Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tiffany - Thương hiệu ghi dấu ấn vào lịch sử nước Mỹ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.84 KB, 5 trang )

Tiffany - Thương hiệu
ghi dấu ấn vào lịch sử
nước Mỹ

Nước Mỹ có một thương hiệu khắc đậm dấu ấn vào lịch sử đất nước. Đó là
Tiffany.

Nghe nói đến Tiffany, người ta thường liên tưởng ngay đến đồ trang sức cá
nhân và trang trí nội thất, nhưng dù là gì cũng đều sang trọng, thậm chí xa
xỉ. Cảm nhận đó có cơ sở và lý do của nó vì thương hiệu này nổi danh nhờ
đồ trang sức bằng bạc và kim cương, những thứ vốn luôn đắt giá.
Từ bạc đến kim cương
Trong danh sách xếp hạng 100 thương hiệu có giá trị lớn nhất thế giới năm
2011, hãng Interbrand xếp Tiffany vào vị trí thứ 73 với giá trị thương hiệu
gần 4,5 tỷ USD. Tiffany còn được Interbrand xếp là một trong 15 thương
hiệu xa xỉ sáng giá nhất thế giới. Đứng ở vị trí hàng đầu thì chưa được, có
giá trị cao nhất thì không phải, nhưng vị trí xếp hạng ấy và giá trị thương
hiệu ấy trong thế giới thương hiệu với mật độ dày đặc "cư dân" đủ để giúp
Tiffany có thể tự hào. Nhất là khi sự khởi đầu cách đây 175 năm đâu có suôn
sẻ gì.
Ngày 18/9/1837, Charles Lewis Tiffany và John B. Young cùng nhau mở
một cửa hàng bán đồ xa xỉ ở trung tâm New York, đặt tên cho cửa hàng là
Tiffany & Young. Ngày này về sau cũng được coi là ngày ra đời của công
ty. Cả hai tương đồng ở ý tưởng kinh doanh độc đáo là chỉ bán hàng xa xỉ và
ở chiến lược quảng cáo tiếp thị mang tính cách mạng đương thời là bán hàng
theo đúng giá niêm yết ở đó, không có chuyện mặc cả. Trong ngày khai
trương cửa hàng, họ thu về được đúng có 4,98 USD. Bài học mà cả hai rút ra
được từ thất bại ở ngày kinh doanh đầu tiên là cần phải xây dựng được bản
sắc thương hiệu, phải tìm kiếm ra được cái gì đó đặc thù cho riêng mình và
đặc trưng cho ý tưởng kinh doanh độc đáo trong xa xỉ và xa xỉ đến mức độc
đáo. Họ nhận ra rằng, nếu muốn được như vậy thì không thể cứ mua hàng và


bán hàng do kẻ khác làm ra mà phải tự sáng tạo và chế tạo nên sản phẩm cho
mình. Cái sang trọng và xa xỉ của đồ trang sức được định tính và định lượng
không theo quy luật giá trị nào vận hành trong kinh tế mà là chuyện của cảm
nhận và chi phối, thuyết phục và chinh phục. Họ biết rằng, phải nhanh chóng
tạo ra được cái gì đó gây ấn tượng hết sức mạnh mẽ trong giới thượng lưu
lắm tiền nhiều của trong xã hội. Và giải pháp họ tìm ra được cũng chính là bí
quyết thành công cho tới tận ngày nay của thương hiệu này: thiết kế sản
phẩm, chất liệu làm nên sản phẩm và một màu sắc đặc trưng cho thương
hiệu. Họ lựa chọn một màu xanh. Màu xanh đó về sau được gọi là "màu
xanh Tiffany". Nhìn màu xanh đó biết ngay là sản phẩm của Tiffany, nhận
cảm được sự hiện diện của Tiffany, bị cuốn hút và chinh phục bởi Tiffany.
Họ cải tiến thiết kế và lựa chọn vật liệu là bạc - khi đó là kim loại rất quý
hiếm và về sau nâng cấp lên kim cương. Ngay từ thủa ban đầu này, họ đã ý
thức được giá trị kinh doanh to lớn của việc dùng catalog để giới thiệu,
quảng cáo và bán sản phẩm. Phải nhiều năm sau, thành công mới đến với
Tiffany và chứng tỏ những quyết sách thời xa xưa ấy không chỉ rất đúng đắn
mà còn rất cần thiết.
Lịch sử, nghệ thuật và lãng mạn
Lịch sử thương hiệu Tiffany gắn rất chặt với lịch sử của nước Mỹ và chính
điều đó cũng giúp cho thương hiệu thêm sáng giá. Công ty này đã sản xuất
kiếm cho lính Mỹ trong cuộc nội chiến, đã chế nên chuỗi ngọc trai cho phu
nhân của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln đeo trong buổi lễ tuyên thệ
nhậm chức của ông Lincoln. Tiffany định ra tiêu chuẩn hàm lượng bạc cho
cả nước Mỹ. Năm 1885, Tiffany chỉnh sửa lại quốc ấn của nước Mỹ, thiết kế
cúp giải thưởng cho những sự kiện thể thao lớn nhất của nước Mỹ.
Nhìn màu xanh đặc trưng ấy biết ngay là sản phẩm của Tiffany, bị cuốn hút
và chinh phục bởi Tiffany
Tiffany còn gắn liền với điện ảnh với bộ phim "Ăn sáng ở Tiffany" năm
1961. Bộ phim này và nữ diễn viên Audrey Hepburn làm cho phụ nữ trẻ
ngày nay khi đến New York không thể không ghé vào cửa hàng nổi tiếng

của Tiffany ở Đại lộ số 5 mà Tiffany khai trương từ năm 1940. Họ tìm
đường đến đấy không hẳn chỉ vì muốn mua hàng mà chủ yếu để tìm và cảm
nhận sự bình an và được an ủi như nhân vật Holly Golightly trong bộ phim,
như thể tìm niềm an ủi ngắn ngủi giữa dông bão dai dẳng của đời người.
Tiffany còn được coi là một trong những biểu tượng lãng mạn. Năm 1886,
Tiffany làm ra chiếc nhẫn mà gần như người đàn ông nào cũng muốn có
được để cầu hôn và người phụ nữ nào cũng muốn nhận được khi có người
ngỏ lời cầu hôn. Ở Mỹ có một tập tục bất thành văn là giá trị của chiếc nhẫn
cầu hôn ít nhất cũng phải bằng ba tháng lương của người cầu hôn. Đó là
chiếc nhẫn bằng Platin, đính một viên kim cương nhỏ được bao bọc bằng đế
sáu "tay" để có thể toả sáng lấp lánh từ mọi phía. Lần đầu tiên, viên kim
cương không bị để chìm trong chiếc nhẫn mà nổi trên chiếc nhẫn. Cách thiết
kế này được cả đương thời lẫn hậu thế sao chép rất nhiều.
Năm 1878, Charles Tiffany mua được một trong những viên kim cương màu
vàng lớn nhất và đẹp nhất mà thế giới có được: 287,42 carat. Nó được chế
tác thành viên kim cương có tới 90 mặt, nhiều hơn các viên kim cương được
chế tác theo truyền thống tới 32 mặt. Ngày nay viên kim cương được trưng
bày ở trụ sở của Tiffany. Nó đem lại cho Tiffany uy danh mà không hãng
làm đồ trang sức nào khác có được về chế tác kim cương và Charles Lewis
Tiffany còn mãi với biệt danh "Vua kim cương".
Chất lượng và uy tín là sự đảm bảo cho thành công của thương hiệu này suốt
175 năm qua. Sản phẩm của Tiffany, dù giá bán thấp hay cao, đều được đặt
trang trọng như nhau trong cái hộp màu xanh Tiffany và cái hộp màu xanh
ấy là sự bảo đảm về chất lượng và giá trị sản phẩm. Khách hàng có thể yên
tâm về sản phẩm của Tiffany và tự hào khi sở hữu nó.
Ngày nay, Tiffany còn được coi là đồng nghĩa với những gì đẹp nhất và sang
trọng nhất về trang sức, quà tặng, đồng hồ và nhiều vật dụng khác. Những
giá trị vô hình ấy cho tới nay mới chỉ có rất ít thương hiệu có được.

Thương hiệu Tiffany làm cho điện ảnh thêm nổi tiếng

và cũng được lừng danh thêm nhờ nghệ thuật thứ bảy. Nó gắn kết kinh
doanh với lãng mạn. Nó lựa chọn một màu sắc để làm biểu trưng cho
thương hiệu và rồi chính tên của thương hiệu được dùng để đặt cho màu sắc
đó. Suốt 175 năm nay vẫn luôn như thế.

×