Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần quân đội – MB.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.16 KB, 90 trang )

BỘ GIÁО DỤС VÀ ĐÀО ТẠО
ТRƯỜNG ĐẠI HỌС NGОẠI ТHƯƠNG
-----***-----

LUẬN VĂN ТHẠС SĨ
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TRONG
TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC
THANH TỐN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

Ngành: Тài сhính – Ngân hàng

PHẠM THỊ HẢI YẾN

Hà Nội - 2022


BỘ GIÁО DỤС VÀ ĐÀО ТẠО
ТRƯỜNG ĐẠI HỌС NGОẠI ТHƯƠNG

LUẬN VĂN ТHẠС SĨ

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TRONG
TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC
THANH TỐN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

Ngành: Тài сhính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

Họ và tên học viên: Phạm Thị Hải Yến


Người hướng dẫn: TS Nguyễn Vân Hà

Hà Nội - 2022


iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn là cơng trình riêng của
bản thân. Nội dung lý thuyết trong luận văn, tơi có sử dụng một số tài liệu tham
khảo như đã trình bày trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu, thông tin và những
kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong bất kỳ một cơng
trình nào khác.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm với những cam đoan trên.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG............................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH............................................................................................... vi
TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN..................................…….vii
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
BLOCKCHAIN TRONG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO
PHƯƠNG THỨC THANH TỐN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ............................ 10
1.1. Tổng quan về công nghệ blockchain.......................................................... 10
1.1.1. Khái niệm và phương thức hoạt động của blockchain.......................10
1.1.2. Phân loại blockchain........................................................................... 14
1.1.3. Lợi ích và hạn chế của blockchain...................................................... 16
1.2. Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế và phương thức thanh tốn tín

dụng chứng từ.............................................................................................. 20
1.2.1. Khái niệm và các phương thức tài trợ thương mại quốc tế................20
1.2.2. Phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ....................................... 22
1.3. Ứng dụng cơng nghệ blockchain trong tài trợ TMQT theo phương thức
thanh toán tín dụng chứng từ..................................................................... 25
1.3.1. So sánh thanh tốn tín dụng chứng từ truyền thống và thanh tốn tín
dụng chứng từ ứng dụng blockchain trong tài trợ TMQT................. 25
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định ứng dụng công nghệ
blockchain trong tài trợ TMQT theo phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ............................................................................................... 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................... 33


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN
TRONG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC
THANH TỐN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN
ĐỘI......................................................................................................................... 34
2.1. Kinh nghiệm ứng dụng blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế theo
phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ tại các ngân hàng trên thế giới và
Việt Nam............................................................................................................. 34
2.1.1. Kinh nghiệm ứng dụng blockchain trong TTTMQT theo phương thức
TTTDCT tại các ngân hàng trên thế giới...................................................... 34
2.1.2. Kinh nghiệm ứng dụng blockchain trong TTTMQT theo phương thức
TTTDCT tại các ngân hàng Việt Nam........................................................... 37
2.1.3. Bài học kinh nghiệm về việc ứng dụng blockchain trong TTTMQT theo
phương thức TTTDCT................................................................................... 41
2.2. Thực trạng ứng dụng blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế theo
phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ tại NH TMCP Quân đội............42
2.2.1. Thực tiễn ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế
theo phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Quân

đội MB............................................................................................................ 42
2.2.2. Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ thương
mại quốc tế theo phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ tại NH TMCP
Qn đội......................................................................................................... 55
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ
blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh tốn
tín dụng chứng từ tại NH TMCP Quân đội.................................................. 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................... 61
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
BLOCKCHAIN TRONG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO
PHƯƠNG THỨC THANH TỐN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NH TMCP
QUÂN ĐỘI............................................................................................................. 62


3.1. Định hướng phát triển của MB từ năm 2020 đến năm 2025....................62
3.2. Một số giải pháp thúc đẩy ứng dụng cơng nghệ blockchain trong
TTTMQT theo Phương thức thanh tốn TDCT tại Ngân hàng TMCP
Quân đội MB............................................................................................... 66
3.2.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý............................................................. 66
3.2.2. Nâng cấp cơ sở hạ tầng cơng nghệ và chuẩn hố dữ liệu..................67
3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực................................................................... 69
3.2.4. Thúc đẩy các bên tham gia vào mạng lưới blockchain.......................69
3.2.5. Hồn thiện quy trình và sản phẩm phù hợp với công nghệ blockchain
..........................................................................................................................71
3.2.6. Xây dựng cơ chế quản lý quyền truy cập............................................. 72
3.2.7. Tăng cường công tác truyền thông...................................................... 73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...................................................................................... 75
KẾT LUẬN............................................................................................................ 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 78



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Giải thích nghĩa

1

L/C

Letter credit – Thư tín dụng

2

MB

Military Joint Stock Commercial Bank – Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Quân đội

3

MOU

Memorandum of Understanding - biên bản ghi nhớ

4

NHPH


Ngân hàng phát hành

5

TDCT

Tín dụng chứng từ

6

TMCP

Thương mại cổ phần

7

TTTM

Tài trợ thương mại

8

TTTM QT

Tài trợ thương mại quốc tế


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các bên tham gia giao dịch L/C.............................................................. 23

Bảng 1.2. So sánh giao dịch L/C truyền thống và L/C trên blockchain...................28
Bảng 2.1. Giai đoạn ký Beta agreement (giai đoạn thí điểm).................................. 48
Bảng 2.2. Các mốc thời gian giao dịch giữa Saigon Plastic Chemical JSC(Người đề
nghị) và SCG Performance Chemicals Co., Ltd (Người thụ hưởng).......................49
Bảng 2.3. Các mốc thời gian giao dịch giữa Opec Plastics JSC (Người đề nghị) –
SCG Plastics Co., Ltd (Người thụ hưởng)............................................................... 49

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Q trình phát triển của blockchain.........................................................11
Hình 1.2. Quy trình thanh tốn theo phương thức tín dụng chứng từ......................24
Hình 2.1. Mơ hình giao dịch L/C ứng dụng blockchain tại ngân hàng Mizuho.......35
Hình 2.2. Luồng xử lý tại các node dọc theo vòng đời tài trợ thương mại trên R3
Corda....................................................................................................................... 36
Hình 2.3. Tổng quan về giao dịch giữa Duy Tân và INEOS Styrolution trên nền
tảng Voltron.............................................................................................................40


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Luận văn nghiên cứu hoạt động ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ
thương mại quốc tế theo phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ tại Ngân hàng
TMCP Quân đội (MB) trong khoảng thời gian từ năm 2019 tới tháng 12/2021 tương
ứng là từ giai đoạn nghiên cứu tới giai đoạn áp dụng chính thức, phân tích cũng như
đánh giá thực trạng ứng dụng tại MB, nêu ra các ưu điểm và nhược điểm khi ứng
dụng công nghệ mới vào nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng, tìm hiểu các
nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó để đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy và
hồn thiện ứng dụng cơng nghệ blockchain trong TTTM QT theo phương thức
TDCT tại MB. Luận văn gồm 3 chương, trong đó:
Chương 1: Luận văn đã hệ thống các cơ sở lý luận cơ bản về ứng dụng công
nghệ blockchain bao gồm: khái niệm, phương thức hoạt động, phân loại blockchain,
lợi ích và hạn chế của cơng nghệ chuỗi khối. Luận văn cũng hệ thống hóa lại các lý

thuyết về các phương thức TTTM QT. Trên cơ sở đó, luận văn phân tích sự khác
biệt của phương thức TDCT truyền thống so với phương thức TDCT ứng dụng cơng
nghệ blockchain. Từ đó, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định của các bên
tham gia trong việc ứng dụng công nghệ blockchain vào TTTM QT theo phương
thức TDCT.
Chương 2: Luận văn đề cập tới kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới và
Việt Nam đã ứng dụng thành công blockchain trong TTTM QT theo phương thức
TDCT, qua đó, rút ra các bài học kinh nghiệm cho MB. Ở phần này, luận văn cũng
phân tích và đánh giá thực trạng ứng dụng blockchain trong TTTM QT theo phương
thức TDCT tại MB. Cụ thể, luận văn nêu ra những ưu điểm và nhược điểm của
phương thức TDCT ứng dụng blockchain so với nghiệp vụ truyền thống. Đồng thời
chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trở ngại trong quá trình ứng dụng
blockchain trong phương thức TDCT. Những đánh giá này sẽ gợi ý cho các giải
pháp được đưa ra ở Chương 3.


Chương 3: Trên cơ sở kết hợp nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn, căn cứ vào
định hướng phát triển ứng dụng công nghệ chuỗi khối trong hoạt TTTM QT tại MB,
luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ blockchain
trong phương thức TDCT tại MB ngày càng hiệu quả và toàn diện.


11
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu bởi nó
được coi là chiến lược mũi nhọn tạo ra sự cạnh tranh giữa các tổ chức và doanh
nghiệp. Trong cuộc đua chuyển đổi số, ngân hàng được đánh giá là một trong những
ngành thay đổi số khá nhanh và tồn diện. Do lĩnh vực ngân hàng có đặc thù nghiệp
vụ đa dạng, việc ứng dụng chuyển đổi số vào tồn bộ các khâu và quy trình tại ngân

hàng là điều không dễ dàng đặc biệt là ‘’nghiệp vụ tài trợ thương mại quốc tế’’. Bởi
các phương thức tài trợ thương mại quốc tế truyền thống – cụ thể là thanh toán
TDCT được thực hiện trên nhiều hệ thống khác nhau, có nhiều bên tham gia vào
cùng một giao dịch và dựa trên chứng từ giấy bản cứng là chủ yếu – gây ra hạn chế
cho các giao dịch thương mại trên tồn cầu. Việc tích hợp cơng nghệ vào các
phương thức TTTM QT sẽ giúp tối ưu hóa thời gian xử lý và tiết kiệm chi phí cho
tồn bộ chu trình – từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng giá trị tài trợ thương mại
trên toàn thế giới. Tài trợ thương mại quốc tế đóng một vai trị quan trọng trong
dịng chảy thương mại tồn cầu. Tuy nhiên, các phương thức tài trợ truyền thống
hoạt động chủ yếu dựa trên hệ thống giấy tờ, chứng từ in/viết tay lạc hậu, thủ công
đã hạn chế sự phát triển của thương mại thế giới, như: tốc độ thanh toán chậm, chi
phí cao, rủi ro trong thanh tốn nhiều, chưa tạo nên các chuỗi tài trợ và thanh toán
gắn kết với nhau,.... Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho các doanh
nghiệp có xu hướng sử dụng phương thức chuyển tiền nhiều hơn phương thức thanh
tốn bằng thư tín dụng L/C. Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư đánh dấu tầm
quan trọng của công nghệ blockchain qua việc cung cấp cho người sử dụng một hệ
thống dữ liệu minh bạch, có thể dễ dàng truy cập và kiểm chứng, cắt giảm các chi
phí khơng cần thiết, duy trì tính tồn vẹn, hiệu quả và nâng cao mức độ tin tưởng và
bảo mật. Trong các kỹ thuật hiện đại thì cơng nghệ blockchain ngày càng khẳng
định các ưu điểm của mình trong việc thay đổi triệt để cách thức thực hiện các giao
dịch TTTM do giảm thiểu được sự phụ thuộc vào các chứng từ in giấy và giúp minh
bạch thông tin giữa các bên tham gia.


Báo cáo về thị trường tài trợ thương mại toàn cầu giai đoạn 2019 - 2023: “Kết
hợp công nghệ và tài trợ thương mại để thúc đẩy tăng trưởng của Technavio cũng
chỉ ra rằng Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APAC), là
khu vực dẫn đầu thị trường tài trợ thương mại quốc tế trong năm 2018. Nghiên cứu
trên còn cho thấy trong vòng năm năm tới, khu vực APAC dự báo sẽ đóng góp
khoảng 57% vào sự tăng trưởng của thị trường tài trợ thương mại toàn cầu. Như

vậy, tiềm năng phát triển của thị trường tài trợ thương mại quốc tế tại Việt Nam là
tương đối lớn. Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam rất khuyến khích các doanh
nghiệp, ngân hàng ứng dụng cơng nghệ vào kinh doanh, sản xuất, trong đó bao gồm
công nghệ blockchain. Hiện tại, nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính khác trên
thế giới đã nghiên cứu, ứng dụng công nghệ blockchain vào các hoạt động nghiệp
vụ của mình. Điều này đã làm tăng hiệu suất, sự minh bạch, tiết kiệm chi phí trung
gian, giảm thời gian xử lý giao dịch, đồng thời cải thiện trải nghiệm của khách
hàng. Tuy còn nhiều hạn chế trong việc ứng dụng cơng nghệ blockchain một cách
tồn diện vào các giao dịch TTTM QT, song không thể phủ nhận được blockchain
cũng mang lại một số những thành công nhất định cho các ngân hàng trên thế giới.
Mặc dù còn tồn tại một số quan điểm trái chiều về tính riêng tư, cũng như khả năng
ứng dụng của blockchain, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được những thành
công nhất định của cơng nghệ này trong các lĩnh vực cuộc sống nói chung và tài trợ
thương mại nói riêng. Theo dự báo của các chuyên gia, trong tương lai, blockchain
sẽ làm thay đổi triệt để nghiệp vụ tài trợ thương mại, bằng cách giảm sự phụ thuộc
vào các chứng từ giấy. Đến năm 2050, blockchain được kỳ vọng có thể cung cấp
bản ghi kỹ thuật số lưu thông tin về các giao dịch, điều này sẽ làm giảm chứng từ
giấy và cải thiện tính minh bạch giữa các bên. Blockchain có thể lưu trữ dữ liệu chi
tiết về các giao dịch trước đó và do đó cung cấp được lịch sử giao dịch để tạo điều
kiện đánh giá rủi ro cho các bên. Đồng thời, do được số hóa dựa trên cơng nghệ
blockchain nên việc phát hành và chuyển tiếp các chứng từ phát sinh cũng trở nên
nhanh chóng hơn, rút ngắn được thời gian, nhờ đó mà giảm thiểu chi phí phát sinh
trong giao dịch. Để bắt kịp xu hướng tất yếu của tồn cầu cũng như tăng tính cạnh
tranh trên thị trường, các ngân hàng tại Việt Nam cần chủ động nghiên cứu về triển


vọng ứng dụng và thực hiện công nghệ này vào các phương thức TTTM QT. Nhận
thức được tầm quan trọng đó, học viên đã chọn đề tài ‘’Ứng dụng cơng nghệ
blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh tốn tín dụng
chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần quân đội – MB’’ để thực hiện nghiên

cứu.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngồi
Khi blockchain trở thành xu hướng cơng nghệ mới của thế giới, việc ứng dụng
của blockchain vào lĩnh vực thương mại nói chung và tài trợ thương mại quốc tế nói
riêng đã trở thành đề tài cấp thiết được nhiều học giả trên thế giới lựa chọn nghiên
cứu.
A.V. Bogucharskov và các cộng sự (2018) phân tích mối quan hệ mật thiết
giữa công nghệ và tài trợ thương mại. Cụ thể, việc phát triển các công cụ tài trợ
thương mại có hiệu quả hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào việc nâng cấp công nghệ
và việc thực hiện các giải pháp mà blockchain mang lại. Mục tiêu chính của bài viết
là kiểm tra các lĩnh vực và cách thức ứng dụng blockchain trong tài trợ thương mại
và để xác định các khía cạnh chính của việc cải thiện quy trình giao dịch. Các tác
giả đã chỉ ra khả năng tương tác giữa các bên tham gia trong một vòng đời của thư
tín dụng, bao thanh tốn khi ứng dụng blockchain và hiển thị hiệu ứng của nó trên
các cơng cụ tài trợ thương mại phổ biển này. Qua đó đề xuất các phương pháp nâng
cao hiệu quả của ứng dụng blockchain trong tài trợ thương mại nhằm giúp các công
ty và tổ chức đẩy nhanh được tốc độ của dịng tiền và tài liệu trong suốt chuỗi cung
ứng tồn cầu.
Alisa DiCaprio và Benjamin Jessel (2018) đã chỉ ra rằng có tới 80% các giao
dịch thương mại trên tồn cầu yêu cầu tài trợ để cung cấp thanh khoản và giảm
thiểu rủi ro. Tuy nhiên trong đó vẫn cịn rất nhiều các giao dịch không được cấp vốn
do sự thiếu hiệu quả của tài trợ thương mại. Những nỗ lực để giải quyết những thiếu
hụt này khó thực hiện do hạn chế đến từ tính chất phi tập trung của thương mại. Có
rất nhiều ý kiến đưa ra cho rằng công nghệ blockchain sẽ thay đổi bộ mặt của


thương mại toàn cầu nhưng câu hỏi đặt ra là công nghệ này sẽ tác động như thế nào
đến các vấn đề nan giải nhất trong tài trợ thương mại. Trong bài viết, các tác giả
phân tích việc áp dụng công nghệ blockchain vào tài trợ thương mại sẽ tác động

trực tiếp đến luồng thông tin, cách thức tuân thủ và lợi nhuận theo những cách có
thể đóng góp vào một cấu trúc tài chính thương mại tồn diện hơn.
Chang, Luo và Chen (2019) đã chỉ ra tiềm năng của việc ứng dụng cơng nghệ
blockhain có thể thay đổi mơ hình tài trợ thương mại. Cụ thể, nghiên cứu này phân
tích tính khả thi của việc đổi mới trong tài trợ thương mại theo hình thức thanh tốn
L/C dựa trên blockchain hiện đại. Theo tài trợ thương mại truyền thống, có nhiều
bên tham gia vào một quy trình và phụ thuộc vào nhiều chứng từ giấy đã tạo ra hiệu
suất kém, thiếu tính linh hoạt và minh bạch, và thơng tin dễ bị thay đổi. Blockchain,
như một công nghệ sổ cái phân tán (DLT), có khả năng cải thiện tốc độ và tính minh
minh bạch của các phương thức tài trợ thương mại như thanh tốn bằng thư tín dụng
(L/ C). Bài viết cũng nghiên cứu về các chủ đề liên quan đến thương mại như thủ
tục hải quan, bảo hiểm và các ứng dụng hậu cần cần được giải quyết trong tương lai
để tạo ra một môi trường tin cậy toàn diện và tạo thuận lợi cho việc tự động hóa
thương mại.
Ermakov và các cộng sự (2017), theo ý kiến của tác giả, cơng nghệ có thể trở
thành một trong những cách đầy hứa hẹn trong việc cải tiến phương thức thanh tốn
tín dụng chứng từ cho các giao dịch quốc tế. Cơng nghệ chuỗi khối có thể giúp giải
quyết một trong những các vấn đề chính trong thương mại toàn cầu - luồng tài liệu
khổng lồ trong khi thực hiện các giao dịch giữa các bên tham gia. Việc sử dụng
công nghệ blockchain sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng và cuối cùng
nó có thể làm thay đổi cách thức vận hành của tài trợ thương mại vì lợi ích của các
doanh nghiệp trên toàn thế giới.
Haitham Mohamed Elsaid Youssef, Ph.D (2020) thảo luận về những lợi ích
tiềm năng của việc sử dụng cơng nghệ blockchain cho các hoạt động tài trợ thương
mại và nêu bật những thách thức đáng kể mà việc ứng dụng blockchain phải đối
mặt. Cụ thể, trước khi đi vào phân tích lợi ích và thách thức của việc ứng dụng công
nghệ hiện đại này vào tài trợ thương mại, tác giả đã chỉ ra rằng hầu hết các hoạt


động tài trợ thương mại còn phụ thuộc nhiều vào chứng từ giấy để trao đổi thông tin

qua lại giữa các bên tham gia như nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, ngân hang, công ty
bảo hiểm, công ty vận tải…Việc phụ thuộc này dẫn đến việc phát sinh chi phí và
thời gian để chuẩn bị, chuyển giao và kiểm tra các chứng từ. Bên cạnh đó, dưới sự
ảnh hưởng của dịch Covid-19, các doanh nghiệp và tổ chức cần nhanh chóng sử
dụng cơng nghệ hiện đại vào thương mại bằng cách tạo ra hệ sinh thái kỹ thuật số
giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả tài trợ thương mại bằng cách thay thế giấy tờ
bằng các luồng dữ liệu kỹ thuật số.
Như vậy, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào vai trị và lợi ích của
blockchain trong tài trợ thương mại đồng thời đưa ra các chương trình, chính sách
và giải pháp để gia tăng triển vọng ứng dụng blockchain vào tài trợ thương mại một
cách toàn diện và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, có thể thấy trong các phương thức tài
trợ thương mại thì thanh tốn bằng thư tín dụng chứng từ là được chủ đề được quan
tâm nhất khi có nhiều bài nghiên cứu tập trung vào phương thức cụ thể này.
2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, khái niệm blockchain ngày càng trở nên quen thuộc và nhận
được sự quan tâm của nhiều cơ quan và tổ chức do các ưu điểm vượt trội của công
nghệ này. Việc nghiên cứu công nghệ blockchain để ứng dụng vào các lĩnh vực
kinh tế xã hội là vô cùng cấp thiết và hứa hẹn sẽ mang lại nhiều tiềm năng trong
tương lại.
Tác giả Hồ Thị Thu Hồ và Bùi Thị Bích Liên (2018) nghiên cứu về ứng dụng
công nghệ blockchain trong quản trị logistics và chuỗi cung ứng của Việt Nam.
Trong chuỗi cung ứng, blockchain giúp cho các hệ thống minh bạch, mạnh mẽ và ít
phụ thuộc hơn vào các bên trung gian nhờ việc truy xuất nguồn gốc một cách rõ
ràng, dễ dàng hơn khi truy cứu trách nhiệm trong chuỗi logistics vì blockchain giúp
dễ dàng theo dõi lộ trình, xem thời gian giao hàng và tìm ra việc hư hỏng của lơ
hàng đến từ đâu trong q trình đưa hàng hố từ điểm đầu đến điểm tiêu thụ cuối
cùng.


Tác giả Phan Thị Hương Giang, Kim Hương Trang (2020) với bài viết về ứng

dụng công nghệ blockchain, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng nông sản tại Việt
Nam. Trong đó, ứng dụng blockchain trong truy xuất nguồn gốc nơng sản hứa hẹn
đem đến nhiều lợi ích đáng kể, tạo ra cuộc cách mạng trong quản trị chuỗi cung ứng
toàn cầu. Bài viết nghiên cứu toàn diện về ứng dụng blockchain trong truy xuất
nguồn gốc nông sản rau, củ, quả tại Việt Nam, nhấn mạnh vào thiết kế khung hệ
thống, các yêu cầu kĩ thuật, các thuận lợi cũng như thách thức, tạo tiền đề cho các
nghiên cứu kỹ thuật chuyên sâu trong tương lai.
Tác giả Trần Thị Thu Trang, Bùi Thị Thu (2019) với bài viết “Triển vọng ứng
dụng cơng nghệ blockchain trong kế tốn kiểm tốn tại Việt Nam”. Nhóm tác giả đã
chỉ ra blockchain là cơng nghệ then chốt và có tầm ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực tài
chính ngân hàng. Trong bài viết của mình, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu về cơng
nghệ blockchain và những ứng dụng của công nghệ này trong lĩnh vực kế tốn,
kiểm tốn đồng thời nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát thực tế về nhu cầu ứng
dụng công nghệ chuỗi khối vào lĩnh vực kế toán, kiểm toán của các doanh nghiệp.
Kết quả khảo sát trên địa bàn thành phố Hà Nôi cho thấy nhận thức về công nghệ
blockchain của các chủ thể liên quan (kế toán, kiểm toán viên, nhà quản trị doanh
nghiệp) còn nhiều hạn chế do tâm lý e dè ngại thay đổi. Trên cơ sở kết quả nghiên
cứu, các tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiểu biết và tính khả thi của
công nghệ blockchain tại Việt Nam trong thời gian tới.
Tác giả Giang Thị Thu Huyền (2018) đã chỉ ra blockchain là một trong
những công nghệ quan trọng trong cách mạng cơng nghệ lần thứ tư, nó cung cấp
cho người dùng một hệ thống dữ liệu minh bạch, có thể truy cập, kiểm chứng dễ
dàng, loại bỏ các chi phí khơng cần thiết, duy trì tính tồn vẹn, hiệu quả cũng như
nâng cao mức độ tin tưởng và bảo mật. Sự xuất hiện của Blockchain đã mang đến
nhiều tiện ích và tăng cường tính bảo mật cho ngân hàng. Cơng nghệ Blockchain
vẫn đang trong giai đoạn sáng tạo phát triển, có nghĩa là phạm vi ứng dụng của
Blockchain có thể chưa được khám phá đầy đủ. Mục tiêu của bài báo này là để
làm rõ Blockchain là gì, phân tích hoạt động của nó, thảo luận về một số trường
hợp sử dụng trong ngành ngân hàng, ứng dụng sao cho hợp lý để blockchain có



thể trở thành giải pháp công nghệ tiềm năng cho ngành tài chính ngân hàng trong
tương lai.
Tác giả ThS. Phạm Thị Thái Hà và ThS. Nguyễn Thị Thanh Trầm (2020) đã
đưa ra vấn đề việc ứng dụng công nghệ blockchain là một đặc trưng của cách
mạng công nghiệp 4.0. Công nghệ này cải thiện tốc độ, quy trình và hồn tồn loại
bỏ giấy tờ trong thanh tốn quốc tế. Đặc biệt, trong phương thức thanh tốn tín
dụng chứng từ được xem là phương thức thanh toán phổ biến, trong hoạt động tài
trợ thương mại quốc tế hiện nay, nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế đó là việc thanh
tốn chủ yếu dựa vào chứng từ, với quy trình phức tạp dẫn đến chi phí chứng từ
tốn kém, ngân hàng phải kiểm tra tính chính xác của chứng từ; việc kiểm tra thủ
cơng sẽ có nhiều sai sót, tốc độ thanh tốn chậm, tranh chấp xảy ra,… Do đó việc
ứng dụng công nghệ chuỗi khối để đổi mới phương thức thanh tốn thư tín dụng
chứng từ truyền thống là rất cần thiết.
Tác giả Văng Nguyễn Phương Thảo (2021) tìm hiểu nền tảng Contour và
khả năng ứng dụng trong hoạt động tài trợ thương mại của ngân hàng thương mại.
Trên thế giới ngày càng có nhiều cơng ty cơng nghệ cung cấp nền tảng blockchain
trong nhiều lĩnh vực khác nhau, thì đây là bài viết mang tính đột phá khi nghiên
cứu về một mạng lưới blockchain cụ thể - mạng lưới Contour – là một nền tảng
blockchain tiêu biểu được ứng dụng cho nghiệp vụ tài trợ thương mại của các
ngân hàng. Mục tiêu của bài viết là làm rõ khái niệm về Countour, phân tích hoạt
động của nền tảng này, giới thiệu một số trường hợp ứng dụng trong ngành ngân
hàng, chỉ ra lợi ích và thách thức khi gia nhập.
Qua đó có thể nhận xét, các bài viết trong nước nghiên cứu về blockchain khá
đa dạng ở nhiều lĩnh vực nhưng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng lại khiếm tốn
hoặc tiếp cận theo hướng tổng quát chứ chưa đi vào sâu phân tích một trường hợp
cụ thể. Do dó, khoảng trống mà luận văn muốn khai thác đó là: nghiên cứu việc ứng
dụng blockchain vào một nghiệp vụ cụ thể trong lĩnh vực tài chính ngân hàng – cụ
thể hơn là nghiệp vụ TTTM QT theo phương thức TDCT tại ngân hàng TMCP Quân
đội MB. Bài viết tập trung vào việc đánh giá quá trình thực hiện, kết quả đạt



được cũng như các khó khăn gặp phải để từ đó đề xuất ra các biện pháp cụ thể để
việc ứng dụng blockchain vào nghiệp vụ TTTM QT theo phương thức TDCT đạt
được hiệu quả và toàn diện nhất.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là phân tích thực trạng ứng dụng blockchain
vào TTTM QT theo phương thức TDCT tại ngân hàng TMCP Quân đội MB. Qua đó
đánh giá kết quả đạt được đồng thời cũng đưa ra các hạn chế trong quá trình thực
hiện và nguyên nhân. Dựa trên việc phân tích các kết quả đạt được và các hạn chế
nêu trên để đưa ra một số kiến nghị nhằm tiếp tục phát huy kết quả đạt được và khắc
phục hạn chế để có thể ứng dụng blockchain một cách toàn diện nhất vào TTTM
QT theo phương thức TDCT.
Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao gồm:
 Làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về ứng dụng blockchain trong
TTTM QT theo phương thức TDCT
 Thực trạng ứng dụng công nghệ blockchain trong TTTM QT theo phương
thức TDCT tại ngân hàng TMCP Quân đội MB.
 Đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm phát huy các kết quả đạt được và
giảm thiểu các hạn chế trong quá trình ứng dụng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng ứng dụng công nghệ
blockchain trong TTTM QT theo phương thức TDC
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu hoạt động ứng dụng blockchain trong TTTM QT theo
phương thức TDCT tại Ngân hàng TMCP Quân đội MB trong khoảng thời gian từ
năm 2019 đến tháng 12/2021.
5. Kết cấu của đề tài



Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ
thương mại quốc tế theo phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ.
Chương 2. Thực trạng ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ thương
mại quốc tế theo phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP
Quân Đội.
Chương 3. Giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ
thương mại quốc tế theo phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ tại Ngân hàng
TMCP Quân Đội.


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
BLOCKCHAIN TRONG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO
PHƯƠNG THỨC THANH TỐN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.1. Tổng quan về cơng nghệ blockchain
1.1.1. Khái niệm và phương thức hoạt động của blockchain
* Khái niệm
‘’Blockchain là chính là một dạng cơng nghệ sổ cái phân tán (Distributed
Ledger Technology), trong đó việc lưu giữ các bản ghi kỹ thuật số được cập nhật
liên tục và độc lập bởi người tham gia trên mạng’’(Satoshi Nakamoto,2008). Khái
niệm blockchain lần đầu tiên ra đời vào năm 2008 và được hiện thực hóa vào năm
sau đó như là một phần cốt lõi của bitcoin, khi công nghệ blockchain đóng vai trị
như là một cuốn sổ cái cho tất cả các giao dịch. Sổ cái phân tán có một mạng lưới
các nút (máy tính được kết nối với mạng) với cơ sở dữ liệu được sao chép và đồng
bộ hóa, hiển thị cho bất kỳ người tham gia trong mạng. Toàn bộ chuỗi bản ghi được
bảo vệ bằng các thuật toán toán học phức tạp nhằm đảm bảo tính tồn vẹn và bảo
mật của dữ liệu. Do đó, một bản ghi đầy đủ về tất cả các hoạt động có trong cơ sở
dữ liệu được đảm bảo. Sổ cái phân tán với các khối đã xác nhận được tổ chức trong

một chuỗi tuần tự sử dụng các liên kết mật mã và dữ liệu đã được ghi lại thì khơng thể
xóa hoặc sửa đổi mà chỉ thêm các bản ghi mới vào cuối. ‘’Blockchain được thiết kế để
chống giả mạo và tạo ra các bản ghi sổ cái cuối cùng, dứt khoát và bất biến’’. (ISO,
2020).
‘’Blockchain là một cơ sở dữ liệu tồn diện, theo trình tự thời gian của các
giao dịch’’ (Carla L. Reyes, 2016). “Các giao dịch được nhóm thành các “khối”
riêng lẻ, được đóng dấu thời gian và sau đó được kết nối với khối trước đó”
(Fiammetta S. Piazza, 2017). Blockchain lưu giữ các giao dịch trên hàng nghìn máy
tính khác nhau chạy một ứng dụng phần mềm chung. “Mỗi máy tính được kết nối
với cùng một mạng ngang hàng chạy theo cùng một tập hợp các quy tắc hoạt động
của toàn bộ mạng, được gọi là giao thức” (Josias N. Dewey, Michael D. Emerson,
2017). Mạng lưới các máy tính hoạt động trên cơ chế “đồng thuận”, tức là trước khi


một thay đổi nào đó được người tham gia cập nhật vào blockchain, phải có sự thống
nhất giữa tất cả các máy tính có trong mạng. Hệ thống tự động cập nhật trên mỗi nút
để các bên tham gia đều có thơng tin mới nhất.
Thực tế, ý tưởng về các chuỗi khối ra đời từ những năm 90s của thế kỷ trước
trong bài viết ‘’ How to Time-Stamp a Digital Document’’ của hai tác giả W. Scott
Stornetta và Stuart Haber. Bài báo đã đưa ra các vấn đề cần giải quyết cho bài tốn
đóng dấu thời gian chính xác cho các tệp dữ liệu nhằm ghi nhận thời gian thực để
không bị chỉnh sửa và giả mạo. Tuy nhiên, cách giải thích của Stornetta và Haber
được coi là khơng hồn chỉnh và giới chuyên gia cho rằng vẫn cần một bên thứ ba
để đảm bảo. Sau đó cơng nghệ blockchain được đổi mới từ các nhà khoa học máy
tính khác cho tới năm 2008 với sự ra đời của bitcoin, Satoshi Nakamoto đã được ghi
nhận là người phát minh ra Blockchain. Từ năm 2008 tới nay, blockchain đã trải qua
nhiều cột mốc phát triển và trở nên phổ biến rộng rãi chỉ khi được các doanh nghiệp
và tổ chức ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống, cụ thể như minh họa
ở hình 1.1.


* R3 (R3CEV LLC) là một công ty chuyên về công nghệ sổ cái phân tán (DLT), được
hỗ trợ bởi hiệp hội của hơn 70 tổ chức tài chính lớn nhất thế giới về nghiên cứu và
phát triển việc sử dụng cơ sở dữ liệu blockchain trong hệ thống tài chính có trụ sở
tại thành phố New York.
Hình 1.1. Quá trình phát triển của blockchain
Nguồn: Pioneer Discover


Hiện nay trên thị trường tiền số, tiền điện tử, phần lớn nhiều người đang đánh
đồng khái niệm bitcoin và blockchain. Nhưng bản chất, đây là hai khái niệm hoàn
toàn khác nhau. Cụ thể, bitcoin là một dạng tiền kỹ thuật số, được dùng làm phương
tiện trao đổi sử dụng với mục đích trao đổi trong một mạng lưới người dùng. Cịn
blockchain được hiểu là cơng nghệ là nền tảng để phát triển và xây lên những loại
tiền kỹ thuật số. Như vậy bitcoin hay tiền điện tử chỉ là một ứng dụng của công
nghệ blockchain. Tuy nhiên, do sự nổi tiếng của đồng bitcoin mà tại thời kỳ đầu
blockchain chỉ thu hút sự quan tâm của thế giới do nó đóng vai trị là nền tảng cho
các loại tiền ảo. Tới những năm gần đây, blockchain mới thực sự được các công ty
và tổ chức khai thác tiềm năng để ứng dụng trong các ngành từ dịch vụ tài chính,
sản xuất và khu vực cơng cho đến chuỗi cung ứng, giáo dục và năng lượng. Và càng
ngày blockchain càng khẳng định tác động sâu sắc của công nghệ này đối với
thương mại tồn cầu. Cơng nghệ blockchain hiện đã và đang nhận được rất nhiều
quan tâm không chỉ của các cơng ty cơng nghệ mà cịn là của các chính phủ, cơ
quan quản lý, các tập đồn và doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau như y
tế, kiểm toán, bảo hiểm, quản lý chuỗi cung ứng, bất động sản, đăng ký sở hữu trí
tuệ, lưu trữ dữ liệu…Cơng nghệ blockchain cũng được kỳ vọng mang lại những
thay đổi rất đáng tích cực và hứa hẹn mang tới một kỷ nguyên số cho hoạt động tài
chính ngân hàng nhờ khả năng đột phá về công nghệ, giúp thay đổi các quy trình
nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng, đẩy nhanh tốc độ giao dịch của các dịch vụ,
giảm thiểu bớt chi phí vận hành và mang lại độ bảo mật cao trong hoạt động ngân
hàng. Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum – WEF) đã kết luận rằng

công nghệ blockchain “sẽ thay đổi một cách cơ bản cách thức kinh doanh của định
chế tài chính trên tồn thế giới” trong nghiên cứu mới nhất của họ với tiêu đề
“Tương lai cơ sở hạ tầng tài chính” xuất bản tháng 12/2016. Trong nghiên cứu này,
WEF khẳng định rằng cơng nghệ blockchain “có tiềm năng lớn để thúc đẩy sự tinh
giản hóa và tính hiệu quả trong các dịch vụ tài chính và sẽ tác động đến tính phù
hợp của các mơ hình kinh doanh hiện tại, đặt ra bài toánvề việc thay đổi phương
thức quản lý và kinh doanh đối với các nhà quản lý và kinh doanh”.


* Các nguyên lý hoạt động của blockchain
Trong ấn phẩm Fundamentals of Blockchain của Ravindhar Vadapalli xuất bản
tháng 10 năm 2020, tại chương 2 - Taking a Look at How Blockchain Works, tác giả
đã làm sáng tỏ câu hỏi ‘’ Why It’s Called “Blockchain” – bằng việc phân tích hai
nguyên lý hoạt động của blockchain đó là nguyên lý mã hóa và nguyên lý tạo khối.
 Nguyên lý mã hóa
Trên thực tế, cuốn sổ cái ln được duy trì bởi các máy tính trong mạng ngang
hàng được kết nối với nhau. Ví dụ: Trong hệ thống ngân hàng, chúng ta chỉ biết các
giao dịch và thơng tin của riêng mình thì trên blockchain bạn có thể xem các giao
dịch của những người khác cùng tham gia vào hệ sinh thái này. Hệ thống
blockchain bảo đảm độ tin cậy có được thơng qua các hàm mã hóa tốn học đặc
biệt. Khi một thơng tin được mã hóa bằng một khóa cơng khai cụ thể thì chỉ chủ sỡ
hữu của khóa riêng tư này mới có thể giải mã và đọc được nội dung thơng tin. Cụ
thể là khi mã hóa một yêu cầu giao dịch bằng khóa riêng tư, có nghĩa là người tham
gia đang tạo ra một chữ ký điện tử được các máy tính trong mạng lưới blockchain
sử dụng để kiểm tra chủ thể gửi và tính xác thực của giao dịch. Chữ ký này là một
chuỗi văn bản và là sự kết hợp của yêu cầu giao dịch và khóa riêng tư của người
dùng. Chỉ cần một ký tự đơn trong mã khóa yêu cầu giao dịch này bị thay đổi thì
chữ ký điện tử sẽ thay đổi theo. Vì thế, hacker khó có thể thay đổi u cầu giao dịch
của người dùng.
 Nguyên lý tạo khối

Các giao dịch sau khi được gửi lên trên mạng lưới blockchain sẽ được nhóm
vào các khối và các giao dịch trong cùng 1 khối (block) được coi là đã xảy ra cùng
thời điểm. Mỗi nút có thể nhóm các giao dịch với nhau thành một khối và gửi nó
vào mạng lưới như một hàm ý cho các khối tiếp theo được gắn vào sau đó. Bất kỳ
nút nào cũng có thể tạo ra một khối mới. Để được thêm vào blockchain, mỗi khối
phải chứa một đoạn mã đóng vai trị như một đáp án cho một vấn đề toán học phức
tạp được tạo ra bằng hàm mã hóa khơng thể đảo ngược. Mạng lưới quy định mỗi


khối được tạo ra sau một quãng thời gian là 10 phút một lần, bởi vì trong mạng lưới
ln có một số lượng lớn các máy tính đều tập trung vào việc đoán ra dãy số này.
Nút nào giải quyết được vấn đề toán học như vậy sẽ được quyền gắn khối tiếp theo
lên trên chuỗi và gửi nó tới toàn bộ mạng lưới. Do xác suất việc xây dựng các block
đồng thời là rất thấp nên hầu như không có trường hợp nhiều khối được giải quyết
cùng một lúc và nhiều lần tạo ra các khối nối đuôi khác nhau. Do đó, tồn bộ chuỗikhối sẽ nhanh chóng ổn định và hợp nhất lại khi mà mọi nút đều đồng thuận.
1.1.2. Phân loại blockchain
Trong bài viết ‘’ A Review on BlockChain Security’’ của hai tác giả Remya
Stephen and Aneena Alex (năm 2018-xuất bản bởi IOP Conference Series:
Materials Science and Engineering) đã chỉ ra blockchain gồm có ba loại với khả
năng truy cập và xác thực khác nhau như sau:
 Blockchain công khai (Public blockchain) là blockchain phổ biến nhất và được sử
dụng ở hầu hết các sổ cái. Đây là blockchain cho phép bất kỳ người dùng nào tham
gia mà khơng có sự hạn chế về quyền truy cập. Blockchain cơng khai được thiết kế
với mục đích phi tập trung hồn tồn. Khơng có sự kiểm sốt của bất kì cá nhân hay
tổ chức nào với các giao dịch được lưu trữ hoặc xử lí trên chuỗi khối. Ví dụ điển
hình của blockchain cơng khai chính là đồng bitcoin và ethereum. Ưu điểm mạnh
nhất của public blockchain đó là tính phi tập trung, khơng bị chi phối bởi bất kỳ bên
thứ ba, tổ chức nào, kể cả khi các tổ chức cố gắng ngăn chặn phá hủy mạng lưới thì
nó vẫn có thể chạy, chỉ cần có những máy tính cịn kết nối và đóng góp cho mạng
lưới. Blockchain cơng khai mang tính minh bạch cao, thơng tin có thể được kiểm

chứng mà không cần phụ thuộc vào một bên thứ ba nào (trustless). Tuy nhiên tùy
vào công nghệ của mạng lưới mà mạng có thể bị quá tải dẫn đến chậm trễ vì có q
nhiều người sử dụng đồng thời. Public blockchain với tính mở, khơng phụ thuộc và
ngang hàng có rất nhiều ứng dụng, đặc biệt trong tài chính phi tập trung, chuyển
tiền xuyên biên giới hay là lưu trữ giá trị như Bitcoin.
 Blockchain riêng tư (Private blockchain) Khơng giống như public blockchain với
tính chất khơng cần cấp quyền, các private blockchain tự đặt ra


những quy tắc về việc những ai có thể tham gia và ghi dữ liệu vào blockchain.
Private blockchain không phải là hệ thống phi tập trung vì blockchain riêng tư được
kiểm sốt bởi tổ chức như tập đồn hay chính phủ, nhưng nó vẫn là hệ thống mạng
phân tán, mỗi node vẫn lưu trữ một bản sao của blockchain. Các private blockchain
sinh ra để thiết lập cho doanh nghiệp, tổ chức chính phủ, giúp tận hưởng các thuộc
tính của blockchain như tính minh bạch, tồn vẹn dữ liệu, đồng thời vẫn có thể bảo
vệ mạng lưới khơng bị người ngồi truy cập nhịm ngó. Ưu điểm của blockchain
riêng tư là tính bảo mật, nó sử dụng nhiều giải pháp bảo mật cho doanh nghiệp với
mục tiêu hàng đầu là bảo vệ thông tin, đối với bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào,
thơng tin chính là tuyệt mật và cần được bảo vệ bằng mọi biện pháp. Nhược điểm
của nó là khó để đạt được sự tin tưởng hồn tồn vào thơng tin, vì các nút tập trung
xác định những gì là hợp lệ, với số lượng nút nhỏ cũng có thể đồng nghĩa với việc
bảo mật kém hơn. Nếu chẳng may một vài trong mạng lưới không hoạt động,
phương pháp đồng thuận có thể lợi dụng tấn cơng 51%. Tính đóng của private
blockchain đồng thời vẫn giữ được tính tồn vẹn thơng tin giúp các cơng ty có thể
chọn tận dụng lợi thế của công nghệ blockchain trong khi khơng từ bỏ lợi thế cạnh
tranh của mình cho các bên thứ ba. Họ có thể sử dụng các blockchain riêng để quản
lý hồ sơ, bí mật thương mại và dễ dàng để kiểm tốn lại thơng tin đó.
 Blockchain liên hợp (Consortium blockchain) là blockchain lai giữa private
blockchain và public blockchain. Điểm khác biệt ở chỗ nhiều thành viên tổ chức
cộng tác trên một mạng phi tập trung. Về cơ bản, blockchain liên hợp là một

blockchain riêng tư với quyền truy cập hạn chế vào một nhóm cụ thể, loại bỏ các rủi
ro đi kèm với chỉ một thực thể kiểm soát mạng trên một blockchain riêng.Trong một
blockchain liên hợp, các cơ chế đồng thuận được kiểm soát bởi các nút đặt trước.
Có một node xác thực để khởi tạo, nhận và xác thực các giao dịch. Các nút thành
viên có thể nhận hoặc bắt đầu giao dịch. Blockchain liên hợp có xu hướng an tồn
hơn, có thể mở rộng và hiệu quả hơn một mạng blockchain công cộng. Giống như
blockchain riêng tư và hỗn hợp, nó cũng cung cấp các quyền kiểm soát truy cập
tương ứng với các thực thể khác nhau. Blockchain liên hợp kém minh bạch hơn
blockchain cơng khai. Nó vẫn có thể bị xâm phạm nếu một node thành viên có
vấn đề, các quy định riêng của


×