính nhà nước, chi cho hoạt động sự nghiệp, chi trợ
giá, bù giá…
zCăn cứ vào yếu tố thời hạn tác động:
- Chi thường xuyên là những khoản chi có thời hạn ngắn nh
ư lương, học
bổng, công tác phí, nghiệp vụ phí, chi trợ cấp, bù giá…
Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba
13
- Chi đầu tư phát triển là những khoản chi có thời hạn tác động dài như đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư vốn cho các doanh nghiệp, chi dự trữ cho nhà
nước…
2.1.3.3. Cơ cấu chi ngân sách Nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Theo Điều 2 Nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 06/06/2003 của Chính
phủ thì chi ngân sách bao gồm:
a) Chi đầu tư phát triển về:
- Đầu tư xây dựng các công trình kết cấ
u hạ tầng kinh tế xã hội không có
khả năng thu hồi vốn.
- Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài
chính của nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc
lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của nhà nước theo qui định của pháp luật.
- Chi bổ sung dự trữ nhà nước.
- Chi đầu tư phát triển thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà
nước.
- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo qui đinh của pháp luật.
b) Chi thường xuyên về:
- Các hoạt động sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin,

văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, các sự nghiệp xã
hội khác.
- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế.
- Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
- Hoạt động của các cơ quan nhà nước.
- Hoạ
t động của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội như: Ủy ban Mặt trận tổ quốc
Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông
dân Việt Nam.
- Trợ giá theo chính sách của nhà nước.
- Phần chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, d
ự án
nhà nước.
Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba
14
- Hỗ trợ Quỹ bảo hiểm xã hội.
- Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội.
- Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp.
- Các khoản chi thường xuyên khác theo qui định của pháp luật.
c) Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay.
d) Chi viện trợ của ngân sách trung ương cho các chính phủ và tổ chức
ngoài nước.
e) Chi cho vay của ngân sách trung ương.
f) Chi trả gốc và lãi các khoản huy động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
thuộc ngân sách cấp tỉnh theo qui định tại khoản 3 Điều 8 của Luật ngân sách nhà

nước.
g) Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính theo qui định tại Điều 58 Nghị định 60.
h) Chi bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.
i) Chi chuyển nguồn ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu th
ập số liệu
Số liệu được thu thập là những số liệu sơ cấp từ các phòng ban có liên quan
đến đề tài tại cơ quan thực tập, kết hợp với việc nghiên cứu từ sách, báo chuyên
ngành kinh tế và từ internet.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Được sự hướng dẫn của thầy cô và các cô chú, anh chị trong cơ quan, từ
những số liệu thu thập được trong quá trình thực tập cùng với những kiế
n thức đã
học, kết hợp với việc áp dụng phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối để
phân tích tình hình thu chi ngân sách theo từng khoản mục, từng thời điểm phát
sinh số liệu.
Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba
15
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ SỞ TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÌNH
HÌNH THU - CHI NGÂN SÁCH TẠI SỞ TÀI CHÍNH TỈNH
BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2004 - 2006.
3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ SỞ TÀI CHÍNH TỈNH BẾN TRE
3.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre
3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Bến Tre là một trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự
nhiên là: 2.356 km2, được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao

Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long (gồm sông Tiền dài 83 km, sông
Ba Lai 59 km, sông Hàm Luông 71 km, sông Cổ Chiên 82 km).
Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ với ruộng
vườn, không có rừng cây l
ớn, chỉ có một số rừng chồi và những dải rừng ngập
mặn ở ven biển và các cửa sông. Nhìn từ trên cao xuống, Bến Tre có hình giẻ
quạt, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn. Những con sông lớn
nối từ biển Đông qua các cửa sông chính (cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông,
cửa Cổ Chiên), cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt đan vào nhau chở nặng phù
sa chảy kh
ắp ba dải cù lao là một lợi thế của Bến Tre trong phát triển giao thông
thủy, hệ thống thủy lợi, phát triển kinh tế biển, kinh tế vườn, trao đổi hàng hoá
với các tỉnh lân cận. Từ Bến Tre, tàu bè có thể đến thành phố Hồ Chí Minh và
các tỉnh miền Tây. Ngược lại, tàu bè từ thành phố Hồ Chí Minh về các tỉnh miền
Tây đều phải qua Bến Tre.
Song song với giao thông thủy, ở Bến Tre, hệ thống giao thông đường b

cũng có một vị trí rất đặc biệt. Đường bộ nối liền Thị xã Bến Tre với thành phố
Hồ Chí Minh (qua Tiền Giang, Long An) dài 86 km. Các quốc lộ 60, quốc lộ 57
đi xuyên qua các huyện, thị xã cùng với các tỉnh lộ 888, 885, 882,…nối liền các
huyện, thị xã với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế giữa các
huyện, thị xã với nhau và với các tỉnh lân cận.
D
ự kiến vào cuối năm 2007, cầu Rạch Miễu - công trình thế kỷ, được gấp
rút hoàn thành sẽ nối liền hai bờ sông Tiền; cầu Hàm Luông nối liền cù lao Bảo,
Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba
16
cù lao Minh. Từ đây, cùng với hệ thống cầu đường nội tỉnh, ba dải cù lao An Hoá

- Bảo - Minh thông thương là điều kiện giúp cho những tiềm năng kinh tế - văn
hoá - xã hội của Bến Tre được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ.
3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Hơn 30 năm sau ngày thống nhất đất nước (1975-2007), dưới sự lãnh đạo
của Đảng bộ và Ủy ban nhân dân tỉ
nh, nhân dân Bến Tre đã phấn đấu thực hiện
tốt 02 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ
quốc trên cơ sở phát huy ba thế mạnh của Tỉnh đó là nông nghiệp, kinh tế vườn
và đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản. Với tinh thần “Đồng Khởi” bất diệt, quân và
dân Bến Tre đã đẩy mạnh việc phát triển sản xu
ất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ
thuật cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế, phát triển xã hội,
từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Tuy nhiên trong quá trình xây dựng và phát triển, Bến Tre vẫn còn gặp
nhiều khó khăn do điều kiện tự nhiên là vùng sông nước cách trở và do ảnh
hưởng của chiến tranh nên cơ sở hạ tầng còn yếu. Nhưng nhờ biết t
ập trung vào
thế mạnh của Tỉnh là nông nghiệp, Bến Tre từ chỗ thiếu lương thực đến nay vấn
đề lươnng thực không còn là nỗi lo của Tỉnh.
Kinh tế vườn đã có bước phát triển và chuyển đổi khá nhanh, phong trào cải
tạo vườn tạp, thay đổi giống cây trồng có năng suất, chất lượng diễn ra sôi nổi và
đem lại kết quả đáng khích lệ: trên 200 triệu quả dừa và trên 200 ngàn t
ấn trái
cây mỗi năm, trên 10 triệu cây giống cung cấp cho các nhà vườn trong và ngoài
tỉnh. Hiện nay Bến Tre đang có xu hướng phát triển ngành du lịch sinh thái.
Ngành khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản phát triển đem lại nguồn
thu đáng kể cho ngân sách Tỉnh. Phong trào nuôi tôm càng xanh ở vùng nước
ngọt và tôm sú ở vùng nước lợ - mặn đang mở ra hướng sản xuất mới đầy triển
vọng về đầu tư cơ sở
hạ tầng (điện, đường, trạm…)

Hơn 30 năm qua, nhất là 20 năm đổi mới, với phương châm “Nhà nước và
nhân dân cùng làm” và thời gian gần đây là phương châm “Nhân dân làm, Nhà
nước hỗ trợ, nhân dân làm Nhà nước thưởng” đã góp phần làm thay đổi bộ mặt
nông thôn của Bến Tre. Đường ô tô đã về đến trung tâm các xã. Trường học,
trạm y tế được thiết lập đến tận thôn, ấp và từng bước đượ
c kiên cố hóa, ngói
Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba
17
hóa. Bến Tre hiện là một trong những tỉnh có trình độ dân trí cao trong khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long.
Về văn hóa xã hội đã có bước phát triển tốt, góp phần đáng kể vào sự phát
triển của Tỉnh nhà trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đến nay sóng
phát thanh truyền hình đã phủ khắp tỉnh. Đa số hộ nhân dân đều có phuơng tiện
nghe nhìn. Phong trào xây dựng nếp sông mới, gia đình văn hóa, hoạt động th

dục thể thao… có bước chuyển tích cực. Đây là một bằng chứng hết sức sinh
động về động lực của văn hóa trong đời sống xã hội.
3.1.2. Giới thiệu chung về Sở Tài chính Bến Tre
3.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ty Tài chính Bến Tre được thành lập vào ngày 03/03/1976 theo quyết định
của Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh Bến Tre đến ngày 13/05/1990
được đổi tên thành Sở Tài chính - Vật giá theo quyết định số 34/QĐ - UB. Năm
2003, căn cứ quyết định số 208/2003/QĐ - TTg ngày 10/10/2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc đổi tên Sở Tài chính - Vật giá thành Sở Tài chính thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Tên đầy đủ: Sở Tài chính Bến Tre.
Trụ sở: số 20, đường Cách mạng tháng Tám, phường 3, thị xã Bến Tre,
tỉnh Bến Tre.

Điện thoại: 075.822552 - fax: 075.827211
Tài khoản số: 932.01.00.00001 mở tại Kho bạc nhà nước tỉ
nh Bến Tre.
3.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
- Nghiên cứu và cụ thể hóa các thông tư, hướng dẫn chính sách, chế độ tiêu
chuẩn định mức về tài chính, xây dựng các văn bản về mức thu phí, lệ phí, các
khoản phụ thu, vay và trả nợ huy động sự đóng góp của các cá nhân và tổ chức
thuộc thẩm quyền của địa phương, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội
đồng nhân dân tỉnh xem xét ban hành vă
n bản thuộc thẩm quyền theo qui định
của pháp luật.
- Đề xuất các biện pháp cần thiết để bồi dưỡng, khai thác nguồn thu, hoàn
thành nhiệm vụ chi ngân sách, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí. Tổ
Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba
18
chức cấp phát kinh phí cho các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn theo nội
dung phân cấp quản lí ngân sách.
- Quản lí, cấp phát và quyết toán nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản
thuộc vốn ngân sách nhà nước. Xem xét, kiểm tra về mặt tài chính đối với việc
xây dựng và hình thành các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương,
các dự án vay vốn của địa phương, giúp Ủy ban nhân dân Tỉnh kiểm tra việc sử
d
ụng vốn và thực hiện kế hoạch trả nợ vay, quản lí và kiểm tra các nguồn vốn và
tài sản viện trợ.
- Quản lí và sử dụng Quỹ dự trữ tài chính của Tỉnh theo qui định của pháp
luật và quyết định của Ủy ban nhân dân Tỉnh.
- Quản lí và chi hộ nguồn kinh phí ủy quyền của trung ương.
- Kiểm tra và xem xét duyệt quyết toán của các cơ quan nhà nước, đơn vị

hành chính sự nghiệ
p, các tổ chức chính trị xã hội sử dụng ngân sách Tỉnh. Kiểm
tra báo cáo quyết toán của các doanh nghiệp nhà nước thuộc Tỉnh quản lí.
- Hướng dẫn cơ quan tài chính các cấp, tổng hợp số liệu và thu chi ngân
sách nhà nước tại địa bàn và thực hiện ngân sách các cấp. Tổng hợp tình hình thu
chi ngân sách nhà nước lập tổng quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm của
địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt như qui định.
- Báo cáo về tài chính - ngân sách theo qui đị
nh.
- Quản lí tài sản, tài nguyên thuộc sở hữu nhà nước đối với các Sở, Ban,
Ngành, Đoàn thể, các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Tỉnh theo qui định của
chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Theo dõi thông tin giá cả, thẩm định
giá mua sắm tài sản của các đơn vị sử dụng ngân sách, các dự án đầu tư và kiểm
tra giá cả trên địa bàn Tỉnh.
- Được quyền yêu cầu chủ đầu tư, cơ quan kho bạc nhà n
ước và cơ quan
quản lí đầu tư xây dựng cung cấp tài liệu cần thiết liên quan đến việc tổng hợp kế
hoạch vốn đầu tư, quản lí cấp phát và quyết toán vốn đầu tư, thực hiện các biện
pháp quản lí cần thiết theo qui định hiện hành nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn đầu tư của nhà nước.
- Thanh tra, kiểm tra về quản lí tài chính - ngân sách c
ủa các đơn vị sử dụng
ngân sách và của chính quyền cấp dưới, các doanh nghiệp tại địa phương có trực
tiếp liên quan đến trách nhiệm, nghiệp vụ đối với ngân sách nhà nước. Thống
Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba
19
nhất quản lí về quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng và sử dụng cán bộ chuyên môn
nghiệp vụ tài chính, kế toán.

3.1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Sở tài chính Bến Tre
Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Tỉnh có chức
năng giúp Ủy ban nhân dân Tỉnh thực hiện quản lí nhà nước về tài chính, giá cả
trong phạm vi nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân Tỉnh theo luật định, đồng thời chịu
s
ự chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tài chính. Sở Tài chính được tổ chức
thành 07 phòng, ban trực thuộc, dưới sự lãnh đạo của giám đốc và các phó giám
đốc. Các phòng, ban bao gồm:
- Phòng Tổ chức - Hành chính (TC - HC)
- Phòng Ngân sách - Hành chính văn xã (NS - HCVX), trong đó có phòng
đầu tư.
- Phòng Ngân sách xã (NS xã).
- Phòng Tài chính doanh nghiệp (TCDN).
- Phòng Quản lí công sản (QLCS).
- Ban Vật giá.
- Phòng Thanh tra tài chính (TTTC).
* Sơ đồ tổ chức bộ máy Sở Tài chính.










P.Giám đốc
Phòng
TC-HC

P.Giám đốc
Giám đốc
Phòng
NS-HCVX
Phòng
NS xã
Ban
vật giá
Phòng
QLCS
Phòng
TTTC
P.Giám đốc
Phòng
TCDN
Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba
20
* Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban:
¾ Phòng Tổ chức - Hành chính:
+ Thông tin lưu trữ phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của
Sở. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo sơ kết, tổng kết tình hình các mặt công
tác của Sở theo định kì và bất thường khi có yêu cầu.
+ Thực hiên công tác tổ chức và quản lý cán bộ của Sở.
¾ Phòng Ngân sách – Hành chính văn xã:
+ Tham m
ưu giúp lãnh đạo điều hành quản lý tài chính - ngân sách.
+ Lập tổng hợp tài chính ngân sách, kiểm tra việc lập và chấp hành ngân
sách ở các ngành, các đơn vị.

+ Cấp phát các khoản chi ngân sách địa phương.
+ Tổng hợp theo dõi tình hình thu chi, quản lí ngoại tệ, quản lí việc vay trả
nợ nước ngoài, các khoản viện trợ trên địa bàn tỉnh quản lí.
+ Hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra các chủ đầu tư phát triển thực hiện kế hoạ
ch
đầu tư, đảm bảo tiến độ và hoàn thành vốn vay theo đúng hợp đồng tín dụng, tiếp
nhận và sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng chế độ của nhà nước.
¾ Phòng Ngân sách xã:
+ Hướng dẫn lập dự toán ngân sách xã trong toàn Tỉnh để tổng hợp vào dự
toán ngân sách Nhà nước, tham mưu Ban giám đốc trình Ủy ban nhân dân Tỉnh.
Trình Ủy ban nhân dân Tỉnh thông báo dự toán thu chi ngân sách xã cho 8 huyện,
thị.
+ Tổng h
ợp quyết toán thu - chi ngân sách xã.
+ Quản lí phát hành và quyết toán các biên lai, ấn chỉ và chứng từ kế toán
khác trên địa bàn cấp xã.
+ Tăng cường kiểm tra việc phân bổ ngân sách, điều hành ngân sách, quyết
toán ngân sách, chấn chỉnh công tác quản lý tài chính - ngân sách cấp xã theo
Luật ngân sách.
¾ Phòng tài chính doanh nghiệp:
+ Hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ quản lí tài chính, kế toán,
kiểm toán doanh nghiệp, chế độ quản lí, bảo tồn và phát triển vốn nhà nước tại
doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba
21
+ Giúp Ủy ban nhân dân Tỉnh quản lí vốn và tài sản thuộc sở hữu Nhà
nước tại các doanh nghiệp do địa phương thành lập hoặc góp vốn.
¾ Phòng Quản lí công sản:

Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quy định về tài chính nhằm sử dụng có
hiệu quả tài sản các cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc phạm vi quản lí đúng
chế độ, chính sách tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định.
¾ Ban Vật giá:
+ Thông báo tạ
m thời các loại giá do Trung ương và Tỉnh quy định đến các
ngành, các địa phương và cơ sở trong Tỉnh thực hiện.
+ Hướng dẫn thực hiện các quy định về quản lí giá của Trung ương và địa
phương.
+ Tổ chức kiểm tra chi phí sản xuất, chi phí lưu thông, doanh lợi các sản
phẩm chủ yếu.
¾ Phòng Thanh tra tài chính:
Tiến hành thanh tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiên pháp luật, pháp
lệnh, các chế
độ tài chính, kế toán và kế hoạch Nhà nước của các ngành, các cơ
quan, tổ chức kinh tế xã hội và công dân.
3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VỀ TÌNH
HÌNH THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN
TRE GIAI ĐOẠN 2004 - 2006
3.2.1. Khái quát tình hình thu chi ngân sách nhà nước tỉnh Bến Tre giai
đoạn 2004 - 2006
Trong thời gian qua, với tinh thần “Đồng Khởi mới” trên tất các lĩnh vực,
Đảng, quân và dân Bến Tre đã giành được nhiều thành tựu quan trọng, mang tính
đột phá, tạo đ
à và mở đường cho bước tăng tốc trong thời kì đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương.
Hiện nay, Bến Tre đã có nhiều chuyển biến tích cực trên mọi lĩnh vực. Cơ
cấu kinh tế ngày càng chuyển dịch khá nhanh và rõ nét theo hướng tăng dần tỷ
trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Tình hình kinh tế
xã hội tiếp tục phát triển mạnh, sản xuấ

t công nghiệp và dịch vụ từng bước được
đẩy mạnh, sản xuất nông nghiệp cũng có nhiều thuận lợi. Giá cả một số mặt hàng
Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba
22
nông sản từng lúc có nâng lên. Cuộc sống của người dân Bến Tre đang khởi sắc,
hứa hẹn những vụ mùa bội thu. Nhiều sản phẩm xứ Dừa đã bước ra thế giới, góp
phần làm giàu cho quê hương trên con đường hội nhập kinh tế với các nước trong
khu vực và thế giới.
Bên cạnh đó chất lượng giáo dục - đào tạo đã được nâng cao, thiết bị
chuyên dùng phục vụ
giảng dạy được đáp ứng kịp thời. Tình hình giao thông
được cải thiện. Các hoạt động văn hóa xã hội được duy trì và không ngừng nâng
cao chất lượng; an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Trên đà phát triển nhanh và những thành tựu đã đạt được trong thời gian
qua, Bến Tre đã chủ động hội nhập với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và
các tỉnh thành của Việt Nam. Bến Tre ti
ếp tục có những chính sách kêu gọi đầu
tư hấp dẫn về các lĩnh vực thủy sản, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, du
lịch… đặc biệt là các dự án chế biến thủy sản, trái cây, các sản phẩm xứ Dừa, cầu
đường, khu công nghiệp, du lịch, đồng thời thu hút nhân tài nhằm đưa kinh tế
tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững hơn. Đây là cơ sở tiền đề để Bến Tre tạo ra
những bước phát triển vững chắc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và cũng
là tiền đề góp phần tăng thu ngân sách của tỉnh nhà trong thời gian tới.
Tuy nhiên, Bến Tre vẫn còn là một tỉnh còn nhiều khó khăn do nông nghiệp
chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, sản xuất hàng hóa phụ thuộc rất nhiều vào
điều kiện tự nhiên, giá cả xăng dầu và nhiều loại vật tư
khác tăng cao (và hiện
đang có xu hướng tăng lên). Tình hình thời tiết diễn biến không thuận lợi, nước

mặn đến sớm và xâm nhập sâu; dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây
lúa phát triển trên diện rộng; tình trạng nuôi tôm chết xảy ra trên tất cả các khu
vực; các nhà máy chế biến của tỉnh gặp nhiều khó khăn về nguồn nguyên liệu
dừa, mía do cạnh tranh mua; giá nguyên liệu tăng cao, bệnh cúm gia cầm phát
sinh trở lại và phát tri
ển trên diện rộng và kéo dài… Từ những nguyên nhân trên
đã làm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế tỉnh nhà cũng như là thu nhập của người
dân, và vì vậy mà nó cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thu chi ngân
sách của Tỉnh.
Để kinh tế xã hội tỉnh nhà phát triển thuận lợi và khắc phục những khó khăn
do nền kinh tế mang lại, đòi hỏi phải có phần đóng góp rất quan trọng của ngân
sách nhà nướ
c trên địa bàn Tỉnh cùng với sự trợ cấp của ngân sách trung ương.
Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba
23
Thế nhưng, trong thời gian qua, thu ngân sách tỉnh Bến Tre chỉ đáp ứng được các
nhu cầu về chi tiêu thường xuyên nên các khoản chi cho đầu tư phát triển chủ yếu
dựa vào sự trợ cấp của ngân sách trung ương. Các nhu cầu chi tiêu ở tất cả các
cấp, các ngành, các đơn vị phát sinh rất nhiều và đa dạng trong khi khả năng của
ngân sách thì có hạn. Từ đó, ngân sách chỉ tập trung giải quyết những khoản phát
sinh độ
t xuất, trọng điểm theo chủ trương của Tỉnh như: phòng chống dịch cúm
gia cầm, sốt xuất huyết, khắc phục hậu quả thiên tai,…
Nhưng với sự quan tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, cùng sự quan tâm chỉ
đạo sâu sát của Tỉnh Ủy, Hội đồng nhân dân Tỉnh và sự phối hợp của các ngành,
các cấp, ngoài việc đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chi theo dự toán được giao
và đảm b
ảo thu đúng nguyên tắc “thu đúng, thu đủ và thu kịp thời”, địa phương

còn huy động nhiều nguồn vốn khác như: vay quỹ hỗ trợ, ứng vốn nhàn rỗi Kho
bạc nhà nước và tranh thủ nguồn vốn mục tiêu về kiên cố hóa trường lớp, nguồn
vốn 815,… để tập trung vào ngân sách, bố trí thực hiện những nhiệm vụ quan
trọng về đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển sự
nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế,
đảm bảo xã hội,…
Từ những việc làm trên của các cấp lãnh đạo Tỉnh, nền kinh tế Bến Tre đã
vượt qua những khó khăn thử thách lớn, đồng thời tiếp tục được ổn định và phát
triển.
3.2.2. Phân tích tình hình thu ngân sách nhà nước tỉnh Bến Tre giai đoạn
2004 - 2006
3.2.2.1. Đánh giá chung về tình hình thu ngân sách nhà nước tỉnh Bến Tre
giai đoạn 2004 - 2006
Tình hình kinh tế xã hộ
i Bến Tre giai đoạn 2004-2006 tăng trưởng đáng
kể. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước mang lại hiệu quả cao.
Hoạt động xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hóa được đẩy mạnh, nhiều doanh
nghiệp mới được thành lập và đi vào hoạt động đã góp phần tăng thu ngân sách
trên địa bàn. Đặc biệt là sự nổ lực của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân sản
xuất kinh doanh đ
ã thực hiện tốt các nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Nếu không
kể phần thu chuyển giao giữa các cấp ngân sách và tín phiếu, trái phiếu của ngân
Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba
24
sách trung ương, thì các khoản thu về thuế luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu
ngân sách trên địa bàn.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thu ngân sách giai đoạn 2004-
2006 vẫn còn gặp không ít khó khăn và còn một số vấn đề chưa được giải quyết

tốt làm ảnh hưởng đến nguồn thu của ngân sách như: hạn hán kéo dài, dịch cúm
gia cầm tái phát và lan rộng ở nhiều địa phương; chỉ số giá tiêu dùng (nhất là giá
m
ột số mặt hàng trọng yếu và nguyên liệu đầu vào như: xăng, dầu, sắt, thép,…)
tăng cao đã tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và hiệu quả kinh doanh của
các ngành kinh tế; Các khoản thu liên quan đến đất đai chưa được triển khai
mạnh, một số nhà đầu tư còn chần chừ trong việc tiến hành thực hiện các dự án
được duyệt; các doanh nghiệp lớn thuộc lĩnh v
ực có vốn đầu tư nước ngoài giảm
nộp so với những năm trước, một số doanh nghiệp khác tiếp tục được miễn giảm
hoặc kéo dài thêm thời gian miễn giảm thuế theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp
bổ sung và sửa đổi, bên cạnh đó còn có nhiều doanh nghiệp thành lập nhưng hoạt
động không hiệu quả đã làm giảm nguồn thu của ngân sách Tỉnh,…
Tuy thu ngân sách giai đoạn 2004 – 2006 gặ
p không ít khó khăn, nhưng
dưới sự quan tâm của lãnh đạo Tỉnh đã giải quyết tốt vấn đề tập trung các nguồn
thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu chi
tiêu thường xuyên theo dự toán, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội của
Tỉnh nhà.
3.2.2.2. Phân tích tình hình thu ngân sách nhà nước tỉnh Bến Tre giai
đoạn 2004-2006
Tình hình thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong thời gian qua
đã
có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực, hầu hết các khoản thu đều
không ngừng tăng lên qua các năm. Kết quả thu ngân sách trên địa bàn tỉnh được
thể hiện qua bảng số liệu sau:





Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba
25

Bảng 1: BÁO CÁO QUYẾT TOÁN THU NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2004 - 2006
Đơn vị: triệu đồng
(Nguồn: Phòng Ngân Sách Sở Tài chính Bến Tre)
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
STT Nội dung
Dự
toán
Quyết
toán
QT/DT
(%)
Dự toán
Quyết
toán
QT/DT
(%)
Dự toán
Quyết
toán
QT/DT
(%)

Tổng thu NSNN (A+B)
(
không kể chuyển giao giữa các cấp

NS và tín phiếu, trái phiếu của NSTW) 520.090 846.782 162,81 653.598 912.656 139,64 720.000 1.031.979 147,01
A
Tổng các khoản thu cân đối NSNN 520.090 763.254 146,75 653.598 779.207 119,22 702.000 875.847 124,76
I
Thu từ sản xuất kinh doanh trong
nước 520.090 624.992 120,17 653.598 676.431 103,4
9
702.000 740.809 105,52
II
Thu từ Quỹ dự trữ tài chính - - -
III
Thu kết dư ngân sách năm trước 37.076 45.355 28.310
IV
Thu chuyển nguồn 86.186 54.104 84.711
V
Thu viện trợ không hoàn lại - 3.317 2.017
VI
Thu vay đầu tư phát triển 15.000 - 20.000
B
Các khoản thu để lại đơn vị chi
quản lí qua NSNN 83.528 133.449 156.132
C
Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 320.230 482.307 150,61 353.375 647.822 183,32 489.824 1.157.520 236,31
D
Thu tín phiếu, trái phiếu của NSTW 5.099 11.478 9.568

Tổng số thu 840.320 1.334.188 158,77 1.006.9731.571.956 156,11 1.191.824 2.199.067 184,51

×